Luận án Phát triển thị trường xăng dầu Việt Nam đến năm 2020

MỤC LỤC

Trang phụ bìa Trang

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục chữ viết tắt dùng trong luận án

Danh mục các bảng trong luận án

Danh mục các hình trong luận án

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN cơ BẢN VE PHÁT TRIEN THỊ TRƯỜNG

XĂNG DẦU 9

1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ THỊ TRƯỜNG 9

1.1.1. Khái niệm về thị trường 9

1.1.2. Vai trò của thị trường 10

1.1.3. Chức năng của thị trường 10

1.1.4. Đặc điểm của thị trường 11

1.1.5. Thị trường độc quyền nhóm 18

1.2. MỘT SỐ LÝ THUYẾT VE PHÁT TRIEN THỊ TRƯỜNG 21

1.2.1. Lý thuyết của Gary Hamel 21

1.2.2. Lý thuyết của John Naisbitt 22

1.2.3. Lý thuyết “ Năm nhân tố cạnh tranh ” của M. Porter 22

1.2.4. Quan điểm của tác giả về phát triển thị trường 25

1.3. THỊ TRƯỜNG XĂNG DAU 26

1.3.1. Khái niệm về thị trường xăng dầu 26

1.3. 2. Đặc điểm của thị trường xăng dầu thế giới 27

1.4. NHỮNG BÀI HỌC CHO NGÀNH XĂNG DAU VỆT NAM TỪ KINH

NGHIỆM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XÀNG DAU CỦA MỘT số NƯỚC : 37

1.4.1. Trung Quôc 37

1.4.2. Nhật Ban 39

1.4.3. Malaysia 41

1.4.4. Nauy 42

1.4.5. Những bài học từ kinh nghiệm của các nước 45

1.5. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 46

CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG THỊ TRƯỜNG XĂNG DAU VIỆT NAM THỜI GIAN QUA 48

2.1. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIEN THỊ TRƯỜNG XĂNG DAU VN 48

2.1.1. Các giai đoạn phát triển thị trường xăng dầu Việt Nam 48

2.1.2. Đặc điểm thị trường xăng dầu Việt Nam thời gian qua 54

2.2. NHẬN XÉT THỊ TRƯỜNG XĂNG DAU VIỆT NAM THỜI GIAN

QUA THEO CÁC NHÂN Tố CẠNH TRANH 59

2.2.1. Thực trạng thị trường xăng dầu Việt Nam xét theo các nhân tố cạnh

tranh 60

2.2.2. Nguyên nhân của thực trạng thị trường xăng dầu Việt Nam 66

2.3. ĐÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNG XĂNG DAU VIỆT NAM THEO PHƯƠNG

PHÁP PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT 73

2.3.1. Dự báo về nhu cầu xăng dầu của Việt Nam và thế giới 73

2.3.2. Những điểm mạnh của thị trường xăng dầu Việt Nam 76

2.3.3. Những điểm yếu của thị trường xăng dầu Việt Nam 81

2.3.4. Dự báo các cơ hội tác động đến thị trường xăng dầu Việt Nam

trong tương lai 96

2.3.5. Dự báo những nguy cơ ảnh hưởng đến thị trường xăng dầu Việt Nam

trong tương lai 100

2.4. KẾT LUẬN CHƯƠNG II 103

doc164 trang | Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 06/09/2024 | Lượt xem: 87 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển thị trường xăng dầu Việt Nam đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xã hội. Trong trường hợp cần thiết, Bộ Thương mại sẽ điều chỉnh mức nhập khẩu đã giao cho các doanh nghiệp. ( Ghi chú: Mặc dù từ cuối năm 2007, Nhà nước đã thành lập Bộ Công Thương trên cơ sở hợp nhất hai bộ Công nghiệp và Thương mại, nhưng để thuận tiện cho việc nghiên cứu Luận án theo tính thời gian nên tác giả vẫn sử dụng tên cũ là Bộ Thương mại). Giá thành sản phẩm cao. Cạnh ưanh trên thị trường xăng dầu Việt Nam không gay gắt qua việc giá bán lẻ trong nước thường cao hơn giá khu vực và thế giới. Bảng 2.17 cho thấy giá xăng của Việt Nam so với khu vực và thế giới có một khoảng chênh lệch đáng kể, thường là cao hơn và sự chênh lệch này được diễn ra khá dài. Bảng 2.17 : So sánh giá xăng giữa Việt Nam với thế giới. Quốc gia T4/2006 T5/2006 T10/2008 Hoa Kỳ 13.800 Malaysia 10.936 Thái lan 15.701 Singapore 20.300 Indonesia 5.120 10.770 Trung Quốc 10.144 13.800 Mehico 9.510 Venezuela 507 Kuwait 3.296 VN 11.000 11.000 19.200 (Nguồn: Tổng hợp từ Associates for Intemacional Research, Inc 10/2006 và AFP, Reuters T. 10/2008) [39] Ngay cả những nước phát triển “nóng” như Trung Quốc, Mêhicô cũng không áp dụng giá bán cao như ở Việt Nam trong cùng thời điểm tương tự. Sở đĩ giá bán lẻ cao như vậy là do các nguyên nhân chủ yếu thuộc về đặc điểm của hệ thống phân phối của thị trường xăng dầu Việt Nam là khả năng vận chuyển kém, nhập khẩu phân tán, cơ sở vật chất không tập trung khiến chi phí nhập khẩu tăng. Quyền lơi của người mua dễ bi xâm pham. Đứng trên phương diện người tiêu dùng, khi người mua không có nhiều quyền lựa chọn do tính chất độc quyền của sản phẩm hay của thị trường thì quyền lợi của người mua rất dễ bị xâm phạm thể hiện qua việc người mua bị cung cấp hàng hoá không đúng số lượng, chất lượng mà không thể thực hiện kiểm soát hoặc chứng minh được. Theo tính toán của tác giả, tổng giá trị vật chất xã hội bị thiệt hại do sai biệt khối lượng và chất lượng ( ít nhất) là 8% tổng giá trị khối lượng xăng dầu bán ra trong năm. Trong đó, khối lượng xăng đong thiếu cho người tiêu dùng là 5% và chênh lệch theo cấp bậc chất lượng quy đổi theo khối lượng là 3%. Thiệt hại cho người tiêu dùng hàng năm lên đến hàng ngàn tỷ đồng! Bảng 2.18 Kết quả kiểm tra chất lượng xăng dầu bán ra trên cả nước KHU Vực Chênh lệch khối lượng (%) ’ Chênh lệch chất ìưựng (% ) Tổng quy đổi giá trị (%) Miền Bắc 4 3 7 Miền Trung 4 3 7 Miền Nam 6 4 10 B.q cả nước 5 3 8 (Nguồn: Tổng cục TCCLĐL) [30] Có đại lý bán lẻ sử dụng những thủ thuật gian lận như chỉnh sửa mạch điện tử trong trụ bơm xăng, nối các công tắc với IC trong trụ bơm để làm thay đổi chương trình làm việc của IC, sửa đổi lại phần mềm trong trụ bơm xăng, sử dụng điều khiển từ xa... dẫn đến sai số trên 5%. Trên bảng điều khiển có một tổ hợp phím tắt, mỗi lần bơm xăng, các nhân viên bơm xăng bấm vào tổ hợp phím này để ăn gian lượng xăng bán cho khách hàng, khi không bấm vào các phím này, thì trụ bơm vẫn ở mức tiêu chuẩn. Việc kiểm tra đối với các đại lý này rất khó khăn. Những thiệt hại trên chỉ là tạm tính, chưa đầy đủ và chỉ mới tính đến giá trị vật chất. Còn những thiệt hại khác gây cho nền kinh tế và xã hội do hành vi cung cấp xăng dầu kém chất lượng, không đúng chủng loại kỹ thuật, thiếu số lượng ... là vô cùng to lớn và không thể đo lường được. Tuy nhiên, trong thời gian qua, việc xử lý những vi phạm thuộcloại trên còn nhẹ, chưa đủ răn đe, ngăn ngừa những hành vi sai phạm tương tự. Bảng 2.19 : Đánh giá mức độ thiệt hại vật chất do cung cấp xăng dầu thiếu số lượng và kém chất lượng từ năm 2001 đến 2005. Giá xăng dầu bình quân: Năm 2001: 5.100đ. Năm 2002: 5.200đ. Năm 2003: 5.360đ. Năm 2004: 6.460đ. Năm 2005: 8.470đ. Tỷ giá bình quân : Năm 2001: 11.800đ/USD. Năm 2002: 12.300đ/USD. Năm 2003: 12.500đ/USD. Năm 2004: 14.100đ/USD. Năm 2005: 14.600đ/USD. 2001 2002 2003 2004 2005 Tống cộng Tiêu thụ (ngàn tấn) 9.083 9.971 9.936 11.048 11.477 51.515 Thiệt hại (ng.tấn) 726 798 794 884 918 4.120 Giá trị (tỷ VND) 3.702 4.149 4.255 5.710 7.775 25.591 Giá trị (ư.USD) 314 337 340 405 533 1 929 (Nguồn: Tác giả tổng hợp) [30],[5],[6] Trong môi trường không có cạnh tranh thì vấn đề nâng cao chất lượng phục vụ người tiêu dùng rất khó thực hiện. Mặc dù Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản Pháp luật về Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như Pháp lệnh số 13/1999, các Nghị định 69/2001, 27/2004, 06/2006, 55/2008 quy định việc thực hiện... nhưtig việc triển khai thực hiện các văn bản pháp luật về Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đi vào đời sống vẫn còn khoảng cách mà một nguyên nhân quan trọng là do hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực xăng dầu còn bị hạn chế. Hiệu quả quản lý Nhà nước bỉ hạn chế. Những hạn chế trong công tác quản lý Nhà nước lĩnh vực xăng dầu thể hiện qua việc tổ chức, hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước trùng lắp, gây lãng phí nguồn lực quốc gia, cơ chế quản lý phức tạp, điều hành thị trường chưa linh hoạt và quản lý thị trường chưa tôT. Tổ chức, hoat đông của các doanh nghiêp nhà nước trùng lắp. Việc Nhà nước chỉ định doanh nghiệp nhà nước làm đầu mối nhập khẩu đã dẫn đến tình trạng là mặc dù quy mô có khác nhau nhưng mô hình tổ chức, cơ chế hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước trong ngành xăng dầu đều trùng lắp, rất giống nhau. Mô hình tổ chức các doanh nghiệp, thường có dạng đa ngành trực tuyến nên sơ đồ tổ chức thường cồng kềnh, trùng lắp do có quá nhiều đơn vị thành viên có chức năng nhiệm vụ tương tự nhau. Trong quá trinh thực hiện thành lập các Tổng công ty theo Quyết định 90, 91 của Chính phủ, quy mô các Tổng công ty chỉ được xác định như là một tập hợp các doanh nghiệp nhỏ hơn được sáp nhập với nhau bằng phương pháp cộng gộp chứ không tính đến các yếu tố tự nhiên hoặc lợi thế cạnh tranh mà các doanh nghiệp đang có như: thương hiệu, kinh nghiệm, những thuận lợi và thế mạnh ... Xu hướng tổ chức các Tổng công ty không theo hướng hợp lý hóa phân công lao động và chuyên môn hóa... nên bộ máy hành chính của doanh nghiệp thường hướng về quản lý hành chính, sự vụ ... thay vì thực hiện chức năng quản trị chiến lược. Quan hệ giữa các thành viên trong Tổng công ty không phải là quan hệ đầu tư tài chính vốn hoặc kiên kết nghiệp vụ mà chỉ bằng cơ chế hành chính xơ cứng. Dưới đây là sơ lược về tổ chức, quy mô của một số doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu. Chúng có cùng chức năng và cơ cấu tổ chức nhưng quy mô lại rất khác nhau. Có những công ty quy mô lớn nhưng cũng có những công ty quy mô nhỏ, thậm chí rất nhỏ. Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam (PETROLIMEX) : Thành lập năm 1956, nay là Tổng Công ty 90 trực thuộc Bộ Công Thương. Là đơn vị chuyên kinh doanh xăng dầu và các dịch vụ cho ngành xăng dầu như vận tải, bảo hiểm, thiết kế và xây dựng các công trình chuyên ngành như tổng kho xăng dầu, cảng xăng dầu... Phạm vi hoạt động toàn quốc với hơn 50 doanh nghiệp thành viên. Thị phần bán buôn năm 2006 khoảng 61%; bán lẻ khoảng trên 30%. Petrolimex là doanh nghiệp lớn của Việt Nam với 4773 cửa hàng. Công ty TNHH một thành viên SAIGONPETRO: Là doanh nghiệp trực thuộc Thành ủy TP. Hồ Chí Minh, chuyên kinh doanh các sản phẩm dầu khí như xăng dầu, khí đốt, dầu nhờn. Ngoài việc là đầu mối nhập khẩu, Saigonpetro còn có một nhà máy lọc dầu từ condensate, công nghệ lọc đơn giản, công suất khoảng 350 ngàn tấn dầu thô/năm. Thị trường của Sàigonpetro tập trung ở một số tỉnh thành ở phía Nam. Thị phần bán buôn năm 2006 khoảng 8%; thị phần bán lẻ đáng kể với hệ thông 2098 cửa hàng. Công ty Thương mại Kỹ thuật và Đầu tư PETEC: PETEC là doanh nghiệp lớn của Bộ Công Thương, đầu môi nhập khẩu xăng dầu chính sau Petrolimex. Thị phần bán buôn năm 2006 khoảng 12% cả nước; thị phần bán lẻ không đáng kể với 1062 cửa hàng. Công ty Xăng dầu Hàng không (VINAPCO): là doanh nghiệp thành viên của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam. Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là cung cấp nhiên liệu JET Al và nhiên liệu phục vụ cho các phương tiện tại các sân bay. Thị phần bán buôn của năm 2006 khoảng 5%, thị phần bán lẻ không đáng kể, là doanh nghiệp chuyên ngành chỉ có 25 trạm xăng. Công ty Thương mại dầu khí PETECHIM : là doanh nghiệp thành viên của Tổng Công ty dầu khí Việt Nam, thành lập từ cuối năm 1994. Là công ty chuyên doanh, có cơ cấu tổ chức theo mô hình chức năng. Quy mô thuộc loại trung bình. Thị phần bán buôn năm 2006 khoảng 3%; thị phần bán lẻ không đáng kể với 517 cửa hàng. Công ty Xăng dầu Quân đội (APOCO): là doanh nghiệp trực thuộc Bộ Quốc phòng. Kinh doanh, nhập khẩu xăng dầu từ năm 1999. APOCO là doanh nghiệp nhỏ, thiếu những điều kiện cần thiết để nhập khẩu và kinh doanh có hiệu quả. Có 281 cửa hàng. Công ty Xăng dầu Đồng Tháp (PDC): là doanh nghiệp trực thuộc UBND tĩnh Đồng Tháp, tham gia phân phối xăng dầu trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp và đồng bằng sông Cửu Long và đầu mối tái xuất xăng dầu từ Việt Nam sang Campuchia. Công ty loại nhỏ, tiềm lực tài chính yếu. Hiệu quả kinh tế từ nhập khẩu trực tiếp không cao do chi phí vận chuyển nội địa lớn. Công ty có 1355 cửa hàng. Công ty liên doanh dầu khí PetroMekong: là liên doanh giữa Công ty PetroVietnam với các tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, An Giang, cần Thơ, Sóc ttăng, Cà Mau và Bạc Liêu. Liên doanh có một tổng kho xăng dầu với công suất 36.000 m3, 1 cảng dầu có cầu cảng cho tầu trọng tải 10 ngàn tấn tại cần Thơ và một số kho trung chuyển tại các tỉnh Đồng bằng sông cửu Long. PetroMekong là đầu mối nhập khẩu xăng dầu từ năm 1999 với hệ thông 569 cửa hàng. Sự duy trì trạng thái thị trường độc quyền nhóm của các doanh nghiệp nhà nước, thể hiện sự điều hành không kiên quyết, không khoa học, không đúng quy luật để buộc các doanh nghiệp nhà nước phải thực hiện hợp tác với nhau. Việc duy trì một Tổng công ty mạnh như Petrolimex nhưng không có biện pháp để các doanh nghiệp nhà nước khác được tự chủ vươn lên ttong một môi trường cạnh tranh hoàn hảo, vì lợi nhuận hấp dẫn của mặt hàng kinh doanh xăng dầu, sự nể nang trong việc xử lý vi phạm của các doanh nghiệp đã khiến cho các doanh nghiệp không ý thức được sự cần thiết phải hợp tác với nhau trong một môi trường thuận lợi hiện tại là độc quyền nhóm có bảo hộ của nhà nước. Các doanh nghiệp nhà nước đã làm mất đi đáng kể nguồn lực của mình khi cùng thực hiện các mô hình tổ chức giống như nhau để thực hiện những nhiệm vụ kinh doanh như nhau. Đứng trên cả phương diện quản lý Nhà nước vĩ mô lẫn trên phương diện quản trị kỉnh doanh của doanh nghiệp thì đây là một sự lãng phí rất lớn về nguồn lực, của cải của xã hội. Quản lý thỉ trưởng xăng dầu chưa tốt. Quản lý thị trường chưa tốt thể hiện qua việc quản lý chất lượng xăng dầu và công tác chống buôn lậu chưa hiệu quả. > Quản lý chất lượng xăng dầu chưa tốt. Theo kết quả khảo sát của Trung tâm Tiêu chuẩn, Chất lượng, Đo lường khu vực 3 vào năm 2006, sau khi kiểm tra 105 mẫu xăng tại các đại lí của các công ty Petrolimex, Petechim, Xăng dầu quân đội, PDC, Petromekong, Comeco, Saigon Petro, Thương mại Kiên Giang trên các địa bàn Vũng Tàu, Kiên Giang, Bến tre, Tây Ninh, Đồng Tháp và Thành phố Hồ Chí Minh, có tới 38% mẫu xăng không đạt mức qui định tại tiêu chuẩn Việt Nam 6767:2000. Tại thành phố Hồ Chí Minh, tỉ lệ xăng 95 không đạt yêu cầu chất lượng chiếm 25%, xăng 92 là 19%. Đặc biệt tại tỉnh Bến Tre và Tây Ninh, tỉ lệ xăng 95 không đạt chất lượng chiếm tới 67%; ở Vũng Tàu là 40% và 20%. Cá biệt ở Kiên Giang, kết quả khảo sát 12/12 mẫu đều không đạt. Bảng 2.20: Kết quả kiểm tra chất lượng xăng dầu tại khu vực phía Nam. (Tỷ lệ % mẫu không đạt yêu cầu theo TCVN 6767:2000 ) ĐỊA PHƯƠNG Mogas 90 Mogas 92 Mogas 95 Vũng Tàu 12 20 40 Kiên Giang 17 56 98 Bến tre 11 64 67 Tây Ninh 10 63 67 Đồng Tháp 13 49 52 T.P Hồ Chí Minh 15 19 25 (Nguồn : Trung tâm TCCLĐL KV3 - 2006 )[30J > Chông buôn lậu chưa hiệu quả. Đặc tính của khâu phân phôi bán lẻ là có thị trường ttải rộng, đầu tư phân tán và thường gắn liền với quyền sở hữu về đất đai, yêu cầu được phục vụ của khách hàng lại rất đa dạng phù hợp với tính chất hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thường là các thành phần kinh tế không phải Nhà nước. Những thành phần kinh tế này thường có xu hướng chạy theo lợi nhuận mà bất chấp những đạo đức kinh doanh hoặc quy định của pháp luật. Việc thực thi các công tác quản lý thị trường tại khu vực biên giới ven biển cũng rất phức tạp do điều kiện địa hình, địa lý và đặc thù ngành nghề. Việt Nam có chung biên giới với Trung Quốc, Lào, Campuchia. Trung Quốc là quốc gia có mức tăng trưởng nóng trong thời gian gần đây và theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế thì quá trinh phát triển này của Trung Quốc sẽ còn kéo dài trong nhiều năm tới. Một trong những đặc thù của những quốc gia phát triển nóng là nhu cầu về năng lượng đặc biệt là dầu mỏ rất cao. Trung Quốc từ một quốc gia có xuất khẩu dầu nay đã trở thành một trong những nước tiêu thụ và nhập dầu mỏ lớn hàng đầu thế giới. Với một quốc gia rộng lớn như Trung Quốc, trình độ quản lý kinh tế, thị trường vẫn chưa phải ở mức độ cao, ảnh hưởng của chính phủ trung ương vẫn bị hạn chế bởi các hệ thống hành chính quan liêu địa phương... thì do chi phí vận chuyển nội địa cao, việc cung ứng xăng dầu từ các trung tâm phân phối lớn cho các địa phương, đặc biệt là các địa phương biên giới giáp Việt Nam sẽ trở nên tốn kém và ít hiệu quả hơn là thực hiện nhập khẩu tiểu ngạch từ các nước láng giềng có chung biên giới. Tương tự như vậy với Lào và Campuchia, hai nước hoàn toàn dựa vào nhập khẩu xăng dầu nhưng lại không có cảng biển (Lào) hoặc không có cảng lớn chuyên dụng (Campuchia), vì thế giá vận tải xăng dầu nhập khẩu thường cao. Mặc dù giá xăng dầu của Việt Nam có xu hướng cao hơn các nước trong khu vhực Đông Nam Á và thế giới nhưng lại thường thấp hơn của Trung Quốc, Lào hoặc Campuchia do đặc điểm về địa lý. Do vậy, nạn buôn lậu xăng dầu qua biên giới là một thực tế không thể bỏ qua nhất là vào những thời điểm biến động về giá hoặc cung cầu. Ngoài ra, là một quốc gia biển, chúng ta cũng có một đội tàu đánh cá lớn trong đó có cả đánh cả gần bờ và xa bờ, nhu cầu tiêu thụ xăng xầu cho đội tàu này chiếm một tỷ trong cao trong tổng nhu cầu tiêu thụ xăng dầu cả nước. Mỗi một chiếc tàu đánh cá khi ra khơi thường phải dự trữ từ 2000-5000 lít dầu. Những tàu vận tải hàng hoá có tải trọng lớn thì lượng dầu cần thiết cho mỗi chuyến còn nhiều hơn nữa [19], Vì thế, hiện tượng mua bán xăng dầu lậu bằng hình thức “sang mạn” tại hải phận quốc tế cũng là một thực tế không thể bỏ qua. Khả năng canh tranh của các DNNN không cao 2.3.3.4.1. Hình thức nhâp khẩu đơn giản Cho đến nay, hình thức nhập khẩu mà các doanh nghiệp Nhà nước vẫn áp dụng là nhập CIF theo giá giao ngay. Phương thức này có đặc điểm là an toàn cho người nhập khẩu (vốn dĩ rất sợ rủi ro vì sợ thiệt hại, làm mất là tài sản của Nhà nước) nhưng làm cho tính cạnh tranh giảm đi, hiệu quả kinh tế bị ảnh hưởng do chi phí thuê tàu và mua bảo hiểm của nước ngoài cao, làm tăng chi phí nhập khẩu. Đặc biệt là khi giá thị trường có biến động, nhà nhập khẩu không thể dùng kỹ năng quản trị để phán đoán đưa ra các quyết định kịp thời, đúng đắn nhất mang tính dài hạn. Ví dụ khi dự đoán giá xăng dầu có xu hướng giảm trong ngắn hạn nhưng sẽ tăng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_phat_trien_thi_truong_xang_dau_viet_nam_den_nam_2020.doc
Tài liệu liên quan