Luận án Quản lý đào tạo ngành quản lý tài nguyên và môi trường ở các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh theo chuẩn đầu ra

MỤC LỤC

 Trang

TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ

MỞ ĐẦU 5

Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 14

1.1. Tổng quan những công trình nghiên cứu của các tác giả ngoài nước và trong nước có liên quan đến đề tài luận án 14

1.2. Giá trị các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục nghiên cứu 33

Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC THEO CHUẨN ĐẦU RA 37

2.1. Những vấn đề lý luận về đào tạo ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường ở các trường đại học theo chuẩn đầu ra 37

2.2. Những vấn đề lý luận về quản lý đào tạo ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường ở các trường đại học theo chuẩn đầu ra 58

2.3. Những nhân tố tác động đến quản lý đào tạo ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường ở các trường đại học theo chuẩn đầu ra 78

Ch¬ương 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THEO CHUẨN ĐẦU RA 84

3.1. Khái quát chung về các trường đại học có đào tạo ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 84

3.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng 85

3.3. Thực trạng đào tạo ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường ở các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh theo chuẩn đầu ra 88

3.4. Thực trạng quản lý đào tạo ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường ở các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh theo chuẩn đầu ra 107

3.5. Thực trạng ảnh hưởng của những nhân tố tác động đến quản lý đào tạo ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường ở các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh theo chuẩn đầu ra 126

3.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý đào tạo ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường ở các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh theo chuẩn đầu ra 127

Chương 4 BIỆN PHÁP VÀ KHẢO NGHIỆM, THỬ NGHIỆM BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THEO CHUẨN ĐẦU RA 135

4.1. Biện pháp quản lý đào tạo ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường ở các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh theo chuẩn đầu ra 135

4.2. Khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp 164

4.3. Thử nghiệm biện pháp đề xuất 170

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 180

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 185

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 186

PHỤ LỤC 198

 

doc251 trang | Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 374 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý đào tạo ngành quản lý tài nguyên và môi trường ở các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh theo chuẩn đầu ra, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tạo theo chuẩn đầu ra Bảng 3.16. Kết quả đánh giá về thực trạng xây dựng CTĐT ngành QLTN&MT theo chuẩn đầu ra TT Tiêu chí đánh giá Các mức độ đánh giá ĐTB Thứ bậc 1 2 3 4 5 1 Sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan trong xây dựng, phát triển CTĐT 11 44 107 63 7 3.05 19 2 Cách tiếp cận xây dựng CTĐT rõ ràng 6 37 102 74 13 3.22 12 3 CTĐT được xây dựng dựa trên căn cứ khoa học, phân tích bối cảnh đào tạo 5 40 97 84 6 3.20 14 4 Quy trình xây dựng CTĐT tuân thủ các bước theo quy định của Bộ GD&ĐT 0 18 88 77 49 3.68 2 5 Mục tiêu, CĐR của CTĐT được xác định rõ ràng, đầy đủ 2 34 91 82 23 3.39 9 6 Cấu trúc CTĐT phù hợp theo quy định của Bộ GD&ĐT 0 21 56 68 87 3.95 1 7 Đảm bảo tỷ lệ cân xứng giữa các khối kiến thức trong cấu trúc CTĐT 1 27 81 92 31 3.54 4 8 CTĐT có nhiều môn học tự chọn đáp ứng nhu cầu của người học 5 53 108 56 10 3.06 18 9 Mỗi môn học trong CTĐT đều có đóng góp rõ ràng vào việc đạt được CĐR của CTĐT (thể hiện qua ma trận CĐR của CTĐT) 7 47 99 63 16 3.15 17 10 Nội dung CTĐT phù hợp với khả năng học tập của sinh viên 4 38 92 77 21 3.31 10 11 Nội dung CTĐT ngành QLTN&MT so với kiến thức mặt bằng chung của trình độ đào tạo đại học ở Việt Nam 0 14 95 77 46 3.67 3 12 Nội dung CTĐT phù hợp với với mục tiêu và CĐR của CTĐT 5 43 107 57 20 3.19 15 13 Nội dung CTĐT phù hợp với thực tiễn nghề nghiệp và nhu cầu xã hội 7 38 102 69 16 3.21 13 14 Đảm bảo tính liên thông, kế thừa 2 40 67 82 41 3.52 5 15 Có sự phân cấp quản lý trong thiết kế, xây dựng CTĐT theo CĐR 4 27 91 85 25 3.43 7 16 Thử nghiệm chương trình đào tạo 9 38 104 66 15 3.17 16 17 Đánh giá CTĐT trước khi áp dụng 8 32 99 71 22 3.29 11 18 CTĐT được đánh giá định kỳ nhằm đảm bảo tính cập nhật 6 31 74 92 29 3.46 6 19 CTĐT được cập nhật, điều chỉnh theo tần suất quy định 5 34 77 94 22 3.41 8 Tổng hợp các tiêu chí 3.36 Kết quả khảo sát ở Bảng 3.16 cho thấy các bên liên quan đánh giá chưa cao về thực trạng xây dựng CTĐT ngành QLTN&MT ở các trường đại học trên địa bàn TPHCM theo CĐR với điểm trung bình chung là 3.36 (mức trung bình). Các tiêu chí được đánh giá tương đối tốt gồm: tiêu chí 6 “Cấu trúc CTĐT phù hợp theo quy định của Bộ GD&ĐT” với ĐTB là 3.95, tiêu chí 4 “Quy trình xây dựng CTĐT theo CĐR tuân thủ các bước theo quy định của Bộ GD&ĐT” với ĐTB là 3.68, tiêu chí 11 “Nội dung CTĐT so với kiến thức mặt bằng chung của trình độ đào tạo đại học ở Việt Nam” với ĐTB là 3.67. Trong khi đó, các tiêu chí được đánh giá thấp gồm tiêu chí 1 “Sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan trong thiết kế, xây dựng, phát triển CTĐT”, tiêu chí 8 “Có nhiều môn học tự chọn đáp ứng nhu cầu của người học”, tiêu chí 9 “Mỗi môn học trong CTĐT đều có đóng góp rõ ràng vào việc đạt được CĐR của CTĐT (thể hiện qua ma trận CĐR của CTĐT)”. Qua phỏng vấn sâu một số CBQL, giảng viên ngành QLTN&MT ở các trường đại học trên địa bàn TPHCM cho thấy việc xây dựng, phát triển CTĐT ngành QLTN&MT có những hạn chế nhất định như: chưa làm tốt việc xây dựng kế hoạch, hướng dẫn quy trình xây dựng, phát triển CTĐT; chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan, nhất là các chủ thể sử dụng nguồn nhân lực trong xây dựng, phát triển CTĐT; công tác tổ chức và chỉ đạo các đơn vị lấy ý kiến đóng góp của các bên liên quan, đặc biệt là các chủ thể sử dụng nguồn nhân lực ngành QLTN&MT, trong xây dựng và phát triển CTĐT còn rất hạn chế. Việc khảo sát lấy ý kiến phản hồi về nội dung CTĐT của nhà trường từ các bên liên quan, nhất là các chủ thể sử dụng nguồn nhân lực ngành QLTN&MT chưa được tiến hành thường xuyên, liên tục. CTĐT không có nhiều môn học tự chọn để đáp ứng nhu cầu, ước muốn của người học; CTĐT chưa có hoặc ít có thể hiện ma trận tương thích giữa CĐR của các môn học với CĐR của CTĐT; CTĐT chưa được thử nghiệm trước khi áp dụng chính thức; nội dung CTĐT chưa thật sự phù hợp với với mục tiêu và CĐR của CTĐT (còn nhiều môn học không có đóng góp đáng kể vào các CĐR của CTĐT); nội dung CTĐT chưa thật phù hợp với thực tiễn nghề nghiệp và nhu cầu xã hội Qua phỏng vấn trực tiếp, NCS cũng ghi nhận những đề xuất, kiến nghị về việc cần phải xây dựng, phát triển CTĐT ngành QLTN&MT phù hợp với yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực của ngành. 3.4.2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện nội dung, chương trình đào tạo theo chuẩn đầu ra Bảng 3.17. Kết quả đánh giá về thực trạng thực hiện nội dung, CTĐT ngành QLTN&MT theo chuẩn đầu ra TT Tiêu chí đánh giá Các mức độ đánh giá ĐTB Thứ bậc 1 2 3 4 5 1 Xây dựng và triển khai các các văn bản cụ thể hóa CTĐT theo CĐR 4 38 70 87 33 3.46 9 2 Sơ đồ logic thực hiện CTĐT toàn khóa theo CĐR 5 42 74 84 27 3.37 11 3 Bố trí, sắp xếp các môn học của CTĐT theo CĐR 3 27 68 84 50 3.65 6 4 Xây dựng kế hoạch đào tạo toàn khóa theo CĐR 2 18 73 94 45 3.70 5 5 Sự phân chia thời gian, nội dung từng môn học khoa học, hợp lý 5 27 80 86 34 3.50 8 6 Xác định các mốc thời gian và mục tiêu đạt được trong thực hiện CTĐT theo CĐR 4 31 74 88 35 3.51 7 7 Xác định các phương thức thực hiện CTĐT theo CĐR 7 44 84 79 18 3.25 12 8 Xác định tiến trình biểu, thời khóa biểu thực hiện CTĐT theo CĐR 3 38 77 89 25 3.41 10 9 Thực hiện CTĐT bám sát theo quy chế GD&ĐT 0 14 43 92 83 4.05 1 10 Duy trì thực hiện các nội dung của CTĐT theo quy chế GD&ĐT 0 13 47 90 82 4.04 2 11 Quản lý các chủ thể thực hiện CTĐT theo quy chế GD&ĐT 2 15 51 87 77 3.96 3 12 Quản lý CSVC, phương tiện kỹ thuật phục vụ CTĐT theo CĐR 3 19 62 94 54 3.76 4 Tổng hợp các tiêu chí 3.64 Kết quả khảo sát ở Bảng 3.17 cho thấy các bên liên quan đánh giá tương đối cao về thực trạng tổ chức thực hiện nội dung, CTĐT ngành QLTN&MT ở các trường đại học trên địa bàn TPHCM theo CĐR với điểm trung bình chung là 3.64 (xếp loại khá). Các tiêu chí bị đánh giá thấp cần quan tâm khắc phục trong thời gian tới gồm tiêu chí 7 “Xác định các phương thức thực hiện CTĐT theo CĐR” với ĐTB là 3.25, tiêu chí 2 “Sơ đồ logic thực hiện CTĐT toàn khóa theo CĐR” với ĐTB là 3.37. Qua phỏng vấn sâu một số CBQL, giảng viên ngành QLTN&MT ở các trường đại học trên địa bàn TPHCM cho thấy việc thực hiện nội dung, CTĐT ngành QLTN&MT theo CĐR có những hạn chế nhất định như: nhà trường chưa xác định rõ các phương thức thực hiện CTĐT theo CĐR, chưa lập sơ đồ logic toàn khóa thực hiện CTĐT theo CĐR, chưa xác định rõ tiến trình biểu, thời khóa biểu thực hiện CTĐT theo CĐR; việc xây dựng và triển khai các các văn bản cụ thể hóa CTĐT theo CĐR còn chậm; sự phân chia thời gian, nội dung từng môn học trong CTĐT chưa thật sự khoa học và hợp lý. Nhìn chung, các ý kiến này đều trùng với kết quả điểm số đánh giá ở Bảng 3.18 (các tiêu chí được đánh giá thấp nhất từ dưới lên), chứng tỏ kết quả đánh giá có độ tin cậy tốt. 3.4.2.3. Thực trạng quản lý phối hợp các lực lượng trong đào tạo ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường theo chuẩn đầu ra Bảng 3.18. Kết quả đánh giá về thực trạng quản lý phối hợp các lực lượng trong đào tạo ngành QLTN&MT theo chuẩn đầu ra TT Tiêu chí đánh giá Các mức độ đánh giá ĐTB Thứ bậc 1 2 3 4 5 1 Đảng ủy, Hội đồng Trường, Ban giám hiệu 0 15 89 72 56 3.73 1 2 Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục 3 20 122 77 10 3.31 4 3 Đội ngũ nhân viên 7 32 145 40 8 3.04 7 4 Đội ngũ giảng viên 0 17 90 78 47 3.67 2 5 Đội ngũ sinh viên 9 67 98 51 7 2.91 8 6 Phối hợp giữa nhà trường với các cơ sở giáo dục 2 25 95 63 47 3.55 3 7 Phối hợp giữa nhà trường với các tổ chức chính quyền, địa phương 8 44 103 51 26 3.19 6 8 Phối hợp giữa nhà trường với doanh nghiệp 6 35 97 90 4 3.22 5 Tổng hợp các tiêu chí 3.33 Kết quả khảo sát ở Bảng 3.18 cho thấy các bên liên quan đánh giá chưa cao về thực trạng quản lý phối hợp các lực lượng trong đào tạo ngành Quản lý TN&MT theo CĐR với điểm trung bình chung là 3.33 (mức trung bình). Các tiêu chí bị đánh giá thấp cần quan tâm khắc phục trong thời gian tới theo thứ tự từ dưới lên gồm: tiêu chí 5 “Đội ngũ sinh viên” với ĐTB là 2.91; tiêu chí 3 “Đội ngũ nhân viên” với ĐTB là 3.04; tiêu chí 7 “Phối hợp giữa nhà trường với các tổ chức chính quyền, địa phương” với ĐTB là 3.19; tiêu chí 8 “Phối hợp giữa nhà trường với doanh nghiệp” với ĐTB là 3.22. Qua phỏng vấn sâu một số CBQL, giảng viên ngành QLTN&MT ở các trường đại học trên địa bàn TPHCM cho thấy việc quản lý phối hợp các lực lượng trong đào tạo ngành QLTN&MT theo CĐR có những hạn chế nhất định như: sự phối hợp trong đội ngũ sinh viên, đội ngũ nhân viên phục vụ đào tạo chưa tốt, đặc biệt là thiếu sự phối hợp giữa nhà trường với các tổ chức chính quyền, địa phương cũng như với các doanh nghiệp trong đào tạo, điều này dẫn đến chất lượng đào tạo ngành QLTN&MT nhìn chung là chưa cao. 3.4.2.4. Thực trạng đánh giá, bổ sung phát triển chương trình đào tạo theo chuẩn đầu ra Bảng 3.19. Kết quả đánh giá về thực trạng đánh giá, bổ sung phát triển CTĐT ngành QLTN&MT theo chuẩn đầu ra TT Tiêu chí đánh giá Các mức độ đánh giá ĐTB Thứ bậc 1 2 3 4 5 1 Đánh giá việc thực hiện các mục tiêu của CTĐT theo CĐR 4 31 74 88 35 3.51 4 2 Tính khả thi, phù hợp, thực tiễn của CTĐT theo CĐR 0 25 67 92 48 3.70 1 3 Đánh giá sự đảm bảo theo quy chế, kế hoạch thực hiện CTĐT theo CĐR 1 28 70 89 44 3.63 2 4 Đa dạng hóa các nội dung, phương pháp và hình thức đánh giá CTĐT 3 34 88 76 31 3.42 6 5 Thực hiện cơ chế tự đánh giá 2 31 85 81 33 3.48 5 6 Bổ sung, điều chỉnh CTĐT theo CĐR sau kiểm tra, đánh giá 3 27 80 84 38 3.55 3 7 Thường xuyên bổ sung, cập nhật, đổi mới nội dung CTĐT theo CĐR 5 40 97 72 18 3.25 7 8 Bổ sung cập nhật CĐR và nội dung trong từng môn học, bài giảng 9 45 100 66 12 3.12 9 9 Điều chỉnh phương pháp, hình thức, dung lượng, thời gian thực hiện CTĐT phù hợp với thực tiễn 8 40 93 74 17 3.22 8 Tổng hợp các tiêu chí 3.43 Kết quả khảo sát ở Bảng 3.19 cho thấy các bên liên quan đánh giá tương đối tốt về thực trạng đánh giá, bổ sung phát triển CTĐT ngành QLTN&MT ở các trường đại học trên địa bàn TPHCM theo CĐR với điểm trung bình chung là 3.43 (xếp loại khá). Các tiêu chí bị đánh giá thấp cần quan tâm khắc phục trong thời gian tới gồm: tiêu chí 8 “Bổ sung cập nhật CĐR và nội dung trong từng môn học, bài giảng” với ĐTB là 3.12; tiêu chí 9 “Điều chỉnh phương pháp, hình thức, dung lượng, thời gian, phương pháp thực hiện CTĐT phù hợp với thực tiễn” với ĐTB là 3.22, và tiêu chí 7 “Thường xuyên bổ sung, cập nhật, đổi mới nội dung CTĐT theo CĐR” với ĐTB là 3.25. Qua phỏng vấn sâu một số CBQL, giảng viên ngành QLTN&MT ở các trường đại học trên địa bàn TPHCM cho thấy việc đánh giá, bổ sung phát triển CTĐT ngành QLTN&MT theo CĐR có những hạn chế nhất định như: chậm cập nhật, điều chỉnh, bổ sung CĐR và nội dung giảng dạy trong từng môn học, bài giảng; chậm trễ trong việc điều chỉnh phương pháp, hình thức, dung lượng, thời gian thực hiện CTĐT cho phù hợp với thực tiễn; nội dung CTĐT chưa được cập nhật, điều chỉnh, bổ sung thường xuyên; các nội dung, phương pháp và hình thức đánh giá CTĐT chưa được phong phú, đa dạng, ít có CTĐT được đánh giá theo tiêu chuẩn quốc tế. Những hạn chế này cần được quan tâm khắc phục trong thời gian tới. 3.4.3. Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên Để đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên ngành QLTN&MT ở các trường đại học trên địa bàn TPHCM theo CĐR, NCS tiến hành khảo sát ý kiến của 136 giảng viên, CBQL từ 6 trường đại học có đào tạo ngành QLTN&MT trên địa bàn thành phố. Kết quả như sau: 3.4.3.1. Thực trạng quản lý xác định mục tiêu giảng dạy của giảng viên theo chuẩn đầu ra Bảng 3.20. Kết quả đánh giá về thực trạng quản lý xác định mục tiêu giảng dạy của giảng viên ngành QLTN&MT theo CĐR TT Tiêu chí đánh giá Các mức độ đánh giá ĐTB Thứ bậc 1 2 3 4 5 1 Nhận thức của giảng viên về mục tiêu, nhiệm vụ dạy học theo CĐR 0 5 22 43 66 4.25  1 2 Xác định các mục tiêu giảng dạy về kiến thức 0 3 28 56 49 4.11  3 3 Xác định các mục tiêu giảng dạy về kỹ năng 0 7 34 60 35 3.90  5 4 Xác định các mục tiêu giảng dạy về thái độ, phẩm chất 0 8 36 57 35 3.88  6 5 Mục tiêu giảng dạy phù hợp với sinh viên và bám sát CĐR 0 6 32 61 37 3.95 4 6 Mục tiêu giảng dạy đáp ứng thực tiễn phát triển nghề, thực tiễn xã hội 0 5 27 49 55 4.13  2 Tổng hợp các tiêu chí 4.04 Kết quả khảo sát cho thấy đội ngũ giảng viên và CBQL ở các trường đánh tương đối tốt về thực trạng quản lý xác định mục tiêu giảng dạy của giảng viên ngành QLTN&MT theo CĐR với điểm trung bình chung là 4.04 (xếp loại khá). Hầu hết những cán bộ được khảo sát đều đánh giá cao về tiêu chí 1 “Nhận thức của giảng viên về mục tiêu, nhiệm vụ dạy học theo CĐR” với ĐTB là 4.25 và tiêu chí 6 “Mục tiêu giảng dạy đáp ứng thực tiễn phát triển nghề, thực tiễn xã hội” với ĐTB là 4.13. Đây là những tín hiệu tốt để các trường sớm chuyển đổi thành công sang mô hình đào tạo dựa trên CĐR. Qua phỏng vấn sâu một số CBQL, giảng viên ngành QLTN&MT ở các trường đại học trên địa bàn TPHCM cho thấy đa số các ý kiến cho rằng giảng viên cơ bản đã xác định đúng các mục tiêu giảng dạy theo CĐR, tuy nhiên vẫn có một số ít ý kiến cho rằng giảng viên chưa xác định rõ mục tiêu giảng dạy đáp ứng thực tiễn phát triển nghề nghiệp, thực tiễn xã hội. 3.4.3.2. Thực trạng quản lý thực hiện nội dung, chương trình, kế hoạch giảng dạy của giảng viên theo chuẩn đầu ra Bảng 3.21. Kết quả đánh giá về thực trạng quản lý thực hiện nội dung, chương trình, kế hoạch giảng dạy của giảng viên theo chuẩn đầu ra TT Tiêu chí đánh giá Các mức độ đánh giá ĐTB Thứ bậc 1 2 3 4 5 1 Tuân thủ nội dung chương trình giảng dạy theo quy định 0 4 22 42 68 4.28 1 2 Đảm bảo nội dung, thời gian giảng dạy lý thuyết, thực hành hợp lý 0 7 27 43 59 4.13 6 3 Đảm bảo đúng tiến độ thực hiện CTĐT theo CĐR 0 5 25 45 61 4.19 3 4 Đảm bảo nội dung, thời gian tự học cho sinh viên 0 6 28 48 54 4.10 7 5 Đảm bảo nội dung chương trình giảng dạy trên lớp cho sinh viên 0 5 21 45 65 4.25 2 6 Đảm bảo nội dung chương trình ngoài giờ lên lớp cho sinh viên 2 6 30 54 44 3.97 9 7 Đảm bảo nội dung chương trình học tập ở xưởng thực hành, phòng thí nghiệm, ở các doanh nghiệp, cơ quan cho sinh viên 5 18 42 54 17 3.44 11 8 Kế hoạch giảng dạy xác định rõ mục tiêu giảng dạy theo CĐR 0 8 21 47 60 4.17 5 9 Kế hoạch giảng dạy xác định nội dung, phương pháp, hình thức giảng dạy theo CĐR 0 10 26 64 36 3.93 10 10 Kế hoạch giảng dạy chỉ rõ thành phần, lực lượng phối hợp tham gia, cơ sở vật chất đảm bảo 0 7 19 52 58 4.18 4 11 Kế hoạch giảng dạy bám sát các yêu cầu CĐR 0 8 26 60 42 4.00 8 Tổng hợp các tiêu chí 4.06 Kết quả khảo sát cho thấy đội ngũ giảng viên và CBQL ở các trường đánh cao về thực trạng quản lý thực hiện nội dung, chương trình, kế hoạch giảng dạy của giảng viên theo CĐR với điểm trung bình chung là 4.06 (xếp loại khá). Một số tiêu chí được đánh giá chưa cao gồm: tiêu chí 7 “Đảm bảo nội dung chương trình học tập ở xưởng thực hành, phòng thí nghiệm, ở các doanh nghiệp, cơ quan cho sinh viên” với ĐTB là 3.44; tiêu chí 9 “Kế hoạch giảng dạy xác định nội dung, phương pháp, hình thức giảng dạy theo CĐR” với ĐTB là 3.93. Qua phỏng vấn sâu một số CBQL, giảng viên ngành QLTN&MT ở các trường đại học trên địa bàn TPHCM cho thấy đa số các ý kiến cho rằng nhà trường quản lý tương đối tốt việc thực hiện nội dung, chương trình, kế hoạch giảng dạy của giảng viên ngành QLTN&MT theo CĐR. Một số ý kiến khác đề nghị tăng thời lượng và nội dung chương trình học tập ở xưởng thực hành, phòng thí nghiệm, ở các doanh nghiệp, cơ quan cho sinh viên, cũng như có kế hoạch giảng dạy chi tiết xác định nội dung, phương pháp, hình thức giảng dạy theo CĐR. 3.4.3.3. Thực trạng chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức giảng dạy của giảng viên theo chuẩn đầu ra Bảng 3.22. Kết quả đánh giá về thực trạng chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức giảng dạy của giảng viên theo chuẩn đầu ra TT Tiêu chí đánh giá Các mức độ đánh giá ĐTB Thứ bậc 1 2 3 4 5 1 Chỉ đạo sử dụng các phương pháp, hình thức giảng dạy chính khóa theo CĐR 0 9 25 39 63 4.15 1  2 Định hướng sử dụng các phương pháp, hình thức giảng dạy ngoại khóa theo CĐR 3 12 28 50 43 3.87  5 3 Chỉ đạo kết hợp sử dụng các phương pháp, hình thức giảng dạy chính khóa, ngoại khóa, trải nghiệm theo CĐR 0 10 30 42 54 4.03  4 4 Chỉ đạo kết hợp các phương pháp, hình thức giảng dạy lý thuyết với thực hành, thực tập theo CĐR 0 8 26 43 59 4.13  2 5 Định hướng sử dụng các phương pháp, hình thức giảng dạy PTNL cho SV theo CĐR 5 31 65 29 6 3.00  6 6 Tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới, sử dụng các phương pháp, hình thức giảng dạy theo CĐR 0 9 27 48 52 4.05  3 Tổng hợp các tiêu chí 3.87 Kết quả khảo sát ở Bảng 3.22 cho thấy đội ngũ giảng viên và CBQL ở các trường đánh khá cao về thực trạng chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức giảng dạy của giảng viên theo CĐR với điểm trung bình chung là 3.87 (xếp loại khá). Các tiêu chí liên quan đến chỉ đạo đổi mới (tiêu chí 1, 3, 4) và tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo (tiêu chí 6) được đánh giá cao với ĐTB dao động từ 4.03 – 4.15. Trong khi đó, các tiêu chí về định hướng sử dụng phương pháp, hình thức đào tạo được đánh giá chưa cao với ĐTB dao động từ 3.00 – 3.87. Đặc biệt, tiêu chí 5 “Định hướng sử dụng các phương pháp, hình thức giảng dạy phát triển năng lực cho sinh viên theo CĐR” được đánh giá thấp nhất với ĐTB là 3.00. Tiêu chí này cần đặc biệt quan tâm khắc phục sắp tới. Qua phỏng vấn sâu một số CBQL, giảng viên ngành QLTN&MT ở các trường đại học trên địa bàn TPHCM cho thấy đa số các ý kiến cho rằng nhà trường đã có sự chỉ đạo, yêu cầu giảng viên ngành QLTN&T phải đổi mới về phương pháp, hình thức giảng dạy theo CĐR. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng trong chỉ đạo đổi mới nhà trường chưa định hướng rõ việc sử dụng các phương pháp, hình thức giảng dạy nhằm phát triển năng lực cho sinh viên theo CĐR cũng như chưa định hướng rõ việc sử dụng các phương pháp, hình thức giảng dạy ngoại khóa để nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên. 3.4.3.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên theo chuẩn đầu ra Bảng 3.23. Kết quả đánh giá về thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên theo chuẩn đầu ra TT Tiêu chí đánh giá Các mức độ đánh giá ĐTB Thứ bậc 1 2 3 4 5 1 Quán triệt mục đích, yêu cầu kiểm tra, đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên theo CĐR 0 7 28 41 60 4.13 1 2 Thực hiện chế độ kiểm tra và cho điểm giảng viên theo CĐR 0 9 33 43 51 4.00 2 3 Sử dụng các hình thức, nội dung, phương pháp kiểm tra, đánh giá hoạt động giảng dạy theo CĐR 5 32 55 38 6 3.06 6 4 Tổ chức bồi dưỡng về nghiệp vụ, kỹ năng kiểm tra, đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên theo CĐR 8 35 60 28 5 2.90 7 5 Thực hiện kế hoạch kiểm tra, đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên theo CĐR 3 14 33 39 47 3.83 4 6 Quản lý phân loại, đánh giá kết quả hoạt động giảng dạy của GV theo CĐR 5 21 49 55 6 3.26 5 7 Đảm bảo quy chế và các nguyên tắc kiểm tra, đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên theo CĐR 2 16 25 40 53 3.93 3 Tổng hợp các tiêu chí 3.59 Kết quả khảo sát ở Bảng 3.23 cho thấy đội ngũ giảng viên và CBQL ở các trường đánh tương đối cao về thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên theo CĐR với điểm trung bình là 3.59 (xếp loại khá). Các tiêu chí bị đánh giá thấp cần quan tâm khắc phục gồm: tiêu chí 4 “Tổ chức bồi dưỡng về nghiệp vụ, kỹ năng kiểm tra, đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên theo CĐR” với ĐTB là 2.90; tiêu chí 3 “Sử dụng các hình thức, nội dung, phương pháp kiểm tra, đánh giá hoạt động giảng dạy theo CĐR” với ĐTB là 3.06; tiêu chí 6 “Quản lý phân loại, đánh giá kết quả hoạt động giảng dạy của giảng viên theo CĐR” với ĐTB là 3.26. Qua phỏng vấn sâu một số CBQL, giảng viên ngành QLTN&MT ở các trường đại học trên địa bàn TPHCM cho thấy đa số các ý kiến cho rằng công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên theo CĐR được nhà trường tiến hành thường xuyên, liên tục nhằm phát huy mặt tốt, điều chỉnh những tồn tại và xử lý các vi phạm. Tuy nhiên qua phỏng vấn cũng cho thấy sự phối hợp giữa các đơn vị như phòng quản lý đào tạo, phòng khảo thí và đảm bảo chất lượng đào tạo và khoa chuyên ngành QLTN&MT trong việc quản lý và giám sát thực hiện kế hoạch của giảng viên còn chồng chéo, chưa có sự phối hợp đồng bộ và hiệu quả. Qua quan sát thực tế giảng dạy trên lớp cho thấy một số giảng viên vẫn lên lớp theo những phương pháp sư phạm truyền thống, chưa chủ động tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy và học lý thuyết trên giảng đường cũng như trong các học phần thực hành, thảo luận theo hướng phát triển năng lực của người học. Việc chậm đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực của giảng viên cũng chính là nguyên nhân dẫn đến việc người học chưa đạt được các tiêu chí đã đề ra trong CĐR của CTĐT ngành QLTN&MT. 3.4.4. Thực trạng quản lý hoạt động học tập và rèn luyện của sinh viên 3.4.4.1. Thực trạng quản lý quá trình xây dựng động cơ học tập của sinh viên theo chuẩn đầu ra Bảng 3.24. Kết quả đánh giá về thực trạng quản lý quá trình xây dựng động cơ học tập của sinh viên ngành QLTN&MT theo CĐR TT Tiêu chí đánh giá Các mức độ đánh giá ĐTB Thứ bậc 1 2 3 4 5 1 Giáo dục cho sinh viên thấy được ý nghĩa và giá trị cao cả của nghề nghiệp 0 28 61 94 49 3.71 1 2 Xây dựng cho sinh viên khát vọng nghề nghiệp chính đáng 0 31 75 87 39 3.58 2 3 Giáo dục, định hướng cho sinh viên xác định các nhu cầu, động cơ học tập phù hợp 0 32 81 78 41 3.55 3 4 Tạo hứng thú, say mê đối với các nội dung, kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm nghề nghiệp 0 37 88 76 31 3.44 5 5 Xây dựng đời sống vật chất, tinh thần, môi trường giáo dục tiên tiến, hiện đại, mẫu mực 0 40 67 85 40 3.54 4 Tổng hợp các tiêu chí 3.56 Kết quả khảo sát cho thấy các bên liên quan đánh giá tương đối tốt về thực trạng quản lý quá trình xây dựng động cơ học tập của sinh viên ngành QLTN&MT theo CĐR với điểm trung bình chung là 3.56 (xếp loại khá). Không có sự chênh lệch đáng kể giữa các tiêu chí đánh giá (từ 3.44 - 3.71 điểm). Qua phỏng vấn sâu một số giảng viên và sinh viên năm cuối ngành QLTN&MT ở các trường đại học trên địa bàn TPHCM cho thấy đa số các ý kiến cho rằng công tác quản lý quá trình xây dựng động cơ học tập của sinh viên ngành QLTN&MT theo CĐR được nhà trường chú trọng ngay từ khi mới nhập học thông qua các buổi tọa đàm, sinh hoạt chuyên đề để giới thiệu và giáo dục cho sinh viên thấy được ý nghĩa và giá trị cao cả của ngành nghề đào tạo; xây dựng cho sinh viên khát vọng nghề nghiệp chính đáng; giáo dục, định hướng cho sinh viên xác định các nhu cầu, động cơ học tập phù hợp. Tuy nhiên, một bộ phận sinh viên chưa ý thức được tầm quan trọng trong việc đảm bảo yêu cầu, mục tiêu CTĐT, chưa có sự tập trung cao trong học tập, rèn luyện và tham gia các hoạt động phong trào. Một số ý kiến khác cho rằng, trong quá trình giảng dạy, một số giảng viên chưa thật sự tạo hứng thú, say mê đối với các nội dung giảng dạy, làm hạn chế mức độ tiếp thu kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm nghề nghiệp của sinh viên. 3.4.4.2. Thực trạng quản lý mục tiêu và kế hoạch học tập của sinh viên theo chuẩn đầu ra Bảng 3.25. Kết quả đánh giá về thực trạng quản lý mục tiêu và kế hoạch học tập của sinh viên ngành QLTN&MT theo CĐR TT Tiêu chí đánh giá Các mức độ đánh giá ĐTB Thứ bậc 1 2 3 4 5 1 Mục tiêu và kế hoạch học tập của sinh viên về kiến thức theo CĐR 0 27 63 85 57 3.74 1 2 Mục tiêu và kế hoạch học tập của sinh viên về kỹ năng theo CĐR 0 44 75 77 36 3.45 4 3 Mục tiêu và kế hoạch học tập của sinh viên về thái độ theo CĐR 0 37 71 80 44 3.56 2 4 Lựa chọn và sử dụng các loại hình kế hoạch học tập phù hợp theo CĐR 13 58 105 45 11 2.93 6 5 Nội dung kế hoạch học tập của SV đảm bảo toàn diện, khả thi, cụ thể 18 56 114 37 7 2.82 7 6 Xác định cơ chế, điều kiện đảm bảo thực hiện kế hoạch học tập cụ thể 9 48 97 64 14 3.11 5 7 Luôn có kế hoạch, phương án dự trù để hoàn thành các nhiệm vụ học tập theo CĐR 2 33 89 72 36 3.46 3 Tổng hợp các tiêu chí 3.44 Kết quả khảo sát cho thấy các bên liên quan đánh giá tương đối cao về thực trạng quản lý mục tiêu và kế hoạch học tập của sinh viên ngành QLTN&MT theo CĐR với điểm trung bình chung là 3.44 (xếp loại khá). Các tiêu chí bị đánh giá thấp cần quan tâm khắc phục gồm: tiêu chí 5 “Nội dung kế hoạch học tập của sinh viên đảm bảo toàn diện, khả thi, cụ thể” với ĐTB là 2.82; tiêu chí 4 “Lựa chọn và sử dụng các loại hình kế hoạch học tập phù hợp theo CĐR” với ĐTB là 2.93 và tiêu chí 6 “Xác định cơ chế, điều kiện đảm bảo thực hiện kế hoạch học tập cụ thể” với ĐTB là 3.11. Qua phỏng vấn sâu một số sinh viên năm cuối ngành QLTN&MT ở các

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_quan_ly_dao_tao_nganh_quan_ly_tai_nguyen_va_moi_truo.doc
  • doc1 BIA LUAN AN - Cam Hang.doc
  • doc2 BIA TT TIENG VIET - Cam Hang.doc
  • doc2 TOM TAT TIENG VIET - Cam Hang.doc
  • doc3 BIA TT TIENG ANH - Cam Hang.doc
  • doc3 TOM TAT TIENG ANH - Cam Hang.doc
  • doc4 TTM TIENG ANH - Cam Hang.doc
  • doc4 TTM TIENG VIET - Cam Hang.doc
Tài liệu liên quan