Luận án Quản lý đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên các trường đại học ở Việt Nam hiện nay

MỞ ĐẦU .1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ RÈN LUYỆN CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG

ĐẠI HỌC .6

1.1.Những nghiên cứu ở nước ngoài về đánh giá và quản lý hoạt động đánh

giá tại các trường đại học .6

1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở Việt Nam về quản lý đánh giá hoạt

động giáo dục tại các trường đại học .18

Chương 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ RÈN

LUYỆN CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC .25

2.1.Đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên trường đại học.25

2.2.Quản lý đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên trường đại học.44

2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh

viên trường đại học.54

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÁNH

GIÁ KẾT QUẢ RÈN LUYỆN CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI

HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .61

3.1.Địa bàn, khách thể nghiên cứu.61

3.2. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu.63

3.2.Thực trạng đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên các trường đại học ở

Việt Nam hiện nay .71

3.3.Thực trạng quản lý đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên các trường đại

học ở Việt Nam hiện nay.88

3.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động đánh giá kết quả

rèn luyện cho sinh viên trường đại học.101

3.5. Đánh giá chung thực trạng quản lý đánh giá kết quả rèn luyện của sinh

viên các trường đại học ở Việt Nam hiện nay.105

Chương 4: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ RÈN LUYỆN

CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .110

4.1.Nguyên tắc xây dựng các giải pháp quản lý đánh giá kết quả rèn luyện cho

sinh viên các trường đại học ở nước ta hiện nay.110

4.2. Giải pháp quản lý đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên tại các trường

đại học ở nước ta hiện nay .111

4.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất.129

4.4. Thử nghiệm tác động .136

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .145

CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ.151

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.152

PHỤ LỤC

pdf241 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 473 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên các trường đại học ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiên cứu cho rằng, chủ thể quản lý tại các trường đại học được nghiên cứu đã thực hiện nội dung quản lý mục tiêu đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên đại học ở mức độ trung bình (ĐTB = 3,82; ĐLC = 0,63), mức độ thực hiện này là có thể chấp nhận được. Kết quả nghiên cứu này cho thấy, bước đầu chủ thể quản lý đã chú trọng thực hiện nội dung quản lý này, từ việc chỉ đạo xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai mục tiêu rèn luyện, bồi dưỡng động cơ thái độ rèn luyện, cho tới việc kiểm tra đánh giá và điều chỉnh hoạt động rèn luyện cho sinh viên trường mình. Số liệu nghiên cứu tại bảng trên cũng chỉ ra rằng, các khía cạnh thuộc nội dung quản lý này có số lượng người được hỏi đánh giá mức độ thực hiện rất tốt và tốt nhiều hơn các khía cạnh khác đó là: “Xây dựng kế hoạch triển khai muc tiêu rèn luyện tới toàn thể sinh viên, giáo viên, cán bộ chuyên trách” (có tới 81,1% số người được hỏi 89 đánh giá mức độ thực hiện tốt và rất tốt). Có thể thấy rõ hơn kết quả nghiên cứu định lượng này qua ý kiến của giảng viên, cán bộ và của sinh viên các trường đại học được nghiên cứu. Phỏng vấn sâu thầy Ng.X.H. trường Đai học Hà Nội cho biết: “Bắt đầu từ năm học mới, hiệu trưởng nhà trường đã rất chú trọng và chỉ đạo trực tiếp việc xây dựng kế hoạch triển khai muc tiêu rèn luyện tới toàn thể sinh viên, giáo viên, cán bộ chuyên trách trong nhà trường. Các cá nhân, phòng ban, tổ khoa có liên quan dưới sự chỉ đạo này đã xác lập một kế hoạch rất cụ thể chi tiết về nội dung, thời gian, nhân sự, kinh phí, cơ sở vật chất, cơ chế phối hợp giữa cá nhân, phòng ban và sinh viên để thực hiện hoạt động này”. Giảng viên B.M.Nh. cho biết: “Ngay từ đầu năm học, chúng tôi đã nắm bắt được rất chi tiết và cụ thể kế hoạch rèn luyện trong năm học. Trên cơ sở kế hoạch chung của nhà trường từng giảng viên sẽ xây dựng kế hoạch cá nhân để thực hiện nhiệm vụ đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên theo đúng kế hoạch và đạt hiệu quả”. Bên cạnh các khía cạnh của nội dung quản lý này đã được thực hiện tốt thì chủ thể quản lý tại các trường đại học được nghiên cứu cũng cần phải chú ý hơn tới các khía cạnh mà khá nhiều người được hỏi cho rằng mới chỉ thực hiện đạt mức độ trung bình thậm chí còn có một tỷ lệ nhỏ đánh giá ở mức độ yếu và kém đó là khía cạnh: “Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện mục tiêu rèn luyện của sinh viên so với chuẩn đầu ra của sinh viên trường mình” (có tới 24,7 % đánh giá mức độ thực hiện trung bình; 5,1% mức độ yếu; 1,3% mức độ kém). Có thể thấy rằng, việc kiểm tra, đánh giá thực hiện mục tiêu rèn luyện của sinh viên so với chuẩn đầu ra của sinh viên trường mình chưa được thực hiện tốt. Mặc dù đây là hoạt động có vị trí quan trọng trong nội dung quản lý này của hiệu trưởng nhà trường. Hoạt động rèn luyện của sinh viên đạt được kết quả ra sao, cần phải được kiểm tra, đánh giá và so sánh với chuẩn đầu ra đã được xác định. Đối với khía cạnh “Bồi dưỡng động cơ, thái độ rèn luyện đúng đắn cho sinh viên” (có tới 20,3% đánh giá mức độ thực hiện trung bình; 6,3% mức độ yếu”. Đối với sinh viên trường đại học, việc bồi dưỡng động cơ, thái độ rèn luyện cho các em là rất quan trọng, các em có động cơ trong sáng, thái độ tích cực đối với hoạt động rèn luyện sẽ là cơ sở và điều kiện rất quan trọng để thúc đẩy các em có những hành động cụ thể, tích cực, sáng tạo nhằm đạt được hiệu quả rèn luyện cao nhất theo đúng quy định của nhà trường và đáp ứng tốt mục tiêu chuẩn đầu ra về hoạt động rèn luyện của sinh viên đại học. 90 Như vậy, có thể thấy rằng đối với nội dung quản lý mục tiêu đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên thì hiệu trưởng các trường đại học được nghiên cứu cần phải chú ý để có các biện pháp quản lý tốt hơn khắc phục nhanh nhất hạn chế của 2 khía cạnh này trong nội dung quản lý hoạt động này. 3.3.2. Thực trạng quản lý nội dung đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên các trường đại học Bảng 3.17: Mức độ thực hiện quản lý nội dung đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên đại học Nội dung Tỉ lệ % ĐTB ĐLC Kém Yếu Trung bình Khá Tốt 1.Xây dựng kế hoạch thực hiện nội dung rèn luyện 0 4,4 27,2 54,4 13,9 3,77 0,73 2.Chỉ đạo giáo viên, cán bộ chuyên trách và sinh viên thực hiện nội dung rèn luyện 0 5,7 15,8 63,9 14,6 3,87 0,72 3.Tổ chức cho giáo viên, cán bộ chuyên trách và sinh viên nghiên cứu, thảo luận, xây dựng nội dung rèn luyện theo quy định của Bộ GD-ĐT và của trường 0 8,9 21,5 58,2 11,4 3,72 0,78 4.Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nội dung rèn luyện của giáo viên, cán bộ chuyên trách và sinh viên 0 5,1 24,1 60,1 10,8 3,76 0,70 5.Điều chỉnh, cải tiến nội dung rèn luyện của sinh viên theo chuẩn đầu ra 0,6 3,8 24,7 55,7 15,2 3,81 0,75 Điểm trung bình chung 0,12 5,58 22,66 58,46 13,18 3,78 0,64 Với ĐTB chung của toàn thang đo mức độ thực hiện quản lý nội dung đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên đại học = 3,78; ĐLC = 0,64 cho thấy: cán bộ, giảng viên các trường đại học được nghiên cứu đánh giá mức độ thực hiện nội dung quản lý này đạt mức độ trung bình. Điều này có nghĩa là, hiệu trưởng các trường được nghiên cứu đã chú trọng thực hiện nội dung quản lý này, các tiêu chí thuộc nội dung quản lý này đã được thực hiện ở mức độ trung bình, tức là không được thực ở mức độ tốt nhưng mức độ thực hiện đạt được cũng không ở loại yếu và kém. Trong các khía cạnh xem xét thuộc nội dung quản lý này thì các khía cạnh có tỷ lệ số ý kiến người được khảo sát đánh giá mức độ thực hiện tốt và khá nhiều hơn các khía cạnh khác đó là: “Điều chỉnh, cải tiến nội dung rèn luyện của sinh viên theo chuẩn đầu ra”, khía cạnh này có tới 55,7% đánh giá mức độ thực hiện loại khá và 24,7% đánh giá ở mức độ tốt, chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ số người được hỏi (3,8% đánh giá mức độ yếu và 0,6% đánh giá mức độ kém). Đây là tín hiệu rất đáng 91 mừng, việc hiệu trưởng các trường đại học được nghiên cứu chú trọng tới việc chỉ đạo điều chỉnh, cải tiến nội dung rèn luyện của sinh viên theo chuẩn đầu ra là rất quan trọng. Các nội dung rèn luyện của sinh viên như ý thức học tập; ý thức công dân; ý thức tham gia các hoạt động tập thể; ý thức tham gia giữ các vị trí chủ chốt của lớp và của trường, không phải là bất biến, mà cần luôn được hiệu trưởng xem xét và điều chỉnh kịp thời sao cho thật sự phù hợp nhất với quy định của nhà trường, chuẩn đầu ra của nhà trương nhưng cũng phải thật sự phù hợp với đặc điểm của sinh viên và nhu cầu cũng như yêu cầu của xã hội, của nghề nghiệp tương lai các em đã xác định. Với kết quả đạt được như trên, sẽ góp một phần lớn giúp cho sinh viên khi tốt nghiệp đại học đáp ứng được các nội dung rèn luyện theo chuẩn đầu ra mà nhà trường đã xác định, sự đòi hỏi của nghề nghiệp tương lai mà sinh viên lựa chọn. Bên cạnh tiêu chí xem xét được đánh giá đã được thực hiện khá tốt như đã phân tích ở trên thì chủ thể quản lý các trường đại học được nghiên cứu cần phải lưu ý hơn trong việc thực hiện 4 tiêu chí còn lại của nội dung quản lý này. Đó là các tiêu chí như: “Xây dựng kế hoạch thực hiện nội dung rèn luyện”; “Chỉ đạo giáo viên, cán bộ chuyên trách và sinh viên thực hiện nội dung rèn luyện”; “Tổ chức cho giáo viên, cán bộ chuyên trách và sinh viên nghiên cứu, thảo luận, xây dựng nội dung rèn luyện theo quy định của Bộ GD-ĐT và của trường”; “Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nội dung rèn luyện của giáo viên, cán bộ chuyên trách và sinh viên”. Cả 4 tiêu chí xem xét này đều có một tỷ lệ đáng kể số người được hỏi đánh giá mức độ thực hiện trung bình và yếu (từ 18,5% đến 37,9% mức độ trung bình và từ 10,3% đến 24,1% mức độ yếu). Kết quả nghiên cứu từ phương pháp phỏng vấn sâu của đề tài luận án cũng cho thấy kết quả tương đồng. Chúng ta hãy nghe một số ý kiến dưới đây. Cô Ng.Th.M.L cho biết: “Việc thực hiện các nội dung rèn luyện của sinh viên tại trường cần phải có sự chỉ đạo sâu sát, thường xuyên của hiệu trưởng thì mới được thực hiện tốt nhất. Nhiều khi, hiệu trưởng chỉ đạo tầm xa, hoặc giao trực tiếp cho cán bộ phụ trách thực hiện mà không sát sao chỉ đạo thì e rằng hiệu quả hoạt động cũng khó được kết quả như ý”. Thầy H.Th.Ng. cho biết: “Cần cho chính sinh viên tham gia vào việc nghiên cứu, thảo luận, xây dựng nội dung rèn luyện theo quy định của Bộ GD-ĐT và của trường. Nếu chỉ áp đạt sinh viên bắt buộc phải rèn luyện theo các nội dung mà nhà trường đưa ra thì đôi khi không thật sự phù hợp với sinh viên”. 92 3.3.3. Thực trạng quản lý sử dụng phương pháp đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên các trường đại học Bảng 3.18: Mức độ thực hiện quản lý sử dụng phương pháp đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên đại học Nội dung Tỉ lệ % ĐTB ĐLC Kém Yếu Trung bình Khá Tốt 1.Xây dựng kế hoạch sử dụng phương pháp đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên 0 3,2 25,3 59,5 12,0 3,80 0,68 2.Triển khai, chỉ đạo giảng viên, cán bộ chuyên trách sử dụng phương pháp đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên 0 3,8 25,3 57,6 13,3 3,80 0,70 3.Chỉ đạo tổ chức các hoạt động bồi dưỡng các phương pháp đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên 0 6,3 29,1 50,0 14,6 3,72 0,78 4.Kiểm tra, đánh giá việc sử dụng phương pháp đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên 0 3,8 28,5 58,9 8,9 3,72 0,67 5.Cải tiến, điều chỉnh việc sử dụng phương pháp đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên 0,6 3,8 27,2 55,7 12,7 3,75 0,74 Điểm trung bình chung 0,12 4,18 27,08 56,3 12,3 3,76 0,64 Chủ thể quản lý tại các trường đại học được nghiên cứu đã thực hiện ở mức độ trung bình nội dung này (ĐTB chung = 3,76; ĐLC = 0,64). Kết quả này khẳng định, chủ thể quản lý tại các trường được nghiên cứu đã chú trọng trong việc quản lý sử dụng phương pháp đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên đại học. Trong đó, các khâu của nội dung quản lý này đã đảm bảo đúng theo quy định. Điều này có nghĩa là chủ thể quản lý đã thực hiện đúng việc xây dựng kế hoạch, triển khai chỉ đạo thực hiện, chỉ đạo việc bồi dưỡng, kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh việc sử dụng phương pháp đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên đại học. Xem xét 5 khía cạnh cụ thể trọng nội dung quản lý sử dụng phương pháp đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên đại học cho thấy cả 5 khía cạnh của nội dung quản lý này được chủ thể quản lý các trường thực hiện ở mức độ trung bình 93 (ĐTB từ 3,42 đến 3,60; mức độ TB). Trong đó, khía cạnh được đánh giá có mức độ thực hiện tốt hơn các khía cạnh khác cùng nội dung quản lý này đó là: “Triển khai, chỉ đạo giảng viên, cán bộ chuyên trách sử dụng phương pháp đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên”, (ĐTB = 3,00; ĐLC = 0,70). Kết quả phỏng vấn sâu của đề tài luận án cũng cho thấy kết quả tương đồng. Trong đó, các khách thể mà đề tài phỏng vấn sâu đều cho rằng, hiệu trưởng nhà trường đã đặc biệt chú trọng tới việc chỉ đạo cán bộ, giảng viên thực hiện đúng và tốt nhất các phương pháp đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên đại học theo quy định của nhà trường. Chúng ta hãy nghe một số ý kiến cụ thể dưới đây: Thầy V.M.D. chia sẻ: “Chúng tôi được quán triệt rất rõ việc cần phải thực hiện đúng và thật sự nghiêm túc các phương pháp đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên, việc sử dụng đúng và chính xác các phương pháp đánh giá hoạt động này sẽ cho ra một kết quả khách quan, trung thực và khoa học”. Cô L.H.Th. chia sẻ: “Giảng viên, cán bộ chuyên trách luôn được thấm nhuần nguyên tắc sử dụng phương pháp đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên thông qua các cuộc họp mà hiệu trưởng trực tiếp chủ trì”. Bên cạnh đó thì khía cạnh: “Chỉ đạo tổ chức các hoạt động bồi dưỡng các phương pháp đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên” còn có tỷ lệ đáng kể số người được hỏi đánh giá mức độ thực hiện yếu (6,3%) và khía cạnh: “Cải tiến, điều chỉnh việc sử dụng phương pháp đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên” (4,4%) mức độ thực hiện yếu và kém. Do vậy, chủ thể quản lý cần phải có các biện pháp cụ thể để bồi dưỡng kịp thời cho giảng viên, cán bộ chuyên trách phương pháp rèn luyện cho sinh viên. Ý kiến của giảng viên, cán bộ chuyên trách cũng cho thấy rõ những mong muốn của họ được chủ thể quản lý nhà trường chú ý tới các vấn đề này để họ được học hỏi và nắm bắt chắc nhất các phương pháp đánh giá mới nhất, hiện đại nhất và khoa học nhất. Thầy V.M.T. cho biết: “Việc đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên cần phải được thực hiện bằng các phương pháp chuyên biệt, các phương pháp này phải được học, được tập huấn để cán bộ, giảng viên biết chính xác cách sử dụng phương pháp vào đánh giá. Có như vậy, việc đánh giá mới khoa học, đảm bảo sự công bằng, khách quan”. 94 3.3.4. Thực trạng quản lý phối hợp các lực lượng tham gia đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên các trường đại học Bảng 3.19: Mức độ thực hiện quản lý nội dung phối hợp các lực lượng tham gia đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên đại học Nội dung Tỉ lệ % ĐTB ĐLC Kém Yếu Trung bình Khá Tốt 1.Có sự chỉ đạo, phân công cụ thể nhiệm vụ cho tập thể sư phạm tham gia đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên 0,6 4,4 19,0 60,1 15,8 3,86 0,75 2.Phối hợp tốt, huy động hết sự tham gia của tập thể sư phạm và tập thể sinh viên 0,6 5,7 21,5 64,6 7,6 3,72 0,71 3.Có sự phối hợp chặt chẽ giữa Nhà trường – Gia đình – Xã hội 1,9 9,5 33,5 48,7 6,3 3,48 0,82 4.Có sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo cấp trên 0 3,2 19,6 66,5 10,8 3,84 0,64 Điểm trung bình chung 0,76 5,7 23,4 60,0 10,1 3,72 0,63 Kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý phối hợp các lực lượng tham gia đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên các trường đại học được tổng hợp tại bảng số liệu trên cho thấy: chủ thể quản lý tại các trường đại học được nghiên cứu đã thực hiện ở mức độ trung bình nội dung quản lý này (ĐTB = 3,72; ĐLC = 0,63, mức độ trung bình). Kết quả nghiên cứu này đã chỉ ra rằng, chủ thể quản lý tại các trường đại học được nghiên cứu đã thực hiện đúng các khâu trong nội dung quản lý này. Trong đó, đã thực hiện đúng việc chỉ đạo, phân công cụ thể nhiệm vụ cho cán bộ, giảng viên tham gia vào quá trình đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên; Chỉ đạo đúng các cá nhân, tập thể trong nhà trường về việc phối hợp với nhau thực hiện nhiệm vụ; chỉ đạo tốt việc phối hợp giữa nhà trường – gia đình và xã hội, Trong 4 khía cạnh xem xét của nội dung quản lý này thì khía cạnh “Có sự chỉ đạo, phân công cụ thể nhiệm vụ cho tập thể sư phạm tham gia đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên” có ĐTB cao nhất (ĐTB = 3,86; ĐLC = 0,75). Việc chủ thể quản lý thực hiện khá tốt nội dung quản lý này sẽ là cơ sở quan trọng để nhiệm vụ này đạt được chất lượng tốt. Bởi lẽ, có rất nhiều cá nhân và đơn vị cùng tham gia vào hoạt động đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên tại nhà trường (Ban lãnh đạo nhà trường; Ban lãnh đạo khoa; Phòng công tác sinh viên; Lớp; bản thân sinh viên,). Do vậy, nếu các đơn vị và cá nhân được phân công cụ thể nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn để tiến hành đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên thì đơn vị và cá nhân sẽ phải chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về việc thực thi các nhiệm vụ 95 theo qui định, điều này sẽ làm tăng tính trách nhiệm, chủ động và tích cực trong việc thực thi nhiệm vụ. Kết quả nghiên cứu tại bảng số liệu trên cũng cho thấy, khía cạnh “Có sự phối hợp chặt chẽ giữa Nhà trường – Gia đình – Xã hội” có ĐTB = 3,48 thấp nhất trong 4 khía cạnh xem xét của nội dung quản lý này. Có một tỷ lệ đáng kể số người được khảo sát đánh giá mức độ thực hiện yếu và kém (11,4 %). Thực tiễn hoạt động rèn luyện của sinh viên trường đại học cho thấy, các nội dung rèn luyện của các em không chỉ ở trong phạm vi nhà trường mà còn đánh giá cả các nội dung mà các em tham gia hoạt động tại gia đình và xã hội. Do vậy, để đánh giá đúng, khách quan, công bằng thì cần có sự tham gia đánh giá của cả gia đình và xã hội về hoạt động rèn luyện của các em. Các ý kiến từ phỏng vấn sâu cũng giải thích rõ hơn kết quả nghiên cứu này. Thầy L.Ng.Kh. chia sẻ: “Nhà trường đại học hiện nay mới chỉ chú trọng tới việc sử dụng và đánh giá hoạt động rèn luyện của sinh viên tại nhà trường mà chưa thật sự chú trọng tới sự đánh giá và phản biện của gia đình và xã hội về hoạt động rèn luyện của sinh viên”. 3.3.5. Thực trạng quản lý kiểm tra đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên các trường đại học Bảng 3.20: Mức độ thực hiện quản lý kiểm tra đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên đại học Nội dung Tỉ lệ % ĐTB ĐLC Kém Yếu Trung bình Khá Tốt 1.Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch, chương trình rèn luyện cho sinh viên đã xây dựng 0,6 4,4 24,1 55,7 15,2 3,80 0,76 2.Kiểm tra, đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên thông qua sự trưởng thành về nhận thức, thái độ và hành vi rèn luyện của sinh viên 0 3,8 32,9 51,3 12,0 3,71 0,72 3.Kiểm tra, đánh giá việc phối hợp giữa các lực lượng tham gia đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên 0 8,2 21,5 58,9 11,4 3,73 0,76 4.Rút ra bài học kinh nghiệm cho quản lý đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên 0 4,4 27,2 55,1 13,3 3,77 0,73 5.Điều chỉnh hợp lý kế hoạch, nội dung, phương pháp, hình thức,tổ chức đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên cho chu kỳ sau 0,6 4,4 23,4 56,3 15,2 3,81 0,76 Điểm trung bình chung 0,24 5,04 25,8 55,46 13,42 3,76 0,66 96 Phân tích kết quả nghiên cứu được tổng hợp tại bảng trên cho thấy, các khách thể nghiên cứu mà đề tài tiến hành khảo sát đã đánh giá mức độ thực hiện nội dung quản lý kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên đại học của chủ thể quản lý đạt mức độ trung bình (ĐTB = 3,76; ĐLC = 0,66). Kết quả này khẳng định chủ thể quản lý tại các trường được nghiên cứu đã chú trọng thực hiện nội dung quản lý này và thực hiện đúng các khâu trong nội dung quản lý. Trong đó, chủ thể quản lý đã kiểm tra, đánh giá việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch, chương trình rèn luyện cho sinh viên đã xây dựng; đã thực hiện đúng kiểm tra, đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên thông qua sự trưởng thành về nhận thức, thái độ và hành vi rèn luyện của sinh viên; kiểm tra, đánh giá việc phối hợp giữa các lực lượng tham gia đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên; Rút ra bài học kinh nghiệm cho quản lý đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên và điều chỉnh hợp lý kế hoạch, nội dung, phương pháp, hình thức,tổ chức đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên cho chu kỳ sau. Tuy nhiên, mức độ thực hiện các khía cạnh này chưa thật tốt, chưa thật đem lại hiệu quả cao cho hoạt động kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên đại học. Cả 5 khía cạnh xem xét của nội dung quản lý này đề được đánh giá mức độ thực hiện trung bình, (ĐTB từ 3,71 đến 3,81). Tất cả các khía cạnh xem xét trong nội dung quản lý này đều có một tỷ lệ nhất định số người được hỏi đánh giá mức độ thực hiện yếu và kém. Trong đó, tỷ lệ đánh giá mức độ yếu và kém nhiều nhất là ở khía cạnh “Kiểm tra, đánh giá việc phối hợp giữa các lực lượng tham gia đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên”. Ở khía cạnh này có tới 8,2% số người được hỏi đánh giá mức độ thực hiện yếu và kém. Tiếp đến là khía cạnh “Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch, chương trình rèn luyện cho sinh viên đã xây dựng”, (có tới 5,0% số người được hỏi đánh giá mức độ thực hiện yếu và kém). Việc thiếu sự kiểm tra của chủ thể quản lý trong quá trình giảng viên, cán bộ chuyên trách thực hiện mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung rèn luyện cho sinh viên nhà trường sẽ có thể dẫn tới hiệu quả cuối cùng của hoạt động này không theo đúng như kế hoạch đã đặt ra và hiệu trưởng không thể nắm bắt được chi tiết, cụ thể các vấn đề nảy sinh trong quá trình triển khai thực hiện để có biện pháp khắc phục. Do vậy, đây chính là vấn đề mà hiệu trưởng cần đặc biệt lưu ý. Bên cạnh đó, chủ thể quản lý cũng cần phải lưu ý thêm 2 khía cạnh khác của nội dung quản lý 97 này. Khía cạnh “Rút ra bài học kinh nghiệm cho quản lý đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên”, cũng có một tỷ lệ nhất định còn đánh giá mức độ yếu. Việc thực hiện không tốt khía cạnh tổ chức báo cáo, kiểm điểm, rút kinh nghiệm về tất cả các khía cạnh liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ này sẽ dẫn tới hậu quả là chủ thể quản lý không thể biết được về nhân lực và vật lực thiếu gì, yếu gì để khắc phục, về sự phối hợp giữa cá nhân, tập thể trong và ngoài nhà trường vướng mắc chỗ nào? thời gian phân bổ để thực hiện các nội dung này có hợp lý không và các cá nhân đơn vị trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ này có đề nghị gì? Có đề xuất biện pháp cụ thể nào để nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ này. 3.3.6. Mối quan hệ giữa các nội dung quản lý đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên tại trường đại học ở nước ta hiện nay Bảng 3.21: Mối quan hệ giữa các nội dung quản lý đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên tại trường đại học (1) (2) (3) (4) (5) 1.Quản lý mục tiêu đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên đại học r 1 0,836** 0,815** 0,747** 0,797** p 0,000 0,000 0,000 0,000 2.Quản lý nội dung đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên đại học r 0,836** 1 0,834** 0,772** 0,833** p 0,000 0,000 0,000 0,000 3.Quản lý sử dụng phương pháp đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên đại học r 0,815** 0,834** 1 0,799** 0,858** p 0,000 0,000 0,000 0,000 4.Quản lý phối hợp các lực lượng tham gia đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên đại học (4) r 0,747** 0,772** 0,799** 1 0,809** p 0,000 0,000 0,000 0,000 5.Kiểm tra đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên đại học (5) r 0,797** 0,833** 0,858** 0,809** 1 p 0,000 0,000 0,000 0,000 Kết qủa nghiên cứu đều cho thấy mối tương quan thuận chiều và khá chặt giữa các nội dung quản lý hoạt động đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh với hệ số tương quan từ r=0.747 đến r=0.858 (p=0.000), đều thuộc mức có mối tương quan chặt và rất chặt. 98 Kết quả cho thấy, mức độ thực hiện quản lý mục tiêu có mối tương quan cao nhất với quản lý nội dung đánh giá kết quả rèn luyện so với các mối tương quan khác (r=0.836; p=0.000) và mối tương quan giữa mức độ thực hiện quản lý mục tiêu với mức độ thực hiện phương pháp đánh giá kết quả rèn luyện có hệ số tương quan cũng ở mức rất chặt (r=0.815; p=0.000). Kết quả nghiên cứu này chỉ ra rằng, khi chủ thể quản lý hoạt động này càng thực hiện tốt mục tiêu đánh giá kết quả rèn luyện thì việc thực hiện quản lý nội dung đánh giá kết quả rèn luyện và thực hiện quản lý phương pháp đánh giá kết quả rèn luyện được thực hiện tốt hơn. Mức độ thực hiện quản lý nội dung đánh giá kết quả rèn luyện cũng cho thấy mối tương quan chặt và rất chặt với các nội dung quản lý còn lại (p=0.000; r= từ 0.772 đến 0.836). Trong đó, việc quản lý nội dung đánh giá cũng có mối quan hệ chặt nhất với mục tiêu đánh giá kết quả rèn luyện (r=0.836; p=0.000). Mức độ thực hiện quản lý phương pháp đánh gía kết quả rèn luyện cũng cho thấy mối quan hệ chặt và rất chặt với các nội dung quản lý khác (p=0.000; r= từ 0.799 đến 0.858). Trong đó, mức độ thực hiện quản lý phương pháp đánh giá kết quả rèn luyện có mối quan hệ chặt nhất với mức độ thực hiện nhiệm vụ đánh giá kết quả rèn luyện (r=0.858; p=0.000). Tương tự, mức độ thực hiện quản lý phối hợp các lực lượng tham gia đánh giá kết quả rèn luyện có mối quan hệ chặt nhất với mức độ quảm lý việc kiểm tra đánh giá thực hiện nhiệm vụ đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên (p=0.000; r=0.809). Như vậy có thể thấy, việc thực hiện tốt một trong số 5 nội dung quản lý hoạt động đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên trường đại học thì các nội dung quản lý còn lại sẽ được thực hiện càng tốt. 3.3.7. So sánh thưc trạng quản lý hoạt động đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên đại học theo các biến số Kết quả nghiên cứu cho thấy, không có sự khác biệt về mức độ quản lý ở các nội dung trong hoạt động đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên theo biến số năm vào nghề và chức vụ của giảng viên, vùng miền. Như vậy có thể hiểu dù những giảng viên đã vào nghề từ lâu hay mới vào nghề, những người làm chức vụ giảng dạy hay quản lý thì mức độ thực hiện quản lý hoạt động đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên của chủ thể quản lý là như nhau. Sự khác biệt về mức độ thực hiện các nội dung quản lý hoạt động đánh giá kết quả rèn luyện được thể hiện theo biến giới 99 tính và biến số khu vực/vùng miền nơi các trường đại học đặt trụ sở, kết quả được trình bầy dưới đây. 3.3.7.1. So sánh thưc trạng quản lý hoạt động đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên đại học theo biến số giới tính Bảng 3.22: Thực trạng quản lý hoạt động đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên đại học so sánh theo biến số giới tính Nội dung quản lý Giới tính N ĐTB ĐLC t p Mức độ th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_quan_ly_danh_gia_ket_qua_ren_luyen_cua_sinh_vien_cac.pdf
Tài liệu liên quan