MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, MÔ HÌNH
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CNH, HĐH NÔNG NGHIỆP, NÔNG
THÔN VÀ KINH NGHIỆM TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC .6
1.1. Một số vấn đề lý luận về CNH, HĐH nông nghiệp, nôngthôn 6
1.2. Mô hình và bài học kinh nghiệm trong và ngoài nước . 45
Chương 2: THỰC TRẠNG CNH, HĐH NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TỈNH
BẮC NINH TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY .66
2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Bắc Ninh tác động đến
quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn 66
2.2. Chủ trương chính sách của trung ương và của tỉnh Bắc Ninh về CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn 70
2.3. Kết quả thực hiện chủ trương chính sách về CNH, HĐH nông nghiệp, nông
thôn ở tỉnh Bắc Ninh . 77
2.4. Một số kinh nghiệm rút ra từ quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông
thôn tỉnh Bắc Ninh .126
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY NHANH CNH, HĐH NÔNG
NGHIỆP, NÔNG THÔN TỈNH BẮC NINH ĐẾN NĂM 2015 .132
3.1 Những thuận lợi, khó khăn và thách thức đối với quátrình CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn tỉnh Bắc Ninh 132
3.2. Những quan điểm đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông
thôn tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn tới 136
3.3. Phương hướng đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Bắc Ninh đến
năm 2015 . 139
3.4. Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp,
nông thôn tỉnh Bắc Ninh đến năm 2015 . 148
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 184
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ . . 186
DANH MỤC TÀI LIỆU KHAM KHẢO . 187
193 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3278 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn tỉnh Bắc Ninh từ năm 1986 đến nay- Thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mùa vụ
cùng với các biện pháp thâm canh khoa học, đã đưa giá trị trồng trọt trên 1 ha
canh tác ngày càng tăng lên, năm 2005 đạt 36,6 triệu đồng.
Thời gian qua có một số xã thuộc huyện Gia Bình, Lương Tài,
Thuận Thành, Từ Sơn đã đạt trình độ cao trong thâm canh cũng như khả
năng tiếp thị theo hướng sản xuất hàng hoá, xuất khẩu. Đã xuất hiện một
số mô hình sản xuất dưa chuột, ớt... xuất khẩu sang Nga và các tỉnh phía
Nam Trung Quốc đã cho hiệu quả kinh tế khá, do chủ yếu thực hiện
thông qua các công ty, doanh nghiệp ký kết hợp đồng với người nông
dân. Tuy nhiên số mô hình này còn ít, quy mô nhỏ, giá bán chưa cao,
thiếu tính ổn định, vì thế mở rộng diện tích rau xuất khẩu trên quy mô
lớn còn gặp nhiều khó khăn.
Trong những năm gần đây diện tích cây ăn quả tăng từ 1.250ha năm 2000
lên 1.790ha năm 2005. Cây ăn quả chủ yếu là chuối, cam, quýt, nhãn, vải... được
trồng nhiều trong các hộ gia đình ở quy mô nhỏ, theo mô hình VAC được chuyển
đổi từ ruộng trũng sang.
90
Nghề trồng dâu nuôi tằm ở Bắc Ninh đã có từ lâu đời, do giá bán tằm
tơ có nhiều biến động, chất lượng tơ kém sức cạnh tranh trên thị trường,
cộng với tình trạng ô nhiễm môi trường (nhất là khói lò gạch), vì vậy diện
tích trồng dâu giảm trong thời gian qua. Năm 2004 diện tích trồng dâu
ước tính 130ha, sản lượng kén là 168 tấn, tăng 65 tấn so với năm 2000.
Hoa, cây cảnh là nghề mới ở một số xã trong tỉnh, quy mô sản xuất tuy
còn nhỏ, nhưng cho thu nhập cao, trung bình từ 60-70 triệu đồng/1ha/năm.
Năm 2005 diện tích trồng hoa, cây cảnh đạt khoảng gần 200 ha, tăng hơn 100
ha so với năm 2000. Đã có nhiều gia đình mạnh dạn chuyển đổi từ đất canh
tác lúa, màu kém hiệu quả sang trồng hoa, cây cảnh cho thu nhập hơn 100
triệu đồng/1 ha/năm, như xã Đình Bảng (huyện Từ Sơn), xã Phú Lâm (huyện
Tiên Du), xã Trạm Lộ (huyện Thuận Thành), xã Võ Cường (TP Bắc Ninh)
+ Cơ cấu ngành chăn nuôi: những năm qua ngành chăn nuôi phát
triển khá, tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân 11,2%/năm. Đến nay, hầu
hết đàn lợn được cải tạo giống, tỷ lệ bò lai sind đạt 78% tổng đàn; nhiều
mô hình chăn nuôi trang trại theo phương thức công nghiệp xuất hiện khắp
các huyện, thị xã. Đàn trâu giảm do quá trình đưa máy móc thay sức kéo và
hiệu quả kinh tế thấp. Đàn bò tăng khá, bình quân 5,9%/năm, đáng chú ý
là đàn bò sữa tăng mạnh (đạt gần 1000 con/năm). Đàn lợn tăng từ
415.760 con năm 2000 lên 462.687 con năm 2005, sản lượng thịt lợn
xuất chuồng tăng từ 33,1 nghìn tấn năm 2000 lên 72,5 nghìn tấn năm
2005, tăng bình quân 17%/năm. Đàn gia cầm tăng từ 3,04 triệu con năm
2000 lên 3,68 triệu con năm 2005. Chăn nuôi phát triển, giá trị sản xuất
tăng thêm là do áp dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công
nghệ trong chăn nuôi như: nhân giống, lai tạo, thức ăn tổng hợp, kỹ thuật
chăn nuôi mới và chăn nuôi theo hình thức trang trại tập trung, phương
pháp công nghiệp và bán công nghiệp phát triển (giống lợn lai, lợn
hướng nạc, bò lai sind, bò sữa, gia cầm siêu thịt, siêu trứng, công nghệ
sinh sản nhân tạo một số giống cá…). Mô hình chăn nuôi trang trại theo
phương pháp công nghiệp, có khối lượng sản phẩm lớn xuất hiện ở nhiều
địa phương trong tỉnh.
91
+ Cơ cấu sản xuất lâm nghiệp: là tỉnh không có rừng núi, chỉ có 607 ha
đất đồi, đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ 0,7% diện tích toàn tỉnh. Sự phát triển của
ngành lâm nghiệp Bắc Ninh chủ yếu là trồng mới, chăm sóc, bảo vệ cây
trồng. Thực hiện chương trình 327/QĐ-TTg và chương trình trồng mới 5 triệu
ha rừng, những năm 2001- 2005 đã trồng được 498,1 ha rừng tập trung, bằng
99,6% kế hoạch đề ra, trồng 7 triệu cây phân tán bằng 87,6% kế hoạch. Năm
2005 đã trồng xong rừng bước I (phủ xanh diện tích đất lâm nghiệp). Phong
trào trồng cây phân tán, cải tạo vườn tạp trồng cây ăn quả và cây có hiệu quả
kinh tế cao được duy trì và phát triển. Đến nay, tỷ lệ độ che phủ đất rừng
chiếm 90% diện tích đất lâm nghiệp, môi sinh, môi trường được cải thiện.
+ Cơ cấu ngành thủy sản có sự chuyển dịch tích cực, tỷ trọng giá trị sản
xuất tăng nhanh và được đánh giá là ngành đạt hiệu quả, giá trị sản xuất
ngành thuỷ sản tăng bình quân 19,6%/năm. Diện tích nuôi trồng chủ yếu là
mặt nước ao, hồ nhỏ.
Tiếp tục thực hiện chủ trương chuyển đổi ruộng trũng sang nuôi trồng thủy
sản, trong 5 năm qua toàn tỉnh đã chuyển đổi hơn 1.250 ha ruộng trũng cấy lúa
năng suất thấp sang nuôi trồng thủy sản, đưa diện tích nuôi trồng thủy sản tăng
từ 2.589 ha năm 2001 lên 4.450 ha năm 2005 (đạt 89,3 % diện tích nuôi trồng
thủy sản toàn tỉnh). Năng suất bình quân tăng từ 2,5 tấn/ha lên 3,9 tấn /ha, sản
lượng thủy sản tăng từ 8,4 nghìn tấn lên 17,5 nghìn tấn, năm 2005 giá trị đạt
142,3 tỷ đồng tăng 15,3% so với năm 2004. Sản lượng và giá trị thủy sản tăng
qua các năm thể hiện tính tích cực của chủ trương chuyển dịch cơ cấu nội bộ
ngành nông nghiệp, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho các hộ nông dân.
+ Dịch vụ nông nghiệp : trong những năm gần đây dịch vụ sản xuất nông
nghiệp đã phát triển cả về số lượng và hiệu quả hoạt động. Giá trị sản xuất dịch
vụ nông nghiệp năm 2000 đạt 50,2 tỷ đồng, năm 2005 tăng lên 79,8 tỷ đồng và
có tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2001-2005 là 9,7%. Dịch vụ nông
nghiệp chủ yếu như dịch vụ thủy nông, cung cấp giống cây trồng, phân bón
thuốc trừ sâu, thuốc thú y... Nhiều mô hình hợp tác xã có dịch vụ đầu vào và
tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp xuất hiện như hợp tác xã thôn Ngang Nội
(huyện Tiên Du), hợp tác xã thôn Lựa xã Việt Hùng, hợp tác xã Mộ Đạo (huyện
92
Quế Võ), tổ chức dịch vụ sản xuất giống lúa, dưa chuột, ớt xuất khẩu. Tuy
nhiên mô hình hợp tác xã dịch vụ chưa nhiều, qui mô hoạt động còn nhỏ, vốn
đầu tư còn thiếu.
Như vậy, qua kết quả của tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội
bộ ngành nông nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh có thể nhận thấy: nét nổi bật trong
phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh những năm gần đây về cơ bản đã
chuyển sang nền sản xuất hàng hoá, phát triển theo hướng toàn diện và đạt
mức tăng trưởng khá cao. Điều đó được thể hiện:
-Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp bắt đầu chuyển dịch theo hướng
phát huy lợi thế, hình thành các vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá, coi
trọng giá trị và gắn với thị trường; các hộ nông dân với diện tích canh tác
được giao sử dụng ổn định lâu dài đã tự lựa chọn, quyết định trồng cây gì, con
gì, giống gì mà mang lại hiệu quả kinh tế cao.
-Nông nghiệp vẫn là bộ phận quan trọng nhất trong cơ cấu kinh tế ngành
nông, lâm, ngư nghiệp. Đó là khu vực thu hút đại bộ phận lao động nông thôn
và lao động xã hội, cung cấp những sản phẩm thiết yếu cho dân cư và cho
xuất khẩu, là nguồn thu nhập chủ yếu của nông dân.
-Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp gắn với ứng dụng
các thành tựu mới của khoa học- công nghệ và bảo đảm cơ bản kết cấu hạ
tầng nông nghiệp, nông thôn.
+ Sự hình thành các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh theo hướng sản
xuất hàng hóa : chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đặt ra yêu cầu dồn điền,
đổi thửa, khắc phục tình trạng ruộng đất manh mún, nên đã hình thành một số
vùng sản xuất tập trung theo hướng “liền vùng, cùng trà, khác chủ” thuận lợi trong
thâm canh, ứng dụng kỹ thuật mới, thu hoạch sản phẩm, tạo được khối lượng sản
phẩm hàng hóa lớn, thuận tiện trong thu mua và bán sản phẩm và công tác bảo vệ.
Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng,
vật nuôi đã hình thành các vùng sản xuất tập trung một số sản phẩm hàng hóa, gắn
với thị trường. Toàn tỉnh đã hình thành 13 vùng lúa hàng hoá tập trung, 24 vùng
sản xuất khoai tây, 26 vùng sản xuất rau xuất khẩu và một số vùng sản xuất hoa
cây cảnh. Phong trào xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha đã có tác dụng tích cực
93
đến quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp. Điển hình là vùng sản
xuất lúa hàng hóa có quy mô 50-100ha ở các xã Tam Sơn, Tương Giang (huyện
Từ Sơn), Yên Phụ, Hòa Tiến, Thụy Hòa (huyện Yên Phong)... được cấy bằng
các giống lúa chất lượng cao, lúa nếp và lúa đặc sản, hiệu quả kinh tế gấp 1,5-2
lần lúa thường. Vùng khoai tây thương phẩm ở các xã Việt Hùng, Quế Tân,
Nhân hòa, Phù Lương, Ngọc Xá (huyện Quế Võ) gần 2000 ha, đạt doanh thu từ
45-55 triệu đồng/ha/vụ đông; vùng sản xuất giống đậu tương đông ở huyện Gia
Bình bố trí 50 ha; vùng cà chua ở huyện Yên Phong; vùng rau ở các xã Trung
Nghĩa, Khúc Xuyên, Hòa Tiến (huyện Yên Phong), Trung Kênh, An Thịnh
(huyện Lương Tài), Võ Cường (TP Bắc Ninh)... cho doanh thu 160-170 triệu
đồng/ha/năm; vùng hoa, cây cảnh ở các xã: Phú Lâm (huyện Tiên Du), Đình
Bảng (huyện Từ Sơn), Trạm Lộ, An Bình (huyện Thuận Thành), Võ Cường (TP
Bắc Ninh) cho doanh thu đạt trên 200 triệu đồng/ha/năm; mô hình trồng hoa
đồng tiền, hoa ly ứng dụng công nghệ cao 2.000m2 ở xã Đình Bảng huyện Từ
Sơn cho doanh thu khoảng 500 triệu đồng/ha/năm. Vùng cá có quy mô trên
100ha ở các xã Bình Dương, Nhân Thắng (huyện Gia Bình), An Thịnh, Phú
Hòa, Trừng Xá (huyên Lương Tài); vùng bò sữa ở xã Cảnh Hưng, Tri Phương
(huyện Tiên Du); vùng nuôi lợn thịt hướng nạc ở xã Văn Môn (huyện Yên
Phong), Nhân Hòa (huyện Quế Võ), Hà mãn (huyện Thuận Thành), Xuân Lai
(huyện Gia Bình) với khoảng 700 nghìn con lợn thịt. Những vùng sản xuất trên
bước đầu đã đem lại giá trị sản xuất và hiệu quả kinh tế cao.
- Thương mại và dịch vụ nông thôn phát triển : tốc độ tăng trưởng
dịch vụ bình quân thời kỳ 2000-2005 là 15,3%/năm. Hoạt động thương mại
dịch vụ trong cơ chế mới có nhiều biến đổi kể cả về tổ chức, phương thức
hoạt động và lực lượng tham gia thị trường, nhất là lực lượng doanh nghiệp
ngoài quốc doanh và hộ kinh doanh cá thể, mạng lưới chợ.
Hoạt động thương mại diễn ra trên thị trường có nhiều chuyển biến
tốt, sức mua tăng, hàng hoá kinh doanh có khối lượng dồi dào, cơ cấu,
chủng loại phong phú, quy cách mẫu mã ngày càng được cải tiến, cung ứng
dịch vụ dần được nâng cao, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng xã hội, góp phần
thúc đẩy nền sản xuất hàng hoá phát triển và đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch
94
cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp-dịch vụ-nông nghiệp. Hoạt
động xuất nhập khẩu có mức tăng trưởng khá, kim ngạch xuất bình quân
giai đoạn 2001-2005 đạt 13,5 %/năm. Cơ cấu hàng xuất khẩu thay đổi theo
hướng công nghiệp, thủ công mỹ nghệ, nông sản thực phẩm và lâm sản.
Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Mỹ, EU, Hàn Quốc, Singapore, Ấn Độ,
Đài Loan, Trung Quốc, Lào, Hồng Kông, Nhật Bản, Nga ... Sản phẩm tham
gia xuất khẩu chưa nhiều, chủ yếu là: các sản phẩm bằng gỗ, giấy đế, dưa
chuột, mây tre đan, sắt thép..., một số sản phẩm sơ chế thu mua để xuất
khẩu như lạc nhân, hoa hồi, quế, long nhãn, hạt sen. Những năm qua hệ
thống chợ nông thôn hình thành và phát triển nhanh chóng, toàn tỉnh có 74
chợ hoạt động đã đáp ứng được phần nào quá trình trao đổi hàng hoá của
các tầng lớp dân cư, nhất là các vùng quê thuần nông. Dịch vụ, thương mại
nông thôn đã được đa dạng hoá bao gồm cả việc thu gom nông sản, làm đại
lý cho các đại lý tiêu thụ lớn ở đô thị, kết hợp với thu gom và sơ chế. Các
dịch vụ nông nghiệp (trước hết là cung ứng vật tư nông nghiệp, giống, phân
bón bảo vệ thực vật, động vật…) đã được tăng cường cả về số lượng và
chất lượng. Ngoài ra các hoạt động dịch vụ, kinh doanh, chuyển giao công
nghệ, đào tạo dạy nghề vận chuyển hàng hóa, bưu chính viễn thông, bảo
hiểm, tín dụng, thăm quan du lịch trong nông thôn ngày càng phát triển.
- Cơ cấu lao động chuyển dịch tích cực: kinh tế tăng trưởng, cơ
cấu kinh tế chuyển dịch tích cực kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu lao
động và phân công lại lao động trong nông nghiệp, nông thôn. Năm 1996
lao động trong khu vực nông, lâm, thủy sản chiếm 80,8%, khu vực công
nghiệp, xây dựng chiếm 8,6%, khu vực dịch vụ chiếm 10,6%. Chuyển
dịch tương ứng qua các năm: năm 2000 là 80,2%, 12,5% và 7,3%; năm
2005 là 62,2%, 20,7%, 17,1%. Các giai đoạn từ năm 1986 đến 1995, và
từ 1996 đến 2005 cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tích cực. Lao
động trong ngành nông nghiệp giảm dần từ 84,5% (1986-1990) xuống
còn 74,1% (2001-2005); lao động trong ngành công nghiệp, xây dựng từ
7% (1986-1990) tăng lên 8,2% (1996-2000) và 12,9% (2001-2005).
(Xem biểu đồ 3)
95
84,5
7
8,5
88
6
6
84,5
8,2
7,3
74,1
12,9
13,0
0%
20%
40%
60%
80%
100%
1986-1990 1991-1995 1996-2000 2001-2005
Nông, lâm, thuỷ sản Công nghiệp, xây dựng Dịch vụ
Biểu đồ 3: Cơ cấu lao động qua các giai đoạn
Nguồn [17]
-Sự phát triển của công nghiệp nông thôn và ngành nghề thủ công
nghiệp nông thôn Bắc Ninh
Sự phát triển của công nghiệp nông thôn
Cùng với sự phát triển chung kinh tế trong tỉnh những năm qua công
nghiệp nông thôn phát triển có bước đột phá. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
trong nội bộ công nghiệp diễn ra nhanh chóng trên tất cả các ngành nghề, sản
phẩm và các thành phần kinh tế.
Khu vực công nghiệp ngoài Nhà nước mà chủ yếu công nghiệp tập trung ở
các vùng nông thôn phát triển khá mạnh mẽ, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân
37,2%/năm trong giai đoạn 2001-2005. Năm 2005, giá trị sản xuất đạt 4.054,3 tỷ
đồng, so với mục tiêu kế hoạch vượt 91,9%, bằng 60,9% giá trị sản xuất công
nghiệp trên địa bàn. Đây vẫn là khu vực duy trì được tốc độ tăng trưởng cao và
có giá trị sản xuất lớn nhất so với các khu vực khác trong sự phát triển kinh tế
của tỉnh những năm qua. Đạt được mức tăng trưởng này là do số lượng cơ sở sản
xuất kinh doanh ở các vùng nông thôn tăng nhanh, tạo thêm năng lực mới cho
nền kinh tế của tỉnh, nhất là từ khi Luật doanh nghiệp được ban hành có hiệu lực.
Đến tháng 6/2006 toàn tỉnh đã có 1.573 doanh nghiệp được cấp phép đăng ký
kinh doanh theo Luật doanh nghiệp với tổng số vốn điều lệ 5.250 tỷ đồng, trong
đó 70% doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, bao gồm các loại
96
hình hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn. Loại hình
sản xuất nhiều nhất là hộ cá thể với gần 20 nghìn hộ.
Khu vực công nghiệp nhà nước địa phương cũng có bước tiến vượt bậc trong
giai đoạn 1997-2000, với tốc độ tăng bình quân là 25,9%/năm, giai đoạn 2001-
2004 đạt 53,9%/năm, riêng năm 2005 do các doanh nghiệp nhà nước địa phương
chuyển sang cổ phần hóa nên số doanh nghiệp còn lại chỉ đạt giá trị sản xuất là
14,6 tỷ đồng. Các địa phương có mức tăng trưởng cao trên 30% như các huyện:
Quế Võ, Yên Phong, Từ Sơn và thành phố Bắc Ninh. Đến tháng 6/2005 các
doanh nghiệp trong khu vực này đã thực hiện xong chương trình cổ phần hóa.
Cùng với sự phát triển công nghiệp khu vực nông thôn, đến nay trên địa
bàn tỉnh đã triển khai quy hoạch và đầu tư xây dựng 6 khu công nghiệp tập trung
với diện tích 2760ha. Đã có 179 dự án đã được cấp phép đầu tư trong đó có 132
dự án vốn đầu tư trong nước với số vốn đăng ký 7.600 tỷ đồng và 47 dự án có
vốn đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đăng ký 302 triệu USD. Tỷ lệ diện tích
đất lấp đầy bình quân chung các khu công nghiệp đạt khoảng 60%. Đã có 77 dự
án đi vào hoạt động thu hút 9.142 lao động. Ngoài ra trên địa bàn còn có 10 dự
án FDI là 157,673 triệu USD. Các khu công nghiệp tập trung là cơ sở vật chất kỹ
thuật quan trọng, nó cùng với công nghiệp khu vực nông thôn tạo nên nền tảng
vững chắc cho sự phát triển nhanh và bền vững của tỉnh.
Có thể nhận định sự phát triển của công nghiệp khu vực ngoài nhà nước mà
tập trung chủ yếu ở các vùng nông thôn Bắc Ninh những năm qua phát triển tích
cực, năng động, đã đóng góp cho tăng trưởng của toàn ngành công nghiệp trên địa
bàn tỉnh. Do vậy, kinh tế của tỉnh những năm qua tăng trưởng cao, tạo sự chuyển
dịch mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp-dịch vụ-nông nghiệp.
Sự phát triển của ngành nghề thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống,
khu, cụm công nghiệp làng nghề
Với thế mạnh của tỉnh là các làng nghề truyền thống, nhằm thúc đẩy chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, thực hiện phân công lại lao động, tạo thêm việc làm
và thu nhập. Năm 1997, ngay sau khi tái lập tỉnh, tỉnh đã quan tâm khôi phục và
phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống ở nông thôn.
Năm 1998 Tỉnh ủy đã có Nghị quyết 04-NQ/TU về phát triển các làng nghề tiểu
97
thủ công nghiệp. Ngày 3/2/2000 Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã có Nghị quyết số 12-
NQ/TU về xây dựng, phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề, tiểu
thủ công nghiệp. Thực hiện Quyết định 132/2000-TTg ngày 24/11/2000 của Thủ
tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông
thôn và chủ trương phát triển làng nghề của tỉnh, những năm qua ở Bắc Ninh
nhiều ngành nghề truyền thống đã phục hồi phát triển, nhiều làng nghề mới hình
thành, lan tỏa thành phố nghề, xã nghề, vùng nghề.
Bắc Ninh hiện có 62 làng nghề (có 31 làng nghề truyền thống), trong đó
có 53 làng nghề sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp thuộc 11 nhóm
nghề thủ công chính, thu hút trên 36,5 nghìn lao động, chiếm 9% lực lượng
lao động nông thôn (xem bảng 2.9). Nhờ sự tác động tích cực của nhiều chính
sách, đặc biệt là chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, nên sự phát
triển của các làng nghề truyền thống trong những năm đổi mới vừa qua đã đạt
được những kết quả kinh tế xã hội thiết thực:
-Làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh có sự tăng lên về số lượng, đa dạng hơn về
ngành nghề, sản phẩm được cải tiến, đổi mới và đa dạng hóa theo yêu cầu của
thị trường. Quy mô và tốc độ tăng giá trị sản xuất ở các làng nghề đạt mức
khá cao, phát triển sôi động trong cơ chế thị trường.
Bảng 2.9: Số làng nghề và lao động trong các làng nghề
Đơn vị: lao động, làng
Nguồn: [37]
Phân theo ngành nghề (làng nghề)
Đơn vị
Tổng
số
làng
nghề
Làng
nghề
truyền
thống
Làng
nghề
mới
Tổng
số lao
động
Thủy
sản
CN chế
biến
Xây
dựng
Thương
mại
Vận
tải
Từ Sơn 18 8 10 14 2 2
Tiên Du 4 3 1 2 2
Yên Phong 16 6 10 15 1
Quế Võ 5 4 1 5
Thuận Thành 5 4 1 1 4
Gia Bình 8 3 5 8
Lương Tài 6 3 3 5 1
Cộng 62 31 31 36.515 1 53 4 3 1
98
Do sự phát triển chung của kinh tế trong tỉnh, ngành nghề ngoài nông
nghiệp trong nông thôn cũng tăng lên. Số làng nghề tăng lên từ 58 làng
năm 1998 lên 62 làng năm 2005 tăng 10,3%. Số làng nghề mới, phố nghề,
xã nghề mới xuất hiện do sự lan tỏa của các làng nghề hiện có (hiện nay có
thêm khoảng trên 40 làng có nghề mới), do đó số hộ chuyển sang làm nghề
thủ công tăng lên. Theo báo cáo của Sở Công nghiệp trong các làng nghề
có 35.336 hộ, trong đó có15.759 hộ chuyên làm nghề thủ công, chiếm
44,5%. Giá trị sản xuất công nghiệp trong các làng nghề luôn chiếm từ 50 -
55% giá trị sản xuất công nghiệp quốc doanh và chiếm 33,9% giá trị sản
xuất công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh (xem bảng 2.10).
Ở các làng nghề, mặt hàng sản phẩm phong phú đa dạng theo các
nhóm nghề thủ công chính: đồ gỗ, điêu khắc, sơn mài, sắt thép, giấy, dệt,
tranh dân gian, đúc đồng, thêu ren, mây tre đan… Hàng thủ công mỹ nghệ
thường có giá trị cao bởi giá trị sử dụng và giá trị văn hóa dân tộc duy trì
và phát triển trong các sản phẩm của làng nghề.
- Làng nghề trong nông thôn đã góp phần tích cực vào giải quyết việc
làm cho lao động đang dư thừa. Ngoài việc thu hút lao động tại chỗ (cả
ngoài độ tuổi lao động) còn thu hút một lực lượng lao động từ nơi khác đến
(đã hình thành chợ lao động trong các làng nghề) làm các khâu kỹ thuật
phổ thông hoặc làm dịch vụ đầu vào, đầu ra. Ở làng đồ gỗ Đồng Kỵ (huyện
Từ Sơn) dân số có 11nghìn người, thì có trên 6 nghìn người làm nghề và
thu hút 4.500 lao động từ các nơi khác đến, làng sắt thép Đa Hội (huyện Từ
Sơn) có trên 2 nghìn lao động, làng giấy Phong Khê (huyện Yên Phong) có
gần 1nghìn lao động từ nơi khác đến.
-Làng nghề tạo ra và tăng thêm thu nhập cho dân cư nông thôn mà trực
tiếp là cho người lao động và hộ ngành nghề. Thực tế ở Bắc Ninh cho thấy
việc phát triển các ngành nghề đã tạo ra một nguồn thu nhập quan trong cho
các hộ gia đình và lao động làm ngành nghề, tăng thêm nguồn thu nhập cao
hơn các hộ thuần nông, nhất là các hộ trong các làng nghề. Bình quân thu
nhập các hộ trong các làng nghề gấp từ 5-10 lần so các hộ thuần nông. Đây là
chưa kể các hộ chuyên kinh doanh ngành nghề.
99
Bảng: 2.10: Tổng hợp hoạt động trong các làng nghề (năm 2005)
Đơn vị: số làng, lao động, %
Đơn vị
huyện
Số
làng
nghề
Số hộ
của
làng
nghề
Số hộ
làm
nghề
thủ
công
Tỷ lệ
(%)
Số nhân
khẩu
trong các
làng
nghề
Số lao
động làm
nghề
Giá trị SX
của làng nghề
năm 2005-
(giá 1994, tr.
đồng)
Trong
đó:
GTSX
của nghề
thủ công
chính
Tỷ
lệ
(%)
Từ Sơn 18 15.311 7.742 50,56 63.355 14.871 1.398.237 1.023.131 73,2
Yên Phong 16 6.538 2.866 43,83 30.274 7.970 1.009.756 1.009.756 100
Gia Bình 8 4.417 1.572 34,57 18.114 3.526 138.458 138.458 100
Lương Tài 6 2.641 554 21,2 11.191 1.509 95.240 77.227 81,0
Thuận Thành 5 2.350 734 31,2 1.685 1.685 1.685 13.200 78,3
Quế Võ 5 1.899 711 37,4 8.179 1.425 28.821 9.546 33,1
Tiên Du 4 2.180 1.580 72,5 9.311 5.529 59.955 46.110 76,9
Cộng 62 35.336 15.759 44,5 142.199 36.515 2.743.667 2.317.428 84.5
Nguồn: [37]
Các làng nghề ở Đa Hội, Đồng Kỵ (huyện Từ Sơn), Phong Khê (huyện
Yên Phong), Đại Bái (huyện Gia Bình) đạt giá trị sản lượng ngành nghề
chiếm 80 - 95% giá trị sản lượng của địa phương. Xã Tương Giang (huyện Từ
Sơn) thu nhập từ ngành nghề gấp từ 12-13 lần so với thu nhập sản xuất lúa.
Làng giấy Phong Khê thu nhập bình quân/người toàn xã là 8 triệu đồng một
năm, ở làng nghề Đa Hội thu nhập bình quân 7 triệu người một năm.
Nhờ công nghiệp làng nghề phát triển, các làng nghề, hộ nghề đã có
nguồn vốn để đầu tư, cải thiện và tăng cường cơ sở hạ tầng như đường giao
thông, xây dựng trường học, trạm xá, nhà văn hóa, điện nông thôn, xây dựng
nhà ở kiên cố khang trang, đầu tư công nghệ máy móc phương tiện.
-Các làng nghề rất coi trọng đầu tư đổi mới công nghệ nên chất lượng mẫu
mã sản phẩm đã được nâng cao và cải tiến, vì vậy sản phẩm hàng hóa phù hợp
với nhu cầu thị trường, một số sản phẩm được xuất khẩu ra nước ngoài, sản xuất
được duy trì phát triển. Ở làng nghề giấy Phong Khê (huyện Yên Phong) có 125
dây truyền sản xuất công nghiệp có công suất từ 300 đến 2000 tấn/năm, có 3
doanh nghiệp đầu tư lắp đặt dây truyền sản xuất có công suất 10 nghìn
tấn/năm/dây truyền. Công ty trách nhiệm hữu hạn giấy và bao bì Phú Giang
100
(huyện Tiên Du) có hơn 350 lao động, 4 cơ sở sản xuất và 1 cơ sở dịch vụ, 8 dây
chuyền sản xuất, trong đó có 2 dây chuyền sản xuầt duplex với công suất 5.000
tấn/năm, 3 dây chuyền sản xuất bao bì carton với công suất 10 nghìn tấn/năm,
tổng mức đầu tư trên 30 tỷ đồng. Năm 2004 doanh thu 42 tỷ đồng, sản lượng sản
phẩm 9.500 tấn nộp thuế cho nhà nước 1,6 tỷ đồng, thu nhập bình quân 900.000
đồng/người/tháng. Như vậy, việc đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ, ứng dụng
và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và tăng cường quản lý vốn và tài sản, quản lý
điều hành tổ chức sản xuất được các cơ sở sản xuất trong các làng nghề quan
tâm và cũng là yêu cầu đặt ra đối với mỗi doanh nghiệp trong quá trình sản xuất
kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm trong cơ chế thị trường hiện nay. Có
như vậy mới nâng cao hiệu quả kinh doanh, thu hút và tăng thu nhập cho người
lao động trong nông thôn hiện nay.
- Ở nhiều làng nghề, việc tổ chức sản xuất kinh doanh đã được cải tiến theo
hướng tiến bộ như: phát triển chuyên môn hóa lao động và sản phẩm; hình thành
một số cụm công nghiệp làng nghề, đa nghề theo quy hoạch, các cơ sở sản xuất
kinh doanh tách khỏi khu dân cư nên có mặt bằng sản xuất, hạn chế ô nhiễm môi
trường tạo điều kiện phát triển sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm.
Trong những năm gần đây việc phục hồi các làng nghề thủ công
truyền thống, phát triển làng nghề mới, phát triển công nghiệp nông thôn,
đặc biệt là công nghiệp chế biến gắn với vùng nguyên liệu được chú trọng
đầu tư phát triển. Để phát huy thế mạnh làng nghề truyền thống, tỉnh đã
quy hoạch, đầu tư xây dựng hình thành và phát triển các cụm công nghiệp
ở các làng nghề truyền thống. Sự phát triển này được coi là phù hợp với xu
thế khách quan của phát triển công nghiệp và thủ công nghiệp ở nông thôn
Bắc Ninh hiện nay. Một mặt nó không những giải quyết khó khăn về mặt
bằng sản xuất, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường mà còn phù hợp
với yêu cầu đô thị hoá nông thôn, tạo thuận lợi cho việc mở rộng giao lưu
hàng hoá. Bên cạnh đó các hình thức dịch vụ như thương mại, tín dụng, kỹ
thuật nông nghiệp, vận tải, thông tin, văn hoá, giải trí… cũng được phát
triển rộng rãi ở nhiều vùng nông thôn Bắc Ninh.
Đến nay, tỉnh đã quy hoạch và xây dựng 25 khu công nghiệp vừa và nhỏ,
101
cụm công nghiệp (industial clusters) làng nghề với tổng diện tích 654,1ha
(trong đó có 18 khu và cụm công nghiệp đã có các cơ sở sản xuất đầu tư và đi
vào hoạt động, 7 khu, cụm công nghiệp đã quy hoạch và đang chuẩn bị đầu tư).
Trong số 18 khu, cụm cô
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn tỉnh Bắc Ninh từ năm 1986 đến nay- thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp.pdf