MỞ ĐẦU.1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .7
1.1. Các công trình nghiên cứu của các học giả ở Ấn Độ và trên thế giới . 7
1.2. Các công trình nghiên cứu của các học giả ở Việt Nam . 19
1.3. Một số nhận xét và những vấn đề chưa được giải quyết, luận án tập
trung làm rõ. 23
Chương 2: NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH CỦNG CỐ VÀ BẢO
VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG HÒA ẤN ĐỘ GIAI ĐOẠN 1991 - 2015 .25
2.1. Quan niệm về độc lập dân tộc và củng cố độc lập dân tộc. 25
2.2. Nhân tố quốc tế . 29
2.3. Nhân tố trong nước. 43
Chương 3: NỘI DUNG CỦNG CỐ VÀ BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG
HÒA ẤN ĐỘ GIAI ĐOẠN 1991 - 2015 .59
3.1. Giai đoạn 1991 - 2000 . 59
3.2. Giai đoạn 2001 - 2015 . 77
Chương 4: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI CÁC
NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN.115
4.1. Đánh giá chung. 115
4.2. Đặc điểm của quá trình củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc của Cộng
hòa Ấn Độ từ năm 1991 đến năm 2015. 125
4.3. Một số bài học kinh nghiệm đối với các nước đang phát triển . 133
KẾT LUẬN .147
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN.151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.152
PHỤ LỤC
209 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 464 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quá trình củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc của cộng hòa Ấn Độ từ năm 1991 đến năm 2015 - Nguyễn Văn Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ao, cũng như cuộc đối thoại xây dựng lòng tin,
nhưng quan hệ hai nước hầu như không có bất cứ tiến triển đáng kể nào.
Thời gian gần đây, Ấn Độ đã nỗ lực để từng bước gạt bỏ những trở ngại do
quá khứ để lại, hướng tới xây dựng mối quan hệ hòa bình, hợp tác và phát triển với
Pakistan, vì vậy, quan hệ hai nước có những cải thiện đáng kể. Hai bên đã nhất trí
nối lại đối thoại trên tất cả các lĩnh vực, thiết lập đường dây nóng chống khủng bố
nhằm chia sẽ thông tin và thông báo cho nhau về nguy cơ xảy ra các cuộc tấn công
của các phần tử vũ trang. Đặc biệt, ngày 30/3/2011, Thủ tướng Ấn Độ M.Singh mời
Thủ tướng Raza Gilani sang Mohali, bang Punjab xem trận bán kết thi đấu bóng
chày giữa đội tuyển Ấn Độ và Pakistan thể hiện thiện chí mong muốn tìm các giải
pháp hợp tác với quốc gia láng giềng này. Tiếp đó, Bộ trưởng Ngoại giao hai nước
đã có cuộc hội đàm ở New Dehli (07/2011). Cuộc gặp này được coi là sự khởi đầu
cho quá trình “tan băng” quan hệ giữa hai nước vốn rất không ổn định và hay rơi
vào trạng thái khủng hoảng. Hai bên đã ra Tuyên bố chung nhất trí đơn giản hóa thủ
tục xuất nhập cảnh, nới lỏng hoạt động thương mại, cải thiện hạ tầng cơ sở, tăng tần
suất xe buýt ở Kashmir. Đặc biệt, ngày 08/04/2012, Tổng thống Pakistan A.Zardari
đã thực hiện chuyến thăm Ấn Độ. Đây là chuyến thăm Ấn Độ đầu tiên của nguyên
thủ quốc gia Pakistan kể từ năm 2005 và là cuộc “tái ngộ” đầu tiên giữa lãnh đạo
hai nước kể từ năm 2009. Mặc dù chuyến thăm không đạt kết quả cụ thể nào, nhưng
việc lãnh đạo hai nước thảo luận thẳng thắn, cởi mở những vấn đề “nhạy cảm” trong
quan hệ hai nước, như chủ nghĩa khủng bố, tranh chấp lãnh thổ ở Kashmir, tranh
chấp nguồn nước ở khu vực Siachen cho thấy hai nước đều có chung mong muốn
bình thường hóa quan hệ, cũng như cả hai nước đã sẵn sàng cho một “chương mới”
trong quan hệ song phương vốn không ít trắc trở.
Năm 2014, khi Thủ tướng N.Modi lên nắm quyền, ông khẳng định chính sách
đối ngoại của Ấn Độ phải bắt đầu từ biên giới quốc gia, vì vậy, ông thực hiện chính
sách “Láng giềng là ƣu tiên số một”. Thủ tướng nhận ra rằng vị thế của Ấn Độ
trong quan hệ với các nước lớn như Mỹ và Trung Quốc sẽ chỉ được cải thiện đáng kể
92
chỉ khi New Dehli tái thiết lập được sự thống nhất về địa chính trị của tiểu lục địa
Nam Á. Quan hệ tốt hơn với Pakistan sẽ giúp ông thực hiện được tham vọng biến Ấn
Độ thành cường quốc kinh tế và có thể hạn chế được ảnh hưởng ngày càng tăng của
Trung Quốc tại Pakistan. Chính vì thế, tại l nhậm chức Thủ tướng của mình, ông đã
mời 4.000 quan khách trong đó có mặt của 8 vị nguyên thủ quốc gia thuộc Hiệp hội
hợp tác khu vực Nam Á (SAARC) và vị khách đặc biệt được chú ý nhất trong buổi l
này là Thủ tướng Pakistan, Nawaz Sharif, Thủ tướng đầu tiên của Pakistan tham dự l
nhậm chức của một Thủ tướng Ấn Độ kể từ khi hai nước tuyên bố độc lập từ năm
1947. Đây được đánh giá là một món quà chính trị lớn đối với Thủ tướng N.Modi.
Ngày 25/12/2015, Thủ tướng Ấn Độ N.Modi trên đường trở về sau chuyến
thăm Nga và Afghanistan đã ghé thăm thành phố Lahore của Pakistan, để dự sinh
nhật của Thủ tướng Pakistan N. Sharif. Cuộc gặp giữa hai tân Thủ tướng với những
lời cam kết thúc đ y mạnh mẽ tiến trình hòa bình giữa hai nước, bằng việc nhất trí tổ
chức cuộc đối thoại toàn diện giữa bí thư đối ngoại hai bên, bắt đầu từ giữa tháng
1/2016 tại Isalamabad, Pakistan. Đây được đánh giá là một sự kiện hết sức có ý nghĩa
với quan hệ hai nước vì lần đầu tiên sau 11 năm, Thủ tướng Ấn Độ mới lại đặt chân
lên đất Pakistan (trong suốt hai nhiệm kỳ Thủ tướng, ông M. Singh luôn nỗ lực thúc
đ y các biện pháp để xây dựng lòng tin, thúc đ y quan hệ hai nước về mọi mặt nhưng
ông chưa thực hiện được chuyến thăm chính thức nào đến Pakistan do những phản
đối từ Đảng Quốc đại). Cuộc gặp gỡ này như là một kết thúc đẹp cho những hứa hẹn
trong các cuộc gặp gỡ trước đó của hai người đồng cấp bên lề Hội nghị biến đổi khí
hậu tại Paris (Pháp) cuối tháng 11/2015; cố vấn an ninh quốc gia hai nước gặp nhau
tại Thái Lan đầu tháng 12/2015 và Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Sushma Swaraf
thăm Pakistan nhân dịp dự Hội nghị về Afghanistan vào giữa tháng 12/2015. Do ảnh
hưởng của quan hệ chính trị nên hợp tác giữa hai nước trong các vấn đề quốc tế, khu
vực gặp nhiều trở ngại; quan hệ về kinh tế, thương mại cũng dừng ở mức hạn chế.
Tóm lại, mối quan hệ căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan không chỉ xuất
phát từ những mâu thuẫn lịch sử về vùng Kashmir, vấn đề nguồn nước, đường biên
giới, vấn đề khủng bố mà chính là sự thiếu niềm tin và luôn nghi ngờ lẫn nhau. Để
cải thiện được mối quan hệ trên mọi mặt, cả hai nước phải có những điều chỉnh, đặt
93
niềm tin vào nhau, gạt bỏ những mâu thuẫn, giải quyết những căng thẳng bằng con
đường đàm phán, hòa bình, đ y lùi được nguy cơ chiến tranh, tạo môi trường hòa
bình, ổn định cho khu vực và thế giới. Có như vậy, Cộng hòa Ấn Độ mới thực sự
độc lập về chủ quyền quốc gia, biên giới lãnh thổ và an ninh trong nước.
* Với các nƣớc láng giềng khác trong khu vực:
+ Với Nepal: Ấn Độ khẳng định coi quan hệ với Nepal là ưu tiên trong chính
sách đối ngoại của Ấn Độ ở khu vực, cam kết không can thiệp vào công việc nội bộ
của Nepal, ủng hộ tiến trình hòa bình ở Nepal và tiếp tục viện trợ cho Nepal phát
triển kinh tế xã hội. Đáng chú ý, Ấn Độ đã hỗ trợ Nepal tấn công lực lượng vũ trang
chống chính phủ ở Nepal, đồng thời cam kết sẵn sàng giúp Nepal xây dựng cơ sở hạ
tầng, năng lực, trang thiết bị và huấn luyện quân sự Hai nước thường xuyên trao
đổi các đoàn cấp cao, từ đó hai nước đã ký một loạt văn kiện như: Thỏa thuận các
điều khoản sử dụng và quản lý tài nguyên nước và Hiệp định quá cảnh và an ninh
(08/2000); Hiệp định kinh tế (03/2002); Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư
(10/2011) Tuy nhiên, vào tháng 10/2015, quan hệ hai nước có những rạn nứt và
rơi vào tình trạng căng thẳng do những bất đồng liên quan đến các cuộc biểu tình
của người Madhesi gốc Ấn Độ phản đối bản Hiến pháp mới của Nepal. Sự kiện này
dẫn đến mâu thuẫn lớn giữa hai chính phủ. Phía Nepal đã ngăn chặn tất cả các kênh
truyền hình Ấn Độ “vô thời hạn” và cho rằng Ấn Độ can thiệp vào chuyện nội bộ
của họ. Còn về phía Ấn Độ tuyên bố sẽ đóng cửa biên giới, phong tỏa hàng hóa từ
Ấn Độ đến Nepal. Trước tình hình đó, Thủ tướng N.Modi lo ngại rằng căng thẳng
kéo dài chỉ tạo điều kiện cho Nepal “xích lại” gần hơn với Trung Quốc, còn chính
phủ mới của Nepal, Thủ tướng Sharma Oil lo ngại mối quan hệ căng thẳng với Ấn
Độ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của quốc gia vốn nhận được rất nhiều trợ giúp
về mọi mặt từ Ấn Độ. Xuất phát từ lợi ích của mỗi quốc gia, chính phủ hai nước đã
nhanh chóng thúc đ y những chuyến viếng thăm, đàm phán giải quyết những mâu
thuẫn hiện tại và tiếp tục những mối quan hệ truyền thống tốt đẹp vốn có giữa hai
nước. Cùng với mối quan hệ tốt đẹp về chính trị, quan hệ về kinh tế, thương mại,
đầu tư và các lĩnh vực khác cũng có những tiến triển tốt đẹp trong suốt giai đoạn
2001 - 2015.
94
+ Với Bhutan: Hai bên thường xuyên duy trì các chuyến thăm cấp cao, đặc
biệt là chuyến thăm Ấn Độ của Quốc vương Bhutan Namgyel Wangchuck tháng 02
năm 2007 và ký Hiệp định bổ sung “Hiệp ước hòa bình và hữu nghị 1949”. Hiệp
ước năm 2007 đã đặt nền móng cho sự phát triển sâu rộng, toàn diện của quan hệ
hai nước trong thế kỷ XXI, cũng như đảm bảo hòa bình và hữu nghị, tự do thương
mại và quyền bình đẳng cho công dân hai nước. Đặc biệt hơn, sau khi Thủ tướng
N.Modi nhậm chức, ông đã chọn Bhutan là điểm đến đầu tiên trong các chuyến công
du nước ngoài trên cương vị mới. Điều này cho thấy được sự coi trọng quan hệ với
các nước láng giềng, trong đó có Bhutan, một nước nhỏ nhưng lại có tầm quan trọng
rất lớn về chiến lược đối với Ấn Độ.
Tuy nhiên, vào những ngày gần đây, khi mâu thuẫn giữa Ấn Độ và Trung
Quốc lên tới đỉnh điểm do những căng thẳng di n ra tại vùng đất ngã ba giữa Ấn Độ
- Trung Quốc - Bhutan giao nhau. Với mối quan hệ ngoại giao đặc biệt và vai trò
giúp Bhutan về vấn đề an ninh theo Hiệp ước 2007 giữa hai nước đã ký kết, hy
vọng rẳng Ấn Độ và Bhutan sẽ có những quyết định đúng đắn trong việc giải quyết
tranh chấp biên giới với Trung Quốc.
+ Với Bangladesh: Ấn Độ nỗ lực không ngừng thúc đ y với quan hệ với quốc
gia này thông qua việc ký kết một loạt các văn kiện quan trọng trên các lĩnh vực chính
trị, kinh tế, văn hóa, an ninh - quốc phòng như “Hiệp định khôi phục hòa bình biên giới”
(2000), “Hiệp định về trao đổi 162 vùng đất “tách biệt” nằm trong lãnh thổ hai nước”
(09/2011); “Hiệp định dẫn độ tội phạm” (09/2011); Thỏa thuận “Bangladesh cho Ấn Độ
sử dụng các cảng Chittagong và Mongla” (09/2011) và hàng chục thỏa thuận hợp tác
kinh tế thương mại, đầu tư, tài chính ngân hàng, thông tin vi n thông, năng lượng và kết
nối giao thông
Ấn Độ và Bangladesh đã tham gia vào nhiều chương trình hợp tác khu vực
thông qua các di n đàn đa phương như SAARC, BIMSTECT và Hiệp hội hợp tác
khu vực vành đai Ấn Độ Dương (IORARC)... Những năm đầu thế kỷ XXI, hai bên
không ngừng thúc đ y hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, giáo dục, văn
hóa và đặc biệt là hợp tác trong lĩnh vực sản xuất năng lượng và kết nối giao thông.
Ấn Độ còn thường xuyên tiến hành các hoạt động viện trợ và hỗ trợ kinh tế để giúp
95
Bangladesh đối phó với thiên tai và lũ lụt thường xuyên xảy ra; triển khai nhiều gói
học bổng lớn và khuyến khích công dân học tập tại các trường đại học của Ấn Độ.
+ Với Sri Lanka: Hai bên đều nỗ lực vun đắp cho mối quan hệ láng giềng
này thông qua các cuộc viếng thăm và trao đổi đoàn cấp cao giữa các nhà lãnh đạo
hai nước. Hai bên đã ký kết nhiều văn kiện quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, văn
hóa, giáo dục, giao thông vận tải, du lịch..., trong đó việc ký kết Hiệp định thương
mại tự do Ấn Độ - Sri Lanka tháng 3/2000 đã thúc đ y hợp tác kinh tế hai nước phát
triển mạnh. Hiện nay, đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ ở Nam Á là Sri Lanka
và Ấn Độ là đối tác thương mại lớn nhất của Sri Lanka trên toàn cầu.
Năm 2015, có thể nói là năm dấu mốc lịch sử đối với mối quan hệ giữa Ấn Độ
và Sri Lanka. Ngay sau khi nhậm chức (01/2015), Tổng thống Sri Lanka Maithripala
Sirisena chọn Ấn Độ là điểm công du nước ngoài đầu tiên trên cương vị mới. Trong
chuyến thăm Ấn Độ 4 ngày của ông, Tổng thống M. Sirisena khẳng định mong muốn
thúc đ y gần gũi với Ấn Độ. Trước đó, từ ngày 17 - 19/01/2015, Ngoại trưởng Sri
Lanka cũng đã tới thăm Ấn Độ, tiến hành đàm phán với người đồng cấp và gặp Thủ
tướng N.Modi cùng nhiều quan chức cấp cao Ấn Độ khác. Hai bên đã nhất trí thúc
đ y và mở rộng hợp tác đồng thời ấn định thời điểm tổ chức cuộc đàm phán đầu tiên
về vấn đề hồi hương người Tamil vào cuối tháng 01/2015; nỗ lực giải quyết các bất
đồng liên quan đến vấn đề dân cư... Ngay sau đó, Thủ tướng N.Modi cũng đã thăm
Sri Lanka từ ngày 13 - 15/3/2015 và bày tỏ thiện chí của Ấn Độ trong chính sách đối
ngoại với các nước láng giềng trong đó có Sri Lanka.
+ Với Afganistan: Sau khi chế độ Taliban sụp đổ (2001), Ấn Độ tuyên bố
ủng hộ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, phản đối nước ngoài can thiệp vào
công việc nội bộ của Afganistan, đồng thời tích cực tham gia công cuộc tái thiết
Afganistan. Ấn Độ luôn coi việc thúc đ y quan hệ với Afganistan là ưu tiên trong
chính sách đối ngoại của mình ở Nam Á. Hai bên thường xuyên trao đổi các chuyến
thăm và tiếp xúc cấp cao, đáng chú ý nhất là chuyến thăm Afganistan của Thủ
tướng M.Singh (05/2011), hai bên đã ký “Tuyên bố chung tầm nhìn đối tác chiến
lược Ấn Độ - Afganistan” vạch ra lộ trình, phương hướng hợp tác giữa hai nước
trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, quốc phòng an ninh, chống
96
khủng bố Đặc biệt, trong chuyến thăm Ấn Độ của Tổng thống Hamit Karzai
(10/2011), hai bên đã ký “Hiệp định đối tác chiến lược” (Hiệp định đối tác chiến
lược đầu tiên Afganistan ký với nước ngoài).
Cả Ấn Độ và Afganistan đều là nạn nhân của các cuộc khủng bố vì vậy hợp
tác về an ninh, quân sự là một trụ cột trong quan hệ đối tác chiến lược giữa hai
nước. Theo thỏa thuận, Ấn Độ không chỉ huấn luyện, đào tạo lực lượng quân đội
mà còn cung cấp một số chủng loại vũ khí trang bị cho lực lượng quân sự, an ninh
và cảnh sát của Afganistan đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ đất nước sau khi
Mỹ và NATO rút quân khỏi Afganistan. Hiện nay Ấn Độ là một trong những nhà tài
trợ lớn nhất cho Afganistan ở khu vực Nam Á cả về thiết bị quân sự, trang thiết bị y
tế và các yếu ph m cần thiết khác.
Năm 2015, tân Tổng thống Afganistan, ông Ashraf Ghani đã có những động
thái bắt nhịp cầu với Pakistan và Trung Quốc trong bối cảnh mối quan hệ giữa Ấn
Độ và Pakistan vẫn di n ra căng thẳng và Ấn Độ lo ngại về ảnh hưởng của Trung
Quốc đối với các nước láng giềng. Tuy nhiên, sau đó Tổng thống Ashraf Ghani đến
thăm New Dehli 4 ngày với mong muốn Ấn Độ mở rộng vòng tay lớn đối với nhà
lãnh đạo mới của một quốc gia bị tàn phá nặng nề sau chiến tranh. Về phía Ấn Độ,
New Dehli quan ngại sâu sắc khi Bắc Kinh ráo riết gây dựng vai trò và tăng cường
ảnh hưởng đối với các nước láng giềng, quan hệ giữa Ấn Độ và Pakistan lại vẫn
chưa được cải thiện, vì thế, Afganistan trở nên quan trọng hơn đối với Ấn Độ cả về
kinh tế thương mại, chính trị và an ninh quốc phòng.
3.2.2.3. Tiếp tục triển khai thực hiện Chính sách hướng Đông
Thời kỳ này Ấn Độ ráo riết triển khai Giai đoạn thứ hai (2002 - 2014) của
Chính sách hướng Đông. Đây là giai đoạn được đánh dấu là “hướng Đông” mở
rộng, trải dài từ Australia tới Trung Quốc và Đông Á, với ASEAN là trung tâm,
trong đó hợp tác về an ninh - quốc phòng, ngoại giao văn hóa được chú trọng phát
triển. Sau khi trở thành Thủ tướng của Ấn Độ (5/2014), ông N.Modi đã chuyển
“Chính sách hướng Đông” thành “Hành động ở phía Đông” (Act East) cho thấy
nước này đang nỗ lực biến các tuyên bố và cam kết thành hành động để nâng quan
hệ đối tác với khu vực Đông Nam Á và Đông Á lên một tầm cao hơn.
97
Để đạt được mục tiêu của chính sách, tiếp sức cho công cuộc củng cố và bảo
vệ độc lập, chính phủ Ấn Độ qua các thời kỳ nỗ lực không ngừng thúc đ y mối
quan hệ về mọi mặt với các nước châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là các nước
ASEAN, thể hiện cụ thể trên một số lĩnh vực sau:
Về chính trị: Ngay sau khi chính sách được triển khai, Ấn Độ và ASEAN đã
thiết lập mối quan hệ đối thoại từng phần năm 1992 và nâng lên thành quan hệ đối
thoại đầy đủ năm 1995. Tháng 11/2002, Hội nghị Cấp cao ASEAN - Ấn Độ lần thứ
nhất được tổ chức tại Cambodia, hai bên thống nhất nâng mối quan hệ lên thành đối
tác cấp cao. Hội nghị Cấp cao kỷ niệm 20 năm quan hệ đối thoại ASEAN - Ấn Độ
với chủ đề “Đối tác ASEAN - Ấn Độ vì hòa bình và thịnh vượng chung” được tổ
chức tại New Dehli đã thông qua Tuyên bố tầm nhìn với việc nâng quan hệ đối
thoại Ấn Độ - ASEAN lên thành đối tác chiến lược. Hiện nay, hai bên đã thiết lập
các cơ chế đối thoại và hợp tác gồm có: Hội nghị Cấp cao, Hội nghị sau Ngoại
trưởng ASEAN (PMC) trong khuôn khổ ASEAN +10 và ASEAN +1, Hội nghị
thượng đỉnh Ấn Độ - ASEAN, di n đàn Khu vực ASEAN (ARF), Ủy ban Hợp tác
chung Ấn Độ - ASEAN (JCC) và nhóm làm việc chung Ấn Độ - ASEAN. Cũng
trong suốt hơn 25 năm qua, lãnh đạo Ấn Độ và các nước thành viên thành viên
ASEAN thường xuyên trao đổi các cuộc viếng thăm của lãnh đạo cấp cao, ký hàng
loạt các hiệp định, thỏa thuận hợp tác về mọi lĩnh vực, tạo điều kiện pháp lý cho Ấn
Độ hợp tác sâu rộng với các nước ASEAN. Điều này giúp Ấn Độ có thêm sức bật
để củng cố và bảo vệ độc lập của mình trong tình hình mới.
Ngay sau khi nâng cấp “Chính sách hướng Đông” thành “Hành động ở phía
Đông”, Thủ tướng N. Modi bắt đầu chuyến thăm tới khu vực Đông Nam Á, với điểm
đến đầu tiên là Myanmar (11/11/2014), Thủ tướng Modi muốn chuyển đi một thông
điệp rằng chính phủ của ông sẽ thực hiện các cam kết và hành động theo các tuyên bố
đối tác lâu dài với khu vực, vốn đang mong muốn hoàn thành việc xây dựng Cộng
đồng ASEAN vào cuối năm 2015. Chỉ trong vòng 6 tháng đầu kể từ khi chính phủ của
Thủ tướng N.Modi nhậm chức, Ngoại trưởng Sushma Swaraj đã thăm khu vực Đông
Nam Á 3 lần: tới Myanmar, Singapore và Việt Nam. Các trụ cột chính trong “Hành
động ở phía Đông” đã thể hiện sự tham gia mạnh mẽ của Ấn Độ đối với ASEAN ở các
98
lĩnh vực thương mại, kết nối khu vực, văn hóa, sáng tạo và giao lưu nhân dân.
Về kinh tế, thương mại, đầu tư, kỹ thuật và khoa học công nghệ: Với quan hệ
chính trị tốt đẹp, hàng loạt các văn kiện trên lĩnh vực kinh tế quan trọng cũng được
ký kết tạo điều kiện cho hai bên phát triển hợp tác kinh tế, thương mại như: Hiệp
định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện năm 2003, Hiệp định tự do thương mại về
hàng hóa (AITIG) năm 2009 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2010) và FTA về dịch vụ
và đầu tư tháng 11/2014 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2015); hai bên khẳng định quyết
tâm tham gia tích cực trong đàm phán Hiệp định hợp tác kinh tế toàn diện khu vực
(RCEP); xây dựng Hành lang kinh tế Mê Kông - Ấn Độ... Việc thành lập Cộng
đồng kinh tế AEC vào ngày 31/12/2015 tạo điều kiện rất lớn cho các công ty của
Ấn Độ trong việc xuất kh u hàng hóa thành ph m với các nước ASEAN đồng thời
giảm giá chi phí trong quá trình sản xuất cũng như các thủ tục trong việc lưu thông
hàng hóa tại các quốc gia này.
Hiện nay, ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Ấn Độ sau Trung
Quốc, EU và Mỹ. Thương mại hai chiều năm 2000 - 2001 chỉ đạt 7 tỷ USD, năm
2004 (sau một năm ký Hiệp định khung năm 2003) đạt 13 tỷ USD, tăng lên trên 21
tỷ USD năm 2005 - 2006 và đạt 76.53 tỷ năm 2014 - 2015 (trong đó xuất kh u của
Ấn Độ tới ASEAN là 25,2 tỷ USD chiếm 9,6% tổng xuất kh u của Ấn Độ và Ấn Độ
nhập kh u từ ASEAN là 39,84 tỷ chiếm 10,5% tổng nhập kh u của Ấn Độ). Đầu tư
trực tiếp FDI từ ASEAN vào Ấn Độ tính từ giữa tháng 4/2000 đến tháng 5/2016 là
khoảng 49.40 tỷ USD, trong đó FDI từ Ấn Độ vào ASEAN từ tháng 4/2007 đến
tháng 3/2015 là 38.672 tỷ USD [140, tr.2]. Singapore là nước đầu tư mạnh nhất vào
Ấn Độ, đứng thứ 3 trong số các nước đầu tư vào Ấn Độ, tiếp sau đó là Malaysia. Lĩnh
vực chủ yếu mà ASEAN đầu tư là lĩnh vực dịch vụ, công nghệ thông tin, xây dựng...
Bên cạnh đó, hai bên cùng đ y mạnh hợp tác trên các lĩnh vực không gian vũ trụ, đào
tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, văn hóa, giáo dục và đối thoại nhân dân
3.2.3.Trên lĩnh vực an ninh, quốc phòng
3.2.3.1. Tiếp tục củng cố, xây dựng tiềm lực an ninh, quốc phòng
Trong giai đoạn 2001- 2015, trung bình hàng năm, chính phủ chi khoảng từ
2,3 - 3% GDP cho ngân sách quốc phòng [130, tr124], đặc biệt từ sau vụ thử hạt nhân
99
năm 1998 (năm 2001 khoảng 11,8 tỷ USD, năm 2003 - 2004 khoảng 14 tỷ USD, năm
2005 - 2006 khoảng 28 tỷ USD...). Sau cuộc tấn công khủng bố nhằm vào Mumbai
năm 2008, Ấn Độ lại tăng cường thêm ngân sách cho quốc phòng đạt mức 30 tỷ USD
năm 2008 và 36,3 tỷ USD cho năm 2009, Ấn Độ xếp thứ 10 trong Top 15 quốc gia đầu
tư lớn cho quân sự [130, tr127]. Trong những năm tiếp theo ngân sách dành cho quốc
phòng tiếp tục tăng và đến năm 2013, Ấn Độ trở thành quốc gia nhập kh u vũ khí lớn
nhất thế giới (chiếm 14% ). Tháng 2/2014, Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ, ông
P.Chidambaram tuyên bố sẽ tăng 10% ngân sách quốc phòng so với năm 2013 và lên
tới 36,3 tỷ USD. Vào tháng 7/2014, ông Arun Jaitley, Bộ trưởng Bộ quốc phòng kiêm
Bộ trưởng tài chính của Chính phủ mới đảng BJP tuyên bố, chính phủ sẽ chi 2,29 nghìn
tỷ Rupees tương ứng khoảng 38,35 tỷ USD cho năm quốc phòng năm 2014 - 2015.
Ấn Độ không ngừng củng cố lực lượng quân đội hùng mạnh. Đồng thời, Ấn
Độ ban hành Học thuyết hàng hải ( 2004) và Học thuyết hàng hải (2009), trong đó,
chú trọng vào khả năng tiến công và gây tổn thất lớn cho đối phương, khả năng hoạt
động trên biển dài ngày và phạm vi hoạt động. Học thuyết này bộc lộ khát vọng
vươn ra vùng biển quốc tế kể cả trong thời bình cũng như khi có xung đột, đồng
thời răn đe hạt nhân đối với các nước trong và ngoài khu vực có thể đe dọa đối với
an ninh Ấn Độ. Tuy nhiên, Ấn Độ vẫn cam kết thực hiện chính sách không tiến
công vũ khí hạt nhân trước. Tháng 12/2015, Ấn Độ công bố Chiến lược hàng hải
mới nhấn mạnh vai trò chủ chốt của Hải quân Ấn Độ trong việc đảm bảo an ninh
trước những thách thức ở Ấn Độ Dương. Với tiêu đề “Đảm bảo an toàn đại dương”,
Chiến lược an ninh hàng hải năm 2015 là bản cập nhật từ ấn ph m “Tự do sử dụng
đại dương” (Freedom to use the Seas), nhấn mạnh đến những yếu tố quyết định đối
với hoạt động của Hải quân Ấn Độ liên quan đến nhu cầu kinh tế quốc gia kết hợp
với các mối đe dọa an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống. Ấn Độ đưa ra
mong muốn đến năm 2020, Hải quân Ấn Độ có thể giữ vị thế làm chủ Ấn Độ
Dương. Đây cũng là chiến lược đảm bảo cho an ninh năng lượng của quốc gia vì
các dự án khai thác dầu khí đang được Ấn Độ hợp tác triển khai với các nước trên
vùng biển Ấn Độ Dương.
100
3.2.3.2. Hợp tác về an ninh - quốc phòng với các nước
Ấn Độ xác định, hợp tác song phương về quân sự là biện pháp để nâng cao
chiến lược phòng thủ quốc gia nhằm xây dựng quan hệ hữu nghị, tin tưởng và hiểu
biết lẫn nhau, ngăn ngừa nguy cơ xung đột. Tăng cường hợp tác quân sự nhằm bảo
vệ lợi ích quốc gia trước sự xâm lược từ bên ngoài, thực hiện chiến lược quốc
phòng phục vụ cho lợi ích phát triển kinh tế đất nước. Xuất phát từ đường lối trên,
đặc biệt là sau Chiến tranh lạnh, Ấn Độ đã tăng cường, mở rộng hợp tác quốc phòng
- an ninh với hầu hết các nước trên thế giới, đặc biệt các nước lớn như: Mỹ, Nga,
Nhật Bản, Trung Quốc và ASEAN.
Với Nga: Đây được coi là một “trụ cột quan trọng” trong “đối tác chiến lược”
Nga - Ấn nhất là về kỹ thuật và công nghiệp quân sự. Từ vị trí “người mua - người
bán”, hai bên đã chuyển sang hợp tác nghiên cứu, phát triển và chế tạo các loại vũ
khí trang bị công nghiệp quốc phòng cao, hiện đại với những chương trình dài hạn
giữa tổ hợp công nghiệp quân sự của hai nước. Cùng với việc lãnh đạo quân sự cấp
cao của hai nước duy trì đều đặn cơ chế tiếp xúc thường niên, hai nước đã ký một
loạt hiệp định, nghị định thư và chương trình hợp tác như: “Hiệp định bảo vệ quyền
sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực công nghệ quốc phòng” tạo điều kiện để Nga chuyển
giao công nghệ, liên doanh sản xuất và phát triển vũ khí với Ấn Độ (2005); “Hiệp
định Hợp tác kỹ thuật quân sự giai đoạn 2011 - 2020” nhằm thúc đ y nghiên cứu,
thiết kế và chế tạo các loại vũ khí tiên tiến nhất, trong đó bao gồm cả máy bay chiến
đấu thế hệ thứ 4 (2009); “Hợp đồng về bảo dưỡng vũ khí trang bị quân sự của Nga
bán cho Ấn Độ” (2009); “Hiệp ước về hợp tác trong lĩnh vực sáng chế và chế tạo
máy bay vận tải quân sự đa năng” (2009); “Thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực vật lý
mặt trời”; “Nghị định thư về hợp tác kỹ thuật quân sự” (2005 và 2011) Hai bên
đã thiết lập Ủy ban Liên chính phủ về hợp tác kỹ thuật quân sự. Hiện nay, hai nước
có tới hơn 300 hạng mục hợp tác kỹ thuật quân sự, trong đó có các chương trình lớn
như: sản xuất tên lửa hành trình Brah Mos ở Ấn Độ; sản xuất máy bay vận tải quân
sự đa năng; sản xuất máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 (Sukhoi T50) giữa HAL của
Cục Thiết kế Sukhoi và công ty Rosoboronexport của Nga; hợp tác nghiên cứu và
chế tạo tàu khu trục loại 5.000 tấn được trang bị tên lửa Brah Mos; hợp tác nghiên
101
cứu và chế tạo tàu ngầm lớp Amua (Project 751); hợp tác chia sẻ tín hiệu hệ thống
định vị toàn cầu (GLONASS) của Nga phục vụ cho mục đích quân - dân sự
Ấn Độ hiện là đối tác nhập kh u vũ khí trang bị lớn nhất của Nga với tổng
giá trị giá 1,3 - 1,5 tỷ USD/năm. Trong suốt hơn 25 năm qua, Ấn Độ chiếm khoảng
25% tổng đơn hàng xuất kh u vũ khí của Nga[130, tr.1-3]. Ngoài cam kết giúp Ấn
Độ cải tiến vũ khí trang bị do Nga sản xuất, Nga đã bán và cấp giấy phép cho Ấn
Độ sản xuất hàng loạt vũ khí trang bị hiện đại. Theo thống kê của Viện nghiên cứu
hòa bình thế giới Stockholm (SIPRI), từ năm 1991 đến nay, Nga đã bán cho Ấn Độ
một số lượng lớn các loại vũ khí, thiết bị quân sự điển hình như: 29 máy bay chiến
đầu MiG-29K Fulcrum-F (bàn giao từ năm 2012); bán 188 chiếc và chuyển giao
công nghệ cho Ấn Độ lắp ráp 42 chiếc Su-30MKI; 129 trực thăng Mi-17; 16 máy
bay kiêm kích hạm MiG-29K loại một người lái và 2 người lái (Ấn Độ dự kiến mua
thêm 29 chiếc và chế tạo 6 chiếc theo giấy phép của Nga); bán 424 chiếc và sản
xuất theo giấy phép của Nga 223 xe tăng chiến đấu T90; tên lửa phòng không S300;
tàu ngầm hạt nhân... Đáng chú ý, trong chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng V.Putin
(03/2010), hai bên đã đạt được thỏa thuận là Nga cải tiến tàu sân bay INS
Vikramaditya, trị giá 2,35 tỷ USD cho Ấn Độ và đã hoàn thành vào tháng 11/2013.
Nga cam kết tiếp tục giúp đỡ Ấn Độ đào tạo sỹ quan và kỹ sư nghiên cứu chế tạo vũ
khí, chuyển giao công nghệ chế tạo máy bay Su-30MKI, xe tăng T90, tên lửa phòng
không, tên lửa hành trình và hợp
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_qua_trinh_cung_co_va_bao_ve_doc_lap_dan_toc_cua_cong.pdf