MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .1
1. Lý do chọn đề tài . 1
2. Mục đích nghiên cứu . 3
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu. 3
4. Giả thuyết khoa học. 3
5. Nội dung nghiên cứu . 3
6. Phạm vi nghiên cứu . 4
7. Phương pháp luận nghiên cứu . 4
8. Những luận điểm bảo vệ . 6
9. Những đóng góp mới của luận án . 7
10. Cấu trúc của luận án. 8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ SƠ CẤ P
ĐÁP ỨNG NHU CẦU CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN .9
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề . 9
1.1.1. Các công trình nghiên cứu đào tạo nhân lực đáp ứng nhu câu xã hội và
nhu cầu của lao động nông thôn. 9
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về quản lý đào tạo nghề và quản lý đào tạo
trình độ sơ cấp cho lao động nông thôn. 13
1.2. Đào tạo trình độ sơ cấp đáp ứng nhu cầu của LĐNT. 22
1.2.1. Khái niệm LĐNT. 22
1.2.2. Đặc điểm LĐNT. 23
1.2.3. Nhu cầu học nghề của LĐNT . 23
1.2.4. Đào tạo trình độ sơ cấp trong hệ thống giáo dục quốc dân. 24
1.3. Quản lý đào tao trình đ ̣ ộ sơ cấp. 28
1.3.1. Quản lý . 28
1.3.2. Đồng quản lý. 29
1.3.3. Quản lý đào tạo. 30
1.3.4. Quản lý đào tạo trình độ sơ cấp cho lao động nông thôn. 301.4. Quản lý đào tạo trình độ sơ cấp đáp ứng nhu cầu của lao động nông thôn
trên địa bản tỉnh. 38
1.4.1. Phân cấp quản lý và vai trò của cơ quan quản lý nhà nước, của các đơn vị
liên quan trên địa bàn tỉnh trong đào tạo trình độ sơ cấp cho LĐNT . 38
1.4.2. Quản lý của cơ sở GDNN trong đào tạo trình độ sơ cấp đáp ứng nhu cầu
học nghề của LĐNT. 40
1.4.3. Các tác đông c ̣ ủa bối cảnh đến quản lý đào tạo trình độ sơ cấp đáp ứng nhu
cầu của LĐNT. 50
221 trang |
Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 391 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lí đào tạo trình độ sơ cấp đáp ứng nhu cầu của lao động nông thôn tỉnh Kiên Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dụng; Sửa chữa xe máy. Hiện tại có 39 nghề, nhóm nghề
nông nghiệp và 55 nghề, nhóm nghề công nghiệp - Xây dựng - Tiểu thủ công nghiệp,
21 nghề dịch vụ được phê duyệt trong danh mục nghề đào tạo và được phê duyệt
định mức chi phí đào tạo trong những năm qua. Mô hình điển hình trong đào tạo
nghề cho LĐNT hiện nay như: Nghề may công nghiệp; trồng nấm; trồng lúa năng
suất cao, sản xuất rau an toàn...đã được triển khai.
CTÐT là một nội dung rất quan trọng thuộc đầu vào và là yếu tố tác động đến
chất lượng đào tạo của cơ sở GDNN. Các cơ sở GDNN không thể đào tạo những gì
mình đang có mà phải bám sát yêu cầu của TTLÐ.
Bảng 2.5 Đánh giá về tổ chức phát triển CTÐT
Tổ chức phát
triển CTÐT
Mức độ thực hiện
Điểm
trung
bình
Kém TB Khá Tốt
SL % SL % SL % SL %
1. Xác định mục
tiêu của CTÐT
155 25.6 245 40.5 135 22.3 70 11.6
2.20
± 0.8
2. Xác định chuẩn
đầu ra của CTÐT
267 44.1 256 42.3 53 8.8 29 4.8
1.74
± 0.8
3. Thiết kế nội dung
CTÐT
31 5.1 93 15.4 218 36.0 263 43.5
3.18
± 0.7
4. Thiết kế các mô
đun
270 44.6 255 42.1 52 8.6 28 4.6
1.73
± 0.8
5. Kiểm tra, theo
dõi thực hiện
CTÐT
30 5.0 90 14.9 220 36.4 265 43.8
3.19
± 0.7
6. Điều chỉnh cập
nhật CTÐT
25 4.1 89 14.7 224 37.0 267 44.1
3.21
± 0.7
Kết quả khảo sát cho chúng ta thấy một bức tranh chung về việc thực hiện tổ
chức phát triển CTÐT sơ cấp nghề của các cơ sở GDNN hiện nay. Các tiêu chí về tổ
chức phát triển CTÐT được đánh giá từ mức kém đến khá (1.73≤ ≤ 3.21), không có
83
tiêu chí nào được đánh giá ở mức thực hiện tốt. Các tiêu chí được đánh giá ở mức
thực hiện kém gồm thiết kế các mô đun (=1.73) và xác định chuẩn đầu ra của CTÐT
(=1.74). Về thiết kế CTÐT mô đun, các cơ sở GDNN đã thực hiện theo quy định tại
Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH Quy định việc tổ chức thực hiện CTÐT trình
độ sơ cấp, theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô đun hoặc tín chỉ; quy
chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp. Theo Thông tư này bên cạnh tổ chức dạy
học truyền thống theo niên chế và khóa học các cơ sở GDNN còn được phép tổ chức
theo phương thức tích lũy mô đun, tín chỉ. Mỗi mô đun tích hợp cả kiến thức và kỹ
năng giúp người học sau khi hoàn thành một mô đun có năng lực thực hiện thành
thạo một việc làmcủa một nghề. Người học sau khi học xong mỗi mô đun đều phải
thi kết thúc mô đun, nếu đạt yêu cầu và tích lũy đủ số mô đun quy định cho chương
trình cũng như đáp ứng một số quy định bắt buộc khác thì sẽ được công nhận hoàn
thành khóa học mà không phải thi tốt nghiệp như tổ chức dạy học theo niên chế. Tuy
nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, đa số các cơ sở GDNN đang thực hiện tổ chức đào
tạo theo khóa học, có rất ít các cơ sở triển khai thực hiện toàn bộ CTÐT mô đun.
Điều này, cho thấy các cơ sở GDNN chưa triển khai mạnh phương thức đào tạo theo
tích lũy mô đun, chưa tạo ra các cơ hội học tập phù hợp với từng đối tượng người
học là LÐNT. Do vậy, các cơ sở GDNN cần có giải pháp để tổ chức đào tạo theo tích
lũy mô đun năng lực. Bên cạnh đó, việc xác định chuẩn đầu ra đốivới mỗi ngành,
nghề đào tạo của trường cũng rất quan trọng vì chuẩn đầu ra là tuyên bố với xã hội
về những gì người học đạt được sau khi tốt nghiệp, do đó, các cơ sở GDNN cũng cần
phải đẩy mạnh việc xây dựng chuẩn đầu ra cho từng ngành, nghề đào tạo mang tính
đặc thù riêng của trường mình. Có 01 tiêu chí được đánh giá ở mức trung bình là xác
định mục tiêu của CTÐT với điểm trung bình =2.20. Các tiêu chí còn lại đều được
đánh giá ở mức thực hiện khá như: Thiết kế nội dung CTÐT; Kiểm tra, theo dõi thực
hiện CTÐT và điều chỉnh cập nhật CTÐT.
b. Thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên đào tạo nghề cho LĐNT
84
Để góp phần quản lý đội ngũ giáo viên dạy các khóa đào tạo sơ cấp, các cơ sở
GDNN đã tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề và kỹ
năng nghề, bồi dưỡng kiến thức kinh doanh và khởi sự SX-KD.
Tuy các Ban chỉ đạo đề án ÐTNCLÐNT các cấp của huyện được kiện toàn,
nhưng các thành viên hầu như ít được bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý về
ÐTNCLÐNT, sự tồn tại của ban chỉ đạo như một tổ chức không chính thức, không
có chức năng, nhiệm vụ rõ ràng nên hoạt động chưa thật sự hiệu quả.
Phát triển và nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên, cộng tác viên tham gia
ÐTNCLÐNT là việc làmchủ yếu do các cơ sở GDNN tự lo, rất ít có sự hỗ trợ của đề
án. Các cơ sở GDNN trên cơ sở kế hoạch được giao, đã rà soát, sắp xếp lại đội ngũ
GV đảm bảo đủ giáo viên cơ hữu theo khóa học và chương trình đào tạo trình độ sơ
cấp. Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng nghềcho GV, cộng
tác viên để đáp ứng nhu cầu và nhiệm vụ. Các huyện đã huy động đội ngũ cán bộ kỹ
thuật, kỹ sư, thợ lành nghề, nghệ nhân, nông dân sản xuất giỏi.. tham gia
ÐTNCLÐNT, nhưng hạn chế lớn nhất của đội ngũ này là chưa được bồi dưỡng năng
lực sư phạm nên ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.
Bảng 2.6. Đánh giá của CBQL về phân công GV làm công tác giảng dạy
Tiêu chí quản lý
Mức độ thực hiện
Điểm
Trung
bình
Chưa thực
hiện
Thỉnh
thoảng
Thường
xuyên
SL % SL % SL %
1. Phân công GV trên cơ sở năng
lực của GV
20 11 70 39 91 50
2.4
± 0.7
2. Phân công GV dựa vào trình độ
đào tạo
16 9 81 45 84 46
2.38 ±
0.7
3. Phân công GV trên cơ sở
nguyện vọng cá nhân
36 20 73 40.5 72 39.5
2.2
± 0.8
4. Phân công GV theo yêu cầu
của nhiệm vụ
9 5 76 42 96 53
2.5
± 0.7
85
5. Phân công GV theo khả năng
phát triển chuyên môn
22 12.4 72 39.6 87 48
2.35 ±
0.8
6. Phân công GV theo đặc điểm
lứa tuổi
49 27 68 37.5 64 35.5
2.08 ±
0.9
Kết quả khảo sát CBQL (xem bảng 2.6) cho thấy, đa số các tiêu chí được đánh
giá ở mức độ thực hiện thường xuyên (04/06 tiêu chí) với điểm trung bình 2.35->2.5
bao gồm các tiêu chí: Phân công GV theo khả năng phát triển chuyên môn (=2.35),
phân công GV dựa vào trình độ đào tạo (=2.38), phân công GV trên cơ sở năng lực
của GV (=2.4) và phân công GV theo yêu cầu của nhiệm vụ (=2.5). Theo các tiêu
chí đánh giá này, phân công GV theo yêu cầu của nhiệm vụ được đánh giá ở mức
độ thường xuyên thực hiện cao hơn hẳn so với các tiêu chí khác (chiếm 53%); đốivới
tiêu chí này ý kiến đánh giá thỉnh thoảng thực hiện chiếm 42% và chưa thực hiện
chỉ chiếm 5%. Tiêu chí phân công trên cơ sở năng lực của GV cũng có tỷ lệ thường
xuyên thực hiện chiếm 50%.
Bên cạnh các tiêu chí nêu trên, có 02/06 tiêu chí được đánh giá thỉnh thoảng
thực hiện bao gồm: phân công GV trên cơ sở nguyện vọng cá nhân (= 2.2) và phân
công GV theo đặc điểm lứa tuổi, năng động (=2.08). Đây không phải là các tiêu chí
ưu tiên đểxem xét phân công GV giảng dạy tại các cơ sở GDNN. Trong giảng dạy,
căn cứ vào yêu cầu việc làmcũng như năng lực của GV là các tiêu chí ưu tiên hàng
đầu để phân công giảng dạy cho các GV.
Bảng 2.7. Đánh giá về quản lý đội ngũ GV
Tiêu chí đánh giá
Mức độ thực hiện Điểm
trung
bình
Kém TB Khá Tốt
SL % SL % SL % SL %
1. Đội ngũ GV tham
gia đào tạo nghề 140 23.1 260 43.0 126 20.8 79 13.1
2.24
± 0.7
2. Tuyển dụng GV
tham gia đào tạo nghề
130 1.3 280 46.3 123 20.3 72 11.9
2.23
± 0.7
3. Phân công GV
giảng dạy
37 1.2 121 20.0 217 35.9 230 38.0
3.06
± 0.7
86
4. Bồi dưỡng chuyên
môn, nghiệp vụ cho
GV
271 8.8 255 42.1 55 9.1 27 4.5
1.74
± 0.7
5. Liên kết với các cơ
sở SX-KD tham gia
đào tạo nghề
275 21 255 42.1 52 8.6 23 3.8
1.71
± 0.9
6. Chính sách đãi ngộ
GV tham gia đào tạo
nghề
150 6.4 270 44.6 117 19.3 68 11.2
2.17
± 0.8
Kết quả khảo sát CBQL và GV như sau: Hai tiêu chí được đánh giá ở mức
thực hiện kém gồm bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GV và liên kết với các cơ
sở SX-KD rèn luyện tay nghề cho GV 1.71≤≤1.74. Theo quy định tại Thông tư số
42/2015/TT-BLĐTBXH quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành
chương trình; tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định giáo trình đào tạo trình độ sơ
cấp, thời gian đào tạo thực hành, thực tập, thí nghiệm chiếm từ 55-75%. Như vậy, tỷ
lệ thời gian thực hành, thực tập, thí nghiệm so với lý thuyết là rất cao. Để đẩy mạnh
việc thực hiện quy định này, các cơ sở GDNN cần tăng cường kết nối với cơ sở SX-
KD để đưa HV tới thực hành, thực tập, đồng thời hợp tác rèn luyện kỹ năng nghề
thường xuyên cho GV tại cơ sở SX-KD. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh hoạt động đào
tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho GV để cập nhật các quy định mới, phát
triển năng lực GV phù hợp với thực tiễn yêu cầu của SX-KD. Để nâng cao chất lượng
đào tạo, đội ngũ giáo viên là yếu tố quyết định, do vậy các cơ sở GDNN cần phải tập
trung ưu tiên phát triển đội ngũ GV toàn diện.
Tiêu chí phân công GV giảng dạy phù hợp với năng lực được đánh giá cao hơn
hẳn các tiêu chí còn lại với điểm trung bình =3.06. Kết hợp với hình thức phỏng vấn
trực tiếp, các GV và CBQL được hỏi đều khẳng định việc bố trí, phân công GV giảng
dạy phù hợp với chuyên môn và yêu cầu công việc. Việc phân công GV giảng dạy
phù hợp với năng lực là hoàn toàn đúng đắn để đảm bảo chất lượng đào tạogiảng dạy
của nhà trường. Một số tiêu chí được đánh giá ở mức trung bình với điểm trung bình
87
2.17≤ 2.24, bao gồm: Chính sách đãi ngộ GV, tuyển dụng GV các nguồn khác nhau
và đánh giá thực trạng đội ngũ GV. Điều này cho thấy các cơ sở GDNN đã triển khai
nhưng chưa thực hiện tốt. Do đó, các cơ sở GDNN cần cải thiện nội dung này.
Để triển khai kế hoạch đào tạo trình độ sơ cấp cho LÐNT, các cơ sở GDNN đã
bố trí đôi ngũ giáo viên cơ hữu, hợp đồng và thỉnh giảng (là những cán bộ kỹ thuật,
kỹ sư, nghệ nhân...) tham gia giảng dạy các khóa đào tạo cho LÐNT. Do những giáo
viên thỉnh giảng là những cán bộ chuyên môn chưa qua đào tạo sư phạm, nên được
các cơ sở GDNN tổ chức bồi dưỡng thêm phương pháp sư phạm ÐTNCLÐNT.
c. Thực trạng quản lý CSVC và phương tiện dạy học trong đào tạo trình độ sơ cấp
Để đảm bảo những điều kiện ÐTNCLÐNT, các cơ sở GDNN luôn phối hợp với
địa phương trong quá trình triển khai các khóa đào tạo. Trên cơ sở CTĐT, cơ sở
GDNN đã chuẩn bị trang thiết bị, học liệu đầy đủ, chuẩn bị môi trường thực hành
cho học viên. Với địa phương chuẩn bị tài chính hỗ trợ học viên theo đúngquy đinh
về chế độ hỗ trợ kỹ thuật, trang thiết bị, hỗ trợ vốn... Điều kiện để tổ chức lớp
ÐTNCLÐNT được cơ sở GDNN đặc biệt quan tâm từ chương trình, giáo trình, giáo
viên, phòng học, trang thiết bị, dụng cụ,...đều được thực hiện đúng quy định và cung
cấp đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ để đảm bảo chất lượng đào tạo.
Để tiến hành đào tạo có chất lượng và hiệu quả, việc quản lý CSVC và TBDH
đóng vai trò quan trọng. CSVC và TBDH phải có đủ về số lượng và chủng loại, về
chất lượng, phù hợp với sản xuất và đáp ứng được nhu cầu ngành nghề và trình độ
khác nhau. Việc quản lý CSVC-TBDH của các cơ sở GDNN phải tiến hành thường
xuyên và đánh giá theo các tiêu chí cụ thể.
Bảng 2.8. Quản lý CSVC và TBDH cho đào tạo sơ cấp
Tiêu chí đánh giá
Mức độ thực hiện Điểm
trung
bình
Kém TB Khá Tốt
SL % SL % SL % SL %
88
1. Lập kế hoạch (cơ sở
vật chất, mua sắm, lắp
đặt, bảo quản và sửa
chữa thiết bị đào tạo)
149 24.6 253 41.8 125 20.7 78 12.9
2.22
± 0.7
2. Tổ chức thực hiện kế
hoạch về cơ sở vật chất
và thiết bị đào tạo
156 25.8 265 43.8 114 18.8 70 11.6
2.16
± 0.7
3. Chỉ đạoviệc thực
hiện kế hoạch về cơ sở
vật chất và thiết bị đào
tạo
153 25.3 260 43.0 119 19.7 73 12.1
2.19
± 0.7
4. Kiểm tra, đánh giá
việc thực hiện kế hoạch
đầu tư cơ sở vật chất và
thiết bị đào tạo
272 45.0 256 42.3 52 8.6 25 4.1
1.72
± 0.9
5. Liên kết với các cơ
sở SX-KD để phát
triển thiết bị đào tạo
265 43.8 258 42.6 55 9.1 27 4.5
1.74
± 0.9
Kết quả khảo sát cho thấy, đa số các tiêu chí được đánh giá ở mức trung bình
với điểm trung bình 2.19 ≤ 2.2 bao gồm: lập kế hoạch (CSVCt, mua sắm, lắp đặt,
bảo quản và sửa chữa thiết bị dạy học); tổ chức thực hiện kế hoạch về CSVC và
TBÐT; chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch về CSVC; tổ chức thực hiện kế hoạch về
CSVC và TBÐT. Các cơ sở GDNN hàng năm đều xây dựng kế hoạch và tổ chức
thực hiện kế hoạch về CSVC và TBÐT để triển khai đào tạo trình độ sơ cấp cho
LĐNT.
Tuy nhiên, kết quả khảo sát cũng cho thấy các cơ sở GDNN thực hiện chưa tốt
các tiêu chí: liên kết với các cơ sở SX-KD để phát triển TBÐT (kiểm tra, đánh giá
việc thực hiện kế hoạch đầu tư CSVC và TBÐT (=1.72). Việc kiểm tra, đánh giá
thực hiện công tác đầu tư CSVC và TBÐT kịp thời sẽ cho phép GV và HV có thể
sẵn sàng sử dụng các trang thiết bị cần thiết cho quá trình giảng dạy. Dưới tác động
của tiến bộ KHCN, các cơ sở SX-KD phải thường xuyên cải tiến công nghệ sản xuất
89
để tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng, các cơ sở GDNN thường ổn định hơn và
các trang TBDH sẽ lạc hậu hơn so với sản xuất. Vì vậy, các cơ sở GDNN cần phải
có kế hoạch cụ thể đầu tư CSVC và TBÐT hiện đại, hợp tác chặt chẽ với các cơ sở
SX-KD để cải thiện CSVC và TBÐT nhằm đáp ứng kịp thời những biến đổi nhanh
chóng của công nghệ trong quá trình triển khai đào tạo.
Tổng kết thực tiễn sau 8 năm thực hiện Đề án, các huyện đã tập trung nâng cao
nguồn lực ÐTNCLÐNT. Ví dụ; Huyện Kiên Lương đã chuyển đổi nâng cấp Cơ sở
GDNN huyện Kiên Lương thành Trường trung cấp sơ cấp nghề Vùng Tứ Giác Long
Xuyên; Huyện U Minh Thượng đã chuyển đổi nâng cấp Cơ sở GDNN huyện U Minh
Thượng thành Trường trung cấp sơ cấp nghềVùng U Minh Thượng. Tăng cường cơ
sở vật chất, trang thiết bị đào tạo sơ cấp đối với các cơ sở GDNN công lập gồm các
trường Cao đẳng, các trường trung cấp sơ cấp và các trung tâm GDNN - Trung tâm
giáo dục thường xuyên.
Đầu tư cơ sở vật chất ở các cơ sở GDNN đầy đủ, đồng bộ. Tăng cường cơ sở
vật chất trang thiết bị dạy nghề, đảm bảo đủng nguồn tài chính cho công tác đào tạo
và tăng nguồn vốn vay cho LÐNT sau khi tốt nghiệp để mở rộng SX - KD.
d. Thực trạng quản lý tài chính đào tạo trình độ sơ cấp
Bảng 2.9. Đánh giá về quản lý tài chính cho đào tạo sơ cấp
Tiêu chí quản lý tài
chính
Mức độ thực hiện Điểm
trung
bình
Kém TB Khá Tốt
SL % SL % SL % SL %
1. Huy động tài chính
cho đào tạo từ nhiều
nguồn thu khác nhau
159 26.3 260 43.0 113 18.7 73 12.1
2.17
± 0.7
2. Công khai thu chi
tài chính của các
khóa đào tạo
268 44.3 258 42.6 52 8.6 27 4.5
1.73
± 0.7
90
3. Ưu tiên nguồn lực
tài chính dành cho
đầu tư, mua sắm cơ
sở vật chất và thiết bị
dạy học
35 5.8 103 17.0 212 35.0 255 42.1
3.14
± 0.7
4. Chi phí và chi trả
cho các khóa đào tạo
ngắn hạn
150 24.8 255 42.1 122 20.2 78 12.9
2.21
± 0.7
5. Thực hiện chính
sách học bổng và
khuyến khích học tập
cho LÐNT
32 5.3 94 15.5 214 35.4 265 43.8
3.18
± 0.8
Kết quả khảo sát cho thấy, quản lý tài chính của các cơ sở GDNN được đánh
giá chủ yếu ở mức trung bình bên cạnh một số tiêu chí được đánh giá ở mức độ thực
hiện khá và yếu. Cụ thể: Có 02/05 tiêu chí được đánh giá ở mức thực hiện khá gồm
ưu tiên nguồn lực tài chính dành cho đầu tư, mua sắm cơ sở vật chất và thiết bị dạy
học với điểm trung bình =3.14 và thực hiện chính sách học bổng và khuyến khích
học tập của HV với điểm trung bình =3.18. Thực tế cho thấy nhiều cơ sở GDNN hiện
nay cũng đang tập trung các nguồn lực để đầu tư cho CSVC và thiết bị dạy học nhằm
đáp ứngtốt hơn yêu cầu từ thực tiễn từ TTLĐ. Bên cạnh đó, việc thực hiện các chế
độ, chính sách khuyến khích HV tham gia tích cực trong quá trình học tập cũng được
các cơ sở GDNN hết sức lưu ý để tạo động lực cho HV.
Các tiêu chí được đánh giá ở mức thực hiện trung bình với 2.15≤ ≤ 2.18 gồm
huy động tài chính từ nhiều nguồn thu khác nhau, chi phí và chi trả cho các hoạt động
đào tạo. Trong bối cảnh nhà nước khuyến khích tăng quyền tự chủ và tự chịu trách
nhiệm, các cơ sở GDNN cần đẩy mạnh thực hiện huy động các nguồn lực từ bên
ngoài, tăng cường xã hội hóa cũng như đẩy mạnh tự chủ và tự chịu trách nhiệm về
các nguồn thu tài chính của cơ sở GDNN theo quy định. Riêng tiêu chí công khai
thu chi tài chính của các khóa đào tạo được đánh giá ở mức thực hiện hiện kém =1.73.
91
Vừa học vừa làm
Học tập trung
Thăm quan học hỏi kinh nghiệm các mô
hình làm ăn giỏi
Học vào buổi tối
Học vào ban ngày
Học khi nông nhàn
Như vậy, các cơ sở GDNN cần phải đẩy mạnh việc công khai tài chính để minh bạch
hóa các khoản thu chi. Đánh giá tổng thể cho thấy, các cơ sở GDNN chưa thực hiện
tốt công tác quản lý tài chính, điều này cần phải có giải pháp thỏa đáng để mỗi cơ sở
GDNN có nguồn lực đảm bảo thực hiện đào tạo theo nhu cầu.
e. Thực trạng hình thức tổ chức đào tạo trình độ sơ cấp cho LÐNT
Để tổ chức một khóa đào tạo sơ cấp đạt kết quả, hình thức tổ chức các khóa đào
tạo sơ cấp đóng vai trò vô cùng quan trọng. Do người LÐNT hàng ngày vẫn phải
tham gia sản xuất nên không thể áp đặt cho họ một hình thức tổ chức các khóa đào
tạo sơ cấp cố định,cứng nhắc mà phải rất linh hoạt và căn cứ vào nhu cầu của học
viên. Trước khi tổ chức các khóa đào tạo, các cơ sở GDNN cùng các xã đã tiến hành
những cuộc thăm dò ý kiến của học viên, trên cơ sở đó mới đưa ra quyết định về hình
thức tổ chức các khóa đào tạo. Kết quả khảo sát đã chứng minh điều đó: Có đến
37,5% học viên muốn học vào thời điểm khi nông nhàn, 36,4% học viên muốn học
dưới hình thức; thăm quan học hỏi kinh nghiệm các mô hình làm ăn giỏi, 33,4% học
viên muốn học vào buổi tối, 25,8% học viên muốn vừa học vừa làm và chỉ có 23,4%
học viên muốn học dưới hình thức học tập trung. (Xem hình 2.1)
Biểu đồ 2.9. Những hình thức và thời điểm học sơ cấp
Khảo sát ý kiến học viên về địa điểm tổ chức các khóa đào tạo trình độ sơ cấp
cho LĐNT cho thấy có sự khác nhau theo địa bàn từng huyện (xem Bảng 2.10)
Bảng 2.10 Địa điểm học sơ cấp theo nhu cầu của LĐNT các huyện
25,8
23,4
%
36,4
33,4
30,4
%
37,5
%
92
TT Hình thức và thời điểm
Huyện
Giồng
Riềng
Huyệ
n
Gò
Quao
Huyện
Châu
Thành
Huyện
Tân
Hiệp
Huyện
Kiên
Lương
1 Dạy nghề ngắn hạn tại
trung tâm đào tạo nghề
21,5% 4.32% 12,1% 12,1% 21,5%
2 Bồi dưỡng, tập huấn đầu
bờ tại cộng đồng
12,4% 3.63% 18,3% 18,3% 12,4%
3 Dạy nghề cho lao động
thuần nông tại trung tâm
21,5% 21,5% 21,5% 12,4% 21,5%
4 Dạy nghề cho lao động
vùng chuyên canh tại cơ sở
SX- KD
12,4% 12,4% 12,4% 21,5% 12,4%
5 Dạy nghề cho lao động
làng nghề tại cộng đồng
12,1% 21,5% 21,5% 12,4% 21,5%
6 Dạy nghề cho LĐNT mất
đất tại cơ sở SX- KD và
trung tâm
18,3% 12,4% 12,4% 12,1% 2.85%
Qua phỏng vấn cán bộ quản lý, giáo viên tham gia ÐTNCLÐNT, thì có 80% ý
kiến cho rằng đào tạo trình độ sơ cấp cho LĐNT là hết sức cần thiết để phát triển
SX-KD, 70% ý kiến cho rằng, các hình thức đào tạo chưa linh hoạt. Muốn phát triển
KT-XHcủa huyện, xã một biện pháp quan trọng là cần giải quyết việc làm và phát
triển SX-KDcho bộ phận LÐNT, đặc biệt là với bộ phận lao động bị mất đất sản xuất
nông nghiệp bằng các khóa đào tạo trình độ sơ cấp một cách bài bản, khoa học, thiết
thực để có thể tìm sinh kế sau khi kết thúc khóa đào tạo.
2.5.3.3. Thực trạng quản lý hoạt động dạy và học trong đào tạo trình độ sơ cấp cho
LÐNT
Quản lý quá trình dạy học của GV :
Bảng 2.11 Thực trạng về tổ chức quá trình dạy học của GV
Tiêu chí đánh giá
Mức độ thực hiện Điểm
trung
bình
Kém TB Khá Tốt
SL % SL % SL % SL %
93
1. Tổ chức dạy học
bám sát cơ sở SX-KD
268 44.3 259 42.8 52 8.6 26 4.3
1.73
± 0.8
2. Tổ chức đào tạo theo
mô đun, tín chỉ
271 44.8 263 43.5 48 7.9 23 3.8
1.71
± 0.8
3. Liên kết với các cơ
sở SX-KD trong quá
trình dạy học
152 25.1 255 42.1 123 20.3 75 12.4
2.20
± 0.8
Bên cạnh đó, 02 tiêu chí còn lại gồm tổ chức đào tạo theo mô đun và tổ chức
dạy học bám sát vào cáccơ sở SX-KD được đánh giá ở mức độ thực hiện thấp hơn
cả so với các tiêu chí còn lại (1.71≤ ≤1.73). Đây là các nội dung rất quan trọng đối
với đào tạo theo nhu cầu bởi CTÐT được phát triển trên cơ sở phân tích nghề gắn
với từng vị trí việc làm, do đó, mỗi việc làmcủa vị trí việc làm và phát triển SX-
KDkhi chuyển tải sang CTÐT cần được cấu trúc thành các mô đun năng lực cụ thể
và được tổ chức giảng dạy bám sát vào các cơ sở SX-KD theo yêu cầu của mỗi nghề.
Tuy nhiên, ý kiến đánh giá của CBQL và GV cho thấy, việc thực hiện các nội dung
này còn yếu. Do đó, các cơ sở GDNN cần phải nhanh chóng rà soát, tổ chức dạy học
theo mô đun năng lực, đẩy mạnh việc bố trí CSVC và TBDH, quản lý chặt chẽ việc
liên kết với cáccơ sở SX-KD trong quá trình dạy học để thực hiện các khóa đào tạo
theo nhu cầu.
Bảng 2.12 Thực trạng về quản lý hoạt động giảng dạy của GV
Tiêu chí đánh giá
Mức độ thực hiện Điểm
trung
bình
Kém TB Khá Tốt
SL % SL % SL % SL %
1. Quản lý việc thiết kế
các tài liệu sư
phạm/học liệu
158 26.1 268 44.3 115 19.0 64 10.6
2.14
± 0.6
2. Quản lý giáo án dạy
học của GV
155 25.6 260 43.0 120 19.8 70 11.6
2.17
± 0.6
3.Quản lý việc thực
hiện các BGTH của
GV
162 26.8 269 44.5 113 18.7 61 10.1
2.12
± 0.7
94
4. Quản lý việc kiểm
tra, đánh giá kết quả
học tập của HV
42 6.9 88 14.5 230 38.0 245 40.5
3.12
± 0.7
Kết quả khảo sát cho thấy, đa số các tiêu chí được đánh giá ở mức thực hiện
trung bình với điểm trung bình 2.12≤ ≤2.17 bao gồm các tiêu chí quản lý việc thiết
kế các tài liệu sư phạm/học liệu; quản lý giáo án dạy học của GV; quản lý việc thực
hiện các BGTH của GV và quản lý việc thực hiện các bài giảng tích hợp của GV.
Các tiêu chí này không thể thiếu trong quản lý đào tạo theo nhu cầu đáp ứngnhu cầu
học nghề gắn với trách nhiệm của mỗi GV trong công tác dạy học, do vậy, các cơ
sở GDNN cần phải có giải pháp đểcải thiện công tác tổ chức dạy học của GV. Riêng
tiêu chí quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HV được đánh giá ở mức
thực hiện khá với điểm trung bình =3.12, các cơ sở GDNN vẫn cần phải hoàn thiện
hơn nữa để công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập gắn với chất lượngvà hiệu
quả quá trình đào tạo HV của mỗi nhà trường.
Quản lý học tập của HV :
Quản lý học tập gắn liền với chất lượng đào tạo học tập mà HV sẽ đạt được sau
khi học tập. Việc quản lý tốt sẽ giúp HV có được kiến thức nền tảng vững vàng hơn
để phát triển nghề nghiệp trong tương lai. Tác giả đã khảo sát lấy ý kiến 4 loại đối
tượng là CBQL, GV, HV và CHV.
Bảng 2.13 Đánh giá của GV và CBQL về quản lý hoạt động học tập của HV
Tiêu chí đánh giá
Mức độ thực hiện Điểm
trung
bình
Kém TB Khá Tốt
SL % SL % SL % SL %
1. Quản lý hoạt động
học tập của HV trên lớp 120 19.8 265 43.8 130 21.5 90 14.9
2.31
± 0.6
2. Quản lý hoạt động
học tập của HV ngoài
lớp
130 21.5 275 45.5 120 19.8 80 13.2
2.25
± 0.9
95
3. Quản lý thực tập của
HV tại cơ sở SX-KD
143 23.6 276 45.6 113 18.7 73 12.1
2.19
± 0.9
Kết quả khảo sát cho thấy, tất cả các tiêu chí được đánh giá ở mức thực hiện
trung bình với điểm trung bình 2.19->2.31. Cụ thể, về quản lý hoạt động học tập của
HV trong giờ lên lớp có điểm trung bình =2.31 với tỷ lệ đánh giá mức độ thực hiện
ở mức trung bình chiếm 43.8%, mức khá chiếm 21.5%; quản lý hoạt động học tập
của HV ngoài lớp có điểm trung bình =2.25 với tỷ lệ đánh giá mức độ thực hiện ở
mức trung bình là 45.5%, mức khá chiếm 19.8; quản lý thực tập của HV tại cơ sở
SX-KD có điểm trung bình =2.19, được đánh giá thấp hơn so với các tiêu chí khác.
Các mức đánh giá cho thấy, các cơ sở GDNN cần phải đẩy mạnh hơn nữa việc quản
lý hoạt động học tập của HV trong giờ lên lớp, ngoài giờ và đặc biệt cần phải chú
trọng vào khâu quản lý thực tập của HV tại các cơ sở SX-KD vì đây là một trong các
nội dung rất quan trọng gắn kết giữa đào tạo và thế giới nghề nghiệp, giúp HV dễ
dàng hòa nhập thế giới việc làm và phát triển SX-KD và phát triển SX-KD sau khi
tốt nghiệp.
Để có thêm thông tin và đối chiếu với đánh giá của GV và CBQL, tác giả lấy
thêm ý kiến đánh giá của HV và CHV đã và đang học trình độ sơ cấp tại các cơ sở
GDNN về các tiêu chí tương tự.
Bảng 2.14 Đánh giá của HV và CHV về quản lý hoạt động học tập của HV
Tiêu chí đánh giá
Mức độ thực hiện
Điểm
trung
bình
Kém TB Khá Tốt
SL % SL % SL % SL %
1. Quản lý hoạt động
học tập của HV trên
lớp
99 16.6 296 49.8 121 20.3 78 13.2
2.3
± 0.7
2. Quản lý hoạt động
học tập của HV ngoài
lớp
302 50.8 211 35.6 55 9.1 26 4.4
1.67
± 0.9
3. Quản lý thực tập của
HV tại cơ sở SX-KD
289 48.6 220 37.1 56 9.5 29 4.8
1.70
± 0.9
96
Kết quả khảo sát cho thấy các mức độ đánh giá của HV và CHV đối với các
tiêu chí đều ở mức độ trung bình với điểm trung bình 1.67≤ ≤2.3, so với ý kiến đánh
giá của GV mức độ đánh giá của HV và CHV ở mỗi tiêu chí thấp hơn. Các tiêu chí
quản lý HV thực hiện việc tự học ngoài lớp và quản lý thực hành, thực tập của HV
tại các cơ sở SX-KD được HV và CHV đánh giá thấp hơn hẳn so với các tiêu chí còn
lại và so với ý kiến đánh giá của CBQL và GV. Đây là các nội dung quan trọng liên