MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
MỞ ĐẦU
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
1.2. Khái quát kết quả công trình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra luận án cần giải quyết
Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ ĐÀO TẠO THEO TIẾP CẬN CHUẨN ĐẦU RA Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHỐI NGÀNH NGHỆ THUẬT
2.1. Những vấn đề lý luận về đào tạo theo tiếp cận chuẩn đầu ra ở các trường đại học khối ngành nghệ thuật
2.2. Những vấn đề lý luận về quản lý đào tạo theo tiếp cận chuẩn đầu ra ở các trường đại học khối ngành nghệ thuật
2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đào tạo theo tiếp cận chuẩn đầu ra ở các trường đại học khối ngành nghệ thuật
Chương 3. CƠ SỞ THỰC TIỄN QUẢN LÝ ĐÀO TẠO THEO TIẾP CẬN CHUẨN ĐẦU RA Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHỐI NGÀNH NGHỆ THUẬT
3.1. Khái quát các trường đại học khối ngành nghệ thuật
3.2. Khái quát về tổ chức khảo sát thực trạng
3.3. Thực trạng đào tạo theo tiếp cận chuẩn đầu ra ở các trường đại học khối ngành nghệ thuật
3.4. Thực trạng quản lý đào tạo theo tiếp cận chuẩn đầu ra ở các trường đại học khối ngành nghệ thuật
Chương 4. YÊU CẦU VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO THEO TIẾP CẬN CHUẨN ĐẦU RA Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHỐI NGÀNH NGHỆ THUẬT
4.1. Yêu cầu về quản lý đào tạo theo tiếp cận chuẩn đầu ra ở các trường đại học khối ngành nghệ thuật
4.2. Các biện pháp quản lý đào tạo theo tiếp cận chuẩn đầu ra ở các trường đại học khối ngành nghệ thuật
Chương 5. KHẢO NGHIỆM VÀ THỬ NGHIỆM CÁC BIỆN PHÁP
5.1. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
5.2. Thử nghiệm biện pháp
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
287 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 450 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý đào tạo theo tiếp cận chuẩn đầu ra ở các trường đại học khối ngành nghệ thuật - Nguyễn Thị Hồng Hiền, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, điểm trung bình chung của các đối tượng xin ý kiến là 3.79, đạt mức 4 (mức khá), không có tiêu chí nào có điểm trung bình cộng ở mức trung bình. Khi tiến hành phỏng vấn hai đối tượng chính là giảng viên và người học, NCS ghi nhận nhiều ý kiến khẳng định giảng viên các trường đại học khối ngành nghệ thuật đã có những phương pháp đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu và làm việc theo nhóm khá hiệu quả và thiết thực. Tuy nhiên, qua trao đổi cũng cho thấy điểm hạn chế hiện nay là việc thường xuyên kiểm tra và đánh giá các hoạt động quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và đổi mới hoạt động đào tạo theo chuẩn đầu ra để kịp thời đưa ra các biện pháp quản lý còn chậm.
Thực trạng quản lý bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực của giảng viên đáp ứng yêu cầu đào tạo
Số liệu kết quả đánh giá quản lý bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực của giảng viên được thể hiện trong [Phụ lục 11.7]. Tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng được thể hiện trong Bảng 3.8.
Bảng 3.8. Tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng
quản lý bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực của giảng viên
TT
Tiêu chí đánh giá
CBQL
Giảng viên
Người học
ĐTB cộng
Mức
Xây dựng kế hoạch, hướng dẫn quy trình triển khai các hoạt động bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn của giảng viên.
3.03
3.27
3.25
3.18
3
Tổ chức và chỉ đạo các khoa chuyên môn xác định nhu cầu, mục tiêu, nội dung bồi dưỡng về kiến thức và kỹ năng giảng dạy, nghiên cứu, sáng tác, số lượng tham gia, thời gian và các điều kiện khác để tổ chức bồi dưỡng.
4.10
4.05
4.11
4.09
4
Tổ chức và chỉ đạo xây dựng hệ thống tài liệu bồi dưỡng năng lực giảng viên.
3.16
3.20
3.13
3.16
3
Tổ chức và triển khai các hoạt động giảng dạy của báo cáo viên và học tập của giảng viên, đánh giá và công nhận kết quả bồi dưỡng.
2.94
2.91
3.08
2.98
3
Chỉ đạo các khoa chuyên môn phối hợp với các phòng, ban chức năng thường xuyên triển khai hoạt động tự bồi dưỡng.
2.85
2.81
2.86
2.84
3
Tổ chức và chỉ đạo việc lấy ý kiến phản hồi của người học về giảng viên.
1.97
2.01
2.14
2.04
2
Thường xuyên kiểm tra và đánh giá các hoạt động bồi dưỡng năng lực của giảng viên, xây dựng kế hoạch định kỳ so sánh, đối chiếu mục tiêu với kết quả đạt được.
3.02
3.02
3.07
3.03
3
Điểm trung bình chung:
3.01
3.04
3.09
3.05
3
Đánh giá về thực trạng quản lý bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực của giảng viên, điểm trung bình chung của các đối tượng xin ý kiến là 3.05, đạt mức 3 (mức trung bình). Trong các tiêu chí cụ thể, tiêu chí 6 bị đánh giá thấp nhất (điểm trung bình cộng 2.04, mức 2, yếu); tiêu chí 2 đạt điểm trung bình cộng cao nhất 4.09, mức 4, khá; 5 tiêu chí còn lại đều đạt mức 3, trung bình. Về tiêu chí 6 (Tổ chức và chỉ đạo việc lấy ý kiến phản hồi của người học về giảng viên), số liệu trong [Phụ lục 11.7] cho thấy có tới 68% CBQL và 74% giảng viên, đặc biệt có 81% người học được hỏi ý kiến cho rằng chỉ ở mức chưa tốt. Qua trao đổi trực tiếp với các CBQL, giảng viên và người học, NCS cũng tiếp nhận nhiều ý kiến cho rằng các trường chưa thường xuyên tổ chức các hoạt động bồi dưỡng năng lực của giảng viên, chưa có cơ chế, biện pháp khuyến khích các CBQL, giảng viên tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tham gia vào các hoạt động sáng tác nghệ thuật.
Thực trạng quản lý cơ sở vật chất, tài chính phục vụ dạy và học
Số liệu kết quả đánh giá quản lý cơ sở vật chất, tài chính phục vụ dạy và học được thể hiện trong [Phụ lục 11.8].
Tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng được thể hiện trong Bảng 3.9.
Bảng 3.9. Tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng
quản lý cơ sở vật chất, tài chính phục vụ dạy và học
TT
Tiêu chí đánh giá
CBQL
Giảng viên
Người học
ĐTB cộng
Mức
Xây dựng quy hoạch tổng thể về sử dụng và phát triển cơ sở vật chất trong kế hoạch chiến lược của Trường.
2.15
2.19
2.27
2.20
2
Quản lý thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất khác:
Xây dựng kế hoạch, hướng dẫn quy trình triển khai các hoạt động đảm bảo cơ sở vật chất và thiết bị phục vụ đào tạo.
2.02
2.05
2.00
2.02
2
Tổ chức và chỉ đạo thư viện của trường đảm bảo nguồn tư liệu phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học.
2.24
2.23
2.34
2.27
2
Tổ chức và chỉ đạo khai thác thư viện phục vụ dạy, học và NCKH.
2.19
2.27
2.37
2.28
2
Tổ chức và chỉ đạo các bộ phận hành chính đảm bảo đủ số lượng và diện tích các phòng học, giảng đường, trang thiết bị kỹ thuật, thiết bị tin học để hỗ trợ hiệu quả các hoạt động dạy và học, NCKH và quản lý.
2.34
2.34
2.28
2.32
2
Tổ chức và chỉ đạo các bộ phận hành chính đảm bảo đủ phòng làm việc cho cán bộ, giảng viên và nhân viên cơ hữu.
2.87
2.62
2.69
2.73
3
Có những biện pháp hữu hiệu bảo vệ tài sản, trật tự, an an ninh trong trường.
2.44
2.47
2.52
2.47
2
Tài chính và quản lý tài chính:
Xây dựng kế hoạch, biện pháp trong quản lý tài chính.
2.19
2.23
2.08
2.17
2
Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch tài chính và quản lý tài chính theo đúng các quy định của nhà nước.
2.85
2.86
2.74
2.82
3
Tổ chức và chỉ đạo phân bổ, sử dụng tài chính hợp lý, minh bạch và hiệu quả.
2.60
2.64
2.69
2.64
3
Thường xuyên kiểm tra và đánh giá việc quản lý thư viện, trang thiết bị học tập, cơ sở vật chất, tài chính và quản lý tài chính, xây dựng kế hoạch định kỳ so sánh, đối chiếu mục tiêu với kết quả đạt được.
2.00
2.13
1.97
2.03
2
Điểm trung bình chung:
2.35
2.37
2.36
2.36
2
Đánh giá về thực trạng quản lý cơ sở vật chất, tài chính phục vụ dạy và học, điểm trung bình chung của các đối tượng xin ý kiến là 2.36, đạt mức 2, là 1 trong 3 nội dung bị đánh giá ở mức yếu. Trong các tiêu chí đánh giá, có 3/11 tiêu chí được đánh giá mức 3, mức trung bình; 8/11 tiêu chí bị đánh giá mức 2, mức yếu. Số liệu phân tích cụ thể trong [Phụ lục 11.8] cho thấy, về công tác quản lý thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học, đa phần các ý kiến được hỏi đều đánh giá ở mức 2, chưa tốt (5/6 tiêu chí chưa tốt; chỉ có tiêu chí 6 về tổ chức và chỉ đạo các bộ phận hành chính đảm bảo đủ phòng làm việc cho cán bộ, giảng viên và nhân viên cơ hữu là đạt mức 3, trung bình). Thư viện sách phần nào đã đầy đủ, nhưng thư viện điện tử (nơi lưu trữ và khai thác băng hình, vở diễn, trích đoạn sân khấu, phim ngắn, tác phẩm điện ảnh kinh điển,) còn thiếu thốn nhiều về cơ sở vật chất, thiết bị máy móc cũng như tư liệu hình ảnh, chưa đáp ứng được nhu cầu về tài liệu giảng dạy và học tập. Việc tổ chức và chỉ đạo khai thác thư viện phục vụ dạy, học và nghiên cứu khoa học còn nhiều hạn chế về thời gian và nguồn nhân lực. Qua trao đổi, tuy các trường đã có các phòng học, giảng đường lớn, phòng thực hành chuyên dụng như: Nhà hát thể nghiệm, Xưởng phim thực nghiệm, phòng thực hành đa năng, sàn tập, sân khấu nhỏ, nhưng đa phần diện tích nhỏ hẹp, thiếu nhiều về hệ thống các trang thiết bị cần thiết trong phòng học, chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo.
Qua khảo sát thực tế, hệ thống thiết bị kỹ thuật và công nghệ thông tin hiện có chưa được khai thác triệt để và có hiệu quả. Đặc biệt, vai trò của công nghệ thông tin hỗ trợ cho việc đổi mới phương pháp dạy và học hiện nay rất thiếu. Hệ thống máy tính được nối mạng nội bộ và kết nối internet, nhưng hầu hết các máy đều đã cũ, lạc hậu, cấu hình thấp, số lượng người truy cập rất ít. Hàng năm, các trường đều có kế hoạch bổ sung, sửa chữa, mua sắm mới các thiết bị kỹ thuật và tin học nhưng do nguồn kinh phí bị hạn chế bởi những khó khăn về kinh tế chung của cả nước, do vậy, những trang thiết bị được đầu tư không đồng bộ, mang tính chắp vá, tạm thời. Một số cơ sở đào tạo đã xây dựng được quy hoạch tổng thể về cơ sở vật chất cho từng giai đoạn (5 năm) với những bước đi thích hợp nhưng do khó khăn về tài chính nên tính khả thi chưa cao.
Về công tác quản lý tài chính, các trường đã thực hiện theo các quy định của nhà nước. Số liệu cho thấy, có 60% CBQL, 55% giảng viên và 66% người học đánh giá mức 3 (trung bình) đối với tiêu chí 9 về tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch tài chính và quản lý tài chính theo đúng các quy định của nhà nước; có 53% CBQL, 55% giảng viên và 55% người học đánh giá mức 3 (trung bình) đối với tiêu chí 10 về tổ chức và chỉ đạo phân bổ, sử dụng tài chính hợp lý, minh bạch và hiệu quả. Báo cáo quyết toán hàng năm được lập chính xác, kịp thời. Kế hoạch tài chính được xây dựng tương đối sát yêu cầu thực tế và có một phần tích luỹ để tái đầu tư phát triển, tăng thu nhập cho người lao động. Tuy nhiên, qua trao đổi, phỏng vấn đã phát hiện thêm một số vấn đề tồn tại: các trường chưa thực hiện hiệu quả những biện pháp và kế hoạch tự chủ về tài chính, chưa tạo được các nguồn tài chính hợp pháp từ các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là các nguồn thu ngoài ngân sách chủ yếu là do đào tạo, nguồn thu từ các dự án không nhiều. Các hoạt động nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế chưa đem lại nguồn thu. Về mặt quản lý, hầu hết các trường đều chưa có phần mềm hỗ trợ quản lý tài sản mà vẫn quản lý thủ công trên sổ sách, giấy tờ. Vẫn còn tồn tại sự không khớp nhau giữa kế hoạch tài chính và kế hoạch năm học.
Thực trạng quản lý xây dựng môi trường đào tạo
Số liệu kết quả đánh giá quản lý xây dựng môi trường đào tạo được thể hiện trong [Phụ lục 11.9]. Tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng được thể hiện trong Bảng 3.10.
Bảng 3.10. Tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng
quản lý xây dựng môi trường đào tạo
TT
Tiêu chí đánh giá
CBQL
Giảng viên
Người học
ĐTB cộng
Mức
Xây dựng kế hoạch, hướng dẫn quy trình triển khai các hoạt động xây dựng môi trường đào tạo nghệ thuật.
2.16
2.26
2.13
2.18
2
Tổ chức và chỉ đạo xây dựng môi trường đào tạo gắn liền với việc xây dựng văn hóa nhà trường.
1.40
1.52
1.43
1.45
1
Tổ chức và chỉ đạo hoạt động tạo dựng môi trường quản lý trong nhà trường.
2.21
2.21
2.20
2.21
2
Tổ chức và chỉ đạo việc xây dựng môi trường vật chất – kỹ thuật.
1.94
2.04
2.04
2.00
2
Tổ chức và chỉ đạo việc chăm lo đời sống tinh thần và vật chất của cán bộ, giảng viên và người học.
2.23
2.22
2.16
2.20
2
Tổ chức và chỉ đạo việc xây dựng môi trường tâm lý cho các hoạt động học tập của người học.
2.13
2.20
2.06
2.13
2
Tổ chức và chỉ đạo việc huy động mọi lực lượng giáo trong và ngoài trường cùng tham gia vào quá trình đào tạo.
2.10
2.25
2.14
2.16
2
Tổ chức và chỉ đạo các hoạt động nhằm hạn chế các tác động bất thuận của thiên nhiên và xã hội đối với quá trình đào tạo.
2.26
2.39
2.36
2.34
2
Thường xuyên kiểm tra và đánh giá xây dựng môi trường đào tạo nghệ thuật, xây dựng kế hoạch định kỳ so sánh, đối chiếu mục tiêu với kết quả đạt được.
2.05
1.95
1.81
1.94
2
Điểm trung bình chung:
2.05
2.12
2.04
2.07
2
Đánh giá về thực trạng quản lý xây dựng môi trường đào tạo, điểm trung bình chung của các đối tượng xin ý kiến chỉ đạt 2.07, mức 2, yếu, là nội dung bị đánh giá ở mức thấp nhất trong 10 nội dung khảo sát. Trong các tiêu chí đánh giá, 8/9 tiêu chí chỉ đạt mức 2, thậm chí tiêu chí 2 về tổ chức và chỉ đạo xây dựng môi trường đào tạo gắn liền với việc xây dựng văn hóa nhà trường do chưa được quan tâm nên chỉ đạt điểm trung bình cộng 1.45, mức 1, kém, số liệu chi tiết trong [Phụ lục 11.9] cho thấy 68% CBQL, 59% giảng viên và 67% người học đánh giá mức kém. Kết hợp số liệu với phỏng vấn, NCS nhận thấy trên thực tế, các trường chưa huy động được lực lượng giáo dục và đào tạo bên ngoài trường, cựu người học, liên kết, hợp tác với các trường bạn tích cực tham gia vào quá trình đào tạo. Việc xây dựng môi trường tâm lý cho các hoạt động học tập của người học (như có sự tôn trọng cá nhân; hoạt động sáng tạo nội tâm được khuyến khích; có sự đối thoại tự do giữa người học với người dạy và cán bộ quản lý giáo dục; khoan dung với sự không chắc chắn; hỗ trợ niềm tin; chấp nhận sai lầm của người học) chưa được chú trọng. Đặc biệt, do điều kiện kinh tế còn khó khăn và những bất cập trong hoạt động cân đối, phẩn bổ tài chính nên việc tổ chức và chỉ đạo việc xây dựng môi trường vật chất – kỹ thuật phục vụ các hoạt động đào tạo còn rất thiếu và yếu. Nhìn chung, công tác quản lý môi trường đào tạo là một trong những điểm còn nhiều hạn chế nhất của các trường hiện nay.
Thực trạng quản lý đổi mới đào tạo sau mỗi khóa học
Số liệu kết quả đánh giá quản lý đổi mới đào tạo sau mỗi khóa học được thể hiện trong [Phụ lục 11.10]. Tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng được thể hiện trong Bảng 3.11.
Bảng 3.11. Tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng
quản lý đổi mới đào tạo sau mỗi khóa học
TT
Tiêu chí đánh giá
CBQL
Giảng viên
Người học
ĐTB cộng
Mức
Xây dựng kế hoạch, hướng dẫn quy trình triển khai các hoạt động đổi mới đào tạo sau mỗi khóa học.
3.94
3.84
3.81
3.86
4
Tổ chức, chỉ đạo hoạt động thu thập, xử lý thông tin đánh giá của cựu sinh viên.
3.82
3.90
3.89
3.87
4
Tổ chức, chỉ đạo hoạt động thu thập, xử lý các thông tin đánh giá của cơ quan quản lý ngành, các đơn vị sử dụng lao động.
3.90
3.96
3.88
3.91
4
Tổ chức, chỉ đạo các phòng, ban, khoa chuyên môn điều chỉnh, bổ sung chuẩn đầu ra, cải tiến mục tiêu, chương trình, giáo trình, phương pháp, hình thức đào tạo, nâng cao chất lượng và hiệu quả việc khai thác cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật, xây dựng môi trường đào tạo và đánh giá kết quả đào tạo.
3.66
3.90
3.66
3.74
4
Thường xuyên kiểm tra và đánh giá các hoạt động quản lý đổi mới đào tạo sau mỗi khóa học nhằm đáp ứng yêu cầu năng lực của người học, xây dựng kế hoạch định kỳ so sánh, đối chiếu mục tiêu với kết quả đạt được.
3.73
3.70
3.73
3.72
4
Điểm trung bình chung:
3.81
3.86
3.79
3.82
4
Đánh giá về thực trạng quản lý đổi mới đào tạo sau mỗi khóa học, điểm trung bình chung của các đối týợng xin ý kiến đạt 3.82, mức 4, khá. Trong đó, cả 5 tiêu chí đánh giá đều có điểm trung bình cộng khá cao (từ 3.72 đến 3.91), đạt ở mức 4, khá. Để có thể đánh giá khách quan hơn những nội dung trong hoạt động này, NCS đã mở rộng phỏng vấn thêm đối tượng là một số cựu sinh viên để nắm bắt thông tin. Đa phần các ý kiến được hỏi đều cho rằng, các trường đại học khối ngành nghệ thuật hiện nay đăng gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức thu thập, xử lý thông tin đánh giá của cơ quan quản lý ngành, các đơn vị sử dụng lao động về mức độ đáp ứng yêu cầu theo từng vị trí việc làm của người học. Điều này, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó có việc người học bị phân tán mạnh trên phạm vi cả nước sau khi tốt nghiệp đã gây ra nhiều khó khăn trong việc thu thập các thông tin cần thiết.
Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến quản lý đào tạo
Qua trao đổi với cán bộ, giảng viên ở các nhà trường cho thấy, quá trình đào tạo và quản lý quá trình đào tạo ở các trường nghệ thuật luôn bị ảnh hưởng rất mạnh từ các yếu tố khách quan và chủ quan. Có ý kiến cho rằng, các trường nghệ thuật từ trước đến nay vẫn đào tạo theo phương thức truyền nghề là chủ yếu, ngày nay do yêu cầu của xu thế hội nhập, hợp tác quốc tế và yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã đặt ra nhiều yêu cầu hoàn toàn mới. Quá trình đào tạo và quản lý quá trình đào tạo ở các trường nghệ thuật đang chịu sự ảnh hưởng từ các yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau.
Căn cứ vào kết quả điều tra bằng phiếu hỏi đối với cán bộ quản lý giáo dục, giảng viên và người học về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến QLĐT qua các tiêu chí cụ thể, NCS lập bảng tính theo phương pháp tính trung bình và xếp thứ bậc:
Công thức tính điểm trung bình của từng yếu tố:
Điểm trung bình (của yếu tố ) =
A*4 + B*3 + C*2 + D*1
N
Trong đó:
Điểm trung bình của mỗi yếu tố được tính:
(A) Rất mạnh = 4 điểm;
(B) Khá mạnh = 3 điểm;
(C) Trung bình = 2 điểm;
(D) Kém = 1 điểm.
N là tổng số người được hỏi.
Xếp thứ bậc căn cứ vào điểm trung bình của các yếu tố đã được tính theo công thức trên.
Kết quả điều tra bằng phiếu hỏi đối với cán bộ quản lý giáo dục, giảng viên và người học về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến QLĐT được thể hiện trong Bảng 3.12.
Bảng 3.12. Kết quả khảo sát về mức độ ảnh hưởng
của các yếu tố tác động đến quản lý đào tạo
TT
Những yếu tố
ảnh hưởng
Mức độ tác động
Điểm
TB
Thứ
bậc
Rất mạnh
Khá mạnh
Trung bình
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Xu thế hội nhập, hợp tác quốc tế và bối cảnh phát triển kinh tế, chính trị, xã hội hiện nay
186
46
175
43
44
11
0
0
3.35
7
Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
335
83
70
17
0
0
0
0
3.83
2
Xu hướng phát triển của ngành VHNT và cơ chế quản lý hoạt động nghệ thuật hiện nay
198
49
172
42
35
9
0
0
3.40
6
Năng lực của cán bộ, giảng viên ở các trường đại học ngành nghệ thuật
311
77
92
23
2
0
0
0
3.76
3
Chất lượng đầu vào của người học ở các trường đại học ngành nghệ thuật
237
59
145
36
23
6
0
0
3.53
5
Những yêu cầu mới của đơn vị sử dụng lao động và những quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp
350
86
55
14
0
0
0
0
3.86
1
Cơ chế chính sách, điều kiện đảm bảo cho quá trình đào tạo theo chuẩn đầu ra ở các trường đại học ngành nghệ thuật
281
69
124
31
0
0
0
0
3.69
4
Xét ý kiến đánh giá của từng đối tượng trên từng tiêu chí và theo thứ bậc khi tính điểm trung bình trong Bảng 3.12 cho kết quả:
Những yếu tố ảnh hưởng có mức đánh giá rất mạnh chiếm đa số (được từ 50% ý kiến đánh giá trở lên) gồm: Những yêu cầu mới của đơn vị sử dụng lao động có ảnh hưởng mạnh nhất trong 7 yếu tố, xếp thứ 1/7, điểm trung bình 3.86, với đa số ý kiến đánh giá ở mức rất mạnh: 81% CBQL, 86% giảng viên, 88% người học; Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo xếp thứ bậc 2/7, điểm trung bình 3.83, với số ý kiến đánh giá ở mức rất mạnh: 81% CBQL, 82% giảng viên, 84% người học; Năng lực của cán bộ, giảng viên ở các trường đại học ngành nghệ thuật xếp thứ bậc 3/7, điểm trung bình 3.76, với số ý kiến đánh giá ở mức rất mạnh: 73% CBQL, 77% giảng viên, 78% người học; Cơ chế chính sách và điều kiện đảm bảo cho quá trình đào tạo theo chuẩn đầu ra ở các trường đại học nghệ thuật xếp thứ bậc 4/7, điểm trung bình 3.69, với số ý kiến đánh giá ở mức rất mạnh: 69% CBQL, 69% giảng viên, 70% người học; Chất lượng đầu vào của người học ở các trường đại học ngành nghệ thuật xếp thứ bậc 5/7, điểm trung bình 3.53, với số ý kiến đánh giá ở mức rất mạnh: 56% CBQL, 60% giảng viên, 58% người học.
Những yếu tố ảnh hưởng có mức đánh giá rất mạnh và mức khá mạnh gần tương đương nhau gồm: Xu hướng phát triển của ngành văn hóa nghệ thuật và cơ chế quản lý hoạt động nghệ thuật hiện nay xếp thứ bậc 6/7, điểm trung bình 3.40, với số ý kiến đánh giá ở mức rất mạnh: 45% CBQL, 49% giảng viên, 50% người học, mức khá mạnh: 44% CBQL, 43% giảng viên, 42% người học; Xu thế hội nhập, hợp tác quốc tế và bối cảnh phát triển kinh tế, chính trị, xã hội hiện nay xếp thứ bậc 7/7, điểm trung bình 3.35, với số ý kiến đánh giá ở mức rất mạnh: 48% CBQL, 43% giảng viên, 47% người học, mức khá mạnh: 42% CBQL, 41% giảng viên, 45% người học.
Nhìn chung, ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý giáo dục với ý kiến đánh giá của giảng viên và ý kiến đánh giá của người học là tương đương nhau. Tăng cùng tăng, giảm cùng giảm. Mức độ chênh lệch không đáng kể.
Tổng hợp kết quả điều tra bằng phiếu hỏi đối với cán bộ quản lý giáo dục, giảng viên và người học về mức độ của các yếu tố ảnh hưởng đến QLĐT ở các trường đại học khối ngành nghệ thuật được biểu diễn trong Biểu đồ 3.2:
Biểu đồ 3.2. Tổng hợp kết quả khảo sát
về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến quản lý đào tạo
Kết quả tổng hợp được biểu diễn trong Biểu đồ 3.2 cho thấy, số lượt ý kiến đánh giá chung của cả cán bộ quản lý giáo dục, giảng viên và người học trên 7 yếu tố ảnh hưởng ở mức rất mạnh là 67%; mức khá mạnh là 29%; mức trung bình là 4%; không có ý kiến nào đánh giá ở mức kém. Điều này, chứng tỏ cả 7 yếu tố đều có ảnh hưởng rất mạnh đến quản lý quá trình đào tạo ở các trường đại học khối ngành nghệ thuật.
Nhận định chung về thực trạng quản lý đào tạo theo tiếp cận chuẩn đầu ra ở các trường đại học khối ngành nghệ thuật
Kết quả tổng hợp các ý kiến đánh giá thực trạng quản lý đào tạo theo tiếp cận chuẩn đầu ra ở các trường đại học khối ngành nghệ thuật được thể hiện trong Bảng 3.13.
Bảng 3.13. Kết quả tổng hợp các ý kiến đánh giá thực trạng quản lý đào tạo
TT
Nội dung đánh giá
CBQL
Giảng viên
Người học
ĐTB cộng
Mức
Quản lý mục tiêu đào tạo
3.88
4.00
3.99
3.96
4
Quản lý tuyển sinh
4.60
4.58
4.61
4.60
5
Quản lý nội dung, chương trình đào tạo
2.39
2.35
2.37
2.37
2
Quản lý hoạt động dạy của giảng viên
2.91
2.88
2.90
2.90
3
Quản lý hoạt động học của người học
2.96
2.94
3.00
2.97
3
Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
3.79
3.82
3.75
3.79
4
Quản lý bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực của giảng viên
3.01
3.04
3.09
3.05
3
Quản lý điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính phục vụ dạy và học
2.35
2.37
2.36
2.36
2
Quản lý môi trường đào tạo nghệ thuật
2.05
2.12
2.04
2.07
2
Quản lý đổi mới đào tạo sau mỗi khóa học
3.81
3.86
3.79
3.82
4
Điểm trung bình chung:
3.17
3.20
3.19
3.19
3
Bằng biện pháp khảo sát bằng bảng hỏi kết hợp với phỏng vấn các cán bộ quản lý giáo dục, giảng viên, qua khảo sát thực tế và quan sát, phân tích hệ thống văn bản trong công tác QLĐT, NCS nhận thấy, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, hoạt động QLĐT vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Cụ thể:
* Những ưu điểm
Về nhận thức, hầu hết cán bộ quản lý giáo dục, giảng viên và người học đã nhận thức đúng về tầm quan trọng của QLĐT trong các trường đại học khối ngành nghệ thuật. Công tác chỉ đạo xây dựng mục tiêu đào tạo được đánh giá tốt, mục tiêu của đào tạo của các trường được xác định rõ ràng, phù hợp với chức năng nhiệm vụ, các nguồn lực và định hướng phát triển của cơ sở đào tạo và hướng tới đáp ứng nhu cầu xã hội. Trong quản lý tuyển sinh, các trường đã thực hiện thành công đề án tuyển sinh các ngành năng khiếu nghệ thuật, tuyển chọn được nhiều thí sinh có tài năng. Công tác quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập đạt hiệu quả cao, đánh giá được chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ của người học. Quản lý đổi mới đào tạo sau mỗi khóa học cũng đạt kết quả tốt, thu thập được nhiều thông tin hữu ích từ các cựu sinh viên và nhà tuyển dụng.
* Những hạn chế
Quản lý nội dung và chương trình đào tạo còn nhiều bất cập. Vấn đề tồn tại lớn nhất hiện nay là tuy hầu hết các trường đều đã công bố chuẩn đầu ra, nhưng trên thực tế, chưa căn cứ vào những tiêu chí cụ thể đã đặt ra trong chuẩn đầu ra để biên soạn nội dung, thiết kế và phát triển chương trình đào tạo hướng tới đáp ứng các nhu cầu về chất lượng nguồn nhân lực, phù hợp với yêu cầu của nghề nghiệp và hướng tới hội nhập quốc tế. Những tiêu chí trong chuẩn đầu ra cũng chưa được điều chỉnh, cập nhật kịp thời để đáp ứng những thay đổi nhanh chóng trong thực tiễn đời sống sáng tác văn hóa nghệ thuật. Việc định kỳ đánh giá chương trình đào tạo và thực hiện cải tiến chất lượng dựa trên kết quả đánh giá còn hạn chế. Hoạt động giảng dạy và học vẫn thực hiện theo phương thức truyền thống, chủ yếu là truyền nghề và truyền thụ kiến thức một chiều, chưa có sự đổi mới theo các phương pháp tiên tiến, hiện đại, chưa thực sự phù hợp với đặc thù các ngành đào tạo, hình thức học tập, mục tiêu môn học và đảm bảo chất lượng đào tạo đáp ứng theo chuẩn đầu ra. Giảng viên và người học đều chưa xây dựng được các phương pháp dạy và học và đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu và làm việc theo nhóm; đánh giá mức độ tích luỹ của người học về kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành, năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề. Việc quản lý bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực của giảng viên chưa được các trường quan tâm đúng mức và triển khai có hiệu quả. Quản lý phương tiện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học chưa đáp ứng được đầy đủ các phòng học, giảng đường, phòng thực hành chuyên dụng. Tồn tại lớn nhất trong công tác quản lý phương tiện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất hiện nay là nguồn tài liệu chuyên sâu cho đào tạo còn ít, số lượng máy móc, thiết bị chyên dụng còn chưa đủ để thoả mãn yêu cầu ngày càng cao của công tác giảng dạy và học tập, đặc biệt là đối với ngành điện ảnh, truyền hình. Các trường đều chưa thực hiện hiệu quả những biện pháp và kế hoạch tự chủ về tài chính, tạo được các nguồn tài chính hợp pháp, đáp ứng các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học. Tuy các trường có xu hướng cải tiến để nâng cao chất lượng đào tạo, mong muốn người học ra trường có đủ năng lực để hành nghề nghệ thuật đáp ứng nhu cầu xã hội, tuy nhiên văn hóa chất lượng trong nhà trường chưa được quan tâm xây dựng.
* Nguyên nhân của những hạn chế
Nguyên nhân khách quan
Đảng và Nhà nước đã có chủ trương và ban hành nhiều văn bản như Điều lệ trường đại học (2003), Luật Giáo dục (2005), Nghị quyết 14 của Chính phủ (2005), về việc thực hiện phân công, phân cấp quản lý giáo dục, tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục. Tuy nhiên, trên thực tế, các trường đại học khối ngành
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_quan_ly_dao_tao_theo_tiep_can_chuan_dau_ra_o_cac_tru.doc