MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT . . iv
MỞ ĐẦU.1
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ
KHÁI QUÁT DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT QUẦN THỂ HƯƠNG SƠN.9
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu. 9
1.1.1. Các công trình nghiên cứu Di tích quốc gia đặc biệt quần thể Hương Sơn .9
1.1.2. Các công trình nghiên cứu quản lý di tích lịch sử văn hoá .15
1.1.3. Các công trình nghiên cứu quản lý Di tích quốc gia đặc biệt quần thể
Hương Sơn . . 21
1.1.4. Nhận xét, đánh giá chung tình hình nghiên cứu . 23
1.2. Cơ sở lý luận về quản lý di tích quốc gia đặc biệt.26
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản . . 26
1.2.2. Cơ sở lý thuyết vận dụng trong đề tài luận án .37
1.2.3. Xây dựng nội dung quản lý di tích quốc gia đặc biệt từ lý thuyết hệ thống
và các bên liên quan .42
1.2.4. Sự khác nhau giữa quản lý di tích quốc gia đặc biệt và các di tích thuộc
phân cấp khác ở Việt Nam . .49
1.2.5. Vai trò quản lý nhà nước đối với di tích quốc gia đặc biệt . .51
1.3. Khái quát về Di tích quốc gia đặc biệt quần thể Hương Sơn.52
1.3.1. Khái quát về huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.52
1.3.2. Tổng quan về di tích quốc gia đặc biệt quần thể Hương Sơn .53
Tiểu kết .70
Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT QUẦN
THỂ HƯƠNG SƠN .71
2.1. Các chủ thể quản lý và cơ chế phối hợp .71
2.1.1. Các chủ thể quản lý . 71
2.1.2. Cơ chế phối hợp giữa các chủ thể quản lý nhà nước .77
2.2. Các hoạt động quản lý Di tích quốc gia đặc biệt quần thể Hương Sơn .81iii
2.2.1. Hoạt động quản lý của chủ thể quản lý gián tiếp 81
2.2.2. Hoạt động quản lý của chủ thể quản lý trực tiếp . .99
2.3. Đánh giá chung về công tác quản lý Di tích quốc gia đặc biệt quần thể
Hương Sơn.116
2.3.1. Chủ thể quản lý gián tiếp . . .116
2.3.2. Chủ thế quản lý trực tiếp . .119
Tiểu kết .116
Chương 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ DI TÍCH QUỐC GIA
ĐẶC BIỆT QUẦN THỂ HƯƠNG SƠN TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY .124
3.1. Những căn cứ đề xuất giải pháp quản lý.124
3.1.1. Chiến lược phát triển văn hóa của quốc gia đến năm 2030 .124
3.1.2. Định hướng quản lý di tích của thành phố Hà Nội .125
3.1.3. Vấn đề đặt ra đối với công tác quản lý Di tích quốc gia đặc biệt quần thể
Hương Sơn .130
3.2. Bài học kinh nghiệm công tác quản lý di tích quốc gia đặc biệt Yên Tử,
Tây Thiên, Cố đô Hoa Lư .140
3.2.1. Di tích quốc gia đặc biệt Yên Tử 140
3.2.2. Di tích quốc gia đặc biệt Tây Thiên 141
3.2.3. Di tích quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư 142
3.2.4. Bài học kinh nghiệm rút ra đối với công tác quản lý Di tích quốc gia đặc
biệt quần thể Hương Sơn . 143
3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý Di tích quốc gia đặc biệt quần
thể Hương Sơn
177
KẾT LUẬN.180
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ.184
TÀI LIỆU THAM KHẢO.184
PHỤ LỤC.195
242 trang |
Chia sẻ: quyettran2 | Lượt xem: 566 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý di tích quốc gia đặc biệt quần thể Hương Sơn huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hực hiện nghiêm
túc Luật Di sản văn hóa và Chỉ thị số 73/CT - BVHTTDL ngày
19/05/2009 của Bộ trưởng Bộ VHTTDL, Tăng cường các biện pháp
quản lý di tích lịch sử văn hóa và các hoạt động bảo quản, tu bổ, phục
hồi di tích lịch sử văn hóa [Phụ lục 3, Bảng 1, TLPV 14, tr.211].
Nhìn chung những vấn đề này sinh trong quá trình quản lý dẫn đến sai
phạm không chỉ xảy ra đối với di tích QGĐB quần thể Hương Sơn mà còn xuất
hiện ở nhiều di tích quốc gia đặc biệt trên địa bàn cả nước. Luật Di sản văn hóa
năm 2001 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định tại Điều 13; Điểm b, Khoản
1, Điều 34 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hoá quy định:
Đối với di tích quốc gia/di tích quốc gia đặc biệt, khi chưa được các cơ quan
chức năng cấp phép xây dựng, trường hợp đặc biệt có yêu cầu xây dựng công
trình trực tiếp phục vụ bảo vệ và phát huy giá trị di tích, việc xây dựng phải
được sự đồng ý bằng văn bản của người có thẩm quyền (Bộ trưởng Bộ
VHTTDL). Các công trình xây dựng tuyệt đối không được làm ảnh hưởng đến
di tích và cảnh quan, môi trường trong khu vực bảo vệ di tích. Những cá nhân,
tổ chức xâm lấn, xây dựng trái phép trong khu vực di tích còn bị buộc tháo dỡ
các công trình xây dựng trái phép và khôi phục lại trạng thái ban đầu.
Nghị định 38/2021/NĐ - CP ngày 29/03/2021 của Chính phủ, Ban hành
quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hoá và quảng cáo. Trong đó
Điều 20 có quy định phạt tiền từ 30 triệu đồng - 40 triệu đồng đối với hành vi
không có văn bản đồng ý của Chủ tịch UBND cấp tỉnh đối với di tích cấp tỉnh
hoặc không có văn bản đồng ý của Bộ trưởng Bộ VHTTDL đối với di tích
quốc gia/di tích quốc gia đặc biệt khi xây dựng công trình bảo vệ và phát huy
giá trị di tích ở khu vực bảo vệ II. Tại Điều 24 có quy định phạt tiền từ 20 triệu
đồng - 30 triệu đồng đối với những vi phạm về hoạt động tu bổ, tôn tạo, phục
hồi di tích mà chưa có văn bản đồng ý của cơ quan chức năng có thẩm quyền.
99
Để hạn chế những sai phạm trong quá trình quản lý di tích QGĐB quần
thể Hương Sơn, huyện Mỹ Đức đã chỉ đạo Phòng VH&TT, Ban quản lý
KDT&TC Hương Sơn và các đơn vị liên quan tăng cường phối hợp với cơ
quan chức năng thực hiện thanh tra, kiểm tra chuyên ngành/thanh tra hành
chính khi có đơn thư khiếu nại về di tích. Tuy nhiên, một trong những khó
khăn đối với công tác quản lý di tích QGĐB quần thể Hương Sơn là khu vực
bảo vệ rộng lớn, nhiều di tích nằm xen kẽ trong khu vực dân cư nên không
tránh khỏi những sai phạm liên quan đến các công trình xây dựng trái phép
trong khu vực bảo vệ di sản. Nghị định 38/2021/NĐ - CP ra đời là căn cứ pháp
lý để xử phạt đối với các hành vi vi phạm di tích lịch sử văn hóa, danh lam
thắng cảnh, nhưng khi áp dụng vào thực tiễn thì mức xử phạt còn thấp và chưa
mang tính răn đe, đặc biệt là những di tích có giá trị cao và dễ bị tổn thương
như di tích QGĐB quần thể Hương Sơn. Vì vậy, công tác thanh tra, kiểm tra
cần được thực hiện thường xuyên, cùng với sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ
quan quản lý nhà nước từ trung ương xuống cơ sở sẽ hạn chế được những thiếu
sót như đã từng xảy ra trong thời gian qua.
2.2.2. Hoạt động của chủ thể quản lý trực tiếp
2.2.2.1. Tham mưu, đề xuất và thực hiện các văn bản quản lý di tích
Công tác tham mưu, đề xuất và triển khai thực hiện các văn bản quy
phạm pháp luật là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng đối với công tác quản lý di
tích QGĐB quần thể Hương Sơn. Hàng năm vào thời điểm kết thúc lễ hội chùa
Hương, Ban quản lý KDT&TC Hương Sơn xây dựng kế hoạch phối hợp với Sư
trụ trì và Ban QLXD chùa Hương tổ chức kiểm tra, đánh giá hiện trạng cơ sở
hạ tầng các điểm di tích; thống kê các di vật, hiện vật, đồ thờ tự để có kế hoạch
bảo quản, tu bổ, phục hồi đối với những cơ sở thờ tự có nguy cơ bị xuống cấp.
Cụ thể là theo biên bản tường trình của nhà chùa về bức tường lối lên giếng
cạnh nhà khách trong khu vực chùa Thiên Trù có chiều dài 41m, cao 2,4m đã
nứt nẻ, bị đổ một đoạn 10m và phần còn lại không đảm bảo an toàn; phần tường
100
nhà Tăng - Ni có chiều rộng 8,5m, cao 5,7m, dài 16,5m bị dạn nứt, mái bằng
gỗ và lợp ngói sông cầu đã hư hỏng toàn phần và sụt mất một gian; khu nhà
Tăng phía ngoài động Hương Tích đã bị xuống cấp và hư hỏng nặng. Sau khi
tiến hành kiểm tra, đánh giá, Ban quản lý KDT&TC Hương Sơn đề xuất với
huyện Mỹ Đức văn bản số 77/BC - BQL ngày 23/05/2018, Về việc giải ngõa
và trùng tu lại tường chặn đất đá lối lên Giếng cạnh nhà khách, nhà Tăng - Ni
khu vực chùa Thiên Trù và khu vực ngoài động Hương Tích để đảm bảo an toàn
cho du khách và tài sản của nhà chùa. Sau khi được thành phố Hà Nội phê
duyệt chủ trương đầu tư, Bộ VHTTDL thẩm định hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi
công, lãnh đạo huyện giao cho Ban QLXD chùa Hương thực hiện dự án, có sự
phối hợp kiểm tra, giám sát của Ban quản lý KDT&TC Hương Sơn.
Theo phản ánh của nhà chùa và du khách về nhà vệ trong khu vực chùa
Thiên Trù và động Hương Tích do xây dựng tạm bợ nên bị xuống cấp đã làm
ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường khu vực di tích; hệ thống giao thông
đường thủy trên dòng suối Yến không đảm bảo an toàn giao thông chuyên chở
khách và hàng hóa vào chiều tối. Sau khi nghiên cứu, khảo sát thực tế, đề xuất
với huyện Mỹ Đức tờ trình số 175/TTr - BQL ngày 17/10/2019, Về việc xây
dựng đường từ chùa Long Vân đi động Cây Khế và nhà vệ sinh cộng cộng, lắp
đặt hệ thống chiếu sáng, hệ thống loa, camera trên dòng suối Yến. Công tác
tham mưu và triển khai nhiệm vụ trên là việc làm cấp thiết nhằm đảm bảo an
toàn giao thông đường bộ và đường thủy, tạo điều kiện thuận lợi cho người
dân địa phương và du khách hành hương trong mùa lễ hội.
Trong quá trình phối hợp với nhà chùa tổ chức kiểm tra, đánh giá hiện
trạng chùa Long Vân thuộc quần thể Hương Sơn cho thấy di tích đang bị hư hại
trầm trọng, vì vậy Ban quản lý KDT&TC Hương Sơn đã lập tờ trình số
1849/TTr - UBND ngày 25/11/2020, Về việc tu bổ khẩn cấp các hạng mục di
tích chùa Hinh Hương. Nội dung tờ trình có nêu những hạng mục di tích cần tu
sửa: Gia cố nền, róc trát, xử lý những vị trí tường rêu mốc, sơn lại tường, chống
101
thấm ẩm mốc cổng tam quan; thay thế cửa sắt, bổ sung lắp đặt cửa bức hàn biểu
chấn song con tiện, thay thế gạch bị bong, vỡ; sân chùa và bậc thang, lan can
dẫn lên chùa được bổ sung thay thế gạch lát đã hỏng phù hợp với chất liệu
truyền thống, tương đồng với cảnh quan không gian khu vực di tích; hạ giải bộ
phận các bậc thang và lan can đường dẫn lên chùa và tận dụng các tảng đá có
kích cỡ cũ, bổ sung các tảng đá mới có kích thước tương đồng. Căn cứ vào diện
tích và cung đường dẫn lên chùa, sắp xếp cho phù hợp với nguyên trạng, đảm
bảo kỹ mỹ thuật, hài hòa cảnh quan, không gian khu vực di tích.
Để triển khai quy hoạch dự án đầu tư tuyến cáp treo Hương Bình theo văn
bản số 1277/TB - UBND ngày 29/10/2019 của UBND thành phố Hà Nội, Ban
quản lý KDT&TC Hương Sơn đã phối hợp với các bên liên quan thực hiện kiểm
tra, rà soát, giải phóng mặt bằng đối với những hộ dân lấn chiếm, xây dựng trái
phép trong khu vực bảo vệ di tích và hai bên tuyến đường nối từ khu du lịch thắng
cảnh Hương Sơn đến khu Tam Chúc – Khả Phong (Hà Nam) để doanh nghiệp
Xuân Trường triển khai xây dựng tuyến cáp treo, phục vụ phát triển du lịch tiềm
năng của địa phương. Nhìn chung công tác tham mưu và triển khai các văn bản
quản lý nhà nước đã góp phần triển khai các dự án tu bổ, tôn tạo di tích đúng tiến
độ đã giảm thiểu những tác động tiêu cực đến quần thể di tích.
Bên cạnh những mặt tích cực trên thì công tác quản lý di tích QGĐB
quần thể Hương Sơn vẫn còn tồn tại nhiều bất cập trong việc phối hợp giữa các
cơ quan, đơn vị liên quan. Khi trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Bá Hiển -
Tr. Ban quản lý KDT&TC Hương Sơn cho rằng:
Công tác tham mưu, xây dựng kế hoạch chưa thực sự chú trọng đến
cơ chế phối hợp giữa các bên liên quan tham gia quản lý di tích
QGĐB quần thể Hương Sơn, nên dẫn đến tình trạng chồng chéo ở
một số lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ. Bên cạnh đó cơ chế phối
hợp cũng chưa quy định cụ thể quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm
của các bên liên quan. Bên cạnh đó, quy chế bảo vệ và sử dụng di
102
tích trước đây cần được điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện nhằm đáp
ứng những yêu cầu đặt ra đối với loại hình di tích quốc gia đặc biệt
[Phụ lục 3, Bảng 1, TLPV 08, tr.208].
Từ những vấn đề nêu trên cho thấy trong thời gian tới Ban quản lý
KDT&TC Hương Sơn cần chủ động và tích cực hơn nữa trong việc tham mưu,
đề xuất cho lãnh đạo huyện Mỹ Đức ban hành và hoàn thiện các văn bản quy
phạm pháp luật liên quan đến công tác quản lý bảo tồn và phát huy giá trị của
di tích QGĐB quần thể Hương Sơn.
2.2.2.2. Quản lý các hoạt động tu bổ, tôn tạo di tích
Từ khi tỉnh Hà Tây được sáp nhập vào thành phố Hà Nội, di tích QGĐB
quần thể Hương Sơn đã nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo từ trung
ương xuống địa phương trong việc hỗ trợ ngân sách của nhà nước và nguồn thu
từ hoạt động tại di sản được trích lại để triển khai các dự án xây dựng, tu bổ, tôn
tạo di tích. Theo chức năng nhiệm vụ được phân công, Ban QLXD chùa Hương
chịu trách nhiệm thực hiện các dự án tu bổ các hạng mục di tích, Ban quản lý
KDT&TC Hương Sơn là đơn vị chịu trách nhiệm quản lý, kiểm tra, giám sát các
hoạt động tu bổ di tích. Nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan nên các
dự án tu bổ đền Đục Khê, tôn tạo gác chuông chùa Thiên Trù, tu bổ nhà Tăng -
Ni bên ngoài động Hương Tích và chùa Thiên Trù; đảo ngói lại toàn bộ đền Trình
Ngũ Nhạc, chùa Thiên Trù, chùa Tiên Sơn, chùa Tuyết Sơn, chùa Thanh Sơn,
chùa Long Vân được triển khai và đưa vào sử dụng đúng tiến độ. Sư ông Thích
Đạo Huy phụ trách tu bổ di tích thuộc Ban QLXD chùa Hương cho biết:
Việc triển khai các dự án tu bổ di tích QGĐB quần thể Hương Sơn
trong thời gian qua tuân thủ Nghị định số 166/2018/NĐ - CP. Chẳng
hạn trường hợp tu bổ di tích tại chỗ thì đơn vị tổ chức thi công phải
thực hiện bao che khu vực cấu kiện, thành phần kiến trúc cần tu bổ
bảo đảm an toàn. Trường hợp phải tháo rời toàn bộ cấu kiện, thành
phần kiến trúc di tích phải xây dựng nhà bao che phục vụ thi công, nhà
103
bảo quản cấu kiện, thành phần kiến trúc. Khi hạ giải phải thực hiện
đánh dấu ký hiệu các cấu kiện để tránh nhầm lẫn, ảnh hưởng đến đặc
điểm, cũng như giá trị kiến trúc nghệ thuật của di tích. Sau khi công
trình hoàn thành và được bàn giao cho chủ đầu tư, nhật ký và hồ sơ
hoàn công được gửi đến Sở VH&TT, Cục DSVH - Bộ VHTTDL và
cơ quan, đơn vị có thẩm quyền [Phụ lục 3, Bảng 1, TLPV 09, tr.208].
Đi đôi với công tác quản lý hoạt động tu bổ di tích, Ban quản lý
KDT&TC Hương Sơn còn phối hợp với các Sự trụ trì các điểm di tích quản lý
hoạt động tín ngưỡng tại cơ sở thờ tự, tuyệt đối không tự ý di dời, tu sửa, làm
thay đổi màu sắc, kiểu dáng hiện vật là yếu tố gốc cấu thành di tích; không
tiếp nhận, đưa thêm hiện vật vào di tích và khuôn viên di tích khi chưa được
sự đồng ý của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về văn hóa; phối hợp
kiểm tra, giám sát các dự án tu bổ, chống xuống cấp di tích và cải tạo công
trình dân dụng trong khu vực bảo vệ di tích. Tuy nhiên có một thực tế hiện
nay là phần lớn các cơ sở thờ tự trong di tích QGĐB quần thể Hương Sơn có
tuồi đời vài trăm năm, do điều kiện khí hậu khắc nghiệt cùng với sự tác động
của con người đã làm cho nhiều hạng mục bị xuống cấp và ảnh hưởng đến kết
cấu của công trình. Khi trao đổi vấn đề trên, ông Nguyễn Đình Toàn PTr. Ban
quản lý KDT&TC Hương Sơn cho rằng:
Di tích QGĐB quần thể Hương Sơn có trên hai mươi điểm di tích
nên việc đầu tư kinh phí tu bổ bị dàn trải và hầu hết di tích được làm
bằng gỗ nên nguy cơ xuống cấp khó tránh khỏi. Vì vậy, cần phải thực
hiện phân loại, đánh giá hiện trạng nội thất và ngoại thất toàn bộ các
điểm di tích để xây dựng phương án đầu tư có trọng điểm đối với
những di tích hư hại cần được bảo tồn khẩn cấp. Đồng thời tăng
cường hoạt động kiểm tra, giám sát các dự án tu bổ, tôn tạo di tích
và các hoạt động tín ngưỡng tại cơ sở thờ tự thuộc di tích QGĐB
quần thể Hương Sơn [Phụ lục 3, Bảng 1, TLPV 15, tr.211].
104
Một trong những khó khăn trong việc triển khai các dự án tu bổ di tích
QGĐB quần thể Hương Sơn thời gian gần đây là nguồn ngân sách hỗ trợ còn
hạn hẹp, trong khi nguồn thu từ di tích không đủ tái đầu tư dành cho hoạt động
bảo tồn di tích. Vì vậy, nhà Chùa tự đứng ra kêu gọi công đức của những tập
thể, cá nhân đóng góp tu sửa các hạng mục di tích bị xuống cấp. Tuy nhiên có
một thực tế cho thấy hoạt động tu bổ di tích bằng nguồn xã hội hóa còn dễ dãi
trong khâu thỏa thuận chủ trương, thẩm định dự án, chưa thực sự quán triệt
nguyên tắc gìn giữ tối đa những yếu tố gốc. Do đó các dự án tu bổ, chống xuống
cấp di tích bằng bất cứ nguồn vốn nào cũng cần phải được thực hiện nghiêm
túc theo Nghị định số 166/2018/NĐ - CP và có sự tham vấn chuyên môn, nghiệp
vụ của Cục DSVH - Bộ VHTTDL và Sở VH&TT Thành phố Hà Nội trong việc
kiểm tra, giám sát về mặt chất lượng kỹ thuật.
2.2.2.3. Quản lý và khai thác giá trị của di tích gắn với phát triển du lịch
Tại Đại hội Đảng bộ huyện Mỹ Đức lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025
đề ra nhiệm vụ phát triển du lịch gắn với phát triển kinh tế - xã hội của huyện,
trong đó tập trung xây dựng các sản phẩm du lịch xanh, sản phẩm du lịch gắn
với di tích lịch sử văn hoá và lễ hội truyền thống; gắn trách nhiệm của chính
quyền địa phương trong cải thiện môi trường du lịch [54]. Để triển khai nhiệm
vụ trên, Ban quản lý KDT&TC Hương Sơn đã phối hợp với các bên liên quan
xây dựng kế hoạch quản lý các hoạt động dịch vụ du lịch.
2.6: Cơ sở lưu trú trong khu vực di tích QGĐB quần thể Hương Sơn
TT Cơ sở lưu trú dịch vụ du lịch Số lượng
01. Khách sạn 02
02. Nhà nghỉ 60
03. Nhà trọ 119
Nguồn: Tác giả tập hợp năm 2022
Về cơ sở lưu trú, trong khu vực Hương Sơn chỉ có nhà nghỉ Công đoàn
chùa Hương đạt tiêu chuẩn, còn lại hầu hết là nhà nghỉ, nhà trọ do tư nhân quản
105
lý. Số lượng các cơ sở lưu trú thì nhiều, nhưng chất lượng và hoạt động dịch vụ
còn mang tính tự phát, thời vụ, hoạt động chưa chuyên nghiệp, chưa đáp ứng đủ
điều kiện đón các đoàn khách trong nước và quốc tế có khả năng thanh toán cao.
2.7: Cơ sở dịch vụ trong khu vực di tích QGĐB quần thể Hương Sơn
TT Địa điểm Cửa hàng Diện tích (m2)
01. Khu vực bến Đục 14 420
02. Khu vực bến Yến 17 680
03. Khu vực Thiên Trù 23 1035
04. Tổng cộng 54 2135
Nguồn: Tác giả tập hợp năm 2022
Các cơ sở dịch tập trung chủ yếu tại bến Đục, bến Yến và khu vực chùa
Thiên Trù. Do tính chất mùa vụ nên hầu hết các cửa hàng ăn uống được làm
tạm thời, hoặc sử dụng nhà ở lẫn lộn với cửa hàng nên chưa đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm. Công tác phối hợp quản lý cơ sở dịch vụ chưa được kiểm tra,
kiểm soát thường xuyên nên vẫn còn để xảy ra tình trạng các hàng quán lấn
chiếm lòng lề đường, gây cản trở giao thông, ảnh hưởng đến tình hình an ninh
trật tự, vệ sinh môi trường và tính thẩm mỹ của di sản.
2.8: Lượng khách du lịch đến di tích QGĐB quần thể Hương Sơn
Nguồn: Tác giả tập hợp năm 2022
Số lượng du khách đến di tích QGĐB quần thể Hương Sơn qua các năm
như sau: Năm 2018, bình quân đón khoảng từ 15.000 - 20.000 lượt khách/ngày,
cuối tuần đón từ 30.000 - 35.000 lượt khách/ngày, ước tính đón khoảng 430.000
430 450
320
20 20 1035 36 25
0
200
400
600
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2022
L Ư Ợ N G KH Á C H D U L Ị C H Đ Ế N D I T Í C H
( Đ Ơ N V Ị T Í N H : N G H Ì N L Ư Ợ T / N G À Y )
Cả lễ hội Ngày thường Ngày cuối tuần
106
lượt khách/năm; Năm 2019, bình quân đón từ 17.000 - 20.000 lượt khách/năm,
cuối tuần đón từ 32.000 - 36.000 lượt khách/ngày, ước tính đón khoảng 450.000
lượt khách/năm. Sau thời gian dãn cách xã hội, năm 2022 di tích mở cửa trở lại,
bình quân đón 10.000 lượt khách/ngày, cuối tuần đón từ 20.000 - 25.000 lượt
khách/ngày, ước tính đón khoảng 320.000 lượt khách/năm [55].
Tổng thu từ hoạt động tại di tích và lễ hội năm 2019 là 163.872.640.000
đồng, trong đó phí thu thăm quan thắng cảnh là 99.859.890.000 đồng, phí thu
từ dịch vụ thuyền, đò là 64.012.750.000 đồng, nộp ngân sách nhà nước
69.901.923.000 đồng [Phụ lục 2, Mục 6.3, tr.209]. Năm 2022 di tích mở cửa
đón khách, tổng thu từ hoạt động tại di tích và lễ hội đạt 43.112.064.000 đồng,
trong đó phí thu thăm quan thắng cảnh là 26.271.414.000 đồng, phí thu từ dịch
vụ thuyền, đò là 16.840.650.000 đồng [Phụ lục 2, Mục 6.4, tr.208]. Để quản
lý nguồn thu tại các hoạt động tại di tích hiệu quả, Ban quản lý KDT&TC
Hương Sơn đã xây dựng kế hoạch thu chi, quản lý phí thắng cảnh, lập dự toán
cho cho các hoạt động của Ban tổ chức lễ hội đảm bảo đúng quy định, công
khai các chế độ, thanh toán kịp thời và đầy đủ chế độ cho lực lượng tham gia
quản lý, bảo vệ di tích và lễ hội.
Nhìn chung hoạt động du lịch tại di tích QGĐB quần thể Hương Sơn chủ
yếu là du lịch tâm linh và mang tính chất thời vụ. Còn nhiều sản phẩm du lịch
tiềm năng chưa được nghiên cứu, xây dựng và đưa vào khai thác. Khi trao đổi
về hoạt động du lịch tại di tích QGĐB quần thể Hương Sơn, ông Nguyễn Văn
Trung - Giám đốc Cty du lịch Hương Sơn có những đánh giá như sau:
Hoạt động du lịch được xác định là một ngành kinh tế mũi nhọn gắn
với phát triển kinh tế - xã hội của huyện Mỹ Đức. Mặc du tiềm năng
các loại hình du lịch khá phong phú và đa dạng, nhưng đến nay thị
trường du lịch so với mặt bằng chung của thành phố Hà Nội khá
thấp. Lượng khách du lịch đến với di sản chỉ mang tính thời vụ, sản
phẩm du lịch chưa thu hút được khách du lịch vào các mùa khác
107
trong năm. Chưa có sự kết nối các điểm du lịch trên địa bàn huyện
và vùng lân cận để khai thác tiềm năng và lợi thể của di tích QGĐB
quần thể Hương Sơn bên cạnh sản phẩm du lịch lễ hội truyền thống
[Phụ lục 3, Bảng 1, TLPV 17, tr.212].
Một trong những hạn chế đối với hoạt động bảo tồn và khai thác giá trị
của di tích QGĐB quần thể Hương Sơn là cơ sở hạ tầng chua đồng bộ và xuống
cấp đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động du lịch. Ông Nguyễn Văn Dũng
chủ cửa hàng tạp hóa trên tuyến Thiên Trù - Hương Tích cho rằng:
Hạ tầng giao thông đường bộ trong khu vực di tích QGĐB quần thể
Hương Sơn chưa đáp ứng được yêu cầu hoạt động du lịch, nhất là
vào thời điểm tổ chức lễ hội du khách tăng đột biến vào thời gian
ngắn đã làm tắc nghẽn cục bộ tại khu vực trung tâm xã và các ngả
đường dẫn vào khu vực di tích, đặc biệt là tuyến Thiên Trù - Hương
Tích. Bên cạnh đó hệ thống mạng lưới điện, đèn chiếu sáng, hệ thống
cấp, thoát nước, xử lý rác thải còn thiếu, xuống cấp và không đồng
bộđã làm ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động dịch vụ phục vụ
khách du lịch [Phụ lục 3, Bảng 1, TLPV 05, tr.207].
Ngoài ra phải kể đến một số nguyên nhân khác đã làm ảnh hưởng đến
việc tăng trưởng du lịch tại di tích QGĐB quần thể Hương Sơn như chất lượng
dịch vụ chưa đáp ứng được yêu cầu của du khách, các cơ sở lưu trú trên địa bàn
hoạt động mang nặng tính gia đình, chưa chú trọng nâng cao chất lượng toàn
diện. Nhiều nhà hàng, cơ sở dịch vụ còn kinh doanh theo kiểu chộp giật, chèn
ép khách gây bức xúc, phản cảm cho du khách. Ông Nguyễn Văn Trung - Giám
đốc Cty du lịch Hương Sơn cho biết:
Nguồn nhân lực phục vụ du lịch của địa phương còn thiếu và phần
lớn chưa được đào tạo cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ du lịch. Bên
cạnh đó, đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về hoạt động phát triển du
lịch có năng lực và trình độ chuyên môn nhiều mặt còn hạn chế.
108
Chính quyền địa phương chưa có cơ chế hỗ trợ và tháo gỡ những khó
khăn cho các doanh nghiệp của địa phương tham gia cung ứng dịch
vụ du lịch; chưa chú trọng phát triển nguồn nhân lực địa phương trong
lĩnh vực dịch vụ, du lịch [Phụ lục 3, Bảng 1, TLPV 17, tr.212].
Từ thực tế trên cho thấy Ban quản lý KDT&TC Hương Sơn cần chủ động
hơn nữa trong việc tham mưu, đề xuất với huyện Mỹ Đức về cơ chế, chính sách
thu hút các nguồn lực xã hội tham gia đầu tư xây dựng các sản phẩm du lịch đặc
thù để khai thác tiềm năng và giá trị của di tích QGĐB quần thể Hương Sơn.
Đồng thời tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chú trọng đào tạo, phát
triển nguồn nhân lực của địa phương về lĩnh vực di sản và dịch vụ, du lịch.
2.2.2.4. Quản lý các hoạt động dịch vụ tại di tích
Di tích QGĐB quần thể Hương Sơn có vai trò, vị thế to lớn trong đời
sống văn hóa của người dân Thủ đô và cả nước. Trong đó lễ hội chùa Hương là
một hoạt động tôn giáo thu hút đông đảo du khách tìm đến thăm quan, chiêm
bái. Vì vậy, quản lý các hoạt động dịch vụ được coi là nhiệm vụ quan trọng,
nhằm đem lại cho du khách chất lượng dịch vụ tốt nhất, cũng như hạn chế những
tác động tiêu cực đến di sản. Ban quản lý KDT&TC Hương Sơn đã chỉ đạo các
Tổ nghiệp vụ triển khai kế hoạch theo sơ đồ từng tuyến được phân công.
Tổ nghiệp vụ Hướng dẫn và quản lý du lịch, dịch vụ phối hợp với các
bên liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát các phương tiện vận chuyển khách về
chứng chỉ chuyên môn hành nghề, phao cứu sinh, giỏ đựng rác và cam kết
không chở quá người theo quy định; các phương tiện vận chuyển khách phải
tuân thủ nội quy và điều hành của Ban quản lý bến, đảm bảo an toàn giao thông
trên suối Yến. Hướng dẫn các hộ kinh doanh dịch vụ lắp đặt hàng quán đúng
chỉ giới theo sơ đồ quy hoạch, lắp dựng biển bảng giới thiệu nhà hàng phải chấp
hành nghiêm kích cỡ theo quy định và thực hiện tốt công tác phòng, chống cháy
nổ. Kiểm tra các hộ kinh doanh ăn uống tại khu vực bến đò Thiên Trù phải có
giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, có tủ bảo quản thực phẩm, không cheo
109
móc thịt gia súc, gia cầm. Bố trí lực lượng thường xuyên chấn chỉnh hàng quán
đảm bảo thông thoáng, không lấn chiếm lòng lề đường từ khu vực ga cáp treo
số 3 đến cổng động Hương Tích. Tổ chức sắp xếp lại các hộ kinh doanh bán đồ
vàng mã, đồ uống có cồn, các mặt hàng souvenir tại khu vực từ chùa Tuyết
Quỳnh ra chùa Giải Oan; khu vực đền Cửa Võng ra Tuyết Quỳnh; khu vực từ
cửa động Hương Tích ra đền Cửa Võng theo đúng quy hoạch, không để xảy ra
tình trạng lấn chiếm mặt bằng, cản trở giao thông.
Tổ bảo tồn, tôn tạo di tích tuyến Thiên Trù - Hương Tích và Tổ quản lý
môi trường và cảnh quan xã An Phú, An Tiến, Hùng Tiến phối hợp và hướng
dẫn sư trụ trì chùa Thiên Trù, chùa Tiên Sơn, chùa Giải Oan, đền Trấn Song,
động Hương Tích, chùa Hinh Bồng kiểm soát vé thắng cảnh, đò thuyền khách
tham quan du lịch; quản lý hoạt động dịch vụ ăn uống, hàng lưu niệm, tạp hóa
trên tuyến, điểm được phân công. Phối hợp với Sư trụ trì hướng dẫn cho du
khách không đặt tiền lễ, tiền công đức lên ban thờ hoặc gài tiền vào tượng Phật
và các hiện vật khác trong khu nội tự của di tích; quản lý chặt chẽ những người
tự nguyện tham gia làm việc công quả tại các điểm di tích trong thời gian tổ
chức lễ hội; thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở các hộ dân sinh sống, sản xuất,
kinh doanh dịch vụ không xả thải bừa bãi trong khu vực bảo vệ di tích.
Tổ bảo tồn di tích tuyến Long Vân - Thanh Sơn và Tổ bảo tồn, tôn tạo
di tích tuyến Tuyết Sơn phối hợp và hướng dẫn các Sư trụ trì chùa Thanh Sơn,
động Hương Đài, chùa Long Vân, đền Trình Phú Yên, chùa Ngư Trì, chùa
Bảo Đài, chùa Tuyết Sơn thực hiện kiểm soát vé thắng cảnh, đò thuyền khách
tham quan du lịch. Quản lý các cơ sở dịch vụ ăn uống, hàng lưu niệm, tạp hóa
trên tuyến, điểm di tích được phân công. Phối hợp với Sư trụ trì hướng dẫn du
khách không đặt tiền lễ, tiền công đức lên ban thờ; quản lý chặt chẽ những
người tự nguyện tham gia làm việc công quả tại các điểm di tích.
Có thể nói công tác quản lý các hoạt động tại di tích QGĐB quần thể
Hương Sơn trong thời gian qua có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng bên cạnh
110
đó vẫn còn để xảy ra tình trạng nhiều hàng quán lấn chiếm lòng lề đường cản
trở giao thông; các phương tiện (đò, thuyền) neo đậu chưa đúng nơi quy định,
chở người quá quy định gây mất an toàn giao thông đường thuỷ. Ông Nguyễn
Đình Toàn - PTr. Ban quản lý KDT&TC Hương Sơn cho rằng:
Do chưa có quy hoạch phân khu chức năng cho di tích cùng với sự
phối hợp giữa các cơ quan hữu quan và chính quyền địa phương
thiếu đồng bộ, chưa có chế tài xử phạt nghiêm khắc nên tình trạng
lấn chiếm lòng lề đường, dùng loa công xuất lớn để quảng cáo sản
phẩm chưa được giải quyết triệt để. Công tác quản lý, điều hành,
sắp xếp các phương tiện thuyền, đò chở khách vào mùa cao điểm
của lễ hội chưa hiệu quả [Phụ lục 3, Bảng 1, TLPV 15, tr.211].
Một trong những vấn đề nổi cộm đối với công tác quản lý các hoạt động
dịch vụ hiện nay là các cơ quan chức năng chưa thực sự quan tâm kiểm tra,
giám sát về chất lượng dịch vụ phục vụ du khách. Vấn đề này đã được ông
Đào Văn Hùng - Trưởng thôn Yến Vỹ thuộc xã Hương Sơn cho biết:
Ban quản lý KDT&TC Hương Sơn và chính quyền địa phương cần
nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, chẳng hạn sử dụng mã
QR Code để dán trên các phương tiện đò chở khách và khu vực công
cộng để du khách