MỞ ĐẦU .1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ PHONG CÁCH TẢN VĂN
BÁO CHÍ CỦA NGÔ TẤT TỐ.7
Chƣơng 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TẢN VĂN VÀ PHONG CÁCH TẢN VĂN
BÁO CHÍ.28
1.1. Tản văn và tản văn báo chí.28
1.2. Phong cách và phong cách báo chí .41
1.3. Một số nhân tố chi phối, ảnh hưởng tới phong cách tản văn báo chí của
Ngô Tất Tố .46
Chƣơng 2: PHONG CÁCH TẢN VĂN BÁO CHÍ CỦA NGÔ TẤT TỐ QUA
BÌNH DIỆN NỘI DUNG TÁC PHẨM .55
2.1. Đề tài trong tản văn báo chí của Ngô Tất Tố.55
2.2. Chi tiết trong tản văn báo chí của Ngô Tất Tố.62
2.3. Một số dự báo trong tản văn báo chí của Ngô Tất Tố .72
Chƣơng 3: PHONG CÁCH TẢN VĂN BÁO CHÍ CỦA NGÔ TẤT TỐ QUA
BÌNH DIỆN HÌNH THỨC VÀ KẾT CẤU TÁC PHẨM .83
3.1. Phong cách đặt đầu đề tản văn báo chí của Ngô Tất Tố.83
3.2. Sức sáng tạo trong kết cấu tản văn báo chí của Ngô Tất Tố.88
3.3. Sức thuyết phục logíc của tản văn báo chí Ngô Tất Tố .96
Chƣơng 4: PHONG CÁCH NGÔN NGỮ TẢN VĂN BÁO CHÍ CỦA
NGÔ TẤT TỐ . 104
4.1. Sử dụng linh hoạt nhiều lớp từ.104
4.2. Sáng tạo trong việc sử dụng các tình thức biểu cảm.111
4.3. Sử dụng ngôn ngữ trào phúng, châm biếm, giàu tính chiến đấu .119
Chƣơng 5: Ý NGHĨA VÀ MỘT SỐ BÀI HỌC VỀ NGHIỆP VỤ LÀM BÁO
RÚT RA TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU PHONG CÁCH TẢN VĂN BÁO CHÍ
CỦA NGÔ TẤT TỐ .128
5.1. Ý nghĩa thực tiễn của kết quả nghiên cứu về tản văn báo chí Ngô Tất Tố.128
5.2. Một số bài học về nghiệp vụ làm báo rút ra từ kết quả nghiên cứu phong
cách tản văn báo chí của Ngô Tất Tố.136
KẾT LUẬN .147
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ .152
TÀI LIỆU THAM KHẢO .153DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Bảng so sánh độ dài của đầu đề tản văn báo chí của Ngô Tất Tố, theo từng tờ
báo và từng năm từ năm 1928 đến năm 1945 .84
Bảng 3.2. Bảng thống kê độ dài của đầu đề tản văn báo chí của Ngô Tất Tố (trên
tổng số 1.147 tác phẩm được khảo sát) .85
Bảng 4.1. Bảng phân tích thành ngữ sử dụng trong tản văn báo chí của Ngô Tất Tố
.116
166 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 524 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phong cách tản văn báo chí của Ngô Tất Tố - Nguyễn Bùi Khiêm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
] để chỉ thẳng mặt lũ quan tham, bọn cướp
ngày, công khai bóc lột người dân. Lối viết ví von thâm thúy hay đả kích trực
diện đó của Ngô Tất Tố thể hiện thái độ ghê tởm, khinh bỉ của ông đối với
những kẻ mang danh quan “phụ mẫu” trong chế độ cũ.
73
Ngô Tất Tố đã điểm mặt, chỉ tên: “đám sai nha ở phủ huyện, kết giao
với đám chức việc ở làng tìm kế xui nguyên dục bị, dùng những mánh khóe
quỉ quyệt để bóc lột dân, vu hãm kẻ vô tội vào vòng pháp luật Bọn thầy cò
là bọn lái buôn lẽ phải, lại là bọn thợ chế ra tội ác nữa”[18, tr.365]; là bọn
“cướp ngày, không ai ngờ lại còn có một sự lo sợ nữa, đó là sợ người nhà
nước”[18, tr.479]; là những tên tuổi chức danh cụ thể, như “Nguyễn Khắc
Khôi, lý trưởng xã Hương Ngải Hắn phạm tội khai gian khung cửi, lấy
bông mua sợi để bán lại với giá thật cao”[18, tr.883].
Ngô Tất Tố gọi là hạng cò mồi việc quan ở chốn công đường là bọn
“nho”. Đó là những kẻ chuyên “bới móc những việc trong hương thôn, xui
bên nọ, giục bên kia, để dắt mối thưa kiện cho quan thầy kiếm lời, càng bới
được nhiều việc, quan thầy càng yêu, sự mơ tưởng hàng ngày của chúng là
được quan thầy tặng cho cái tên là đầy tớ chân tay là hả lắm rồi”[18, tr.490].
Trong tác phẩm Người nhà nước (Thời vụ, 1938), Ngô Tất Tố đã phê
phán những người làm ở công đường, dù lớn dù nhỏ cũng là người nhà nước,
“ai dám chống cự thì sẽ bị khép vào tội bất tuân thượng lệnh hoặc ngăn trở
công chức nhà nước! Chối cãi vào đâu, chỉ một lời khai của “người nhà
nước” cũng đủ bằng chứng cho quan tòa buộc tội rồi”[18, tr.479]. Với uy
quyền như thế nên trong xã hội đã phát sinh đủ các hạng người giả hiệu, từ
quan tham quan phán, đến lính nhà đoan, lính mật thám tất cả đều tìm mọi
cách dọa nạt, bóc lột những người dân quê thật thà, chất phác.
Trong tác phẩm Biểu tình ở Thanh Hóa (Thời vụ, 1938), Ngô Tất Tố
viết: “lòng tham là thiên tính của loài người, cũng như sự dữ tợn là thiên tính
của giống hùm beo sư tử”[18, tr.403], nhưng cái thiên tính đó của con người
là có điều kiện, cái lòng tham nó bành trướng được ở trong quan trường chẳng
qua là do người dân xử sự với bọn quan còn nhã nhặn quá. Theo Ngô Tất Tố,
khi gặp một việc gì ám muội, không cần kiện cáo lôi thôi, người dân cứ việc
rủ nhau thật đông, đến tận cửa quan mà hỏi thì bọn quan lại tham lam ấy cũng
không dám tùy tiện muốn làm gì thì làm, “dẫu đem tiền nấu súp mà đổ vào
miệng, các ông ấy cũng không dám ăn”. Quan điểm đó thể hiện tinh thần và
thái độ phản kháng đối với chế độ của Ngô Tất Tố rất rõ ràng.
74
Trong hồi ký Bốn mươi năm nói láo, Vũ Bằng đã kể lại chuyện ông
cùng Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng và Phùng Bảo Thạch rủ nhau làm tờ
Tương lai, các ông đã cùng nhau làm cho tờ báo này trở thành một tờ tuần báo
tranh đấu được người đọc rất chú ý bởi những tác phẩm báo chí của các ông
chuyên hướng vào việc “đả kích quan trường, lên án chế độ thực dân”[3,
tr.112]. Qua những tản văn của mình, Ngô Tất Tố đã đặt ra vấn đề phải điều
tra cách làm giàu của giới quan lại để làm rõ nguồn gốc của những của cải,
vật chất, sự giàu có của những kẻ mang danh đại biểu của dân ấy từ đâu mà
ra. Ông viết: “Đối với chính phủ, quan lại chỉ là kẻ thừa hành mệnh lệnh
nhưng về phương diện khác quan lại lại là một nghề làm giàu rất mau chóng!
Một ông hậu bổ kiết xác, thường qua quan trường một vòng độ ít lâu tức thì
có ô tô, có nhà lầu, có đồn điền, có tiền gửi ngân hàng, nghiễm nhiên là một
nhà triệu phú. Trong thời kỳ ấy vợ rong chơi, con lêu lổng gia đình suốt năm
không kiếm ra xu nào, cách ăn tiêu thì xa xỉ gấp trăm người khác”[18, tr.229].
Với tinh thần đấu tranh trực diện, thẳng thắn, ngòi bút Ngô Tất Tố đã
dũng cảm giáng những đòn chí tử vào bọn quan tham nhũng nhiễu. Trong tác
phẩm Tương lai với Thái thượng Lão quân, Ngô Tất Tố viết:
“Quan lại tham nhũng chẳng là những kẻ bóp dân như bà cô bóp
cháu à? Thủ đoạn của họ cực kỳ màu nhiệm, họ đã bóp người nào
thì người ấy không thể không lè lưỡi ra, lè lưỡi cho đến khi có đồ
cúng họ Thần cây đa, ma cây gạo, cú cáo cây đề vẫn là những
thứ kẻ quê rất sợ, song chưa nguy hiểm cho dân bằng họ”.
(Tương lai, số 13, 1937)
Cũng tinh thần đó, trong tác phẩm Cái lối ấy ông Tổng lý khó tránh
lắm, Ngô Tất Tố cho rằng, xưa nay chính phủ chỉ định cách đánh thuế mà
không định phương pháp thu thuế, nên bọn tổng lý có thể tự đặt ra luật lệ đặc
biệt cho phép tuần phiên lùng bắt người, bắt trâu bò gà lợn, hoặc đồ đạc của
người thiếu thuế. “Cái lối làm việc trái phép ấy chính phủ địa phương tuy
cũng biết, nhưng có ảnh hưởng tốt cho sự thu thuế cho nên cũng ngơ cho bọn
tổng lý tha hồ nhũng lạm và lương dân không biết cáo tố vào đâu cho
được”[18, tr.463].
75
Ngô Tất Tố sử dụng nhiều cách viết khác nhau để phê phán tệ nạn tham
nhũng của bọn quan lại, nhưng với bất kỳ cách thể hiện nào ông cũng nêu cao
tinh thần: tham nhũng phải bị chỉ tay thẳng mặt, nói rõ cho mọi người biết.
Tuy nhiên, Ngô Tất Tố biết rằng, làm được điều đó không phải dễ dàng, vì
“khi chuyện chưa vỡ lở, những người ngoài cuộc có ai đụng đến bọn đó
không Ở đời ai ưa nói thật bao giờ”[18, tr.821]. Từ hạn chế ấy, Ngô Tất Tố
đề xuất phương án, “lý dịch mà nhũng lạm được là tại dân quê không hiểu
quyền lợi của mình. Nay muốn trong lũy tre xanh, ai hiểu quyền lợi của nấy,
thì việc giảng dụ cho họ vẫn là một việc rất cần”[18, tr.1007].
Khi viết về tệ nạn nhũng nhiễu của các tầng lớp quan lại, Ngô Tất Tố
thường xuất phát từ những vụ việc cụ thể và điển hình. Cái tài của ông là ở
giữa đống bộn bề thật giả ông đã nhận ra rất nhanh, rất nhạy cái tiến bộ để
ủng hộ, cái phản động để đả phá. Ông có cách chứng minh đầy thuyết phục
bằng cách nêu ra những lý lẽ, những mâu thuẫn ẩn giấu trong mỗi sự việc,
bằng cách so sánh với việc xưa Ngô Tất Tố sử dụng giọng văn hài hước,
sắc sảo, đôi lúc ông khen để mà lên án, ủng hộ để mà đả phá, mát mẻ trào
lộng để mà phẫn nộ, căm giận. Trong tác phẩm Chỉ có Tề thiên đại thánh mới
trị được họ, ông cho rằng, “muốn trừ tiệt nạn đó, chỉ còn một cách. Nhờ các
bác sĩ tìm thứ thuốc gì tiêm cho sạch máu ăn bẩn của bọn quen ăn bẩn đó
mời Tề Thiên Đại Thánh chui vào bụng họ thấy họ ăn bẩn tức thì bóp cho đau
bụng bão. Như thế họa chăng họ sợ”[18, tr.883].
Ngô Tất Tố đã đặt vấn đề rằng chính phủ cần điều tra và trừng phạt
nghiêm khắc những kẻ tham lại, phải điều chỉnh việc thu thuế cho thỏa đáng,
phân định quyền hạn lý dịch và hương hồi cho rõ ràng; phải nghiên cứu đặt
cho một phương pháp gì có thể ngăn ngừa được những sự nhũng lạm của các
viên chức một khi có việc phải giao tiếp với người dân quê. Cũng trong tác
phẩm Người nhà nước, Ngô Tất Tố đã kiến nghị với chính phủ, cần “định
đoạt rõ ràng cái quyền hạn và trách nhiệm của một bên thừa hành là các viên
chức, một bên phải ứng tiếp là hương lý, những khi các viên chức tới một địa
phương nào để thừa hành chức vụ, phải đưa ra đủ giấy má tờ chữ của quan
76
trên cấp cho, lại nên có một thứ dấu hiệu gì đặc biệt để phân biệt thực
giả”[18, tr.479].
Do công khai đả kích và phê phán những mặt trái của các tầng lớp quan
lại của chính quyền thực dân, hẳn nhiên bọn chúng thù ghét tờ Tương lai và
có những hành vi trấn áp. Ngô Tất Tố đã đáp lại thái độ đó trong tác phẩm
Tương lai với Thái thượng Lão quân:
“Từ ngày Tương lai ra đời, tội ác của họ (tức bọn quan lại) luôn
luôn bị công kích dưới ngòi bút nghiêm nghị Hỡi những ông quan
lại có máu phàm ăn đã làm những thủ đoạn đê hèn lén lút! Chúng
tôi không ghét gì các ông, rất mong các ông cải tà quy chính. Có
muốn cho mình khỏi bị Tương lai khui trừ, tốt hơn hết là các ông
hãy rửa cho sạch lòng ruột, từ nay đừng bóp nặn dân đen như ngày
trước nữa”.
(Tương lai, số 13, 1937)
Nhận thức rõ bản chất của nạn tham nhũng, Ngô Tất Tố cho rằng, thu nhập
hay lương bổng không liên quan đến bản tính tham nhũng của quan lại, cho nên
không cần phải tăng lương, quan trọng nhất là phải giao cho người dân có quyền
giám sát hoạt động của quan lại và phải có một cơ quan làm công tác thanh tra
riêng về công tác này. Đọc các bài báo này, chắc hẳn người đọc sẽ liên tưởng
đến những vấn đề tham nhũng hiện nay. Quan điểm tích cực này của Ngô Tất
Tố không những đúng với giai đoạn đó mà trong bối cảnh đời sống kinh tế - xã
hội hiện nay, việc tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát của nhân dân, thành lập
cơ quan chuyên trách làm công tác phòng, chống tham nhũng vẫn nguyên giá trị.
Lấy ích dân lợi nước làm mục đích cho nghiệp cầm bút, Ngô Tất Tố đã
dành nhiều tâm lực để điều tra, tìm hiểu và phản ánh đúng bản chất của từng
sự việc, từng con người. Nhiều bài báo sắc bén như những bản cáo trạng, với
những chứng cứ cụ thể, giàu sức khái quát, có tác dụng lan tỏa hiệu ứng, tác
động đến tận hôm nay. Ông luôn đứng về phía nhân dân bị áp bức, chủ yếu là
đứng về phía nông dân đối lập với giai cấp địa chủ phong kiến, quan lại.
Trong cuộc đấu tranh xã hội, chỗ đứng và cái nhìn của Ngô Tất Tố luôn có
77
chính kiến rất rõ ràng, bởi vậy nhiều bài báo của ông đến nay vẫn có tính thời
sự, vẫn như viết ra để nói việc bây giờ, cho người đọc bây giờ.
2.3.2. Dự báo về những vấn đề văn hóa, xã hội
Khi viết về đề tài văn hóa, xã hội, Ngô Tất Tố thường đi sâu phân tích
những giá trị, những nét đẹp về truyền thống văn hóa của dân tộc như các lễ
hội, các nghi thức tín ngưỡng, các sinh hoạt văn hóa của nhiều vùng miền.
Bên cạnh đó, Ngô Tất Tố cũng viết nhiều về những hiện tượng mê tín, dị
đoan, những hủ tục trong đời sống xã hội.
Trong tác phẩm Quả chuông khổng lồ chùa Cổ Lễ có thể thức tỉnh được
người đời chăng, Ngô Tất Tố kể lại việc chùa Cổ Lễ đúc mãi vẫn không thành
công quả chuông khổng lồ, tốn kém bao nhiêu tiền của. Ông mỉa mai:
“Chắc một quả chuông khổng lồ, đúc công phu tốn kém như thế thì
rồi đây những lúc sáng chiều tiếng chuông trong suốt chuyển động
không khí sẽ vang khắp một vùng! Nhưng tiếng đó liệu rồi đây có
đủ to để cảnh tỉnh được những kẻ mê tín, ngu muội”.
(Trung Bắc Chủ nhật, số 5, 1940)
Đả kích trực diện những kẻ mê tín và ngu muội ấy chưa đủ, Ngô Tất Tố
viết bài Không thể để được thói mê tín nhảm nhí ấy nữa để tiếp tục khẳng
định phê phán thói nhảm nhí ấy. Ông cho rằng: “không thể khoanh tay ngồi
nhìn bọn không suy nghĩ cứ đem từng núi giấy một mà thiêu ra tro. Vì vậy,
lắm người đang mong ước các nhà đương cục ra tay bài trừ thói đó, nó chỉ là
một thói mê tín nhảm nhí. Trừ được thói đó tức là trừ được một cái hại lớn
cho người Nam” (Đông Pháp, số 5318, 1943).
Cái tai hại của những hủ tục đối với người dân Việt Nam trước hết là sự
lãng phí, bởi trong khi trẻ em không đủ giấy vở để viết, những người làm văn
làm báo không đủ giấy để in sách in báo mà “trong ba ngày Tết từ thành thị
đến thôn quê, không nhà nào mà không có vàng, ít thì năm bó mười bó, nhiều
ra có khi đến hàng trăm bó, bày chật tất cả hương án, bàn thờ. Nếu ai có thể
đem hết số vàng cúng tết của xứ Bắc kỳ để vào một đống, tôi quyết là cái
đống ấy phải to bằng ba quả núi Tản Viên”. Ngô Tất Tố khẳng định, phải bài
trừ ngay cái tệ nạn đó, bởi nó “không phải hiếu thảo gì với ông vải” mà cũng
78
chẳng “phạm gì đến việc cúng vái là tục di truyền của người Nam cả” (Đông
pháp, 1942).
Trong tác phẩm Nên thương các cậu học trò, Ngô Tất Tố đã đặt vấn đề
rằng tại sao người dân Việt Nam luôn cần kiệm, thường hà tiện từng xu, sao
lại có lúc thiêu hủy kể hàng triệu bạc mà không tiếc? Ông tự tìm câu trả lời và
lý giải trên mặt báo: “chẳng tôn giáo nào dạy ta phải đốt vàng mã. Nguyên
nhân việc đốt vàng mã chỉ là thói giả dối do ở người Tàu gây ra”. Ông dẫn
chuyện, từ thời phong kiến ở nước Tàu có tục tuẫn táng, tức khi nhà có người
chết, lúc sống họ thích vật gì, thì lúc họ chết, người nhà phải đem vật ấy mà
chôn theo họ. Nhưng chôn của thật thì tiếc, về sau người ta mới chế những đồ
bằng lụa thay vào, dần dần thấy chôn lụa cũng phí của quá, họ bèn dùng giấy
màu để thay cho lụa, thế là thành tục đốt vàng, đốt mã Bởi vậy, Ngô Tất Tố
mới khẳng định: “Người mình không hiểu gốc ngọn nhắm mắt theo họ, mấy
nghìn năm nay, đốt hại đã bao nhiêu của”.
Ngày nay, ở các đền, chùa, nơi thờ tự tâm linh, ở các khu dân cư và
trong mỗi nhà dân đâu đâu cũng có hình thức hóa vàng mã với số lượng
ngày càng nhiều, mẫu mã ngày càng phong phú, giá trị tiền bạc không phải là
nhỏ. Cũng như Ngô Tất Tố đã từng viết cách đây gần 80 năm, chắc mấy
người đã hiểu được nguồn gốc của tục lệ đó, mấy ai đã biết đó chỉ là hủ tục
“nhảm nhí” được du nhập vào Việt Nam chính vì thế, những dự báo của
Ngô Tất Tố cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Đành rằng kinh tế - xã hội
phát triển, việc sử dụng vàng mã bên cạnh ý nghĩa văn hóa tâm linh còn có ý
nghĩa kinh tế với những mặt tích cực nhất định, song, về tổng thể, đốt vàng
mã chính là đốt đi một phần của vật chất của xã hội, nếu bài trừ được hủ tục
đốt vàng mã thì lượng của cải vật chất đó sẽ có thể sử dụng vào những việc
khác có ý nghĩa và thiết thực hơn.
Về giáo dục, năm 1939, Ngô Tất Tố có tác phẩm: Học nghiệp và thực
nghiệp chia làm hai phái, một tâm lý lầm lỗi của học giới nước ta. Với đầu đề
đó, Ngô Tất Tố đã cho rằng, việc tách rời ý nghĩa thực tiễn của việc giáo dục
là một sai lầm. Theo ông, “học thành tài và nên người là mục đích của việc
học”. Nhưng điều đó chẳng qua là một “tập quán sùng thượng”, có thứ tài mà
79
vô dụng “nếu sự học chẳng phải liên lạc trực tiếp với vấn đề nhân sinh thì giá
trị của nó rất đáng ngờ”. Ngô Tất Tố cho rằng: “viết chữ và đọc sách là học,
mà cầm cái gậy hay vác cái búa, hay bất cứ tập làm một việc gì, đều là học
cả”. Theo Ngô Tất Tố, mục đích của việc học là nhằm mưu sinh; học gì cũng
nhằm để có được tri thức nghề nghiệp để có thể sử dụng cho mỗi người, có
ích cho xã hội. Bởi cái lẽ ấy, việc học phải gắn với thực hành, phải mang tính
thực dụng, hữu ích.
Theo Ngô Tất Tố, người Việt Nam xưa nay thường có suy nghĩ rằng, học
là nhằm làm cho người ta trở nên cao quý hơn kẻ khác, người có học có vị trí
cách biệt hơn hẳn những hạng người khác trong xã hội. Học để làm quan, học
để phát tài chứ không phải học để lao động hay để mưu sinh, bởi lẽ ấy “người
đã đi học thì dầu là đắc dụng hay thất nghiệp cũng chỉ mơ tưởng những cuộc
đời ngoài những nghề thực dụng như nông, công, thương nghiệp” và hậu quả
của điều đó là “luôn luôn có cái nạn trí thức thất nghiệp, đang khi mà trong
thực nghiệp giới thiếu người gánh vác”.
Đó là một sai lầm. Ngô Tất Tố nhận định như vậy, người đi học nhất
thiết phải gắn bó mật thiết với lao động thực tế, với “thực nghiệp”. Có làm
được như thế đất nước “mới mong tiến đến bước phú cường được”.
Gần 80 năm đã qua, những vấn đề bất cập trong giáo dục mà Ngô Tất Tố
đã nêu đến nay dường như vẫn nguyên giá trị. Hiếu học là một nét đẹp văn
hóa của dân tộc, tuy nhiên việc giáo dục, đào tạo không gắn với hướng nghiệp
là một sai lầm, là sự vô ích và lãng phí nhân lực và vật chất của xã hội. Tình
trạng “thừa thầy thiếu thợ” trong nhiều năm gần đây đã và đang là vấn đề xã
hội đúng như Ngô Tất Tố đã dự báo. Do vậy, những đề xuất của Ngô Tất Tố
từ đầu thế kỷ trước mang tính dự báo sâu sắc, đòi hỏi cần có sự nghiên cứu
một cách nghiêm túc về vấn đề học đi đôi với thực hành đi đôi với hoạt động
“thực nghiệp”, qua đó có thể có tìm ra những giải pháp tích cực, phù hợp với
tình hình hiện nay.
Về những vấn đề liên quan đến y tế, ngay từ đầu những năm 1930, Ngô
Tất Tố có những tản văn phê phán về hoạt động của những kẻ bất lương
mang danh thày thuốc để hại người; đó là những kẻ thất nghiệp, vô học,
80
không có kiến thức gì về thuốc cũng làm nghề thuốc; là những kẻ vừa làm
thày lang vừa cho thuê xe đòn đám ma tất cả vì lòng tham, vì tiền bạc mà
xem nhẹ tính mạng của người khác. Trong tác phẩm Cụ Mạnh Tử còn thua
thầy lang Hà thành, Ngô Tất Tố viết:
“Nói ra thì mất lòng, cái y học của các thầy phần nhiều - phần
nhiều chứ không phải tất cả - là món “con bọ con kiến”, cho nên
dao cầu của mấy thầy ấy chém người như chém ngóe. Tuy vậy,
chết kệ họ, tiền họ, mấy thầy cứ bỏ túi. Tặng cho mấy thầy bốn chữ
“giết người lấy của” thì đúng lắm. Xưa nay những hiệu cho thuê
xe đám ma, nhờ mấy thầy mà phát đạt cũng nhiều”.
(Đông phương, số 496, 1931)
Ngô Tất Tố mỉa mai, thày lang mà mở hiệu cho thuê xe đám ma là phải,
việc bốc thuốc có lẽ cần cho con bệnh chết hơn là con bệnh sống, vì họ chết
thì thầy lợi cả tiền bán thuốc, lợi cả tiền cho thuê xe đưa họ xuống suối
vàng. Qua tản văn của mình, Ngô Tất Tố đã dóng lên hồi chuông về đạo đức
của những người mang danh “lương y”, chữa bệnh cứu người
Trong những tác phẩm như Oan cho mấy cái răng; Dân là quý; Lại
chuyện người kim bụng cổ; Còn một hạng nữa Ngô Tất Tố đã đứng về phía
những người dân để lên án những bất cập trong việc khám chữa bệnh của
những người làm thuốc. Theo Ngô Tất Tố, đã là thầy thuốc phải coi tính
mạng của người bệnh là trên hết; những kẻ “miệng không đọc sách thuốc
ngày nào mà vẫn ngoen ngoẻn nói về nghề thuốc để lấy tiền” thật đáng
nguyền rủa, oan hồn của những người chết oan dưới tay chúng không bao giờ
có thể tha thứ.
Ngô Tất Tố cho rằng, sở dĩ nhiều người dân bị chết oan bởi những “thầy
lang” là do không “không có người nước nào được giàu lòng tin bằng người
nước Nam, không cần hỏi đến nghề nghiệp, học vấn, người ta chỉ tin nhau ở
lời nói. Và cái đức tin ấy người ta nhất định chỉ để tin các thầy lang” (Oan
cho mấy cái răng). Trong các mối quan hệ xã hội, sự tin tưởng lẫn nhau là cần
thiết bởi qua đó các mối quan hệ sẽ chặt chẽ hơn, tin cậy hơn. Tuy nhiên, nếu
không nắm chắc được về chuyên môn, học vấn, chỉ nghe danh ai đó là “thầy
81
lang” mà giao phó cả số mệnh của mình cho họ thì là sự cả tin ngây thơ chết
người. Ngô Tất Tố cho rằng, để bảo toàn tính mạng, người bệnh nhất thiết
phải biết được rõ trình độ của thầy thuốc, uy tín của hiệu thuốc.
Mặt khác, những kẻ dốt nát mang danh “thầy lang đọc sách không hiểu
nghĩa, quảng cáo thì như ông thánh”, đáng lẽ người dân nghe lời quảng cáo
phải biết đó là kẻ lừa đảo lấy tiền, nhưng vẫn “cẩu thả vẫn nhắm mắt uống
thuốc của họ” thì tất yếu ảnh hưởng đến tính mệnh, “tức là tự tử chứ gì?”. Có
lẽ không có sự dự báo, sự cảnh tỉnh nào cụ thể hơn những câu viết đó của
ông. Ngô Tất Tố đã đề xuất chính quyền cần phải quản lý chặt hoạt động của
các thày lang vì những kẻ “sống về nghề thuốc mà thực ra không am tường
nghề, làm nghề chữa bệnh mà không học thật không có gì bảo đảm cho bệnh
nhân. Chẳng trách lắm người đã bị chết oan vì gặp phải tay lang băm làm
hại”.
Theo Ngô Tất Tố, cần dùng khoa học hiện đại để nghiên cứu về Đông y;
thuốc Tàu tuy là môn thuốc rất hay nhưng mà những người soạn ra sách thuốc
đều chưa biết khoa học là gì, “làm cho thuốc của Tàu và của Ta phải mờ ám
giống như một môn huyền học”. Do vậy, cần “khảo nghiệm tính chất thuốc
Bắc và thuốc Nam và một trường học dùng phương pháp khoa học nghiên
cứu nghề thuốc Tàu thì may ra cái nạn giết người lấy của ở xã hội thầy lang
mới trừ bớt được”(Công dân, 1935).
Những dự báo đó của Ngô Tất Tố đến nay đã thành hiện thực, đã và
đang là một hướng đi tích cực trong việc sử dụng các bài thuốc dân gian
truyền thống phục vụ việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Trong bối
cảnh phát triển mạnh mẽ của báo chí, truyền thông, nhất là những điều kiện
thuận lợi trong việc mở rộng các mối quan hệ tương tác trên môi trường
Internet, người có bệnh có thể vào các mạng xã hội để hỏi bệnh mà không cần
hỏi bác sỹ; có những người tin quảng cáo, tin dư luận ảo hơn tin bác sỹ
đúng như Ngô Tất Tố đã dự báo, đó là sự cả tin, sự ngây thơ chết người, rất
dễ mang họa cho bản thân. Hơn nữa, với các tiến bộ khoa học về tân dược và
kỹ thuật khám chữa bệnh, nhưng việc khám chữa bệnh như hiện nay không
phải vì thế mà an toàn, tin cậy hơn thời của Ngô Tất Tố Do vậy, người
82
bệnh phải nắm chắc về uy tín, chất lượng khám chữa bệnh của thầy thuốc, của
cơ sở y tế đang khám chữa bệnh cho mình như thế mới bảo đảm sự an toàn
của chính mình hoặc người thân của mình.
Tiểu kết Chƣơng 2
Trong Chương 2, luận án đã đi sâu phân tích và làm rõ các nội dung sau:
Một là, tản văn báo chí của Ngô Tất Tố có ba đề tài chính: 1) Đề tài
chính trị là đề tài chủ yếu được ông viết vào đầu những năm 1930 và trong
giai đoạn Mặt trận dân chủ do những ảnh hưởng thuận lợi của chính sách nới
lỏng việc quản lý và kiểm duyệt báo chí; 2) Đề tài văn hóa, xã hội là đề tài
này được Ngô Tất Tố đề cập trong hầu hết các tản văn báo chí của ông, nhưng
tập trung vào đầu những năm 1930 và khoảng thời gian từ 1940 đến 1945.
Đây là thời gian chiến tranh, nhằm trấn áp các hoạt động chống đối, chính
quyền thực dân đã tăng cường kiểm duyệt và đàn áp báo chí, buộc Ngô Tất
Tố phải chuyển hướng ngòi bút của mình phản ánh về các nội dung văn hóa;
3) Đề tài quốc tế, Ngô Tất Tố thường viết về đề tài này để phản ánh về các
vấn đề thời sự quốc tế với những bình luận sắc sảo, cập nhật.
Hai là, một trong những điều quan trọng để tạo nên thành công của Ngô
Tất Tố chính là nhờ những lối quan sát hiện thực một cách tỉ mỉ, cẩn trọng, thấu
đáo để phát hiện được những chi tiết, những góc cạnh khác nhau của nội dung
vấn đề cần phản ánh. Từng chi tiết cung cấp một lượng thông tin chuẩn xác, kịp
thời và đầy đủ về bản chất của những con người trong xã hội với đầy đủ các
gương mặt từ quan chức chính phủ, quan lại phong kiến đến những con người
bình dị trong xã hội. Tất cả góp phần khắc họa được những sự kiện điển hình,
những nhân vật điển hình của đời sống xã hội trong chế độ cũ.
Ba là, Ngô Tất Tố đã có những dự báo sâu sắc và nhạy bén về những
vấn đề chính trị, về chế độ quản lý như phòng, chống tham nhũng, tham ô hối
lộ; dự báo về những vấn đề văn hóa, xã hội như tệ nạn xã hội, giáo dục, y tế
Nhiều dự báo, cảnh báo và đề xuất của Ngô Tất Tố cho đến nay vẫn còn
nguyên giá trị và rất cần thiết có sự nghiên cứu và vận dụng.
83
Chƣơng 3
PHONG CÁCH TẢN VĂN BÁO CHÍ CỦA NGÔ TẤT TỐ
QUA BÌNH DIỆN HÌNH THỨC VÀ KẾT CẤU TÁC PHẨM
Hình thức của tác phẩm báo chí là tất cả các yếu tố hàm chứa, biểu hiện
và chuyển tải nội dung. Kết cấu của tác phẩm báo chí được hiểu như là sự
phân chia và sự bố trí các phần, các chương mục theo một hệ thống nhất định
để thể hiện nội dung của tác phẩm [87].
Hình thức của tản văn nói chung, tản văn báo chí của Ngô Tất Tố nói
riêng rất đa dạng. Chính vì vậy việc xây dựng kết cấu tản văn của ông không
bao giờ rơi vào tình trạng đồng nhất và đơn điệu. Tùy thuộc vào nội dung của
từng tác phẩm, tùy thuộc vào dụng ý của mình mà Ngô Tất Tố chọn cho từng
tác phẩm một lối kết cấu thích hợp. Tuy nhiên, khảo sát cho thấy, các tản văn
báo chí của Ngô Tất Tố về cơ bản là loại kết cấu sự kiện. Tản văn viết theo kiểu
kết cấu sự kiện của Ngô Tất Tố gồm có hai thành phần rõ rệt: đầu đề và nội
dung. Hai thành phần này có quan hệ mật thiết với nhau, đầu đề của tản văn
phần nào chuyển tải được nội dung cơ bản sắp được đề cập trong truyện đó và
nội dung cũng đi sâu làm rõ ý nghĩa của đầu đề đã đặt ra. Chính vì vậy kết cấu
của một tản văn tuy ngắn gọn nhưng rất chặt chẽ.
3.1. Phong cách đặt đầu đề tản văn báo chí của Ngô Tất Tố
Đầu đề tác phẩm báo chí là một dạng đầu đề văn bản trong phong cách
ngôn ngữ báo chí. Đó là tên gọi chính thức của một tác phẩm báo chí. Để thực
hiện chức năng thông tin và tác động xã hội của mình, báo chí phản ánh hiện
thực cuộc sống bằng các sự kiện xác thực và thời sự. Các đặc trưng này quyết
định và chi phối đầu đề tác phẩm báo chí cả về nội dung thông tin cũng như
cấu trúc ngữ pháp và nghệ thuật ngôn từ. Tính cá thể hóa của tác giả và tác
phẩm đòi hỏi đầu đề tác phẩm tạo dựng được dấu ấn phong cách cá nhân. Đó
là cái riêng, sự độc đáo, sáng tạo trong khi lựa chọn yếu tố tạo hình để miêu tả
cũng như lựa chọn ngôn từ để biểu đạt.
Ngô Tất Tố là một nhà báo tôn trọng các giá trị truyền thống nhưng
cũng là một nhà báo giàu tính hiện đại, tất cả được thể hiện từ nếp tư duy luận
84
bàn một vấn đề cho đến cách thiết lập đầu đề cho những tác phẩm báo chí của
mình. Đối với một tác phẩm báo chí, việc đặt đầu đề chắc hẳn phải bảo đảm
được yêu cầu về tính thời sự. Đầu đề của một tác phẩm phải gắn với đối
tượng mà người viết đề cập và miêu tả. Vì thế, cách đặt đầu đề cho tác phẩm
báo chí là vấn đề có tính nghệ thuật để đạt hiệu quả tác động tốt. Chỉ cần đọc
đầu đề, người đọc đã biết được nội dung chính của thông tin chứa đựng trong
phần nội dung [138]. Ngô Tất Tố đã tỏ rõ sự sắc sảo, nhưng cũng rất chân
phương, dân giã trong cách đặt đầu đề. Do vậy, những đầu đề tản văn ban
chấp hành của Ngô Tất Tố mang đậm phong cách của ông.
3.1.1. Độ dài của đầu đề
Bảng 3.1. Bảng so sánh độ dài của đầu đề tản văn báo chí của Ngô Tất Tố,
theo từng tờ báo và từng năm từ năm 1928 đến năm 1945
Báo Năm
Số chữ bình
quân trong đầu
đề
Đông Pháp thời báo 1928 6,0
Thần Chung 1929 9,0
Phổ thông 1930 - 1931 1
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_phong_cach_tan_van_bao_chi_cua_ngo_tat_to_nguyen_bui.pdf