Luận án Quan điểm và một số giải pháp đề nghị hoàn thiện hệ thống chế độ kế toán doanh nghiệp
Việc phân tích báo cáo tài chính là vấn đề rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng thông tin, có ý nghĩa với việc phân tích tình hình tài chính, tình hình hoạt động của doanh nghiệp và cung cấp các thông tin hữu ích để giúp cho người sử dụng báo cáo tài chính ra quyết định kinh tế liên quan. Để thông tin hữu ích cho người sử dụng trong việc phân tích, đánh giá và ra quyết định kinh tế thì các chỉ tiêu được thiết kế trên báo cáo tài chính phải đảm bảo các tiêu chuẩn: tính dễ hiểu, tính thích hợp, tính đáng tin cậy và tính so sánh được. • Thực trạng về báo cáo tài chính của các doanh nghiệp qua khảo sát cho thấy: ß Một số chỉ tiêu trên báo cáo tài chính chưa thực sự đảm bảo tính dễ hiểu, thiếu nhất quán: Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 21 (VAS 21) “Trình bày báo cáo tài chính” quy định doanh nghiệp cần phải phân biệt “tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn”; trong khi đó doanh nghiệplại thể hiện trên Bảng cân đối kế toán là “Tài sản lưu động và Tài sản cố định”. ß Một số chỉ tiêu trên báo cáo tài chính chưa thực sự đảm bảo tính thích hợp cho việc đánh giá khả năng thanh toán của đơn vị: Để phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp, một trong các thông tin mà các đối tượng sử dụng báo cáo tài chính cần phải có là “Tài sản lưu động” và “Nợ ngắn hạn”, “Nợ dài hạn”. Các thông tin này được thấy trên Bảng cân đối kế toán ở các vị trí sau: Phần Tài sản – Loại A “Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn”; Phần nguồn vốn- Loại A “Nợ phải trả” – Mục I “Nợ ngắn hạn”; Phần nguồnvốn- Loại A “Nợ phải trả” – Mục II “Nợ dài hạn”. Nhưng trên bảng cân đối kế toán hiện hành của doanh nghiệp chưa đảm bảo việc tính chính xác các chỉ tiêu này, cụ thể: ; Chỉ tiêu “Phải thu của khách hàng”: đối với doanh nghiệp có một số công nợ quá hạn, không có khả năng thu hồi, bán hàng trảchậm có thời hạn trên 12 tháng mà không tách sang nợ dài hạn thì sẽ làm ảnh hưởng đếnviệc đánh giá chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp (cụ thể là chỉ tiêu khả năng thanh toán nợ). ; Chỉ tiêu “Phải trả cho người bán”:Đối với doanh nghiệp phát sinh mua hàng trả chậm hoặc kéo dài thời hạn thanh toán cho người bán đã quá 12 tháng, thì cũng cần tách riêng thành nợ phải trả dài hạn để đảm bảo tính thích hợp trong đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp. ; Chỉ tiêu “Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ”: Theo Thông tư 23/2005 chỉ tiêu này đã được để vào mục “Tài sản ngắn hạn khác” nhưng các doanh nghiệp vẫn thể hiện ở mục “Các khoản phải thu” là không đảm bảo tính hợp lý của báo cáo tài chính. ; Chỉ tiêu “Phải thu nội bộ”: tương tự như khoản“Phải thu của khách hàng”, đối với khoản “Phải thu nội bộ” doanh nghiệp cũng sẽ phát sinh khoản phải thu dài hạn như cấp vốn cho đơn vị trực thuộc trong thời gian hơn 12 tháng, hay các khoản nợ chưa thu hồi được. Do đó “Phải thu nội bộ” cũng cần được tách ra dài hạn, ngắn hạn để phản ánh chính xác, hợp lý tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 44204.pdf