Luận án Quản lí công tác chủ nhiệm lớp ở trường Trung học Phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay - Hà Văn Hải

MỞ ĐẦU .1

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP VÀ

QUẢN LÍ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC

PHỔ THÔNG TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC.8

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề.8

1.1.1. Các công trình nghiên cứu về công tác chủ nhiệm lớp .8

1.1.2. Các công trình nghiên cứu về quản lí công tác chủ nhiệm lớp và

quản lí các hoạt động liên quan đến công tác chủ nhiệm lớp.10

1.2. Bối cảnh đổi mới giáo dục và những yêu cầu đạt ra đối với giáo viên

chủ nhiệm lớp, công tác chủ nhiệm lớp và quản lí công tác chủ nhiệm lớp .16

1.2.1. Bối cảnh đổi mới giáo dục.16

1.2.2. Những yêu cầu đặt ra của sự nghiệp đổi mới giáo dục .18

1.3. Các khái niệm công cụ của đề tài.22

1.3.1. Khái niệm về công tác chủ nhiệm lớp .22

1.3.2. Khái niệm về công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông.23

1.3.3. Khái niệm quản lí .23

1.3.4. Khái niệm quản lí công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ

thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục .25

1.4. Công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông trong bối cảnh

đổi mới giáo dục .26

1.4.1. Xây dựng tập thể học sinh lớp chủ nhiệm vững mạnh .26

1.4.2. Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục.28

1.4.3. Thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng .29

1.4.4. Phối hợp các lực lượng giáo dục .32

1.4.5. Nhận xét đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh.36

1.4.6. Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng .38

1.5. Quản lí công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT trong bối cảnh đổi mới

giáo dục.38

1.5.1. Kế hoạch hóa công tác chủ nhiệm lớp .38

1.5.2. Tổ chức lực lượng tham gia công tác chủ nhiệm lớp.41

1.5.3. Chỉ đạo thực hiện công tác chủ nhiệm lớp.46iv

1.5.4. Kiểm tra đánh giá công tác chủ nhiệm lớp .48

1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chủ nhiệm lớp và quản lí công tác

chủ nhiệm lớp .51

1.6.1. Các yếu tố thuộc về chủ thể quản lí.51

1.6.2. Các yếu tố thuộc về đối tượng quản lí.52

1.6.3. Các yếu tố thuộc về môi trường quản lí .53

Kết luận chương 1 .55

Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP VÀ QUẢN

LÍ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ

THÔNG TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC.57

2.1. Khái quát về địa bàn khu vực các tỉnh phía Nam đồng bằng sông Hồng và

giáo dục của các trường THPT thuộc địa bàn phía Nam đồng bằng sông Hồng .57

2.1.1. Khái quát về địa bàn khu vực các tỉnh phía Nam đồng bằng sông Hồng .57

2.1.2. Khái quát về tình hình giáo dục của Tiểu vùng phía Nam đồng bằng

sông Hồng.57

2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng.58

2.2.1. Mục đích nghiên cứu thực trạng .58

2.2.2. Nội dung nghiên cứu thực trạng.58

2.2.3. Chọn mẫu trên địa bàn nghiên cứu thực trạng .59

2.2.4. Công cụ nghiên cứu thực trạng.62

2.2.5. Qui trình nghiên cứu thực trạng.62

2.3. Thực trạng công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông các

tỉnh phía Nam đồng bằng sông Hồng .68

2.4. Thực trạng quản lí công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ

thông các tỉnh phía Nam đồng bằng sông Hồng.74

2.4.1. Thực trạng việc lập kế hoạch trong quản lí công tác chủ nhiệm lớp

của Hiệu trưởng trường trường trung học phổ thông.74

2.4.2. Thực trạng tổ chức các lực lượng tham gia công tác chủ nhiệm lớp

của Hiệu trưởng trường trường trung học phổ thông.77

2.4.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện công tác chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng

trường trường trung học phổ thông thuộc các tỉnh phía Nam ĐBSH.79

2.4.4. Thực trạng kiểm tra việc thực hiện công tác chủ nhiệm lớp của

Hiệu trưởng trường trung học phổ thông thuộc các tỉnh phía Nam đồng

bằng sông Hồng .81v

2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chủ nhiệm lớp và quản

lí công tác chủ nhiệm lớp trường trung học phổ thông các tỉnh phía Nam

đồng bằng sông Hồng.84

2.5.1. Thực trạng các yếu tố thuộc về chủ thể quản lí .85

2.5.2. Thực trạng các yếu tố thuộc về đối tượng quản lí.88

2.5.3. Thực trạng các yếu tố thuộc về môi trường quản lí .91

2.6. Trường hợp nghiên cứu điển hình về công tác chủ nhiệm lớp và quản lí

công tác chủ nhiệm lớp .95

2.6.1. Trường hợp nghiên cứu điển hình về công tác chủ nhiệm lớp và quản

lí công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT Lê Quý Đôn tỉnh Thái Bình.95

2.6.2. Trường hợp nghiên cứu điển hình về quản lí công tác chủ nhiệm lớp

ở trường trung học phổ thông Gia Viễn C tỉnh Ninh Bình.97

2.6.3. Trường hợp nghiên cứu điển hình về quản lí công tác chủ nhiệm lớp

ở trường THPT Mỹ Tho tỉnh Nam Định.99

2.7. Đánh giá về thực trạng quản lí công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung

học phổ thông phía Nam đồng bằng sông Hồng.102

2.7.1. Điểm mạnh.102

2.7.2. Điểm yếu.102

2.7.3. Thời cơ.103

2.7.4. Thách thức .104

Kết luận chương 2 .104

Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÍ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI

GIÁO DỤC .106

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp.106

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển .106

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả và tính khả thi.106

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ.107

3.1.4. Nguyên tắc bảo đảm tính thực tiễn.107

3.2. Biện pháp quản lí công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ

thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay .108

3.2.1. Biện pháp 1: “Kế hoạch hóa công tác chủ nhiệm lớp ở trường

trung học phổ thông” . 108vi

3.2.2. Biện pháp 2: “Tổ chức bộ máy quản lí công tác chủ nhiệm lớp ở

trường trung học phổ thông” .110

3.2.3. Biện pháp 3: “Xây dựng môi trường thuận lợi cho việc thực hiện công

tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông” .113

3.2.4. Biện pháp 4: Bồi dưỡng nâng cao năng lực chủ nhiệm lớp cho đội

ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.115

3.2.5. Biện pháp 5: Tổ chức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác chủ

nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông .117

3.2.6. Biện pháp 6: Tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng trong

hoạt động chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông .121

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp .123

3.4. Khảo nghiệm và thực nghiệm biện pháp quản lí công tác chủ nhiệm

lớp ở trường trung học phổ thông các tỉnh phía Nam đồng bằng sông Hồng

trong bối cảnh đổi mới giáo dục.124

3.4.1. Trưng cầu ý kiến về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp.125

3.4.2. Thực nghiệm biện pháp quản lí.129

3.4.3. Kết luận thực nghiệm .146

Kết luận chương 3 .146

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .148

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ.150

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.151

PHỤ LỤC. 1PLvii

pdf264 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 534 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lí công tác chủ nhiệm lớp ở trường Trung học Phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay - Hà Văn Hải, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chuẩn chạy từ 0.54 - 1.07 so với điểm trung bình của từng yếu tố ảnh hưởng của chủ thể quản lý (2.72- 3.07) thể hiện mức độ phân tán của sự phân bố các giá trị trong mẫu là không lớn lắm. Với điểm trung bình chung là 2.89 cho thấy các khách thể khảo sát đánh giá 88 yếu tố thuộc về chủ thể quản lí có ảnh hưởng nhiều đến quản lí công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT. Trong các yếu tố thuộc về chủ thể quản lí ảnh hưởng đến quản lí công tác chủ nhiệm lớp thì yếu tố “Năng lực quản lí và lãnh đạo” và “Năng lực quản lí, chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp” của người Hiệu trưởng được đánh giá là có mức độ ảnh hưởng nhiều nhất (2.95 và 2.96) so với các yếu tố khác. Bên cạnh đó, yếu tố “Phẩm chất chính trị” và yếu tố “Phẩm chất đạo đức” của người người Hiệu trưởng tuy cũng vẫn được các ý kiến đánh giá là có mức độ ảnh hưởng nhiều, nhưng chưa được xem xét là các yếu tố có ảnh hưởng quan trọng như các yếu tố “Năng lực quản lí và lãnh đạo” và “Năng lực quản lí, chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp” của người Hiệu trưởng. Năng lực quản lí giúp Hiệu trưởng lập kế hoạch, triển khai các hoạt động chính xác và trôi chảy hơn. “Năng lực quản lí, chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp” giúp Hiệu trưởng dự báo, lên kế hoạch, tổ chức thực hiện các công việc chủ nhiệm lớp một cách suôn sẻ, và hiệu quả hơn. Hiệu trưởng có năng lực thì những phát sinh trong quá trình thực hiện kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp sẽ được giải quyết nhanh chóng. Có năng lực quản lí còn giúp Hiệu trưởng thuyết phục được cá nhân và tập thể đồng thuận cao trong công tác chủ nhiệm lớp. Năng lực quản lí và lãnh đạo giúp Hiệu trưởng xây dựng được sự phối hợp chặt chẽ với cha, mẹ học sinh, với cấp ủy, chính quyền, đoàn thể ở địa phương. Năng lực quản lí và lãnh đạo là yếu tố then chốt để Hiệu trưởng bố trí, sử dụng, sắp xếp nhân sự của trường trong các hoạt động giáo dục nói chung, trong công tác chủ nhiệm lớp nói riêng. 2.5.2. Thực trạng các yếu tố thuộc về đối tượng quản lí Xử lí phiếu khảo sát chúng ta xây dựng được bảng số liệu và biểu đồ dưới đây về thực trạng các yếu tố thuộc về đối tượng quản lí ảnh hưởng đến quản lí công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT thuộc các tỉnh phía Nam ĐBSH. Bảng 2.15. Thực trạng các yếu tố thuộc về đối tượng quản lí Các yếu tố thuộc về đối tượng quản lí Các yếu tố thuộc về người giáo viên chủ nhiệm lớp ảnh hưởng đến quản lí công tác chủ nhiệm lớp: (1) Điểm TB Độ lệch chuẩn Sai số 1 Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của GVCN 3.24 0.70 0.03 2 Tình thương yêu của GVCN lớp đối với học sinh 2.95 0.70 0.03 3 Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục của GVCN lớp 2.83 0.90 0.04 89 4 Năng lực giáo dục của GVCN lớp 2.83 0.70 0.03 5 Năng lực hoạt động chính trị, xã hội của GVCN lớp 2.90 0.70 0.03 6 Năng lực phát triển nghề nghiệp của GVCN lớp. 2.87 0.90 0.04 7 Năng lực dạy học của GVCN lớp 3.00 0.63 0.03 8 Năng lực quản lí và lãnh đạo tập thể lớp. 3.21 0.75 0.03 Điểm trung bình 2.98 Các yếu tố thuộc về bản thân người học sinh ảnh hưởng đến quản lí công tác chủ nhiệm lớp:(2) Các yếu tố thuộc về phẩm chất của học sinh lớp chủ nhiệm (a) 1 Yêu nước 2.76 0.58 0.02 2 Nhân ái 2.69 0.76 0.03 3 Chăm chỉ 2.77 0.94 0.04 4 Trung thực 2.92 1.01 0.04 5 Trách nhiệm 2.84 0.99 0.04 Điểm trung bình 2.80 Các yếu tố thuộc về năng lực của học sinh lớp chủ nhiệm (b) 1 Năng lực tự chủ và tự học 2.86 0.74 0.03 2 Năng lực giao tiếp và hợp tác 2.77 0.85 0.04 3 Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo 2.92 0.74 0.03 4 Năng lực ngôn ngữ 2.75 0.99 0.04 5 Năng lực tính toán 2.73 0.92 0.04 6 Năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội 2.69 0.85 0.04 7 Năng lực công nghệ 2.82 0.74 0.03 8 Năng lực tin học 2.73 0.74 0.03 9 Năng lực thẩm mỹ 2.79 0.90 0.04 10 Năng lực thể chất 2.67 0.64 0.03 Điểm trung bình 2.77 Điểm trung bình chung của (a) và (b) 2.78 Điểm trung binh chung của (1) và (2) 2.85 Từ bảng số liệu 2.15 ta có biểu đồ thực trạng các yếu tố thuộc về đối tượng quản lí ảnh hưởng đến quản lí công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT thuộc các tỉnh phía Nam ĐBSH. 90 2.65 2.7 2.75 2.8 2.85 2.9 2.95 3 Giáo viên chủ nhiệm Phẩm chất học sinh Năng lực của học s inh Trung b ình Trung b ình chung Biểu đồ 2.10. Thực trạng các yếu tố thuộc về đối tượng quản lí Số liệu trong bảng 2.15 và biểu đồ 2.10 chỉ rõ 23 yếu tố nghiên cứu đều được các đối tượng khảo sát đánh giá có ảnh hưởng nhiều đến thực trạng quản lí công tác chủ nhiệm lớp. Giá trị nhỏ nhất thuộc về “Năng lực thể chất” của học sinh (2.67); giá trị lớn nhất thuộc về “Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của GVCN” (3.24). Với độ lệch chuẩn từ 0.64 – 0.90 so với điểm trung bình của từng yếu tố ảnh hưởng (2.67 – 3.24) thể hiện mức độ phân tán của sự phân bố các giá trị trong mẫu nghiên cứu là chấp nhận được. Trong các yếu tố ảnh hưởng thuộc về đối tượng quản lí thì “Các yếu tố thuộc về người giáo viên chủ nhiệm lớp ảnh hưởng đến quản lí công tác chủ nhiệm lớp” được đánh giá là có mức độ ảnh hưởng nhiều hơn. Điểm trung bình là 2.98. Yếu tố “Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của GVCN” và yếu tố “Năng lực quản lí và lãnh đạo tập thể lớp” là những yếu tố được đánh giá có điểm số cao nhất. Điều đó khẳng định tư cách đạo đức, tấm gương của GVCN có ảnh hưởng rất lớn đến việc giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm. Nhưng chỉ có tư cách đạo đức tốt thì chưa đủ để thực hiện tốt nhiệm vụ chủ nhiệm lớp của mình. Người GVCN lớp phải có năng lực “quản lí, lãnh đạo” như một người “Hiệu trưởng” của 01 lớp học. Người GVCN lớp phải có năng lực tổ chức thực hiện những chủ trương đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước trong lớp chủ nhiệm của mình. Tuy nhiên, “Các yếu tố thuộc về bản thân người học sinh” với giá trị khảo sát là 2.77 cũng ảnh hưởng khá nhiều đến việc quản lí công tác chủ nhiệm lớp. Từ kết quả khảo sát này ta cũng thấy được phẩm chất và năng lực của học sinh lớp chủ nhiệm ảnh hưởng đến quản lí công tác chủ nhiệm lớp. Nếu học sinh lớp chủ nhiệm có năng lực tổ chức, thực hiện các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo tốt thì kết quả các hoạt động của lớp học đó sẽ tốt hơn. Người GVCN sẽ “nhàn” hơn trong công tác của mình. 91 2.5.3. Thực trạng các yếu tố thuộc về môi trường quản lí Xử lí kết quả các phiếu khảo sát các yếu tố thuộc về môi trường quản lí ảnh hưởng đến quản lí công tác chủ nhiệm lớp được trình bày trong bảng 2.16 và biểu đồ 2.11 dưới đây. Bảng 2.16. Thực trạng các yếu tố thuộc về môi trường quản lí TT Các yếu tố thuộc về môi trường quản lí Điểm TB Độ lệch chuẩn Sai số 1 Các yếu tố thuộc về chế độ, chính sách ảnh hưởng đến quản lí công tác chủ nhiệm lớp. 2.90 0.70 0.03 2 Môi trường vật chất của nhà trường 2.77 0.91 0.04 3 Môi trường văn hóa trong nhà trường 2.93 0.67 0.03 4 Môi trường xã hội 2.84 0.58 0.02 5 Môi trường gia đình của học sinh 2.90 0.68 0.03 Điểm trung bình 2.87 Từ bảng kết quả khảo sát trong bảng 2.16 ta có biểu đồ 2.11 sau: 2.65 2.7 2.75 2.8 2.85 2.9 2.95 1 2 3 4 5 Trung bình Trung bình chung Biểu đồ 2.11. Thực trạng các yếu tố thuộc về môi trường quản lí Ghi chú: Các số 1,2,3,4,5 dưới chân biểu đồ 2.11 tương ứng với các chỉ báo trong bảng 2.16 Kết quả khảo sát 5 yếu tố ở bảng 2.16 cho thấy, với nhóm các yếu tố thuộc về môi trường quản lí, thì yếu tố “Môi trường văn hóa trong nhà trường” 92 được đánh giá là có ảnh hưởng cao hơn hẳn các yếu tố khác (2,93). Tiếp theo là yếu tố “Môi trường gia đình của học sinh” và “Các yếu tố thuộc về chế độ, chính sách ảnh hưởng đến quản lý công tác chủ nhiệm lớp” (2.90). Đây là yếu tố đặc trưng của thuộc các tỉnh phía Nam ĐBSH. Tình hình kinh tế - xã hội ở khu vực này có nhiều biến đổi mạnh mẽ. Đặc biệt là quá trình công nghiệp hóa đã, đang diễn ra ở hầu khắp các huyện, tỉnh. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sự chuyển dịch cơ cấu lao động ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống gia đình. Những người lao động chính trong gia đình như bố, mẹ học sinh tham gia lao động ở các nhà máy, xí nghiệp ngày càng gia tăng. Việc làm thêm giờ, tăng ca lại càng khiến cho các bậc phụ huynh này càng ít thời gian chăm sóc gia đình, quan tâm đến việc giáo dục con cái. Các yếu tố thuộc về “chế độ, chính sách ảnh hưởng đến quản lí công tác chủ nhiệm lớp.” cũng có điểm số khá cao. Qua sự phân tích trên, có thể nhận thấy, bức tranh các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT thuộc các tỉnh phía Nam ĐBSH là khá rõ nét. Trong đó, nhóm các yếu tố thuộc về chủ thể quản lí vẫn có mức độ ảnh hưởng nhiều nhất, nhóm yếu tố thuộc về đối tượng quản lí và môi trường quản lí có mức độ ảnh hưởng thấp hơn và tương đương nhau. Thực trạng này được thể hiện trực quan trong bảng 2.17 và biểu đồ 2.12 dưới đây: Bảng 2.17. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chủ nhiệm lớp và quản lí công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT các tỉnh phía Nam ĐBSH TT Các nhóm yếu tố Điểm TB Độ lệch chuẩn Sai số 1 Các yếu tố thuộc về chủ thể quản lí 2.88 0.21 0.01 2 Các yếu tố thuộc về đối tượng quản lí 2.85 0.17 0.01 3 Các yếu tố thuộc về môi trường quản lí 2.87 0.32 0.01 Điểm TB chung 2.87 Từ bảng số liệu 2.18 ta có biểu đồ 2.12 93 2 2.1 2.2 2.3 2.4 2.5 2.6 2.7 2.8 2.9 3 Chủ thể quản lý Đối tượng quản lý Môi trường quản lý Trung Bình Trung bình trung Biểu đồ 2.12. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chủ nhiệm lớp và quản lí công tác chủ nhiệm lớp trường THPT các tỉnh phía Nam ĐBSH Với kết quả nghiên cứu này, có thể rút ra một số kết luận sau cho các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí công tác chủ nhiệm lớp THPT thuộc các tỉnh phía Nam ĐBSH: - Hiệu trưởng cần nâng cao trình độ, năng lực của chủ thể quản lí, trau dồi kỹ năng quản lí, rèn luyện phong cách lãnh đạo, tích lũy kinh nghiệm quản lí, điều chỉnh lối sống, tác phong gần gũi với đồng nghiệp, thấu hiểu đồng nghiệp để có thể nâng cao hiệu quả quản lí nhà trường nói chung, quản lí công tác chủ nhiệm lớp nói riêng. - Hiệu trưởng cần có những biện pháp quản lí thiết thực nhằm nâng cao trách nhiệm của GVCN lớp trong việc thực hiện những công việc “phải làm, cần làm, nên làm” vì sự tiến bộ của học sinh; khuyến khích giáo viên, GVCN lớp đoàn kết nhất trí, luôn luôn nâng cao ý thức tự học, sáng tạo trong công tác chủ nhiệm lớp. - Tiếp thu, thực hiện Nghị quyết 29 của Trung ương, Nghị quyết đại hội XII của Đảng, người Hiệu trưởng trường THPT vận dụng sáng tạo, linh hoạt để xây dựng chương trình hành động hợp lí, biết khai thác các nguồn lực, có lòng quyết tâm cao và mạnh dạn áp dụng những biện pháp hay, phù hợp vào đơn vị mình phụ trách nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Quá trình thực hiện nhiệm vụ đòi hỏi người Hiệu trưởng phải nỗ lực cố gắng, quan tâm đến đời sống của giáo viên, GVCN lớp, chia sẻ kịp thời những vướng mắc, khó khăn trong công tác chủ nhiệm lớp với họ Đối xử công bằng, nghiêm minh với chính mình và với mọi người. 94 - Hiệu trưởng cần có những biện pháp quản lí trong việc xây dựng môi trường làm việc của nhà trường THPT. Cụ thể là tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho việc thực hiện các mục tiêu giáo dục; thực hiện nghiêm túc các chế độ chính sách đãi ngộ cho GVCN lớp như việc giảm giờ thực dạy, thi đua khen thưởng, tăng lương sớm, gửi đi học, quy hoạch cán bộ nguồn . - Hiệu trưởng cần tham mưu cho cấp ủy địa phương trong việc xây dựng đường lối phát triển giáo dục; tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với các tổ chức chính trị- xã hội cùng tham gia giúp nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục ở địa phương. - Hiệu trưởng cần tác động, thuyết phục, tư vấn cho cha, mẹ học sinh liên kết chặt với GVCN lớp, với nhà trường trong việc giáo dục toàn diện học sinh. Các nhóm “Yếu tố thuộc về chủ thể quản lí”, “Yếu tố thuộc về đối tượng quản lí”, “Yếu tố thuộc về môi trường quản lí” ảnh hưởng đến quản lí công tác chủ nhiệm lớp tác động khá đồng đều đến các nhóm trường thuộc các khu vực địa lí khác nhau. Điều này được thể hiện qua mức điểm đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí công tác chủ nhiệm lớp của cả 03 nhóm trường khá tương đương nhau, các trường nhóm 3 (KV2) cao hơn các trường nhóm 2 (KV2-NT) và các trường nhóm 2 cao hơn các trường nhóm 1 (KV1) nhưng mức chênh lệch là không đáng kể. Bảng 2.18 và biểu đồ 2.13 dưới đây cho thấy thực trạng này. Bảng 2.18. So sánh các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chủ nhiệm lớp và quản lí công tác chủ nhiệm lớp của 03 nhóm trường THPT các tỉnh phía Nam ĐBSH TT Các nhóm yếu tố Nhóm trường Điểm TB Độ lệch chuẩn Sai số 1 Các yếu tố thuộc về chủ thể quản lí Nhóm trường KV1 2,78 0,18 0,04 Nhóm trường KV2 NT 2,89 0,20 0,01 Nhóm trường KV2 2,90 0,22 0,02 2 Các yếu tố thuộc về đối tượng quản lí Nhóm trường KV1 2,78 0,19 0,04 Nhóm trường KV2-NT 2,85 0,17 0,01 Nhóm trường KV2 2,87 0,18 0,02 3 Các yếu tố thuộc về môi trường quản lí Nhóm trường KV1 2,70 0,35 0,07 Nhóm trường KV2-NT 2,86 0,33 0,02 Nhóm trường KV2 2,90 0,29 0,03 Điểm TB chung 2.87 95 Từ số liệu trong bảng 2.18, ta có biểu đồ 2.13 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 Nhóm trường KV1 Nhóm trường KV2-NT Nhóm trường KV2 Trung bình chủ thể QL Độ lệch chuẩn chủ thể QL Trung Binh đối tượng QL Độ lệch chuẩn đối tượng QL Trung bình môi trường QL Độ lệch chuẩn môi trường QL Biểu đồ 2.13. So sánh các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chủ nhiệm lớp và quản lí công tác chủ nhiệm lớp của 03 nhóm trường THPT thuộc các tỉnh phía Nam ĐBSH 2.6. Trường hợp nghiên cứu điển hình về công tác chủ nhiệm lớp và quản lí công tác chủ nhiệm lớp Luận án lựa chọn từ 03 nhóm trường, mỗi nhóm 01 trường để tiến hành nghiên cứu trường hợp điển hình, từ đó làm sáng tỏ hơn thực tiễn quản lí công tác chủ nhiệm lớp trường THPT thuộc các tỉnh phía Nam ĐBSH. Bao gồm: Trường THPT Lê Quý Đôn tỉnh Thái Bình (Trường thuộc địa bàn thuận lợi- KV2), Trường THPT Mỹ Tho tỉnh Nam Định (Trường thuộc địa bàn ít thuận lợi- KV2- NT), Trường THPT Gia Viễn C tỉnh Ninh Bình (Trường thuộc địa bàn khó khăn- KV1). Kết quả cụ thể như sau: 2.6.1. Trường hợp nghiên cứu điển hình về công tác chủ nhiệm lớp và quản lí công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT Lê Quý Đôn tỉnh Thái Bình Trường THPT Lê Quý Đôn tỉnh Thái Bình được thành lập từ 1957, hiện nay tọa lạc tại trung tâm thành phố Thái Bình, thuộc các tỉnh phía Nam ĐBSH, là một trong những cơ sở giáo dục có uy tín nhất của tỉnh Thái Bình. Trong những năm gần đây, nhà trường duy trì qui mô 3 khối, 36 lớp học với hơn 1.300 học sinh. Tổng số CBQL và giáo viên là 86 người. Qua tìm hiểu hồ sơ chủ nhiệm lớp của các giáo viên, luận án nhận thấy rằng GVCN lớp đã lên kế hoạch kịp thời, nội dung và biện pháp cụ thể, rõ ràng, có hiệu quả, có theo dõi học sinh cá biệt, cập nhật thi đua đầy đủ, ghi chép cẩn thận, khoa học; sơ kết hàng tuần kịp thời; biểu dương, phê bình rõ ràng; ghi các cuộc họp đầy đủ GVCN đã theo dõi, quản lý học sinh, xếp loại hạnh kiểm. Việc ghi chép 96 của GVCN khoa học làm cơ sở để xếp loại hạnh kiểm hàng tháng. Việc quản lý, chỉ đạo, tổ chức lớp tham gia các hoạt động chào cờ, ngoài giờ, lao động, hoạt động phong trào khác, việc thỉnh thị, báo cáo được tiến hành thường xuyên. Song về các hoạt động tư vấn thì chưa có kế hoạch cụ thể, chưa có biện pháp rõ ràng để giúp đỡ học sinh. Về thực trạng quản lí công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT Lê Quý Đôn tỉnh Thái Bình: Xử lí dữ liệu thu thập được từ các phiếu hỏi, thực trạng về quản lí công tác chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng nhà trường được thể hiện trong bảng 2.20 và biểu đồ 2.15. Bảng 2.19. Thực trạng hoạt động quản lí công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT Lê Quý Đôn tỉnh Thái Bình T T Nội dung Mức độ nhận thức Mức độ thực hiện Điểm TB Độ lệch chuẩn Sai số Điểm TB Độ lệch chuẩn Sai số 1 Lập kế hoạch quản lí công tác chủ nhiệm lớp 3.31 0.48 0.05 3.30 0.60 0.06 2 Tổ chức lực thượng tham gia công tác chủ nhiệm lớp 3.22 0.56 0.06 3.23 0.59 0.06 3 Chỉ đạo thực hiện công tác chủ nhiệm lớp 3.32 1.30 0.14 3.22 0.68 0.07 4 Kiểm tra đánh giá việc thực hiện công tác chủ nhiệm lớp 3.15 0.54 0.06 2.98 0.46 0.05 TBC 3.25 3.18 Từ bảng số liệu 2.19, ta có biểu đồ sau: 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 Kế hoạch Tổ chức Chỉ đạo Kiểm tra Mức độ nhận thức ĐLC mức độ nhận thức Mức độ thực hiện ĐLC mức độ thực hiện TBC mức độ nhận thức TBC mức độ thực hiện Biểu đồ 2.14. Thực trạng quản lí công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT Lê Quý Đôn tỉnh Thái Bình Bảng 2.19 và biểu đồ 2.14 cho thấy, thực trạng quản lí công tác chủ nhiệm lớp 97 Trường THPT Lê Quý Đôn tỉnh Thái Bình được đánh giá cao hơn so với mức trung bình chung thực trạng quản lí công tác chủ nhiệm lớp các trường THPT trên địa bàn thuộc các tỉnh phía Nam ĐBSH. Trong đó, nội dung Lập kế hoạch quản lí công tác chủ nhiệm lớp có mức độ nhận thức và kết quả thực hiện cao nhất trong số 04 nội dung quản lí công tác chủ nhiệm lớp trường THPT (3.31 và 3.30). Ngược lại, nội dung “Kiểm tra đánh giá việc thực hiện công tác chủ nhiệm lớp” có mức điểm đánh giá thấp nhất (3.15 và 2.98). Nghiên cứu hồ sơ quản lí công tác chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng trường THPT Lê Quý Đôn tỉnh Thái Bình, luận án nhận thấy rằng, Hiệu trưởng đã xây dựng kế hoạch quản lý công tác chủ nhiệm lớp năm học, học kì, hàng tháng và hàng tuần. Kế hoạch chi tiết, cụ thể, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh thực tế nhà trường. Hiệu trưởng đã bố trí, sử dụng cán bộ nhà giáo hợp lý, đảm bảo hiệu quả công việc. Tuy nhiên, việc kiểm tra đánh giá thực hiện công tác chủ nhiệm lớp còn chưa được thường xuyên, chưa có tiêu chí đánh giá cụ thể rõ ràng. Phân tích kết quả từ phiếu khảo sát, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT Lê Quý Đôn là yếu tố thuộc về chủ thể quản lí, yếu tố thuộc về đối tượng quản lí và yếu tố thuộc về môi trường quản lí. Trong đó, nhóm các yếu tố thuộc về chủ thể quản lý vẫn có mức độ ảnh hưởng nhiều nhất, nhóm yếu tố thuộc về đối tượng quản lý và môi trường quản lý có mức độ ảnh hưởng thấp hơn và tương đương nhau. 2.6.2. Trường hợp nghiên cứu điển hình về quản lí công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông Gia Viễn C tỉnh Ninh Bình Trường THPT Gia Viễn C tỉnh Ninh Bình được thành lập vào năm 1972, tách ra từ trường THPT Gia Viễn A. Năm học 2015 – 2016 vừa qua, quy mô trường là 21 lớp, tổng số học sinh trên 700, tổng số CBQL – GV là 51 người. Kết quả khảo sát cho thấy công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT Gia Viễn C có gặp khó khăn hơn ở các trường THPT trên địa bàn thuận lợi. Giá trị trung bình thực hiện chỉ đạt 3.068. Trả lời câu hỏi về những thuận lợi và khó khăn gì trong công tác chủ nhiệm lớp, cô giáo Phạm Thị M đã chia sẻ: “Học sinh THPT đang trong độ tuổi tập làm người lớn nhưng vẫn còn trẻ con dẫn đến các em có nhiều suy nghĩ nông nổi, khó kiểm soát. Nhiều học sinh nam thường ham chơi, tính khí thất thường không biết kiểm soát thái độ, lười học. Học sinh nữ có xu hướng thích ăn diện, thích tụ tập đi chơi theo nhóm. Có trường hợp xuất hiện tình cảm khác giới làm các em sao nhãng học tập. Hoàn cảnh kinh tế nhiều gia đình còn khó khăn, nhiều học sinh phải phụ giúp bố mẹ làm đồng áng hoặc 98 nương rẫy. Để tư vấn, giúp đỡ các em trong nhiều tình huống như vậy là một khó khăn lớn, cản trở lớn đối với GVCN, nhất là đối với những đồng chí mới ra trường.” Về thực trạng quản lí công tác chủ nhiệm lớp của trường THPT Gia Viễn C tỉnh Ninh Bình: Xử lí dữ liệu thu được từ phiếu khảo sát thực trạng hoạt động quản lí công tác chủ nhiệm lớp của trường THPT Gia Viễn C được trình bày trong bảng 2.20 và biểu đồ 2.15 Bảng 2.20. Thực trạng hoạt động quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT Gia Viễn C tỉnh Ninh Bình TT Nội dung Mức độ nhận thức Mức độ thực hiện Điểm TB Độ lệch chuẩn Sai số Điểm TB Độ lệch chuẩn Sai số 1 Lập kế hoạch quản lí công tác chủ nhiệm lớp 3.21 0.25 0.03 3.05 0.43 0.06 2 Tổ chức lực lượng tham gia công tác chủ nhiệm lớp 3.10 0.56 0.08 3.04 0.32 0.05 3 Chỉ đạo thực hiện công tác chủ nhiệm lớp 3.02 0.38 0.05 3.01 0.47 0.07 4 Kiểm tra đánh giá việc thực hiện công tác chủ nhiệm lớp 2.91 0.32 0.04 2.90 0.40 0.05 TBC 3.06 3.00 Từ bảng số liệu 2.20, ta có biểu đồ 2.15: 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 Kế hoạch Tổ chức Chỉ đạo Kiểm tra Mức độ nhận thức ĐLC mức độ nhận thức Mức độ thực hiện ĐLC mức độ thực hiện TBC mức độ nhận thức TBC mức độ thực hiện Biểu đồ 2.15. Thực trạng hoạt động quản lí công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT Gia Viễn C tỉnh Ninh Bình Qua bảng 2.20 và biểu đồ 2.15 có thể nhận thấy, hoạt động quản lí công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT Gia Viễn C tỉnh Ninh Bình đánh giá cao tầm quan 99 trọng của việc “Lập kế hoạch quản lí công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT” (3.21 – xếp bậc 1 về mức độ nhận thức). Tuy nhiên, điểm trung bình chung mức độ nhận thức (3.02), mức độ thực hiện (3.01) của các CBQL và GV Trường THPT Gia Viễn C tỉnh Ninh Bình về “Chỉ đạo thực hiện công tác chủ nhiệm lớp” thấp hơn so với mức TBC của các trường trong địa bàn thuộc các tỉnh phía Nam ĐBSH (3.14 và 3.06). Trao đổi xung quanh vấn đề quản lí công tác chủ nhiệm lớp, Hiệu trưởng trường THPT Gia Viễn C chia sẻ: Kế hoạch hoá quản lí công tác chủ nhiệm lớp về bản chất là xây dựng chương trình hành động của nhà trường theo năm học, trên cơ sở những chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về giáo dục, được vận dụng và thực hiện trong những điều kiện cụ thể, phù hợp với đặc điểm của trường nhằm đảm bảo thực hiện chất lượng giáo dục. Cần phải xác định rõ mục tiêu của quản lí công tác chủ nhiệm lớp trong năm học là gì, nội dung công tác, thời gian hoàn thành. Khâu tổ chức thực hiện kế hoạch cần phân công rõ ràng từng nội dung công việc đến từng người thực hiện. Đồng thời phải xác lập cơ cấu phối hợp các bộ phận chức năng để công việc được tiến hành đồng bộ, toàn diện, đúng với tiến độ của kế hoạch chung. Hiệu trưởng cũng cần giám sát thực hiện công việc và điều chỉnh kịp thời những bất hợp lý, tháo gỡ khó khăn và những trở ngại trong quá trình thực hiện kế hoạch, uốn nắn kịp thời những lệch lạc không theo đúng quỹ đạo của chương trình chung. Ở khâu này trong năm học vừa qua nhà trường thực hiện chưa tốt do nhiều lí do khách quan. Hiệu trưởng nhà trường cũng nhấn mạnh thêm việc kiểm tra thực hiện các công việc theo kế hoạch. Hoạt động này bao gồm: Kiểm tra đánh giá các yếu tố đầu vào; kiểm tra đánh giá tiến độ thực hiện các nhiệm vụ; phát hiện sai sót, lệch lạc; tìm nguyên nhân để điều chỉnh, uốn nắn kịp thời; tổng kết rút kinh nghiệm theo học kỳ và cả năm học rút ra bài học kinh nghiệm cho năm sau. Về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT Gia Viễn C tỉnh Ninh Bình: Xử lí số liệu từ phiếu khảo sát, các yếu tố thuộc về chủ thể quản lí vẫn có giá trị lớn nhất (2.73), ảnh hưởng nhiều nhất đến việc quản lí công tác chủ nhiệm lớp.Tiếp theo là yếu tố thuộc về đối tượng quản lí (giá trị 2.70) và yếu tố thuộc về môi trường quản lí (giá trị 2,68). 2.6.3. Trường hợp nghiên cứu điển hình về quản lí công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT Mỹ Tho tỉnh Nam Định Trường THPT Mỹ Tho tỉnh Nam Định được thành lập từ năm 1968. Trải qua gần 50 năm xây dựng và trưởng thành, trường THPT Mỹ Tho đã lập được nhiều thành tích đáng tự hào. Năm học 2015-2016, nhà trường có 33 lớp, 1286 học sinh. Tống số CBQL và giáo viên là: 78 người. 100 Kết quả khảo sát cho thấy việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục của GVCN lớp ở trường THPT Mỹ Tho đã đạt được kết quả ở mức độ khá (2,95). Trong đó việc “Xây dựng tập thể học sinh lớp chủ nhiệm vững mạnh” vẫn được thực hiện tốt nhất (giá trị là 3,16). Nhiệm vụ “Thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng” (giá trị 2,46) vẫn là nhiệm vụ được thực hiện chưa tốt. Tuy nhiên, để trường THPT Mỹ Tho đạt được kết quả vượt bậc, trở thành một trong những trường có uy tín tại tỉnh Nam Định có phần đóng góp không nhỏ của đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp. Quan sát các hoạt động của GVCN lớp trường THPT Mỹ Tho, luận án thấy: GVCN lớp ngay từ những ngày đầu nhận lớp chủ nhiệm đã tìm hiểu hoàn cảnh các em qua hồ sơ, gây cảm tình bằng cách nhớ tên qua ảnh, qua sơ đồ chỗ ngồi ngay từ tuần đầu tiên, tìm hiểu thông cảm và giúp đỡ với những em có hoàn cảnh đặc biệt; bầu ban cán sự lớp; sắp xếp chỗ ngồi hợp lí; xây dựng đội ngũ cán bộ tự quản thường xuyên báo cáo tình hình bất thường của lớp để GV có phương pháp phòng ngừa; rèn luyện học sinh tính tự giác, tính đoàn kết với tập thể lớp; thường xuyên kiểm tra vở, sách, dụng cụ học tập và việc làm bài tập về nhà giờ truy bài; thường xuyên xuống lớp trong những giờ ra chơi để năm bắt tình hình của học sinh; tổ chức giờ sinh hoạt lớp vui vẻ, có ý nghĩa giáo dục cao.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_quan_li_cong_tac_chu_nhiem_lop_o_truong_trung_hoc_ph.pdf
Tài liệu liên quan