Lời cam đoan. i
Lời cảm ơn . ii
Mục lục. iii
Phụ lục. vi
Danh mục những từ viết tắt. vii
Danh mục các bảng . viii
Mở đầu .1
1. Lý do chọn đề tài .1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.3
2.1. Mục đích .3
2.2. Nhiệm vụ.3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .4
3.1. Đối tượng nghiên cứu .4
3.2. Phạm vi nghiên cứu .4
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu.5
4.1. Nguồn tài liệu.5
5. Đóng góp của luận án .6
6. Bố cục của luận án .6
CHưƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .7
1.1. Vấn đề nghiên cứu .7
1.2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.11
1.2.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về phong trào chống, phá ấp chiến
lược ở miền nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước .11
1.2.2. Nhóm các công trình nghiên cứu đề cập có đến phong trào chống, phá
ấp chiến lược ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ.25
1.3. Nhận xét về kết quả nghiên cứu và những vấn đề luận án cần tiếp tục giải
quyết.27
1.3.1. Kết quả nghiên cứu.27
1.3.2. Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu giải quyết.28
204 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/02/2022 | Lượt xem: 409 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ (1961 – 1965), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, 3 xã Bắc Sơn Hòa, đến 5 xã Tây Tuy An, củng
cố vững chắc vùng giải phóng xã Xuân Quang, phá lỏng kìm ở nhiều thôn xã huyện
Đồng Xuân, Sông Cầu.
Từ đầu tháng 01 – 1962, các lực lượng vũ trang tỉnh mở đợt hoạt động dài,
trọng điểm nhằm vào các huyện phía Bắc tỉnh, mục tiêu chính là hệ thống ACL, tổ
chức đánh bại chiến thuật “Phượng hoàng bay” của quân đội VNCH. Tháng 04 –
1962, Trung đội đặc công tỉnh tập kích chốt điểm Chóp Chài (xã Hòa Kiến), Đại đội
220 đánh tan 2 tổng đoàn dân vệ ở Long Tường, Phụng Nguyên (xã Hòa Trị), Đại
đội 375 phối hợp với Trung đội vũ trang huyện Sơn Hòa phá banh các ACL ở xã
Sơn Long, Sơn Định.
Nhờ rút kinh nghiệm của Nam Bộ và kinh nghiệm trong phong trào quần
chúng ở địa phương, Tỉnh ủy vận động nhân dân đào các công sự bí mật, xây dựng
cơ sở từ bên trong để phối hợp với lực lượng bên ngoài nổi dậy phá ACL với
phương thức “Hoa nở trong lòng”. Tại huyện Sơn Hòa, Huyện ủy đã bí mật xây
dựng được một số cơ sở nội tuyến.
Đêm 15 rạng ngày 16 – 01 – 1963, Trung đội đặc công tỉnh cùng với trung
đội 375 tập kích cứ điểm Núi Miếu, hỗ trợ nhân dân xã Hòa Quang nổi dậy phá
banh ACL Núi Miếu. Du kích ở nhiều xã cải trang làm lính VNCH đột nhập ACL
diệt ác ôn. Ở các xã Xuân Sơn, Xuân Phước, Xuân Quang thuộc huyện Đồng Xuân
và Xuân Thọ, Xuân Phương thuộc huyện Sông Cầu, nhiều cán bộ đảng viên bí
mật vào trong ACL để tổ chức phát động quần chúng nổi dậy đấu tranh. Tại huyện
Đồng Xuân, quần chúng phối hợp với lực lượng vũ trang phá lỏng 6 ACL, phá banh
12 ACL. Ở huyện Sông Cầu, quần chúng được sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang đã
phá banh 2 ACL, phá lỏng 10 ACL. Tính đến tháng 02 – 1963, với những hoạt động
tích cực của các lực lượng vũ trang đã hỗ trợ đắc lực cho nhân dân nổi dậy giải
phóng 24 xã (có 8 xã đồng bằng, và 13 thôn; vùng căn cứ mở rộng với 75.000 dân,
phá 33 ACL trong tổng số 98 ấp chúng lập được, phá 13 khu dồn, giải phóng hơn
5.500 dân, đốt phá 46.100 mét rào, 267.620 cây cọc chuẩn bị rào [11, tr.219-220].
Tại Tuy Hòa 1, phong trào đấu tranh của nhân dân phá ACL diễn ra mạnh mẽ nhất,
78
nổi bật là nhân dân xã Hòa Thịnh đã 22 lần phá ACL. Chính quyền VNCH đưa lính
đi bắt dân rào làng lập ấp. Ấp vừa rào xong lính đi thì nhân dân lại dỡ phá. Xã Hòa
Thịnh nổi tiếng là có nhiều tre, nhưng rồi tre cũng bị chúng chặt hết. Sau này, quân
đội VNCH chở dây thép gai, cọc sắt đến rào ACL. Nhân dân Hòa Thịnh đã phá
30.500 mét rào, tịch thu 150 cuộn kẽm gai, 200 trụ sắt để về rào làng chiến đấu.
Hơn 1.000 người dân đem theo gần 800 con trâu, bò trốn ra khỏi ACL vào rừng
sống. Vì vậy, chỉ chưa đầy một tháng nhân dân huyện Tuy Hòa 1 đã nổi dậy phá
banh 44 ACL và toàn bộ 22 khu dồn.
2.2.2.5. Ở Khánh Hòa
Cuối năm 1961, để hỗ trợ cho các huyện đồng bằng phía Nam phát triển
phong trào, Tiểu đoàn 120 của Quân khu VI về hoạt động tại địa bàn tỉnh nhằm hỗ
trợ tiêu diệt lực lượng địch, hỗ trợ phá ấp, phá kìm, mở rộng vùng giải phóng ở
đồng bằng, xây dựng thực lực tại chỗ. Ngày 26 – 10 – 1961, Tiểu đoàn 120 tổ chức
phục kích tiêu diệt quân đội VNCH tại cứ điểm Cẩm Sơn, cổ vũ quần chúng ở các
vùng Diên Khánh, Vĩnh Xương, Nha Trang nổi dậy đấu tranh, phá ấp.
Việc chống, phá ACL ở Khánh Hòa được tiến hành bằng nhiều hình thức
khôn khéo. Có những đoạn ấp chỉ cắm cây mà không buộc dây để cho cán bộ ra vào
dễ dàng. Có nhiều ấp nhân dân phải phá đi phá lại năm, mười lần. Có những thôn
chính quyền VNCH bắt ép dân làm hai, ba năm mà vẫn chưa hoàn thành. Nhân dân
đấu tranh để dây dưa, kéo dài. Họ còn phối hợp với cách mạng đốt các đống cây do
bọn lính chặt mang về, hoặc tự phá nhiều chỗ rào, rồi tung tin là bộ đội giải phóng
về phá. Tại huyện Ninh Hòa, có một số ấp khi rào xong, cơ sở vẫn tiếp tục nuôi dấu
cán bộ như ấp Lạc Hòa (Ninh An), ấp “kiểu mẫu” Vạn Hữu, Phú Hòa (Ninh
Quang), Trường Lộc, Tân Hưng (Ninh Hưng), Hoà Thuận, Ngũ Mỹ, Tân Lạc (Ninh
Xuân). Quân đội VNCH tổ chức thanh niên chiến đấu, có trang bị súng bắn đạn ria
để gây sát thương, nhưng khi ta đã gây dựng được cơ sở thì chính lực lượng thanh
niên này lại làm nhiệm vụ báo tin, canh gác để bảo vệ cán bộ cách mạng ra vào ấp
để hoạt động. Đội trưởng phòng vệ dân sự ấp Lạc Hòa, liên toán trưởng phòng vệ
xã Ninh Phụng là Bí thư chi bộ Đảng Cộng sản, trong nhà có hầm để nuôi dấu cán
bộ. Thanh niên xã Ninh Thọ, bề ngoài là thanh niên chiến đấu nhưng bên trong là
79
du kích mật của cách mạng. Nhân dân nhiều ấp vẫn tiếp tục làm nhiệm vụ kháng
chiến như ấp Lạc Hòa dùng xe bò chở một lúc 300 giạ lúa lên căn cứ. Nhân dân các
ấp Phú Hòa, Vạn Hữu (Ninh Quang) đã đưa từng xe lam muối và hàng hóa thiết yếu
về nhà để tiếp tế cho cách mạng. Từ phong trào đấu tranh của nhân dân xã Ninh
Quang đã mở rộng ra ra các xã Ninh Bình, Ninh Lộc, Ninh Xuân và xuống đến
quận lỵ Ninh Hòa. Những cuộc đấu tranh của đồng bào miền núi, hoạt động của các
đội vũ trang đã cỗ vũ phong trào đồng bằng đấu tranh quân sự, chính trị, binh vận,
thực hiện “ba mũi giáp công” phá kế hoạch lập ACL của Mỹ và chính quyền VNCH
có hiệu quả.
Sang năm 1962, phong trào đấu tranh ở đồng bằng của tỉnh phát triển, Tỉnh
ủy chủ trương phát động quần chúng nổi dậy giành quyền làm chủ ở những địa bàn
có phong trào khá. Ngày 23 – 03 – 1962, một tiểu đội vũ trang huyện Ninh Hòa
phối hợp với du kích hỗ trợ nhân dân hai thôn Ninh Tịnh và Ninh Yển (Ninh
Phước) nổi dậy quét tề, diệt ác, lập chính quyền tự quản. Nhân dân biến ACL thành
làng chiến đấu, xây dựng cơ sở, tổ chức các đội du kích bảo vệ xóm làng. Hơn 300
đồng bào xã Ninh Phước đồng loạt kéo lên quận đấu tranh, đòi tự do mua bán gạo
như cũ, đòi không được dội bom, bắn phá vào dân, buộc chính quyền VNCH phải
nhượng bộ. Đây là cuộc nổi dậy khởi nghĩa đầu tiên, đấu tranh bằng bạo lực chính
trị ban đầu giành được thắng lợi, có ảnh hưởng tốt và rút được một số kinh nghiệm
[4, tr.390].
Ở Bắc Ninh Hòa, các đội vũ trang liên tục hoạt động diệt tề, diệt ác ôn, hỗ
trợ nhân dân phá ACL. Ở Nam Ninh Hòa, cán bộ cách mạng bám dân, đào hầm bí
mật ở các thôn Phú Hòa, Vạn Hữu, Trường Lộc, Tân Hưng, Tam Ích, Phú Hữu để
hoạt động. Dưới sự lãnh đạo sâu sát của Đảng bộ địa phương, phong trào chống,
phá ACL lên khá, mở rộng một mảng lỏng kìm từ Ninh Quang đến Ninh Hưng,
Ninh Bình, Ninh Lộc.
Tại Diên Khánh, quân đội VNCH tổ chức lực lượng bao vây các thôn vùng
ven như: Đất Sét, Khánh Xuân, Xuân Lâm, Cẩm Sơn (xã Diên Xuân) bắt nhân dân
dồn xuống vùng sâu để tạo vành đai trắng. Nhân dân đã 3 lần đấu tranh trở về làng
cũ. Nhân dân các vùng giáp ranh rừng núi nổi dậy phá rào ACL. Lực lượng quân
sự, du kích tại chỗ trên khắp địa bàn tỉnh phát triển, kể cả trong các ACL.
80
Đến giữa tháng 6 – 1963, quân và dân Khánh Hòa phá tan chiến dịch Thiềm
Đầu Thủy của quân đội VNCH nhằm đưa 15.000 dân miền núi dồn về các khu tập
trung ở đồng bằng. Phối hợp với chống càn ở căn cứ, các đội vũ trang ở đồng bằng
hoạt động mạnh, diệt ác, phá kìm, xây dựng cơ sở cách mạng ở đồng bằng, đô thị.
2.2.2.6. Ở Ninh Thuận
Đầu năm 1961, Tỉnh ủy chủ trương vũ trang tuyên truyền diệt ác, phá kìm,
xây dựng và phát triển phong trào quần chúng, mở rộng cơ sở với phương châm kết
hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh quân sự. Ở phía Nam tỉnh, Tỉnh ủy chủ trương
“mở vùng”, lấy Sơn Hải làm thí điểm. Lực lượng vũ trang tuyên truyền bí mật vào
các ấp Hòa Thủy, Từ Tâm, Long Bình, An Thạnh, Thành Tín, Tuấn Tú, Vĩnh
Tường, Từ Thiện hoạt động. Giữa năm 1961, lực lượng vũ trang tỉnh tiếp tục tấn
công phá banh ấp Xóm Bằng, đưa một số dân về sống hợp pháp ở vùng CK19 (Am
Đá Hang, Núi Chùa, Cầu Gãy). Song song với hoạt động phá ấp, phá kìm, lực lượng
cách mạng vận động quần chúng, xây dựng cơ sở trong các ACL nhằm làm lỏng, rã
thế kìm của chính quyền VNCH.
Tháng 10 – 1961, Đại đội 305 đột nhập vào ấp Nhuận Đức, Trường Sanh, để
tuyên truyền, vận động nhân dân nổi dậy phá ACL, phối hợp với các tổ công tác
liên tục đột nhập ấp, diệt ác, phá rã nhiều ban, hội tề. Ngày 08 – 06 – 1962, một
trung đội vũ trang tỉnh tập kích bất ngờ ấp Sơn Hải, diệt tề điệp, làm chủ suốt ngày
đêm trong ấp.
Ở vùng đồng bằng, quân đội VNCH tập trung lực lượng đẩy mạnh càn quét
vào các ấp Vĩnh Hy, Thái An, Mỹ Hòa, Vĩnh Trường, Từ Thiện. Lực lượng cách
mạng bên trong và bên ngoài kết hợp tấn công bằng ba mũi, đồng bào kiên quyết
không chịu lập tề (địch lập lên ta lại phá). Tuy nhiên, đến cuối năm 1962, chính
quyền VNCH đã lập lại thế kìm trên các ấp mới giải phóng, làm chủ hoặc đang
tranh chấp. Tuy chính quyền VNCH rào làng lập ACL, đóng đồn bốt, lập được tề,
nhưng cách mạng vẫn bám hoạt động, nhân dân vẫn tiếp tục đấu tranh chống dồn
dân lập ACL. Ở một số ấp, bọn tề điệp ban ngày có mặt, nhưng ban đêm thì rút vào
đồn hoặc vào thị xã trốn tránh.
81
Sau hai năm tích cực chống, phá kế hoạch gom dân lập ACL của chính
quyền VNCH, do lực lượng cách mạng ở địa phương còn yếu, chưa hỗ trợ kịp thời
cho ba mũi tiến công tại chỗ nên có nhiều ACL bị phá, sau đó bị quân đội VNCH
tái chiếm, lập lại. Đến giữa năm 1963, tại Ninh Thuận, chính quyền VNCH đã lập
xong 125/127 ACL với gần 99% dân số [5, tr.305]. Vì vậy, Ninh Thuận là tỉnh mà
chính quyền VNCH xếp vào “nhóm kiểu mẫu” về xây dựng ACL.
Mặc dù chính quyền VNCH thành công trong việc gom dân vào ACL nhưng
không nắm được dân, lực lượng cách mạng vẫn được bảo toàn và thường xuyên ra
vào ấp để xây dựng cơ sở Đây là điều kiện thuận lợi để lực lượng cách mạng tiếp
tục chống, phá ACL trong thời gian tiếp theo.
2.2.2.7. Ở Bình Thuận
Đêm 12 – 09 – 1961, đơn vị vũ trang 2/9 của tỉnh tấn công, phá trụ sở xã
Lương Sơn, bắt tề điệp, diệt ác ôn, xây dựng cơ sở trong quần chúng. Đến 16 giờ
chiều ngày 13 – 09 – 1961, lực lượng vũ trang tỉnh và cán bộ tấn công ấp Bình Nhơn,
Bình Thiện (Nhơn Thiện), ấp Bàu Thiêu (Thiện Nghiệp) để tuyên truyền, phát động
quần chúng truy bắt tề điệp, diệt ác ôn, lập chính quyền tự quản. Sau gần một tháng
hoạt động, lực lượng cách mạng đã giải phóng hoàn toàn hai xã Nhơn Thiện, Thiện
Nghiệp với gần 10.000 dân; tổ chức lại thành 6 xã: Hồng Lâm (Bình Nhơn), Hồng
Chính (Bình Thiện), Hồng Thắng (Hưng Long), Hồng Trung (Bàu Thiêu), Hồng
Thanh (Rừng Ngang), Hồng Thịnh (Bàu Tàng, Bàu Me, Bàu Son, Bàu Sen); đẩy
mạnh tranh chấp 4 ấp: Long Phú, Long Thạnh, Long Hoa, Bàu Ốc; phá lỏng, rã bộ
máy kìm kẹp của chính quyền VNCH ở các ấp Lương Trung, Lương Bình (Lương
Sơn), Hiệp An, Hiệp Bình, Hiệp Hòa, Hiệp Thành (Hồng Thái). Đêm ngày 13 – 10 –
1961, Trung đội đặc công Đại Dương diệt đồn Cỏ Mồm, khu Gia Le (Lăng Cốc), phá
hai khu tập trung, đưa dân về lại núi rừng. Đại đội Hoành Sơn cùng với lực lượng vũ
trang huyện tấn công quân đội VNCH đang đóng giữ các ấp dọc đường 8, quần
chúng nổi dậy phá banh hàng rào, về lại vườn đất cũ. Bộ máy kìm kẹp của chính
quyền VNCH ở các ấp Bình Lâm, Bình An, Tân Điền, Tân An, Tân Nông, Phú Bình,
Đại Nẫm, Phú Hội bị phá rã, phá lỏng từng mảng. Đến cuối tháng 11 – 1961, vùng
giải phóng Bắc Hàm Thuận có hơn 5.000 dân.
82
Tháng 06 – 1962, Tỉnh ủy và Ban Quân sự tỉnh đề ra nhiệm vụ trung tâm là
chống, phá ấp chiến lược dọc tuyến Quốc lộ 1 và Liên tỉnh lộ 8, Hàm Tân. Quán triệt
tinh thần trên, các huyện, thị cùng với các đơn vị vũ trang đẩy mạnh tiến công địch.
Đại đội Lê Hồng Phong cùng với bộ đội địa phương tiến công vào các ấp Rạng,
Long Phú, Long Hoa diệt ác ôn, phát động nhân dân phá trên 5.000 mét rào ACL ở
huyện Thuận Phong; phá lỏng các ACL Hiệp An, Hiệp Bình, Hiệp Thành, Hiệp
Hòa (khu Lê Hồng Phong). Đại đội Hoành Sơn phối hợp với bộ đội địa phương
huyện Hàm Thuận liên tục tiến công vào các ACL trên đường 8 và Đại Nẫm, hỗ trợ
quần chúng nổi dậy phá banh bộ máy kìm kẹp, phá ranh rào. Ngày 04 – 08 – 1962,
bộ đội huyện Hàm Tân tấn công bót dân vệ và trụ sở xã Tân Hiệp, diệt tề điệp, ác
ôn; phát động quần chúng nổi dậy phá banh các ACL Phong Điền, Hiệp Nghĩa,
Hiệp Phước, Hiệp Trí và Hiệp Tín (xã Tân Hiệp). Để đối phó, địch liên tiếp mở
nhiều cuộc hành quân như: “Sơn Dương 1” “Sơn Dương 2”, “Bình Lâm” nhằm đẩy
mạnh gom dân vào ACL. Phát huy những thắng lợi đã giành được, các Đại đội 486,
489 hỗ trợ nhân dân Long Hoa nổi dậy phá ACL, tiến công các ACL Tà Nung, Bàu
Ốc, Xa Ra, Tùy Hòa. Ở các huyện Hàm Tân, Hàm Thuận, Thuận Phong, Bắc Sơn
và thị xã Phan Thiết, lực lượng vũ trang phá banh các ACL Cây Găng, Phong Điền,
Hiệp Phước, Hiệp Nghĩa, Tam Tân, Hiệp An; phá lỏng và phá rã các ACL trên
đường số 8, Đại Nẫm; đánh phá các ACL Cà Lon, Bá Ghe, Gia Hòa đưa một số
đồng bào dân tộc về buôn, rẫy. Đến năm 1963, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy địa
phương, quân và dân tỉnh Bình Thuận đẩy mạnh đấu tranh chính trị và binh vận,
phá banh 13 ACL, phá lỏng 36 ACL, 550 binh sĩ VNCH rã ngũ [3, tr.73-74].
Như vậy, bằng sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo chỉ thị của Trung ương Đảng,
Trung ương Cục miền Nam, Khu ủy V, Khu ủy VI, quân và dân các tỉnh duyên hải
Nam Trung Bộ đã liên tục phát triển phong trào chống, phá ACL ngày càng quyết
liệt hơn. Ở Khu V, tính từ tháng 07 đến tháng 10 – 1963, riêng Quảng Ngãi và Bình
Định đã “tổ chức 1.524 cuộc đấu tranh trực diện với địch, với hơn một triệu lượt
người tham gia. Nhân dân phá đi phá lại 1.876 lần ấp chiến lược (phá banh hơn
400 ấp trong tổng số 900 ấp địch xây dựng trên địa bàn này)” [52, tr.254]. Ở Khu
VI, tính đến cuối tháng 11 – 1961, ba tỉnh đồng bằng ven biển Cực Nam Trung Bộ
83
đã xây dựng và phát triển cơ sở cách mạng trong 223 thôn ở 79 xã (trong tổng số
610 thôn, 135 xã). Khánh Hòa mở ra một số thôn ấp làm chủ và lỏng rã kìm, Ninh
Thuận có 6 xã giải phóng, Bình Thuận có 10 xã giải phóng và làm chủ với hơn
25.000 dân. Nhờ đẩy mạnh phong trào đấu tranh vũ trang lên tương đối đều khắp,
liên tục, kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, binh vận nên đã cản phá
nhiều cuộc hành quân càn quét, gom dân, lập ACL, giữ vững vùng căn cứ và vùng
giải phóng, tiêu biểu nhất là tỉnh Bình Thuận - “lá cờ đầu của phong trào thi đua
với Ấp Bắc của Khu VI” [52, tr.261].
Tiểu kết chƣơng 2
Phong trào “Đồng khởi” ở miền Nam đã giáng đòn nặng nề vào chính sách
thực dân kiểu mới Mỹ, đồng thời làm cho chính quyền độc tài Ngô Đình Diệm bị
lung lay tận gốc. Để tiếp tục thống trị miền Nam, Mỹ và chính quyền Ngô Đình
Diệm đã tiếp tục triển khai chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” với “quốc sách ấp
chiến lược” nhằm đẩy lực lượng cách mạng ra khỏi các xã, ấp; tách nhân dân ra
khỏi cách mạng để tiến tới nắm dân, thực hiện chương trình bình định miền Nam
Việt Nam. Thực hiện âm mưu này, từ năm 1961 đến năm 1963, Mỹ - chính quyền
VNCH đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó biện pháp quân sự là chủ
yếu để mở các cuộc hành quân càn quét, triệt hạ xóm làng, nhà cửa, ruộng vườn
của nông dân để buộc họ phải vào sinh sống trong các ACL, trong đó Khu V và
Khu VI là một trong những trọng điểm bình định dồn dân lập ACL. Tính đến tháng
04 – 1963, ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, chính quyền VNCH đã lập được
1.945 ACL trong tổng số 2.569 ACL dự định sẽ lập.
Dưới sự lãnh đạo kịp thời, sáng tạo của Bộ Chính trị, BCH TW Đảng, TW
Cục miền Nam, Khu ủy V, Khu ủy VI, phong trào chống, phá ACL ở các tỉnh
duyên hải Nam Trung Bộ đã diễn ra sôi nổi, quyết liệt và rộng khắp. Tuy nhiên, từ
giữa năm 1961 đến cuối năm 1962, vì chưa có nhiều kinh nghiệm nên Đảng bộ
nhiều địa phương chỉ chú trọng đấu tranh vũ trang từ bên ngoài vào mà chưa chú
trọng kết hợp với đấu tranh từ bên trong để phá ấp, phong trào đấu tranh của quần
chúng diễn ra lẻ tẻ, chưa đều khắp, chưa có sự phối hợp chặt chẽ ở từng địa phương.
84
Bên cạnh đó, ta cũng phạm một số thiếu sót, sai lầm như: thiếu tinh thần tiến công
liên tục, chưa tích cực bám dân, một số cán bộ đảng viên còn ngại gian khổ, chưa
hiểu hết mục đích của việc phá ACL, còn nặng về phá rào, lấp hào; công tác xây
dựng Đảng ở cơ sở chưa được coi trọng, một số nơi còn xem nhẹ chiến tranh du
kích, chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” của quân đội VNCH làm cho quần
chúng nhân dân lúng túng nên khi nhiều ACL bị phá thì không lâu sau đó đã bị địch
phản công và nhanh chóng tái lập lại ACL.
Sang năm 1963, mặc dù quân đội VNCH liên tiếp mở những trận càn quét
lớn đánh phá vào vùng giải phóng, vùng căn cứ, song nhờ có sự chỉ đạo kịp thời và
toàn diện của Bộ Chính trị, TW Đảng, TW Cục miền Nam, Khu ủy V, Khu ủy VI
và Tỉnh ủy các địa phương, tinh thần đấu tranh kiên trung của các lực lượng cách
mạng nên phong trào chống, phá ACL ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ vẫn
được duy trì và phát triển mạnh mẽ với nhiều hình thức đấu tranh sôi nổi, rộng
khắp, có sự kết hợp chặt chẽ các cuộc nổi dậy của quần chúng ở bên trong với các
cuộc tấn công vũ trang từ bên ngoài vào, công tác binh vận ngày càng được chú
trọng và phát triển. Vùng giải phóng ngày càng mở rộng, lực lượng quân sự, chính
trị từng bước khắc phục mọi khó khăn, tiếp tục phát triển lực lượng và thế trận
chiến tranh nhân dân. Đến cuối năm 1963, quân và dân các tỉnh duyên hải Nam
Trung Bộ đã cơ bản đánh bại các kế hoạch bình định bằng ACL của Mỹ và chính
quyền VNCH trong giai đoạn từ năm 1961 đến năm 1963, bước đầu làm thất bại
chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận”, góp phần quan trọng cùng với nhân dân
miền Nam đánh bại kế hoạch Staley - Taylor, tạo nền tảng vững chắc để chống, phá
ấp tân sinh trong những năm 1964 – 1965.
85
Chƣơng 3
PHONG TRÀO CHỐNG, PHÁ ẤP TÂN SINH
Ở CÁC TỈNH DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ
TỪ NĂM 1964 ĐẾN NỬA ĐẦU NĂM 1965
3.1. CHƢƠNG TRÌNH LẬP ẤP TÂN SINH CỦA MỸ - CHÍNH QUYỀN
VIỆT NAM CỘNG HÕA
3.1.1. Tình hình miền Nam sau cuộc đảo chính Ngô Đình Diệm (11 – 1963)
Trước những thắng lợi liên tiếp của cách mạng miền Nam, trong đó có phong
trào chống, phá ACL trong năm 1963 đã làm cho chính quyền VNCH lâm vào tình
trạng suy yếu, khủng hoảng trầm trọng về nhiều mặt. Những thắng lợi của cách
mạng miền Nam cũng đã góp phần tác động sâu sắc đến nhận thức của quần chúng
nhân dân, nhất là các tổ chức tôn giáo, tín ngưỡng ở miền Nam. Chính sách “Thiên
Chúa giáo hóa” và đàn áp Phật giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm đã làm nảy
sinh làn sóng đấu tranh quyết liệt của giới tăng ni, Phật tử trên toàn miền Nam với
đỉnh cao là sự kiện hòa thượng Thích Quảng Đức vị pháp vong thân (11 – 06 –
1963). Như vậy, cùng với phong trào chống, phá ACL, phong trào Phật giáo và các
tầng lớp nhân dân chống Ngô Đình Diệm đã làm cho tình hình chính trị ở miền
Nam mất ổn định trầm trọng, trong đó nhân tố tác động quan trọng, cơ bản là thắng
lợi của phong trào chống, phá ACL năm 1963. Trước tình hình kế hoạch Staley -
Taylor bị thất bại, phong trào đấu tranh ở thành thị dâng cao, mâu thuẫn giữa Mỹ và
chính quyền Ngô Đình Diệm ngày càng tăng, Mỹ buộc phải “thay ngựa giữa dòng”
hòng thoát khỏi thất bại hoàn toàn. Bộ Quốc phòng Mỹ nhận định “phải có sự thay
đổi căn bản trong bộ máy chính quyền Diệm, loại bỏ những gì cản trở việc thực
hiện chỉ thị của Mỹ, nhằm nhanh chóng “cải thiện” tình hình miền Nam Việt Nam”
[128, tr.127].
Được sự đồng ý của Mỹ, một số tướng lĩnh cao cấp trong quân đội VNCH đã
cùng nhau lập ra “Hội đồng Quân nhân Cách mạng” và tiến hành cuộc đảo chính
quân sự lật đổ anh em Diệm - Nhu (01 – 11 – 1963), thành lập một chính quyền mới
86
do tướng Dương Văn Minh đứng đầu. Đây là mốc đánh dấu sự thay đổi của chính
quyền VNCH từ chính quyền dân sự sang chính quyền quân sự. Bắt đầu từ đây,
chính quyền VNCH liên tiếp lâm vào tình trạng khủng hoảng do tranh giành quyền
lực giữa các phe phái và ngày càng đẩy Mỹ lún sâu hơn vào cuộc chiến tranh Việt
Nam để giúp đỡ các chính thể ở miền Nam Việt Nam khỏi bị sụp đổ.
Sau khi anh em Diệm - Nhu bị lật đổ thì chỉ ba tuần sau (ngày 22 – 11 –
1963), Tổng thống J. Kennedy cũng bị ám sát. Sự kiện này không những gây chấn
động toàn nước Mỹ mà còn có ảnh hưởng lớn đến những cố gắng của chính quyền
Mỹ đối với cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, làm cho chính quyền VNCH thêm
hoang mang, lo sợ.
Trong diễn văn nhậm chức Tổng thống Mỹ, L. Johnson khẳng định sẽ tiếp
tục hành động để bảo đảm sự thống nhất hoàn toàn trong các chính sách của Mỹ ở
miền Nam Việt Nam, tiếp tục thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” với các
âm mưu và thủ đoạn của nó có điều chỉnh một số điểm.
Để thực hiện âm mưu của Mỹ ở miền Nam Việt Nam, tháng 01 – 1964, Tổng
thống L. Johnson quyết định cử tướng W. Westmoreland thay tướng P. Harkins làm
Tư lệnh các lực lượng quân sự Mỹ ở Nam Việt Nam; tướng M. Taylor thay C.
Lodge làm đại sứ Mỹ ở Sài Gòn, tăng cường lực lượng cố vấn 22.400 người (1963)
lên 26.200 người (1964), trong đó có 10.400 cố vấn quân sự Mỹ, quân đội VNCH
tăng từ 417.000 người với 206.000 chủ lực và 211.000 địa phương quân (1963), lên
561.000 người với 267.000 chủ lực và 294.000 địa phương quân (1964). Cùng với
việc tăng nhanh quân số, trang bị kĩ thuật cũng được tăng cường cả về số lượng lẫn
chất lượng: máy bay năm 1963 có 627 chiếc (có 344 trực thăng) sang năm 1964
tăng lên 989 chiếc (có 392 trực thăng); xe cơ giới tăng từ 582 chiếc năm 1963 lên
732 chiếc năm 1964; pháo từ 248 khẩu (1963) lên 415 khẩu (1964); pháo các loại từ
348 khẩu năm 1963 lên 700 khẩu năm 1964 [52, tr.333-334], trong đó, ở Nam
Trung Bộ, lực lượng quân đội VNCH tiếp tục tăng, đến giữa năm 1964 có trên
200.000 quân (5 chiến đoàn ở Quân đoàn 1 và 9 chiến đoàn ở Quân đoàn 2) [73,
tr.323].
87
Bên cạnh việc đẩy mạnh viện trợ quân sự cho chính quyền VNCH, ngày 17 –
03 – 1964, Tổng thống L. Johnson chính thức thông qua “Báo cáo về tình hình Nam
Việt Nam và những biện pháp nhằm thay đổi chiều hướng cuộc Chiến tranh đặc
biệt ở Việt Nam” do R. Mc. Namara soạn thảo, dựa tên cơ sở hai lần điều tra thực tế
vào tháng 12 – 1963 và tháng 03 – 1964 ở miền Nam Việt Nam. Đây là Bản bị vong
lục về tình hình an ninh quốc gia số 228 (NSAM 228) của Hội đồng An ninh Quốc
gia Mỹ, mà ta thường gọi là kế hoạch Johnson - McNamara.
Trong phần nhận xét về tình hình Nam Việt Nam, báo cáo nêu rõ:
“Quốc sách ấp chiến lược - xương sống của Chiến tranh đặc biệt thời Diệm
- Nhu quá rườm rà, nặng về lý thuyết, thực tế đã không đạt được mục tiêu;
đặc biệt là đã gây quá nhiều phiền toái, kêu ca trong nhân dân. Hơn nữa,
diễn biến tình hình của cuộc chiến đã vượt quá xa tình trạng an ninh đòi hỏi
để tiếp tục xây dựng ấp chiến lược theo đường lối cũ” [128, tr.131].
Tuy nhiên, để tiếp tục thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền
Nam, Mỹ đã quyết tâm tiếp tục thực hiện chương trình ACL ở miền Nam và coi đó
là mặt trận thứ hai với tên gọi mới là “Chương trình cải tiến dân sinh ở nông thôn”
nhằm lôi kéo quần chúng nhân dân đứng về phía chính quyền VNCH.
Đối với chính quyền VNCH, ngày 16 – 11 – 1963, Trung tướng Dương Văn
Minh - Chủ tịch Hội đồng Quân nhân Cách mạng đã chủ trì phiên họp về ACL tại
phòng họp Bộ Tổng Tham mưu quân đội VNCH. Trong cuộc họp này, “Hội đồng
Quân nhân Cách mạng” đã chỉ ra hai nguyên nhân làm thất bại “quốc sách ấp chiến
lược”: “Một là, khuyết điểm làm mau và cưỡng bức dồn dân làm dân oán ghét; Hai
là, dân phải đóng góp nhiều cho chương trình xây dựng ấp chiến lược, vì vậy, dân
chúng bất mãn và không ủng hộ” [47]. Từ những phân tích trên, ngày 23 – 11 –
1963, Hội đồng Quân nhân Cách mạng quyết định:
- Chương trình ấp chiến lược sẽ tiếp tục.
- Sẽ chấm dứt sự cưỡng bách định cư những gia đình trong thành phố.
- Sẽ chấm dứt sự cưỡng bách lao động liên quan đến ấp chiến lược.
Để vạch ra đường lối mới cho chương trình ACL, Thủ tướng chính quyền
VNCH Nguyễn Ngọc Thơ chỉ thị cho các tướng lĩnh phải trực tiếp đến thăm và
kiểm tra tình hình tại các tỉnh. Sau khi đi thị sát và kiểm tra, Hội đồng Quân nhân
88
Cách mạng đã nhận thấy: “Danh từ ấp chiến lược đã hoàn thành và hiện không còn
phù hợp với cục diện xã hội đang tiến triển” [76].
Để phù hợp với chương trình bình định mới, chính quyền VNCH đã thay đổi
toàn bộ hệ thống tổ chức ACL cũ. Ngày 05 – 03 – 1964, “Ủy ban bình định Trung
ương” có Phiếu trình Thủ tướng VNCH về việc thực hiện “chương trình ấp tân sinh”
(hay còn gọi là ấp đời mới), trong đó giải thích:
“Chương trình xây dựng ấp tân sinh mới gồm hai phần là vãn hồi an ninh và
phát triển tân sinh tại nông thôn để tiến tới mục tiêu cuối cùng là gây được sự
tự nguyện hưởng ứng trong dân chúng đối với chính phủ trong cuộc chiến đấu
tiêu diệt cộng sản. Kỹ thuật lập ấp tân sinh: cần chú ý đến yếu tố đắc nhân
tâm, là yếu tố căn bản quyết định sự thành bại của chính sách. Gom dân: phải
hạn chế đến mức tối thiểu, phải chuẩn bị về mặt tâm lý quần chúng, phải cho
họ được hưởng bồi hoàn tức thì. Ta cố gắng phát triển mọi mặt trong ấp để họ
nhìn rõ kết quả và tự nguyện xin vào ấp” [76].
Như vậy, thực chất ATS chính là ACL trước đây, nhưng đứng trước phong
trào đấu tranh mạnh mẽ của quân và dân ta đã buộc Mỹ và chính quyền VNCH phải
hạ thấp các tiêu chuẩn, hình thức, biện pháp gom dân, chủ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_phong_trao_chong_pha_ap_chien_luoc_o_cac_tinh_duyen.pdf