MỞ ĐẦU . 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ BỒI
DƯỠNG CÔNG CHỨC VÀ BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN
NGẠCH CÔNG CHỨC. 9
1.1.Những nghiên cứu về bồi dưỡng công chức. 9
1.2. Những nghiên cứu về quản lý bồi dưỡng công chức và quản lý bồi
dưỡng công chức theo tiêu chuẩn ngạch công chức . 21
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG THEO
TIÊU CHUẨN NGẠCH CÔNG CHỨC CHO CÔNG CHỨC CÁC SỞ. 28
2.1. Lý luận về công chức các Sở . 28
2.2. Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức cho công chức các Sở . 33
2.3. Quản lý bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức cho công
chức các Sở theo mô hình CIPO. 45
2.4. Chủ thể quản lý bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức cho
công chức các Sở. 59
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ
BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN NGẠCH CÔNG CHỨC CHO
CÔNG CHỨC CÁC SỞ THUỘC THÀNH PHỐ HÀ NỘI. 61
3.1. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu thực trạng . 61
3.2.Thực trạng quản lý bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức
cho công chức các Sở của thành phố Hà Nội . 67
3.3. Đánh giá ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng quản lý
hoạt động bồi dưỡng công chức các Sở . 110
Chương 4: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG THEO TIÊU
CHUẨN NGẠCH CÔNG CHỨC CHO CÔNG CHỨC CÁC SỞ
THUỘC THÀNH PHỐ HÀ NỘI . 115
4.1. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp . 115
254 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 346 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức cho công chức các sở thuộc thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yếu tố đầu ra
của hoạt động bồi dưỡng cho công chức các Sở được thể hiện ở các bảng số liệu
sau:
Bảng 3.30: Đánh giá thực trạng quản lý kết quả quản lý các yếu tố đầu ra của
hoạt động bồi dưỡng công chức các Sở
Biểu hiện
ĐTB
ĐLC
Mức độ đánh giá (%)
Rất
thấp
Thấp Bình
thường
Cao
Rất cao
1.Kết thúc khóa bồi dưỡng công chức các Sở
Tổng kết khóa bồi dưỡng 3,30 ,642 4,4 66,4 23,6 5,6
Cấp chứng chỉ cho học viên 3,32 ,569 5,2 57,2 37,6
ĐTB 3,31 ,526 0
2.Kết quả bồi dưỡng công chức các Sở
Công chức các Sở vận dụng
kiến thức, kỹ năng được bồi
dưỡng vào công việc của bản
thân
3,48 0 ,665
3,2 52,0 38,4 6,4
Công chức các Sở thực hiện
công vụ có hiệu quả hơn
3,40 ,699
6,4 53,2 34,4 6,0
ĐTB 3,44 ,568
ĐTB Chung 3,37 ,455
Quản lý các yếu tố đầu ra của hoạt động bồi dưỡng công chức các Sở được các
công chức và cán bộ quản lý đánh giá ở mức trung bình, hơi nghiêng về mức tốt. So
sánh giữa hai yếu tố đầu ra của hoạt động bồi dưỡng thì yếu tố quản lý kết quả bồi
dưỡng được đánh giá cao hơn yếu tố quản lý kết thúc khóa bồi dưỡng ( ĐT = 3,44
so với ĐT = 3,31). Điều này cho thấy việc quản lý các yếu tố đầu ra của hoạt động
bồi dưỡng đã đáp ứng được yêu cầu bồi dưỡng công chức nhưng đạt ở mức chưa
cao.
101
Trong số các nội dung của các yếu tố đầu ra thì yếu tố “Công chức các Sở vận
dụng kiến thức, kỹ năng được bồi dưỡng vào công việc của bản thân” được đánh giá
cao nhất với ĐT = 3,48, tiệm cận ở mức tốt, có gần 50% công chức cho răng quản
lý nội dung này đạt ở mức tốt và rất tốt. Nội dung “ Cấp chứng chỉ cho học viên”
được đánh giá thấp nhất với ĐT = 3,32.
Kết quả khảo sát cho thấy lãnh đạo cơ sở bồi dưỡng đã tổ chức khá tốt tổng kết
khóa bồi dưỡng, tổ chức cấp chứng chỉ cho học viên. Giám đốc Sở Nội vụ, Giám
đốc các Sở có công chức bồi dưỡng đã đánh giá những kiến thức và kỹ năng mà
công chức nắm được qua hoạt động bồi dưỡng thông qua kết quả thực hiện nhiệm
vụ công vụ của công chức được giao tại các Sở.
Bảng 3.31: Sự tương quan giữa các yếu tố đầu ra trong quản lý
bồi dưỡng công chức các Sở
1.Kết thúc khóa bồi
dưỡng công chức
các Sở
2.Kết quả bồi dưỡng
công chức các Sở
1.Kết thúc khóa bồi dưỡng công chức các Sở r 1 ,381**
p ,000
2. Kết quả bồi dưỡng công chức các Sở
r 1
p ,000
Số liệu bảng trên cho thấy yếu tố kết thúc khóa bồi dưỡng công chức có mối
tương quan với yếu tố kết quả bồi dưỡng công chức các Sở khi r = 0,381** (<0,5)
và p=0,000. Điều này có nghĩa là yếu tố kết thúc khóa bồi dưỡng công chức không
có tác động nhiều đến yếu tố kết quả bồi dưỡng công chức các Sở và ngược lại.
3.2.3.2. Thực trạng yếu tố bối cảnh ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng công chức
các Sở
Yếu tố bối cảnh ảnh hưởng tới hoạt động quản lý bồi dưỡng công chức từ yếu
tố đầu vào đến yếu tố quá trình và yếu tố đầu ra. Đánh giá của công chức, cán bộ
quản lý về thực trạng các yếu tố bối cảnh ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi
dưỡng cho công chức các Sở được thể hiện ở các bảng số liệu sau:
a..Ảnh hưởng của yếu tố điều kiện kinh tế của đất nước và thành phố
102
Bảng 3.32: Đánh giá của công chức và cán bộ quản lý về ảnh hưởng của yếu tố
điều kiện kinh tế - xã hội đất nước và thành phố
Biểu hiện
ĐTB
ĐLC
Mức độ ảnh hưởng (%)
Không
ảnh
hưởng
rất nhiều
Ảnh
hưởng
ít
Ảnh
hưởng
bình
thường
Ảnh
hưởng
nhiều
Ảnh
hưởng
rất nhiều
Kinh tế thị trường đòi hỏi
mỗi công chức phải nâng
cao năng lực chuyên môn,
năng động, nhạy bén hơn
3,70 0,622
38,8 52,4 8,8
Sự phát triển kinh tế thị
trường của đất nước nói
chung và của thành phố nói
riêng qui định khả năng
cung cấp kinh phí, cung cấp
các điều kiện vật chất cho
hoạt động bồi dưỡng,
3,61 0,668
1,6 44,0 45,6 8,8
Điều kiện triển kinh tế của
đất nước, địa phương tác
động trực tiếp đến các yếu
tố đầu vào, các yếu tố quá
trình và các yếu tố đầu ra
của bồi dưỡng công chức
3,76 0,748
2,0 26,8 54,4 16,8
ĐTB 3,69 0,492
Theo đánh giá của công chức và cán bộ quản lý được khảo sát thì yếu tố điều
kiện kinh tế - xã hội của đất nước và thành phố có ảnh hưởng nhiều đến hoạt động
bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng công chức của thành phố với ĐT =
3,69 ở mức ảnh hưởng nhiều. Các ý kiến đánh giá của các công chức khá thống nhất
khi ĐLC = 0,492. Sự ảnh hưởng này thể hiện ở các khía cạnh sau:
- Kinh tế thị trường đòi hỏi mỗi công chức phải nâng cao năng lực chuyên môn,
năng động, nhạy bén hơn với ĐT = 3,70, mức ảnh hưởng nhiều, có 52,4% công
103
chức được hỏi cho rằng yếu tố này ảnh hưởng ở mức nhiều, và 8,8% cho là ở mức
rất nhiều. Như vậy đa số công chức cho là yếu tố này ảnh hưởng nhiều đến hoạt
động bồi dưỡng công chức.
Để đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, cũng như
của thành phố Hà Nội, tức là phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường và hội
nhập quốc tế thì mỗi công chức phải nâng cao năng lực thực thi công vụ của mình.
Cơ chế thị trường đòi hỏi mỗi công chức phải có chuyên môn tốt hơn, phải năng
động, nhạy bén và sáng tạo hơn. Điều này đặt ra yêu cầu đối với hoạt động bồi
dưỡng công chức từ kế hoạch bồi dưỡng, đến xây dựng chương trình và nội dung
chương trình bồi dưỡng, sự kết hợp giữa học lý luận và thực hành, đến bồi dưỡng
kỹ năng quản lý trong hoạt động bồi dưỡng công chức.
- Sự phát triển kinh tế thị trường của đất nước nói chung và của thành phố nói
riêng qui định khả năng cung cấp kinh phí, cung cấp các điều kiện vật chất cho hoạt
động bồi dưỡng với ĐT = 3,61, tiếp cận sát với mức ảnh hưởng nhiều, có 54,4%
công chức cho là yếu tố này ảnh hưởng ở mức nhiều và rất nhiều. Khi kinh tế phát
triển thì thành phố và Trung ương có điều kiện cung cấp kinh phí tốt hơn cho hoạt
động bồi dưỡng công chức, các điều kiện học tập của công chức cũng tốt hơn. Theo
báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, trong 5 năm từ 2011 – 2015 thành
phố đã cho cho hoạt động đào tạo và bồi dưỡng công chức như sau: Năm 2011 là
120, 510 tỷ đồng; năm 2012 cho 170,194 tỷ đồng; năm 2013 chi 246,651 tỷ đồng;
năm 2014 chi 154,145 tỷ đồng; năm 2015 chi 151,716 tỷ đồng và năm 2016 chi
203,488 tỷ đồng. Như vậy, kinh phí của thành phố chi cho hoạt động đào tạo và bồi
dưỡng công chức ngày càng tăng 2. Đây là kết quả của sự phát triển kinh tế của
thành phố và sự quan tâm của lãnh đạo thành phố đối với hoạt động đào tạo và bồi
dưỡng công chức.
- Điều kiện triển kinh tế của đất nước, địa phương tác động trực tiếp đến các
yếu tố đầu vào, các yếu tố quá trình và các yếu tố đầu ra của bồi dưỡng công chức
2
Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Quyết định số 1374 ngày 12/8/2011 của Thủ tướng Ch nh phủ và kết quả
thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức, cán bộ, công chức cáp xã giai đoạn 2011 –
2015. áo cáo số 17/ C-UBND, ngày 29/1/2016.
104
với ĐT = 3,76, mức ảnh hưởng nhiều, có 71,2% công chức được hỏi cho rằng yếu
tố này ảnh hưởng nhiều và rất nhiều. Khi thành phố phát triển kinh tế tốt thì tạo điều
kiện tốt cho khâu tuyển sinh. Đó là có nhiều công chức được đi bồi dưỡng hơn. Cơ
sở bồi dưỡng điều kiện mời các giảng viên có trình đọ chuyên môn, uy tín tốt hơn
với mức thù lao thỏa đáng hơn. Đối với quá trình bồi dưỡng, kinh phí, sự quan tâm
của lãnh đạo dành cho xây dựng chương trình tốt hơn, các công chức được trải
nghiệm thực tiễn và đi thực hành ở cơ sở nhiều hơn. Cơ sở vật chất phục vụ giảng
dạy và học tập cũng đầy đủ hơn, hiện đại hơn. Đối với đầu ra, khi có kinh phí tốt thì
việc kết thúc khoa học cũng tốt hơn, các công chức về Sở của mình có điều kiện để
vận dụng các kiến thức đã học vào công việc của mình
b .Ảnh hưởng của yếu tố chính sách và luật pháp
Kết quả khảo sát sự ảnh hưởng của yếu tố chính sách và luật pháp của Đảng và
Nhà nước đến quản lý hoạt động bồi dưỡng được thể hiện ở bảng số liệu sau:
Kết quả khảo sát cho thấy Luật Cán bộ, công chức năm 2008 có Mục 4, chương
IV quy định về đào tạo, bồi dưỡng công chức, trong đó có Điều 47 quy định chế độ
đào tạo, bồi dưỡng công chức; Điều 48 quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức,
đơn vị trong đào tạo, bồi dưỡng công chức được công chức và cán bộ quản lý đánh
giá ở mức nhiều với ĐT = 3,90, mức ảnh hưởng hiều. Tuy vậy, ý kiến của các
công chức tương đối phân tán khi ĐLC = 0,622.
Tại Điều 47 , Mục 4 qui định về nội dung chương trình, hình thức, thời gian
đào tạo, bồi dưỡng công chức. Qua khảo sát cho thấy điều này của Luật Công chức
là cơ sở pháp lý để Sở Nội vụ xác định chương trình, hình thức, thời gian bồi dưỡng
công cho các Sở của thành phố.
Điều 48 của Luật Công chức đã là cơ sở pháp lý cho Sở Nội vụ, các Sở của
thành phố xác định trách nhiệm của mình đối với hoạt động bồi dưỡng công chức
của Sở mình từ xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đến tạo điều kiện để công chức được
đi bồi dưỡng để nâng cao năng lực, nghiệp vụ chuyên môn, cũng như tạo điều kiện
về kinh ph cho công chức đi bồi dưỡng.
105
Bảng 3.33: Đánh giá của công chức và cán bộ quản lý về ảnh hưởng
của các chính sách, luật pháp của Đảng và Nhà nước
Biểu hiện ĐTB ĐLC Mức độ ảnh hưởng (%)
Không
ảnh
hưởng
rất
nhiều
Ảnh
hưởng
ít
Ảnh
hưởng
bình
thường
Ảnh
hưởng
nhiều
Ảnh
hưởng
rất
nhiều
Luật Cán bộ, công chức năm
2008 có Mục 4 quy định về đào
tạo, bồi dưỡng công chức, trong
đó có Điều 47 quy định chế độ
đào tạo, bồi dưỡng công chức;
Điều 48 quy định trách nhiệm
của cơ quan, tổ chức, đơn vị
trong đào tạo, bồi dưỡng công
chức
3,90 0,716
2,0 24,8 54,0 19,2
Nghị định số 101/2017/NĐ- CP
của Ch nh phù ngày 1/9/2017 về
đào tạo, bồi dưỡng công chức
quy định về mục tiêu đào tạo,
bồi dưỡng công chức
3,98 0,755
2,0 23,2 59,2 15,6
Thông tư số 11/2014/TT – BNV
của ộ Nội vụ ngày 9/10/2014
qui định về tiêu chuẩn nghiệp vụ
chuyên môn của các ngạch công
chức chuyên ngành hành ch nh;
Thông tư số 01/2018/TT-
BNV của Bộ Nội vụ ký ngày
8/1/2018
3,84 0,663
2,0 25,2 59,6 13,2
ĐTB 3,90 0,484
Nghị định số 101/2017/NĐ – CP về đào tạo bồi dưỡng công chức do Thủ
tướng chính phủ ký ngày 01/9/2017 về đào tạo, bồi dưỡng công chức là cơ sở pháp
lý cho thành phố triển khai hoạt động bồi dưỡng công chức của mình. Yếu tố này
106
được đánh giá với ĐT = 3,98, mức ảnh hưởng nhiều, tiệm cận mức ảnh hưởng rất
nhiều. Có 74,8% công chức đánh giá ở mức ảnh hưởng nhiều và rất nhiều. Nghị
định này là cơ sở để U ND thành phố, Sở Nội vụ, cơ sở cụ thể hóa hoạt động bồi
dưỡng công chức như xác định mục tiêu, nguyên tắc, chế độ bồi dưỡng, chương
trình bồi dưỡng, biên soạn tài liệu bồi dưỡng, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng công
chức của thành phố.
Thông tư số 11/2014/TT – BNV của ộ Nội vụ ngày 9/10/2014 qui định về
tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn của các ngạch công chức chuyên ngành hành
chính; Thông tư số 01/2018/TT- BNV của Bộ Nội vụ ký ngày 8/1/2018 cũng ảnh
hưởng nhiều đến hoạt động bồi dưỡng công chức của thành phố với ĐT = 3,84 và
có 72,8% công chức đánh giá ảnh hưởng ở mức nhiều và rất nhiều.
c. Ảnh hưởng của yếu tố đầu tư cho hoạt động bồi dưỡng
Bảng 3.34: Đánh giá của công chức và cán bộ quản lý về ảnh hưởng của
yếu tố đầu tư của nhà nước và thành phố cho hoạt động bồi dưỡng công chức
Biểu hiện ĐTB ĐLC Mức độ ảnh hưởng (%)
Không
ảnh
hưởng
rất nhiều
Ảnh
hưởng
ít
Ảnh
hưởng
bình
thường
Ảnh
hưởng
nhiều
Ảnh
hưởng
rất
nhiều
Khi Nhà nước, thành phố
quan tâm đến đội ngũ công
chức, đầu tư nhiều cho bồi
dưỡng đội ngũ này thì hoạt
động bồi dưỡng công chức
được thực hiện thuận lợi,
đạt hiệu quả tốt
3,87 0,742
2,0 28,4 49,6 20,0
khi Nhà nước, thành phố
đầu tư t thì hoạt động bồi
dưỡng công chức sẽ gặp
nhiều khó khăn
3,66 0,652
2,0 38,0 52,0 8,0
ĐTB 3,76 0,547
107
Các công chức và cán bộ quản lý các Sở được khảo sát đánh giá khá cao ảnh
hưởng của yếu tố đầu tư của nhà nước và thành phố cho hoạt động bồi dưỡng công
chức. Với ĐT = 3,76 - mức ảnh hưởng nhiều. Ở đây kh a cạnh “Khi Nhà nước,
thành phố quan tâm đến đội ngũ công chức, đầu tư nhiều cho bồi dưỡng đội ngũ này
thì hoạt động bồi dưỡng công chức được thực hiện thuận lợi, đạt hiệu quả tốt” được
đánh giá cao. Với ĐT = 3,87, tiệm cận gần mức ảnh hưởng rất nhiều. Sự đầu tư
ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động bồi dưỡng công chức từ tuyển sinh, xây dựng kế
hoạch, xây dựng và triển khai chương trình bồi dưỡng, tổ chức hoạt động dạy và
học, cũng như đánh giá kết quả bồi dưỡng công chức.
Bảng 3.35: Đánh giá chung ảnh hưởng của các yếu tố bối cảnh đến
quản lý bồi dưỡng công chức
TT Các yếu tố ĐTB ĐLC
1 Điều kiện kinh tế - xã hội đất nước và địa phương 3,69 0,492
2 Chính sách, luật pháp của Đảng và Nhà nước về bồi
dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch cho đội ngũ công chức
3,90 0.484
3 Đầu tư của nhà nước và thành phố về bồi dưỡng theo
tiêu chuẩn ngạch cho đội ngũ công chức các Sở
3,76 0,547
ĐTB chung 3,75 0,507
Đánh giá chung ảnh hưởng của yếu tố bối cảnh đến hoạt động bồi dưỡng
công chức ở mức ảnh hưởng nhiều (ĐT = 3,75). Trong ba kh a cạnh của yếu bối
cảnh thì khía cạnh “Ch nh sách, luật pháp của Đảng và Nhà nước về bồi dưỡng
theo tiêu chuẩn ngạch cho đội ngũ công chức” ảnh hưởng nhiều nhất. Khía cạnh
“Đầu tư của nhà nước và thành phố về bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch cho đội ngũ
công chức các Sở” ảnh hưởng ở vị trí thứ hai và khía cạnh “Điều kiện kinh tế - xã
hội đất nước và địa phương” ảnh hưởng t hơn hai kh a cạnh còn lại.
3.2.3.3. Đánh giá chung thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng công chức
a.Đánh giá chung thực trạng quản lý
Đánh giá chung của công chức, cán bộ quản lý về thực trạng quản lý hoạt động
bồi dưỡng được thể hiện ở các bảng số liệu sau:
108
Bảng 3.36: Đánh giá chung thực trạng quản lý hoạt động
bồi dưỡng công chức các Sở
TT Biểu hiện ĐTB ĐLC
1 Đánh giá về kết quả quản lý các yếu tố đầu vào 3.44 0.476
2 Đánh giá về kết quả quản lý các yếu tố của quá trình bồi
dưỡng
3.28 0.368
3 Đánh giá về kết quả quản lý các yếu tố đầu ra của bồi dưỡng 3.37 0.455
ĐTB chung 3,33 0,433
Số liệu tổng hợp ở bảng trên cho thấy nhìn một cách tổng thể thực trạng
quản lý động bồi dưỡng công chức các Sở ở mức trung bình (ĐT = 3,33), ý kiến
của các công chức rất chụm khi ĐLC = 0,433 <0,5. Điều này cũng có nghĩa là quản
lý động bồi dưỡng công chức các Sở đã đáp ứng được yêu cầu cơ bản của bồi
dưỡng công chức, song chưa đạt được ở mức cao.
Trong ba yếu tố của quá trình quản lý hoạt động bồi dưỡng theo mô hình CIPO
thì quản lý các yếu tố đầu vào được đánh giá cao nhất và quản lý các yếu tố của quá
trình bồi dưỡng được đánh giá thấp nhất.
b.So sánh quản lý các yếu tố của hoạt động bồi dưỡng theo nhóm khách thể
Bảng 3.37: So sánh các yếu tố của quản lý bồi dưỡng theo
vị trí quản lý của khách thể
Ngạch bậc Số lượng ĐTB ĐLC t p
1.Đánh giá về kết quả quản
lý các yếu tố đầu vào
Nhân viên 152 3,38 0,462
-2,586 ,010
Cán bộ quản lý 98 3,53 0,483
2. Đánh giá về kết quả quản
lý các yếu tố của quá trình
bồi dưỡng
Nhân viên 152 3,23 0,380
-2,274 ,024 Cán bộ quản lý
98 3,34 0,340
3. Đánh giá về kết quả quản
lý các yếu tố đầu ra của bồi
dưỡng
Nhân viên 152 3,37 0,448
-,157 ,875 Cán bộ quản lý
98 3,38 0,468
Nếu so sánh các yếu tố của hoạt động quản lý bồi dưỡng theo biến số vị trí
quản lý ta thấy các cán bộ quản lý đánh giá về hoạt động quản lý bồi dưỡng cao hơn
các công chức là chuyên viên chính và chuyên viên. Sự khác biệt này thể hiện rõ
nhất ở đánh giá yếu tố đầu vào (ĐT = 3,53 so với 3,38), tiếp đến là ở đánh giá
109
quản lý các yếu tố quá trình bồi dưỡng (ĐT = 3,34 so với 3,23). Phân tích T- test cho
thấy sự khác biệt giữa hai nhóm khách thể này ở hai khía cạnh trên có ý nghĩa về mặt
thống kê khi p < 0,5 và cán bộ quản lý có xu hướng đánh giá cao hơn chuyên viên.
Sự khác biệt ít nhất ở đánh giá yếu tố đầu ra (ĐT = 3,38 so với 3,37). Phân
tích T-test cho thấy sự khác biệt giữa cán bộ quản lý và nhân viên là chuyên viên
chính, chuyên viên không có ý nghĩa thống kê khi p= 0,875 > 0,5. Sự khác biệt này
có thể lý giải như sau: Khi người ta tự đánh giá về hoạt động của mình thường có
xu hướng đánh giá cao người khác đánh giá về hoạt động đó. Mặt khác, chính các
cán bộ quản lý hiểu rõ hơn về hoạt động bồi dưỡng so với công chức là chuyên viên
(những thuận lợi, khó khăn, những yếu tố tác động).
c.Tương quan giữa các yếu tố của quản lý hoạt động bồi dưỡng công chức
Bảng 3.38: Tương quan giữa các yếu tố trong hoạt động quản lý hồi dưỡng
công chức theo mô hình CIPO
1.Kết quả quản lý
các yếu tố đầu
vào
2.Kết quả quản
lý các yếu tố
của quá trình
bồi dưỡng
3.Kết quả quản
lý các yếu tố
đầu ra của bồi
dưỡng
1.Kết quả quản lý các yếu tố đầu
vào
r 1 ,347
**
,057
p ,000 ,371
2.Kết quả quản lý các yếu tố của
quá trình bồi dưỡng
r ,347
**
1 ,560
**
p ,000 ,000
3.Kết quả quản lý các yếu tố đầu
ra của bồi dưỡng
r ,057 ,560
**
1
p ,371 ,000
Số liệu bảng trên cho thấy:
Giữa quản lý yếu tố đầu vào và quản lý yếu tố quá trình bồi dưỡng có mối
tương quan yếu khi r = 0,347 (<0,5) và p= 0,000. Điều này có nghĩa là yếu tố đầu
vào ít ảnh hưởng nhiều đến yếu tố quá trình trong quản lý bồi dưỡng và ngược lại.
Giữa quản lý yếu tố đầu vào và quản lý yếu tố quá trinh có mối tương quan rất
yếu khi r = 0,057 (<0,5) và p= 0,000. Điều này có nghĩa là yếu tố đầu vào ảnh
hưởng rất t đến yếu tố quá trình trong quản lý bồi dưỡng và ngược lại.
110
Giữa quản lý yếu tố quá trình và quản lý yếu tố đầu vào có mối tương quan yếu
khi r = 0,347 (<0,5) và p= 0,000. Điều này có nghĩa là yếu tố quá trình ảnh hưởng
không nhiều đến yếu tố đầu vào trong quản lý hoạt động bồi dưỡng và ngược lại.
Giữa quản lý yếu tố quá trình và quản lý yếu tố đầu ra có mối tương quan
mạnh khi r = 0,560 (> 0,5) và p= 0,000. Điều này có nghĩa là yếu tố quá trình ảnh
hưởng nhiều đến yếu tố đầu ra trong quản lý hoạt động bồi dưỡng và ngược lại.
Giữa quản lý yếu tố đầu ra và quản lý yếu tố đầu vào có mối tương quan yếu khi
r = 0,057 (< 0,5) .Tuy vậy, điều này không có ý nghĩa thống kê khi p= 0,371.
Giữa quản lý yếu tố đầu ra và quản lý yếu tố quá trình có mối tương quan mạnh
khi r = 0,560 (< 0,5) và p= 0,000. Điều này có nghĩa là yếu tố đầu ra có ảnh hưởng
nhiều đến yếu tố quá trình trong quản lý hoạt động bồi dưỡng và ngược lại.
3.3. Đánh giá ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng quản lý hoạt
động bồi dưỡng công chức các Sở
3.3.1. Ưu điểm
Từ phân tích thực trạng hoạt động bồi dưỡng công chức và thực trạng quản
lý hoạt động bồi dưỡng công chức các Sở và tực tế khảo sát của đề tài có thể đưa ra
một số ưu điểm sau:
- Ủy ban nhân dân thành phố căn cứ vào các văn bản quy định của Chính phù
đã ban hành qui định về đào tạo, bồi dưỡng công chức , trong đó có công chức của
các Sở . Trong qui định này đã chỉ rõ đối tượng, nội dung, điều kiện, hồ sơ, thủ
tục cử công chức đi bồi dưỡng ở trong nước và ngoài nước, nêu rõ trách nhiệm
của các cơ quan có liên quan đến hoạt động bồi dưỡng công chức. Công tác qui
hoạch, lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức luôn luôn được thành phố chú
trọng, quan tâm. Thành phố đã qui định về kinh ph dành cho đào tạo, bồi dưỡng
công chức cụ thẻ.
-Về hoạt động bồi dưỡng công chức:
Dưới sự chỉ đạo của UBND thành phố, Sở Nội vụ đã kết hợp với lãnh đạo các
Sở xác định được mực tiêu, nguyên tắc và các phương pháp và hình thức bồi dưỡng
phù hợp với qui định của Nhà nước, yêu cầu thực tế về bồi dưỡng của các Sở và yêu
cầu thực thi công vụ của công chức.
Chương trình bồi dưỡng đã được xây dựng theo qui định về bồi dưỡng của nhà
nước, trong đó các nội dung về bồi dưỡng kiến thức chung, bồi dưỡng các kỹ năng
111
quản lý, báo cáo kinh nghiêm, bồi dưỡng tin học và ngoại ngữ cho công chức được
đánh giá khá tốt.
Kết cấu chương trình bồi dưỡng đội ngũ công chức các Sở được xây dựng khoa
học, hợp lý, đáp ứng được các qui định của Nhà nước về bồi dưỡng công chức. Đó
là: giảng dạy trên lớp, thảo luận, tự nghiên cứu, đi thực tế, và đánh giá kết quả học
tập.
Thành phố đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động bồi dưỡng đội ngũ công
chức các Sở. Hàng năm thành phố dành một khoản kinh phí khá lớn cho hoạt động
đào tạo, bồi dưỡng công chức. Chẳng hạn, kinh ph dành cho đào tạo, bồi dưỡng
năm 2011 là 120,510 tỷ đồng, năm 2016 là 230, 488 tỷ đồng.
-Về quản lý hoạt động bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch của đội ngũ công chức
các Sở có những ưu điểm chính sau:
- Dưới sự chỉ đạo của UBND thành phố Sở Nội vụ kết hợp với các Sở đều
xây dựng kế hoạch bồi dưỡng hàng năm cho công chức. Trong báo cáo kết quả 5
năm cũng chỉ rõ: Hàng năm thành phố đều xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, công chức, viên chức để thực hiện các mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức, viên chức đã đề ra. Kế hoạch bồi dưỡng đã được xây dựng theo tiêu
chuẩn ngạch công chức.
- Công tác tuyển sinh công chức các Sở đi bồi dưỡng được thực hiện khá tốt.
Hoạt động tuyển sinh được thực hiện theo kế hoạch đã được phê duyệt, theo tiêu
chuẩn ngạch bậc của công chức và theo nhu cầu bồi dưỡng của công chức.
- Trong quản lý chương trình bồi dưỡng thì phần lý luận chung của khung
chương trình bồi dưỡng công chức đã được thực hiện khá tốt. Các công chức dã
được bồi dưỡng quan điểm, đường lối chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà
nước; hệ thống ch nh trị, hệ thống tổ chức các cơ quan nhà nước, chế độ công vụ,
công chức, các văn bản pháp luật mới được ban hành, các lý thuyết quản lý mới trên
thế giới
- Trong quản lý hoạt động dạy và học thì quản lý hoạt động đi thực tế và đánh
giá kết quả học tập được thực hiện khá tốt. Việc chú trọng đến hoạt động đi tham
quan, trải nghiệm thực tiễn đã giúp cho công chức các Sở có củng cố kiến thức, kỹ
năng đã được học, có thêm kinh nghiệm về quản lý.
112
- Kết quả khảo sát thực trạng cho thấy công chức các Sở đã vận dụng khá tốt các
kiến thức và kỹ năng được học vào thực thi công vụ của mình.
Nguyên nhân các ưu điểm:
- Hoạt động bồi dưỡng công chức các Sở đã được UBND thành phố và trực
tiếp là Sở Nội vụ rất quan tâm, chú trọng. Điều này thể hiện rõ trong Báo cáo của
UBND thành phố tổng kết 5 năm (2011 – 2015) thực hiện Quyết định 1347?QĐ –
TTg của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức, viên chức. Trong báo cáo chỉ rõ: Xác định công tác đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, công chưc, viên chức là nhiệm vụ quan trọng trong thời kỳ CNH, HĐH và
hội nhập quốc tế. Thành ủy, UBND thành phố Hà Nội luôn quan tâm đến công tác
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Thành phố đã ban hành nhiều
chương trình, đề án kế hoạch, văn bản chỉ đạo để thực hiện công tác đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chưc, viên chức.
- Thành phố đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất cho công tác đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, công chức, viên chức. Một nguồn kinh phí khá lớn đã được chi cho hoạt
động này và có xu hướng tăng lên.
- Có sự phối hợp chặt chẽ giữa Sở Nội vụ với các Sở của thành phố và với cơ sở
bồi dưỡng công chức.
- Cơ sở bồi dưỡng công chức đã triển khai tốt kế hoạch bồi dưỡng công chức đã
được thành phố xây dựng và phê duyệt.
3.3.2. Hạn chế
Kết quả khảo sát thực tiễn cho thấy sự gắn kết giữa công tác qui hoạch và sử
dụng đội ngũ công chức với việc đào tạo, bồi đưỡng công chức còn chưa thật chặt
chẽ, đồng bộ. Kinh phí cho cho hoạt động bồi dưỡng công chức so với nhu cầu bồi
dưỡng công chức của các Sở còn hạn chế, nên việc tổ chức hoạt động bồi dưỡng
còn khó khăn.
Hoạt động kiểm tra, đánh giá bồi dưỡng đội ngũ công chức của các cơ sở đào
tạo, sự kết hợp của các Sở với cơ sở bồi dưỡng chưa được tiến hành thường xuyên.
Về hoạt động bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch của đội ngũ công chức các Sở
kết quả khảo sát cho thấy: Trong các nội dung của hoạt động bồi dưỡng công chức
thì nội dung về bồi dưỡng ngoại ngữ và tin học chưa được đánh giá cao. Điều này
113
cho thấy việc bồi dưỡng ngoại ngữ và tin học chưa đáp ứng được tốt nhu cầu bồi
dưỡng về vấn đề này của đội ngũ công chức.
Theo đánh giá của công chức và cán bộ quản lý được khảo sát cho thấy việc
lựa chọn các hình thức bồi dưỡng cho công chức chưa thật phù hợp. Ở đây là không
phù hợp với thời gian và công việc của công chức. Đây là vấn cần được chú ý trong
bồi dưỡng công chức hiện nay.
Nhìm một cách tổng quát, thực trạng hoạt động bồi dưỡng công chức mới được
đánh giá ở mức trung bình, bắt đầu tiệm cận mức tốt. Điều này cho thấy tuy hoạt
động bồi dưỡng cho đội ngũ công chức các Sở của thành phố đã đáp ứng được
những yêu cầu, qui định về bồi dưỡng công chức của Nhà nước và thành phố, song
mức độ đáp ứng này chưa cao.
Về thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch cho đội ngũ
công chức các Sở thì việc quản lý các yếu tố của quá trình bồi dưỡng được
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_quan_ly_boi_duong_theo_tieu_chuan_ngach_cong_chuc_ch.pdf