MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT. viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ .xii
MỞ ĐẦU.1
1. Lý do chọn đề tài.1
2. Mục đích nghiên cứu.3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .3
5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu .4
6. Cách tiếp cận và các phương pháp nghiên cứu.5
7. Những luận điểm bảo vệ .8
8. Những đóng góp mới của Luận án.9
9. Cấu trúc của luận án.9
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC
CƠ SỞ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC .10
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề .10
1.1.1. Những nghiên cứu về đào tạo GV.10
1.1.2. Những nghiên cứu về đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo
dục.14
1.1.3. Những nghiên cứu về quản lí đào tạo giáo viên theo yêu cầu đổi mới giáo
dục.21
1.1.4. Những vấn đề chưa được giải quyết trong các công trình nghiên cứu .27
1.2.1. Đào tạo giáo viên trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.28
1.3. Mô hình CIPO – đảm bảo chất lượng đào tạo giáo viên trung học đáp ứng yêu
cầu đổi mới giáo dục .36
1.3.1. Mô hình CIPO đào tạo giáo viên trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi
mới giáo dục.36
1.3.2. Các yếu tố bối cảnh tác động đến đào tạo giáo viên trung học cơ sở.39
1.3.3. Đầu vào đào tạo giáo viên trung học cơ sở.43
1.3.4. Quá trình đào tạo giáo viên trung học cơ sở.49
1.3.5. Đầu ra/kết quả đào tạo giáo viên trung học cơ sở .53iv
1.4. Quản lí đào tạo giáo viên trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
theo mô hình CIPO.56
1.4.1. Quản lí đầu vào đào tạo giáo viên trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi
mới giáo dục.58
1.4.3. Quản lí đầu ra đào tạo giáo viên trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi
mới giáo dục.65
1.4.4. Các yếu tố tác động đến quản lí đào tạo giáo viên trung học cơ sở đáp
ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.66
Tiểu kết Chương 1.69
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ
SỞ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC TẠI CÁC TỈNH KHU VỰC
ĐÔNG NAM BỘ .71
2.1. Khái quát về kinh tế - xã hội, giáo dục phổ thông và các trường đại học có đào
tạo giáo viên tại các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ .71
2.1.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ .71
2.1.2. Tình hình giáo dục phổ thông các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ.72
2.1.3. Đặc điểm các trường đại học có đào tạo giáo viên tại các tỉnh khu vực
Đông Nam Bộ.75
2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng .80
2.2.1. Mục tiêu khảo sát .80
2.2.2. Nội dung khảo sát .80
2.2.3. Đối tượng và qui mô khảo sát.81
2.2.4. Phương pháp khảo sát và xử lý kết quả khảo sát.81
2.2.5. Thang điểm đánh giá.82
2.2.6. Địa bàn và thời gian khảo sát.84
2.3. Thực trạng đào tạo giáo viên trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
tại các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ.84
2.3.1. Thực trạng hoạt động đảm bảo các thành tố đầu vào đào tạo giáo viên trung
học cơ sở tại các tỉnh khu vực Đông Nam bộ .84
264 trang |
Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 339 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lí đào tạo giáo viên Trung học Cơ sở tại các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
98
Qua phối hợp với cơ quan tuyển dụng về
mặt chuyên môn, CSĐT điều chỉnh
chương trình và CĐR cho phù hợp với
thực tiễn địa phương.
234 1 4 2,1752 ,71109
Thông qua cơ quan tuyển dụng, CSĐT
đánh giá sản phẩm đầu ra để điều chỉnh
nội dung, phương pháp đào tạo thích hợp.
234 1 5 2,3205 ,76669
CSĐT tham gia, tư vấn và phối hợp với
cơ quan tuyển dụng trong việc qui hoạch
ĐNGV.
234 1 4 2,1282 ,58652
Phối hợp với cơ quan tuyển dụng, thực
hiện bồi dưỡng GV THCS theo yêu cầu
của đổi mới CTGDPT.
234 1 4 2,1581 ,70908
Valid N (listwise) 234
Ghi chú: Kém (1.00 ≤ X ≤ 1.79); Yếu (1.80 ≤ X ≤ 2.59); Trung bình (2.60 ≤ X ≤
3.39); Khá (3.40 ≤ X ≤ 4.19); Tốt (4.20 ≤ X ≤ 5.00)
Theo Bảng 2.13, 5/6 tiêu chí đánh giá thực trạng hoạt động phối hợp của
CSĐT với cơ quan tuyển dụng trong đào tạo GV đều nằm ở giá trị của mức
“yếu”, chỉ có 01 tiêu chí có giá trị ở mức “trung bình”, đó là “Liên hệ với cơ
quan tuyển dụng để nắm bắt nhu cầu GV làm cơ sở xây dựng kế hoạch tuyển
sinh, đảm bảo số lượng đầu vào” ( X = 3,0589). Phối hợp với kết quả phỏng vấn
có thể đưa ra nhận định, đó là việc phối hợp với cơ quan tuyển dụng, sử dụng GV
để đảm bảo chất lượng đào tạo GV THCS của các CSĐT ở Đông Nam Bộ chưa
được chú trọng, chỉ dừng ở hình thức phối hợp để nắm bắt nhu cầu nguồn nhân lực
phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch tuyển sinh hàng năm.
2.3.3. Thực trạng các thành tố đầu ra đào tạo giáo viên trung học cơ sở tại
các tỉnh khu vực Đông Nam bộ
Hoạt động đảm bảo chất lượng đầu ra bao gồm các hoạt động đánh giá chất
lượng sản phẩm, hoàn thiện sản phẩm trước khi xuất xưởng, thăm dò chất lượng sản
phẩm dựa trên đánh giá của người dùng. Trong GD&ĐT, hoạt động đảm bảo sản
phẩm đầu ra cũng được thực hiện theo qui trình này, đó là: đánh giá kết quả đào tạo
99
ở yếu tố đầu ra, hỗ trợ sinh viên tốt nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn mới đặt ra từ
thực tiễn, nắm bắt thông tin người học sau tốt nghiệp, điều tra thông tin phản hồi.
2.3.3.1. Thực trạng đánh giá kết quả đào tạo ở yếu tố đầu ra tại các tỉnh khu vực
Đông Nam Bộ
Chất lượng sinh viên tốt nghiệp trong đào tạo giáo viên THCS theo chuẩn đầu
ra dựa vào năng lực tại các tỉnh KVĐNB là phẩm chất và năng lực của sinh viên tốt
nghiệp đại học sư phạm (so với CĐR). Chất lượng này được đánh giá thường xuyên
trong quá trình đào tạo và thực hiện theo qui định của Bộ GD&ĐT. Tuy nhiên, việc
đánh giá này còn có ý nghĩa thúc đẩy chất lượng đầu ra của quá trình đào tạo. Với ý
nghĩa đó, chúng tôi xác định 03 tiêu chí tương ứng với 3 biến quan sát để khảo sát,
đánh giá thực trạng cho hoạt động này.
Bảng 2.14. Thống kê mô tả thực trạng hoạt động đánh giá đầu ra của các cơ sở đào
tạo GV THCS các tỉnh KVĐNB
Các tiêu chí đánh giá N Min Max Mean
Std.
Deviation
Đánh giá để công nhận tốt nghiệp theo Qui
chế đào tạo đại học của Bộ GD&ĐT
234 1 5 3,2863 ,98446
Dựa vào các tiêu chí của chuẩn đầu ra, SV
tự đánh giá phẩm chất và năng lực nghề
nghiệp của mình.
234 1 5 2,1880 ,75758
Sử dụng kết quả đánh giá yếu tố đầu ra để
điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện chương
trình đào tạo GV THCS đáp ứng yêu cầu
đổi mới GD phổ thông
234 1 4 2,1453 ,55225
Valid N (listwise) 234
Ghi chú: Kém (1.00 ≤ X ≤ 1.79); Yếu (1.80 ≤ X ≤ 2.59); Trung bình (2.60 ≤ X ≤
3.39); Khá (3.40 ≤ X ≤ 4.19); Tốt (4.20 ≤ X ≤ 5.00)
Trong các nội dung đánh giá thực trạng đầu ra đào tạo giáo viên THCS theo
chuẩn đầu ra dựa vào năng lực thì đánh giá chất lượng giáo viên THCS mới vào
nghề là đánh giá có tính khái quát nhất, bởi vậy kết quả đánh giá khái quát trên đây
đã chứng tỏ tính cấp thiết của việc đổi mới CTĐT giáo viên THCS theo chuẩn đầu
ra dựa vào năng lực.
100
Theo Bảng 2. 14, kết quả thống kê mô tả cho thấy trong 3 tiêu chí/biến quan sát
thì chỉ có 1 tiêu chí đạt ở giá trị “trung bình”, đó là “Đánh giá để công nhận tốt
nghiệp theo Qui chế đào tạo đại học của Bộ GD&ĐT” ( X = 3,2863). Tiêu chí này
vượt trội hơn so với 02 tiêu chí kia và gần ở mức “khá”. Điều này có nghĩa là việc
đánh giá chất lượng đầu ra của các CSĐT ở khu vực Đông Nam Bộ chỉ dừng lại ở
việc thực hiện đúng qui chế mà chưa vận dụng vào để nâng cao chất lượng sản
phẩm đầu ra.
2.3.3.2. Thực trạng hỗ trợ sinh viên tốt nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn mới đặt ra từ
thực tiễn ở các cơ sở đào tạo giáo viên trung học cơ sở tại các tỉnh khu vực Đông
Nam Bộ
Sau khi đã hoàn thành chương trình đào tạo theo chuẩn đầu ra nhưng có những
kiến thức, kĩ năng do thực tiễn đặt ra, nhất là vào thời điểm Chương trình GDPT
2018 mới đang được triển khai thực hiện. Điều này đặt ra yêu cầu đối với CSĐT
phải đảm bảo chất lượng đầu ra của mình phù hợp với yêu cầu của thực tiến. Dựa
vào một số vấn đề về kĩ năng hoạt động GD của GV THCS khi thực hiện CTGDPT
2018, chúng tôi xác định 07 tiêu chí, tương ứng với 07 biến quan sát để khảo sát
thưc trạng của hoạt động này.
Bảng 2.15. Thống kê mô tả thực trạng hỗ trợ sinh viên tốt nghiệp tại các cơ sở đào tạo
GV THCS các tỉnh KVĐNB
Các tiêu chí đánh giá N Min Max Mean
Std.
Deviation
Tăng cường kỹ năng học tập để SV ra
trường có thể tự học, tiếp tục học, bổ
sung các kỹ năng mềm cần thiết;
234 1 4 2,1325 ,63141
Bồi dưỡng thêm phong cách, thái độ;
tôn trọng, gìn giữ, phát huy truyền
thống tốt đẹp, bản sắc dân tộc và nâng
cao đời sống tinh thần cho học sinh.
234 1 4 2,2692 ,66822
Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp
đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
234 1 4 2,1538 ,90885
Tổ chức các hoạt động mang tính trách
nhiệm công dân, trách nhiệm xã hội cho
SV;
234 2 2 2,0000 ,00000
101
Tổ chức các hoạt động nâng cao năng
lực hiểu biết về các môn học;
234 1 4 1,9231 ,61670
Bồi dưỡng các kỹ năng xã hội, thực
hành các kĩ năng sống cho SV.
234 1 3 1,6923 ,53962
Phổ biến thông tin nghề nghiệp cho SV 234 1 5 3,6410 ,99321
Valid N (listwise) 234
Ghi chú: Kém (1.00 ≤ X ≤ 1.79); Yếu (1.80 ≤ X ≤ 2.59); Trung bình (2.60 ≤ X ≤
3.39); Khá (3.40 ≤ X ≤ 4.19); Tốt (4.20 ≤ X ≤ 5.00)
Theo Bảng 2.15, phần lớn các tiêu chí đánh giá hoạt động hỗ trợ SV tốt nghiệp
này đều có giá trị ở mức dưới trung bình. Thậm chí, có tiêu chí/biến quan sát nằm ở
mức giá trị “kém”, đó là “Bồi dưỡng các kỹ năng xã hội, thực hành các kĩ năng
sống cho SV” ( X = 1,6923). Điều này cho thấy ở các CSĐT, mặc dù có một số học
phần về kĩ năng sống nhưng thực hành nó thì không được chú trọng. Trong các tiêu
chí của hoạt động này có một tiêu chí vượt trội để đạt giá trị ở mức “khá”, đó là
“phổ biến thông tin nghề nghiệp cho SV” ( X = 3, 6410). Kết quả này cho thấy, các
CSĐT đã thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, trong đó có cập nhật thông tin
việc làm ở các sở GD hoặc tuyển dụng GV của các phòng GD lên website của
trường. Kết hợp với kết quả phỏng vấn, có thể nhận định: việc hỗ trợ đề đưa sản
phẩm đầu ra của các CSĐT ở các tỉnh Đông Nam Bộ chỉ dừng lại ở hình thức cung
cấp, cập nhật thông tin nghề nghiệp.
2.3.3.3. Thực trạng nắm bắt thông tin người học sau tốt nghiệp, điều tra thông tin
phản hồi của các cơ sở đào tạo giáo viên các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ
Vấn đề đảm bảo chất lượng đào tạo nói chung, chất lượng đào tạo GV hiện
nay đang được xã hội quan tâm bởi chúng còn liên quan đến công tác hướng
nghiệp ở trường phổ thông. Để tìm hiểu thực trạng hoạt động đảm bảo chất lượng
đào tạo giáo viên THCS, chúng tôi khảo sát thêm thông tin về các hoạt động của
CSĐT trong việc nắm bắt thông tin của SV đã hoàn thành chương trình đào tạo và
đi vào hoạt động thực tiễn. Dựa vào kinh nghiệm của các CSĐT thành công trong
việc đảm bảo chất lượng đầu ra của mình, chúng tôi xác định 05 tiêu chí, tương
ứng với 05 biến quan sát để khả sát thực trạng của hoạt động này.
Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động thu thập thông tin sau khi tốt nghiệp
102
của các CSĐT ở Đông Nam Bộ được thể hiện qua bảng thống kê mô tả sau:
Bảng 2.16. Thống kê mô tả thực trạng thu thập thông tin sản phẩm đào tạo của các cơ
sở đào tạo GV THCS các tỉnh KVĐNB
Các tiêu chí đánh giá N Min Max Mean
Std.
Deviation
Tổ chức thu thập, xử lý thông tin của
SV hoàn thành chương trình đào tạo
theo CĐR, những vấn đề cần điều chỉnh
CĐR và chương trình đào tạo;
234 1 5 3,4786 1,02416
Tổ chức thu thập, xử lý thông tin về kết
quả đào tạo của SV đáp ứng yêu cầu
CĐR và yêu cầu của xã hội;
234 1 4 2,1538 ,85030
Tổ chức thu thập, xử lý thông tin người
quản lý các đơn vị giáo dục (trường
THCS), cơ quan tuyển dụng lao động
sau khi SV hoàn thành chương trình
đào tạo.
234 1 3 2,0342 ,27582
Cơ sở đào tạo lấy ý kiến đánh giá của
sinh viên, cựu sinh viên về chương
trình đào tạo, chất lượng giảng dạy và
các hoạt động liên quan;
234 1 4 2,0470 ,65013
Cơ sở đào tạo lấy ý kiến đánh giá của
người quản lí và sử dụng lao động về
chất lượng sinh viên tốt nghiệp của
mình.
234 1 4 1,7650 ,65536
Valid N (listwise) 234
Ghi chú: Kém (1.00 ≤ X ≤ 1.79); Yếu (1.80 ≤ X ≤ 2.59); Trung bình (2.60 ≤ X ≤
3.39); Khá (3.40 ≤ X ≤ 4.19); Tốt (4.20 ≤ X ≤ 5.00)
Theo Bảng 2.16, điều mà các CSĐT đa và đang làm thể hiện ở tiêu chí/biến
quan sát được đánh giá cao nhất, đó là “Tổ chức thu thập, xử lý thông tin của SV
hoàn thành chương trình đào tạo theo CĐR, những vấn đề cần điều chỉnh CĐR và
chương trình đào tạo” ( X = 3, 4786), tức là có giá trị ở mức “khá”. Còn các tiêu
chí/biến quan sát còn lại đều nằm ở mức dưới trung bình, thậm chí có tiêu chí còn ở
mức “kém” như “Cơ sở đào tạo lấy ý kiến đánh giá của người quản lí và sử dụng
103
lao động về chất lượng sinh viên tốt nghiệp của mình” ( X = 1,7650), có nghĩa rằng
công việc này chưa được các CSĐT thực hiện. Việc nắm thông tin phản hồi từ phía
người sử dụng rất có lợi cho nhà sản xuất, và sản phẩm đào tạo đặc thù là GV
THCS cần phải coi trong hơn vấn đề này.
Trong việc nắm thông tin SV ra trường của các CSĐT chỉ dừng lại ở mức số
lượng SV có việc làm. Mặc dù việc này cũng ít được các CSĐT thực hiện một cách
đầy đủ, vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Bảng 2.17. Tổng hợp kết quả điều tra tình hình việc làm của sinh viên sau 01 năm tốt
nghiệp tại các tỉnh KVĐNB
Thông tin khảo sát Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Trường Đại học Đồng Nai (tất cả các ngành đào tạo đại học)
Tổng số SV khảo sát được (phản hồi)
% so với số SV tốt nghiệp
1035
68,05%
924
61,60%
1132
57,32
Số SV liên lạc thành công/Số SV không liên
lạc thành công
899/136
777/147
1132/0
Số SV có việc làm
% so với số SV liên lạc thành công
740
82,31%
581
74,77%
827
73,05
Số SV chưa có việc làm (sau 1 năm) 156
17,35%
188
24,20%
256
17,31%
Số sinh viên đi học tiếp 03 03 109
9,63%
Trường Đại học Thủ Dầu Một (05 ngành đào tạo cử nhân sư phạm)
Tổng số SV khảo sát được (phản hồi) % so
với số SV tốt nghiệp
512
76,88%
362
72,84%
46
54,76%
Số SV có việc làm
% so với số SV liên lạc thành công
469
91,60%
303
83,70%
27
58,7%
Số SV chưa có việc làm (sau 1 năm) 38
7,42%
46
12,71%
16
34,78%
Số sinh viên đi học tiếp 5
0,98%
13
3,60%
3
6,52%
Số SV có việc làm đúng ngành ĐT
% so với số SV có việc làm
328
69,94%
176
58,09%
8
29,60%
104
Số SV có việc làm liên quan đến ngành ĐT
% so với số SV có việc làm
40
8,53%
71
23,43%
13
48,15%
Số SV có việc làm không liên quan đến ngành
ĐT
% so với số SV có việc làm
101
21,53%
56
18,48%
6
22,22%
Từ Bảng 2.17, có thể thấy rằng: 1) Đối với Trường Đại học Đồng Nai, mỗi năm
có khoảng 17% - 25% sinh viên chưa có việc làm, số sinh viên theo học tiếp (bậc
học cao hơn) không đáng kể, ngoại trừ một năm gần đây. 2) Đối với Trường Đại
học Thủ Đầu Một, mỗi năm có khoảng 7% - 35% sinh viên chưa có việc làm, số
sinh viên theo học tiếp (bậc học cao hơn) không đáng kể. Một điều lưu ý là hai chỉ
số này có xu hướng ngày càng tăng, đặc biệt là số sinh viên chưa có việc làm. Đối
với sinh viên có việc làm thì số sinh viên có việc làm đúng ngành giàm nhanh (từ
khoảng 70% xuống còn chỉ gần 30%); có một tỷ lệ đáng kể sinh viên có việc làm,
nhưng việc làm không liên quan đến ngành đào tạo. Điều này đặt ra nhiều câu hỏi
về nhu cầu đào tạo giáo viên THCS, chất lượng đào tạo và các vấn đề có liên quan
tại các tỉnh KVĐNB.
Một vấn đề khác đặc biệt cần quan tâm là số lượng sinh viên tốt nghiệp cử nhân
sư phạm hàng năm của các ngành rất thấp, nhiều ngành không có sinh viên tốt
nghiệp, tức là không có sinh viên đầu vào nên không tổ chức đào tạo.
Kết quả khảo sát trên cho thấy rõ rằng phần lớn các nhóm nguyên nhân tác
động được dự kiến đưa ra đều không phải là tác động rất mạnh. Nhận định này là
chung cho cả CTĐT và CSTD, cả CBQL và giảng viên, giáo viên THCS. Ý nghĩa
của điều này là ở chỗ nếu chất lượng đào tạo đang chưa cao (chưa đáp ứng tốt yêu
cầu đổi mới giáo dục các tỉnh KVĐNB) thì đó cũng không phải là do tác động của
những nhóm nguyên nhân trên. Nếu lưu ý rằng các yếu tố chủ yếu là chủ quan của
CSĐT thì điều này có nghĩa là cả CSĐT và CSTD đều không cho rằng chất lượng
đào tạo không cao là do khó khăn của CSĐT.
2.4. Thực trạng quản lí đào tạo giáo viên trung học cơ sở các tỉnh khu vực Đông
Nam Bộ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
105
2.4.1. Thực trạng quản lí đầu vào đào tạo giáo viên trung học cơ sở tại các tỉnh
khu vực Đông Nam Bộ
Thực trạng quản lí đầu vào bao gồm các thành tố về: 1) Quản lí phát triển
CTĐT theo chuẩn đầu ra dựa vào năng lực; 2) Quản lí các điều kiện đảm bảo chất
lượng đào tạo, và 3) Quản lí công tác tuyển sinh.
2.4.1.1. Thực trạng quản lí xây dựng chương trình đào tạo theo hướng phát triển
năng lực người học tại các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ
Nội dung quản lí phát triển chương trình đào tạo giáo viên THCS theo chuẩn
đầu ra dựa vào năng lực đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục gồm nhiều nhiệm vụ
khác nhau. Dựa vào chức năng quản lí đối với hoạt động đào tạo theo qui định,
chúng tôi xác định 07 tiêu chí, tương ứng với 07 biến quan sát để khảo sát thực
trạng quản lí hoạt động xây dựng CTĐT đáp ứng yêu cầu của đổi mới GD&ĐT
hiện nay.
Bảng 2.18. Thống kê mô tả thực trạng quản lí xây dựng chương trình đào tạo đáp ứng
yêu cầu đổi mới GD&ĐT ở các cơ sở đào tạo GV THCS các tỉnh KVĐNB
Các tiêu chí đánh giá N Min Max Mean
Std.
Deviation
Đối tượng
CBQL G.viên
Thành lập ban chỉ đạo xây
dựng chương trình đào tạo
GV THCS theo yêu cầu đổi
mới GDPT
234 1 5 3,25 ,844 4,32 3,16
Xây dựng kế hoạch và dự
trù kinh phí cho thực hiện
xây dựng chương trình đào
tạo GV THCS theo yêu cầu
đổi mới.
234 1 4 2,15 ,741 2,74 2,10
Tổ chức đánh giá chương
trình đào tạo hiện hành để xác
định những nội dung cần thay
đổi theo yêu cầu đổi mới.
234 1 4 2,15 ,721 2,37 2,13
106
Tổ chức cho các khoa dựa
trên Chuẩn nghề nghiệp GV
và Chương trình GDPT 2018
để xây dựng chuẩn đầu ra cho
đào tạo GV THCS trình độ
cử nhân.
234 1 5 3,05 ,920 3,63 3,00
Tổ chức thiết kế chương
trình đào tạo dựa trên chuẩn
đầu ra.
234 1 4 2,67 ,802 3,32 2,61
Tổ chức đánh giá kết quả
xây dựng chương trình đào
tạo sau khi đã xây dựng
mới.
234 1 5 3,24 ,859 4,11 3,16
Phê duyệt ban hành CTĐT
mới, tổ chức cho các khoa,
tổ bộ môn chọn giảng viên
và nhân viên thực hiện
chương trình đào tạo đa
được phê duyệt.
234 2 5 3,16 ,693 3,95 3,09
Valid N (listwise) 234
Ghi chú: Kém (1.00 ≤ X ≤ 1.79); Yếu (1.80 ≤ X ≤ 2.59); Trung bình (2.60 ≤
X ≤ 3.39); Khá (3.40 ≤ X ≤ 4.19); Tốt (4.20 ≤ X ≤ 5.00)
Theo Bảng 2.18, theo thống kê chung, có 5 tiêu chí/biến quan sát có giá trị nằm
ở mức “trung bình” và 02 tiêu chí/biến quan sát có giá trị dưới mức “trung bình”.
Trong đó có tiêu chí/ biến quan sát có giá trị ở mức thấp nhất là “Tổ chức đánh giá
chương trình đào tạo hiện hành để xác định những nội dung cần thay đổi theo yêu cầu
đổi mới” ( X = 2,15). Tuy nhiên cũng có tiêu chí/biến quan sát đạt giá trị khá cao như
“Thành lập ban chỉ đạo xây dựng chương trình đào tạo GV THCS theo yêu cầu đổi
mới GDPT” ( X = 3,25), tức là nằm trong giới hạn của mức “trung bình”, nhưng
được đói tượng CBQL đánh giá ở mức “tốt” ( X = 4,32). Từ đây có thể nhận thấy,
CBQL ở các CSĐT này đã tổ chức tốt việc xây dựng CTĐT GV THCS nhưng chỉ tập
trung vào hình thức quản lí, mang tính thủ tục; còn việc quản lí các yếu tố khác để
đảm bảo chất lượng của CTĐT còn bị coi nhẹ, thâm chí thực hiện chưa đầy đủ.
107
2.4.1.2. Thực trạng quản lí đảm bảo chất lượng đội ngũ giảng viên giảng dạy giáo
viên THCS theo định hướng phát triển năng lực
Các hoạt động đảm bảo chất lượng đội ngũ giảng viên được thực hiện dưới sự
quản lí của nhà quản lí. Để đánh giá chất lượng của hoạt động quản lí đối với
nhiệm vụ đảm bảo chất lượng đội gũ giảng viên, chúng tôi xác lập 06 tiêu chí,
tương ứng với 06 biến quan sát. Kết quả khảo sát của hoạt động quản lí này thể
hiện ở bảng thống kê mô tả sau:
Bảng 2.19. Thống kê mô tả thực trạng quản lí đảm bảo chất lượng đội ngũ giảng viên
các cơ sở đào tạo GV THCS các tỉnh KVĐNB
N Min Max Mean
Std.
Deviation
Đối tượng
CBQL G.viên
Đưa ra chủ trương và xây dựng
kế hoạch phát triển đội ngũ
giảng viên tham gia đào tạo
GV THCS đáp ứng yêu cầu
đổi mới GD phổ thông.
234 1 5 3,33 1,084 4,00 3,27
Chỉ đạo các đơn vị đào tạo GV
(các khoa, tổ bộ môn) rà soát
đội ngũ giảng viên đảm bảo số
lượng, cơ cấu trình độ, cơ cấu
chuyên ngành tương ứng với
các môn học ở chương trinh
GDPT cấp THCS.
234 1 4 3,04 ,905 3,16 3,03
Tổ chức đánh giá chất lượng
đội ngũ giảng viên dựa trên
tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT
234 1 5 3,21 ,972 3,26 3,20
Chỉ đạo các khoa đào tạo GV
phân công giảng viên đảm
nhiệm các công việc đào tạo
(giảng dạy, cố vấn học tập)
dựa trên bằng cấp, kinh nghiệp
và khả năng phù hợp công việc
đào tạo
234 1 5 2,30 ,740 2,42 2,47
108
Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng,
trao đổi học thuật – kinh
nghiệm của đội ngũ giảng viên
trong và ngoài nhà trường.
234 2 5 3,57 ,934 4,21 3,52
Chỉ đạo xây dựng phương án
dự phòng khi có những biến
cố, biến động về đội ngũ giảng
viên.
234 1 4 2,07 ,693 2,26 2,06
Valid N (listwise) 234
Ghi chú: Kém (1.00 ≤ X ≤ 1.79); Yếu (1.80 ≤ X ≤ 2.59); Trung bình (2.60 ≤ X ≤
3.39); Khá (3.40 ≤ X ≤ 4.19); Tốt (4.20 ≤ X ≤ 5.00)
Theo Bảng 2.19, có 04 biến quan sát ở mức “Trung bình”, và 2 biến quan sát
nằm ở mức “Yếu”, đó là biến “Chỉ đạo các khoa đào tạo GV phân công giảng viên
đảm nhiệm các công việc đào tạo (giảng dạy, cố vấn học tập) dựa trên bằng cấp,
kinh nghiệp và khả năng phù hợp công việc đào tạo” ( X = 2,30) và biến quan sát
“Chỉ đạo xây dựng phương án dự phòng đối với chuẩn bị đội ngũ giảng viên đáp
ứng yêu cầu đào tạo GV THCS trong bối cảnh đổi mới GD phổ thông” ( X = 2,07).
Trong các biến quan sát nằm ở mức “trung bình” có 02 biến quan sát có giá trị cao
hơn cả, đó là biến quan sát “Đưa ra chủ trương và xây dựng kế hoạch phát triển đội
ngũ giảng viên tham gia đào tạo GV THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới GD phổ
thông” ( X = 3,33) và biến quan sát “Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, trao đổi học
thuật – kinh nghiệm của đội ngũ giảng viên trong và ngoài nhà trường” ( X = 3,57).
Trong khi đó, CBQL cũng đánh giá hai tiêu chí này ở mức “khá” ( X = 4.00) và
“tốt” ( X = 4,21). Từ những vấn đề đã phân tích này, có thể đưa ra một số nhận định
sau: công tác quản lí đảm bảo chất lượng đội ngũ giảng viên được các nhà quản lí
quan tâm nhưng cũng chỉ diễn ra ở mức bình thường, không có những biến động
lớn. Vì thế, khi CTGDPT 2018 được ban hành có khả năng chi phối mạnh mẽ đến
các hoạt động đào tạo GV thì việc quản lí xây dựng phương án dự phòng chưa được
thực hiện nên chưa đáp ứng được yêu cầu này.
2.4.1.3. Thực trạng quản lí đảm bảo cơ sở vật chất và các trang thiết bị phục vụ đào
tạo theo hướng tiếp cận CTGDPT 2018
109
Để đánh giá thực trạng quản lí hoạt động đảm bảo cơ sở vật chất của các
CSĐT giáo viên THCS theo chuẩn đầu ra dựa vào năng lực, tại các tỉnh KVĐNB,
chúng tôi đưa ra 06 tiêu chí tương ứng với 06 biến quan sát.
Kết quả khảo sát hoạt động này được thể hiện qua bảng thống kê mô tả sau:
Bảng 2.20. Thống kê mô tả thực trạng quản lí đảm bảo cơ sở vật chất ở các cơ sở đào
tạo GV THCS các tỉnh KVĐNB
Các tiêu chí đánh giá N Min Max Mean
Std.
Deviation
Đối tượng
CBQL G.viên
Tổ chức kiểm tra, đánh giá
hiện trạng cơ sở vật chất phục
vụ đào tạo GV THCS.
234 1 4 2,69 ,898 3,21 2,65
Tổ chức đánh giá nhu cầu về
trang thiết bị dạy học, tài liệu
học tập, nghiên cứu phục vụ
công tác đào tạo GV THCS
theo yêu cầu đổi mới GDPT.
234 1 4 2,03 ,563 2,00 2,04
Xây dựng kế hoạch và huy
động nguồn lực cho việc tăng
cường cơ sở vật chất, trang
thiết bị dạy học đáp ứng yêu
cầu đào tạo GV THCS thực
hiện chương trình GDPT
2018.
234 1 5 2,91 1,046 4,05 2,81
Tổ chức đấu thầu mua sắm
trang thiết bị, tài liệu học tập
theo qui định hiện hành.
234 1 5 2,96 1,066 3,74 2,89
Chỉ đạo việc triển khai qui
định sử dụng, bảo quản cơ sở
vật chất, trang thiết bị đào tạo.
234 1 5 3,02 1,127 3,84 2,94
Kiểm tra định kì để đánh giá
mức độ sử dụng, hao mòn cơ
sở vật chất, trang thiết bị dạy
học.
234 1 5 3,16 ,971 3,68 3,12
Valid N (listwise) 234
110
Ghi chú: Kém (1.00 ≤ X ≤ 1.79); Yếu (1.80 ≤ X ≤ 2.59); Trung bình (2.60 ≤ X ≤
3.39); Khá (3.40 ≤ X ≤ 4.19); Tốt (4.20 ≤ X ≤ 5.00)
Theo Bảng 2.20, có 05 biến quan sát đạt giá trị “trung bình”, và 01 tiêu chí/
biến quan sát đạt giá trị ở mức “yếu”, đó là “Tổ chức đánh giá nhu cầu về trang thiết
bị dạy học, tài liệu học tập, nghiên cứu phục vụ công tác đào tạo GV THCS theo
yêu cầu đổi mới GDPT” ( X = 2,03), và đối tượng CBQL còn đánh giá thấp hơn
( X = 2,00). Điều này cho thấy việc quản lí đảm bảo cơ sở vật chất ở phương diện
mua sắm trang thiết bị dạy học theo yêu cầu của đổi mới của CTGDPT chưa được
quan tâm đúng mức nên bỏ qua khâu đánh giá nhu cầu. Công tác quản lí đảm bảo
cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học thực hiện theo kế hoạch hành năm nên tiêu chí
“Xây dựng kế hoạch và huy động nguồn lực cho việc tăng cường cơ sở vật chất,
trang thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đào tạo GV THCS thực hiện chương trình
GDPT 2018” được đối tượng CBQL đánh giá cao ( X = 4,05), còn đối tượng là
giảng viên đánh giá thấp về mặt này ( X = 2,81).
Từ các hoạt động quản lí đảm bảo chất lượng đầu vào như phân tích kết quả
thống kê nói trên sẽ ảnh hưởng đến công tác quản lí tuyển sinh hàng năm của các
CSĐT và điều này sẽ thấy rõ qua khảo sát đánh giá hoạt động quản lí công tác tuyển
sinh sau đây.
2.4.1.4. Thực trạng quản lí công tác tuyển sinh đảm bảo chất lượng đầu vào của
đào tạo giáo viên trung học cơ sở tại các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ
Công tác tuyển sinh và kết quả của nó là sự đảm bảo chất lượng mang tính
sống còn của nhiều cơ sở GD đại học, nhất là những CSĐT ở các địa phương.
Quản lí tốt công tác này sẽ giúp gia tăng số lượng đầu vào. Vì thế, để đánh giá
thực trạng công tác quản lí này, chúng tôi đưa ra 05 tiêu chí tương ứng với 05
biến quan sát.
Kết quả khảo sát về hoạt động quản lí này thể hiện qua bảng thống kê mô tả
sau đây:
111
Bảng 2.21. Thống kê mô tả thực trạng quản lí công tác tuyển sinh ở các cơ sở đào tạo
GV THCS các tỉnh KVĐNB
Các tiêu chí đánh giá N Min Max Mean
Std.
Deviation
Đối tượng
CBQL G.viên
Thành lập ban tuyển sinh
theo từng khóa
234 1 5 3,14 ,627 3,57 3,10
Chỉ đạo phòng đào tạo phối
hợp các khoa xây dựng kế
hoạch tuyển sinh cho từng
khóa.
234 1 5 3,19 ,889 3,53 3,16
Chỉ đạo công tác truyền
thông và quảng cáo tuyển
sinh..
234 1 5 3,38 1,062 3,95 3,33
Kiểm tra công tác tuyển sinh
dựa trên những văn bản
hướng dẫn của Bộ GD&ĐT
hàng năm và chủ trương của
nhà trường thể hiện qua sứ
mạng và tầm nhìn.
234 1 5 3,17 ,890 3,79 3,11
Chỉ đạo việc ứng dụng
CNTT trong tuyển sinh và
thủ tục nhập học của tân SV.
234 1 5 3,83 ,703 3,84 3,83
Kiểm tra – đánh giá việc
thực hiện công tác tuyển
sinh sau mỗi đợt
234 1 5 4,17 ,580 4,21 4,16
Valid N (listwise) 234
Ghi chú: Kém (1.00 ≤ X ≤ 1.79); Yếu (1.80 ≤ X ≤ 2.59); Trung bình (2.60 ≤ X ≤
3.39); Khá (3.40 ≤ X ≤ 4.19); Tốt (4.20 ≤ X ≤ 5.00)
Nếu như ở phần khảo sát hoạt động tuyển sinh, tất cả các biến quan sát đều đạt
giá trị “trung bình”, thì theo Bảng 2.21, trong 05 biến quan sát, có 02 biến có giá trị
ở mức khá là “Chỉ đạo việc ứng dụng CNTT trong tuyển sinh và thủ tục nhập học
của tân SV” ( X = 3,83) và biến “Kiểm tra – đánh giá việc thực hiện công tác tuyển
sinh sau mỗi đợt” ( X = 4,17), trong khi đó đối tượng CBQL đánh giá ở mức “tốt”
( X = 4,21). Nhìn chung, chênh lệch mức độ đánh giá đối với tiêu chí này là không
112
nhiều; tức là nhà trường đã chú trọng đến công tác quản lí họat động tuyển sinh.
2.4.2. Thực trạng quản lí quá trình đào tạo giáo viên trung học cơ sở tại các
tỉnh khu vực Đông Nam Bộ
Thực trạng quản lí quá trình đào tạo GV THCS theo chuẩn đầu ra dựa vào năng
lực (MP) tại các tỉnh KVĐNB đáp ứng yêu cầu