MỞ ĐẦU . 5
1. Tính cấp thiết của đề tài . 5
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án. 7
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án . 8
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án . 10
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án . 10
7. Cấu trúc của luận án. 11
Chương 4: Đặc điểm và tác động xã hội của trào lưu tôn giáo mới này là gì ?
ở Việt Nam tình hình tôn giáo mới như thế nào ? từ thực tiễn ở Nhật Bản có
thể rút ra liên hệ gì cho Việt Nam ? . 12
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU. 13
1.1. Các công trình nghiên cứu về tôn giáo mới ở Nhật Bản. 13
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về tôn giáo truyền thống . 13
1.2. Các công trình nghiên cứu về tác động của tôn giáo mới ở Nhật Bản 21
1.2.1. Các công trình đánh giá tác động của tôn giáo mới tới đời sống
chính trị- xã hội Nhật Bản . 21
1.2.2. Các công trình đánh giá tác động của tôn giáo mới tới chính sách
của Chính phủ Nhật Bản. 27
1.3. Những kết quả đã đạt được và vấn đề cần nghiên cứu . 29
1.3.1. Những kết quả đã đạt được. 29
1.3.2. Những vấn đề chưa được làm rõ. 30
1.3.3. Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu . 30
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGHIÊN
CỨU TRÀO LƯU TÔN GIÁO MỚI Ở NHẬT BẢN TỪ SAU CHIẾN
TRANH THẾ GIỚI II TỚI NĂM 2018 . 32
244 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 382 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quá trình hình thành, phát triển và tác động xã hội của trào lưu tôn giáo mới ở Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới II tới năm 2018, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g cách
thực hành Sự thật (Truth)- luật lệ chi phối toàn bộ vũ trụ. Thế giới đó bắt đầu trong
tâm trí, khi vượt qua môi trường và hoàn cảnh, chúng ta cảm thấy hòa bình và hạnh
phúc, và sau đó nó thực sự hiện ra như một thiên đường trên Trái đất. Có thể nói,
Utopia là giấc mơ ẩn sâu trong mỗi con người và có thể thực hiện bằng cách tuân
theo các nguyên tắc tạo nên Utopia [68,tr.9].
Số tín đồ của Khoa học Hạnh phúc thường không công khai, trong cuốn Niên
giám tôn giáo Nhật Bản các năm, cũng không có số liệu về số tín đồ của tổ chức
này. Số liệu công bố cập nhập gần đây nhất là trong bản công bố của tổ chức năm
2010, trong đó ghi số tín đồ ở tổng số 86 quốc gia trên thế giới là 12.000.000
người[120]. Vào tháng 2 năm 2017, nữ diễn viên Fumika Shimizu mới nổi đã gây
xôn xao dư luận khi tuyên bố đột ngột rút lui khỏi công ty sản xuất giải trí cũ của
mình để tham gia vào tổ chức này. Điều này khiến dư luận liên tưởng tới việc ngôi
sao Tom Cruise tham gia vào giáo phái Scientology ở Mỹ.
Tổ chức Khoa học Hạnh phúc, cũng giống như giáo phái Chân lý Aum, được
coi là một trong những “tân tân tôn giáo” thành công trong giai đoạn từ năm 1971
tới năm 1995. Cho tới nay, tổ chức này vẫn phát triển và tăng trưởng ổn định. Giáo
lý của nó hướng tới một thế giới hoàn hảo, lý tưởng, hướng tới một vị thần sáng tạo
98
ra tất cả thế giới này. Tuy không nhấn mạnh vào những trải nghiệm tâm linh kỳ bí
mang tính ma thuật, song tổ chức Khoa học Hạnh phúc vẫn hướng con người tới
một thế giới khác,thế giới không tưởng gọi là Utopia. Chúng ta có thể nhận ra khái
niệm về Utopia dễ gây liên tưởng tới các vấn đề chính trị. Chỉ có hệ thống chính trị
phù hợp nơi mọi người được tự do mới có thể cho phép tạo ra một thế giới lý tưởng
trên trái đất như vậy. Đây là lý do tại sao Okawa tin rằng tôn giáo phải can thiệp
vào các vấn đề của chính phủ. Ông bình luận không chỉ về các vấn đề trong nước,
Nhật Bản, mà còn về các vấn đề địa chính trị trên thế giới. Vì vậy, họ không giấu
giếm ý định tiến vào chính trường. Tuy nhiên, việc tham gia vào chính trị này một
cách công khai, cũng khiến nhiều người nhìn nhận tổ chức này theo chiều hướng
tiêu cực.
3.3. Giai đoạn từ năm 1996 tới năm 2018
3.3.1. Khái quát quá trình phát triển của trào lưu tôn giáo mới từ năm 1996
tới năm 2018
Giai đoạn này bắt đầu bằng năm 1996, sau khi Luật Pháp nhân Tôn giáo sửa
đổi cuối năm 1995 đi vào hiệu lực. Sự kiện tấn công bằng khí độc Sarin ở ga tàu
điện ngầm Tokyo tháng 3 năm 1995 của giáo phái Chân lý Aum- như đã trình bày ở
phần trước- đã gây ra những bất lợi cho các tổ chức tôn giáo mới, nổ ra hàng loạt
tranh luận về tôn giáo mới, cũng như thay đổi thái độ của công chúng đối với tôn
giáo nói chung và tôn giáo mới nói riêng. Sự phản đối đầu tiên của công chúng về
những đặc quyền mà tôn giáo có được, trong đó các tổ chức tôn giáo đã đăng ký với
Cục Văn hóa được ưu đãi thuế - điều này được coi là giúp giáo phái Chân lý Aum
tạo được quĩ cho những phong trào bạo lực của nó. Ngoài ra, sự can thiệp của cảnh
sát vào Aum đã bị cản trở bởi cảnh sát lo ngại có thể bị dư luận coi là đàn áp tôn
giáo – một hiện trạng thường xuyên tại Nhật Bản trước Chiến tranh Thế giới II, vốn
được coi là góp phần cho việc Nhật Bản theo chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa quân
phiệt khi đó. Sau sự kiện giáo phái Chân lý Aum, tất cả những ưu đãi cho các tổ
chức tôn giáo bị xem xét, công chúng thay đổi từ việc nhìn nhận rằng tôn giáo đóng
góp một cách tích cực vào đời sống hiện đại và cần được bảo vệ khỏi sự can thiệp
99
của chính phủ, chuyển sang yêu cầu mạnh mẽ trên các phương tiện thông tin đại
chúng rằng có những tổ chức tôn giáo có thể gây ra sự nguy hiểm cho chính phủ và
xã hội, sự giám sát lớn hơn đối với các tổ chức tôn giáo là thực sự cần thiết. Các tổ
chức tôn giáo mới dễ dàng bị gắn mác “giáo phái” (Cult-カルト) bởi các phương
tiện truyền thông- một thuật ngữ được sử dụng để mô tả giáo phái Chân lý Aum và
sử dụng sau sự kiện tấn công của giáo phái này, để chỉ những tổ chức tôn giáo được
coi là khả năng trở nên lệch lạc hoặc nguy hiểm. Nhiều người thuộc thế hệ trẻ
thường nói rằng họ nghĩ tôn giáo là “nguy hiểm” và họ không muốn liên hệ đến bất
kỳ tổ chức tôn giáo nào. Sự e ngại của cộng đồng với các tôn giáo có tổ chức và đặc
biệt là các tôn giáo mới đã trở thành đặc điểm quan trọng trong đời sống tôn giáo
những năm sau sự kiện giáo phái Chân lý Aum. Mười lăm năm sau vụ tấn công của
giáo phái Chân lý Aum, dư âm của nó gắn với hình ảnh tôn giáo vẫn hiển nhiên tồn
tại ở Nhật Bản- và được củng cố bởi các phương tiện truyền thông. Vào năm 2007-
2008, sau khi công bố trên tờ Gazette của chính phủ Nhật về Điều luật bảo mật và
an toàn trong môi trường sử dụng internet cho người dùng trẻ tuổi (điều này chính
thức trở thành luật từ tháng 4 năm 2009), các công ty điện thoại của Nhật cung cấp
dịch vụ lọc các trình duyệt Web, thiết lập trên điện thoại di động khi người dùng
chưa đủ tuổi (ví dụ dưới 20 tuổi). Các ứng dụng sẽ nhận định các từ ngữ “nguy
hiểm” và khóa sự truy cập tới Website đó. Một vài công ty không chỉ cho vào danh
sách nguy hiểm từ “giáo phái” (Cult- カルト), mà còn cho cả từ “tôn giáo” (宗教)
trong danh sách lọc của họ [61,tr.29]. Qua con số thống kê của Niên giám Tôn giáo
Nhật Bản, chúng ta có thể thấy rõ sự sụt giảm này : năm 1995- thời điểm xảy ra vụ
khủng bố của giáo phái Chân lý Aum, tổng số tổ chức tôn giáo pháp nhân là
184.021 tổ chức, tới năm 2007 thì chỉ còn 182.709 tổ chức.
Ngoài ra, việc tôn giáo mới tham gia vào chính trị, qua trường hợp Đảng
Công Minh của Soka Gakkai và sau này còn là Đảng Thực hiện Hạnh phúc của tổ
chức Khoa học Hạnh phúc, khiến cho dư luận thêm e dè với vấn đề tôn giáo mới.
Tuy bản thân các đảng này giành được sự ưu ái bỏ phiếu từ tín đồ của mình, song
với những người dân bình thường khác, không ít người nghĩ rằng các chính đảng
100
này đang cố gắng để đưa triết lý tôn giáo của mình áp dụng lên toàn nước Nhật.
Theo Niên giám Tôn giáo Nhật Bản năm 2018, sự sụt giảm về số lượng tôn giáo
pháp nhân vẫn đang diễn ra, từ 181.810 tổ chức năm 2014 xuống 181.252 tổ chức
năm 2018. Như vậy đã có sự biến mất của 558 tổ chức tôn giáo. Tuy không thể hiện
rõ là tôn giáo hay tôn giáo mới do có những tôn giáo mới có tư tưởng Thần đạo
hoặc Phật giáo (như Tenrikyo hay Soka Gakkai), lại được xếp vào hệ Phật giáo,
song sự sụt giảm của số lượng như vậy cũng cho thấy đời sống tôn giáo Nhật Bản
hiện đang có sự thay đổi. Để hình dung rõ hơn sự biến động và suy giảm số tín đồ
gần đây của tôn giáo Nhật, chúng ta hãy theo dõi số liệu trong bảng sau:
101
Năm
(dương lịch)
Tổng dân số Tổng tín đồ
tôn giáo
(một người có thể
theo nhiều hơn một
tôn giáo)
Tín đồ
Thần đạo
Tín đồ
Phật giáo
Tín đồ Kito giáo
(phần trăm trong
tổng dân số)
Tín đồ
tôn giáo khác
1950 83.200.000 109.508.691 62.783.810 43.668.499 428.701(0,5) 2.227.681
1960 93.419.000 138.403.188 78.470.338 54.930.739 669.225(0,7) 4.322.886
1970 103.720.000 178.971.327 83.328.989 84.960.083 804.339 (0,8) 9.977.816
1980 117.060.000 200.395.255 95.848.103 87.745.179 1.018.634 (0,9) 15.783.339
1990 123.611.000 217.229.831 108.999.505 96.255.279 1.463.791(1,2) 10.511.526
2000 126.926.000 215.365.872 107.902.589 95.420.178 1.771.651(1,4) 10.221.454
2010 128.057.000 199.617.278 102.756.326 84.652.539 2.773.096(2,2) 9.435.317
2011 127.799.000 196.890.529 100.770.882 84.708.309 1.920.895(1,5) 9.490.446
Bảng 3.1: Số liệu của Viện Quốc lập Nghiên cứu Vấn đề Con người- Bảo hiểm Xã hội Nhật Bản công bố năm 2012
(Nguồn: www.ipss.go,jp/syoushika/tohkei/Popular/P_Detail2015.asp?fname=T01-01.htm)
102
Ở bảng trên, ta nhận thấy sự suy giảm tín đồ không chỉ ở các tôn giáo mới, mà
ở cả các tôn giáo truyền thống. Về các tôn giáo mới, sự suy giảm rõ rệt có thể thấy
được rất nhanh qua số liệu của Niên giám Tôn giáo hàng năm, nếu năm 1990 số tín
đồ của Tenrikyo là khoảng 1.800.000, thì tới năm 2015 chỉ còn khoảng 1.117.000
tín đồ, tức là sau 25 năm, số tín đồ đã giảm đi tầm 1/3. Rissho Koseikai cũng vậy,
năm 1990 ước đạt 6.330.000 tín đồ thì năm 2015 chỉ còn khoảng 2.830.000 tín đồ,
đặc biệt chỉ sau một năm, từ 2014 tới năm 2015 đã giảm tầm 260.000 tín đồ. Không
chỉ vậy, số tuổi trung bình của tín đồ cũng tăng lên. Thực ra điều này cũng hay bắt
gặp ở các tôn giáo mới ở phương Tây, ví dụ theo thống kê năm 2006 của Hội Tây
Dương Phật giáo tăng đoàn hữu (西洋仏教僧団友の会)[121], thì độ tuổi trung
bình của tín đồ của hội là 43 đối với nam và 47 đối với nữ, trong khi năm 1976 con
số tương ứng là 25 và 30. Điều đó cho thấy sự già hóa trong tín đồ của các tổ chức
tôn giáo mới. Ở Nhật Bản cũng vậy, số thành viên ở độ tuổi trung niên chiếm đa số.
Ở thành phố Tenri, nơi cư ngụ của đông đảo tín đồ Tenri, hầu như người dân ở đây
đều theo Tenrikyo, từ năm 2005 tới năm 2010, số cặp vợ chồng cao tuổi đã tăng từ
1899 cặp lên 2955 cặp)[122], đồng nghĩa với việc số lượng tín đồ cao tuổi tăng lên.
Như vậy không chỉ suy giảm về số lượng tín đồ mà sự suy giảm về số người trẻ gia
nhập cũng rất đáng lo ngại ở các tổ chức này. Số tín đồ cũ trung thành những giai
đoạn trước, bây giờ đã bước vào tuổi trung niên, rất cần phải có lớp tín đồ trẻ thay
thế khi lớp tín đồ cũ qua đời. Song sự suy giảm của dân số trẻ, hiện tượng trẻ em
sinh ra ngày càng ít đi, cùng với thái độ e ngại về tôn giáo mới, khiến cho số người
trẻ gia nhập tôn giáo mới ngày càng ít, trừ ít trường hợp đặc biệt như tổ chức
Kofuku no Kagaku (Khoa học Hạnh phúc). Các tôn giáo mới đứng trước sự cần
thiết phải cách tân, nếu muốn tồn tại.
Trùng hợp là từ sau năm 1995, Internet đang trở thành một điểm nổi bật trong
bức tranh toàn cảnh của truyền thông Nhật Bản. Sự tiếp cận và lan tỏa nhanh chóng
của nó tạo ra tiềm năng giúp các tôn giáo có thể ngăn lại chiều hướng suy giảm,
thông qua việc đưa ra cách thức mới để truyền bá những thông điệp của họ, và qua
Internet con người có thể liên kết với các tổ chức này từ xa hoặc tại chính nhà của
103
mình. Điều này đặt các tổ chức tôn giáo trước yêu cầu bức thiết phải đổi mới về
nhiều mặt và tận dụng ưu điểm của Internet, nếu không muốn suy tàn. Song do
không có lợi thế là một tôn giáo truyền thống như Thần đạo và Phật giáo, nên khó
có thể thu hút người dân một cách tự nhiên thông qua các dịch vụ phổ biến như tang
lễ và đám cưới, hay việc đi lễ đầu năm, nên các tổ chức này tìm những con đường
riêng biệt. Trong số đó, Tenrikyo và Konkokyo- hai tổ chức được xếp vào nhóm
Thần đạo mới, đã những bước đi khá bài bản trong việc thu hút tín đồ thông qua tận
dụng lợi thế của Internet.
Những nhân tố tác động tới sự ra đời của trào lưu tôn giáo mới như đã phân
tích ở chương trước, trong giai đoạn này, không còn thể hiện rõ nét. Bởi trong giai
đoạn này, sự ra đời của các tổ chức tôn giáo mới không còn ồ ạt, thậm chí có sự
giảm sút về lượng tín đồ ở một số tôn giáo lớn. Vì vậy, đây là một giai đoạn nỗ lực
duy trì ổn định của các tổ chức tôn giáo. Tuy vậy, trào lưu tôn giáo mới ở giai đoạn
này không phải bị lụi tàn, mà bước vào thời kỳ ổn định và duy trì.
3.3.2. Quá trình hình thành và phát triển của một số tổ chức tôn giáo mới nổi
bật giai đoạn từ năm 1996 đến năm 2018
3.3.2.1. Tenrikyo(天理教- Thiên lý giáo)
Tenrikyo là một tôn giáo độc thần, do Nakayama Miki (中山美伎) (1798-
1887) sáng lập. Nakayama Miki là một phụ nữ; với vai trò sáng lập, bà còn được
gọi là Oyasama (親様) hay giáo tổ của giáo phái này. Tenrikyo được chọn để phân
tích trong giai đoạn thứ ba này, bởi mặc dù là một tôn giáo mới xuất hiện trước
chiến tranh, nhưng suốt chiều dài lịch sử của mình Tenrikyo luôn là một trong
những tổ chức tôn giáo mới có số lượng tín đồ đông đảo nhất, và trong giai đoạn
thứ ba-giai đoạn duy trì sự ổn định và tận dụng thế mạnh công nghệ mới, Tenrikyo
đã phát huy việc sử dụng công nghệ rất hiệu quả.
Theo giáo lí Tenrikyo, Thần Tenri-O-no-Mikoto (天理王命- Thiên lý vương
mệnh17) đã truyền đạt những ý nguyện thần thánh đến các môn đồ thông qua Giáo
17Thần là vị thẩn duy nhất được Tenrikyo thờ phụng, phi giới tính, là Đấng tối cao tạo ra con người và vũ trụ.
Có ba bậc thấu hiểu bản chất của Thần: Bậc một là Kami (神), khi Thần được hiểu theo nghĩa hàng ngày; Bậc
104
chủ Nakayama - người có vai trò Thờ Thần (神のやしろ) và những người lãnh đạo
khác của giáo phái. Lý tưởng thực tế của Tenrikyo là truyền bá và phát triển “Cuộc
sống vui vẻ”(陽気ぐらし), được thực hiện qua những hoạt động từ thiện, gọi là
hinokishin (日の寄進). Theo lịch sử Tenrikyo, Nakayama Miki được chọn làm
người Thờ Thần vào năm 1838. Chuyện kể rằng, khi chồng và con trai Miki mắc
bệnh, gia đình bà đã nhờ một nhà sư đến để xua đuổi tà ma. Trong lúc nhà sư tạm
thời vắng mặt, Miki được Thần Tenri-O-no-Mikoto (天理王命) nhập vào trao
nhiệm vụ thay mặt Thần cứu tế dân chúng. Bà được chồng chấp thuận thực thi
nhiệm vụ này. Ngày 26/10/1838, được coi là ngày lập giáo của Tenrikyo. Cơ cấu
của Tenrikyo thời kỳ đầu thành lập gồm có Giáo chủ và các tín đồ. Sau khi Giáo
chủ Nakayama Miki qua đời, các thế hệ tiếp theo trong gia đình bà giữ vị trí
“Shinbashira” (真柱), tức là Trụ cột thủ lĩnh tinh thần và là người hướng dẫn các
hoạt động thực tế của Tenrikyo. Vị trí Shinbashira được truyền qua các thế hệ của
gia đình Nakayama. Cho tới nay đã có bốn thế hệ Shinbashira. Hiện nay, Nakayama
Zenji là vị Shinbashira thứ tư.18
Tuy được coi là một tôn giáo mới thuộc hệ Thần đạo và ảnh hưởng Thần đạo
thể hiện rõ nét ở các nghi lễ của Tenrikyo, thì ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo thể
hiện khá rõ trong triết lý của giáo phái này. Nguyên tắc cơ bản nhất của Tenrikyo là
kashimono - karimono (借物-貸物), tức là “có vay có trả”. Trong nguyên tắc này,
thứ được vay và trả chính là cơ thể con người. Tín đồ Tenrikyo tin rằng tâm trí họ là
thứ có thể kiểm soát được, nhưng cơ thể của họ thì không hoàn toàn như vậy.
Thuyết “Cuộc sống vui vẻ” của Tenrikyo đề cao việc sống khoan dung, tránh xa
những tham lam, ích kỷ, hận thù, giận dữ và kiêu căng. Tuy vậy, tính cách tiêu cực
không bị coi là tội lỗi trong giáo lý Tenrikyo, mà là “bụi” (埃) - một cách ẩn dụ - có
thể được thổi bay khỏi tâm trí thông qua việc tu thân và tập luyện hàng ngày
Hinokishin và các nghi lễ của giáo phái này. Hinokishinlà sự nỗ lực, tự nguyện trau
hai là Tsukihi (月日- Mặt Trăng và Mặt Trời) hoặc Thần - người sáng tạo ra tự nhiên và quy luật tự nhiên; và
cuối cùng là Oya (親) - tức Thần là Đấng Sinh thành của vạn vật. Thông qua quá trình tu hành, tín đồ
Tenrikyo từng bước tiếp thu và thấu hiểu bản chất của Thần.
18 Nguồn trang Web: https://www.tenrikyo.or.jp/eng/, cập nhập ngày 01 tháng 3 năm 2020
105
dồi bản thân,thể hiện khát vọng sống vị tha và lòng biết ơn sắc đối với việc được
Thần Tenri- O- no- mikoto cho vay cơ thể và tinh thần (như luật kashimono –
karimono) và bảo vệ(守護-shugo).
Một số nguyên tắc căn bản của hình thức Tu thân và tập luyện Hinokishin là:
1-Tanno (たんのう- Chấp nhận vui vẻ) – tinh thần xây dựng, dám đối mặt với rắc
rối, bệnh tật, khó khăn mà không phán xét những điều đã xảy ra trong quá khứ; 2-
Juzen-no-Shugo (十全の守護)-10 điều liên quan đến sự sáng tạo. Hai nguyên tắc
này có tính liên tục và xuyên suốt vũ trụ. Hinokishin là một hoạt động tự phát thể
hiện lòng biết ơn Đấng Sinh thành về việc cho chúng ta “mượn cơ thể”. Hành động
này được thực hiện như một hoạt động cống hiến cho tôn giáo để giúp đỡ, đem lại
niềm vui cho mọi người, mà không yêu cầu được đền bù, hơn là một hoạt động cầu
nguyện. Tenrikyo quan niệm rằng khi chúng ta làm những việc mà người khác ít
muốn làm nhất, lòng chân thành của chúng ta sẽ được ghi nhận trong mắt Thần.
Hinokishin cũnglà phương pháp để “quét sạchbụi tinh thần” chồng chất trong tâm
trí chúng ta. Có 8 loại “bụi Tinh thần”là: Keo kiệt (惜しい- Oshii), Thèm muốn (欲
しい- Hoshii), Căm ghét (憎い- Nikui), Tự ái (可愛い- Kawai), Thù hận (怨み-
Urami), Giận dữ (腹立ち- Haradachi), Tham lam (欲く- Yoku), Kiêu ngạo (高慢-
Kouman).Ở điểm này, các triết lý của Tenrikyo khá tương đồng với tư tưởng của Phật
giáo như: Tứ diệu đế, Vô thường, Luân hồi, Nhân- Quả và con đường tu tập Bát chính
đạo để tới cõi Niết bàn.
Mục tiêu tinh thần cơ bản của Tenrikyo là xây dựng Kanrodai (甘露台) - một
cột trụ tôn giáo tuyệt vời ở trung tâm thế giới, nơi giao thoa giữa thiên đường và
mặt đất (axis mundi ), được gọi là Jiba (地場). Bên cạnh đó, nghi lễ Kagura (かぐ
ら) được cử hành xung quanh Kanrodai. Lý tưởng coi Jiba là khởi nguồn của sự
sáng tạo trái đất, được gọi là Moto-no-ri (元の理), hay Nguyên lý khởi nguồn. Cuộc
hành hương tới Jiba chính là sự trở về. Lời chào mừng Okaeri nasai (お帰りなさ
い- chào mừng về nhà) được viết trên rất nhiều quán trọ ở thành phố Tenri, tỉnh
Nara như một sự khích lệ tinh thần đối với các tín đồ hành hương. Thuyết đầu thai
106
cũng là một phần của tôn giáo này, dưới hình thức denaoshi (出直し), nghĩa là “qua
đời để tái sinh”. Có ba cuốn kinh điển chính của Tenrikyo hay còn gọi là Tam
nguyên điển (三原典) bao gồm: Ofudesaki (御筆先- Giáng bút) do Oyasama viết,
Mikagura-Uta (神樂歌- Thần lạc ca) và Osashizu (おさしづ) do Izo Iburi viết.
Một điều đáng chú ý ở Tenrikyo là việc ban phép thiêng Sazuke (おさづ
け)với hình thức như một buổi cầu kinh để chữa lành bệnh tật. Những người tham
gia phải thực hiện 9 Bài dạy chữa lành bệnh tật Besseki (別席). Khi một người được
ban phép Sazuke, họ được công nhận là một Yoboku (用木), tức là người có ích cho
cộng đồng. Phép thiêng Sazuke được sử dụng cho những người đang phải chịu đau
khổ vì bệnh tật, khẩn cầu Thần ban phép để hồi phục. Việc hồi phục đòi hỏi sự cố
gắng chân thành của cả người cần trị bệnh lẫn người quản lý Sazuke, để gột sạch
“bụi tinh thần” khỏi tâm trí họ. Chỉ khi tâm trí thuần khiết, những lời ban phép lành
của Thần mới có thể đến được với người cần trị bệnh thông qua vị Yoboku quản lý
Sazuke này. Và sự bảo vệ thiêng liêng của Thần chỉ xuất hiện khi Thần chấp nhận
lòng chân thành của một Yoboku và người bệnh. Việc trị bệnh sẽ hoàn tất khi người
được trị bệnh lưu tâm tới những “bụi tinh thần” và lời giảng của Tenrikyo để điều
trị “tâm trí đầy bụi bẩn” của họ.
Có thể nói giáo lý của Tenrikyo vừa thiêng liêng, huyền bí lại thiết thực và tạo
cảm giác gắn kết cộng đồng với nhau. Hiện nay số tín đồ của tổ chức này ở Nhật
Bản là 1.199.223, với số đền thờ trên toàn Nhật Bản là 16.355 và số cơ sở truyền
giáo là 16.062 [94,tr.100], trong đó hai cơ sở quan trọng nhất là Jiba (地場) – Trung
tâm chính được đặt tại thành phố Tenri và khu Oyasato Yakata – một tổ hợp bao
gồm khu thực hành Besseki, trường đại học, trường học các cấp, bệnh viện, bảo
tàng, ...mang tên Tenri. Ngoài ra, còn có các tổ chức phục vụ cộng đồng khác như:
nhà trẻ, trường học, bệnh viện, thư viện... ở khắp các địa phương trên đất nước Nhật
Bản. Ngoài ra, có hơn 2 triệu tín đồ khác trên toàn thế giới [115,tr.43]. Trên thế giới,
Tenrikyo đang hoạt động ở 34 quốc gia, bao gồm cả cộng hòa dân chủ Công gô,
Kenya và Nepal. Cơ cấu tổ chức của Tenrikyo được chia thành rất nhiều nhóm khác
107
nhau, có mục tiêu chung nhưng đảm nhiệm các chức năng khác nhau, từ việc thành
lập Daikyokai (大教会- “Đại giáo hội”) tới các tổ chức cứu trợ thiên tai, các nhân
viên y tế và bệnh viện, các trường đại học, các viện bảo tàng, thư viện, và rất nhiều
trường học, võ đường. Đối với tín đồ, lời giảng về vũ trụ của Tenrikyo thực sự trở
thành một triết lý về cuộc sống, và do vậy, việc tin theo Tenrikyo không ảnh hưởng
gì tới lòng tin đối với các tôn giáo khác. Không hiếm những tín đồ Tenrikyo đồng
thời còn tin vào Kito giáo hoặc Phật giáo. Mối quan hệ giữa Tenrikyo và Kitô giáo
cũng khá tốt: có thể thấy nhiều biểu tượng của Kitô giáo trong các văn bản hướng
dẫn bằng tiếng Anh của Ofudesaki trong Tenrikyo. Điều này có lẽ là do những nhà
truyền giáo đạo Kitô đã giúp dịch các tài liệu này sang tiếng Anh. Đây cũng là một
trong những nguyên nhân cơ bản trong sự thành công của Tenrikyo ở nước ngoài,
bên cạnh những khó khăn. Tenrikyo bắt đầu có những trung tâm đầu tiên ở Đài
Loan vào năm 1897, Triều Tiên (Korea) vào năm 1904, Mãn Châu vào năm 1911,
Mỹ vào năm 1927, và sau đó là Brasil và các nước Đông Nam Á. Cũng giống tình
hình trước Chiến tranh Thế giới II của các tôn giáo Nhật Bản nói chung ở Hoa Kỳ,
Brasil, Peru và những quốc gia khác, Tenrikyo tới những nơi đó đầu tiên là đáp ứng
nguyện vọng về tinh thần cho cộng đồng người gốc Nhật. Công cuộc truyền giáo
vẫn tồn tại một thời gian dài và còn tiếp tục đến tận ngày nay.
Sau sự kiện giáo phái Chân lý Aum, nhằm thích ứng với tình hình mới, những
giáo chức trong Tenrikyo đã có nhiều cách để giữ vững và tăng thêm ảnh hưởng của
mình. Tuy Tenrikyo đã ra đời từ khá sớm, có thể là sớm nhất trong số những tôn
giáo mới ở Nhật Bản, nên đã có một lực lượng tín đồ khá trung thành theo kiểu cha
truyền con nối theo gia đình. Song họ vẫn nỗ lực không ngừng trong việc tận dụng
những tiến bộ của công nghệ, như việc một giáo sĩ Tenrikyo đã tạo ra dịch vụ tư
vấn trên mạng, khéo léo dẫn dắt các khách hàng của mình đến với đền thờ của mình.
Ở tuổi 60 của mình, vị giáo sĩ này tạo ra một trang Web tư vấn, hay còn gọi là tư
vấn online, vào năm 1999. Ông tích cực quảng cáo tư vấn cho các tín đồ và cả
những người không là tín đồ. Trước khi bắt đầu dịch vụ này, ông chưa bao giờ
chạm tới máy tính, song ông đã cố gắng làm quen với nó. Ông cho rằng việc những
108
người mới gia nhập Tenrikyo- khi tiến hành hoạt động Nioigake (匂い掛け- phân
phát hương thơm), nghĩa là đi từng nhà và phát những cuốn sách về Tenrikyo, đang
gặp trở ngại. Ở Nhật, những năm gần đây, ngày càng nhiều người để biển “Đừng để
lại tài liệu” trước cửa nhà, khiến hoạt động truyền giáo này không thể tiến hành
được. Vì vậy, vị giáo sĩ lớn tuổi chủ trương “Nếu chúng ta không thể tới với họ, hãy
làm họ tới với chúng ta”. Lúc này, ở Nhật, những trang tư vấn online qua email bắt
đầu xuất hiện, và vào năm 1997, Hiệp hội tư vấn Online Nhật Bản (The Japan
Online Counseling Association (JOCA)) được thành lập. Vào năm 2001, các khóa
đào tạo cho người tư vấn online nhằm trau dồi cho họ phát huy hiệu ứng công nghệ
cho dịch vụ tư vấn. Sự xuất hiện của các loại trang Web và tổ chức này bắt nguồn từ
khi mọi người bắt đầu sử dụng phương tiện Internet để đăng những tin nhắn của
chính họ và đưa ra những lời khuyên cho người khác một cách tự nhiên. Vài cơ sở
công cộng cũng chào mời dịch vụ tư vấn qua email ở các khu vực như cách nuôi
dạy trẻ em, hay kiểm soát nạn bắt nạt. Thêm nữa, xuất hiện có một con số khổng lồ
của Hệ thống bảng thông báo (Bulletin Board Systems- BBS), diễn đàn, và danh
sách email nơi mọi người có thể đăng tin nhắn về những kinh nghiệm và vấn đề của
chính họ. Một cuộc điều tra bảng hỏi cho thấy ở Nhật, 37% người được hỏi đã được
khuyến khích từ những người khác thông qua Internet [67,tr.1009]. Theo cách đó,
sự trao đổi nhằm nhận được sự hỗ trợ và phản hồi về những vấn đề quan trọng, hay
gọi là những thảo luận online về những chủ đề gây xúc động- là nơi bắt đầu lý
tưởng để đi vào sâu bên trong tâm lý một con người. Chắc chắn, những người tư
vấn của một tổ chức tôn giáo riêng biệt có thể dần bày tỏ những gì liên quan tới tôn
giáo của họ qua email với người khác. Nhưng ở đó cũng xảy nhiều tranh luận về
những lời giảng giáo lý của một tôn giáo giữa những người tin tưởng và không tin
tưởng. Vận dụng khéo léo điều này cũng như nắm bắt về tâm lý e ngại với từ “tôn
giáo” của người dân, người truy cập vào trang Web tư vấn của Tenrikyo sẽ nhìn
thấy tiêu đề “Phòng tư vấn” song sẽ không hề nhìn thấy từ “Tenrikyo”. Vị giáo sĩ
lập trang Web nhận định “Thông tin về đền thờ Tenrikyo hay những gì liên quan
không phù hợp với họ- những người tới Website vì họ đang có vấn đề khác”. Trang
109
Web này được tạo ra sau 7 năm đã có hơn 360.000 lần tư vấn. Các tư vấn được yêu
cầu đủ các lĩnh vực, bao gồm bệnh tật, các vướng mắc về mặt xã hội, và thất nghiệp,
như là “Tại sao tôi không thể chết ngay cả khi tôi không cảm thấy có tý ý nghĩa nào
cho cuộc sống hay nếu như tôi không cảm thấy cuộc đời tôi có chút giá trị nào?”,
“Tôi không muốn mẹ chồng tôi can thiệp vào cuộc sống của các con tôi”, “Làm
cách nào để vượt qua khủng hoảng hôn nhân”. Trả lời trung bình từ 5 tới 10 câu hỏi
một ngày, vị giáo sĩ này đón nhận và đồng cảm với những băn khoăn, đưa ra những
lời khuyên đặc biệt khi cần thiết. Ông cho rằng không khó để khơi mào sự quan tâm
tới Tenrikyo ở những người đang cần tư vấn, và hàng tá hàng tá người truy cập
trang Web cuối cùng đã trở thành tín đồ Tenrikyo. Bởi giáo lý của Tenrikyo mang
ảnh hưởng của triết lý Phật giáo khá lớn, đó là hướng tới giải thoát con người khỏi
những khổ não trong tâm trí hàng ngày, nên việc áp dụng nó vào việc tư vấn cho
những người đang chất chứa nỗi khổ, là vô cùng phù hợp.
Người cần tư vấn có thể gửi email từ trong nước và nước ngoài. Khi họ được
dẫ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_qua_trinh_hinh_thanh_phat_trien_va_tac_dong_xa_hoi_c.pdf