Danh mục từ viết tắt . i
Danh mục bảng . ii
Danh mục hình . iii
Danh mục phụ lục . iv
Tóm tắt . v
Abstract . vi
Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 4
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
1.4. Phương pháp nghiên cứu 5
1.5. Tính mới và những đóng góp của luận án 7
1.6. Kết cấu luận án 9
Chương 2: KHUNG LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH
NGHIÊN CỨU
2.1. Khung khái niệm 11
2.1.1. Tăng trưởng kinh tế 11
2.1.1.1. Khái niệm về tăng trưởng kinh tế 11
2.1.1.2. Các lý thuyết về tăng trưởng kinh tế 12
2.1.1.3. Đo lường tăng trưởng kinh tế 14
2.1.2. Phát triển thị trường chứng khoán 16
2.1.2.1. Khái niệm thị trường chứng khoán 16
2.1.2.2. Đo lường phát triển thị trường chứng khoán 17
2.1.2.3. Vai trò thị trường chứng khoán đối với tăng trưởng kinh tế 18
2.1.3. Độ mở thương mại 20
2.1.3.1. Khái niệm độ mở thương mại 20
193 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 15/03/2022 | Lượt xem: 323 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế: Vai trò độ mở thương mại và kiểm soát tham nhũng ở các nước đang phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thị trường tín dụng như nghiên cứu của Durusu-Ciftci và cộng sự
(2017) để xác định tác động của TTCK và thị trường tín dụng đến tăng trưởng kinh
tế trong dài hạn. Ngoài các giả định của mô hình Solow, nghiên cứu còn đưa ra một
giả định rằng tiết kiệm trong nền kinh tế được tái đầu tư lại qua hai kênh là TTCK
(cung ứng vốn chủ sở hữu) và thị trường tín dụng (cung cấp vốn vay). Như vậy, cơ
cấu vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong nền kinh tế phù hợp theo sự chi phối của
lý thuyết đánh đổi giữa nợ và vốn chủ sở hữu. Theo lý thuyết đánh đổi, nghiên cứu
giả định rằng vốn trong nền kinh tế được tài trợ từ nợ (thông qua thị trường tín dụng)
và từ chủ sở hữu (thông qua TTCK) được thể hiện dạng hàm sản xuất Cobb - Douglas.
Kit = MCitθ. DCit1-θ 0 < θ < 1 (3.1)
Trong đó: , i = 1,2,3, chỉ số biểu diễn quốc gia, t = 1,2,3.là chỉ số biểu diễn thời
gian, Kit là vốn vật chất; MCit là lượng vốn huy động từ TTCK và DCit là lượng vốn
huy động từ thị trường tín dụng; tham số θ và 1 – θ cho biết quy luật đánh đổi giữa
vốn được tài trợ từ TTCK hay được tài trợ từ thị trường tín dụng trong thành phần
nguồn vốn huy động vào đầu tư trong nền kinh tế.
Theo thời gian, giá trị sản lượng đầu ra phụ thuộc vào vốn vật chất, vốn nguồn nhân
lực theo Mankiw, Rome và Weil (1992) được viết dưới dạng hàm sản xuất Cobb –
Douglas:
Yit = Ait. Kitφ. Hit τ. Lit1-φ-τ với 0 < φ, τ < 1 (3.2)
Trong đó Yit sản lượng đầu ra, Kit là vốn vật chất, Hit là vốn con người, Lit là lực
lượng lao động, Ait là năng suất các yếu tố tổng hợp (tiến bộ công nghệ tổng thể),
tham số φ biểu thị độ co giãn giá trị sản lượng theo vốn vật chất và τ biểu thị độ co
giãn theo vốn con người.
Thế (3.1) vào (3.2) được biểu thức mới:
64
Yit = Ait. MCitm.DCitn. Hit p.Litq với m + n + p + q = 1 (3.3)
Chia 2 vế của (3.3) cho Lit:
Yit/Lit = Ait.(MCitm/Lit m).(DCitn/Lit n).(Hitp/Litp).(Litq/Litq) vì Lit = Litm+n+p+q
Khi đó, giá trị sản lượng bình quân đầu người (yit) phụ thuộc vào vốn vật chất bình
quân đầu người và vốn nguồn nhân lực bình quân đầu người. Theo (3.1), vốn vật chất
bình quân đầu người được xác định bằng lượng vốn từ thị trường chứng khoán (mcit)
và thị trường tín dụng (dcit) bình quân đầu người. Kết quả được viết dưới dạng hàm
sản xuất Cobb – Douglas:
yi,t = Ait.(mci,t)α.(dci,t) β.(hi,t) ɤ α + β + ɤ = 1 (3.4)
Lấy logarit của cả hai vế phương trình (3.4), ta có phương trình sau:
Lg(yi,t) = Lg(Ai,t ) + α.Lg(mci,t) + β.Lg(dci,t) + ɤ.Lg(hi,t) (3.5)
Theo Mankiw, Rome và Weil (1992), Ait không chỉ phản ánh tiến bộ công nghệ mà
còn là phản ánh sự khác biệt về thể chế, nguồn tài nguyên, môi trường kinh doanh
giữa các quốc gia theo thời gian. Yếu tố thuộc về thể chế của một quốc gia được đại
diện bởi những chỉ tiêu về KSTN, hiệu quả chính phủ, chất lượng luật pháp,thể
hiện chất lượng quản trị công của một quốc gia (theo phân nhóm chỉ tiêu của Ngân
hàng thế giới). Theo nghiên cứu của Cooray (2009), trong sáu chỉ số quản trị công
phản ánh thể chế thì “kiểm soát tham nhũng” và “hiệu quả chính phủ” là hai chỉ số
có thể đại diện cho các chỉ số phản ánh về thể chế, vì chúng là kết quả tổng hợp của
bốn chỉ số còn lại. Vì vậy, đại diện cho yếu tố thể chế, luận án sử dụng chỉ tiêu “kiểm
soát tham nhũng” và “hiệu quả chính phủ”.
Bên cạnh đó, thể chế chính trị còn tác động đến hiệu suất đầu tư, tăng hiệu quả thị
trường thông qua hệ thống pháp luật chặt chẽ, đảm bảo thực thi các hợp đồng, tạo ra
môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các nhà đầu tư và các doanh nghiệp (Hooper,
Sim, & Uppal, 2009; Lombardo, 2000; Wei, 2000; Cohen & cộng sự, 1983). Khi hiệu
quả thị trường tăng sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia vào thị trường vốn, dẫn đến
gia tăng quy mô vốn hóa thị trường. Theo cách tiếp cận của Alcala & Ciccone (2004)
thì ĐMTM tác động đến tăng trưởng thông qua hiệu suất các nhân tố tổng hợp (A)
65
trong mô hình tăng trưởng. Nghiên cứu Nguyen và cộng sự (2019) cũng hàm ý rằng
khi một quốc gia có mức độ mở cửa thương mại cao kết hợp với quản trị công tốt thì
thị trường nội địa của quốc gia này sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư hơn thay vì
hướng đến thị trường đầu tư ở nước ngoài. Vì vậy, yếu tố thuộc về nguồn tài nguyên
và môi trường kinh doanh được nghiên cứu dùng chỉ tiêu ĐMTM và chất lượng luật
pháp làm đại diện, bởi một quốc gia có môi trường kinh doanh thuận lợi, nguồn tài
nguyên dồi dào sẽ là điều kiện cần thiết để thu hút đầu tư, mở rộng kinh doanh và
giao thương quốc tế.
Trên cơ sở giả định của nghiên cứu này, Ait được xem là phụ thuộc vào:
Công nghệ (tech);
ĐMTM (to) là đại diện cho nhân tố môi trường kinh doanh;
Chất lượng luật pháp (re–qua) là đại diện cho nhân tố môi trường kinh doanh;
KSTN (cc) là đại diện cho yếu tố thể chế;
Hiệu quả chính phủ (go-eff) cũng là một chỉ tiêu đại diện cho yếu tố thể chế;
tức A = f (tech, to, cc, re-qua, go-eff)
Hay A = A0 (δ1.tech + δ2.to + δ3.cc + δ4.re-qua + δ5.go-eff +φ) (3.6)
Trong đó A0 là mức hiệu suất tối thiểu. Lấy logarit hai vế, sự tăng trưởng của Ait
Log(Ai,t)={δ1.techi,t + δ2.toi,t + δ3.cci,t + δ4.re-quai,t + δ5.go-effi,t + φi,t}.log(A0)
Hay:
Log(Ai,t)= ϭ0 + ϭ1.techi,t + ϭ2. toi,t + ϭ3.cci,t + ϭ4.re-quai,t + ϭ5.go-effi,t + ϑi,t (3.7)
Vì các biến KSTN (cc), hiệu quả chính phủ (go-eff), chất lượng luật pháp (re-qua) đo
lường theo phân phối chuẩn trong giới hạn từ -2,5 đến 2,5 nên các biến đo lường về
công nghệ (tech) và ĐMTM cũng chuyển từ % theo hệ số.
Theo Thanh và Canh (2020), giá trị sản lượng bình quân đầu người của quốc gia i
trong năm t được ước lượng theo phương trình (3.8) từ sự kết hợp (3.5) và (3.7):
Lg(yi,t) = λ0 + λ1.Lg(mci,t) + λ2.Lg(dci,t) + λ3.Lg(hi,t) + λ4.(techi,t) + λ5.(toi,t) + λ6.
(cci,t) + λ7.(go-effi,t) + λ8(re-quai,t) + ԑi,t (3.8)
66
Từ khung phân tích của phương trình (3.8) cho thấy tăng trưởng kinh tế (lg(y)) được
xác định bởi phát triển TTCK (mc), quy mô thị trường tín dụng (dc), vốn nguồn nhân
lực (h), công nghệ (tech), KSTN (cc), hiệu quả chính phủ (go-eff) và chất lượng luật
pháp (re-qua). Ngoài ra, trong dài hạn, GDP bình quân đầu người kỳ này quyết định
mức tiết kiệm, khoản tiết kiệm này quyết định đến đầu tư cho kỳ sau nên tạo ra giá
trị sản lượng gia tăng cho kỳ sau. Theo Solow (1956), với quy luật lợi nhuận biên
giảm dần theo quy mô thì tăng trưởng có tính hội tụ trong dài hạn. Lý thuyết tăng
trưởng nội sinh của Barro (1990) cũng xem xét đến tính hội tụ của tăng trưởng trong
trong dài hạn. Do đó, trong mô hình nghiên cứu tăng trưởng kinh tế thường xuất hiện
biến trễ của biến phụ thuộc tăng trưởng kinh tế (Thanh & Canh, 2020; Fufa & Kim,
2018; Zahonogo, 2016; Ngare, Nyamango & Misati, 2014). Khi đó mô hình hồi quy
dữ liệu bảng động để ước tính tác động của phát triển TTCK, ĐMTM và KSTN đến
tăng trưởng kinh tế được đề xuất:
∆ Lg(yi,t) = Ω0 + Ω1.Lg(yi,t-1) + Ω2.Lg(mci,t) + Ω3.Lg(dci,t) + Ω4.Lg(hi,t) + Ω5.(techi,t)
+ Ω6.(toi,t) + Ω7.(cci,t) + Ω8.(go-effi,t) + Ω9.(re-quai,t) + Ωi.Zi,t + υi + μi,t (3.9)
Trong đó:
i = 1,2,,36 là chỉ số các quốc gia trong mẫu nghiên cứu
t = 2002, 2003,, 2017 là chỉ số phản ánh thời gian quan sát
υi là một vectơ hiệu ứng cố định cụ thể của quốc gia;
μi,t là sai số, có phân phối độc lập đồng nhất xác định trong khoảng từ 0 đến
phương sai của μ, μit ≈ i.id (0, σμ2);
yi,t là trị sản lượng bình quân đầu người, phản ánh tăng trưởng kinh tế.
mci,t là lượng vốn từ thị trường chứng khoán bình quân đầu người được xác
định bằng tỷ lệ (%) vốn hóa thị trường so với GDP;
dci,t là lượng vốn từ thị trường tín dụng bình quân đầu người được xác định
bằng tỷ lệ (%) vốn tín dụng so với GDP;
hi,t là chỉ số vốn con người, xác định bằng chỉ tiêu chỉ số phát triển con người
(HDI – Human Development Index);
techi,t là yếu tố công nghệ trang bị cho người lao động;
67
toi,t là ĐMTM đo lường bằng tỷ lệ giá trị xuất nhập khẩu so với GDP;
cci,t là KSTN
go-effi,t là hiệu quả chính phủ
re-quai,t là chất lượng luật pháp
Zi,t là biến kiểm soát được bổ sung theo mục tiêu nghiên cứu
Vậy phương trình (3.9) là mô hình lý thuyết xác định tác động của phát triển TTCK đến
tăng trưởng kinh tế, ĐMTM đến tăng trưởng kinh tế và tác động của KSTN đến tăng
trưởng kinh tế.
3.4. MÔ HÌNH THỰC NGHIỆM
3.4.1. ĐMTM, phát triển TTCK, KSTN và tăng trưởng kinh tế
Từ mô hình lý thuyết (3.9), luận án bổ sung thêm biến kiểm soát phản ánh về yếu tố
vĩ mô tác động đến tăng trưởng kinh tế:
Lạm phát (Inflation – Inf): Chỉ tiêu này phản ánh sự bù đắp cho việc mất giá
của vốn qua thời gian sử dụng, thay thế cho tỷ lệ khấu hao vốn (phản ánh khối
lượng vốn đã hao hụt trong quá trình sử dụng vốn). Chỉ tiêu lạm phát phản ánh
sự ảnh hưởng của yếu tố vĩ mô lên sự phát triển kinh tế, theo Arawatarivà cộng
sự (2018), Eggoh và Khan (2014), Vinayagathasan (2013), Bittencourt (2012),
Bick (2010).
Bổ sung biến kiểm soát vào mô hình lý thuyết (3.9), luận án đề xuất mô hình nghiên
cứu thực nghiệm (3.10) phản ánh mối quan hệ giữa phát triển TTCK, ĐMTM, KSTN
và tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát triển như sau:
∆ Lg(yi,t) = η0 + η1.Lg(yi,t-1) + η2.Lg(mci,t) + η3.Lg(dci,t) + η4.Lg(hi,t) + η5.(techi,t) +
η6.(toi,t) + η7.(cci,t) + η8.(go-effi,t) + η9.(re-quai,t) + η10.infi,t + υi + μi,t (3.10)
3.4.2. Phát triển TTCK và tăng trưởng kinh tế: vai trò của ĐMTM
Để xem xét đến vai trò của ĐMTM ảnh hưởng như thế nào lên tác động của phát triển
TTCK đến tăng trưởng kinh tế, mô hình nghiên cứu thực nghiệm (3.10) theo mục tiêu
chung của luận án sẽ bổ sung thêm biến tương tác giữa ĐMTM và phát triển TTCK.
Theo cách tiếp cận của Cooray (2009), nghiên cứu tiến hành phân biệt mức độ mở
68
cửa thương mại để chuyển biến ĐMTM (định lượng) ban đầu thành biến ĐMTM
phản ánh theo kiểu định tính. Khi đó, ĐMTM được chia thành hai nhóm: nếu ĐMTM
của quốc gia mà lớn hơn mức trung bình của mẫu thì quốc gia được xem là mở cửa
thương mại ở mức cao, ngược lại là mức thấp. Biến ĐMTM ban đầu trở thành biến
định tính, chỉ chọn một trong hai giá trị là 1 (ĐMTM ở mức cao) hay là 0 (ĐMTM ở
mức thấp), tức là biến giả. Vì vậy, biến tương tác giữa ĐMTM và phát triển TTCK
thỏa mãn điều kiện về biến tương tác bao gồm một biến giả và một biến liên tục
(Wooldridge, 2012).
Mục tiêu thứ nhất của luận án về vai trò của ĐMTM ảnh hưởng lên tác động của phát
triển TTCK đến tăng trưởng kinh tế được giải quyết theo mô hình (3.11) bằng cách
bổ sung thêm biến tương tác giữa mức độ mở cửa thương mại (to-level) và phát triển
TTCK
∆ Lg(yi,t) = a0 + a1.Lg(yi,t-1) + a2.Lg(mci,t) + a3.Lg(dci,t) + a4.Lg(hi,t) + a5.(techi,t)
+ a6.(to-leveli,t) + a7.(cci,t) + a8.(go-effi,t) + a9.(re-quai,t) + a10.infi,t +
+ a11.Lg(mci,t).(to-leveli,t) + υi + μi,t (3.11)
3.4.3. Phát triển TTCK và tăng trưởng kinh tế: Vai trò KSTN
Tương tự, để xém xét vai trò của KSTN ảnh hưởng như thế nào lên tác động của
TTCK đến tăng trưởng kinh tế, mô hình nghiên cứu (3.10) được bổ sung thêm biến
tương tác giữa KSTN và phát triển TTCK. Khi đó, biến KSTN ban đầu đo lường theo
phân phối chuẩn từ -2,5 đến 2,5 được chia thành hai mức độ: kiểm soát tốt tham
nhũng khi có chỉ số KSTN dương, và ngược lại là kiểm soát tham nhũng chưa tốt như
cách tiếp cận của Cooray (2009). Theo cách phân chia này, biến KSTN trở thành định
tính (hay biến giả), chọn một trong hai giá trị là 1 và 0. Tương tác giữa biến mức độ
kiểm soát tham nhũng (cc-level) và biến phát triển TTCK thỏa mãn điều kiện của
biến tương tác (Wooldridge, 2012), phản ánh vai trò của KSTN ảnh hưởng đến tác
động của phát triển TTCK đến tăng trưởng kinh tế được bổ sung vào mô hình (3.10).
69
Mục tiêu thứ hai của luận án về vai trò của KSTN đến tác động của phát triển TTCK
lên tăng trưởng kinh tế được phản ánh qua mô hình (3.12), bằng cách bổ sung thêm
biến tương tác giữa mức độ KSTN và phát triển TTCK.
∆Lg(yi,t) = b0 + b1.Lg(yi,t-1) + b2.Lg(mci,t) + b3.Lg(dci,t) + b4.Lg(hi,t) + b5.(techi,t)
+ b6.(toi,t) + b7.(cc-leveli,t) + b8.(go-effi,t) + b9.(re-quai,t) + b10.infi,t
+ b11.(cc-leveli,t).Lg(mci,t) + υi +μi,t (3.12)
3.4.4. KSTN và tăng trưởng kinh tế: vai trò của ĐMTM
Từ mục tiêu nghiên cứu thứ ba của luận án, mở rộng kết quả nghiên cứu của
Dzhumnashev (2014) trên phạm vi thu nộp thuế không chỉ xảy ra ở quá trình sản xuất
và tiêu thụ trong nước mà còn ở khâu lưu thông vượt qua biên giới của quốc gia, tức
là có nghi nghờ đến khả năng tham nhũng xảy ra ở hoạt động thương mại quốc tế
thông qua các khoản thu nộp thuế xuất nhập khẩu, cấp hạn ngạch xuất nhập khẩu, ưu
tiên trúng thầu các hợp đồng nước ngoài hay chi phí cho hoạt động xúc tiến thương
mại. Vì vậy, mô hình thực nghiệm (3.10) bổ sung thêm biến tương tác giữa ĐMTM
và mức độ KSTN (cc-level) nhằm đánh vai trò của ĐMTM ảnh hưởng như thế nào
đến tác động của KSTN lên tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia đang phát triển theo
mô hình (3.13).
∆ Lg(yi,t) = c0 + c1.Lg(yi,t-1) + c2.Lg(mci,t) + c3.Lg(dci,t) + c4.Lg(hi,t) + c5.(techi,t) +
+ c6.(toi,t) + c7.(cc-leveli,t) + c8.(go-effi,t) + c9.(re_quai,t) + c10.infi,t +
+ c11.(cc-leveli,t).(toi,t). + υi + μi,t (3.13)
3.5. ĐO LƯỜNG CÁC BIẾN TRONG MÔ HÌNH
Biến phụ thuộc:
yi,t : chỉ tiêu GDP bình quân đầu người, đại diện cho giá trị sản lượng đầu ra
cho mỗi lao động, dùng đo lường tăng trưởng kinh tế theo khái niệm về tăng
trưởng kinh tế của Kuznets (1959), North và Thomas (1973), Samuelson và
Nordhaus (2010). Trong mô hình (10), (11), (12) có đưa yếu tố lạm phát nên
tăng trưởng kinh tế được đo lường bằng chỉ tiêu GDP bình quân đầu người
70
theo giá hiện hành. Biến yit được lấy logarit thập phân, sai phân ∆ lg(yi,t) =
d.lgyi,t = lg(yi,t) – lg(yi,t-1) phản ánh tăng trưởng kinh tế.
Biến độc lập:
mci,t: tỷ lệ (%) vốn hóa thị trường so với GDP, đo lường về mức độ phát triển
TTCK. Theo số liệu cung cấp từ ngân hàng thế giới về giá trị vốn hóa TTCK
chỉ cập nhật giá trị vốn cổ phần của các công ty nội địa, không có vốn của các
chứng khoán nợ. Biến mcit được lấy logarit thập phân.
dci,t: tỷ lệ (%) vốn tín dụng so với GDP, đo lường về sự phát triển của thị
trường tín dụng tài trợ cho bộ phận tư nhân (không kể cho vay chính phủ).
Biến dcit được lấy logarit thập phân.
hi,t: là biến vốn nguồn nhân lực, được đo lường qua chỉ số phát triển con người
HDI (HDI - Human Development Index). Chỉ số HDI được xác định từ 3 thành
phần: tuổi thọ trung bình, chỉ số học vấn và chỉ số thu nhập được Chương trình
phát triển Liên hiệp quốc (UNDP - United Nations Development Group) công
bố hằng năm.
cci,t: là biến KSTN, được cung cấp bởi ngân hàng thế giới (WB) đo lường nhận
thức của nhà đầu tư, chính phủ và người dân về mức độ mà quyền lực công
thực thi vì lợi ích cá nhân. Kết quả ước tính điểm theo phân phối chuẩn với
mức 2,5 là quốc gia kiểm soát tốt tham nhũng, ngược lại là mức thấp nhất -
2,5.
Bên cạnh đó, chỉ số cảm nhận tham nhũng (Corruption Perception Index –
CPI) còn được cung cấp bởi Tổ chức minh bạch quốc tế (Tranparency
International – TI) đo lường mức độ tham nhũng được cảm nhận là tồn tại
trong giới quan chức, chính trị gia, công chức được cung cấp bởi doanh nhân
và nhà phân tích. Thang đo của tham nhũng theo thang điểm 100 (kể từ năm
2012 về sau) và theo thang điểm 10 (từ năm 2002-2011). Để có sự tương đồng
về cách thể hiện độ lớn của số liệu trong mẫu nghiên cứu, biến CPI được điều
chỉnh theo thang điểm 10 cho đồng nhất. Đánh giá CPI với mức điểm càng cao
cho biết quốc gia đó tham nhũng càng thấp (highly clean) và ngược lại (highly
71
corrupt); điều này ngược lại với đánh giá của biến KSTN, tức là quốc gia nào
kiểm soát tốt tham nhũng (hệ số cc cao) thì quốc gia đó ít tham nhũng (hệ
số cpi cao). Trong nghiên cứu này chỉ số cảm nhận tham nhũng được sử dụng
như một thang đo thứ hai đánh giá về tham nhũng cùng với hệ số đo lường
KSTN để kiểm tra tính vững của mô hình.
toi,t: là biến ĐMTM được xác định bằng tỷ lệ giữa giá trị hàng hóa xuất nhập
khẩu so với GDP.
techi,t: phản ánh yếu tố công nghệ chung của nền kinh tế. Trong luận án, công
nghệ chung được sử dụng theo hướng công nghệ thông tin mà người lao động
tiếp cận để xử lý công việc. Trong điều kiện nền kinh tế mở và tri thức phẳng
toàn cầu, công nghệ thông tin có thể được đo lường qua lượng phương tiện sử
dụng để truy cập, chia sẻ thông tin của người lao động (Farhadi, 2012). Vì vậy,
biến công nghệ chung của nền kinh tế trong nghiên cứu được đo lường bằng
tỷ lệ số thuê bao di động trên mỗi lao động (Farhadi, 2012)
infi,t: tỷ lệ lạm phát (inf) đo lường bằng chỉ số giá tiêu dùng được cung cấp từ
ngân hàng thế giới. Biến lạm phát thể hiện giá trị theo tỷ lệ %.
go-effi,t: là chỉ tiêu hiệu quả chính phủ, phản ánh chất lượng dịch vụ công cũng
như việc xây dựng và cam kết thực thi chính sách của chính phủ, được đo
lường bởi ngân hàng thế giới trong bộ chỉ tiêu quản trị công được công bố
hằng năm. Giá trị chỉ tiêu này thể hiện theo phân phối chuẩn từ -2,5 đến 2,5.
re-quai,t: là chỉ tiêu chất lượng luật lệ, phản ánh việc xây dựng và thực thi các
chính sách hỗ trợ phát triển khu vực tư nhân được đo lường bởi ngân hàng thế
giới trong bộ chỉ tiêu quản trị công, thể hiện theo phân phối chuẩn trong
khoảng [-2,5; 2,5] và được công bố hằng năm.
72
Bảng 3.1: Tóm tắt các biến sử dụng trong mô hình (3.10), (3.11), (3.12), (3.13)
Ký
hiệu
Giải thích Đo lường Nguồn thu
thập số liệu
Kỳ vọng
về dấu
yit
∆
lg(yit)
Đại diện cho giá trị sản
lượng đầu ra cho mỗi
lao động.
Đo lường tăng trưởng
kinh tế
GDP bình quân đầu
người
∆ lg(yit) = d.lgyit =
lg(yi,t) – lg(yi,t-1)
Ngân hàng thế
giới
mcit Phát triển TTCK Tỷ lệ (%) vốn hóa thị
trường so với GDP.
Ngân hàng thế
giới
+/-
dcit Phát triển của thị trường
tín dụng
Tỷ lệ (%) vốn tín
dụng so với GDP
Ngân hàng thế
giới
+
hit
Vốn nguồn nhân lực,
được đo lường qua chỉ
số phát triển con người
HDI
HDI được xác định
từ 3 thành phần: tuổi
thọ trung bình, chỉ số
học vấn và chỉ số thu
nhập
Chương trình
phát triển
Liên hiệp
quốc (UNDP)
+
ccit
KSTN, đo lường nhận
thức của nhà đầu tư,
chính phủ và người dân
về mức độ mà quyền
lực công thực thi vì lợi
ích cá nhân
Tính điểm theo phân
phối chuẩn [-2,5;
2,5], với điểm càng
cao thì KSTN càng
tốt, tức càng ít tham
nhũng.
Ngân hàng thế
giới
+
cpii,t
Cảm nhận tham nhũng,
đo lường mức độ tham
nhũng được cảm nhận
là tồn tại trong giới
quan chức, chính trị gia,
công chức
Tính điểm theo thang
điểm 10, mức điểm
cao được xem là ít
tham nhũng hơn
Tổ chức minh
bạch quốc tế
+
73
toit
Độ mở thương mại Được xác định bằng
tỷ lệ giữa giá trị hàng
hóa xuất nhập khẩu
so với GDP
Ngân hàng thế
giới
+
techi,t
Phản ánh yếu tố công
nghệ chung của nền
kinh tế
Đo lường qua lượng
phương tiện sử dụng
để truy cập, chia sẻ
thông tin của người
lao động (Farhadi,
2012)
Ngân hàng thế
giới
+
infi,t Tỷ lệ lạm phát Đo lường bằng chỉ số
giá tiêu dùng
Ngân hàng thế
giới
-/+
go-
effi,t:
Hiệu quả chính phủ,
phản ánh chất lượng
dịch vụ công cũng như
việc xây dựng và cam
kết thực thi chính sách
của chính phủ
Theo phân phối
chuẩn trong khoảng
[-2,5; 2,5]
Ngân hàng thế
giới
+/-
re-
quai,t:
Chất lượng luật lệ, phản
ánh việc xây dựng và
thực thi các chính sách
hỗ trợ phát triển khu
vực tư nhân
Theo phân phối
chuẩn trong khoảng
[-2,5; 2,5]
Ngân hàng thế
giới
+/-
Nguồn: Tổng hợp từ tác giả
3.6. MẪU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
Mẫu nghiên cứu là các quốc qia đang phát triển có TTCK theo phân loại của Quỹ tiền
tệ quốc tế (IMF) công bố vào tháng 4 năm 2015, phù hợp theo khoảng thời gian
nghiên cứu của luận án từ năm (2002 – 2017). Theo công bố của IMF, các quốc gia
không nằm trong nhóm nước phát triển là thuộc danh sách nhóm nước đang phát
74
triển. Thuật ngữ các nước đang phát triển và các nước phát triển cũng được nhiều
nhà nghiên cứu sử dụng khi nghiên cứu (Delavallade, 2005; Bick, 2010; Hanushek,
2013; Cömert & Uğurlu, 2015; Combes & cộng sự, 2019). Bên cạnh đó, ngân hàng
thế giới (WB) cũng có phân loại danh sách các quốc gia theo thu nhập bằng các thuật
ngữ các nước có thu nhập thấp và các nước có thu nhập cao nhưng nhiều nhà nghiên
cứu vẫn chuộng sử dụng theo thuật ngữ của IMF. Luận án chọn ra 36 quốc gia theo
danh sách ở phụ lục số 1 có dữ liệu mang tính đồng bộ tốt nhất.
Dữ liệu nghiên cứu là bộ dữ liệu bảng của 36 nước đang phát triển theo phân loại của
IMF có TTCK hoạt động trong 16 năm (2002-2017). Các chỉ tiêu này gồm phần lớn
các chỉ tiêu (thuộc nhóm chỉ số phát triển và nhóm các chỉ số quản trị công) được
trích xuất từ WB (cập nhật ngày 30 tháng 1 năm 2019). Khoảng thời gian nghiên cứu
này chứa đầy đủ các biến động của nền kinh tế thế giới, bắt đầu là khoảng thời gian
phát triển ổn định (2002-2007) sau khủng hoảng tài chính Đông Nam Á, tiếp đến là
giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu (2008-2010), sau đó là giai đoạn ảnh hưởng
biến động và dần phục hồi (2011-2017). Xét về yếu tố chu kỳ thì giai đoạn nghiên
cứu trên là đại diện được cho một chu kỳ kinh tế khi xem xét đến tác động của thị
trường tài chính nói chung đến tăng trưởng kinh tế.
Trong bộ dữ liệu có 576 quan sát cho các biến đầy đủ như GDP bình quân đầu người,
hiệu quả chính phủ, chất lượng luật pháp. Tuy nhiên, cũng có một số biến không đủ
576 quan sát, như biến về phát triển TTCK, lạm phát. Với các biến không đủ quan
sát, quốc gia nào có ít hơn 9 quan sát trong giai đoạn nghiên cứu 16 năm thì không
được chọn. Dữ liệu cho các biến được sử dụng vào nghiên cứu không cần phải xử lý
giá trị dị biệt (outliers) bởi tôn trọng sự trung thực của số liệu phản ánh thực tế về
tình hình kinh tế, tài chính, vĩ mô của mỗi quốc gia trong mẫu nghiên cứu. Để hạn
chế những tác động có thể có của giá trị dị biệt, nghiên cứu có sử dụng thêm các kết
quả hồi quy theo kiểu biến chuyển sang dạng định tính chọn một trong hai giá trị theo
phân loại về ĐMTM hay KSTN.
3.7. PHƯƠNG PHÁP ƯỚC LƯỢNG
3.7.1. Lựa chọn phương pháp ước lượng
75
Đầu tiên, nghiên cứu thực hiện phương pháp nghiên cứu định tính bằng cách phân
tích tổng quát về thực trạng phát triển TTCK, ĐMTM, KSTN và tăng trưởng kinh tế
của các quốc gia đang phát triển trong giai đoạn (2002–2017) để có bức tranh tổng
quan về xu hướng thay đổi của các biến chính trong nghiên cứu. Nghiên cứu lý giải
một số hiện tượng kinh tế phù hợp với xu hướng thay đổi của các biến chính trong
khoảng thời gian nghiên cứu.
Tiếp theo, nghiên cứu thực hiện phương pháp nghiên cứu định lượng từ dữ liệu của
mẫu thu thập được. Đầu tiên, tiến hành phân tích thống kê mô tả các biến, cho những
nhận định chung về giá trị các biến nghiên cứu. Luận án tiến hành đo lường mức độ
tương quan giữa các biến, qua hệ số tương quan để nhận định mối quan hệ giữa các
biến. Tiếp theo, nghiên cứu thực hiện hồi quy để ước lượng hệ số tác động của các
biến độc lập chính đến biến phụ thuộc là tăng trưởng kinh tế theo (3.10) để biết được
mức độ tác động của chúng đến tăng trưởng kinh tế, sau đó mới đi vào ước lượng
theo các mục tiêu của luận án. Cuối cùng, nghiên cứu thực hiện kiểm tra tính vững
của mô hình bằng ba cách: (1) Đối chiếu dấu của các biến chính trong nghiên cứu
qua nhiều mô hình nghiên cứu; (2) Sử dụng thang đo khác của tham nhũng; (3) tham
chiếu các kết quả hồi quy theo biến định lượng và biến định tính (phân chia mức độ)
về ĐMTM và KSTN.
Trong mô hình tăng trưởng, vấn đề nội sinh xuất phát từ lý thuyết tăng trưởng nội
sinh (Romer, 1986; Barro, 1990; Lucas, 1988). Theo lập luận của Barro và Sala-i-
Martin (2004), Acemoglu (2009) khi thu nhập bình quân đầu người năm nay được
cải thiện hơn năm trước, nhu cầu của họ gia tăng hơn, họ có thu nhập để đầu tư vào
việc học hành nâng cao trình độ, có thu nhập để cải thiện cả đời sống vật chất và tinh
thần. Vì vậy hiệu quả công việc của họ không chỉ tốt hơn trong năm nay mà còn được
tích lũy gia tăng trong năm sau nhờ khối kiến thức và kinh nghiệm, vốn liếng đã đầu
tư gia tăng trong năm nay. Như vậy, trong dài hạn, GDP bình quân đầu người kỳ này
quyết định mức tiết kiệm, khoản tiết kiệm này quyết định đến đầu tư cho kỳ sau nên
tạo ra giá trị sản lượng gia tăng cho kỳ sau. Do đó, trong mô hình nghiên cứu tăng
trưởng kinh tế có hiện tượng nội sinh, biến trễ của biến phụ thuộc thường được chọn
76
là một trong những biến công cụ trong mô hình tăng trưởng nội sinh. Nghiên cứu của
Barro (2013) lập luận biến lạm phát cũng có nguy cơ là biến nội sinh trong mô hình
tăng trưởng, trong khi Ertimi và cộng sự (2016) cho rằng biến tham nhũng là biến nội
sinh. Điều này cho thấy cả lập luận về lý thuyết và thực nghiệm đều cùng khẳng định
mô hình tăng trưởng kinh tế có khả năng các biến bị nội sinh.
Trong mô hình nghiên cứu của luận án
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_phat_trien_thi_truong_chung_khoan_va_tang_truong_kin.pdf