MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU 5
Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 14
1.1. Những công trình nghiên cứu về dạy học theo tiếp cận hợp tác 14
1.2. Những công trình nghiên cứu về quản lý dạy học môn Ngữ văn theo tiếp cận hợp tác 22
1.3. Giá trị của các công trình nghiên cứu đã tổng quan và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục nghiên cứu 29
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO TIẾP CẬN HỢP TÁC 34
2.1. Những vấn đề lý luận về dạy học môn Ngữ văn ở các trường trung học cơ sở theo tiếp cận hợp tác 34
2.2. Những vấn đề lý luận về quản lý dạy học môn Ngữ văn ở các trường trung học cơ sở theo tiếp cận hợp tác 57
2.3. Những yếu tố tác động đến quản lý dạy học môn Ngữ văn ở các trường trung học cơ sở theo tiếp cận hợp tác 70
Chương 3: CƠ SỞ THỰC TIỄN QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI THEO TIẾP CẬN HỢP TÁC 77
3.1. Khái quát về giáo dục trung học cơ sở thành phố Hà Nội 77
3.2. Tổ chức khảo sát đánh giá thực trạng 81
3.3. Thực trạng dạy học môn Ngữ văn ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận hợp tác 85
3.4. Thực trạng quản lý dạy học môn Ngữ văn ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận hợp tác 93
3.5. Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến quản lý dạy học môn Ngữ văn ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận hợp tác 108
3.6. Đánh giá chung về thực trạng và nguyên nhân của thực trạng quản lý dạy học môn Ngữ văn ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận hợp tác 110
Chương 4: BIỆN PHÁP VÀ KIỂM CHỨNG CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI THEO TIẾP CẬN HỢP TÁC 115
4.1. Các biện pháp quản lý dạy học môn Ngữ văn ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận hợp tác 115
4.2. Khảo nghiệm và thử nghiệm các biện pháp đề xuất 139
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 160
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 163
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 164
PHỤ LỤC 173
220 trang |
Chia sẻ: quyettran2 | Lượt xem: 462 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý dạy học môn Ngữ văn ở các trường Trung học Cơ sở trên địa bàn Thành phố Hà Nội theo tiếp cận hợp tác, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h nghiệm học tập với nhau được đánh giá có hiệu quả thấp nhất với 2.76 điểm trung bình, trong đó CBQL đánh giá với 2.18 điểm trung bình và giáo viên đánh giá 2.84 điểm.
Mức độ đánh giá thực trạng hoạt động học tập môn Ngữ văn theo tiếp cận hợp tác của học sinh thể hiện ở biểu đồ sau:
Biểu đồ 3.4: Mức độ đánh giá thực trạng hoạt động học tập môn Ngữ văn theo tiếp cận hợp tác của học sinh
3.4. Thực trạng quản lý dạy học môn Ngữ văn ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận hợp tác
3.4.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch dạy học môn Ngữ văn theo tiếp cận hợp tác
Bảng 3.8: Tổng hợp ý kiến của CBQL, giáo viên về xây dựng kế hoạch dạy học môn Ngữ văn ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận hợp tác
TT
Nội dung
CBQL (n=96)
Giáo viên (n=720)
Tổng (n=816)
Thứ bậc
Thứ bậc
Thứ bậc
1
Thường xuyên giáo dục tinh thần tích cực đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường
3.06
1
3.04
1
3.04
1
2
Xây dựng mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, độc lập nhận thức của học sinh trong dạy học môn Ngữ văn
2.84
2
2.75
3
2.76
3
3
Xây dựng và công bố các tiêu chí dạy học hợp tác
2.73
3
2.83
2
2.82
2
4
Xây dựng kế hoạch dạy học môn Ngữ văn theo tiếp cận hợp tác
2.67
4
2.69
4
2.69
4
5
Chỉ đạo tổ bộ môn và giáo viên Ngữ văn xây dựng kế hoạch dạy học theo tiếp cận hợp tác
2.32
6
2.52
6
2.49
6
6
Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học theo tiếp cận hợp tác cho giáo viên nói chung, giáo viên môn Ngữ văn nói riêng
2.43
5
2.60
5
2.58
5
Điểm trung bình chung: = 2.73
(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát)
Nhận xét: bảng kết quả khảo sát cho thấy việc xây dựng kế hoạch dạy học môn Ngữ văn theo tiếp cận hợp tác được đánh giá có mức độ thực hiện với điểm trung bình đạt 2.73 điểm. Cụ thể: Thường xuyên giáo dục tinh thần tích cực đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường là nội dung được đánh giá cao nhất với 3.04 điểm trung bình trong đó 3.06 điểm từ các CBQL và 3.04 điểm trung bình từ giáo viên. Nội dung Xây dựng và công bố các tiêu chí và dạy học hợp tác có mức độ thực hiện cao thứ 2 với điểm đánh giá trung bình là 2.82 điểm trong đó điểm từ CBQL và giáo viên lần lượt là 2.72 điểm và 2.83 điểm.
Xây dựng mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, độc lập nhận thức của học sinh trong dạy học môn Ngữ văn được đánh giá có hiệu quả cao thứ 3 với điểm trung bình là 2.76 trong đó CBQL đánh giá với 2.84 điểm và các giáo viên đánh giá nội dung này có điểm trung bình là 2.75 điểm. Nội dung được đánh giá có hiệu quả cao thứ 4 là: Xây dựng kế hoạch dạy học môn Ngữ văn theo tiếp cận hợp tác với điểm trung bình là 2.69 trong đó CBQL đánh giá với 2.67 điểm và các giáo viên đánh giá nội dung này có điểm trung bình là 2.69 điểm.
Tuy nhiên, các nội dung: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học theo tiếp cận hợp tác cho giáo viên nói chung, giáo viên môn Ngữ văn nói riêng và Chỉ đạo tổ bộ môn và giáo viên Ngữ văn xây dựng kế hoạch dạy học theo tiếp cận hợp tác nhận được đánh giá có hiệu quả thấp nhất với điểm trung bình lần lượt là 2.59 và 2.58 điểm xếp thứ 5 và 6.
Mức độ xây dựng kế hoạch dạy học môn Ngữ văn theo tiếp cận hợp tác được thể hiện ở biểu đồ sau:
Biểu đồ 3.5: Mức độ xây dựng kế hoạch dạy học môn Ngữ văn theo tiếp cận hợp tác ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội
Phân tích các báo cáo tổng kết năm học của các trường THCS được khảo sát cho thấy, các trường đều quan tâm đến đổi mới, phát huy tính tích cực, độc lập của học sinh, nâng cao chất lượng dạy học môn ngữ văn. Nhưng xác định mục tiêu cụ thể của dạy học theo tiếp cận hợp tác thì chưa được cụ thể hóa.
Trao đổi với giáo viên N.Th.H.M. trường THCS DN, quận Hà Đông về vấn đề: Nhà trường chỉ đạo giáo viên môn Ngữ văn xây dựng kế hoạch dạy học môn học theo tiếp cận hợp tác thế nào? Cô N.Th.H.M cho rằng, có trong chỉ thị năm học. Nhưng giáo viên thường đánh dấu vào bài dạy cụ thể trong thời khóa biểu của mình mà không viết thành bản kế hoạch, vì nó phức tạp, mất thời gian lắm.
Điều đó cho thấy, cấp quản lý nhà trường đã thực hiện xây dựng kế hoạch dạy học theo tiếp cận hợp tác, nhưng cấp thực hiện là giáo viên còn đơn giản, chưa có kế hoạch cụ thể mà dựa theo kế hoạch chung của nhà trường.
3.4.2. Thực trạng chỉ đạo thực hiện chương trình nội dung dạy học môn Ngữ văn theo tiếp cận hợp tác
Để nắm được thực trạng chỉ đạo thực hiện nội dung chương trình dạy học môn Ngữ văn ở THCS theo tiếp cập hợp tác như thế nào, quá trình khảo sát đã đặt vấn đề: “Nhà trường đã giúp giáo viên thực hiện nội dung chương trình môn Ngữ văn theo tiếp cận hợp tác như thế nào?”. Xử lý kết quả điều tra thu được như sau:
Bảng 3.9: Bảng tổng hợp ý kiến của CBQL, giáo viên về chỉ đạo thực hiện kế hoạch dạy học môn Ngữ văn ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cập hợp tác
TT
Nội dung
CBQL (n=96)
Giáo viên (n=720)
Tổng (n=816)
Thứ bậc
Thứ bậc
Thứ bậc
1
Nhà trường có hướng dẫn chung về dạy học theo tiếp cận hợp tác, giáo viên chủ động thực hiện trong giảng dạy
3.20
1
3.07
2
3.08
1
2
Tổ Ngữ văn tổ chức cho giáo viên thảo luận các nội dung môn Ngữ văn thực hiện dạy học theo tiếp cận hợp tác, giáo viên chủ động thực hiện
3.04
2
3.09
1
3.08
1
3
Tổ Ngữ văn thống nhất các nội dung môn Ngữ văn sẽ thực hiện dạy học theo tiếp cận hợp tác
2.95
3
3.04
3
3.03
2
4
Nhà trường chỉ đạo tổ Ngữ văn những nội dung môn Ngữ văn sẽ thực hiện theo tiếp cận hợp tác
2.80
4
3.01
4
2.99
3
5
Nhà trường chỉ đạo phổ biến kinh nghiệm chọn nội dung môn Ngữ văn thực hiện dạy học theo tiếp cận hợp tác
2.69
5
2.99
5
2.95
4
6
Để giáo viên tự chọn nội dung thực hiện dạy học môn Ngữ văn theo tiếp cận hợp tác
2.57
6
2.94
7
2.90
6
7
Giáo viện tự nghiên cứu lựa chọn nội dung môn Ngữ văn phù hợp thực hiện dạy học theo tiếp cận hợp tác
2.48
7
2.97
6
2.91
5
Điểm trung bình chung: = 2.99
(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát)
Nhận xét: kết quả khảo sát và qua trao đổi với các CBQL, giáo viên cho thấy thực trạng quản lý thực hiện chương trình, nội dung dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội được đánh giá cao với điểm trung bình đạt 2.99 điểm. Cụ thể: Nhà trường có hướng dẫn chung về dạy học theo tiếp cận hợp tác, giáo viên chủ động thực hiện trong giảng dạy và Tổ Ngữ văn tổ chức cho giáo viên thảo luận các nội dung môn Ngữ văn thực hiện dạy học theo tiếp cận hợp tác, giáo viên chủ động thực hiện là hai nội dung được đánh giá cao nhất với 3.08 điểm trung bình. Nội dung Tổ Ngữ văn thống nhất các nội dung môn Ngữ văn sẽ thực hiện dạy học theo tiếp cận hợp tác có mức độ thực hiện cao thứ 2 với điểm đánh giá trung bình là 3.03 điểm trong đó điểm từ CBQL và giáo viên lần lượt là 2.95 điểm và 3.04 điểm. Nhà trường chỉ đạo phổ biến kinh nghiệm chọn nội dung môn Ngữ văn thực hiện dạy học theo tiếp cận hợp tác có kết quả cao thứ 3 với điểm trung bình là 2.99 trong đó CBQL đánh giá với 2.80 điểm và các giáo viên đánh giá nội dung này có điểm trung bình là 3.01 điểm. Nội dung Nhà trường chỉ đạo phổ biến kinh nghiệm chọn nội dung môn Ngữ văn thực hiện dạy học theo tiếp cận hợp tác được đánh giá có hiệu quả cao thứ 4 với điểm trung bình là 2.95 trong đó CBQL đánh giá với 2.69 điểm và các giáo viên đánh giá nội dung này có điểm trung bình là 2.99 điểm.
Tuy nhiên, các nội dung: Để giáo viên tự chọn nội dung thực hiện dạy học môn Ngữ văn theo tiếp cận hợp tác và Giáo viện tự nghiên cứu lựa chọn nội dung môn Ngữ văn phù hợp thực hiện dạy học theo tiếp cận hợp tác có kết quả thấp nhất với điểm trung bình lần lượt là 2.90 và 2.91 điểm.
Mức độ quản lý thực hiện kế hoạch dạy học môn Ngữ văn theo tiếp cận hợp tác được thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 3.6: Mức độ chỉ đạo thực hiện kế hoạch dạy học môn Ngữ văn ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận hợp tác
Trong một buổi tọa đàm với 7 giáo viên trường THCS DN, quận Hà Đông cho thấy rằng, việc chọn nội dung bài lên lớp môn Ngữ văn để thực hiện dạy học theo tiếp cận hợp tác được sự chỉ đạo từ nhà trường, trực tiếp là tổ Ngữ văn. Nhưng mức độ thực hiện thế nào phụ thuộc nhiều vào giáo viên. Trao đổi với giáo viên Ng. Th. Tr. về kinh nghiệm chọn nội dung Ngữ văn để dạy học theo tiếp cận hợp tác, Giáo viên Tr. nói: “Học kinh nghiệm của đồng nghiệp với nỗ lực nghiên cứu, áp dụng của cá nhân là chính”.
Điều đó có nghĩa là, sự chỉ đạo của các chủ thể quản lý có tính thúc đẩy nỗ lực của giáo viên trong nghiên cứu thực hiện dạy học theo tiếp cận hợp tác. Phối hợp tốt hai yếu tố này sẽ làm cho kết quả chỉ đạo thực hiện nội dung chương trình dạy học môn Ngữ văn ở THCS theo tiếp cận hợp tác mới đạt kết quả.
3.4.3. Thực trạng chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn Ngữ văn theo tiếp cận hợp tác
Bảng 3.10: Bảng tổng hợp ý kiến của CBQL, giáo viên về thực trạng chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn Ngữ văn theo tiếp cận hợp tác
TT
Nội dung
CBQL (n=96)
Giáo viên (n=720)
Tổng (n=816)
Thứ bậc
Thứ bậc
Thứ bậc
1
Xây dựng kế hoạch đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo tiếp cận hợp tác của năm học
2.99
2
3.02
2
3.01
2
2
Giáo dục tinh thần trách nhiệm cho giáo viên môn Ngữ văn về đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo tiếp cận hợp tác
3.13
1
2.99
3
3.00
3
3
Bồi dưỡng năng lực thực hành đổi mới phương pháp,hình thức tổ chức dạy học theo tiếp cận hợp tác cho giáo viên
2.35
6
2.89
6
2.82
6
4
Tổ chức các giờ dạy mẫu về đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo tiếp cận hợp tác
2.83
3
3.04
1
3.02
1
5
Thường xuyên kiểm tra đánh giá tình hình và kết quả đỏi mới phương pháp hình thức tổ chức dạy học theo tiếp cận hợp tác
2.68
4
2.96
4
2.93
4
6
Sử dụng kết quả đổi mới phương pháp hình thức tổ chức dạy học theo tiếp cận hợp tác để đánh giá, xếp loại thi đua của giáo viên và các tổ chuyên môn
2.53
5
2.93
5
2.88
5
Điểm trung bình chung: = 2.94
(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát)
Nhận xét: Kết quả khảo sát và qua trao đổi với các CBQL, giáo viên cho thấy thực trạng chỉ đạo đổi mới phương pháp, HTTCDH môn Ngữ văn theo tiếp cận hợp tác ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội được đánh giá cao với điểm trung bình đạt 2.94 điểm. Cụ thể: Tổ chức các giờ dạy mẫu về đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo tiếp cận hợp tác là nội dung được đánh giá cao nhất với 3.02 điểm trung bình, trong đó điểm từ CBQL và giáo viên lần lượt là 2.83 điểm và 3.04 điểm. Nội dung chỉ đạo xây dựng kế hoạch đổi mới PPDH môn Ngữ văn là nội dung được đánh giá cao thứ 2 với 3.01 điểm trung bình, trong đó điểm từ CBQL và giáo viên lần lượt là 2.99 điểm và 3.02 điểm.
Nội dung: Giáo dục tinh thần trách nhiệm cho giáo viên môn Ngữ văn về đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo tiếp cận hợp tác có mức độ thực hiện cao thứ 3 với điểm đánh giá trung bình là 3.00 điểm trong đó điểm từ CBQL và giáo viên lần lượt là 3.13 điểm và 2.99 điểm. Thường xuyên kiểm tra đánh giá tình hình và kết quả đỏi mới phương pháp hình thức tổ chức dạy học theo tiếp cận hợp tác được đánh giá có hiệu quả cao thứ 4 với điểm trung bình là 2.93 trong đó CBQL đánh giá với 2.68 điểm và các giáo viên đánh giá nội dung này có điểm trung bình là 2.96 điểm.
Tuy nhiên, các nội dung: Sử dụng kết quả đổi mới phương pháp hình thức tổ chức dạy học theo tiếp cận hợp tác để đánh giá, xếp loại thi đua của giáo viên và các tổ chuyên môn và Bồi dưỡng năng lực thực hành đổi mới phương pháp,hình thức tổ chức dạy học theo tiếp cận hợp tác cho giáo viên được đánh giá có thấp nhất với điểm trung bình lần lượt là 2.88 và 2.82 điểm.
Thực trạng chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn Ngữ văn theo tiếp cận hợp tác thể hiện ở biểu đồ sau:
Biểu đồ 3.7: Thực trạng chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn Ngữ văn theo tiếp cận hợp tác
3.4.4. Thực trạng quản lý hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh với môn Ngữ văn theo tiếp cận hợp tác
Để nắm thực trạng quản lý hoạt động dạy của giáo viên, trong khảo sát đã đặt vấn đề: “Nhà trường thực hiện quản lý hoạt động dạy của giáo viên môn Ngữ văn theo tiếp cận hợp tác như thế nào?”, kết quả điều tra thu được như sau:
Bảng 3.11: Bảng tổng hợp ý kiến của CBQL, giáo viên về thực trạng quản lý hoạt động dạy của giáo viên môn Ngữ văn theo tiếp cận hợp tác
TT
Nội dung
CBQL (n=96)
Giáo viên (n=720)
Tổng (n=816)
Thứ bậc
Thứ bậc
Thứ bậc
1
Hướng dẫn giáo viên lựa chọn nội dung trong bài dạy Ngữ văn để áp dụng dạy học theo tiếp cận hợp tác phù hợp
3.23
1
3.09
1
3.11
1
2
Tổ chức cho giáo viên soạn giáo án và chuẩn bị điều kiện lên lớp theo tiếp cận hợp tác
2.45
6
2.77
6
2.73
6
3
Chỉ đạo giáo viên thực hiện dạy học các nội dung môn Ngữ văn đã lựa chọn theo tiếp cận hợp tác đúng kế hoạch đã xác định
3.07
2
2.95
3
2.96
3
4
Hỗ trợ giáo viên sử dụng hiệu quả các phương tiện dạy học trong thực hành dạy học theo tiếp cận hợp tác
2.79
4
2.88
4
2.87
4
5
Tổ chức trao đổi kinh nghiệm dạy học theo tiếp cận hợp tác cho đội ngũ giáo viên
2.93
3
3.01
2
3.00
2
6
Theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện dạy học môn Ngữ văn theo tiếp cận hợp tác theo các tiêu chí đã xây dựng
2.63
5
2.83
5
2.80
5
Điểm trung bình chung: = 2.91
(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát)
Từ bảng kết quả khảo sát cho thấy thực trạng quản lý hoạt động dạy của giáo viên dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội được đánh giá cao với điểm trung bình đạt 2.91 điểm. Cụ thể: Hướng dẫn giáo viên lựa chọn nội dung trong bài dạy Ngữ văn để áp dụng dạy học theo tiếp cận hợp tác phù hợp là nội dung được đánh giá cao nhất với 3.11 điểm trung bình, trong đó điểm đánh giá từ CBQL và giáo viên lần lượt là 3.23 điểm và 3.09 điểm. Tổ chức trao đổi kinh nghiệm dạy học theo tiếp cận hợp tác cho đội ngũ giáo viên là nội dung được đánh giá cao thứ 2 với 3.00 điểm trung bình, trong đó điểm đánh giá từ CBQL và giáo viên lần lượt là 2.93 điểm và 3.01 điểm.
Nội dung Chỉ đạo giáo viên thực hiện dạy học các nộidung môn Ngữ văn đã lựa chọn theotiếp cận hợp tác đúng kế hoạch đã xác định có mức độ thực hiện cao thứ 3 với điểm đánh giá trung bình là 2.96 điểm trong đó điểm đánh giá từ CBQL và giáo viên lần lượt là 3.07 điểm và 2.95 điểm. Hỗ trợ giáo viên sử dụng hiệu quả các phương tiện dạy học trong thực hành dạy học theo tiếp cận hợp tác được đánh giá có hiệu quả cao thứ 4 với điểm trung bình là 2.87 trong đó điểm đánh giá từ CBQL với lần lượt đánh giá là 2.79 điểm và các giáo viên đánh giá nội dung này có điểm trung bình là 2.88 điểm.
Tuy nhiên, các nội dung Theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện dạy học môn Ngữ văn theo tiếp cận hợp tác theo các tiêu chí đã xây dựng và Tổ chức cho giáo viên soạn giáo án và chuẩn bị điều kiện lên lớp theo tiếp cận hợp tác nhận được đánh giá thấp nhất với điểm trung bình lần lượt là 2.80 và 2.73 điểm.
Mức độ thực hiện quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo tiếp cận hợp tác thể hiện ở biểu đồ sau:
Biểu đồ 3.8: Mức độ thực hiện quản lý hoạt động dạy của giáo viên môn Ngữ văn theo tiếp cận hợp tác
Trao đổi với giáo viên của các trường tham gia khảo sát cho thấy, nhiều giáo viên còn gặp khó khăn, bỡ ngỡ trong triển khai thực hiện giáo án đã chuẩn bị. Nguyên nhân của hiện tượng này được giáo viên cho là thực tế trên lớp nhiều tình huống nảy sinh mà giáo án chưa đề ra. Cô H.Th. L trường THCS Mỹ Đình 1 cho rằng: “Trên lớp các em đặt ra nhiều câu hỏi, vấn đề cần giải quyết làm ảnh hưởng đến tiến độ chung theo giáo án đã chuẩn bị”. Điều đó có thể do kỹ năng soạn giáo án của giáo viên còn hạn chế, hoặc giáo viên chưa thuần thục dạy học theo tiếp cận hợp tác gây ra.
Đối với thực trạng quản lý hoạt động học tập môn Ngữ văn của học sinh theo tiếp cận hợp tác, trong khảo sát đã đặt vấn đề: “Thực trạng quản lý hoạt động học tập môn Ngữ văn theo tiếp cận hợp tác thế nào?”. Kết quả thu được như sau:
Bảng 3.12: Bảng tổng hợp ý kiến của CBQL, giáo viên về Thực trạng quản lý hoạt động học tập môn Ngữ văn của học sinh theo tiếp cận hợp tác
TT
Nội dung
CBQL (n=96)
Giáo viên (n=720)
Tổng (n=816)
Thứ bậc
Thứ bậc
Thứ bậc
1
Chỉ đạo giáo dục tinh thần trách nhiệm, ý thức học tập tích cực, chủ động cho học sinh
2.39
6
2.84
5
2.78
5
2
Chỉ đạo xây dựng tinh thần tập thể, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong học tập cho học sinh
2.58
5
2.78
6
2.76
6
3
Tổ chức hướng dẫn cho học sinh các kỹ năng giao tiếp, làm việc theo nhóm và hợp tác trong học tập
3.16
1
2.99
2
3.01
2
4
Tổ chức hướng dẫn cho học sinh kỹ năng làm việc độc lập, tự lực nghiên cứu tìm tòi trong quá trình học tập
3.04
2
3.05
1
3.05
1
5
Quản lý các hoạt động thi đua giành thành tích cao trong học tập của cá nhân và nhóm học sinh
2.76
4
2.88
4
2.87
4
6
Tạo điều kiện cho học sinh tự đánh giá lẫn nhau những kết quả hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao
2.92
3
2.93
3
2.93
3
Điểm trung bình chung: = 2.90
(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát)
Nhận xét: bảng kết quả khảo sát cho thấy thực trạng quản lý hoạt động học tập môn Ngữ văn theo tiếp cận hợp tác của học sinh các trường THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội được đánh giá cao với điểm trung bình đạt 2.90 điểm. Cụ thể: Nội dung Tổ chức hướng dẫn cho học sinh kỹ năng làm việc độc lập, tự lực nghiên cứu tìm tòi trong quá trình học tập là nội dung được đánh giá cao nhất với 3.05 điểm trung bình, trong đó điểm từ CBQL và giáo viên lần lượt là 3.04 điểm và 3.05 điểm. Nội dung Tổ chức hướng dẫn cho học sinh các kỹ năng giao tiếp, làm việc theo nhóm và hợp tác trong học tập là nội dung được đánh giá cao thứ 2 với 3.01 điểm trung bình, trong đó điểm từ CBQL và giáo viên lần lượt là 3.16 điểm và 2.99 điểm.
Nội dung: Tạo điều kiện cho học sinh tự đánh giá lẫn nhau những kết quả hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao có mức độ thực hiện cao thứ 3 với điểm đánh giá trung bình là 2.93 điểm trong đó điểm từ CBQL và giáo viên lần lượt là 2.92 điểm và 2.93 điểm. Quản lý các hoạt động thi đua giành thành tích cao trong học tập của cá nhân và nhóm học sinh được đánh giá có hiệu quả cao thứ 4 với điểm trung bình là 2.87 trong đó CBQL đánh giá với 2.76 điểm và các giáo viên đánh giá nội dung này có điểm trung bình là 2.88 điểm.
Tuy nhiên, các nội dung: Chỉ đạo giáo dục tinh thần trách nhiệm, ý thức học tập tích cực, chủ động cho học sinh và Chỉ đạo xây dựng tinh thần tập thể, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong học tập cho học sinh nhận được đánh giá có hiệu quả thấp nhất với điểm trung bình lần lượt là 2.78 và 2.76 điểm.
Kết quả thực trạng thực hiện quản lý hoạt động học tập môn Ngữ văn theo tiếp cận hợp tác của học sinh thể hiện ở biểu đồ sau:
Biểu đồ 3.9: Mức độ thực hiện quản lý hoạt động học môn Ngữ văn của học sinh theo tiếp cận hợp tác
Trao đổi với giáo viên môn Ngữ văn Đ.Th. Nh. trường THCS Mỗ Lao, quận Hà Đông cho thấy: giáo viên đã chú trọng giáo dục tinh thần tích cực, tự lực học tập; tinh thần hợp tác trong học tập. Nhưng thực tế học sinh chưa có các kỹ năng giao tiếp chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm với nhau mà thường cho xem các kết quả thực hiện nhiệm vụ của nhau. Điều đó đặt ra vấn đề về bồi dưỡng các kỹ năng hợp tác trong học tập là rất cần thiết để có thể thực hiện dạy học theo tiếp cận hợp tác thành công.
3.4.5. Thực trạng quản lý các điều kiện đảm bảo cho dạy - học môn Ngữ văn theo tiếp cận hợp tác
Bảng 3.13: Bảng tổng hợp ý kiến của CBQL, giáo viên về quản lý các điều kiện đảm bảo cho dạy - học môn Ngữ văn ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận hợp tác
TT
Nội dung
CBQL (n=96)
Giáo viên (n=720)
Tổng (n=816)
Thứ bậc
Thứ bậc
Thứ bậc
1
Chỉ đạo luôn bảo đảm tài liệu dạy học môn Ngữ văn theo tiếp cận hợp tác
3.13
1
2.99
1
3.01
1
2
Ưu tiên bảo đảm phương tiện kỹ thuật dạy học, phương tiện nghe nhìn hiện đại cho các giờ dạy học theo tiếp cận hợp tác
2.99
2
2.94
2
2.95
2
3
Chỉ đạo xây dựng phòng học và trang bị phương tiện thuận lợi cho tổ chức giờ dạy học Ngữ văn theo tiếp cận hợp tác
2.66
4
2.84
4
2.82
4
4
Tổ chức xây dựng và triển khai thực hiện các tiêu chí thu đua, khen thưởng gắn với thực hiện dạy học theo tiếp cận hợp tác
2.92
3
2.89
3
2.89
3
Điểm trung bình chung: = 2.92
(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát)
Nhận xét: kết quả khảo sát và qua trao đổi với các CBQL, giáo viên cho thấy thực trạng quản lý các điều kiện đảm bảo cho dạy - học môn Ngữ văn ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội được đánh giá cao với điểm trung bình đạt 2.92 điểm. Cụ thể nội dung: Chỉ đạo luôn bảo đảm tài liệu dạy học môn Ngữ văn theo tiếp cận hợp tác là nội dung được đánh giá cao nhất với 3.01 điểm trung bình, trong đó điểm từ CBQL và giáo viên lần lượt là 3.13 điểm và 2.99 điểm. Nội dung Ưu tiên bảo đảm phương tiện kỹ thuật dạy học, phương tiện nghe nhìn hiện đại cho các giờ dạy học theo tiếp cận hợp tác là nội dung được đánh giá cao thứ 2 với 2.95 điểm trung bình, trong đó điểm từ CBQL và giáo viên lần lượt là 2.99 điểm và 2.94 điểm.
Nội dung Tổ chức xây dựng và triển khai thực hiện các tiêu chí thu đua, khen thưởng gắn với thực hiện dạy học theo tiếp cận hợp tác có mức độ thực hiện cao thứ 3 với điểm đánh giá trung bình là 2.89 điểm trong đó điểm từ CBQL và giáo viên lần lượt là 2.92 điểm và 2.89 điểm.
Nội dung Chỉ đạo xây dựng phòng học và trang bị phương tiện thuận lợi cho tổ chức giờ dạy học Ngữ văn theo tiếp cận hợp tác nhận được đánh giá có hiệu quả thấp nhất với điểm đánh giá trung bình là 2.82 điểm trong đó điểm từ CBQL và giáo viên lần lượt là 2.66 điểm và 2.84 điểm.
Mức độ đánh giá việc chỉ đạo bảo đảm các điều kiện phục vụ hoạt động dạy - học môn Ngữ văn theo tiếp cận hợp tác thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 3.10: Mức độ đánh giá chỉ đạo đảm bảo các điều kiện cho dạy - học môn Ngữ văn theo tiếp cận hợp tác
3.4.6. Thực trạng quản lý đánh giá kết quả dạy - học môn Ngữ văn theo tiếp cận hợp tác
Bảng 3.14: Bảng tổng hợp ý kiến của CBQL, giáo viên về mức độ quản lý đánh giá kết quả dạy - học môn Ngữ văn theo tiếp cận hợp tác
TT
Nội dung
CBQL (n=96)
Giáo viên (n=720)
Tổng (n=816)
Thứ bậc
Thứ bậc
Thứ bậc
1
Xây dựng kế hoạch đánh giá kết quả dạy học môn Ngữ văn theo tiếp cận hợp tác
3.07
1
2.92
2
2.94
2
2
Chỉ đạo xây dựng tiêu chí và quy trình đánh giá kết quả dạy học môn Ngữ văn theo tiếp cận hợp tác
3.00
2
2.96
1
2.96
1
3
Tổ chức quán triệt, phổ biến tiêu chí, quy trình đánh giá kết quả dạy học môn Ngữ văn theo tiếp cận hợp tác
2.41
7
2.74
7
2.70
7
4
Xây dựng hệ thống văn bản quản lý thực hiện đánh giá kết quả dạy học môn Ngữ văn theo tiếp cận hợp tác
2.91
3
2.89
3
2.89
3
5
Tổ chức sơ kết, tổng kết và phổ biến kinh nghiệm về đánh giá kết quả dạy học môn Ngữ văn theo tiếp cận hợp tác
2.79
4
2.82
5
2.81
5
6
Chỉ đạo giáo viên và tổ Ngữ văn thực hiện đánh giá kết quả dạy học theo tiếp cận hợp tác
2.68
5
2.86
4
2.83
4
7
Hướng dẫn giáo viên tự đánh giá hiệu quả dạy học môn Ngữ văn theo tiếp cận hợp tác
2.56
6
2.78
6
2.75
6
Điểm trung bình chung: = 2.84
(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát)
Nhận xét: từ kết quả khảo sát và qua trao đổi với các CBQL, giáo viên cho thấy thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội được đánh giá cao với điểm trung bình đạt 2.84 điểm. Cụ thể các nội dung: Chỉ đạo xây dựng tiêu chí và quy trình đánh giá kết quả dạy học môn Ngữ văn theo tiếp cận hợp tác và được đánh giá cao nhất với 2.96 điểm trung bình trong đó điểm từ CBQL và giáo viên lần lượt là 3.00 điểm và 2.96 điểm. Nội dung Xây dựng kế hoạch đánh giá kết quả dạy học môn Ngữ văn theo tiếp cận hợp tác được đánh giá cao thứ 2 với điểm đánh giá trung bình là 2.94 điểm trong đó điểm từ CBQL và giáo viên lần lượt là 3.07 điểm và 2.92 điểm.
Nội dung Xây dựng hệ thống văn bản quản lý thực hiện đánh giá kết quả dạy học môn Ngữ văn theo tiếp cận hợp tác được đánh giá có hiệu quả cao thứ 3 với điểm trung bình là 2.89 trong đó CBQL đánh giá với 2.91 điểm và các giáo viên đánh giá nội dung này có điểm trung bình là 2.89 điểm. Nội dung Tổ chức sơ kết, tổng kết và phổ biến kinh nghiệm về đánh giá kết quả dạy học môn Ngữ văn theo tiếp cận hợp tác được đánh giá thứ 4 với điểm trung bình là 2.81 trong đó CBQL đánh giá với 2.79 điểm và các giáo viên đánh giá nội dung này có điểm trung bình là 2.82 điểm
Tuy nhiên, các nội dung: Tổ chức quán triệt, phổ biến tiêu chí, quy trình đánh giá kết quả dạy học môn Ngữ văn theo tiếp cận hợp tác và Hướng dẫn giáo viên tự đánh giá hiệu quả dạy học môn Ngữ văn theo tiếp cận hợp tác nhận được đánh giá có hiệu quả thấp nhất với điểm trung bình lần lượt là 2.70 và 2.75 điểm.
Thực trạng quản lý đánh giá kết quả dạy - học môn Ngữ văn theo tiếp cận hợp tác thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 3.11: Thực trạng đánh giá kết quả dạy - học môn Ngữ văn
theo tiếp cận hợp tác
3.5. Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến quản lý dạy học môn Ngữ văn ở các trườ