Luận án Quản lí hoạt động rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp cho học viên các trường Cảnh sát nhân dân

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Mục lục ii

Danh mục chữ viết tắt vi

Danh mục các bảng vii

Danh mục các hình x

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC VIÊN

CÁC TRƯỜNG CẢNH SÁT NHÂN DÂN 10

1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 10

1.1.1. Nghiên cứu về đào tạo nghề cảnh sát 10

1.1.2. Nghiên cứu kĩ năng nghề nghiệp cảnh sát 18

1.1.3. Nghiên cứu về quản lý đào tạo kĩ năng nghề nghiệp cảnh sát 23

1.2. Một số khái niệm cơ bản 29

1.2.1. Khái niệm công an nhân dân và cảnh sát nhân dân 29

1.2.2. Khái niệm kĩ năng chuyên môn - nghiệp vụ và kĩ năng nghề nghiệp 30

1.2.3. Khái niệm đào tạo nghề nghiệp và rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp 31

1.2.4. Khái niệm nghề cảnh sát 33

1.2.5. Khái niệm hoạt động rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp và quản lý hoạt động rèn luyện kĩ năng nghề nghiệpcho học viên cảnh sát 34

1.3. Kĩ năng nghề nghiệp cảnh sát với chuẩn đầu ra trong đào tạo 36

1.3.1. Các nhóm kĩ năng nghề nghiệp 36

1.3.2. Vấn đề kĩ năng nghề nghiệp của nghề cảnh sát với chuẩn đầu ra cho các trường CSND 60

1.4. Hoạt động rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp cho học viên cảnh sát 64

1.4.1. Mục tiêu của rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp cảnh sát 64

1.4.2. Nội dung rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp cảnh sát 66

1.4.3. Phương pháp rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp cảnh sát 68

1.4.4. Kiểm tra – đánh giá rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp cảnh sát 70

1.5. Quản lý hoạt động rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp cho học viên các trường cảnh sát nhân dân 72

1.5.1. Quản lý mục tiêu rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp cho học viên 72

1.5.2. Quản lý nội dung, chương trìnhđào tạo nhằm tăng cường rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp cho học viên 75

1.5.3. Quản lý hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp cho học viên 77

1.5.4. Quản lý hoạt động kiểm tra - đánh giá chương trình đào tạo và kết quả hoạt động rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp cho học viên 80

1.5.5. Quản lý cơ sở vật chất đảm bảo điều kiện phục vụ hoạt độngrèn luyện kĩ năng nghề nghiệp cho học viên 82

1.6. Các yếu tố tác động đến quản lý hoạt động rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp cảnh sát nhân dân trong giai đoạn hiện nay 84

1.6.1. Đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục – đào tạo 84

1.6.2. Mặt trái của nền kinh tế thị trường và sự gia tăng tội phạm 85

1.6.3. Bối cảnh hội nhập quốc tế 88

1.6.4. Sự phát triển của CNTT và truyền thông 89

Tiểu kết chương 1 90

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN

KĨ NĂNG NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC VIÊN CÁC TRƯỜNG CẢNH SÁT NHÂN DÂN 92

2.1. Khái quát về đào tạo nghề cảnh sát ở Việt Nam 92

2.1.1. Cơ sở đào tạo cảnh sát ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay 92

2.1.2. Đặc điểm đào tạo nghề cảnh sát ở Việt Nam 93

2.2. Phương pháp nghiên cứu thực trạng 97

2.2.1. Mục tiêu, nội dung, đối tượng nghiên cứu thực trạng 97

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực trạng 99

2.3. Kết quả nghiên cứu thực trạng 102

2.3.1. Thực trạng về trình độ kĩ năng nghề nghiệp của học viên cảnh sát 102

2.3.2. Thực trạng về hoạt động rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp cho học viên cảnh sát 105

2.3.3. Thực trạng về quản lý hoạt động rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp cho học viên ở các trường cảnh sát nhân dân 110

docx289 trang | Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 29/12/2022 | Lượt xem: 401 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lí hoạt động rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp cho học viên các trường Cảnh sát nhân dân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là số lượng mẫu tối thiểu, N là tổng số đối tượng của 4 trường khảo sát, e là sai số cho phép được tính là 0.1 (10%) với độ tin cậy là 95%, p=0.5. Từ đó , tính số lượng mẫu tối thiểu cần điều tra là: + Đối tượng là học viên cảnh sát: n=N1+N(e)2 = 22681+2268(0,05)2 = 340 + Đối tượng là giảng viên: n=N1+N(e)2 = 1821+182(0,05)2 = 125 + Đối tượng là huấn luyện viên: n=N1+N(e)2 = 161+16(0,05)2 = 15 + Đối tượng là CBQL: n=N1+N(e)2 = 211+21(0,05)2 = 20 Như vậy, tổng số các đối tượng khảo sát là 500 người, bao gồm: 340 học viên, 125 giảng viên, 20 CBQL, 15 HLV. 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực trạng 2.2.2.1. Giả thuyết nghiên cứu - Chất lượng hoạt động rèn luyện KNNN tương đương với trình độ đào tạo của HVCS? - Có sự tương đồng giữa tính thường xuyên và tính hiệu quả của quản lý hoạt động rèn luyện KNNN cho HVCS? - Có những yếu tố nào tác động đến quản lý hoạt động rèn luyện KNNN cho HVCS và mức độ tác động của nó? 2.2.2.2. Phương pháp khảo sát thực trạng Nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp khảo sát như sau: - Phương pháp phỏng vấn: Tác giả luận án gặp gỡ trao đổi với CBQL, GV, HLV các trường CSND theo các nội dung đã chuẩn bị trước và hoàn chỉnh thông tin sau khi nhận được các câu trả lời. - Phương pháp sử dụng bảng hỏi: Nghiên cứu tổ chức khảo sát bằng bảng hỏi đối với HVCS, CBQL và GV, HLV cụ thể: (1) Khảo sát trình độ KNNN của HVCS; (2) Khảo sát mức độ thực hiện các hoạt động RLKNNN cho HVCS; (3) Khảo sát về hoạt động quản lý đào tạo theo hướng RLKNNN cho HVCS; (4) Khảo sát về các yếu tố tác động đến quản lý RLKNNN cho HVCS. 2.2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu điều tra bằng bảng hỏi a) Công cụ khảo sát - Bộ công cụ đo lường KNNN của HVCS với 4 tiêu chuẩn và 20 tiêu chí (Phụ lục 1.1). - Bộ công cụ đo lường hoạt động rèn luyện KNNN cho HVCS với 20 tiêu chí (Phụ lục 1.2). - Bộ công cụ đo lường các hoạt động quản lý đào tạo rèn luyện KNNN cho HVCS có 5 tiêu chuẩn với 20 tiêu chí tiêu chí (Phụ lục 1.3). - Bộ câu hỏi nhằm xác minh tính khách quan của thông tin (Phụ lục 1.4). b) Thang đo và công cụ xử lý thông tin (1). Thang đo: - Thang đo 4 mức: + Gán giá trị của mức độ tương ứng là 1, 2, 3, 4; giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum) / n = (4-1)/4 = 0,75. + Tính giá trị trung bìnhbằng công thức: Mức yếu: từ 1 đến ≤ 1,74; Mức trung bình: 1,75< đến ≤ 2,49; Mức khá: 2,5 < đến ≤ 3,24; Mức tốt: 3,25 < đến ≤ 4,0. - Thang đo 5 mức: + Gán giá trị của mức độ 1, 2, 3, 4, 5; giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum) / n = (5-1)/5 = 0,8 + Tính giá trị trung bìnhbằng công thức: + Công thức tính: X=1Ni=14xi.fi Trong đó: X: Điểm trung bình của từng yếu tố; N: Tổng số người tham gia trả lời phiếu; xi: Điểm đánh giá của giảng viên, CBQL và HLV trên mỗi yếu tố, với xi=1,2,3,4 (tương ứng với 4 mức độ) fi: Tần suất hay số lần xuất hiện điểm xi + Kết quả được tính ở các mức như sau: 1,00 – 1,80: Không có/ Yếu/ Không tác động 1,81 – 2,60: Rất hiếm/ Hạn chế/ Rất ít tác động 2,61 – 3,40: Thỉnh thoảng/ Trung bình/ Tác động vừa 3,41 – 4,20: Thường xuyên/ Khá/ Tác động khá mạnh 4,21 – 5,00: Rất thường xuyên/ Tốt/ Tác động rất mạnh (2). Công cụ xử lý thông tin: Phần mềm SPSS 20.0. Thống kê mô tả để xác định giá trị trung bình và phương sai cho mỗi thang đo; thống kê so sánh giá trị trung bình ở các đối tượng trong cùng biến quan sát. 2.2.2.4. Phương pháp xử lý dữ liệu phỏng vấn a) Mục đích của phương pháp phỏng vấn là tìm hiểu sâu hơn về một số thực trạng mà kết quả điều tra từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi đưa lại, và hỗ trợ cho phương pháp điều tra bằng bảng hỏi nhằm xác định tính đúng đắn, độ tin cậy cho kết quả điều tra thực trạng. b) Nội dung: Trong luận án này, tác giả luận án nghiên cứu đánh giá thực trạng về: (1) Thực trạng hoạt động rèn luyện KNNN cho HVCS ở một số cơ sở đào tạo CSND. (2) Thực trạng quản lý hoạt động rèn luyện KNNN cho HVCS ở một số cơ sở đào tạo CSND. c) Đối tượng phỏng vấn và cách tiến hành phỏng vấn: - Đối tượng: 20 CBQL ( HT, PHT, TP, PTP), 30 GV và 10 HLV - Tiến hành phỏng vấn: Tác giả luận án gặp gỡ trao đổi với CBQL, GV, HLV các trường CSND theo các câu hỏi ở phụ lục 1.4. - Xử lý kết quả bằng cách thống kê % các ý kiến trả lời và đánh giá bình luận. 2.3. Kết quả nghiên cứu thực trạng 2.3.1. Thực trạng về trình độ kĩ năng nghề nghiệp của học viên cảnh sát Đối tượng đánh giá kĩ năng nghề nghiệp của học viên CS chính là sự đánh giá về bản thân học viên theo hình thức tự đánh giá. Để đảm bảo tính khách quan và đại diện cho đội ngũ học viên, việc tổ chức tự đánh giá trình độ kĩ năng nghề nghiệp HVCS cho các đối tượng đại diện cả về giới tính và thời gian đào tạo như sau: Bảng 2.2. Thống kê mô tả kĩ năng nghề nghiệp của HVCS Số lượng Trung bình Độ lệch chuẩn Kĩ năng đạo đức 340 2,5971 0,44668 Kĩ năng Chính trị 340 2,5494 0,48069 Kĩ năng tác nghiệp 340 2,3841 0,47880 Kĩ năng mềm 340 2,5959 0,50564 SL hợp lệ 340 Chú thích: Yếu: từ 1 đến ≤ 1,74; Trung bình: 1,75 đến ≤ 2,49; Khá: 2,5 đến ≤ 3,24; Tốt: 3,25 đến ≤ 4,0 Kết quả thống kê trình độ KNNN của đội ngũ HVCS qua 4 tiêu chuẩn với 20 tiêu chí ở bảng 2.2 cho thấy các tiêu chuẩn nằm ở giới hạn trung bình khá, trong đó có 3 tiêu chuẩn đạt ở mức khá, đó là: kĩ năng đạo đức, kĩ năng chính trị, kĩ năng mềm; 1 kĩ năng nằm ở mức trung bình: kĩ năng tác nghiệp. Để đánh giá sát thực hơn, chúng tôi tiến hành xem xét các biến quan sát ở mỗi tiêu chuẩn sau. 2.3.1.1. Kĩ năng đạo đức Bảng 2.3. Thống kê mô tả kĩ năng đạo đức của HVCS Các tiêu chí về kĩ năng đạo đức Số lượng Giá trị TB Độ lệch Kĩ năng nhận thức giá trị của đạo đức. 340 2,03 0,976 Kĩ năng tôn trọng giá trị đạo đức. 340 2,62 0,918 Kĩ năng chấp hành đạo đức cách mạng. 340 2,81 0,655 Kĩ năng xử lý tình huống và ra quyết định liên quan đến đạo đức. 340 2,79 0,912 Kĩ năng truyền cảm hứng đạo đức đến với người khác. 340 2,73 0,956 Theo bảng 2.3, về kĩ năng đạo đức của CS có 5 biến quan sát thì có 1 biến quan sát được đánh giá ở mức “trung bình” và 4 biến ở mức “khá”. Cụ thể: biến quan sát thể hiện mức “trung bình” là kĩ năng nhận thức giá trị đạo đức ((X )= 2,03); và 4 biến quan sát “khá” là kĩ năng tôn trọng giá trị đạo đức ((X )= 2,62) kĩ năng chấp hành đạo đức cách mạng ((X )= 2,81), kĩ năng xử lý tình huống và ra quyết định liên quan đến đạo đức ((X )= 2,79), kĩ năng truyền cảm hứng đạo đức đến người khác ((X )= 2,73). Như vậy, trong các biến quan sát, biến quan sát với tiêu chí “kĩ năng nhận thức giá trị đạo đức” là thấp hơn cả. Trong mối tương quan với các tiêu chí của kĩ năng đạo đức, tiêu chí này chi phối 4 tiêu chí còn lại. Vì thế, giá trị đạo đức của nghề cảnh sát cần phải được trở thành một trong các nội dung đào tạo nghề CS. 2.3.1.2. Kĩ năng chính trị Bảng 2.4. Thống kê mô tả kĩ năng chính trị của HVCS Các tiêu chí về kĩ năng chính trị Số lượng Giá trị TB Độ lệch Kĩ năng nhận thức tư tưởng chính trị trong nói năng. 340 2,68 0,893 Kĩ năng tạo sự ảnh hưởng đến nhiều người. 340 2,59 0,929 Kĩ năng thể hiện sự sắc sảo trong quan hệ xã hội. 340 2,32 0,963 Kĩ năng tập hợp quần chúng. 340 2,57 0,774 Kĩ năng thể hiện bản lĩnh, tự tin và chân thành. 340 2,59 0,852 Theo bảng 2.4, về kĩ năng chính trị của CS có 5 biến quan sát thì có 1 biến quan sát được đánh giá ở mức “trung bình” và 4 biến ở mức “khá”. Cụ thể: biến quan sát thể hiện mức “trung bình” là kĩ năng thể hiện sự sắc sảo trong quan hệ xã hội ((X )= 2,32); và 4 biến quan sát “khá” là kĩ năng nhận thức tư tưởng chính trị trong nói năng ((X )= 2,68) kĩ năng tạo sự ảnh hưởng đến nhiều người ((X )= 2,59), kĩ năng tập hợp quần chúng ((X )= 2,57), kĩ năng bản lĩnh, tự tin và chân thành ((X )= 2,59). Mặc dù trình độ của kĩ năng chính trị thể hiện ở các tiêu chí không cao, nhưng phần lớn các biến này nằm ở mức khá, điều đó phản ánh đúng bản chất và mục tiêu đào tạo CSND hiện nay. 2.3.1.3. Kĩ năng tác nghiệp Bảng 2.5. Thống kê mô tả kĩ năng tác nghiệp của HVCS Các tiêu chí về kĩ năng tác nghiệp Số lượng Giá trị TB Độ lệch Kĩ năng lập kế hoạch. 340 2,44 0,848 Kĩ năng thu thập và nắm bắt thông tin. 340 2,65 0,815 Kĩ năng phân tích, đánh giá tình hình. 340 2,29 0,795 Kĩ năng quản lý rủi ro. 340 2,14 0,815 Kĩ năng viết báo cáo. 340 2,40 0,892 Theo bảng 2.5, về kĩ năng tác nghiệp của CS có 5 biến quan sát thì có 4 biến quan sát được đánh giá ở mức “trung bình” và 1 biến ở mức “khá”. Cụ thể: biến quan sát thể hiện mức “trung bình” là kĩ năng lập kế hoạch ((X )= 2,44), kĩ năng phân tích và đánh giá tính hình ((X )= 2,29), kĩ năng quản lý rủi ro ((X )= 2,14), kĩ năng viết báo cáo ((X )= 2,40). Và 1 biến quan sát “khá” là kĩ năng thu thập và nắm bắt thông tin ((X )= 2,65). Các ý kiến tự đánh giá trong mỗi biến quan sát phân tán và rơi vào HVCS năm thứ nhất và năm thứ hai. Điều này cho thấy nội dung và phương pháp đào tạo nghề CS chưa lấy điểm xuất phát từ thực hành nghề nghiệp. 2.3.1.4. Kĩ năng mềm Bảng 2.6. Thống kê mô tả kĩ năng mềm của HVCS Các tiêu chí về kĩ năng mềm Số lượng Giá trị TB Độ lệch Kĩ năng giao tiếp hiệu quả. 340 2,59 0,899 Kĩ năng tư duy phản biện. 340 2,51 0,936 Kĩ năng biểu thị lòng trung thực. 340 2,71 0,957 Kĩ năng tương tác XH trong quá trình thực thi nhiệm vụ. 340 2,55 0,876 Kĩ năng cân bằng cuộc sống với công việc. 340 2,62 0,886 Theo Bảng 2.6, về kĩ năng mềm của CS có 5 biến quan sát thì cả 5 biến quan sát được đánh giá ở mức “khá”. Có 2 biến có giá trị cao hơn, đó là kĩ năng biểu thị lòng trung thực ((X )= 2,71); và kĩ năng cân bằng cuộc sống với công việc ((X )= 2,62). Kết quả khảo sát phản ánh thực tế, trong những năm gần đây, Bộ GD&ĐT có những văn bản hướng dẫn và tăng cường giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, sinh viên. Các trường đào tạo CS cũng đã thực hiện khá tốt việc này nên các biến quan sát của tiêu chuẩn này đều nằm ở mức “khá”. 2.3.2. Thực trạng về hoạt động rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp cho học viên cảnh sát Bảng 2.7. Thống kê mô tả hoạt động rèn luyện KNNN cho HVCS Số lượng Trung bình Độ lệch chuẩn Xác định mục tiêu 160 2,7259 0,45599 Nội dung hoạt động 160 3,0009 0,55003 Phương pháp hoạt động 160 2,9429 0,48892 Kiểm tra - đánh giá 160 2,5054 0,36179 SL hợp lệ 160 Chú thích: Yếu: từ 1 đến ≤ 1,74; Trung bình: 1,75 đến ≤ 2,49; Khá: 2,5 đến ≤ 3,24; Tốt: 3,25 đến ≤ 4,0 Phân tích bảng 2.7: Kết quả thống kê mức độ của hoạt động rèn luyện KNNN của các trường CS qua 4 tiêu chuẩn với 28 tiêu chí cho thấy các tiêu chuẩn nằm ở mức “khá”, trong đó có 2 tiêu chuẩn có giá trị trung bình cao hơn, đó là: nội dung hoạt động rèn luyện KNNN cho HVCS và phương pháp và hình thức đào tạo KNNN cho HVCS. Để đánh giá sát thực hơn, chúng tôi xem xét các biến quan sát ở mỗi tiêu chuẩn sau. 2.3.2.1. Thực trạng về xác định mục tiêu đào tạo kĩ năng nghề nghiệp cho học viên Bảng 2.8. Thống kê mô tả mức độ hoạt động xác định mục tiêu rèn luyện KNNN cho HVCS Các tiêu chí về xác định mục tiêu Số lượng Giá trị TB Độ lệch chuẩn Có sự tham gia tích cực của người học khi xác định mục tiêu 160 1,86 0,872 Mục tiêu giúp người học chuyển giao kinh nghiệm học tập từ đào tạo đến hoàn cảnh công việc. 160 2,63 0,814 Mục tiêu cung cấp cho người học kiến thức và phát huy nỗ lực bản thân và cải thiện những hạn chế của họ. 160 2,73 0,852 Mục tiêu cung cấp kiến thức về tìm kiếm phương tiện học tập. 160 2,78 0839 Mục tiêu cung cấp cho người học cơ hội để thực hành và lặp lại khi cần thiết. 160 2,95 0,799 Mục tiêu tạo động lực để người học cải thiện thành tích của chính họ. 160 2,98 0,820 Mục tiêu tăng khả năng sẵn sàng ứng phó với những tình huống do tội phạm tạo hoặc do hoàn cảnh thay đổi. 160 3,15 0,779 Chú thích: Yếu: từ 1 đến ≤ 1,74; Trung bình: 1,75 đến ≤ 2,49; Khá: 2,5 đến ≤ 3,24; Tốt: 3,25 đến ≤ 4,0 Theo bảng 2.8, về hoạt động xác định mục tiêu đào tạo nghề CS có 7 biến quan sát thì có 6 biến quan sát được đánh giá ở mức “khá” và 1 biến ở mức “trung bình” . Cụ thể: biến quan sát thể hiện mức “trung bình” là việc xác định nội dung đào tạo có sự tham gia tích cực của người học ((X )= 1,86). Các biến quan sát “khá” đề cập đến mục tiêu đào tạo: Mục tiêu giúp người học chuyển giao kinh nghiệm học tập từ đào tạo đến hoàn cảnh công việc ((X )= 2,63); Mục tiêu cung cấp cho người học kiến thức và phát huy nỗ lực bản thân và cải thiện những hạn chế của họ ((X )= 2,73); Mục tiêu cung cấp kiến thức về tìm kiếm phương tiện học tập ((X )= 2,78); Mục tiêu cung cấp cho người học cơ hội để thực hành và lặp lại khi cần thiết ((X )= 2,95); Mục tiêu tạo động lực để người học cải thiện thành tích của chính họ ((X )= 2,98); Mục tiêu tăng khả năng sẵn sàng ứng phó với những tình huống do tội phạm tạo hoặc do hoàn cảnh thay đổi ((X )= 3,15). Mục tiêu cuối cùng trong bảng thống kê có giá trị trung bình cao nhất là mục tiêu tăng cường kĩ năng tác nghiệp mang tính ứng phó với hoàn cảnh. Điều này cho thấy mục tiêu đào tạo nghề CS đã bám sát với tình hình xã hội đang có nguy cơ gia tăng tội phạm. Theo ý kiến trả lời qua phỏng vấn, kết quả cho thấy mức độ xác định mục tiêu đào tạo kĩ năng nghề nghiệp cho học viên cảnh sát nhân dân có sự tương đồng về đánh giá mục tiêu. Trong đó, mục tiêu về sự tham gia tích cực của người học khi xác định mục tiêu là thấp nhất, mục tiêu tăng khả năng sẵn sàng ứng phó với những tình huống do tội phạm tạo ra hoặc do hoàn cảnh thay đổi là cao nhất. 2.3.2.2. Thực trạng về nội dung hoạt động rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp cho học viên Bảng 2.9. Thống kê mô tả nội dung hoạt động rèn luyện KNNN của HVCS Các tiêu chí về xác định chương trình, nội dung Số lượng Giá trị TB Độ lệch chuẩn Có đầy đủ các học phần để thực hiện rèn luyện đủ 4 kĩ năng nghề nghiệp cho HVCS. 160 3,16 0,705 Cập nhật, điều chỉnh, thay đổi phù hợp với nhu cầu thực tiễn xã hội. 160 2,91 0,730 Có xu hướng giảm giờ lý thuyết và tăng giờ thực hành. 160 2,79 0,802 Có nội dung trải nghiệm thực tế. 160 2,99 0,797 Có nội dung để HVCS tự học, tự rèn và phát huy hiệu quả bản thân. 160 3,12 0,893 Có nội dung học tập và thực nghiệm trên sa bàn, mô hình hoặc mô phỏng tình huống. 160 2,90 0,729 Nội dung chương trình và kế hoạch thực tập cuối khóa 160 3,13 0,710 Chú thích: Yếu: từ 1 đến ≤ 1,74; Trung bình: 1,75 đến ≤ 2,49; Khá: 2,5 đến ≤ 3,24; Tốt: 3,25 đến ≤ 4,0 Theo bảng 2.9, tiêu chuẩn về nội dung và chương trình đào tạo hướng đến rèn luyện KNNN có 7 biến quan sát thì các biến này đều có giá trị trung bình nằm ở mức độ khá. Có 3 biến quan sát được đánh giá cao hơn cả, đó là: chương trình đào tạo có đầy đủ các học phần để rèn luyện KNNN ((X )= 3,16); trong mỗi học phần có nội dung để HVCS tự rèn luyện bản thân ((X )= 3,12), nội dung chương trình và thực tập cuối khóa ((X )= 3,13). Độ lệch chuẩn giữa các biến quan sát không cao, chứng tỏ chương trình và nội dung đào tạo đảm bảo cho hoạt động rèn luyện KNNN cho HVCS. - Khi phỏng vấn trực tiếp CBQL,GV, HLV ở các trường CSND về 3 nội dung: Có đầy đủ các học phần để thực hiện rèn luyện đủ 4 kĩ năng nghề nghiệp cho HVCS; Có xu hướng giảm giờ lý thuyết và tăng giờ thực hành; Có nội dung để HVCS tự học, tự rèn và phát huy hiệu quả bản thân. Kết quả phỏng vấn đều tập trung cho rằng: Có đầy đủ các học phần để thực hiện rèn luyện đủ 4 kĩ năng nghề nghiệp cho HVCS là đạt mức cao nhất; Có xu hướng giảm giờ lý thuyết và tăng giờ thực hành là đạt mức thấp nhất. 2.3.2.3. Thực trạng về phương pháptổ chức hoạt động rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp cho học viên Bảng 2.10. Thống kê mô tả phương pháp tổ chức hoạt động rèn luyện KNNN của HVCS Các tiêu chí về xác định phương pháp Số lượng Giá trị TB Độ lệch chuẩn Phương pháp thuyết trình từ phía người học 160 2,89 0,790 Phương pháp thảo luận nhóm 160 2,92 0,744 Phương pháp luyện theo mẫu 160 3,03 0,793 Phương pháp đọc chỉ định 160 2,80 0,767 Phương pháp nghiên cứu tình huống 160 2,94 0,811 Phương pháp đóng vai 160 2,89 0,887 Phương pháp tham quan, học tập thực tế 160 3,13 0,799 Chú thích: Yếu: từ 1 đến ≤ 1,74; Trung bình: 1,75 đến ≤ 2,49; Khá: 2,5 đến ≤ 3,24; Tốt: 3,25 đến ≤ 4,0 Theo bảng 2.10, về tiêu chuẩn phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động rèn luyện KNNN cho HVCS có 7 biến quan sát đều nằm ở mức độ “khá”, trong đó có 2 biến quan sát được đánh giá cao hơn; đó là biến quan sát thể hiện phương pháp luyện theo mẫu ((X )= 3,03); biến quan sát tham quan, học tập thực tế ((X )= 3,13). Hai biến này thể hiện những phương pháp thực hành để rèn luyện KNNN cho HVCS. Qua kết quả phỏng vấn, các đối tượng đã được phỏng vấn đều có đánh giá về mức độ đạt được của phương pháp tổ chức hoạt động rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp cho học viên cảnh sát nhân dân: Phương pháp luyện theo mẫu; Phương pháp tham quan, học tập thực tế đạt mức khá. 2.3.2.4. Thực trạng về kiểm tra, đánh giá kĩ năng nghề nghiệp học viên các trường cảnh sát nhân dân Nếu như các tiêu chuẩn về mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo đều được đánh giá ở mức “khá” và các tiêu chí thể hiện qua các biến quan sát tương đối đồng đều thì tiêu chuẩn về kiểm tra – đánh giá có sự chênh lệch giá trị trung bình ở các biến, thể hiện qua bảng 2.11. Bảng 2.11. Thống kê mô tả hình thức kiểm tra – đánh giá hoạt động rèn luyện KNNN của HVCS Các tiêu chí về xác định hính thức kiểm tra – đánh giá Số lượng Giá trị TB Độ lệch chuẩn Trắc nghiệm tâm lý 160 2,30 1,051 Tự luận phân tích và xử lý tình huống 160 3,20 0,734 Tiểu luận 160 2,31 1,017 Quan sát 160 2,68 1,119 Tự đánh giá 160 2,07 0,959 Kiểm tra – đánh giá phối hợp 160 3,19 0,781 Kiểm tra – đánh giá tự chọn 160 1,79 0,819 Chú thích: Yếu: từ 1 đến ≤ 1,74; Trung bình: 1,75 đến ≤ 2,49; Khá: 2,5 đến ≤ 3,24; Tốt: 3,25 đến ≤ 4,0 Theo bảng 2.11, tiêu chuẩn về hình thức kiểm tra – đánh giá của hoạt động rèn luyện KNNN có 7 biến quan sát thì có 4 biến quan sát được đánh giá ở mức “trung bình” và 3 biến ở mức “khá”. Cụ thể: biến quan sát thể hiện mức “trung bình” là hình thức kiểm tra bằng trắc nghiệm tâm lý ((X )= 2,30); kiểm tra – đánh giá bằng hình thức cho HVCS làm tiểu luận ((X )= 2,31); Kiểm tra – đánh giá bằng hình thức cho HVCS lựa chọn nội dung và hình thức kiểm tra phù hợp với quá trình rèn luyện KNNN của mình ((X )= 1,79). Đây là những hình thức kiểm tra – đánh giá theo hướng phát triển năng lực. Trong các biến quan sát được đánh giá mức độ “khá”, có biến có giá trị trung bình cao hơn cả, đó là kiểm tra – đánh giá bằng hình thức phối hợp giữa đánh giá của thầy với đánh giá của trò ((X )= 3,19). Điều này cho thấy nội dung và phương pháp kiểm tra – đánh giá trong đào tạo nghề CS đã hướng đến đối tượng người học theo tinh thần đổi mới GD&ĐT hiện nay. Theo ý kiến trả lời của quý thầy/cô được phỏng vấn về 3 nội dung ở bảng 2.11 kết quả cho thấy hầu hết ý kiến cho rằng hình thức tự luận phân tích và xử lý tình huống trong kiểm tra, đánh giá là đạt mức cao nhất, mức trung bình là hình thức tiểu luận, tự đánh giá trong kiểm tra, đánh giá. Tổng hợp kết quả đánh giá 4 tiêu chuẩn của hoạt động rèn luyện KNNN cho HVCS theo từng đối tượng khảo sát, chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt thể hiện qua chênh lệch kết quả đánh giá của các đối tượng khảo sát. Cụ thể như bảng 2.12 sau đây: Bảng 2.12. Thống kê tổng hợp hoạt động rèn luyện KNNN cho HVCS Các tiêu chuẩn Đối tượng khảo sát CBQL HLV GV TB TB TB Xác định mục tiêu 2,34 3,21 2,73 Nội dung hoạt động 3,64 3,06 2,89 Phương pháp hoạt động 2,68 3,24 2,95 Kiểm tra - đánh giá 2,58 2,58 2,48 Ở bảng 2.12, tiêu chuẩn xác định mục tiêu của hoạt động rèn luyện KNNN, đối tượng huấn luyện viên đánh giá cao hơn ((X )= 3,21) bởi họ là những người chuyên giảng dạy các môn thực hành như bắn súng, võ thuật, lái xe nên việc cùng HVCS tham gia xác định mục tiêu là việc làm được nhiều người sử dụng. Ở tiêu chuẩn nội dung hoạt động đào tạo, cán bộ quản lý đánh giá cao hơn ((X )= 3,64) so với huấn luyện viên và giảng viên bởi nội dung đào tạo chính là đối tượng của công tác quản lý. Ngược lại, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động đào tạo lại thuộc về huấn luyện viên ((X )= 3,24) và giảng viên ((X )= 2,95). Chỉ riêng hình thức kiểm tra – đánh giá, gần như có sự tương đồng bởi sự chênh lệch không đáng kể. 2.3.3. Thực trạng về quản lý hoạt động rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp cho học viên ở các trường cảnh sát nhân dân Hoạt động rèn luyện KNNN cho HVCS trong các cơ sở đào tạo thực hiện dưới sự quản lý nói chung, quản lý rèn luyện KNNN nói riêng. Ngoài việc quản lý các hoạt động đào tạo rèn luyện KNNN cho HVCS, nhà quản lý phải chuẩn bị các điều kiện vật chất để cho các hoạt động đào tạo diễn ra đúng kế hoạch và đạt đến mục tiêu. Đánh giá thực trạng về quản lý hoạt động đào tạo này chúng tôi đưa ra 5 tiêu chuẩn, trong mỗi tiêu chuẩn có 4 biến quan sát để người tham gia trả lời phiếu lựa chọn mức độ đánh giá. Kết quả chung của chất lượng quản lý hoạt động rèn luyện KNNN cho HVCS được thể hiện ở các bảng thống kê dưới đây. Bảng 2.13. Thống kê trung bình mức độ thường xuyên của quản lý hoạt động rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp cho HVCS Số lượng Trung bình Độ lệch chuẩn Quản lý mục tiêu 160 3,1672 0,66038 Quản lý nội dung hoạt động 160 3,1563 0,70082 Quản lý phương pháp hoạt động 160 3,2078 0,62585 Quản lý Kiểm tra - đánh giá 160 3,3422 0,62484 Quản lý cơ sở vật chất 160 3,2594 0,53706 Chú thích: Không có : 1,00 –> 1,80; Rất hiếm: 1,81 –> 2,60; Thỉnh thoảng: 2,61 –> 3,40; Thường xuyên: 3,41 –> 4,20; Rất thường xuyên: 4,21 –> 5,00. Phân tích bảng 2.13: Kết quả thống kê “mức độ thường xuyên” của quản lý hoạt động rèn luyện KNNN của các trường CS qua 5 tiêu chuẩn với 20 tiêu chí cho thấy các tiêu chuẩn nằm ở mức “thỉnh thoảng”, tương đương với đánh giá trung bình. Tính thường xuyên và tính hiệu quả của các hoạt động quản lý đào tạo luôn có mối quan hệ mật thiết. Kết quả nghiên cứu có giải quyết được vấn đề mà giả thuyết đặt ra sẽ được xem xét ở kết quả thống kê trong những bảng sau. Bảng 2.14. Thống kê trung bình kết quả thực hiện của quản lý hoạt động rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp cho HVCS SL TB ĐLC Quản lý mục tiêu 160 3,0734 0,55201 Quản lý nội dung hoạt động 160 3,2219 0,61939 Quản lý phương pháp hoạt động 160 3,1922 0,70667 Quản lý Kiểm tra - đánh giá 160 2,9969 0,59544 Quản lý cơ sở vật chất 160 3,2984 0,66676 Chú thích: Không có : 1,00 –> 1,80; Rất hiếm: 1,81 –> 2,60; Thỉnh thoảng: 2,61 –> 3,40; Thường xuyên: 3,41 –> 4,20; Rất thường xuyên: 4,21 –> 5,00. Theo như bảng 2.14 thống kê về “kết quả thực hiện” các hoạt động quản lý hoạt động đào tạo rèn luyện KNNN cho HVCS cho thấy kết quả gần như tương đương với bảng 2.13 và nằm ở mức độ “hạn chế”. Trong 5 tiêu chuẩn đánh giá thực trạng quản lý hoạt động rèn luyện KNNN cho HVCS, có 1 tiêu chuẩn có tính hiệu quả thấp hơn, đó là quản lý kiểm tra, đánh giá ((X )= 2,9969). Đồng thời, theo bảng 2.15 sau đây, độ lệch giá trị trung bình của các tiêu chuẩn giữa “mức độ thường xuyên” và “kết quả thực hiện” thấp, tức là 0,1 (0,3453). Bảng 2.15. Thống kê so sánh mức độ thường xuyên và kết quả thực hiện của quản lý hoạt động rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp cho HVCS N Thường xuyên Kết quả thực hiện Độ chênh lệch Quản lý mục tiêu 160 3,1672 3,0734 0,0938 Quản lý nội dung hoạt động 160 3,1563 3,2219 -0,0656 Quản lý phương pháp hoạt động 160 3,2078 3,1922 0,0156 Quản lý Kiểm tra - đánh giá 160 3,3422 2,9969 0,3453 Quản lý cơ sở vật chất 160 3,2594 3,2984 -0,039 Như vậy, trong 5 tiêu chuẩn quản lý, có 4 tiêu chuẩn có giá trị tương đồng và 1 giá trị có độ lệch > 0,1. Để xác định được bản chất của vấn đề, chúng tôi phân tích các biến quan sát trong mỗi tiêu chuẩn thông qua các bảng thống kê ở các phần dưới đây. 2.3.3.1. Thực trạng quản lý mục tiêu hoạt động rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp cho học viên Bảng 2.16. Thống kê tính thường xuyên của quản lý mục tiêu hoạt động rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp cho HVCS Các tiêu chí SL TB ĐLC Công khai mục tiêu qua tuyên bố tầm nhìn và sứ mệnh 160 3,24 0,835 Hoạch định và liên kết mục tiêu đến các tổ chức, cá nhân trong nhà trường. 160 3,08 0,714 Hiện thực hóa mục tiêu thành nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo. 160 3,18 0,868 Tổ chức cho cán bộ và giảng viên cam kết thực hiện mục tiêu 160 3,18 0,696 SL hợp lệ 160 Chú thích: Không có : 1,00 –> 1,80; Rất hiếm: 1,81 –> 2,60; Thỉnh thoảng: 2,61 –> 3,40; Thường xuyên: 3,41 –> 4,20; Rất thường xuyên: 4,21 –> 5,00. Theo bảng 2.16, về “mức độ thường xuyên” của quản lý mục tiêu hoạt động rèn luyện KNNN cho HVCS có 4 biến quan sát thì cả 4 biến quan sát được đánh giá ở mức “thỉnh thoảng”. Trong các biến này, biến thể hiện tiêu chí “Hoạch định và liên kết mục tiêu đến các tổ chức, cá nhân trong nhà trường” thấp hơn các biến kia. Bên cạnh đó, kết quả thống kê về tính cấp thiết của quản lý mục tiêu hoạt động rèn luyện KNNN cho HVCS ở bảng 2.17 cho thấy các biến gần như có giá trị tương đồng, trong đó biến có giá trị trung bình thấp nhất so với các biến khác là biến thể hiện tiêu chí “Tổ chức cho cán bộ và giảng viên cam kết

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_an_quan_li_hoat_dong_ren_luyen_ki_nang_nghe_nghiep_cho.docx
  • pdfTRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN - TIẾNG ANH.pdf
  • docTRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN - TIẾNG ANH.doc
  • pdfTRANG THONG TIN LUAN AN - TIẾNG VIỆT.pdf
  • docTRANG THONG TIN LUAN AN - TIẾNG VIỆT.doc
  • pdfTÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾNG VIỆT.pdf
  • docxTÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾNG VIỆT.docx
  • pdfTÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾNG ANH.pdf
  • docxTÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾNG ANH.docx
  • pdfTOÀN VĂN LUẬN ÁN.pdf
  • pdfQĐ HĐ LUẬN ÁN NCS VŨ THỊ HÀ.pdf
Tài liệu liên quan