Luận án Quản lý đào tạo ở các trường Trung cấp Công an nhân dân theo tiếp cận đảm bảo chất lượng

MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH

MỞ ĐẦU 5

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 13

1.1. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến quản lý đào tạo ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo tiếp cận đảm bảo chất lượng 13

1.2. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục giải quyết 30

Chương 2:

 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ ĐÀO TẠO Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP CÔNG AN NHÂN DÂN THEO TIẾP CẬN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG 36

2.1. Những vấn đề lý luận về đào tạo và quản lý đào tạo ở các trường trung cấp Công an nhân dân 36

2.2. Những vấn đề lý luận về đảm bảo chất lượng và quản lý đào tạo ở các trường trung cấp Công an nhân dân theo tiếp cận đảm bảo chất lượng 52

Chương 3:

CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ ĐÀO TẠO Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP CÔNG AN NHÂN DÂN THEO TIẾP CẬN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG 84

3.1. Khái quát về các trường trung cấp Công an nhân dân 84

3.2. Khái quát về tổ chức nghiên cứu thực trạng 88

3.3. Thực trạng đào tạo ở các trường trung cấp Công an nhân dân theo tiếp cận đảm bảo chất lượng 91

3.4. Thực trạng quản lý đào tạo ở các trường trung cấp Công an nhân dân theo tiếp cận đảm bảo chất lượng 98

3.5. Đánh giá chung thực trạng và nguyên nhân thực trạng quản lý đào tạo ở các trường trung cấp Công an nhân dân theo tiếp cận đảm bảo chất lượng 112

Chương 4:

BIỆN PHÁP VÀ KIỂM NGHIỆM CÁC BIỆN PHÁP

QUẢN LÝ ĐÀO TẠO Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP CÔNG AN NHÂN DÂN THEO TIẾP CẬN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG 122

4.1. Các biện pháp quản lý đào tạo ở các trường trung cấp Công an nhân dân theo tiếp cận đảm bảo chất lượng 122

4.2. Khảo nghiệm và thử nghiệm các biện pháp 155

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 176

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 180

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 181

PHỤ LỤC 189

 

doc213 trang | Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 305 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý đào tạo ở các trường Trung cấp Công an nhân dân theo tiếp cận đảm bảo chất lượng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ược CBQL, giáo viên đánh giá mức độ thực hiện cao thứ 2 với điểm trung bình = 2,81 và được các học viên đánh giá có mức độ thực hiện cao thứ 3 với điểm trung bình là 2,86. Nội dung: Bổ sung, đổi mới nội dung đào tạo được CBQL, giáo viên đánh giá có mức độ thực hiện cao thứ 3 với điểm trung bình = 2,77 còn các học viên đánh giá mức độ thực hiện cao thứ 4 với điểm trung bình = 2,83. Nội dung: Gắn kết kiến thức lý thuyết với thực tiễn hoạt động của lực lượng CAND nhận được sự đánh giá rất khác biệt từ CBQL, giáo viên và học viên. Trong khi CBQL, giáo viên đánh giá mức độ thực hiện cao thứ 4 với điểm trung bình = 2,70 thì lại được các học viên đánh giá có mức độ thực hiện cao thứ 2 với điểm trung bình là 2,92. Nội dung: Tính khoa học và thực tiễn của nội dung đào tạo nhận được mức độ đánh giá thấp nhất với điểm trung bình lần lượt là 2,69 và 2,79 từ các CBQL, giáo viên và học viên xếp thứ 5 trong bảng thứ hạng 5 nội dung. Với hệ số tương quan R = 0,7 cho thấy giữa 2 mức độ đánh giá có tính tương quan thuận, nghĩa là có sự đồng thuận cao giữa đánh giá của CBQL, giáo viên với đánh giá của học viên về thực trạng mức độ thực hiện chương trình, nội dung đào tạo ở các trường trung cấp CAND. 3.3.2. Thực trạng hoạt động dạy học ở các trường trung cấp Công an nhân dân Bảng 3.5: Kết quả điều tra, khảo sát thực trạng hoạt động dạy học ở các trường trung cấp CAND (chi tiết tại Bảng 3 Phụ lục 3) TT Nội dung CBQL, giáo viên (N=135) Học viên (N=270) Thứ bậc Thứ bậc 1 Sử dụng có hiệu quả các phương pháp giảng dạy giúp học viên tiếp thu kiến thức và rèn luyện kỹ năng. 3,12 1 3,04 2 2 Sử dụng có hiệu quả các hình thức tổ chức dạy học giúp học viên tìm tòi tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo 2,90 3 3,07 1 3 Sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại phù hợp với nội dung bài giảng và hiệu quả. 2,99 2 2,83 3 4 Khuyến khích học viên chủ động tham gia vào quá trình học tập ở trên lớp, trên thao trường. 2,71 5 2,68 5 5 Giúp đỡ học viên hình thành phương pháp tự học 2,87 4 2,79 4 Điểm trung bình = 2,91 = 2,88 (Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát) Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động dạy học ở các trường trung cấp CAND cho thấy: CBQL và giáo viên đánh giá với điểm trung bình = 2,91 (ở mức khá); học viên đánh giá thấp hơn với điểm trung bình = 2,88. Nội dung: Sử dụng có hiệu quả các phương pháp giảng dạy giúp học viên tiếp thu kiến thức và rèn luyện kỹ năng được CBQL, giáo viên đánh giá mức độ thực hiện tốt nhất với giá trị điểm trung bình là = 3,12 trong khi đó các học viên đánh giá mức độ thực hiện cao thứ 2 với điểm trung bình là = 3,04. Qua trao đổi, phỏng vấn CBQL, giáo viên và học viên cho rằng đây là đánh giá chính xác, qua nghiên cứu thực tiễn cho thấy đa số giáo viên đã nghiên cứu, đổi mới phương pháp giảng dạy một cách toàn diện, áp dụng linh hoạt các phương pháp, kết hợp giữa thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề và giải quyết vấn đề; chuyển nội dung lý thuyết thành tình huống thực tế để học viên giải quyết. Nội dung: Sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại phù hợp với nội dung bài giảng và hiệu quả được CBQL, giáo viên đánh giá mức độ thực hiện cao thứ 2 với điểm trung bình = 2,99 và được các học viên đánh giá có mức độ thực hiện cao thứ 3 với điểm trung bình là 2,83. Ngược lại, nội dung: Sử dụng có hiệu quả các hình thức tổ chức dạy học giúp học viên tìm tòi tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo được CBQL, giáo viên đánh giá có mức độ thực hiện cao thứ 3 với điểm trung bình = 2,90 thì lại được các học viên đánh giá mức độ thực hiện cao nhất với điểm trung bình = 3,07. Các nội dung: Giúp đỡ học viên hình thành phương pháp tự học và Khuyến khích học viên chủ động tham gia vào quá trình học tập ở trên lớp, trên thao trường nhận được sự đánh giá tương đối đồng đều từ CBQL, giáo viên và học viên, xếp lần lượt thứ 4 và 5 trong bảng thứ hạng 5 nội dung. Điểm trung bình các nội dung này nhận được từ CBQL, giáo viên lần lượt là = 2,87 và 2,71 điểm. Các học viên đánh giá các nội dung này với điểm trung bình là = 2,79 và 2,68. Với hệ số tương quan R = 0,7 cho thấy giữa 2 mức độ đánh giá có tính tương quan thuận, nghĩa là có sự đồng thuận cao giữa đánh giá của CBQL, giáo viên với đánh giá của học viên về thực trạng hoạt động dạy học ở các trường trung cấp CAND. 3.3.3. Kết quả đào tạo ở các trường trung cấp Công an nhân dân Nội dung: Thực trạng kết quả đào tạo được cả CBQL, giáo viên và học viên đánh giá mức độ thực hiện tốt nhất với giá trị điểm trung bình lần lượt là = 2,91 và 2,96 điểm. Báo cáo tổng kết của các trường trung cấp CAND năm học 2019- 2020 (sau khi đã sáp nhập) cho thấy: Tổng số học viên tham gia phân loại: 2131 Kết quả học tập: Giỏi 90 chiếm 4.2%; Khá: 1330 chiếm 62.4% ; trung bình k há: 705 chiếm 33%; trung bình: 6 chiếm 0.3%, thể hiện ở biểu đồ sau: Biểu đồ 3.1: Kết quả học tập năm học 2019 - 2020 Kết quả rèn luyện: Xuất sắc: 407 chiếm 19%; Giỏi: 1578 chiếm 74%; khá: 136 chiếm 6.4%; TB khá: 8 chiếm 0.37%; TB: 2 chiếm 0.1%; được thể hiện ở biểu đồ sau đây : Biểu đồ 3.2: Kết quả rèn luyện năm học 2019 - 2020 3.3.4. Thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ đào tạo ở các trường trung cấp Công an nhân dân Bảng 3.6: Kết quả điều tra, khảo sát thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện đào tạo ở các trường trung cấp CAND (chi tiết tại Bảng 4 Phụ lục 3). TT Nội dung CBQL, giáo viên (N=135) Học viên (N=270) Thứ bậc Thứ bậc 1 Phòng dạy học tích hợp 3,04 1 3,01 2 2 Phòng học lý thuyết chuyên môn 2,99 2 3,04 1 3 Phòng thực hành chuyên môn 2,81 6 2,78 5 4 Hệ thống mạng, máy tính và trang tin của nhà trường 2,94 3 2,86 4 5 Tài liệu, giáo trình 2.90 4 2,97 3 6 Các thiết bị, phương tiện, đồ dùng khác 2,87 5 2,73 6 Điểm trung bình = 2,92 = 2,89 (Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát) Kết quả khảo sát thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ đào tạo ở các trường trung cấp CAND cho thấy: CBQL và giáo viên đánh giá với điểm trung bình = 2,92 ở mức khá; học viên đánh giá thấp hơn với điểm trung bình = 2,89 ở mức khá. Về các nội dung: Phòng dạy học tích hợp CBQL, giáo viên đánh giá tốt nhất với giá trị điểm trung bình là = 3,04 trong khi đó các học viên đánh giá cao thứ 2 với điểm trung bình là = 3,01; Phòng học lý thuyết chuyên môn được CBQL, giáo viên đánh giá mức độ thực hiện cao thứ 2 với điểm trung bình = 2,99 trong khi các học viên đánh giá cao nhất với điểm trung bình là 3,04; Hệ thống mạng, máy tính và trang tin của nhà trường được CBQL, giáo viên đánh giá cao thứ 3 với điểm trung bình = 2,94 và được các học viên đánh giá cao thứ 4 với điểm trung bình = 2,86. Nội dung: Tài liệu, giáo trình được CBQL, giáo viên đánh giá cao thứ 4 với điểm trung bình = 2,94 trong khi đó các học viên đánh giá cao thứ 3 với điểm trung bình = 2,97. Nội dung: Các thiết bị, phương tiện, đồ dùng khác được CBQL, giáo viên đánh giá cao thứ 5 với điểm trung bình = 2,87 và được các học viên đánh giá thấp nhất với điểm trung bình = 2,73. Nội dung: Phòng thực hành chuyên môn nhận được đánh giá thấp nhất từ CBQL, giáo viên với điểm trung bình = 2,81 trong khi đó các học viên đánh giá cao thứ 5 với điểm trung bình = 2,78 điểm. Qua trao đổi, phỏng vấn CBQL, giáo viên và học viên cho rằng trong quá trình sáp nhập cơ sở vật chất và các điều kiện đảm bảo cho đào tạo bị phân tán, cơ sở mới chưa được đầu tư kịp thời, gây khó khăn nhất định cho giáo viên và học viên. Với hệ số tương quan R = 0,83 cho thấy giữa 2 mức độ đánh giá có tính tương quan thuận và rất cao. 3.4. Thực trạng quản lý đào tạo ở các trường trung cấp Công an nhân dân theo tiếp cận đảm bảo chất lượng 3.4.1. Thực trạng quản lý các yếu tố đầu vào Bảng 3.7: Kết quả điều tra, khảo sát thực trạng quản lý các yếu tố đầu vào ở các trường trung cấp CAND (chi tiết tại Bảng 5 Phụ lục 3) TT Nội dung CBQL, giáo viên (N=135) Học viên (N=270) Thứ bậc Thứ bậc I Quản lý xây dựng, điều chỉnh chuẩn đầu ra 1 Quy trình xây dựng, điều chỉnh chuẩn đầu ra 3,30 5 3,27 6 2 Tính khoa học, sự phù hợp với thực tiễn của chuẩn đầu ra 3,39 2 3,33 2 3 Kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện xây dựng, điều chỉnh chuẩn đầu ra 3,15 13 3,21 10 II Quản lý chương trình, nội dung đào tạo 4 Tính hiện đại, khoa học của của chương trình, nội dung đào tạo 3,36 3 3,31 3 5 Sự phù hợp với thực tiễn của chương trình, nội dung đào tạo 3,24 8 3,25 8 6 Tổ chức đánh giá, điều chỉnh chương trình, nội dung đào tạo cho phù hợp với thực tiễn 3,16 12 3,14 14 III Quản lý chất lượng tuyển sinh 7 Xây dựng các tiêu chí tuyển sinh 3,41 1 3,35 1 8 Tổ chức tuyển sinh 3,28 6 3.,26 7 9 Kiểm tra, giám sát công tác tuyển sinh 3,13 14 3.,17 12 IV Quản lý đội ngũ giáo viên và CBQL 10 Kế hoạch, quy hoạch xây dựng đội ngũ giáo viên và CBQL 3,20 9 3,23 9 11 Quản lý số lượng, chất lượng, cơ cấu đội ngũ giáo viên và CBQL 3,26 7 3,30 4 12 Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên và CBQL 3,33 4 3,28 5 V Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ đào tạo 13 Kế hoạch đầu tư mua sắm trang thiết bị hỗ trợ đào tạo 3,18 11 3,16 13 14 Kế hoạch sử dụng trang thiết bị hỗ trợ đào tạo 3,19 10 3,19 11 15 Bồi dưỡng giáo viên, học viên sử dụng thiết bị dạy học 3,12 15 3,13 15 Điểm trung bình = 2,92 = 2,82 (Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát) Kết quả khảo sát thực trạng các yếu tố đầu vào đào tạo ở các trường trung cấp CAND cho thấy: CBQL và giáo viên đánh giá với điểm trung bình = 3,25 (ở mức khá); học viên đánh giá thấp hơn với điểm trung bình = 3,24 (ở mức khá), cụ thể: * Về thực trạng quản lý xây dựng, điều chỉnh chuẩn đầu ra Nội dung: Tính khoa học và sự phù hợp với thực tiễn của chuẩn đầu ra được cả CBQL, giáo viên và học viên đánh giá mức độ thực hiện cao thứ 2 với giá trị điểm trung bình lần lượt là = 3,39 và = 3,33 điểm. Nội dung: Quy trình xây dựng, điều chỉnh chuẩn đầu ra được CBQL, giáo viên đánh giá mức độ thực hiện xếp thứ 5 và các học viên đánh giá nội dung này có mức độ thực hiện xếp thứ 6 với giá trị điểm trung bình lần lượt là = 3,30 và = 3,27. Qua trao đổi, phỏng vấn CBQL, giáo viên, một số ý kiến cho rằng việc tổ chức rà soát, điều chỉnh chuẩn đầu ra chưa được thực hiện thường xuyên; chưa cập nhật, bổ sung bám sát thực tiễn công tác bảo đảm an ninh trật tự tại công an các địa phương. Bộ Công an chậm có văn bản hướng dẫn thực hiện Thông tư số 12/2017/TT- BLĐTBXH ngày 20/4/2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, cao đẳng đối với các cơ sở GDNN, do đó đến nay các trường trung cấp CAND đang lúng túng và thực hiện không thống nhất nhiệm vụ này. * Về thực trạng quản lý chương trình, nội dung đào tạo Nội dung: Tính hiện đại, khoa học của của chương trình, nội dung đào tạo được cả CBQL, giáo viên và học viên đánh giá mức độ thực hiện cao thứ 3 với giá trị điểm trung bình lần lượt là = 3,36 và = 3,31 điểm. Nội dung: Sự phù hợp với thực tiễn của chương trình, nội dung đào tạo, được CBQL, giáo viên và học viên đánh giá mức độ thực hiện đứng thứ 8 với giá trị điểm trung bình là = 3,24, và = 3,25. Qua trao đổi và nghiên cứu thực tế cho thấy, từ năm 2015 các trường trung cấp CAND xây dựng và tổ chức đào tạo theo Thông tư số 22/2014/TT-GDĐT ngày 09/7/2014 của Bộ Giáo dục & Đào tạo và theo nội dung phân định kiến thức các trình độ đào tạo do Bộ Công an ban hành (từ sau năm 2017 xây dựng và tổ chức đào tạo theo Thông tư số 09/2017/TT- BLĐTBXH ngày 13/3/2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), nội dung chương trình đào tạo đã có sự thay đổi cơ bản theo hướng phù hợp với từng chuyên ngành đào tạo và đảm bảo tính liên thông giữa các trình độ đào tạo. Đa số CBQL, giáo viên đều đánh giá cao việc các nhà trường xây dựng chương trình, lựa chọn nội dung đào tạo. Nội dung đào tạo đã được cập nhật, hiện đại hóa, phù hợp với từng chuyên ngành đào tạo. Tuy nhiên, vẫn có những ý kiến cho rằng còn có nội dung đào tạo trong từng chuyên ngành chưa thực sự phù hợp, thiết thực, chưa đáp ứng được sự biến đổi nhanh chóng của tình hình thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong từng chuyên ngành của lực lượng CAND. Qua nghiên cứu Báo cáo Tổng kết chương trình nhiệm vụ năm học 2020- 2021 và trao đổi trực tiếp với cán bộ lãnh đạo nhà trường, đến nay các trường trung cấp CAND chưa nghiên cứu cụ thể hóa chuẩn chất lượng đối với chương trình, giáo trình đào tạo của nhà trường theo Bộ tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo trình độ trung cấp CAND theo Quyết định số 3648/QĐ- BCA- X02 ngày 20/5/2021 của Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Quy định công tác kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp trong CAND; chưa ban hành quy trình về xây dựng và điều chỉnh chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình, tài liệu dạy học. * Về thực trạng quản lý chất lượng tuyển sinh Nội dung: Xây dựng các tiêu chí tuyển sinh được cả CBQL, giáo viên và học viên đánh giá mức độ thực hiện cao nhất với giá trị điểm trung bình lần lượt là = 3,41 và = 3,35 điểm. Nội dung: Tổ chức tuyển sinh, được CBQL, giáo viên đánh giá mức độ thực hiện đứng thứ 6 với giá trị điểm trung bình là = 3,28, và các học viên đánh giá nội dung này có mức độ thực hiện cao thứ 7 với = 3,26. Đa số các ý kiến được hỏi đều cho rằng các trường trung cấp CAND đã căn cứ vào kế hoạch, chỉ tiêu phân bổ của Bộ và các điều kiện đảm bảo của nhà trường để xây dựng kế hoạch tuyển sinh. Kế hoạch tuyển sinh đảm bảo được tinh khả thi, tính công khai, minh bạch. Họ nhận định công tác tuyển sinh đã đi vào nề nếp. Những năm gần đây đã hạn chế được những tiêu cực trong công tác tuyển sinh. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng chất lượng tuyển sinh của các trường trung cấp CAND vẫn còn những hạn chế, bất cập. Một số học viên được lựa chọn có những mặt chưa đáp ứng được các yêu cầu tuyển chọn. Ngoài ra, chất lượng công tác tuyển sinh vào đào tạo tại các trường trung cấp CAND phụ thuộc rất nhiều vào công tác sơ tuyển tại công an các đơn vị, địa phương; một số đơn vị, địa phương thực hiện chưa đúng quy định về chiều cao khi tuyển công dân phục vụ có thời hạn (chiến sĩ nghĩa vụ), công tác khám sức khỏe, sơ tuyển chưa bám sát quy định của Bộ, thiếu chặt chẽ nên vẫn còn tình trạng thí sinh không đảm bảo tiêu chuẩn sức khỏe khi nhập học; còn xảy ra tình trạng thẩm tra, xác minh, kết luận tiêu chuẩn chính trị kéo dài đến sau khi công bố điểm trúng tuyển ảnh hưởng đến quyền lợi của thí sinh. * Về thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên và CBQL Nội dung: Kế hoạch, quy hoạch xây dựng đội ngũ giáo viên và CBQL cùng được CBQL, giáo viên và học viên đánh giá mức độ thực hiện đứng thứ 9 với giá trị điểm trung bình là = 3,20, và = 3,23 điểm. Nội dung: Quản lý số lượng, chất lượng, cơ cấu đội ngũ giáo viên và CBQL được CBQL, giáo viên đánh giá mức độ thực hiện cao thứ 7 với giá trị điểm trung bình là = 3,26, trong khi đó, các học viên đánh giá nội dung này có mức độ thực hiện cao thứ 4 với = 3,30 điểm. Nội dung: Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên và CBQL được CBQL, giáo viên đánh giá mức độ thực hiện đứng thứ 4 và học viên đánh giá mức độ thực hiện đứng thứ 5 với giá trị điểm trung bình lần lượt là = 3,33, và = 3,28 điểm. Một số CBQL, giáo viên đánh giá việc bồi dưỡng nâng cao trình độ cho CBQL, giáo viên đã được tiến hành nhưng mang tính thời vụ và chưa bài bản nên hiệu quả chưa cao; chưa có biện pháp, chế tài cụ thể chỉ đạo cho CBQL, giáo viên tự bồi dưỡng, không ngừng nâng cao năng lực, trình độ. * Về thực trạng quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ đào tạo Nội dung: Kế hoạch đầu tư mua sắm trang thiết bị hỗ trợ đào tạo được CBQL, giáo viên đánh giá mức độ thực hiện đứng thứ 11 và học viên đánh giá mức độ thực hiện đứng thứ 13 với giá trị điểm trung bình lần lượt là = 3,18 và = 3,16 điểm. Nội dung: Kế hoạch sử dụng trang thiết bị hỗ trợ đào tạo được CBQL, giáo viên đánh giá mức độ thực hiện đứng thứ 10 với giá trị điểm trung bình là = 3,19 và và học viên đánh giá mức độ thực hiện đứng thứ 11 với giá trị điểm trung bình là = 3,19 điểm. Nội dung: Bồi dưỡng giáo viên, học viên sử dụng trang thiết bị dạy học được cả CBQL, giáo viên và học viên cho rằng có mức độ thực hiện thấp nhất, xếp thứ 15 với giá trị điểm trung bình lần lượt là = 3,12 và = 3,13 điểm. Qua trao đổi CBQL, giáo viên, học viên cho rằng trong quá trình sáp nhập, cơ sở vật chất và các điều kiện đảm bảo cho đào tạo bị phân tán, cơ sở mới chưa được đầu tư kịp thời, ảnh hưởng nhất định cho giáo viên, học viên. Đánh giá của CBQL, giáo viên với đánh giá của học viên về thực trạng các yếu tố đầu vào đào tạo ở các trường trung cấp CAND có tính tương quan thuận một cách tuyệt đối. 3.4.2. Thực trạng quản lý các yếu tố quá trình đào tạo Bảng 3.8: Kết quả điều tra, khảo sát thực trạng quản lý các yếu tố quá trình đào tạo ở các trường trung cấp CAND (chi tiết tại Bảng 6 Phụ lục 3) TT Nội dung CBQL, giáo viên (N=135) Học viên (N=270) Thứ bậc Thứ bậc I Quản lý nội dung đào tạo 1 Xây dựng kế hoạch thực hiện nội dung đào tạo 2.88 11 3,07 2 2 Tổ chức thực hiện nội dung đào tạo 3,12 1 3,13 1 3 Thực hiện điều chỉnh, phát triển nội dung đào tạo. 2,94 7 2,86 7 II Quản lý phương thức đào tạo 4 Xác định phương thức đào tạo phù hợp với nội dung, mục tiêu đào tạo 2,99 5 2,83 8 5 Tổ chức triển khai phương thức đào tạo được chọn 3,02 4 3,01 4 6 Điều chỉnh, đổi mới phương thức đào tạo 2,71 15 2,66 14 III Quản lý hoạt động dạy học 7 Quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên 3,06 2 3,04 3 8 Quản lý đổi mới phương pháp giảng dạy 2,90 9 2,79 10 9 Kiểm tra, đánh giá hoạt động giảng dạy của giáo viên 2,89 10 2,73 12 IV Quản lý hoạt động học tập và rèn luyện của học viên 10 Quản lý phương pháp học tập của học viên 2,97 6 2,97 5 11 Quản lý hoạt động tự học của học viên 2,87 12 2,74 11 12 Quản lý hoạt động rèn luyện của học viên 2,81 13 2,68 13 V Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên 13 Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên 3,04 3 2,92 6 14 Xây dựng các tiêu chí đánh giá 2,91 8 2,83 9 15 Điều chỉnh hoạt động dạy học sau kiểm tra, đánh giá 2,75 14 2.65 15 Điểm trung bình = 2,92 = 2,86 (Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát) Kết quả khảo sát thực trạng quản lý các yếu tố quá trình đào tạo (process) ở các trường trung cấp CAND cho thấy: CBQL và giáo viên đánh giá với điểm trung bình = 2,92 (ở mức khá); học viên đánh giá thấp hơn với điểm trung bình = 2,86 (ở mức khá). Cụ thể: * Về thực trạng quản lý nội dung đào tạo Nội dung: Tổ chức thực hiện nội dung đào tạo cùng được CBQL, giáo viên và học viên đánh giá mức độ thực hiện cao nhất với giá trị điểm trung bình lần lượt là = 3,12 và = 3,13 điểm. Qua trao đổi, một số CBQL, giáo viên và học viên cho rằng nội dung: Thực hiện điều chỉnh, phát triển nội dung đào tạo còn nhiều bất cập. Nhà trường chậm điều chỉnh, phát triển nội dung đào tạo khi thực tiễn nhiệm vụ của học viên khi ra trường đã có nhiều thay đổi. Một số lượng lớn được điều chuyển về xã, phường nhưng nội dung thiết thực cho hoạt động tại đơn vị cơ sở chưa bám sát được thực tiễn. * Về thực trạng quản lý phương thức đào tạo Nội dung: Tổ chức triển khai phương thức đào tạo được chọn cùng được CBQL, giáo viên và học viên đánh giá mức độ thực hiện cao nhất với giá trị điểm trung bình lần lượt là = 3,02 và = 3,01 điểm. Tuy nhiên, vẫn còn có ý kiến cho rằng xác định phương thức đào tạo nhất là việc lựa chọn phương pháp và các hình thức tổ chức đào tạo còn những bất cập, hạn chế. * Về thực trạng quản lý hoạt động dạy học Nội dung: Quản lý hoạt động giảng dạy cùng được CBQL, giáo viên và học viên đánh giá mức độ thực hiện cao nhất với giá trị điểm trung bình lần lượt là = 3,06 và = 3,04 điểm. Nội dung: Quản lý đổi mới phương pháp giảng dạy đều được CBQL, giáo viên và học viên đánh giá mức độ thực hiện cao với giá trị điểm trung bình lần lượt là = 2,90 và = 2,79 điểm. Qua trao đổi, một số CBQL, giáo viên cho rằng: Chỉ đạo xây dựng mục tiêu cho từng học phần, từng bài học còn có hạn chế bất cập. Chưa có những biện pháp cụ thể để hướng dẫn và kiểm tra giáo viên xây dựng mục tiêu cho từng bài học, việc đổi mới phương pháp giảng dạy chưa được nhân rộng toàn thể giáo viên, mới tập trung ở một số giáo viên có trình độ, kinh nghiệm. Một số giáo viên chưa chú trọng nâng cao năng lực chuyên môn, phương pháp dạy học nặng về truyền đạt lý thuyết, chưa chú trọng rèn luyện kỹ năng thực hành cho học viên. Nội dung: Kiểm tra, đánh giá hoạt động giảng dạy của giáo viên được các CBQL, giáo viên đánh giá có mức độ thực hiện cao thứ 10 với điểm trung binh là 2,89 điểm và các học viên đánh giá có mức độ thực hiện cao thứ 12 với điểm trung bình 2,73 điểm. * Về thực trạng quản lý hoạt động học tập và rèn luyện của học viên Nội dung: Quản lý phương pháp học tập của học viên được CBQL, giáo viên đánh giá mức độ thực hiện cao thứ 6 và các học viên đánh giá nội dung này có mức độ thực hiện cao thứ 5 đều có giá trị điểm trung bình = 2,97 điểm. Nội dung: Quản lý hoạt động tự học của học viên được CBQL, giáo viên đánh giá mức độ thực hiện xếp thứ 12 với giá trị điểm trung bình là = 2,87 điểm và các học viên đánh giá nội dung này có mức độ thực hiện xếp thứ 11 với giá trị điểm trung là = 2,74 điểm. Nội dung: Quản lý hoạt động rèn luyện của học viên đều được CBQL, giáo viên và học viên đánh giá mức độ thực hiện cao thứ 13 với giá trị điểm trung bình lần lượt là = 2,81 và = 2,68 điểm. Qua trao đổi, một số CBQL, giáo viên và học viên cho rằng phong trào tự học, rèn luyện của học viên chưa thực sự sâu rộng, mới chỉ tập trung ở một số cá nhân tích cực và ở một số môn học; vẫn còn có một bộ phận học viên có tư tưởng trung bình chủ nghĩa, chưa tích cực học tập, rèn luyện. Đội ngũ cán bộ quản lý lớp, ban chấp hành chi đoàn chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm trong tổ chức các hoạt động tự học tập, tự rèn luyện; chưa có biện pháp tích cực, thu hút học viên tham gia các phong trào. Công tác nắm tình hình, trao đổi thông tin về tình học tập, rèn luyện của học viên giữa các phòng chức năng và các khoa, giữa giáo viên và chủ nhiệm lớp còn chưa kịp thời, thường xuyên; một số chủ nhiệm lớp chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công việc, chưa nắm chắc tình hình học viên dẫn đến những tồn tại trong học viên chưa được phát hiện kịp thời để chấn chỉnh, khắc phục. * Về thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên Nội dung: Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên được CBQL, giáo viên đánh giá mức độ thực hiện cao thứ 3 và các học viên đánh giá nội dung này có mức độ thực hiện cao thứ 6 với giá trị điểm trung bình lần lượt là = 3,04 và = 2,92 điểm. Nội dung: Điều chỉnh hoạt động dạy học sau kiểm tra, đánh giá đều được CBQL, giáo viên và học viên đánh giá mức độ thực hiện thấp nhất với giá trị điểm trung bình lần lượt là = 2,75 và = 2,65 điểm. Qua trao đổi, một số CBQL, giáo viên và học viên cho rằng hiện vẫn còn tư tưởng “học gì thi nấy” nên một số đề thi, một số nội dung kiểm tra mới dừng lại ở việc kiểm tra mức độ ghi nhớ kiến thức đã được học, ít đề thi có những nội dung đòi hỏi người học phải phát huy tính sáng tạo, khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn. Điều này cho thấy kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên về cơ bản vẫn đang được thực hiện theo phương pháp đánh giá truyền thống, chưa cải tổ triệt để theo tiến trình đổi mới toàn diện giáo dục, đào tạo. Với hệ số tương quan R = 0,5 cho thấy giữa 2 mức độ đánh giá có tính tương quan thuận ở mức trung bình. 3.4.3. Thực trạng quản lý các yếu tố đầu ra Bảng 3.9: Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát thực trạng các yếu tố đầu ra ở các trường trung cấp CAND (chi tiết tại Bảng 7 Phụ lục 3) TT Nội dung CBQL,giáo viên (N=135) Học viên (N=270) Thứ bậc Thứ bậc I Quản lý chất lượng kết quả đầu ra 1 Quản lý hoạt động công nhận kết quả học tập, rèn luyện và cấp phát văn bằng đối với học viên tốt nghiệp 3,06 1 3,04 1 2 Đề nghị bố trí, sử dụng học viên sau tốt nghiệp 2,99 2 2,97 3 II Quản lý hoạt động đánh giá, phản hồi sau đào tạo 3 Thu thập thông tin đánh giá, phản hồi sau đào tạo 2.90 3 3,01 2 4 Điều chỉnh hoạt động đào tao sau thông tin đánh giá, phản hồi 2,89 4 2,86 4 5 Giữ mối liên hệ với học viên sau tốt nghiệp 2,87 5 2,78 5 Điểm trung bình = 2,92 = 2,82 (Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát) Kết quả khảo sát thực trạng các yếu tố đầu ra ở các trường trung cấp CAND cho thấy: CBQL và giáo viên đánh giá với điểm trung bình = 2,94 (ở mức khá); học viên đánh giá thấp hơn với điểm trung bình = 2,93 (ở mức khá). Cụ thể: * Về thực trạng quản lý chất lượng kết quả đầu ra, Nội dung: Quản lý hoạt động công nhận kết quả học tập, rèn luyện và cấp phát văn bằng đối với học viên tốt nghiệp cùng được CBQL, giáo viên và học viên đánh giá mức độ thực hiện cao nhất với giá trị điểm trung bình lần lượt là = 3,06 và = 3,04 điểm. Nội dung: Đề nghị bố trí, sử dụng học viên sau tốt ng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_quan_ly_dao_tao_o_cac_truong_trung_cap_cong_an_nhan.doc
  • doc1 Bia LA - Nguyen Anh Tuan TTM.doc
  • doc2 Bia Tom tat TV - Nguyen Anh Tuan TTM.doc
  • doc2 TT TIENG VIET - Nguyen Anh Tuan TTM.doc
  • doc3 Bia Tom tat TA - Nguyen Anh Tuan TTM.doc
  • doc3 TT TIENG ANH - Nguyen Anh Tuan TTM.doc
  • doc4 TTM TIENG ANH - Nguyen Anh Tuan TTM.doc
  • doc4 TTM TIENG VIET - Nguyen Anh Tuan TTM.doc
Tài liệu liên quan