MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .i
LỜI CẢM ƠN . ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT. iii
MỤC LỤC . iv
DANH MỤC BẢNG, HÌNH. viii
MỞ ĐẦU.1
1. Lý do chọn đề tài .1
2. Mục đích nghiên cứu .3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.3
4. Giả thuyết khoa học.3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .3
6. Phạm vi nghiên cứu .4
7. Quan điểm tiếp cận và phương pháp nghiên cứu .4
8. Các luận điểm cần bảo vệ của luận án.7
9. Đóng góp của luận án.7
10. Cấu trúc của luận án .8
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH TRONG
ĐÀO TẠO SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGÀNH SƯ PHẠM TIẾNG ANH.9
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề .9
1.1.1. Nghiên cứu về đánh giá quá trình trong đào tạo đại học.9
1.1.2. Nghiên cứu về quản lý đánh giá quá trình trong đào tạo đại học.13
1.1.3. Đánh giá chung và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu.16
1.2. Một số khái niệm cơ bản .17
1.2.1. Đánh giá.17
1.2.2. Đánh giá trong đào tạo .17
1.2.3. Đánh giá quá trình trong đào tạo đại học .19
1.2.4. Quản lý đánh giá quá trình trong đào tạo đại học .20
1.3. Đánh giá quá trình trong đào tạo sinh viên đại học ngành sư phạm tiếng Anh .23
1.3.1. Đặc điểm về quá trình đào tạo sinh viên đại học ngành sư phạm tiếng Anh
.23
1.3.2. Đặc trưng của đánh giá quá trình trong đào tạo sinh viên đại học ngành sư
phạm tiếng Anh .25
1.3.3. Mục tiêu của đánh giá quá trình trong đào tạo sinh viên đại học ngành sư
phạm tiếng Anh .28
1.3.4. Nguyên tắc đánh giá quá trình trong đào tạo sinh viên đại học ngành sư phạmv
tiếng Anh .31
1.3.5. Nội dung đánh giá quá trình trong đào tạo sinh viên đại học ngành sư phạm
tiếng Anh .33
1.3.6. Phương pháp, công cụ đánh giá quá trình trong đào tạo sinh viên đại học
ngành sư phạm tiếng Anh.35
1.3.7. Các điều kiện đánh giá quá trình.39
1.4. Quản lý đánh giá quá trình trong đào tạo sinh viên đại học ngành sư phạm tiếng
Anh .41
1.4.1. Mục đích, ý nghĩa của Quản lý đánh giá quá trình trong đào tạo sinh viên đại
học ngành sư phạm tiếng Anh.41
1.4.2. Tiếp cận quy trình PDCA trong Quản lý đánh giá quá trình trong đào tạo sinh
viên đại học ngành sư phạm tiếng Anh .44
1.4.3. Nội dung Quản lý đánh giá quá trình trong đào tạo sinh viên đại học ngành
sư phạm tiếng Anh.45
1.4.4. Các chủ thể quản lý đánh giá quá trình trong đào tạo sinh viên sư phạm tại
các trường đại học Việt Nam.55
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến Quản lý đánh giá quá trình trong đào tạo sinh viên đại
học ngành sư phạm tiếng Anh.56
1.5.1. Yếu tố khách quan.57
1.5.2. Yếu tố chủ quan.59
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.61
198 trang |
Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 317 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý đánh giá quá trình trong đào tạo sinh viên Đại học ngành sư phạm Tiếng Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h: 2 điểm
+ Yếu: 1 điểm
- Tính điểm trung bình của dữ liệu đo được để đánh giá tiệm cận trên và tiệm cận
dưới mức trung bình của thang đo, từ đó rút ra ý nghĩa của dữ liệu đo được.
75
2.4. Thực trạng đánh giá quá trình trong đào tạo sinh viên đại học ngành sư phạm
tiếng Anh tại Việt Nam
2.4.1. Thực trạng nhận thức về đặc trưng và mục tiêu đánh giá quá trình trong đào
tạo sinh viên đại học ngành sư phạm tiếng Anh
Nhận thức là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống hoạt động đánh
giá và quản lý ĐGQT trong dạy học, đặc biệt trong dạy học SV đại học tiếng Anh. Nhận
thức của GV, CBQL và SV đúng đắn về mục tiêu ĐGQT tạo điều kiện cho các bên liên
quan đánh giá đúng thực trạng của SV, đồng thời tạo cơ sở điều chỉnh phương pháp dạy
học, nội dung chương trình đào tạo, thời lượng dạy học, v.v. ngược lại, nếu nhận thức không
đúng về mục tiêu ĐGQT, GV, SV và nhà quản lý giáo dục sẽ không tận dụng được những
điểm mạnh của đánh giá trong việc đổi mới giáo dục, đổi mới chương trình đào tạo, đổi mới
phương pháp giảng dạy; cản trở quá trình đổi mới toàn diện giáo dục.
ĐGQT trong đào tạo SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh góp phần đánh giá thực
trạng KQHT của SV tại từng thời điểm đánh giá, thu thập thông tin phản hồi từ quá trình
dạy của GV và học của SV. Mục tiêu của ĐGQT là điều chỉnh công tác dạy, học và đổi
mới chương trình đào tạo cũng như phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng
đào tạo SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh.
a. Thực trạng nhận thức của sinh viên, giảng viên và cán bộ quản lý về đặc trưng
của đánh giá quá trình trong đào tạo sinh viên đại học ngành sư phạm tiếng Anh.
Qua điều tra cho thấy SV, CBQL và GV đã có nhận thức tốt về đặc trưng của
ĐGQT thể hiện qua số lượng SV, CBQL và GV đồng ý với các đặc trưng được đưa ra
thông qua nghiên cứu lý luận. Cụ thể ở mức cao nhất (mức 3) dành cho đồng ý ở tất cả
các đặc trưng đều chiếm đa số câu trả lời và điểm trung bình đạt mức trên 2,10/3,00,
thậm chí ở tiêu chí 1 – Phản hồi thông tin cho SV- điểm trung bình rất cao, đạt 2,96
(95,69%) đối với GV, CBQL và 2,92 (92,98%) đối với SV. Điều này chứng tỏ các đặc
trưng của ĐGQT đã được nhận diện đúng. Một điểm chung trong nhận thức của SV và
GV, CBQL là xếp hạng các đặc trưng của ĐGQT, cả đối tượng SV và GV, CBQL đều
xếp đặc trưng 1 là lựa chọn 1 và đặc trưng 5 là lựa chọn cuối cùng. Trong các đặc trưng
thì đặc trưng số 5 (Đánh giá liên tục thông qua việc sử dụng tiếng Anh làm công cụ,
không ưu tiên điểm số) không nằm trong chuẩn mẫu vì số lượng câu trả lời phân vân và
không đồng ý chiếm tỷ lệ khá cao 54,39% (124 câu trả lời) đối với SV và 43,10% (50
câu trả lời) đối với GV, CBQL (Bảng 2.2).
76
Bảng 2.2. Nhận thức của GV, CBQL và SV về đặc trưng của ĐGQT trong ĐT SV ĐH ngành
SP tiếng Anh
Đặc trưng của ĐGQT
Chủ
thể
Mức độ
�̅�
Thứ
tự
Đồng ý
(3)
Phân vân
(2)
Không
đồng ý
(1)
TS % TS % TS %
1. Phản hồi thông tin cho SV
về nội dung đánh giá tiếng
Anh và bằng tiếng Anh
GV/
CB
QL
111 95,69 5 4,31 0 0,00 2,96 1
SV 212 92,98 13 5,70 3 1,32 2,92 1
2. Phản hồi thông tin cho
GV thông qua các loại hình
thu thập thông tin bằng
tiếng Anh
GV/
CB
QL
107 92,24 9 7,76 0 0,00 2,92 4
SV 199 87,28 26 11,40 3 1,32 2,86 3
3. Tác động qua lại hai
chiều nhằm thực hiện nội
dung đánh giá, nâng cao
năng lực tiếng Anh và kiến
tạo câu trả lời.
GV/
CB
QL
106 91,38 10 8,62 0 0,00 2,91 3
SV 201 88,16 23 10,09 4 1,75 2,86 3
4. Điều chỉnh hoạt động dạy
học đáp ứng yêu cầu chuẩn
đầu ra.
GV/
CB
QL
106 91,38 10 8,62 0 0,00 2,91 2
SV 208 91,23 14 6,14 6 2,63 2,89 2
5. Đánh giá liên tục thông
qua việc sử dụng tiếng Anh
làm công cụ, không ưu tiên
điểm số.
GV/
CB
QL
66 56,90 29 25 21 18,10 2,39 5
SV 104 45,61 78 34,21 46 20,18 2,10 5
Để hiểu sâu hơn về nhận thức về đặc trưng của ĐGQT, phần phỏng vấn sâu xoay
quanh vấn đề làm rõ các đặc điểm nhận thức và tìm hiểu sâu hơn lý do GV và SV lựa chọn
câu trả lời của mình trong điều tra khảo sát. Qua phỏng vấn, GV đã nêu rõ các đặc trưng
quan trọng của ĐGQT và phản hồi thông tin cho SV là đặc điểm được các GV lựa chọn
làm đặc điểm quan trọng nhất, GV được phỏng vấn cho biết “Phản hồi thông tin cho SV
một cách kịp thời và chính xác đóng vai trò quan trọng nhất vì SV biết được mình đang ở
mức độ nào và kịp thời điều chỉnh hoạt động học tập của mình nhằm hoàn thành mục tiêu
77
học tập”. Cũng cùng quan điểm, các GV được hỏi đều cho rằng ĐGQT tại cơ sở giáo dục
đại học của mình ảnh hưởng bởi Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và
Đào tạo. ĐGQT vẫn được đánh giá bằng điểm số. Vì vậy, ĐGQT tại Việt Nam vẫn được
xem là đánh giá chính thức và cho điểm như đánh giá tổng kết. Điều này phản ánh khách
quan việc áp dụng ĐGQT của các cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam có sự khác biệt với
các cơ sở giáo dục đại học nước ngoài. Tuy vậy, đối với ngành SP tiếng Anh, GV vẫn sử
dụng các hình thức kiểm tra nhằm đánh giá sự tiến bộ của SV, chính vì vậy, nhiều GV và
SV vẫn áp dụng ĐGQT một cách chính thức và không chính thức. Có những đánh giá được
ghi điểm và cũng có những đánh giá chỉ để đo lường năng lực hiện tại của SV nhằm phản
hồi thông tin chính xác, chi tiết phục vụ công tác điều chỉnh.
b. Thực trạng nhận thức của giảng viên, cán bộ quản lý và sinh viên về mục tiêu
đánh giá quá trình trong đào tạo sinh viên đại học ngành sư phạm tiếng Anh
GV, CBQL và SV đều nhận thức được tầm quan trọng của mục tiêu ĐGQT trong
đào tạo SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh. Kết quả thể hiện qua Bảng 2.3. Theo đó, tỷ
lệ SV, CBQL và GV nhận định mục tiêu không quan trọng hầu như không có, chỉ từ 0%
đến 3,07% đối với SV và từ 0% đến 2,59% đối với GV, CBQL. Cả hai đối tượng đều
nhận định mục tiêu 3 (Hỗ trợ SV hiểu được nhu cầu, điểm mạnh và hứng thú trong học
tập từ đó SV có trách nhiệm hơn về sự phát triển giáo dục của bản thân) và mục tiêu 4
(Cung cấp cho SV thông tin chi tiết, chính xác và hữu ích hơn) là hai mục tiêu quan
trọng nhất trong số 5 mục tiêu đưa ra với điểm trung bình đánh giá là 2,67 đối với SV
và 2,62, 2,61 đối với GV, CBQL. Từ thông tin này có thể thấy SV nhận được các thông
tin phản hồi của GV nhằm tạo động lực học tập. Tuy vậy, ý kiến của SV và GV, CBQL
có sự khác biệt về xếp loại mục tiêu ít quan trọng nhất trong số 5 mục tiêu. 48,28% GV
đánh giá mục tiêu 2 (Khuyến khích SV phát huy những điểm mạnh của mình thay vì
chú trọng đến những thiếu sót) là rất quan trọng, 51,72% đánh giá quan trọng với điểm
trung bình đánh giá là 2,48 thấp nhất trong các mục tiêu. Trong lúc vẫn tỷ lệ cao là
57,02% SV đánh giá mục tiêu 5 (Nâng cao thành tích giáo dục của tất cả SV, đồng thời
giảm khoảng cách học tập và thành tích) là rất quan trọng, 39,91% đánh giá quan trọng
và tỷ lệ SV cho rằng mục tiêu này không quan trọng là 3,07%, cao nhất trong các mục
tiêu. Chính vì chỉ số đánh giá không quan trọng cao nhất nên điểm trung bình đánh giá
của mục tiêu 5 đối với SV chỉ là 2,54, thấp nhất trong các mục tiêu.
78
Bảng 2.3. Nhận thức của GV, CBQL và SV về mục tiêu ĐGQT trong đào tạo SV ĐH
ngành SP tiếng Anh
Mục tiêu ĐGQT
Chủ
thể
Mức độ
�̅�
Thứ
tự
Rất quan
trọng (3)
Quan
trọng (2)
Không
quan
trọng (1)
TS % TS % TS %
1. Chú trọng quá trình học
tập của SV và các giá trị nội
tại thay vì điểm số và khen
thưởng.
GV/
CBQL
64 55,17 52 44,83 0 0,00 2,55 3
SV 133 58,33 94 41,23 1 0,44 2,58 3
2. Khuyến khích SV phát
huy những điểm mạnh của
mình thay vì chú trọng đến
những thiếu sót.
GV/
CBQL
56 48,28 60 51,72 0 0,00 2,48 5
SV 133 58,33 91 39,91 4 1,75 2,57 4
3. Hỗ trợ SV hiểu được nhu
cầu, điểm mạnh và hứng thú
trong học tập từ đó SV có
trách nhiệm hơn về sự phát
triển giáo dục của bản thân.
GV/
CBQL
72 62,07 44 37,93 0 0,00 2,62 1
SV 157 68,86 67 29,39 4 1,75 2,67 1
4. Cung cấp cho SV thông
tin chi tiết, chính xác và hữu
ích hơn.
GV/
CBQL
72 62,07 43 37,07 1 0,86 2,61 2
SV 152 66,67 76 33,33 0 0,00 2,67 1
5. Nâng cao thành tích giáo
dục của tất cả SV, đồng
thời giảm khoảng cách học
tập và thành tích.
GV/
CBQL
60 51,72 53 45,69 3 2,59 2,49 4
SV 130 57,02 91 39,91 7 3,07 2,54 5
Trong phần phỏng vấn sâu, tất cả các GV được hỏi đều nhấn mạnh mục tiêu của
ĐGQT là cung cấp cho SV thông tin chi tiết, chính xác và hữu ích hơn nhằm hỗ trợ SV
điều chỉnh hoạt động học tập của mình, đồng thời cũng thông qua ĐGQT GV thu thập
thông tin để điều chỉnh hoạt động dạy của mình. Câu trả lời phỏng vấn có sự khác biệt
nhỏ giữa các miền, theo đó câu trả lời có sự giao động giữa hai mục tiêu 3 và 4 trong sự
lựa chọn tiêu chí nào quan trọng nhất. Lý do đưa ra là mục tiêu họ nhắm đến đầu tiên
trong quá trình giảng dạy là thu thập thông tin phản hồi, mặc dù có những bài kiểm tra
79
nhằm đánh giá mức kiến thức đạt được của SV theo quy định, GV tăng cường công tác
đánh giá bằng nhiều hình thức khác nhau. Qua phỏng vấn, GV cũng cho biết trong quá
trình đánh giá, GV phát hiện những thiếu sót của SV, hỗ trợ SV khắc phục các thiếu sót
của mình. Một GV tại Trường ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng “Chúng tôi thực
hiện đánh giá bằng nhiều phương pháp khác nhau, trong quá trình đánh giá, chúng tôi
phát hiện được cả những điểm mạnh và hạn chế của SV. Chúng tôi đặc biệt chú ý đến
những thiếu sót của các em để kịp thời điều chỉnh. Chính những phát hiện này giúp chúng
tôi khuyến khích các em phát huy những điểm mạnh của mình, đồng thời chúng tôi hướng
dẫn, động viên các em khắc phục những điểm yếu, những thiếu sót của mình nhằm đạt kết
quả tốt nhất”. Mục tiêu số 2 (Khuyến khích SV phát huy những điểm mạnh của mình
thay vì chú trọng đến những thiếu sót) đi ngược với mục tiêu đặt ra của GV. Các mục tiêu
còn lại đều được đánh giá là quan trọng và cần thiết đối với ĐGQT.
2.4.2. Thực trạng thực hiện nội dung đánh giá quá trình trong đào tạo sinh viên đại
học ngành sư phạm tiếng Anh
Câu hỏi điều tra chia thực trạng thực hiện nội dung ĐGQT thành ba lĩnh vực kiến
thức, kỹ năng và thái độ với 11 tiêu chí (Bảng 2.4).
Bảng 2.4. Thực trạng thực hiện nội dung ĐGQT trong đào tạo SV ĐH ngành SP
tiếng Anh
Thực hiện nội dung
ĐGQT
Chủ
thể
Mức độ
�̅�
Thứ
tự
Thường
xuyên (3)
Đôi khi (2)
Chưa thực
hiện (1)
TS % TS % TS %
1. Kiến thức
a. Nội dung đánh giá
được xây dựng theo tiêu
chí dựa trên chuẩn đầu ra.
GV/
CBQL
98 84,48 17 14,66 1 0,86 2,84 1
SV 143 62,72 83 36,40 2 0,88 2,62 2
b. Nội dung cập nhật
theo tiến trình đào tạo.
GV/
CBQL
78 67,24 37 31,90 1 0,86 2,66 3
SV 149 65,35 77 33,77 2 0,88 2,64 1
c. Nội dung đánh giá
trải đều các nội dung
đã giảng dạy.
GV/
CBQL
72 62,07 44 37,93 0 0,00 2,62 4
SV 137 60,09 88 38,60 3 1,32 2,59 3
80
d. Nội dung đánh giá đo
lường được mức kiến
thức SV đã đạt được đến
thời điểm đánh giá.
GV/
CBQL
78 67,24 38 32,76 0 0,00 2,67 2
SV 125 54,82 90 39,47 13 5,70 2,49 4
2. Kỹ năng
a. Kỹ năng vận dụng
kiến thức vào thực tế.
GV/
CBQL
69 59,48 47 40,52 0 0,00 2,59 2
SV 117 51,32 96 42,11 15 6,58 2,45 4
b. Kỹ năng làm việc
nhóm.
GV/
CBQL
87 75,00 27 23,28 2 1,72 2,73 1
SV 191 83,77 33 14,47 4 1,75 2,82 1
c. Kỹ năng tự giải
quyết vấn đề.
GV/
CBQL
60 51,72 56 48,28 0 0,00 2,52 3
SV 144 63,16 80 35,09 4 1,75 2,61 2
d. Kỹ năng kiến tạo
câu trả lời trong đánh
giá.
GV/
CBQL
52 44,83 63 54,31 1 0,86 2,41 4
SV 131 57,46 87 38,16 10 4,39 2,53 3
3. Thái độ
a. Yếu tố nhận thức trong
học tập thể hiện ở thái độ
đối với nội dung, có giá
trị, lợi ích, v.v.
GV/
CBQL
61 52,59 55 47,41 0 0,00 2,53 2
SV 146 60,04 71 31,14 11 4,82 2,60 1
b. Yếu tố cảm xúc đối
với môn học.
GV/
CBQL
52 44,83 59 50,86 5 4,31 2,41 3
SV 118 51,75 90 39,47 20 8,77 2,43 3
c. Yếu tố hành vi thể hiện
ở ý muốn của SV, thái độ
nhiệt tình hay thờ ơ đối
với nhiệm vụ học tập.
GV/
CBQL
68 58,62 46 39,66 2 1,72 2,57 1
SV 123 53,95 91 39,91 14 6,14 2,48 2
Trong số ba lĩnh vực được điều tra, đa số SV và GV, CBQL cho rằng việc nội dung
đánh giá được thực hiện thường xuyên với tỷ lệ từ 51,32% đến 83,77% đối với SV và
44,83% đến 84,48% đối với GV, CBQL; mức điểm trung bình giao động từ 2,43/3 đến
2,82/3 đối với SV và 2,41/3 đến 2,84/3 đối với GV, CBQL.
81
Cụ thể, đối với lĩnh vực kiến thức, GV và CBQL đánh giá mức độ thực hiện thường
xuyên nhất là nội dung đánh giá được xây dựng theo tiêu chí dựa trên chuẩn đầu ra với
84,48% và mức điểm trung bình đánh giá là 2,84/3, cũng là mức cao nhất trong tất cả
các nội dung. Đối với SV, nội dung cập nhật theo tiến trình đào tạo được thực hiện
thường xuyên nhất 65.35% và mức điểm trung bình đạt 2,64/3. Tuy tỷ lệ đánh giá mức
thực hiện thường xuyên cao, nhưng trong mối tương quan với các nội dung trong lĩnh
vực kiến thức GV, CBQL đánh giá nội dung đánh giá trải đều các nội dung đã giảng dạy
được thực hiện ít nhất với 62,07% và SV đánh giá nội dung đánh giá đo lường được
mức kiến thức SV đã đạt được đến thời điểm đánh giá ít được thực hiện thường xuyên
nhất với 54,82%.
Kết quả phỏng vấn sâu cho thấy mức độ thực hiện nội dung đánh giá được xây dựng
dựa theo chuẩn đầu ra thường xuyên nhất. Chuẩn đầu ra là tiêu chuẩn đánh giá mức đạt
được của SV trong quá trình đào tạo của một ngành, đồng thời được xem là văn bản pháp
quy trong đào tạo nhằm đánh giá sự thành công hay thất bại của một chương trình, vì vậy
nội dung này được thực hiện thường xuyên nhất (100% người được phỏng vấn đồng tình).
Ngược lại, đối với tiêu chí nội dung đánh giá trải đều các nội dung đã giảng dạy, người
được phỏng vấn cho rằng, ĐGQT đánh giá nội dung trong một khoảng thời gian cụ thể
nhằm mục đích điều chỉnh, bổ sung hoạt động dạy học mà không phải tất cả nội dung đã
giảng dạy trong chương trình tính từ khi bắt đầu đào tạo đến thời điểm đánh giá vì vậy
nhiều người được hỏi lựa chọn tiêu chí này ít được thực hiện thường xuyên nhất. Một GV
tại Trường Đại học Vinh cho biết “Nội dung đánh giá chỉ trải đều trong khoảng thời gian
mình cần đo lường, đánh giá chứ không thể trải đều toàn bộ nội dung đã giảng dạy từ
đầu đến thời điểm đánh giá được. Đây là ĐGQT nên chúng tôi lựa chọn khung chương
trình trong khoảng thời gian tiếp nối của bài thi trước”. Tuy vậy, những người được
phỏng vấn đều đồng ý việc thực hiện các nội dung liên quan đến kỹ năng được thực hiện
rất thường xuyên hoặc thường xuyên.
Đối với lĩnh vực kỹ năng, tỷ lệ đánh giá mức thực hiện cũng được đánh giá cao,
nghĩa là mức độ thực hiện thường xuyên, dù tỷ lệ thấp hơn so với lĩnh vực kiến thức, từ
51,32% đến 83,77% đối với SV và từ 44,83% đến 75% đối với GV, CBQL. Tuy mức
đánh giá cao đạt 83,77% và 75% nhưng giao động giữa các nội dung khá lớn và tỷ lệ thấp
nhiều hơn. Bảng 3.3 cho thấy, đối với điểm trung bình, SV đạt mức từ 2,45/3 đến 2,82/3
và GV, CBQL đạt mức từ 2,41/3 đến 2/73/3. Cụ thể, 75% GV, CBQL và 83,77% SV đánh
82
giá kỹ năng làm việc nhóm được thực hiện thường xuyên nhất. Hơn nữa, trong lúc SV
đánh giá việc thực hiện đánh giá kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế chưa được thường
xuyên so với việc đánh giá các kỹ năng khác (51,32%) thì GV, CBQL đánh giá việc thực
hiện đánh giá kỹ năng kiến tạo câu trả lời trong đánh giá ít thường xuyên nhất (59,48%).
Qua kết quả phỏng vấn sâu, người được phỏng vấn làm rõ việc làm việc nhóm được
thực hiện thường xuyên trong suốt quá trình đào tạo nên việc đánh giá diễn ra thường
xuyên hơn và có kết quả tốt hơn. Thông tin phản hồi có được từ đánh giá kỹ năng làm
việc nhóm nhanh hơn, chính xác hơn và hữu ích hơn (100% câu trả lời đồng thuận). Tiếp
đó hai kỹ năng được đánh giá khá thường xuyên là vận dụng kiến thức vào thực tế và tự
giải quyết vấn đề, các kỹ năng này được đánh giá thông qua các sản phẩm của SV. Riêng
đối với kỹ năng kiến tạo câu trả lời trong đánh giá không được chú trọng nhiều.
Trong lĩnh vực đánh giá thái độ, việc thực hiện ĐG thái độ của SV đối với môn
học, ngành học được thực hiện ít hơn so với kiến thức và kỹ năng. Kết quả cho thấy việc
đánh giá thái độ 2 (yếu tố cảm xúc đối với môn học) được thực hiện ít nhất, GV, CBQL
đánh giá thấp hơn SV ở mức 44,83%. Hai yếu tố còn lại được đánh giá thường xuyên
hơn, tuy nhiên nhận định của GV, CBQL và SV có sự khác biệt. SV cho rằng thái độ 1
(yếu tố nhận thức trong học tập thể hiện ở thái độ đối với nội dung, có giá trị, lợi ích, ...)
được đánh giá thường xuyên hơn ở mức 64,04%, còn GV, CBQL cho rằng thái độ 3
(yếu tố hành vi thể hiện ở ý muốn của SV, thái độ nhiệt tình hay thờ ơ đối với nhiệm vụ
học tập) được đánh giá thường xuyên hơn ở mức 58,62%. Điểm trung bình đánh giá các
yếu tố thái độ giao động từ 2,43/3 đến 2,60/3 đối với SV và 2,41/3 đến 2,57/3 đối với
GV, CBQL. Mức điểm này khá cao, thể hiện tính thường xuyên thực hiện đánh giá các
yếu tố thái độ trong quá trình đào tạo.
Các yếu tố thái độ được làm rõ hơn qua phỏng vấn sâu, kết quả cho thấy yếu tố
hành vi thể hiện ở ý muốn của SV, thái độ nhiệt tình hay thờ ơ đối với nhiệm vụ học tập
được đánh giá thường xuyên và rõ nét hơn. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng yếu tố
nhận thức trong học tập thể hiện ở thái độ đối với nội dung, có giá trị, lợi ích, v.v. được
thực hiện thường xuyên hơn vì chính thái độ đối với nội dung, tính có giá trị, lợi ích,
v.v. của môn học tạo động lực cho SV học tập tốt hơn, kết quả được cải thiện nhiều hơn.
Yếu tố cảm xúc đối với môn học được đánh giá nhưng không thường xuyên như yếu tố
ý muốn, thái độ nhiệt tình, nhận thức giá trị, lợi ích của môn học, ngành học. Một GV
của Trường ĐHSP Hà Nội cho biết “Thái độ của SV đối với môn học thể hiện qua tinh
83
thần giải quyết các nhiệm vụ học tập của SV, chúng tôi ghi nhận các biểu hiện cảm xúc
đó và có các chiến lược riêng để kích thích tinh thần học tập của SV. Tuy nhiên, chúng
tôi không đánh giá yếu tố thái độ này thường xuyên mà chỉ quan tâm khi yếu tố thái độ
biểu hiện mang tính đặc trưng”.
2.4.3. Thực trạng sử dụng phương pháp và công cụ đánh giá quá trình trong đào tạo
sinh viên đại học ngành sư phạm tiếng Anh
Phương pháp và công cụ đánh giá trong đào tạo SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh
đóng vai trò rất quan trọng, giúp GV thực hiện hiệu quả việc đo lường kết quả học tập
của SV tại các thời điểm cần thiết. Để tìm hiểu thực trạng sử dụng các phương pháp và
công cụ trong ĐGQT, chúng tôi đã đặt câu hỏi khảo sát với hai nội dung chính là sử
dụng phương pháp và công cụ. Câu hỏi có 3 mức lựa chọn: Thường xuyên, đôi khi và
chưa thực hiện. Kết quả khảo sát về thực trạng sử dụng phương pháp, kỹ thuật và công
cụ ĐGQT trong đào tạo SV ĐH ngành sư phạm tiếng Anh tại Việt Nam được thể hiện
tại Bảng 2.5.
Bảng 2.5. Phương pháp và công cụ ĐGQT trong đào tạo SV ĐH ngành SP tiếng Anh
Phương pháp
và công cụ
ĐGQT
Chủ thể
Mức độ
�̅� Thứ
tự
Thường
xuyên (3)
Đôi khi (2)
Chưa
thực hiện
(1)
TS % TS % TS %
a. Vấn đáp
GV/CBQL 98 84,48 18 15,52 0 0,00 2,84 1
SV 194 85,09 32 14,04 2 0,88 2,84 1
b. Quan sát
GV/CBQL 80 68,97 36 31,03 0 0,00 2,69 2
SV 175 76,75 51 22,37 2 0,88 2,76 2
c. Tự luận
GV/CBQL 60 51,72 56 48,28 0 0,00 2,51 3
SV 102 44,74 126 55,26 0 0,00 2,45 3
d. Trắc nghiệm
khách quan
GV/CBQL 62 53,44 54 46,56 0 0,00 2,51 3
SV 102 44,73 126 55,27 0 0,00 2,36 5
e. Nghiên cứu
hồ sơ SV
GV/CBQL 62 53,45 51 43,97 3 2,59 2,51 3
SV 111 48,68 107 46,93 10 4,39 2,44 4
f. Nghiên cứu sản
phẩm học tập
GV/CBQL 50 43,10 66 56,90 0 0,00 2,40 4
SV 76 33,33 125 54,83 27 11,84 2,20 6
84
Việc sử dụng phương pháp và công cụ ĐGQT trong đào tạo SV ĐH ngành sư phạm
tiếng Anh được thực hiện khá thường xuyên. Kết quả khảo sát từ bảng 2.5 cho thấy tỷ lệ
đồng ý với việc sử dụng phương pháp và công cụ ĐGQT thường xuyên chiếm đa số, kết
quả giao động từ 33,33% đến 85,09% đối với SV và 43,10% đến 84,48% đối với GV,
CBQL. Hai đối tượng khảo sát có kết quả như nhau về sắp xếp thứ bậc các phương pháp
trong ĐGQT, trong đó phương pháp vấn đáp được thực hiện thường xuyên nhất với tỷ lệ
85,09% đối với SV và 84,48% đối với GV, CBQL. Phương pháp quan sát cũng được sử
dụng khá thường xuyên với mức sử dụng thường xuyên là 76,75% đối với SV và 68,97%
đối với GV, CBQL. Kết quả khảo sát cho thấy phương pháp tự luận được sử dụng khá
nhiều trong ĐGQT với 51,72% đánh giá mức thường xuyên 48,28% câu trả lời đánh giá
mức đôi khi và không có đánh giá nào ở mức chưa thực hiện đối với GV, SV đánh giá
mức thường xuyên là 44,74% và mức đôi khi chiếm 55,26%; bên cạnh đó phương pháp
trắc nghiệm khách quan được sử dụng trong đánh giá với mức thường xuyên là 44,73%
đối với SV và mức đôi khi là 53,44% đối với GV, CBQL, đây là mức sử dụng thường
xuyên hơn so với phương pháp tự luận. Phương pháp nghiên cứu hồ sơ SV được GV sử
dụng khá thường xuyên, phản ánh qua tỷ lệ mức độ thường xuyên ở mức 48,68% đối với
SV và 53,45% đối với GV, CBQL, kết quả này thể hiện mức sử dụng trung bình, không
được ưu tiên trong nhóm các phương pháp đánh giá. Trong số các phương pháp đánh giá,
phương pháp đánh giá sản phẩm ít được ưu tiên nhất, kết quả đánh giá việc sử dụng
phương pháp này chỉ ở mức trung bình thấp là 33,33% (SV) và 43,10% (GV, CBQL).
Điểm đánh giá trung bình cao: thấp nhất đạt 2,20/3 và cao nhất 2,84/3 đối với SV;
thấp nhất 2,40/3 và cao nhất 2,84 đối với GV, CBQL. Khảo sát cũng cho thấy tỷ lệ lựa
chọn mức sử dụng các phương pháp ĐGQT Chưa thực hiện rất thấp, nằm ở mức từ 0%
đến 4,39%; riêng phương pháp nghiên cứu sản phẩm học tập, SV đánh giá mức chưa
thực hiện là 11,84%. Điều này chứng tỏ GV đã sử dụng đa dạng các phương pháp ĐGQT
trong quá trình dạy học của mình.
Nhìn chung, các phương pháp ĐGQT đã được GV sử dụng đa dạng và thường
xuyên với mức độ đánh giá gần như nhau. Riêng phương pháp nghiên cứu sản phẩm học
tập được GV sử dụng khá thường xuyên, tuy nhiên vẫn còn một số SV đánh giá mức
chưa thực hiện.
Kết quả phỏng vấn sâu cho thấy rõ hơn lí do GV sử dụng các phương pháp ĐGQT.
85
GV sử dụng phương pháp vấn đáp thường xuyên nhất. Lí do ưu tiên phương pháp vấn
đáp được cho là thu thập thông tin nhanh, chính xác, thuận lợi đáp ứng yêu cầu điều chỉnh
tức thời đối với GV và SV. Về câu hỏi phỏng vấn này, một GV tại Trường Đại học Vinh
cho rằng “Trong nhiều phương pháp sử dụng tại lớp, tôi thường sử dụng phương pháp
hỏi đáp nhất bởi vì tôi có thể thu thập thông tin phản hồi ngay lập tức, đồng thời chính
phản ứng của SV cũng cho tôi thấy được khả năng kiến tạo câu trả lời của các em, từ đó
tôi thu thập thêm được thông tin phản hồi nhằm điều chỉnh hoạt động dạy của mình cũng
như phản hồi cho SV biết và điều chỉnh hoạt động học của các em kịp thời”. Ngoài hỏi
đáp, GV ĐHSP tiếng Anh còn sử dụng phương pháp trắc nghiệm, đặc biệt là trắc nghiệm
nhanh hàng ngày (quick test), trong cả quá trình đào tạo, kết quả trắc nghiệm cho GV và
SV thông tin về diễn tiến sự tiến bộ của SV và có điều chỉnh thích hợp. Khi được hỏi vì
sao lựa chọn phương pháp đánh giá sản phẩm ít hơn, đa số những người được phỏng vấn
đều cho rằng nghiên cứu sản phẩm học tập mất nhiều thời gian hơn so với các phương
pháp khác. Các phương pháp đánh giá qua hồ sơ cũng được sử dụng khá phổ biến nhằm
đánh giá SV một cách đầy đủ, toàn diện và chính xác. Hồ sơ SV chứa đựng các thông tin
khá đầy đủ, từ những kết quả của nhiệm vụ học tập, đánh giá của GV, bạn học và cả của
chính bản thân SV, đây chính là nguồn thông tin phản hồi có giá trị. Tuy vậy, sự phối hợp
nhuần nhuyễn các phương pháp đánh giá sẽ giúp GV và SV có thông tin phản hồi chính
xác nhất, khách quan nhất, giá trị nhất nhằm điều chỉnh hoạt động dạy học, nâng cao chất
lượng đào tạo và cải thiện kết quả học tập của SV. Người được phỏng vấn cũng cho rằng,
trong ĐGQT vai trò của GV vẫn đang được chú trọng hơn, thông tin phản hồi từ GV nhiều
hơn so với phản hồi từ SV, trừ thông tin từ vấn đáp.
Các câu hỏi phỏng vấn sâu về công cụ đánh giá quá trình, một GV của Trường Đại
học Vinh cho hay các công cụ trong phương pháp vấn đáp và trắc nghiệm nhanh đóng
vai trò rất quan trọng, được sử dụng thường xuyên nhằm thu thập thông tin phản hồi kịp
thời và chính xác, các công cụ khác cũng được song song sử dụng nhưng với tần suất
thấp hơn nhằm hỗ trợ thu nhận thông tin phản hồi. Một GV của Trường ĐHSP Thành
phố Hồ Chí Minh cho biết “các công cụ đánh giá như ghi chép thông quá quan sát, trắc
nghiệm và vấn đáp là các công cụ được sử dụng thường xuyên, rất hiệu quả trong việc
thu thập thông tin phản hồi từ SV”. Một số công cụ khác được lồng ghép vào ba công
cụ này nhằm bổ sung và xác nhận các thông tin đã thu nhận được từ các công cụ khác.
86
Ngoài các công cụ trên, GV còn bổ sung việc sử dụng phiếu hỏi, tham gia seminar
và nghiên cứu khoa học. Qua các công cụ này, GV có thể bổ sung minh chứng để đánh
giá SV một cách chính xác hơn.
2.4.4. Thực trạng tác động của đánh giá quá trình t