MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
MỞ ĐẦU. 1
1. Lý do chọn đề tài . 1
2. Mục đích nghiên cứu của luận án . 4
3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu. 4
4. Giả thuyết khoa học . 4
5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu. 4
6. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu. 5
7. Những luận điểm bảo vệ. 7
8. Những đóng góp mới của luận án. 8
9. Cấu trúc của luận án. 9
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CÁC
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ ĐỊA PHƯƠNG TRONG BỐI CẢNH HIỆN
NAY . 10
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề. 10
1.1.1. Nghiên cứu về quản lý ĐNGV và ĐNGV trường y . 10
1.1.2. Khái quát các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài và những
vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục giải quyết . 21
1.2. Một số khái niệm cơ bản. 22
1.2.1. Quản lý . 22
1.2.2. Giảng viên . 24
1.2.3. Đội ngũ giảng viên trường cao đẳng y tế . 26
1.2.4. Quản lý đội ngũ giảng viên trường cao đẳng y tế . 28
1.3. Trường Cao đẳng y tế địa phương trong bối cảnh hiện nay và yêu cầu đối
với đội ngũ giảng viên trường cao đẳng y tế . 29
1.3.1. Đặc điểm của trường Cao đẳng y tế địa phương. 29
1.3.2. Trường Cao đẳng y tế địa phương trước yêu cầu đổi mới . 301.3.3. Đặc điểm, vai trò và yêu cầu của người giảng viên trường Cao đẳng y
tế . 34
1.4. Tiếp cận quản lý nguồn nhân lực trong quản lý phát triển đội ngũ giảng
viên trường cao đẳng y tế. 48
1.4.1. Mục tiêu quản lí nguồn nhân lực. 50
1.4.2. Nội dung quản lý nguồn nhân lực . 50
1.4.3. Một số mô hình quản lí nguồn nhân lực . 51
1.5. Quản lý đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng y tế trong bối cảnh hiện
nay. 56
1.5.1. Qui hoạch đội ngũ giảng viên trường cao đẳng y tế . 57
1.5.2. Quản lý hoạt động tuyển chọn và sử dụng đội ngũ giảng viên trường
cao đẳng y tế. 61
1.5.3. Tổ chức hoạt động đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giảng viên trường
cao đẳng y tế. 63
1.5.4. Thực hiện các chính sách đối với đội ngũ giảng viên trường cao đẳng
y tế . 66
1.5.5. Quan hệ hợp tác với các cơ sở y tế trên địa bàn trong quản lý đội ngũ
giảng viên trường cao đẳng y tế . 69
1.5.6. Kiểm tra, đánh giá đội ngũ giảng viên trường cao đẳng y tế . 70
1.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đội ngũ giảng viên trường cao đẳng
y tế địa phương trong bối cảnh hiện nay . 73
1.6.1. Yếu tố chủ quan. 73
1.6.2. Các yếu tố khách quan . 77
Kết luận chương 1 . 80
215 trang |
Chia sẻ: quyettran2 | Lượt xem: 316 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý đội ngũ giảng viên các trường Cao đẳng y tế địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đồng bằng, thành thị) dẫn đến công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân có sự
chênh lệch lớn giữa các vùng, miền.
Ngoài ra, chất lượng cán bộ y tế chưa cao, thể hiện ở việc văn bằng tốt
nghiệp của các trường đại học y, dược của Việt Nam chưa được thế giới công
nhận. Vì thế, cán bộ y tế khi ra nước ngoài học tập, làm việc hay tập huấn nâng
cao trình độ chuyên môn đều phải đào tạo lại. Điều này cho thấy, chất lượng đào
tạo chuyên ngành của các cơ sở đào tạo trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu,
chưa hội nhập được với thế giới, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ y tế.
Các nhà chuyên môn cho rằng, chất lượng nguồn nhân lực y tế nước ta còn
nhiều bất cập là do chất lượng đào tạo chưa bảo đảm; phân bố nhân lực y tế
chưa hợp lý; sử dụng chưa hiệu quả nhân lực y tế và thiếu cán bộ cho một số
chuyên ngành...
Trong khi đó, việc đào tạo nhân lực y tế còn nặng về truyền đạt lý thuyết,
khả năng thực hành hạn chế. Chế độ, chính sách đối với cán bộ y tế còn bất hợp
lý, mức lương khởi điểm chưa tương xứng với thời gian đào tạo; thầy thuốc
chưa được hưởng phụ cấp thâm niên nghề; chưa có chính sách bền vững để thu
hút những thầy thuốc có trình độ chuyên môn cao, tay nghề giỏi làm việc lâu dài
tại các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn; việc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức
85
nghề nghiệp của một bộ phận cán bộ y tế chưa tốt còn xảy ra tiêu cực, gây phiền
hà đối với người bệnh.
Theo kế hoạch phát triển nhân lực trong hệ thống khám, chữa bệnh giai
đoạn 2015 - 2020 được Bộ Y tế phê duyệt ngày 17-7-2015, dự báo nhu cầu nhân
lực trong lĩnh vực khám, chữa bệnh đến năm 2020 sẽ cần bổ sung 55.254 bác sĩ,
10.887 dược sĩ đại học, 83.851 điều dưỡng. Điều dưỡng có trình độ cao đẳng và
đại học đạt 30%. Các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh có trên 50% tổng số bác sĩ có
trình độ chuyên khoa cấp I trở lên và tương đương, ít nhất 20% tổng số bác sĩ có
trình độ chuyên khoa cấp II và tương đương. Các bệnh viện chuyên khoa tim
mạch, nhi (hoặc sản nhi), chấn thương chỉnh hình có đủ bác sĩ làm việc, trong đó
có ít nhất 50% tổng số bác sĩ có trình độ chuyên khoa cấp I, cấp II và tương
đương. Mỗi bệnh viện huyện có ít nhất 5 bác sĩ chuyên khoa cấp I thuộc các
chuyên ngành chủ yếu, bao gồm nội khoa, ngoại khoa, sản khoa, nhi khoa và
truyền nhiễm. Đạt 90% các trạm y tế xã có bác sĩ hoạt động và 95% có hộ sinh
hoặc y sĩ sản, nhi [21].
ÐBSCL bao gồm 13 tỉnh, thành phố, với dân số hơn 17 triệu người và lực
lượng lao động chiếm 21,44% tổng số lực lượng lao động cả nước. Ðiều lo ngại
và băn khoăn hiện nay là chất lượng nguồn nhân lực trong toàn vùng còn thấp.
Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo chiếm 83,25%, trong khi đó tỷ lệ chung cả nước
74,6% và ÐBSCL xếp thứ bảy trong số tám vùng, miền. Ðiều tra mới đây còn
cho thấy, hiện chỉ có gần 20% số lao động công nghiệp vùng ÐBSCL có trình
độ chuyên môn hóa và tay nghề cao; khoảng 17% số lao động có tay nghề kỹ
thuật đang trực tiếp sản xuất. Cơ cấu lao động bất hợp lý, nhất là tỷ lệ giữa thầy
và thợ quá chênh lệch. Các chỉ số về giáo dục và đào tạo (GD-ÐT), dạy nghề
(DN) đều thấp hơn so với bình quân chung cả nước. Hiện có tới 45% số người
từ 15 tuổi trở lên ở địa bàn nông thôn vùng ÐBSCL không hoàn thành cấp học
nào, 32,87% tốt nghiệp tiểu học, 13,51% tốt nghiệp THCS và 5,43% tốt nghiệp
trung học phổ thông. Sinh viên đại học (ÐH) và sau đại học của toàn vùng cũng
chỉ chiếm hơn 4% dân số ở độ tuổi từ 20 đến 24. Hiện bình quân cả nước hơn
86
570 nghìn dân có một trường ÐH thì ở ÐBSCL hơn 1,5 triệu dân mới có một
trường ÐH. Cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, giảng viên ở một số trường ÐH, cao
đẳng (CÐ) mới thành lập không bảo đảm, chưa đáp ứng yêu cầu đào tạo [40].
Theo các chỉ tiêu tại Quyết định số 122/QĐ-TTg ngày 10-1-2013 của Thủ
tướng Chính phủ, đến năm 2015, mỗi địa phương trong cả nước phải có 8 bác sĩ
(BS) và 2 dược sĩ (DS)/vạn dân; đến năm 2020, con số này lần lượt là 9 BS và
2,2 DS/vạn dân [26]. Đây là quyết định về chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc
và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030.
So với các chỉ tiêu của Quyết định 122 và tỷ lệ bình quân cả nước đạt
được thì khu vực ĐBSCL vẫn còn ở mức thấp. Năm 2016, khu vực ĐBSCL mới
đạt 6,8 BS và 1 DS/vạn dân, trong khi tỷ lệ bình quân cả nước là 8,6 BS và 1,9
DS/vạn dân [40].
Đồng bằng sông Cửu Long đang thiếu hụt nguồn nhân lực y tế, nhất là ở
các “chuyên ngành hiếm”. Hiện nay BS và DS trình độ đại học tại các địa
phương khu vực ĐBSCL đang thiếu hụt trầm trọng. Trong năm 2017, tất cả địa
phương ở khu vực ĐBSCL đều không đạt tỷ lệ 2 DS/vạn dân, trong đó thấp nhất
là các tỉnh: Long An (0,66 DS/vạn dân), Tiền Giang (0,83 DS/vạn dân), An
Giang (1,03 DS/vạn dân). Riêng tỷ lệ BS thì có phần “khả quan” hơn, đã có hai
địa phương đạt tỷ lệ 10 BS/vạn dân là TP Cần Thơ và tỉnh Cà Mau. Sóc Trăng
nằm trong nhóm có tỷ lệ BS, DS thấp nhất ở khu vực ĐBSCL. Hiện ở Sóc Trăng
mới có gần 79% trạm y tế có BS và còn 19 xã chưa có trạm y tế. Nguyên nhân
thiếu hụt nhân lực là do phần lớn BS mới ra trường không chịu về làm việc ở
tuyến y tế cơ sở. Là địa bàn có đặc thù y tế biển, đảo, biên giới, những năm qua,
tỉnh Kiên Giang có nhiều nỗ lực đào tạo, thu hút đội ngũ BS, DS đến làm việc,
công tác nhưng mới chỉ đạt tỷ lệ 7,12 BS và 1,42 DS/vạn dân [40].
Không chỉ thiếu BS, DS trình độ đại học, hiện hầu hết các tỉnh, thành phố
ở khu vực ĐBSCL cũng thiếu hụt nguồn nhân lực y tế ở 5 “chuyên ngành hiếm”
là: Lao, phong, tâm thần, pháp y và giải phẫu bệnh. Theo báo cáo của ngành y tế
87
các địa phương, toàn vùng có 13 trung tâm pháp y nhưng chỉ có 4 BS chuyên
ngành pháp y đang làm việc. Các tỉnh, thành phố như: An Giang, Bạc Liêu,
Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long
và TP Cần Thơ đều không có BS pháp y [40].
Khu vực ĐBSCL có 8 bệnh viện lao và bệnh phổi đi vào hoạt động từ lâu
nhưng số BS chuyên ngành lại rất ít. Các tỉnh: Bến Tre, An Giang, Hậu Giang,
Vĩnh Long, Bạc Liêu chỉ có từ 1 đến 5 BS chuyên ngành lao; riêng tỉnh Kiên
Giang không có. Đặc biệt, hiện còn 8 địa phương (cấp tỉnh) ở khu vực ĐBSCL
không có BS chuyên ngành phong; 5 địa phương không có BS chuyên ngành
giải phẫu bệnh; 3 địa phương không có BS chuyên ngành tâm thần. Cũng theo
báo cáo của ngành y tế các địa phương khu vực ĐBSCL, trong số 152 BS đang
làm việc tại 5 “chuyên ngành hiếm” thì đến năm 2020 sẽ có hơn 50% số này đến
tuổi nghỉ hưu, khiến cho “chuyên ngành hiếm” ngày càng... hiếm. Ban Chỉ đạo
Tây Nam Bộ và Trường Đại học Y Dược Cần Thơ đã làm việc với Bộ Giáo dục
và Đào tạo, Bộ Y tế, thống nhất xác định: Năm 2015 và 2016, mỗi năm khu vực
ĐBSCL có thêm 150 chỉ tiêu đào tạo “chuyên ngành hiếm”, phân bổ theo nhu
cầu của từng địa phương [40].
2.1.3. Nhu cầu nhân lực y tế Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long
Việc xác định nhu cầu các loại hình và số lượng cũng như chất lượng của
mỗi loại hình nhân lực đi trước năm đến mười năm là một việc làm cần thiết, vì
cán bộ không sẵn có mà cần thời gian đào tạo. Ví dụ, muốn đào tạo trình độ bác
sĩ đa khoa phải có thời gian sáu năm, nhưng để đủ điều kiện hành nghề chữa
bệnh thì phải học thêm ít nhất ba năm, như vậy tổng thể việc đào tạo người có
đủ điều kiện hành nghề y ít nhất cũng phải mất chín năm. Tuy nhiên, lâu nay
công tác dự báo nhu cầu nhân lực y tế hầu như không được chú ý, vì vậy kế
hoạch đào tạo diễn ra thường không phù hợp, không đáp ứng đúng với yêu cầu
của thực tiễn. Việc dự báo sự phát triển của công tác chăm sóc sức khỏe là một
bộ phận không thể thiếu trong quản lý nhà nước về y tế, trong đó dự báo về nhân
lực y tế có tầm quan trọng đặc biệt ở chỗ: dự báo nhu cầu nhân lực sẽ là căn cứ
88
để hoạch định kế hoạch đào tạo cho thời gian trước mắt. Muốn dự báo được nhu
cầu nhân lực, cần lập cơ sở dữ liệu quốc gia về nhân lực của ngành qua các thời
kỳ, rồi dựa trên xu thế phát triển (trong đó có cả xu thế phát triển xã hội và xu
thế phát triển khoa học công nghệ) có kết hợp với phương pháp ngoại suy.
Nhu cầu nhân lực khám bệnh, chữa bệnh Vùng ĐBSCL đến năm 2020:
Bảng 2.1. Nhu cầu nhân lực theo loại nhân lực tới năm 2020 [21]
Loại nhân
lực (người)
Năm 2015
(*)
Cần có năm
2020
(**)
Chỉ tiêu 2020
(***)
Số cần
bổ sung
Bác sỹ 44.104 99.351 8 55.245
Điều dưỡng 141.494 225.345 20 83.851
Dược sỹ đại
học
16.875 27.762 2 10.887
Kỹ thuật viên 24.076 89.337 8 65.261
Các nhóm
chuyên ngành
khác
36.114 134.006 12 97.892
(*): Số liệu kiểm tra bệnh viện năm 2015 - Cục Quản lý Khám, chữa bệnh.
(**): Dựa trên dự báo dân số Việt Nam năm 2020 là 97,5 triệu người, mỗi năm
nhân lực y tế bị tiêu hao 5% do nghỉ hưu, chuyển công tác.
(***): Số cán bộ trên 10000 dân
Bảng 2.2. Nhu cầu nhân lực y tế Vùng ĐBSCL tới năm 2020 [21]
Vùng
kinh
tế
Bác sỹ Điều dưỡng Dược sỹ đại học
Năm 2015
(*)
Cần
có
năm
2020
(**)
Cần
bổ
sung
Năm
2015
Cần
năm
2020
(**)
Cần
bổ
sung
Năm
2015
Cần
năm
2020
(**)
Cần
bổ
sung Tổng
BS
BS/
10.000
dân
Đồng
bằng
Sông
Cửu
Long
7.084 4.1 22.947 12.251 20.387 45.392 25.005 378 4.589 4.211
89
2.1.4. Khái quát về các trường Cao đẳng y tế Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long
2.1.4.1. Khái lược lịch sử và mục tiêu, yêu cầu đào tạo
Các trường CĐYT Vùng ĐBSCL là những cơ sở giáo dục nghề nghiệp
nằm trên các tỉnh thuộc Vùng ĐBSCL, bao gồm 8 trường:
- Trường CĐYT Tiền Giang;
- Trường CĐYT Đồng Tháp;
- Trường CĐYT Trà Vinh;
- Trường CĐYT Cần Thơ;
- Trường CĐYT Kiên Giang;
- Trường CĐYT Bạc Liêu;
- Trường CĐYT Cà Mau;
- Trường CĐYT An Giang.
Đây là các nhà trường ra đời vào thập kỷ 70 của thế kỷ XX trong bối cảnh
cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ ở nước ta đang trong giai đoạn ác liệt nhất.
Kể từ khi được thành lập cho đến những năm đầu thế kỷ XXI, các trường CĐYT
Vùng ĐBSCL đã đào tạo được số lượng lớn cán bộ, nhân viên y tế có đầy đủ
phẩm chất, năng lực, thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc, khám, chữa bệnh cho quân
và dân ta, góp phần quan trọng để đất nước dành chiến thắng trong cuộc kháng
chiến chống đế quốc Mỹ ở miền Nam cũng như trong xây dựng đất nước tiến lên
chủ nghĩa xã hội.
Trong những năm gần đây, để đáp ứng nhu cầu chăm sóc, khám, chữa bệnh
cho nhân dân trong vùng cũng như các tỉnh, thành lân cận khác của cả nước, các
trường CĐYT Vùng ĐBSCL đã không ngừng mở rộng quy mô các ngành, nghề
đào tạo; uy tín và chất lượng từng bước được nâng cao. Chính vì thế, trong những
năm từ 2006 đến 2017, các nhà trường đã được Bộ GD&ĐT ban hành quyết định
nâng cấp từ nhà trường trung học y tế trở thành các trường CĐYT. Cụ thể, ngày
30/9/2007, Bộ GD&ĐT ký Quyết định nâng cấp Trường Trung học Y tế Tiền
Giang lên thành Trường CĐYT Tiền Giang. Ngày 09/4/2011, Bộ GD&ĐT có
Quyết định nâng cấp trường Trung học Y tế Đồng Tháp thành trường Cao đẳng
90
Y tế Đồng Tháp. Năm 2007, Bộ GD&ĐT ban hành Quyết định cho phép
Trường Trung cấp Y tế Bạc Liêu nâng cấp thành Trường CĐYT Bạc Liêu...
Cho đến hiện nay, các trường CĐYT Vùng ĐBSCL được xác định là đơn
vị sự nghiệp công lập, có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng và chịu sự
quản lý trực tiếp của Ủy ban nhân dân tỉnh; nhiệm vụ chính trị trung tâm là đào
tạo và bồi dưỡng NNL y tế về các chuyên ngành y - Dược ở trình độ cao đẳng,
trung cấp, sơ cấp với các ngành cụ thể như điều dưỡng, hộ sinh, dược, phục hồi
chức năng, xét nghiệm y học; thực hiện đa dạng hóa các loại hình đào tạo, mở
rộng và tăng quy mô một cách hợp lý với mục tiêu trước mắt nhằm phục vụ chiến
lược chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trong vùng và tiến tới các tỉnh, thành trong
cả nước. Ngoài ra, các nhà trường còn tham gia đào tạo liên tục cho các điều
dưỡng, kỹ thuật viên của các cơ sở y tế tuyến xã, huyện thuộc địa bàn trong tỉnh;
thực hiện NCKH và hợp tác quốc tế; tham gia xây dựng mục tiêu, chương trình
cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp; viết giáo trình, sách giáo khoa cho học
sinh, sinh viên và thực hiện các nhiệm vụ khác do Ngành Y tế, Ủy ban nhân dân
tỉnh giao
Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp hiện
nay. Vai trò của các trường CĐYTĐP càng thể hiện mạnh mẽ qua việc cung cấp
lực lượng cán bộ y tế có chuyên môn tham gia các hoạt động phòng, chống dịch
tại các tuyến cơ sở, cụ thể như: tham gia các đội lấy mẫu xét nghiệm, đội hỗ trợ
tiêm ngừa, trực y tế tại các chốt kiểm soát, trực tại các khu cách ly, bệnh viện dã
chiến,...
2.1.4.2. Cơ cấu tổ chức
Các trường CĐYT Vùng ĐBSCL là những cơ sở giáo dục nghề nghiệp
trực thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, cho nên, cơ cấu tổ chức của các nhà
trường được thực hiện theo đúng với Luật Giáo dục nghề nghiệp và Điều lệ
Trường cao đẳng do Thủ tướng Chính phủ đã ban hành. Cụ thể: các nhà trường
chịu sự quản lý của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (thông qua tổng cục
Giáo dục nghề nghiệp) về toàn bộ các hoạt động GD&ĐT; chịu sự quản lý của
91
Bộ Y tế về chất lượng, chuyên môn đào tạo; chịu sự quản lý của Ủy ban nhân
dân tỉnh về mặt hành chính. Trong các nhà trường có Hội đồng trường, Ban
giám hiệu, các phòng/ban chức năng như: Phòng Đào tạo – Nghiên cứu khoa
học, Phòng Tổ chức - Hành chính, Phòng Kế hoạch – Tài chính, Phòng Công tác
sinh viên, Phòng Khảo thí – Đảm bảo chất lượng Bên cạnh đó, từng nhà
trường còn có các khoa/ bộ môn với quy mô khác nhau tùy theo quy mô và mục
tiêu, yêu cầu đào tạo của nhà trường.
2.1.4.3. Đối tượng đào tạo, đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất
* Về đối tượng đào tạo
Hiện nay, đối tượng đào tạo của các trường CĐYT rất phong phú, đa
dạng; chủ yếu là những thí sinh đã tốt nghiệp bậc học trung học phổ thông, có
tuổi đời nằm trong quy định của Bộ GD&ĐT; không phân biệt dân tộc, tôn giáo,
giới tính, sinh sống trên mọi vùng, miền của Tổ quốc. Bên cạnh đó, các nhà
trường còn có đối tượng là những cán bộ y tế đã và đang công tác tại các cơ sở y
tế nhưng mới tốt nghiệp trình độ trung cấp/sơ cấp có nguyện học đào tạo ở bậc
học cao hơn là cao đẳng.
Bảng 2.3. Qui mô đào tạo của các trường CĐYTĐP vùng ĐBSCL (2020)
Trường
Qui mô đào tạo
(người)
Số lượng ngành nghề
đào tạo
Trường CĐYT Tiền Giang 2250 09
Trường CĐYT Đồng Tháp 2600 10
Trường CĐYT Trà Vinh 1900 08
Trường CĐYT Cần Thơ 2700 11
Trường CĐYT Kiên Giang 2200 09
Trường CĐYT Bạc Liêu 2520 10
Trường CĐYT Cà Mau 1980 08
Trường CĐYT An Giang 1850 08
(Nguồn: Tác giả tổng hợp số liệu)
* Về đội ngũ giảng viên
Đội ngũ giảng viên các trường CĐYT Vùng ĐBSCL bao gồm hai lực lượng
là cơ hữu và thỉnh giảng. Nhìn chung, về cơ bản, ĐNGV ở các nhà trường đã
được xây dựng đủ về số lượng, đạt tiêu chuẩn về chất lượng và chuyên khoa sâu;
92
đa số là những người tốt nghiệp đại học; phần lớn đã được chuẩn hóa ở trình độ
sau đại học, nhiều người được đào tạo cơ bản ở các trường đại học y có uy tín
trong nước; tỷ lệ những người có học vị thạc sĩ, tiến sĩ ngày càng tăng. Nhiều
giảng viên có phương pháp, kinh nghiệm trong giảng dạy, kinh nghiệm trong
thực hành khám, chữa bệnh và NCKH.
Bên cạnh đó, nội dung, chương trình đào tạo được các nhà trường chú
trọng xây dựng theo hướng đảm bảo tiên tiến, hiện đại, theo kịp với xu thế phát
triển của đất nước, trên thế giới cũng như yêu cầu đặc thù của các nhà trường
đào tạo NNL y tế trình độ cao đẳng. Bên cạnh những môn học cơ bản như Ngoại
ngữ, Tin học, Chính trị, Giáo dục thể chất, Giáo dục Quốc phòng - An ninh,
Pháp luật, Vật lý, Hóa học... Các nhà trường đã tập trung, chú trọng vào giảng
dạy những môn học sát với thực tiễn ngành y và theo đặc thù từng chuyên ngành
đào tạo như các môn học: Giải phẫu sinh lý, Dịch tễ học và các bệnh truyền
nhiễm, Y học cổ truyền, Điều dưỡng cơ bản
* Về cơ sở vật chất
Hiện nay, những yêu cầu cơ bản về số lượng, diện tích phòng học, phòng
thực hành tiền lâm sàng, mô hình học cụ, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học ở
từng trường thường xuyên được nâng cấp; cảnh quan môi trường, khuôn viên
luôn được giữ gìn xanh, sạch, đẹp đáp ứng tốt với yêu cầu trong dạy và học tập,
rèn luyện, NCKH của sinh viên. Đặc biệt, các nhà trường đã thực hiện liên kết có
hiệu quả với các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh để khai thác các trang thiết bị y tế hiện
đại, các phòng chức năng của những cơ sở y tế này phục vụ cho quá trình thực
hành, thực tập, dạy học thực hành cho sinh viên.
2.2. Khái quát chung về tổ chức khảo sát thực trạng
2.2.1. Mục đích khảo sát
Tiến hành hoạt động khảo sát, thu thập các thông tin cần thiết để có cơ sở
đánh giá thực trạng đội ngũ giảng viên và thực trạng quản lý đội ngũ giảng viên
các trường CĐYT vùng ĐBSCL để tìm ra những hạn chế làm cơ sở thực tiễn đề
xuất hệ thống giải pháp QL phù hợp, khả thi nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
93
và đào tạo của các trường CĐYT trên địa bàn.
2.2.2. Nội dung khảo sát
Nội dung khảo sát bao gồm:
- Thực trạng ĐNGV các trường CĐYT Vùng ĐBSCL.
- Thực trạng quản lý ĐNGV các trường CĐYT Vùng ĐBSCL hiện nay.
- Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ĐNGV các trường CĐYT
Vùng ĐBSCL hiện nay.
2.2.3. Địa bàn, khách thể khảo sát
Tiến hành khảo sát CBQL, GV và SV tại 08 trường CĐYT vùng ĐBSCL,
cụ thể như sau:
Bảng 2.4. Thống kê khách thể tham gia khảo sát
Trường Tổng số
Trong đó
CBQL GV SV
Trường CĐYT Tiền Giang 212 12 60 140
Trường CĐYT Đồng Tháp 200 10 60 130
Trường CĐYT Trà Vinh 188 8 50 130
Trường CĐYT Cần Thơ 199 9 60 130
Trường CĐYT Kiên Giang 183 8 55 120
Trường CĐYT Bạc Liêu 193 8 55 130
Trường CĐYT Cà Mau 189 9 50 130
Trường CĐYT An Giang 188 8 50 130
Tổng số 1552 72 440 1040
2.2.4. Phương pháp khảo sát thực trạng
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm:
Tiến hành nghiên cứu tài liệu quản lý, báo cáo tổng kết hàng năm của các
trường CĐYT vùng ĐBSCL về công tác quản lý đội ngũ GV.
- Phương pháp quan sát hoạt động:
Tiến hành quan sát thực tế, tổng kết kinh nghiệm từ quản lý ĐNGV các
trường CĐYT vùng ĐBSCL thông qua các hoạt động tuyển dụng, sử dụng, đào
94
tạo, bồi dưỡng...
- Phương pháp phỏng vấn chuyên sâu:
Tiến hành phỏng vấn chuyên sâu đội ngũ CBQL, GV các trường CĐYT vùng
ĐBSCL về các nội dung quản lý đội ngũ giảng viên trong những năm gần đây.
- Phương pháp điều tra xã hội học:
Tiến hành điều tra, khảo sát các đối tượng (CBQL, GV, SV các trường
CĐYT trên địa bàn) bằng phiếu khảo sát, đánh giá đã xây dựng.
+ Thông qua phiếu trưng cầu ý kiến dành cho đội ngũ cán bộ quản lý, GV
và SV các trường trên địa bàn vùng ĐBSCL.
+ Thông qua hệ thống câu hỏi phỏng vấn liên quan đến công tác quản lý
đội ngũ GV.
2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu
Sau khi thu thập phiếu hỏi từ các đối tượng khảo sát, tiến hành kiểm tra
tính hợp lệ và không hợp lệ của các phiếu hỏi. Sau đó sử dụng các phương pháp
toán học và thống kê để xử lý số liệu dưới dạng tỉ lệ phần trăm và tính điểm
trung bình nhằm làm minh chứng cho các nhận định, đánh giá khi phân tích thực
trạng theo các mức độ đánh giá ở các mỗi câu hỏi.
Số liệu khảo sát được xử lý theo từng nội dung. Điểm trung bình được
tính bằng trung bình cộng số lượng khách thể đánh giá nhân “x” với số điểm
tương ứng cho mỗi mức độ, chia “:” cho tổng số khách thể khảo sát. Điểm trung
bình của mỗi tiêu chí được xác định là điểm trung bình cộng của các nội dung
trong mỗi tiêu chí.
• Tính điểm trung bình:
∑ Di. Ni
ĐTB =
N
Trong đó: ĐTB: là điểm trung bình
Di: là điểm mức độ
Ni: số người cho điểm mức độ Di
N: số người tham gia khảo sát
95
• Tỉ lệ phần trăm (%)
X
Tỉ lệ (%) = x 100
Y
Trong đó:
X – Là tổng số đối tượng trả lời các tiêu chí cụ thể.
Y – Là tổng số đối tượng điều tra.
• Các tiêu chí, mức độ đánh giá trong mỗi câu hỏi
Điểm đánh giá tăng dần từ 1 đến 4
1 4
Không ảnh hưởng .. Rất ảnh hưởng
Không thực hiện.. ... Rất thường xuyên
Yếu Tốt
• Thang đo đánh giá
Quy ước đánh giá mức độ tăng dần: 1 điểm là mức thấp nhất; 4 điểm là
mức cao nhất
Điểm 1 2 3 4
Mức độ thực hiện Không thực
hiện
Thỉnh
thoảng
Thường
xuyên
Rất thường
xuyên
Kết quả thực hiện Yếu Trung bình Khá Tốt
Mức độ ảnh hưởng Không ảnh
hưởng
Ít ảnh
hưởng
ảnh hưởng Rất ảnh hưởng
• Thang điểm đánh giá
1,00 ≤ ĐTB ≤ 1,75: Không ảnh hưởng/Không thực hiện/Yếu
1,75 < ĐTB ≤ 2,50: Ít ảnh hưởng/Thỉnh thoảng/TB
2,50 < ĐTB ≤ 3,25: Ảnh hưởng/Thường xuyên/Khá
3,25 < ĐTB ≤ 4,00: Rất ảnh hưởng/Rất thường xuyên/Tốt
2.3. Thực trạng đội ngũ giảng viên các trường Cao đẳng y tế Vùng Đồng
bằng Sông Cửu Long trong bối cảnh hiện nay
96
Để có cái nhìn khách quan về thực trang phát triển ĐNGV các trường CĐYT Vùng
ĐBSCL trong thời gian gần đây, tác giả đã tiến hành điều tra, khảo sát với đối tượng là
CBQL, GV và SV các trường CĐYT và kết quả thu được thể hiện trong bảng số liệu sau:
Bảng 2.5. Đánh giá chung của CBQL, GV và SV về ĐNGV các trường
CĐYT Vùng ĐBSCL hiện nay
Đối
tượng
đánh
giá
Mức độ đánh giá (%)
Số lượng GV Chất lượng GV Cơ cấu GV
Thiếu Đủ Thừa Yếu TB Khá Tốt Không
cân đối
Bình
thường
Cân
đối
CQBL 8,9 91,1 0 0 13,7 40,7 45,6 4,8 73,8 21,4
GV 12,7 80,9 6,4 0 16,5 30,4 53,1 18,7 53,0 28,3
SV 5,5 85,9 8,6 0 17,2 23,3 59,5 22,4 41,5 36,1
Trung
bình
9,0 85,9 5,1 0 15,8 31,5 52,7 15,3 56,1 28,6
Thông qua bảng số liệu trên, có thể thấy công tác phát triển ĐNGV các
trường CĐYT Vùng ĐBSCL đã được quan tâm và chú trọng thực hiện và kết
quả cũng đã đạt được những tích cực.
Số lượng GV được đánh giá đủ với 85,9% ý kiến đánh giá (trong đó đánh
giá cao nhất là đối tượng CBQL với 91,1%). Về chất lượng ĐNGV thì không có
ai đánh giá kém và có 52,7% đánh giá tốt; 31,5% đánh giá khá. Đối với cơ cấu
giảng viên, có 15,3% đánh giá không cân đối và chỉ có 28,6% đánh giá cân đối
(về cả giới tính, độ tuổi, trình độ chuyên môn...)
Như vậy có thể thấy ĐNGV các trường CĐYT vùng ĐBSCL trong những
năm gần đây đã có sự chuyển biến tích cực trên cả 3 phương diện. Đội ngũ
giảng viên cơ bản đủ về số lượng, đạt chuẩn và trên chuẩn trình độ đào tạo,
tương đối hợp lý về cơ cấu, có phẩm chất đạo đức và ý thức chính trị tốt, có lòng
yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm trong công việc, tích cực học tập, bồi dưỡng
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ
của các nhà trường CĐYT và yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực y tế hiện nay.
2.3.1. Thực trạng số lượng đội ngũ giảng viên
97
Bảng 2.6. Số lượng ĐNGV các trường CĐYT vùng ĐBSCL
từ năm 2017-2020
(Đơn vị: người)
S
T
T
Trường
CĐYT
2017 2018 2019 2020
Tổn
g
Cơ
hữu
Thỉ
nh
giả
ng
Tổn
g
Cơ
hữu
Thỉ
nh
giả
ng
Tổn
g
Cơ
hữu
Thỉn
h
giản
g
Tổn
g
Cơ
hữu
Thỉn
h
giản
g
1 Trường
CĐYT Tiền
Giang
135 95 40 136 95 41 133 90 41 127 83 44
2 Trường
CĐYT Đồng
Tháp
133 92 41 128 88 40 127 87 40 126 84 42
3 Trường
CĐYT Trà
Vinh
113 85 28 115 84 31 116 81 35 117 78 39
4 Trường
CĐYT Cần
Thơ
127 88 39 125 85 40 125 85 40 123 81 42
5 Trường
CĐYT Kiên
Giang
116 86 30 114 82 32 122 80 42 119 79 40
6 Trường
CĐYT Bạc
Liêu
122 88 34 120 83 37 120 80 40 114 76 38
7 Trường
CĐYT Cà
Mau
136 92 44 136 90 46 134 87 47 127 80 47
8 Trường
CĐYT An
Giang
116 83 33 115 79 36 112 76 36 110 72 38
TỔNG 998 709 289 989 686 303 987 668 321 963 633 330
(Nguồn: Tác giả tổng hợp số liệu)
Từ bảng số liệu trên có thể thấy số lượng GV các trường CĐYT vùng
ĐBSCL có xu hướng giảm, từ 998 GV năm 2017 xuống còn 963 GV năm 2020.
Trong đó, đội ngũ giáo viên cơ hữu giảm mạnh, từ 709 GV (2017) xuống 633
GV (2020), giảm 11%; trong khi đó GV thỉnh giảng ở các trường lại có dấu hiệu
tăng, tăng lên 41 GV từ 289 GV (2017) lên 330 GV (2020). Sở dĩ như vậy do,
quy mô tuyển sinh các trường giảm qua các năm, tuy nhiên sự thay đổi từ đào
98
tạo theo niên chế sang đào tạo theo tích lũy mô đun tín chỉ đã làm cho sự sụt
giảm về số lượng GV cơ hữu, đồng thời các trường tăng số GV thỉnh giảng để
đáp ứng nhu cầu đào tạo tại mỗi trường hiện nay.
Mặt khác, do sức hút từ các phòng khám, bệnh viện tư nhân, công ty dược nên
đội ngũ giảng viên chuyên ngành y dược nghỉ việc nhưng vẫn có nhu cầu được thỉnh
giảng về trường tham gia giảng dạy khi sắp xếp được công việc và thời gian.
Quy mô truyển sinh hàng năm của các trường dao động 1000 học sinh,
sinh viên; Với số lượng giảng viên như trên nhìn chung tương đối đáp ứng theo
quy định của Nghị định 143/2016/NĐ-CP về điều kiện đầu tư và hoạt động
trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp: “Có số lượng giáo viên, giảng viên cơ hữu
đảm nhận ít nhất 60% khối lượng chương trình của mỗi ngành, nghề đào tạo”.
Tuy nhiên các trường cần phải nhanh chóng có những chính sách phù hợp hơn
để giữ chân và thu hút đội ngũ giảng viên cơ hữu, điều này rất quan trông đối
với các hoạt động đào tạo của nhà trường, nhằm giúp cho các trường cao đẳng y
tế có đủ nguồn nhân lực để phát triển và chủ động trong công tác đào tạo.
2.3.2. Thực trạng