Luận án Quản lý di tích lịch sử quân sự cách mạng (qua trường hợp khu di tích chiến trường Điện Biên phủ, tổng hành dinh trong khu trung tâm hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, địa đạo Củ Chi)

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC.1

DANH MỤC BẢNG, BIỂU.2

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.3

MỞ ĐẦU.4

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ

QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ QUÂN SỰ CÁCH MẠNG .11

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .11

1.2. Cơ sở lý luận về quản lý di tích lịch sử quân sự cách mạng.23

Tiểu kết.40

Chương 2: KHÁI QUÁT VỀ CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ QUÂN SỰ CÁCH MẠNG:

CHIẾN TRƯỜNG ĐIỆN BIÊN PHỦ, TỔNG HÀNH DINH TRONG KHU TRUNG

TÂM HOÀNG THÀNH THĂNG LONG - HÀ NỘI, ĐỊA ĐẠO CỦ CHI .42

2.1. Khu di tích lịch sử quân sự cách mạng Chiến trường Điện Biên Phủ .42

2.2. Di tích lịch sử quân sự cách mạng Tổng hành dinh.53

2.3. Địa đạo Củ Chi.61

2.4. Nhận xét chung .69

Tiểu kết.72

Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ QUÂN SỰ CÁCH

MẠNG NHÌN TỪ CÁC BÊN LIÊN QUAN.73

3.1. Các bên liên quan trong quản lý di tích lịch sử quân sự cách mạng và cơ chế

phối hợp quản lý.73

3.2. Thực trạng hoạt động quản lý di tích lịch sử quân sự cách mạng.83

3.3. Đánh giá thực trạng quản lý .108

Tiểu kết.112

Chương 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ DI DÍCH LỊCH SỬ

QUÂN SỰ CÁCH MẠNG TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY.113

4.1. Căn cứ đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý.113

4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý di tích lịch sử quân sự cách mạng .121

Tiểu kết.145

KẾT LUẬN .147

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN

ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN.150

TÀI LIỆU THAM KHẢO.151

PHỤ LỤC .160

pdf224 trang | Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 413 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý di tích lịch sử quân sự cách mạng (qua trường hợp khu di tích chiến trường Điện Biên phủ, tổng hành dinh trong khu trung tâm hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, địa đạo Củ Chi), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thành Thăng Long và Khu di tích Cổ Loa vào Danh mục các dự án trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 của Thành phố; Phối hợp với Sở Văn hóa & Thể thao để đồng trình UBND Thành phố đề xuất chủ trương đầu tư 02 dự án tại Khu di sản Hoàng Thành Thăng Long (Bảo tồn Khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu; Chỉnh trang khu vực phía Bắc Thành cổ - Giai đoạn II) và 02 dự án tại Khu di tích Cổ Loa (Tu bổ, tôn tạo cụm di tích Đền An Dương Vương, Giếng Ngọc và Tu bổ, tôn tạo cụm di 88 tích Đình Ngự Triều Di Quy và Am Mỵ Châu); Tổ chức thi công Dự án chỉnh trang mặt bằng do Bộ Quốc phòng và hai hộ gia đình lão thành cách mạng bàn giao (Bảo tồn, trùng tu tòa nhà VAXUCO); Tiếp tục triển khai thực hiện chuẩn bị đầu tư các Dự án cải tạo sửa chữa chống xuống cấp tại Hoàng Thành Thăng Long và Khu di tích Cổ Loa ; Triển khai thực hiện công tác bàn giao, tiếp nhận di tích, di vật để thực hiện cam kết của Chính phủ với Ủy ban Di sản Thế giới về nhất thể hóa quản lý khu di sản Hoàng Thành Thăng Long; Triển khai các đề án, kế hoạch được giao tại Kế hoạch số 176/KH-UBND ngày 30/7/2021 của UBND Thành phố về thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội (Đề án phát triển Chương trình giáo dục di sản; Kế hoạch nâng cao chất lượng điểm đến tại khu di sản Hoàng Thành Thăng Long và khu di tích Cổ Loa gắn với đề án phát triển du lịch của Thành phố; Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin CNTT trong công tác quản lý và phát huy giá trị di sản thế giới Hoàng Thành Thăng Long và di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa; Kế hoạch xây dựng hệ thống trưng bày Hoàng Thành Thăng Long); Triển khai các Dự án bảo tồn, tôn tạo thực hiện kết luận của Đồng chí Chu Ngọc Anh - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND Thành phố - Trưởng ban chỉ đạo triển khai Dự án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di sản Hoàng Thành Thăng Long và Khu di tích Cổ Loa (Thông báo số 461/TB-UBND ngày 28/6/2021 của UBND Thành phố), cụ thể là: Phê duyệt chủ trương đầu tư, bố trí vốn chuẩn bị đầu tư và triển khai công tác chuẩn bị đầu tư cho 04 dự án: Bảo tồn khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu; Giai đoạn II – Dự án Chỉnh trang mặt bằng do bộ Quốc phòng và hai hộ lão thành cánh mạng bàn giao; Tu bổ, tôn tạo cụm di tích Đền An Dương Vương, giếng ngọc; Tu bổ, tôn tạo cụm di tích Đình Ngự Triều Di Quy và Am Mỵ Châu; Đề xuất chủ trương đầu tư và bố trí vốn chuẩn bị đầu tư 01 dự án: Phục dựng Điện Kính Thiên. Tuy nhiên việc triển khai một số dự án, đề án trọng tâm của Thành phố còn chậm tiến độ. Trong đó có dự án theo Luật đầu tư công là dự án nhóm A nên trình tự, thủ tục thường kéo dài (nhiệm kỳ 2016-2020, Trung tâm có 14 dự án thì đến năm 2019 mới hoàn thành được 02 dự án, 02 dự án đang triển khai thực hiện, còn 10 dự án đang thực hiện bước chuẩn bị đầu tư); Từ sau năm 2019, các dự án sẽ đến bước triển khai thực hiện, số lượng cán bộ của Ban Quản lý dự án như hiện nay sẽ không đảm bảo việc quản lý, giám sát thực hiện dự án (năm 2019 chỉ được giao 14 người trên tổng số cán bộ theo quyết định thành lập năm 2006 là 30, số cán bộ theo đề án vị trí việc làm là 22 người). Di tích Tổng hành dinh là một bộ phận trong quần thể di tích đã thực hiện dự án xây dựng hệ thống kho bảo quản hiện vật và hệ thống khu trưng bày hiện vật tại Nhà, Hầm D67. Thực hiện dự án bảo tồn đối với di tích cách mạng Hầm tác chiến, bước đầu nghiên cứu bổ sung tư liệu Nhà và hầm D67. Xây dựng hệ thống Thông tin địa lý (GIS) hỗ trợ quản lý và phát huy giá trị di sản, số hóa hệ thống tư liệu, hiện vật tại di tích. Xây dựng và nâng cấp hệ thống bảng biển chỉ dẫn định hướng tour tuyến tham quan. Cải tạo, nâng cấp hệ thống vệ sinh tạo cho khu di sản diện mạo mới, xanh, sạch đẹp phục vụ khách tham quan. 89 Di tích Địa đạo Củ Chi đang thực hiện nhiều dự án xây dựng. Cụ thể như sau: 1/Dự án “Nâng cấp, cải tạo ở Đền tưởng niệm Liệt sĩ Bến Dược, Củ Chi (12 con rồng đá tam cấp và 08 chậu kiểng đặt ở bậc tam cấp)”. Về pháp lý: Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chấp thuận chủ trương đầu tư tại Văn bản số 11053/VP-VX ngày 16/11/2015 và phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật công trình tại Quyết định số 2783/QĐ-UBND ngày 06/7/2018. Tiến độ thực hiện dự án: Dự án đến nay đã hoàn chỉnh hồ sơ pháp lý triển khai thi công từ ngày 17 tháng 7 năm 2019 đến nay đã hoàn thành 80% khối lượng, dự kiến trong tháng 4 năm 2020 đưa vào sử dụng. 2/Dự án “Khu truyền thống cách mạng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định tại ấp Phú Hiệp, xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh”. Pháp lý: Giai đoạn 1 và 2: đã hoàn thành; giai đoạn 3: Ủy ban nhân dân Thành phố chấp thuận chủ trương cho thực hiện tại Văn bản số 1478/UBND-VX ngày 23/3/2015 và giao Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi làm Chủ đầu tư dự án tại Văn bản số 459/TB-VP ngày 18/6/2015. Tiến độ thực hiện: Dự án được Thường trực Thành ủy, Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố chấp thuận giao Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi làm Chủ đầu tư tại Thông báo số 144/TB-VP ngày 16/3/2009 và cho phép thực hiện dự án chia thành 03 giai đoạn. Giai đoạn 1 và giai đoạn 2 đã hoàn thành đưa vào sử dụng và được khánh thành vào dịp Lễ kỷ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và ngày hội Quốc phòng toàn dân ngày 27/12/2015. Giai đoạn 3 được Ủy ban nhân dân Thành phố chấp thuận chủ trương cho thực hiện tại Văn bản số 1478/UBND-VX ngày 23/3/2015 và giao Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi làm Chủ đầu tư dự án (Văn bản số 459/TB-VP ngày 18/6/2015). Được sự chấp thuận chủ trương của Ủy ban nhân dân Thành phố (năm 2015), Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi đã tổ chức lựa chọn nhà thầu thiết kế và hoàn chỉnh hồ sơ lập dự án đầu tư trình Sở Xây dựng xem xét. Theo đề nghị của Sở Xây dựng, Chủ đầu tư đã báo cáo thông qua Hội đồng Nghệ thuật, Thường trực Ủy ban nhân dân Thành phố, Ban Thường vụ Thành ủy chấp thuận nội dung điều chỉnh thiết kế quy hoạch (Văn số 566-KL/TU ngày 31/01/2020 của Ban Thường vụ Thành ủy; Văn bản số 939/VP-VX ngày 12/02/2020 Ủy ban nhân dân Thành phố). Theo trình tự thủ tục xây dựng cơ bản, Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi đã phối hợp với đơn vị tư vấn thiết kế hoàn chỉnh hồ sơ điều chỉnh cục bộ đồ án quy hoạch xây dựng tỷ lệ 1/500 trình Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi xem xét. 3/Dự án “Mở rộng Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi tại xã Thanh Tuyền, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương”. Pháp lý: Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chấp thuận giao Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi làm Chủ đầu tư tại Công văn số 6586/UBND-ĐTMT ngày 03/10/2007 và được Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đồng ý chủ trương giao đất cho Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi để Mở rộng Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi tại Công văn số 175/UBND-SX ngày 21/01/2008. Tiến độ thực hiện: Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi tổ chức lựa chọn nhà thầu thiết kế quy hoạch, hoàn chỉnh hồ sơ trình Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 theo Quyết định số 1927/QĐ-UBND ngày 04/7/2019 và Sở Quy hoạch - Kiến trúc Thành phố phê duyệt đề 90 cương nhiệm vụ và tổng dự toán lập quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 (Quyết định số 33/QĐ-SQHKT ngày 22/01/2020). Hiện tại, Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi đang tổ chực lựa chọn nhà thầu tư vấn thiết kế lập quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500. 4/Dự án “ Cải tạo và nâng cấp 9 không gian Đền TNLS Bến Dược”. Pháp lý: Văn bản số 6313/UBND–VX ngày 05/12/2012 của UBND Thành phố về việc chấp thuận chủ trương triển khai thực hiện dự án Cải tạo, Nâng cấp nội dung trưng bày 09 không gian Đền tưởng niệm Liệt sĩ Bến Dược, Củ Chi. Tiến độ thực hiện: Quá trình tiếp thu và chỉnh sửa từ năm 2009 đến nay đã được Ban thường vụ Thành ủy có Kết luận tại Văn bản số 565-KL/TU ngày 31/01/2020 và Ủy ban nhân dân thành phố có Văn bản chỉ đạo số 1131/Vp – VX ngày 19/2/2020 về đề cương trưng bày và nâng cấp 9 không gian Đền tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược. Trên cơ sở đó Chủ đầu tư phối hợp cùng đơn vị tư vấn lập lại dự án đầu tư (thiết kế cơ sở và tổng dự toán) để trình UBND thành phố phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư và trình Sở xây dựng phê duyệt dự án. 5/Dự án: “Ứng dụng kỹ thuật và công nghệ hiện đại trong trưng bày bảo tàng tại Bến Dược”. Pháp lý: Thông báo số 48/TB-VP ngày 24 tháng 01 năm 2017 của Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về chủ trương lập dự án đầu tư. Tiến độ thực hiện: Khu di tích lịch sử đã lập hồ sơ trình Sở Thông tin và truyền thông thẩm định dự án từ tháng 8 năm 2018, trong quá trình thẩm định Sở đã có văn bản hướng dẫn tại Công văn số 1973/STTTT - KHTH ngày 23 tháng 10 năm 2018 và Văn bản số 277/STTTT-KHTC về thông báo kết quả thẩm định hồ sơ dự án, đến nay đang chờ bố chí kế hoạch vốn năm 2020, sau khi có kế hoạch vốn Chủ đầu tư sẽ trình lại hồ sơ cho Sở phê duyệt. 6/Dự án: “Chống sạt lở bờ kè sông Sài Gòn khu vực Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi (giai đoạn 2)”. Pháp lý: Văn bản số 4083/UBND- THKH ngày 19/8/2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về dự án đầu tư công trình chống sạt lở bờ kè sông Sài Gòn bảo vệ Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi.Tiến độ thực hiện: Dự án đã được UBND thành phố bố trí kế hoạch vốn, hiện tại đang chờ ý kiến của Sở Tài nguyên và Môi trường về báo cáo đánh giá tác môi trường. 7/.Dự án: Đầu tư bãi đậu ca nô, bãi xe phục vụ khách tham quan tại Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi.Pháp lý: Văn bản số 3277/VP-KT ngày 20/3/2017 của Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về đầu tư bãi đậu ca nô, bãi xe phục vụ khách tham quan du lịch tại Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi;Tiến độ thực hiện: Hiện tại đang chờ ý kiến của Sở Tài nguyên và Môi trường về báo cáo đánh giá tác môi trường. 3.2.2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa Trong thời gian qua, trên cơ sở tham mưu của Bộ VHTTDL và các Bộ, ngành liên quan, Quốc hội đã ban hành Luật Di sản văn hóa năm 2001, được sửa đổi, bổ sung năm 2009, đây là văn bản pháp lý quan trọng nhất làm cơ sở cho hoạt động quản lý nhà nước về DSVH nói chung, di tích nói riêng. Kể từ khi Quốc hội ban hành Luật Di sản văn hóa năm 2001 đến nay, công tác xây dựng nhằm hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp 91 luật về quản lý di sản văn hóa luôn được các cấp các ngành quan tâm triển khai, liên quan trực tiếp đến hoạt động quản lý, bảo vệ DTLSQSCM. Chính phủ đã ban hành 04 Nghị định về quản lý di tích, gồm: Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa; Nghị định số 61/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 quy định điều kiện kinh doanh giám định cổ vật và hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; Nghị định số 109/2017/NĐ-CP ngày 21/9/2017 quy định về quản lý và bảo vệ DSVH và thiên nhiên Thế giới ở Việt Nam; Nghị định số 166/2018/NĐ-CP ngày 25/12/2018 quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi DTLSVH, danh lam thắng cảnh. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 01 chỉ thị, 04 quyết định xếp hạng di tích: Chỉ thị số 05/2002/CT-TTg ngày 18/02/2002 về tăng cường các biện pháp quản lý, bảo vệ cổ vật trong di tích và ngăn chặn đào bới trục vớt trái phép di chỉ khảo cổ học; Quyết định số 1272/QĐ-TTg ngày 12/8/2009 xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ, Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội; Quyết định số 2367/QĐ-TTg ngày 23/12/2015 bổ sung 23 địa điểm vào Hồ sơ di tích Chiến trường Điện Biên Phủ và xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt Địa Đạo Củ Chi. Để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về di tích, Bộ VHTTDL đã ban hành 04 Thông tư và 01 Thông tư liên tịch quy định chi tiết các nội dung của Luật Di sản văn hóa: Thông tư số 09/2011/TT-BVHTTDL ngày 14/7/2011 quy định về nội dung hồ sơ khoa học để xếp hạng DTLSVH và danh lam thắng cảnh; Thông tư số 17/2013/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2013 hướng dẫn xác định chi phí lập quy hoạch, dự án, báo cáo kinh tế - kỹ thuật bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; Thông tư liên tịch số 19/2013/TTLT-BVHTTDL-BTNMT ngày 30/12/2013 hướng dẫn bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di tích; Thông tư số 04/2017/TT-BVHTTDL ngày 15/8/2017 quy định chương trình bồi dưỡng kiến thức về bảo quản, tu bổ, phục hồi DTLSVH, danh lam thắng cảnh; Thông tư số 15/2019/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2019 quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích. Ngày 27/8/2014, Bộ VHTTDL có Công văn số 2946/BVHTTDL-DSVH hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương thực hiện kiện toàn bộ máy quản lý di tích. Đối với cơ quan Bộ, ngang bộ hoặc đơn vị trực thuộc thành lập đơn vị quản lý di tích chuyên trách. Ban/Trung tâm quản lý di sản thế giới nghiên cứu lộ trình nâng cấp trực thuộc UBND tỉnh. Đối với di tích quốc gia đặc biệt căn cứ điều kiện từng địa phương, phạm vi và quy mô di tích để quyết định mô hình Ban quản lý di tích trực thuộc UBND cấp tỉnh, Sở VHTTDL hoặc UBND cấp huyện. Ban quản lý di tích trực thuộc Sở VHTTDL chịu trách nhiệm quản lý những di tích quan trọng do UBND tỉnh, thành phố xác định. Ngày 08/9/2021, Bộ VHTTDL đã ban hành Thông tư số 08/2021/TT-BVHTTDL hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của của 92 Sở VHTTDL; Sở VHTT; Sở Du lịch thuộc UBND cấp tỉnh, phòng Văn hóa và thông tin thuộc UBND cấp huyện. Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng để các Bộ, ngành địa phương kiện toàn tổ chức, bộ máy nhằm thống nhất quản lý nhà nước về lĩnh vực di tích. Các Bộ, ngành cũng quan tâm hoàn chỉnh các văn bản pháp luật về quy hoạch, xây dựng, tài chính, đầu tư công. Vì vậy, một số điểm nghẽn, chồng chéo giữa pháp luật về xây dựng, đầu tư công, tài nguyên môi trường liên quan trực tiếp đến thẩm định, đầu tư, quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi DTLSQSCM kịp thời được sửa đổi, bổ sung, bước đầu giải quyết những một số điểm nghẽn, chồng chéo tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động bảo vệ di tích. Về phía chính quyền địa phương, UBND tỉnh Điện Biên đã ban hành Quyết định số 23/2016/QĐ-UBND ngày 04/10/2016 về việc quy định quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị các di tích trên địa bàn tỉnh Điện Biên (được sửa đổi, bổ sung tại Quyết định số 12/2020/QĐ- UBND ngày 07/8/2020), quy định trách nhiệm của Sở VHTTDL trong việc thống nhất quản lý nhà nước về di tích trên địa bàn, trách nhiệm của UBND các cấp và Sở, ngành và các tổ chức liên quan tham gia vào việc quản lý di tích Chiến trường Điện Biên Phủ. Tương tự như vậy, UBND TP. Hà Nội đã ban hành Quyết định số 48/2016/QĐ- UBND ngày 11/7/2016 về Quy chế quản lý bảo vệ và phát huy giá trị DTLSVH và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố, điều 18 Quy chế đã xác định UBND Thành phố quản lý di tích Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long. Quyết định số 14/2018/QĐ- UBND ngày 25/12/2018 ban hành Quy chế tạm thời quản lý, tổ chức sự kiện, lễ hội, hoạt động tại Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội. Còn với di tích địa đạo Củ Chi, UBND TP. Hồ Chí Minh chưa ban hành Quy chế về quản lý di tích trên địa bàn, nên việc quy định trách nhiệm phối hợp trong công quản lý di tích Địa đạo Củ Chi chưa cụ thể, rõ ràng. Việc lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ phục hồi di tích còn chậm, điển hình là trường hợp di tích Địa đạo Củ Chi mặc dù đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt từ năm 2015, nhưng đến nay vẫn chưa lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị theo quy định tại Nghị định số 166/2018/NĐ-CP ngày 25/12/2018 của Chính phủ. Do chưa có Quy hoạch nên việc đầu tư tu bổ, tôn tạo di tích, nâng cấp cơ sở hạ tầng chưa có định hướng tổng thể nên việc đầu tư chưa thực sự đồng bộ. Mặt khác, di tích Địa đạo Củ Chi đang có chủ trương lập hồ sơ trình UNESCO ghi danh là DSVH thế giới nên việc lập quy hoạch, kế hoạch quản lý cũng là một trong những cơ sở rất quan trọng để UNESCO xem xét ghi danh di tích Địa đạo Củ Chi vào Danh sách DSVH thế giới, bên cạnh những tiêu chí có giá trị nổi bật toàn cầu và tính xác thực, toàn vẹn của di sản. Các văn bản do UBND tỉnh/thành phố ban hành cơ bản phù hợp với các quy định quản lý nhà nước về di tích, qua đó góp phần nhằm tăng cường quyền hạn, trách nhiệm cho cơ sở, vừa đảm bảo sự chỉ đạo, quản lý thống nhất của các cấp chính quyền, xác định rõ trách nhiệm của UBND các cấp và Sở, ngành và các tổ chức liên quan tham gia vào việc quản lý di tích. 93 Sau khi Luật Di sản văn hóa (DSVH) được ban hành, là cơ sở pháp lý quan trọng nhất cho hoạt động quản lý DSVH, Bộ Quốc phòng đã lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện toàn diện, đồng bộ; Tổng cục Chính trị hướng dẫn các cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch, tổ chức học tập, quán triệt Luật và các nghị định của Chính phủ, thông tư hướng dẫn của Bộ VHTTDL về quản lý di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, bảo tàng ở các cấp chặt chẽ, nghiêm túc, hiệu quả. Bộ Quốc phòng đã ban hành nhiều văn bản pháp lý và văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện thống nhất trong toàn quân như: Ngày 25/7/2006, Thủ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt Tờ trình số 500/TTr-CT ngày 29/5/2006 của Tổng cục Chính trị về việc Quy hoạch và tổ chức hoạt động Hệ thống Nhà truyền thống, Phòng truyền thống trong Quân đội nhân dân Việt Nam từ 2006 - 2015; Quyết định số 3672/QĐ-BQP ngày 24/11/2020 của Bộ Quốc phòng ban hành Quy hoạch hệ thống thiết chế văn hóa trong Quân đội nhân dân Việt Nam, giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Tổng cục Chính trị ban hành các văn bản: Quyết định số 101/QĐ-CT ngày 25/01/2007 của Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Về việc ban hành Quy chế hoạt động của các bảo tàng trong Quân đội nhân dân Việt Nam (quy định hệ thống bảo tàng quân đội có 8 nhiệm vụ cụ thể, trong đó có nhiệm vụ: Phối hợp cùng cơ quan quản lý văn hóa của Trung ương và địa phương về sưu tầm, bảo tồn di tích lịch sử quân sự..); Văn bản số 1809/CT-VP ngày 22/11/2010 của Tổng cục Chính trị về việc xây dựng nhà (bia) tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ trong các đơn vị Quân đội; Hướng dẫn số 285/HD-CT ngày 08/02/2021 của Tổng cục Chính trị về việc Triển khai thực hiện Quy hoạch hệ thống thiết chế văn hóa trong Quân đội nhân dân Việt Nam, giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Theo thẩm quyền, các cơ quan chức năng của Tổng cục Chính trị ban hành các văn bản hướng dẫn việc thực hiện Luật DSVH như: Cục Tư tưởng Văn hóa (nay là Cục Tuyên huấn/TCCT) ban hành Hướng dẫn số 1574/TTVH ngày 25/9/2006 về việc Thực hiện Quy hoạch và tổ chức hoạt động hệ thống nhà truyền thống, phòng truyền thống trong Quân đội nhân dân Việt Nam từ 2006 - 2015; Bảo tàng LSQS Việt Nam ban hành Hướng dẫn số 36 ngày 05/02/2007 về Thực hiện Quy chế hoạt động của các bảo tàng trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Các đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng có bảo tàng đều ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Bảo tàng; Quy định về chức năng, nhiệm vụ của cán bộ, nhân viên Bảo tàng. Thực hiện Quy hoạch hệ thống thiết chế văn hóa trong Quân đội nhân dân Việt Nam, giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt, Tổng cục Chính trị đã ban hành Bộ quy chế về tổ chức và hoạt động của các thiết chế văn hóa và quy định về việc xây dựng các công trình lịch sử - văn hoá trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Đây là văn bản quan trọng qui định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, nguồn kinh phí, cơ sở vật chất, tổ chức hoạt động, trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân đối với các thiết chế văn hóa trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong đó 94 có các nội dung quan trọng liên quan cơ chế quản lý di tích trong Quân đội cụ thể: Điều 22 và 23: qui định chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của Bảo tàng trong quân đội như sau: có nhiệm vụ tham mưu quản lý di tích lịch sử văn hóa quân sự theo phân cấp, phối hợp các cơ quan quản lý văn hóa của trung ương và địa phương nghiên cứu, xây dựng các kế hoạch dự án về tu bổ tôn tạo và bảo tồn các di tích trên địa bàn; thực hiện kế hoạch về bảo tồn, tôn tạo các di tích cách mạng có nội dung liên quan tới Quân đội. Điều 47 đã xác định rõ các nội dung về xây dựng các công trình lịch sử - văn hóa. Những văn bản được ban hành đã góp phần tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị DTLSQSCM. Nhằm tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống văn bản quy pháp luật về di sản văn hóa, Bộ VHTTDL đang phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tổng kết Luật Di sản văn hóa, để có cơ sở xây dựng hồ sơ dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa trình Quốc hội xem xét, thông qua, trong đó dự kiến bổ sung các nội dung về phân cấp quản lý di tích, bổ sung các quy định cụ thể về quản lý DTLSQSCM. 3.2.3. Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về di sản văn hóa. 3.2.3.1. Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Nội dung hoạt động này thuộc trách nhiệm của Bộ VHTTDL, UBND cấp tỉnh, sở VHTTDL/VHTT. Bộ VHTTDL phối hợp UBND cấp tỉnh, sở VHTTDL/VHTT tiến hành lập, thẩm định, phê duyệt các dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích. Theo đó, nhiều di tích gốc của Chiến trường Điện Biên Phủ, Địa đạo Củ Chi đã được đầu tư bổ sung, tôn tạo và đưa vào sử dụng. Di tích Tổng hành dinh trong khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long được đầu tư kinh phí để triển khai các dự án số hóa, bảo quản, trưng bày hiện vật. Bộ xây dựng ban hành Quyết định số 975/QĐ-BXD ngày 21/8/2015 phê duyệt Quy hoạch chi tiết Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích Thành cổ Hà Nội (đã được sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1481/QĐ-BXD ngày 28/12/2015). Trong số các di tích biểu được ưu tiên bảo tồn có Tổng hành dinh trong khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long. Nhằm quảng bá cho DTLSQSCM, các chủ thể quản lý đã tổ chức thực hiện thành công các hoạt động hợp tác quốc tế. Bộ VHTTDL đã phối hợp với các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài và các cơ quan thông tấn báo chí tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, trường Điện Biên Phủ trên các kênh truyền hình quốc tế và diễn đàn ngoại giao dịch văn hóa. Tổ chức sự kiện văn hóa có sự tham gia của các đoàn khách quốc tế: giới thiệu về Tổng hành dinh, Địa đạo Củ Chi, Chiến chương trình Xuân quê hương, Lễ hội Hoa anh đào Nhật Bản, Dạ tiệc IPU-132, Đại lễ Phật đản tại Khu trung tâm Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội. Tổ chức tiếp đón các thủ tục, đoàn công tác của Bộ Quốc phòng, đoàn thống kê ngoại giao của các lĩnh vực và quốc tế đến thăm và làm việc tại các DTLSQSCM. Đoàn công tác Hoàng thân Đan Mạch, Bộ Ngoại giao Trung Quốc, 95 Thủ tướng Singapore, Bộ Quốc phòng Nhật Bản, Bộ Ngoại giao Cộng hòa Pháp, Tổng thống Namibia, Bộ Quốc phòng Myanmar, Bộ Kinh tế Bungari tham quan di tich Tổng hành dinh. Đoàn công tác của Bộ Ngoại giao Liên Bang Nga, Đại biểu cấp cao Cơ quan Chống tham nhũng trực thuộc Tổng thống Liên Bang Nga, Cục Khoa học - Lịch sử quân sự Bộ Quốc phòng Lào, Sỹ quan trẻ Ân Độ, Tổng đội Thiếu sinh quân Án Độ, Viện Khoa học Quân sự, Quân Giải phong nhân dân Trung Quốc, cán bộ quân đội Hoàng gia Campuchia, Tổng Tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang cách mạng Cuba tham quan di tích Địa dạo Củ Chi. Thủ tưởng Pháp Edouard Philippe tham quan di tích Chiến trường Điện Biên Phủ... Hợp tác với các đối tác chuyên gia nước ngoài thực hiện dự án bảo tồn Hoàng Thành Thăng Long Hà Nội được triển khai, như: Dự án “Bảo tồn khu di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội"- (Dự án Quỹ tín thác UNESCO - Nhật Ban); Dự án “Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị Hoàng thành Thăng Long" - (hợp tác chuyên gia khảo cổ học Bi); Các dự án trùng tu, bảo tồn, triển lãm (hợp tác chuyên gia Pháp), trong dự án lắp đặt hệ thống bảng biến chỉ dẫn tại khu di sản (hợp tác chuyên gia Úc) [98]. Do đặc thù DTLSQSCM là các di tích gắn liền với quá trình ra đời, trưởng thành, chiến đấu và chiến thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam nên Bộ Quốc phòng, trực tiếp là Tổng cục Chính trị đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trong toàn quân phối hợp với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương làm tốt công tác nghiên cứu, lập hồ sơ xếp hạng, bảo tồn và phát huy các giá trị di tích LSVH, danh lam thắng cảnh, nhất là các di tích gắn liền với các sự kiện lịch sử quân sự. Tổng cục Chính trị đã chỉ đạo Bảo tàng LSQS Việt Nam tiến hành nghiên cứu, khảo sát, tư vấn cho các đơn vị và địa phương lập hồ sơ công nhận, lập dự án và triển khai thực hiện bảo tồn các di tích lịch sử quân sự trên địa bàn cả nước đạt kết quả tốt, trong đó có khu vực Tổng hành dinh. Ngoài ra, toàn quân đã tham gia phối hợp với địa phương bảo tồn, tôn tạo hàng trăm di tích, nhiều di tích đã được công nhận là di tích LSVH cấp tỉnh, c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_quan_ly_di_tich_lich_su_quan_su_cach_mang_qua_truong.pdf
  • pdf2. Tom tat tieng Viet - Do Linh Giang.pdf
  • pdf3. Tom tat tieng Anh - Do Linh Giang.pdf
  • pdf4. Dong gop moi luan an tieng Viet - Do Linh Giang.pdf
  • pdf5. Dong gop moi luan an tieng Anh - Do Linh Giang.pdf
  • pdf6. Trich yeu luan an tieng Viet - Do Linh Giang.pdf
  • pdf7. Trich yeu luan an tieng Anh - Do Linh Giang.pdf
Tài liệu liên quan