Luận án Quá trình đô thị hóa ở huyện Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh) từ năm 1997 đến năm 2015

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN . i

MỤC LỤC.ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT. vi

DANH MỤC BẢNG.vii

DANH MỤC CÁC BIỂU.viii

MỞ ĐẦU . 1

Chương 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN

QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI. 8

1.1. Khái niệm đô thị và đô thị hóa . 8

1.1.1. Đô thị . 8

1.1.2. Đô thị hóa. 9

1.2. Công trình nghiên cứu chung về đô thị và đô thị hoá tại Việt Nam . 11

1.2.1. Công trình của các tác giả nước ngoài. 11

1.2.2. Công trình của các tác giả trong nước . 13

1.3. Công trình nghiên cứu về đô thị hóa của Thành phố Hồ Chí Minh

và huyện Củ Chi . 19

1.3.1. Công trình nghiên cứu về đô thị hóa Thành phố Hồ Chí Minh . 19

1.3.2. Công trình nghiên cứu về đô thị hóa huyện Củ Chi . 24

1.4. Nhận xét về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và những

vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án . 25

1.4.1. Nhận xét về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án . 25

1.4.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án . 27

Chương 2. QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở HUYỆN CỦ CHI TỪ NĂM

1997 ĐẾN NĂM 2005. 28

2.1. Vài nét về vùng đất Củ Chi và những yếu tố tác động đến quá trình

đô thị hóa ở huyện Củ Chi. 28

2.1.1. Vài nét về vùng đất Củ Chi. 28

2.1.2. Các yếu tố về điều kiện tự nhiên, kinh tế và văn hóa xã hội

của huyện Củ Chi trước năm 1997 . 30

2.1.3. Chủ trương, chính sách về đô thị hóa của Đảng, Nhà nước,

của Thành phố Hồ Chí Minh và huyện Củ Chi . 36

2.2. Quy hoạch cảnh quan, xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị. 41

2.2.1. Quy hoạch cảnh quan đô thị . 41iii

2.2.2. Xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị. 44

2.3. Quản lí đô thị . 46

2.3.1. Quản lí chính quyền đô thị. 47

2.3.2. Đảm bảo đời sống của người dân và phát triển văn hóa, giáo

dục, y tế. 50

2.4. Chuyển biến về kinh tế. 57

2.4.1. Nông nghiệp. 57

2.4.2. Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp . 61

2.4.3. Thương mại - dịch vụ . 64

2.5. Chuyển biến về dân số, lao động. 68

2.5.1. Dân số . 68

2.5.2. Nguồn lao động. 70

Tiểu kết chương 2. 72

Chương 3. QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA CỦA HUYỆN CỦ CHI TỪ

NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2015 . 75

3.1. Chủ trương mới của Thành phố Hồ Chí Minh và huyện Củ Chi. 75

3.2. Quy hoạch đô thị, xây dựng cơ sở hạ tầng . 77

3.2.1. Quy hoạch đô thị. 77

3.2.2. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng . 80

3.3. Quản lí đô thị . 82

3.3.1. Quản lí chính quyền đô thị. 82

3.3.2. Đảm bảo đời sống của người dân và phát triển văn hóa, giáo

dục, y tế. 85

3.4. Chuyển biến về kinh tế. 91

 

pdf209 trang | Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 443 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quá trình đô thị hóa ở huyện Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh) từ năm 1997 đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
từ 58,29% năm 2001 xuống còn 45,0% năm 2004, khu vực II có cơ cấu lao động tăng dần qua các năm, từ 17,22% năm 2001 tăng lên 30,90% năm 2004. Khu vực III có cơ cấu lao động từ 24,49% giảm còn 23,30%. Nhìn chung, chất lượng cuộc sống của người lao động tại Củ Chi vẫn còn thấp do trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn yếu, ngành nghề lao động chủ yếu vẫn là những nghề gia công như may mặc, da giày. Thu nhập của người lao động chỉ đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, chưa có tích lũy phục vụ nâng cao đời sống về vật chất và tinh thần. Tiểu kết chương 2 Củ Chi là huyện có vị trí địa lý thuận lợi, còn nhiều tiềm năng về đất đai, lao động để 73 thực hiện quá trình đô thị hóa. Trước bối cảnh lịch sử mới của đất nước, TP. Hồ Chí Minh đã xác định xây dựng Củ Chi thành đô thị vệ tinh của Thành phố. Sau 8 năm thực hiện, Củ Chi đã có những chuyển mình trên nhiều lĩnh vực, hướng tới thực hiện mục tiêu trở thành đô thị vệ tinh của TP. Hồ Chí Minh. Cơ cấu kinh tế của huyện từng bước có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành nông lâm thủy sản trong cơ cấu kinh tế chung của huyện giảm, công nghiệp, thương mại - dịch vụ tăng. Đây là xu hướng phát triển phù hợp với xu thế chung của Thành phố. Trong xu thế chung đó, ngành nông nghiệp Củ Chi đã từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo định hướng phát triển nông nghiệp hàng hóa của Thành phố, tăng nhanh tỉ trọng ngành chăn nuôi so với lĩnh vực trồng trọt. Công nghiệp huyện đã phát triển nhanh chóng thu hút nhiều nhà đầu tư hợp tác. Thay đổi quan trọng nhất đánh dấu quá trình đô thị hóa đã làm biến đổi diện mạo huyện Củ Chi là sự xuất hiện của nhiều khu, cụm công nghiệp, khu chế xuất và thủ công nghiệp với nhiều ngành nghề. Thương mại - dịch vụ bắt đầu có sự dịch chuyển về tỉ trọng trong cơ cấu kinh tế lẫn hiệu quả hoạt động thực tế. Tuy nhiên lĩnh vực kinh tế của huyện Củ Chi cũng còn nhiều mặt khó khăn hạn chế. Các ngành kinh tế tăng trưởng nhưng còn chậm so với tiềm năng; công nghiệp phát triển nhanh nhưng còn mang tính tự phát; tổng giá trị ngành thương mại- dịch vụ còn chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu kinh tế chung của huyện. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở Củ Chi phát triển tương đối toàn diện đã góp phần tạo ra diện mạo mới cho nông thôn Củ Chi. Các KCN, nhà máy được hình thành, các con đường được nhựa hóa, các công trình kiên cố hóa kênh mương, các công trình đèn chiếu sáng đã đưa Củ Chi bước đầu mang dáng dấp của đô thị, song nhìn chung cơ sở hạ tầng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đô thị hóa, tình trạng ô nhiễm môi trường còn diễn ra ở nhiều nơi. Trong công tác quy hoạch và quản lí đô thị, chính quyền Củ Chi đã có nhiều nỗ lực nhằm quản lí mọi mặt đời sống, phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, nâng cao mức sống của nhân dân. Song, quá trình đô thị hóa cũng đưa đến tình trạng dân nhập cư vào Củ Chi; vấn đề việc làm và an sinh xã hội trở thành những thách thức không nhỏ đối với chính quyền Củ Chi. 74 Có thể nói, quá trình đô thị hóa ở Củ Chi trong những năm 1997 - 2005 đã diễn ra trên tất cả các phương diện, từ quy hoạch đô thị, xây dựng cơ sở vật chất, quản lí chính quyền, chuyển biến về kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, quá trình chuyển dịch kinh tế còn chậm, dân số nhập cư và nguồn lao động vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của huyện. Dù vậy, giai đoạn 1997 - 2005 có ý nghĩa quan trọng, là bước đường đầu tiên trong tiến trình đô thị hóa của Củ Chi, là nền tảng để Củ Chi tiếp tục đẩy nhanh quá trình đô thị hóa trong các chặng đường tiếp theo. 75 Chương 3 QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA CỦA HUYỆN CỦ CHI TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2015 3.1. Chủ trương mới của Thành phố Hồ Chí Minh và huyện Củ Chi Để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Đảng bộ và Chính quyền TP. Hồ Chí Minh đã ban hành nhiều chính sách, nghị quyết để phát triển KT-XH. Nhằm chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới, Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII năm 2005 đã chỉ rõ “Thành phố Hồ Chí Minh cần xây dựng chính quyền đô thị” [34]. Nghị quyết Đại hội xác định năm chương trình mang tính đòn bẩy đến năm 2010, trong đó có chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2006 - 2010. Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Thành phố cũng xác định 6 chương trình đột phá trong đó có Chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu giai đoạn 2011 - 2015 với mục tiêu tập trung các nguồn lực đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nhanh các ngành, sản phẩm công nghiệp, dịch vụ có hàm lượng KHCN cao, giá trị gia tăng cao [35]. Về chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ từng ngành kinh tế, TP. Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2425/2007/QĐ-UBND ngày 1/6/2007 về phê duyệt Chương trình chuyển dịch cơ cấu công nghiệp - phát triển công nghiệp hiệu quả cao trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2006 - 2010 tập trung ưu tiên phát triển bốn nhóm ngành công nghiệp trọng yếu. Quyết định số 36/2011/QĐ-UBND ngày 10/6/2011 về Chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2011 - 2015, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, phát triển nông nghiệp theo hướng hiệu quả và bền vững. Năm 2010, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng TP. Hồ Chí Minh đến năm 2025. Tiếp đó là Quyết định số 24/QĐ-TTG, ngày 06/01/2010 về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP. Hồ Chí Minh đến năm 2025, trong đó nêu rõ: “Xây dựng TP. Hồ Chí Minh phát triển bền vững, hài hòa giữa phát triển kinh tế 76 với bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa và bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh, quốc phòng theo hướng liên kết vùng để trở thành một Thành phố văn minh, hiện đại, đóng góp ngày càng lớn vào sự phát triển của khu vực phía Nam và cả nước; từng bước trở thành một trung tâm công nghiệp, dịch vụ, khoa học công nghệ của khu vực và Đông Nam Á” [174]. Trước tình hình mới, năm 2005, Đại hội Đảng bộ huyện Củ Chi lần thứ IX xác định mục tiêu tổng quát trong giai đoạn 2005-2010 là: Đẩy nhanh tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - nông nghiệp -thương mại - dịch vụ. Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, và tinh thần của nhân dân, phấn đấu đến năm 2010, nâng mức thu nhập bình quân đầu người lên từ 10-15 triệu đồng/năm. Cải thiện điều kiện sinh hoạt văn hóa tinh thần cho nhân dân, ngăn chặn, đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Tập trung giữ vững ổn định chính trị xã hội, củng cố quốc phòng an ninh, xây dựng, củng cố hệ thống chính trị vững mạnh, từng bước phát triển Củ Chi trở thành một thành phố vệ tinh của TP. Hồ Chí Minh, hiện đại và phát triển bền vững trong thời kỳ đổi mới. Triển khai thực hiện 5 chương trình trọng điểm phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn 2005 - 2010. Tiếp tục đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, chăm lo nhà ở cho người có thu nhập thấp và giảm hộ nghèo, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo, nâng cao mức sống nhân dân, xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư, đẩy mạnh thực hiện chương trình mục tiêu 3 giảm, cải cách hành chính và hoàn thành quy hoạch việc sử dụng đất đai trên địa bàn huyện [7]. Năm 2010, trên cơ sở tiếp tục quán triệt chủ trương theo hướng đô thị hóa và những thành tựu đạt được, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Củ Chi lần thứ X tiếp tục nhấn mạnh nhiệm vụ tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng ngành công nghiệp và thương mại - dịch vụ; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Các chỉ tiêu cụ thể huyện đã đặt ra là: Trong 5 năm 2011 - 2015, phấn đấu đạt mức tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm là 18,60%, trong đó công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng 20%/năm, thương mại - dịch vụ 18%/năm và nông nghiệp 8%/năm. Đối với sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, huyện chú trọng phát triển các ngành nghề truyền thống để phát huy tiềm năng lao 77 động, tay nghề và nguyên vật liệu địa phương nhất là nghề đan lát, bánh tráng xuất khẩu, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp; tiếp tục mở rộng khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi giai đoạn 2, thu hút đầu tư, phủ kín 40% diện tích các khu, cụm công nghiệp theo định hướng quy hoạch, khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp sạch, có hàm lượng chất xám cao. Về văn hóa xã hội: Phấn đấu đến năm 2015 huyện Củ Chi sẽ giảm tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí 12 triệu đồng/năm còn dưới 10%, giới thiệu và tạo việc làm cho 40.000 lao động (bình quân 8.000 lao động/năm), trong đó lao động qua đào tạo nghề là 65%; đầu tư và nâng cao chất lượng ấp, khu phố văn hoá. Phấn đấu đến 2015 toàn huyện có 170/178 đạt chuẩn ấp, khu phố văn hóa, 6/21 xã- thị trấn đạt chuẩn xã văn hóa. Tích cực ngăn chặn đẩy hùi tệ nạn ma túy, hạn chế thấp nhất số người nghiện ma túy; xây dựng 45 trường học đạt chuẩn quốc gia; xây dựng 100% trạm y tế xã đạt 10 chuẩn quốc gia, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 2%, tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên dưới 1%/năm. Đến cuối năm 2015, kéo giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 còn dưới 3% [11]. Như vậy, chủ trương nhất quán của Đảng bộ huyện Củ Chi là đẩy nhanh sự phát triển của các ngành kinh tế công nghiệp, thủ công nghiệp; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng của các ngành công nghiệp, dịch vụ, xây dựng nông thôn mới theo hướng đô thị hóa văn minh, hiện đại. Chủ trương này đã đi vào thực tiễn và đưa đến sự chuyển biến rõ nét của kinh tế, xã hội huyện Củ Chi trong giai đoạn 1997 - 2015. 3.2. Quy hoạch đô thị, xây dựng cơ sở hạ tầng 3.2.1. Quy hoạch đô thị Trong quá trình đô thị hóa của huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh có những điều chỉnh quy hoạch để phù hợp với tình hình và bối cảnh mới. Nhiều quyết định đã được ban hành như: Quyết định số 2560/QĐ-UBND ngày 05 tháng 6 năm 2006 của UBND Thành phố về phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng (tỷ lệ 1/2000) Cụm công nghiệp Bàu Đưng, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh; Quyết định số 2675/QĐ-UBND ngày 21 tháng 6 năm 2007 của UBND Thành phố về duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng huyện Củ Chi; Quyết định số 3368/QĐ-UBND ngày 31 tháng 7 năm 2007 của UBND Thành phố về duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp TP. Hồ 78 Chí Minh đến năm 2020, có tính đến năm 2025; Quyết định số 4919/QĐ-UBND ngày 29 tháng 10 năm 2009 của UBND Thành phố về duyệt Đồ án quy hoạch chung Khu đô thị Tây Bắc TP. Hồ Chí Minh [171]... Theo quy hoạch, cùng với đô thị mới Thủ Thiêm, khu đô thị Tây Bắc Củ Chi sẽ là một đô thị sinh thái hiện đại với hạ tầng kỹ thuật phát triển nhằm tạo ra một môi trường sống lành mạnh, thân thiện theo hướng phát triển bền vững. Tuy nhiên, nếu Thủ Thiêm sẽ là một đô thị sinh thái với những mảng xanh và kênh rạch bao quanh, thì với Tây Bắc Củ Chi mảng xanh sẽ được bố trí đan cài trong các khu dân cư tạo nên một nét rất đặc trưng, điều ấy đảm bảo cho sự phong phú đa dạng của TP. Hồ Chí Minh. Nếu đô thị mới Thủ Thiêm cùng với trung tâm Thành phố hiện hữu trở thành trung tâm của Thành phố trong tương lai; đô thị cảng Hiệp Phước giúp Thành phố tiến ra phía biển và phát triển kinh tế biển thì đô thị Tây Bắc Củ Chi sẽ là trung tâm vùng và cửa ngõ của vùng Tây Bắc Thành phố có liên hệ với các vùng lân cận như Long An, Bình Dương, Tây Ninh Về chức năng giao thông, văn hóa, đô thị Tây Bắc Củ Chi có diện tích khoảng 6.089 ha được giới hạn bởi quốc lộ 22, kênh Thầy Cai, tỉnh Long An và chỉ cách trung tâm Thành phố khoảng 30 km. So với những đô thị mới nêu trên, đô thị Tây Bắc Củ Chi có diện tích lớn hơn cả. Theo Quyết định 132/1990 về phân loại và phân cấp quản lý đô thị, đô thị Tây Bắc Củ Chi có thể được xếp vào đô thị loại 3. Động lực phát triển của đô thị Tây Bắc Củ Chi là các ngành công nghiệp sạch, trung tâm khoa học, đào tạo, văn hóa. Quy hoạch chỉ rõ Củ Chi sẽ hình thành các trung tâm giáo dục, đào tạo trong và ngoài nước với diện tích rộng đến 700 ha thu hút đến 70.000 lao động; các khu công nghiệp rộng gần 550 ha có khả năng tạo ra hơn 70.000 việc làm; các lĩnh vực khác cũng có thể tạo thêm 140.000 việc làm [65]. Hai trung tâm lớn cấp vùng và ba trung tâm nhỏ cấp vùng dự kiến sẽ được hình thành trong đô thị Tây Bắc Củ Chi. Theo đó, hai trung tâm lớn dự định được xây dựng như một cặp song sinh nằm ở phía bắc dọc quốc lộ 22, trong đó một trung tâm tại huyện lỵ Củ Chi đóng vai trò trung tâm văn hóa, lịch sử của vùng, trung tâm còn lại nằm chếch xuống phía Đông Nam 5 km: Bàu Sim sẽ được tập trung phát triển thương mại, tài chính và dịch vụ phục vụ cho toàn vùng. Ba trung tâm nhỏ cấp 79 vùng gồm: cửa ngõ Ấp Giữa, trung tâm đô thị đại học An Hạ và trung tâm cảng Thành phố. Dự kiến, trung tâm cửa ngõ Ấp Giữa sẽ đánh dấu điểm bắt đầu của đô thị Tây Bắc Củ Chi. Trung tâm đô thị Đại học An Hạ sẽ nằm về phía cực Nam của đô thị (hướng Hóc Môn), trung tâm này sẽ phục vụ cho làng đại học, huyện Hóc Môn và khu công nghiệp Đức Hòa 2 của tỉnh Long An. Đây sẽ là nơi cộng hưởng giáo dục và kinh tế toàn vùng, trung tâm đô thị cảng là nơi hội tụ các hoạt động vận tải đường sông và cảng sông. Mỗi trung tâm sẽ bao gồm nhiều khu dân cư hiện hữu. Diện tích mỗi khu dân cư sẽ dao động trong khoảng 3-5 ha với một trung tâm công cộng có nhiều tiện ích xã hội cơ bản, một nhóm 4-7 khu dân cư sẽ tạo thành một trung tâm. Trung tâm nhỏ có diện tích khoảng 30-50 ha và trung tâm lớn khoảng 70 ha. Đặc điểm của các khu dân cư sẽ dựa trên đặc điểm văn hóa, phong cảnh sẵn có. Các công trình xây dựng ở đây sẽ là sự kết hợp giữa nhà cao tầng và nhà thấp tầng tùy theo các khu vực lân cận, các khu nhà thấp tầng với mật độ xây dựng thấp sẽ được ưu tiên chọn ở các khu vực công viên sinh thái, cây xanh, hồ nước Các khu nhà cao tầng với mật độ xây dựng cao sẽ được ưu tiên ở các trung tâm vùng - nơi tập trung dân cư và các hoạt động thương mại, dịch vụ. Các khu công nghiệp sạch sẽ được hình thành ở đô thị Tây Bắc Củ Chi được bố trí hợp lý gần khu dân cư để đảm bảo việc đi làm thuận tiện của người dân. Bên cạnh khu đô thị Tây Bắc, Củ Chi còn quy hoạch nhiều hạng mục công trình như khu xử lý chất thải rắn Thành phố, Khu Thảo cầm viên Sài Gòn, Khu Trường bắn Bộ chỉ huy Quân sự thành phố, Khu viện - Trường ngành Y tế Thành phố, phân hiệu các trường đại học, Khu công viên văn hoá lịch sử Sài Gòn - Gia Định; Khu công viên giải trí quốc tế, Khu phim trường -Xưởng phim Đài truyền hình Thành phố, Khu du lịch sinh thái - vườn, Khu nuôi trồng thuỷ sản kết hợp du lịch Gò Chùa, Khu làng nghề cá cảnh kết hợp du lịch, Khu công viên văn hoá huyện lỵ, Khu công viên văn hoá - Liên đoàn Lao động Huyện, Khu công viên nước Củ Chi (mở rộng), Cụm công nghiệp cơ khí ô tô thành phố, Cụm công nghiệp Bàu Trăn, xã Nhuận Đức, Cụm công nghiệp Bàu Đưng, xã An Nhơn Tây, Cụm công nghiệp xã Thái Mỹ, Cụm công nghiệp Phạm Văn Cội, Khu công nghiệp công nghệ cao, Cụm công nghiệp chuyên ngành dược, Các khu quy hoạch Công nghiệp xanh - sạch ven đường ngoài khu dân cư 80 Củ Chi đã hoàn thành và phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng 1/2000 cho 20 xã và thị trấn và 10 đồ án quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/5000 khu nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái và dân cư nhà vườn ven sông Sài Gòn, hoàn thành đồ án quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới của 20 xã trên địa bàn huyện [30]. Như vậy, diện mạo đô thị Củ Chi được định hình với quy hoạch tổng thể gồm nhiều khu công nghiệp, khu dân cư, các trung tâm văn hóa, khoa học và giáo dục. 3.2.2. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Trong giai đoạn 2005-2015, Củ Chi tiếp tục chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng với các nhiệm vụ trọng tâm bao gồm: - Tiếp tục đầu tư hệ thống chiếu sáng công cộng trên địa bàn huyện. - Huy động tối đa các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tiếp tục đầu tư nâng cấp bê tông nhựa nóng các tuyến đường huyết mạch, liên xã trên địa bàn huyện. - Huy động vốn nhân dân tham gia nâng cấp cấp phối sỏi đỏ các tuyến đường giao thông nông thôn đã khai hoang thiết lập nền hạ, và các tuyến đường giao thông nội đồng vào cầu trong chương trình bê tông hóa cầu nội đồng. - Tranh thủ nguồn vốn ngân sách thành phố thực hiện nâng cấp bê tông nhựa nóng và cán đá trải nhựa các trục đường giao thông chính theo phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm” nhà nước đầu tư vốn, nhân dân đóng góp hiến đất, hoa màu. Từng bước hoàn thành nhựa hóa các tuyến đường giao thông liên xã. - Đầu tư xây dựng các nhà văn hóa thể thao các xã, nhằm phục vụ cho nhu cầu vui chơi giải trí sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn và đầu tư nâng cấp trụ sở UBND các xã, thị trấn. - Tiếp tục đầu tư xây dựng mở rộng trường lớp và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Trong 5 năm (2005-2010), tổng giá trị nguồn vốn đầu tư trực tiếp hạ tầng - kỹ thuật nhằm đổi mới và phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện Củ Chi là 1.845,302 tỷ đồng. Trong đó, vốn đầu tư lĩnh vực giao thông chiếm 47,73% (kể cả phần trả nợ vay Trung ương), văn hóa xã hội 38,82%, thủy lợi 13,45%. Huyện cũng đã lắp đặt gần 9.000 bộ 81 đèn cao áp trên 635 tuyến đường có tổng chiều dài 571 km với tổng mức đầu tư gần 60 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách huyện 50%, ngân sách thị trấn - xã 20% và nhân dân tham gia đóng góp 30%. Đó là chưa kể đến các tuyến giao thông chính trên địa bàn như Tỉnh lộ 8, Tỉnh lộ 15 cũng mới được nâng cấp, mở rộng. Điểm nổi bật trong đầu tư hạ tầng là nhân dân Củ Chi đã đóng góp 6,688 tỷ đồng và tự nguyện hiến 150 ha đất trị giá hơn 299 tỷ đồng để làm đường giao thông [11]. Đến năm 2006, chương trình bê tông nhựa nóng đường giao thông nông thôn được triển khai thực hiện sau khi chương trình xây dựng đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng được công bố hoàn thành. Bằng vốn ưu đãi 100 tỷ đồng của Quỹ đầu tư và phát triển đô thị Thành phố, Củ Chi đã đầu tư 248 tuyến đường bê tông nhựa nóng theo tiêu chuẩn đường đảm bảo cấp 5 đồng bằng, dài 252km, đạt 100% kế hoạch đầu tư, với tổng kinh phí 128 tỷ đồng. Đến năm 2010, hệ thống giao thông nông thôn trên địa bàn Củ Chi được đánh giá là tốt nhất so với các quận, huyện, tỉnh, thành trên cả nước [11]. Trong giai đoạn 2010 - 2015, tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Củ Chi được tăng cường với 3.727,737 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm 15,19% (trong đó, nguồn vốn Thành phố phân cấp là 1.470,142 tỷ đồng; nguồn vốn ngân sách huyện là 14,248 tỷ đồng; nguồn vốn ngân sách tập trung Thành phố là 2.072,096 tỷ đồng; nguồn vốn sự nghiệp huyện có tính chất đầu tư 140,717 tỷ đồng; nguồn vốn tài trợ 24,534 tỷ đồng; nguồn vốn Trung ương 06 tỷ đồng). Chính quyền huyện Củ Chi cũng đã huy động nguồn đóng góp từ cộng đồng dân cư để xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội. Trong 5 năm, toàn huyện có 6.287 hộ dân đóng góp vật liệu, hiến đất với tổng diện tích 749.884m2, trị giá khoảng 355,223 tỷ đồng. Ngoài ra, huyện Củ Chi còn được thụ hưởng nguồn vốn đầu tư trực tiếp của các sở, ngành Thành phố, Trung ương với tổng số vốn là 1.004,63 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm là 19,03%. Với nguồn vốn đó, chỉ trong 5 năm (2010-2020), huyện Củ Chi đã hoàn thành nghiệm thu và đưa vào sử dụng 74 công trình, trong đó có 39 công trình giao thông, 35 công trình thủy lợi và các công trình phòng chống lụt bão, đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông chiến lược phục vụ đi lại và sản xuất của nhân dân như: đường Tỉnh lộ 6 mới, đường Phú Hiệp, đường Ba Sa, đường vào khu sinh thái Hoa - Cá - Kiểng, đường liên xã Tân Thạnh Tây - Trung An [30]... Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đã góp phần làm 82 thay đổi diện mạo và tạo điều kiện quan trọng để Củ Chi phát triển kinh tế, xã hội, đẩy nhanh quá trình đô thị hóa. 3.3. Quản lí đô thị 3.3.1. Quản lí chính quyền đô thị Trong giai đoạn 2005 - 2015, huyện Củ Chi đã duy trì cải cách hành chính, mở rộng việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng (ISO 9001:2000) vào 72 đầu công việc có liên quan đến tổ chức, công dân ở các phòng ban chuyên môn của huyện và 4 xã Tân An Hội, Thái Mỹ, Phước Thạnh, An Nhơn Tây. Đồng thời, huyện Củ Chi đã thường xuyên củng cố, kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của ấp, khu phố, triển khai thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở theo tinh thần Chỉ thị 30 của Bộ Chính trị nhằm phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong việc giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước và cán bộ, công chức. Đến năm 2010, Củ Chi đã thực hiện tốt cơ chế một cửa liên thông trên lĩnh vực đất đai, góp phần giải quyết trên 90% hồ sơ đúng thời gian quy định, triển khai thực hiện có hiệu quả đề án 30 của Chính phủ và kiến nghị đơn giản hóa 103/223 thủ tục hành chính được rà soát [11]. Đến năm 2015, trong công tác quản lí đô thị, trên cơ sở công bố đồ án quy hoạch chung tổng thể của huyện, đồ án qui hoạch chi tiết các khu dân cư và khu chức năng khác, chính quyền huyện Củ Chi đã tăng cường quản lí sử dụng đất, cấp giấy phép xây dựng đúng mục đích, chức năng, được xác định trong đồ án quy hoạch đô thị đã được phê duyệt. Đồng thời, huyện đã tăng cường công tác quản lí trật tự xây dựng trên địa bàn huyện, tiến hành thanh tra, kiểm tra, giám sát kịp thời để phát hiện và xử lí nghiêm các hành vi vi phạm trật tự xây dựng. Trong giai đoạn 2010-2015, chính quyền Củ Chi đã cấp 6.038 hồ sơ giấy phép xây dựng và 6.023 hồ sơ số nhà, thực hiện 492 trong số 528 quyết định hành chính có hiệu lực pháp luật, ban hành 268 quyết định xử phạt về lĩnh vực trật tự xây dựng, thu nộp ngân sách 525 triệu đồng [30]. Trong quản lí thu chi ngân sách, huyện Củ Chi thu ngân sách nhà nước trên địa bàn hằng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu Thành phố giao. Thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2006- 2010 của huyện là 1.094,984 tỷ đồng, đạt 233% so nghị quyết đề ra (468,499 tỷ đồng), tăng 83 bình quân 14,94%/năm. Chi ngân sách là 2.418,134 tỷ đồng đạt 204% so chỉ tiêu nghị quyết đề ra [11]. Chi ngân sách hằng năm thực hiện đúng dự toán và đáp ứng được các yêu cầu nhiệm vụ của huyện. Chính quyền huyện Củ Chi đã chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các giải pháp để tăng cường huy động các nguồn thu đảm bảo phân bổ chi đầu tư đáp ứng được yêu cầu phát triển của huyện, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan đơn vị trong quản lý các dự án đầu tư, đảm bảo thực hành tiết kiệm và thực hiện tốt việc công khai dự toán, quyết toán ngân sách của từng cấp, từng đơn vị. Trong giai đoạn 2010 - 2015, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn của huyện Củ Chi là 2.103,969 tỷ đồng, đạt 103,2%so với kế hoạch đề ra, bình quân tăng trưởng hằng năm đạt 6,04%. Thu ngân sách địa phương là 5.061 tỷ đồng, bình quân tăng trưởng hằng năm là 12,52%. Chi ngân sách địa phương là 4.970 tỷ đồng, bình quân tăng trưởng hằng năm là 13,38% [30]. Trong công tác quản lí Tài nguyên - Môi trường, đối với việc quản lý, sử dụng đất đai, Củ Chi đã hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho diện tích đất nông nghiệp, tích cực chỉ đạo công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. Trong giai đoạn 2005- 2020, huyện đã thực hiện chi trả tiền đền bù 30 dự án tổng diện tích là 2.151 ha cho 5.352 hộ với tổng kinh phí là 2.027 tỷ đồng, lập thủ tục bố trí các khu tái định cư của các dự án cho 330 hộ có nhu cầu [11]. Trong giai đoạn 2010-2015, Củ Chi đã hoàn thành về cơ bản công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình cá nhân với tổng diện tích đất đã cấp là 30.645,84ha trong tổng số 30.698 ha (đạt 99,86%). Trên địa bàn cũng đã có 234 dự án đầu tư đã được giao đất, cho thuê đất, với diện tích 3.590 ha (trong đó có 205 dự án đã đầu tư, 25 dự án đã hoàn thành bồi thường giải phóng mặt bằng nhưng chưa xây dựng, 4 dự án bồi thường đạt 90% tổng diện tích) [30]. Về quản lí môi trường, huyện Củ Chi đã tiếp tục xây dựng trạm cấp thoát nước sạch cho các đơn vị sản xuất công nghiệp, và cho dân cư ở khu Thị trấn, Thị tứ, khu vực nông thôn được sử dụng nước sạch không ô nhiễm, đảm bảo sức khỏe cho nhân dân. Đến năm 2015, tất cả các xã của huyện Củ Chi có 100% hộ dân sử dụng nước sạch. Chính quyền 84 huyện đã vận động nhân dân tham gia giữ vệ sinh môi trường nông thôn, gắn chăn nuôi với bảo vệ vệ sinh môi trường, thực hiện các dự án giảm thiểu ô nhiễm môi trường của Thành phố, tăng cường kiểm tra việc xả nước thải sản xuất chưa qua xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường vào các kênh rạch phục vụ tưới tiêu nông nghiệp, bảo vệ môi trường lưu vực kênh thầy Cai - An Hạ, Rạch Tra, sông Sài Gòn. Đồng thời, tăng cường kiểm tra xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, kiên quyết đình chỉ hoạt động hoặc buộc di dời nếu không có giải pháp khắc phục hậu quả về môi trường, thực hiện di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm mô

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_qua_trinh_do_thi_hoa_o_huyen_cu_chi_thanh_pho_ho_chi.pdf
  • pdf2a. tóm tắt luận án (tiếng Việt) doc.pdf
  • pdf2b. tóm tắt luận án Tiếng Anh.pdf
  • pdf3a.Trích yếu luận án (Tiếng Việt) - 8.3.2022.pdf
  • pdf3b.Trích yếu luận án (Tiếng Anh).pdf
  • pdf4a. Thông tin điểm mới của Luận án (Tiếng Việt) - 8.3.2022.pdf
  • docx4b. Thông tin điểm mới của Luận án (Tiếng Việt) - 8.3.2022.docx
  • pdf4c. Thông tin điểm mới của Luận án (Tiếng Anh).pdf
Tài liệu liên quan