Mục lục. i
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt. ii
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ . vi
MỞ ĐẦU . 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG
SỐNG CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY. 11
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề. 11
1.1.1. Các nghiên cứu về kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống . 11
1.1.2. Các nghiên cứu về quản lý giáo dục kỹ năng sống. 22
1.1.3. Đánh giá chung . 26
1.2. Bối cảnh hiện nay và những tác động đến kỹ năng sống, giáo dục kỹ
năng sống, quản lý giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên đại học. 28
1.2.1. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 28
1.2.2. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. 30
1.2.3. Đổi mới giáo dục đại học . 31
1.3. Kĩ năng sống của sinh viên đại học. 32
1.3.1. Khái niệm kỹ năng sống. 32
1.3.2. Mối quan hệ giữa kỹ năng sống và giá trị sống . 33
1.3.3. Đặc điểm sinh viên đại học. 35
1.3.4. Kỹ năng sống của sinh viên đại học. 39
1.4. Giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên đại học. 46
1.4.1. Khái niệm giáo dục kỹ năng sống. 46
1.4.2. Ý nghĩa, tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên
đại học . 46
1.4.3. Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên đại học . 47
1.4.4. Phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên
đại học . 49
1.4.5. Cơ sở vật chất và các điều kiện thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho
sinh viên đại học. 51
1.4.6. Các chủ thể tham gia giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên đại học. 51
1.5. Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên đại học . 52
1.5.1. Khái niệm quản lý giáo dục kỹ năng sống. 52ii
1.5.2. Các chủ thể quản lý trong hệ thống phân cấp quản lý giáo dục kỹ năng
sống cho sinh viên ở trường đại học . 56
1.5.3. Nội dung quản lý giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên đại học . 57
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý giáo dục kỹ năng sống cho
sinh viên. 64
1.6.1. Yếu tố khách quan. 64
1.6.2. Yếu tố chủ quan . 69
Kết luận chương 1 . 71
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC HUẾ. 73
2.1. Khái quát về Đại học Huế. 73
2.1.1. Sứ mạng, tầm nhìn và các giá trị. 73
2.1.2. Bộ máy tổ chức . 74
2.1.3. Quy mô đào tạo . 77
2.1.4. Đội ngũ công chức, viên chức, lao động hợp đồng . 77
2.1.5. Công tác học sinh, sinh viên . 78
2.1.6. Cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học. 79
2.1.7. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của Đại học Huế
trong bối cảnh hiện nay. 80
2.2. Giới thiệu tổ chức khảo sát thực trạng . 82
2.2.1. Giai đoạn 1: Xây dựng bảng hỏi . 82
2.2.2. Giai đoạn 2: Khảo sát thử. 83
2.2.3. Giai đoạn 3: Khảo sát chính thức. 84
2.2.4. Giai đoạn 4: Phỏng vấn sâu. 87
2.2.5. Giai đoạn 5: Phân tích và xử lý số liệu . 87
2.3. Thực trạng kỹ năng sống của sinh viên Đại học Huế . 88
2.4. Thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên Đại học Huế. 90
2.4.1. Thực trạng nhận thức về giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên Đại
học Huế . 90
2.4.2. Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục kỹ năng sống. 94
2.4.3. Thực trạng phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống. 95
2.4.4. Thực trạng cơ sở vật chất và các điều kiện thực hiện giáo dục kỹ
năng sống. 100
2.4.5. Thực trạng các chủ thể tham gia giáo dục kỹ năng sống. 101iii
2.5. Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên Đại học Huế .102
2.5.1. Thực trạng lập kế hoạch giáo dục kỹ năng sống. 102
2.5.2. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức hoạt động giáo dục kỹ
năng sống. 105
2.5.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện giáo dục kỹ năng sống . 108
2.5.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng sống. 115
2.6. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý giáo dục kỹ năng sống
cho sinh viên Đại học Huế . 117
2.7. Đánh giá chung về thực trạng quản lí giáo dục kỹ năng sống cho cho
sinh viên Đại học Huế . 118
2.7.1. Những mặt mạnh. 118
2.7.2. Những mặt yếu, hạn chế. 119
2.7.3. Nguyên nhân . 121
Kết luận chương 2 . 123
CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC HUẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY. 124
3.1. Định hướng đề xuất các biện pháp. 124
3.1.1. Định hướng đổi mới cơ bản, toàn diện giáo dục đại học Việt Nam . 124
3.1.2. Định hướng phát triển giáo dục của Đại học Huế. 125
3.2. Nguyên tắc đề xuất biện pháp. 128
3.2.1. Đảm bảo tính mục đích . 128
3.2.2. Đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ . 128
3.2.3. Đảm bảo tính kế thừa và phát triển. 128
3.2.4. Đảm bảo tính thực tiễn và khả thi . 129
3.3. Các biện pháp đề xuất. 129
3.3.1. Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục và sinh viên về vai trò,
tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống trong bối cảnh hiện nay. 129
3.3.2. Hoàn thiện cơ chế phối hợp và nâng cao năng lực bộ máy quản lý giáo
dục kỹ năng sống cho sinh viên . 133
3.3.3. Chỉ đạo hoàn thiện nội dung, đổi mới phương pháp, đa dạng hoá hình
thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống phù hợp với đặc điểm sinh viên Đại
học Huế . 136
3.3.4. Tổ chức rèn luyện kỹ năng sống cho sinh viên qua hoạt động trải
nghiệm thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội - văn hóa Huế. 142iv
3.3.5. Phát triển cơ sở vật chất và các điều kiện hỗ trợ giáo dục kỹ năng sống
cho sinh viên. 146
3.3.6. Phối hợp với các lực lượng ngoài Đại học Huế đóng trên địa bàn trong
việc giáo dục và quản lý giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên . 149
3.3.7. Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh
viên Đại học Huế. 151
3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp. 153
3.5. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp . 153
3.5.1. Kết quả khảo sát tính cấp thiết. 154
3.5.2. Kết quả khảo sát tính khả thi. 155
3.6. Thử nghiệm biện pháp. 159
3.6.1. Cơ sở lựa chọn biện pháp thử nghiệm . 159
3.6.2. Mục đích thử nghiệm . 159
3.6.3. Giả thuyết thử nghiệm. 160
3.6.4. Đối tượng và phạm vi thử nghiệm . 160
3.6.5. Phương pháp đánh giá biện pháp thử nghiệm. 161
3.6.6. Tiến trình thử nghiệm. 162
3.6.7. Kết quả thử nghiệm và nhận định, đánh giá . 170
Kết luận chương 3 . 174
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 176
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ . 179
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 180
PHỤ LỤC. 189
220 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 534 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên Đại học Huế trong bối cảnh hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ắc nghiệm nhằm đánh giá chất lượng giáo
dục, người ta tập trung vào độ giá trị nội dung.
Để đánh giá độ giá trị nội dung của thang đo, chúng tôi đã tính hệ số
tương quan giữa từng item và tổng thang đo. Nếu hệ số tương quan giữa từng
item và tổng thang đo lớn hơn hoặc bằng 0,3 thì thang đo đó có độ giá trị về
nội dung, các item thống nhất với nhau trong việc làm rõ nội dung cần đo [34,
tr.53]. Kết quả được trình bày ở Phụ lục 4.
Kết quả phân tích trên cho thấy tất cả các thang đánh giá có hệ số tương
quan r > 0,30. Như vậy, thang đo đảm bảo độ giá trị về nội dung, các item
thống nhất với nhau trong việc làm rõ nội dung cần đo.
2.2.3. Giai đoạn 3: Khảo sát chính thức
- Mẫu khách thể khảo sát
276 VCQL, GV, CB đoàn, hội của Cơ quan Đại học Huế, 8 trường đại
học thành viên Đại học Huế và 542 SV của 8 trường đại học thành viên Đại
học Huế đã tham gia trả lời bảng hỏi.
Viên chức quản lý, giảng viên, cán bộ đoàn, hội của Cơ quan Đại
học Huế
Thông tin về 276 VCQL, GV, CB đoàn, hội của Cơ quan Đại học Huế
tham gia khảo sát được thể hiện ở Bảng 2.2.
85
Bảng 2.2. Thông tin về 276 viên chức quản lý, giảng viên, cán bộ đoàn,
hội tham gia khảo sát
Phân bố khách thể Số lượng %
Đơn vị
Cơ quan Đại học Huế 24 8,7
Trường Đại học Sư phạm 24 8,7
Trường Đại học Khoa học 31 11,2
Trường Đại học Kinh tế 41 14,9
Trường Đại học Ngoại ngữ 32 11,6
Trường Đại học Nông Lâm 31 11,2
Trường Đại học Luật 30 10,9
Trường Đại học Nghệ thuật 26 9,4
Trường Đại học Y Dược 37 13,4
Giới tính
Nam 112 40,6
Nữ 140 50,7
Không trả lời 24 8,3
276 VCQL, GV, CB đoàn, hội tham gia khảo sát đến từ 9 đơn vị thuộc
Đại học Huế, gồm: Cơ quan Đại học Huế, Trường ĐHSP, Trường Đại học
Khoa học, Trường Đại học Kinh tế, Trường Đại học Ngoại ngữ, Trường Đại
học Nông Lâm, Trường Đại học Luật, Trường Đại học Nghệ thuật, và Trường
Đại học Y Dược. Số lượng Nam trả lời chiếm 40,6%, và Nữ chiếm 50,7%.
Về độ tuổi, trong số 198 VCQL, GV, CB đoàn, hội có trả lời về thông số
này, thì tuổi thấp nhất của đối tượng tham gia khảo sát là 23 tuổi, cao nhất là
60 tuổi, và tuổi trung bình là 33,7 tuổi.
86
Sinh viên
Thông tin về 542 SV tham gia khảo sát được thể hiện ở Bảng 2.3.
Bảng 2.3. Thông tin về 542 sinh viên tham gia khảo sát
Phân bố khách thể Số lượng
Sinh viên
năm
%
Đơn vị
Trường Đại học Sư phạm 66 1 12,2
Trường Đại học Khoa học 63 2 11,6
Trường Đại học Kinh tế 104 3 19,2
Trường Đại học Ngoại ngữ 40 4 7,4
Trường Đại học Nông Lâm 55 2 10,1
Trường Đại học Luật 91 3 16,8
Trường Đại học Nghệ thuật 72 4 13,3
Trường Đại học Y Dược 51 1 9,4
Giới tính
Nam 172 31,7
Nữ 344 63,5
Không trả lời 26 4,8
542 SV tham gia khảo sát đến từ 8 cơ sở giáo dục đại học thành viên
Đại học Huế, gồm: Trường ĐHSP, Trường Đại học Khoa học, Trường Đại
học Kinh tế, Trường Đại học Ngoại ngữ, Trường Đại học Nông Lâm, Trường
Đại học Luật, Trường Đại học Nghệ thuật, và Trường Đại học Y Dược. Số
lượng Nam trả lời chiếm 31,7%, và Nữ chiếm 63,5%.
Về độ tuổi, trong số 490 SV có trả lời về thông số này, thì tuổi thấp nhất
của đối tượng tham gia khảo sát là 18 tuổi, cao nhất là 24 tuổi, và tuổi trung
bình là 20,3 tuổi
87
- Cách thức khảo sát chính thức
Mỗi khách thể tham gia trả lời phiếu khảo sát một cách độc lập, theo
những suy nghĩ riêng của từng người, tránh sự trao đổi với nhau. Trước khi tiến
hành khảo sát, người phát phiếu hướng dẫn làm từng câu cụ thể. Với những
mệnh đề khách thể không hiểu, người phát phiếu giải thích giúp họ sáng tỏ.
Thời gian tiến hành khảo sát chính thức là từ tháng 1/2016 đến
tháng 5/2016.
2.2.4. Giai đoạn 4: Phỏng vấn sâu
- Mẫu phỏng vấn sâu: gồm 35 cá nhân, bao gồm 01 thành viên trong Ban
Giám đốc Đại học Huế, 04 thành viên Ban Giám hiệu của trường Đại học
thành viên Đại học Huế, 10 VCQL của Cơ quan Đại học Huế và các trường
đại học thành viên, và 20 SV Đại học Huế.
- Công cụ sử dụng: Đề cương phỏng vấn sâu (Phụ lục).
- Nội dung phỏng vấn giúp tác giả hiểu sâu hơn về kết quả khảo sát,
phục vụ cho việc phân tích, đánh giá thực trạng KNS của SV, GDKNS và
quản lý GDKNS cho SV các trường đại học thành viên Đại học Huế. Kết quả
khảo sát bằng phiếu hỏi là cơ sở xác định các vấn đề cần tìm hiểu sâu hơn và
làm cơ sở thiết kế đề cương phỏng vấn.
- Thời gian tiến hành phỏng vấn sâu là từ tháng 5/2016 đến tháng 6/2016.
2.2.5. Giai đoạn 5: Phân tích và xử lý số liệu
- Mục đích: Hình thành và sắp xếp các bảng số liệu theo logic nội dung
nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích và xử lý số liệu.
Các số liệu nghiên cứu xử lý theo phương pháp thống kê toán học (thông
qua chương trình phần mềm SPSS phiên bản 16.0).
Các chỉ số thống kê được sử dụng trong phân tích sử dụng thống kê mô
tả: tỷ lệ phần trăm, ĐTB và ĐLC.
Các chỉ số được dùng trong phân tích sử dụng thống kê suy luận: phân
tích tương quan nhị biến, phân tích so sánh.
88
2.3. Thực trạng kỹ năng sống của sinh viên Đại học Huế
Đối với SV nói chung và SV Đại học Huế nói riêng, trình độ kiến thức là
điều kiện cần nhưng chưa đủ. Ngoài kiến thức, SV cần phải nâng cao KNS
của bản thân. Trên cơ sở tiếp cận KNS là năng lực tâm lí- xã hội của mỗi cá
nhân - có tính đến các đặc điểm SV đại học,, trong nghiên cứu này, chúng tôi
xác định hệ thống KNS cần thiết cho SV gồm 12 kỹ năng (Bảng 2.4).
Bảng 2.4. Đánh giá thực trạng kỹ năng sống của sinh viên Đại học Huế
TT Nội dung
VCQL, GV,
CB Đoàn
SV
t (816)
ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC
1 Kỹ năng tự nhận thức 3,27 0,87 3,73 0,98 6,68***
2
Kỹ năng làm chủ và tự chịu trách
nhiệm.
3,27 0,79 3,54 0,92 4,33***
3 Kỹ năng giao tiếp 3,23 0,86 3,27 0,89 0,52
4 Kỹ năng làm việc nhóm và hợp tác. 3,33 0,84 3,47 0,91 2,16*
5 Kỹ năng thuyết trình 3,32 0,87 3,28 0,90 0,72
6 Kỹ năng tư duy sáng tạo 3,25 0,84 3,38 0,89 2,00*
7 Kỹ năng tạo động lực cho bản thân 3,04 0,86 3,35 0,85 4,82***
8
Kỹ năng học tập, nghiên cứu khoa
học và tự học.
3,03 0,81 3,37 0,84 5,71***
9
Kỹ năng giải tỏa stress trong học tập,
nghiên cứu
2,97 0,64 3,40 0,72 6,22***
10 Kỹ năng phục vụ cộng đồng 3,11 0,67 3,02 0,86 3,32**
11 Kỹ năng quản lý cuộc sống cá nhân. 3,04 0,74 3,17 0,94 2,03*
12 Kỹ năng tìm việc làm, khởi nghiệp. 3,04 0,83 3,11 0,84 1,20
Ghi chú: *: p<0,05; **: p<0,01; ***: p<0,001
89
Kết quả khảo sát ở Bảng 2.4 cho thấy, nhìn chung các đối tượng khảo
sát đều cho rằng KNS của SV Đại học Huế là chưa tốt; theo VCQL, GV,
CB đoàn, hội đánh giá thì cả 12 KNS của SV chỉ ở mức trung bình (2,6 ≤
ĐTB < 3,4), theo tự đánh giá của SV thì chỉ có 4 KNS ở mức khá (3,4 ≤
ĐTB < 4,2) và 8 KNS ở mức trung bình. Trong đó KNS của SV được
VCQL, GV, CB đoàn, hội đánh giá ở mức cao nhất là Kỹ năng làm việc
nhóm và hợp tác (ĐTB = 3,33; ĐLC = 0,84) và Kỹ năng thuyết trình (ĐTB
= 3,32, ĐLC = 0,87), nhóm KNS được SV tự đánh giá ở mức cao nhất là
Kỹ năng tự nhận thức (ĐTB = 3,73, ĐLC = 0,98) và Kỹ năng làm chủ và tự
chịu trách nhiệm (ĐTB = 3,54, ĐLC = 0,92). Kỹ năng của SV được VCQL,
GV, CB đoàn, hội đánh giá ở mức thấp nhất là Kỹ năng giải tỏa stress
trong học tập, nghiên cứu (ĐTB = 2,97; ĐLC = 0,64); nhóm kỹ năng mà
SV tự đánh giá mình thấp nhất trong số 12 kỹ năng chúng tôi đưa ra là Kỹ
năng phục vụ cộng đồng (ĐTB = 3,02; ĐLC = 0,86), Kỹ năng tìm việc làm,
khởi nghiệp (ĐTB = 3,11; ĐLC = 0,84) và Kỹ năng quản lý cuộc sống cá
nhân (ĐTB = 3,17; ĐLC = 0,94).
Kết quả phỏng vấn một số VCQL, GV cũng cho thấy SV Đại học Huế
nhìn chung vẫn còn tự ti, e ngại trong tiếp xúc, giao lưu và có sự bị động
trong các tình huống khó khăn, đặc biệt là chưa lập được kế hoạch nghề
nghiệp, còn lúng túng trong việc quản lý tài chính cá nhân, nhất là các bạn
nam, các nhận định này cũng nhận được sự đồng tình của khá nhiều bạn
SV khi được chúng tôi phỏng vấn. Một SV năm 4 Trường ĐHSP, Đại học
Huế chia sẻ: “Trong 4 năm học ở Trường, hạn chế lớn nhất của em là
không hề tham gia vào 1 hoạt động cộng đồng nào cả. Ngoài việc lên giảng
đường, chú tâm vào việc học thì em không có nhiều kinh nghiệm thực tế về
cuộc sống”.
90
Kết quả phân tích Independent - Samples (Mẫu độc lập) T Test ở Bảng
2.4 cũng cho thấy, ngoài 03 kỹ năng: Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng thuyết
trình, và Kỹ năng tìm việc làm, khởi nghiệp, việc đánh giá 09 KNS còn lại
của SV Đại học Huế là có sự khác biệt ý kiến giữa VCQL, GV, CB đoàn,
hội so với việc tự đánh giá của SV.
2.4. Thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên Đại học Huế
2.4.1. Thực trạng nhận thức về giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên Đại
học Huế
Việc xác lập nhận thức về GDKNS cho SV Đại học Huế là nội dung rất
quan trọng. Đây là cơ sở để định hướng trong quản lý nhằm tăng hiệu quả
quản lý GDKNS cho SV Đại học Huế hiện nay. Trong nội dung này, chúng
tôi phân tích theo 2 khía cạnh: nhận thức về tầm quan trọng của việc GDKNS
cho SV và nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng trong từng nội dung cụ thể
của GDKNS cho SV Đại học Huế.
2.4.1.1. Nhận thức về tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho
sinh viên
Giáo dục KNS cho người học đang trở thành một nhiệm vụ quan trọng
đối với giáo dục các nước. Tầm quan trọng của việc GDKNS cho SV trong
các trường đại học được thể hiện qua việc thúc đẩy sự phát triển của cá nhân
và xã hội, GDKNS còn được coi là một tiêu chí quan trọng trong việc đánh
giá chất lượng giáo dục, cũng như góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn
diện của các trường đại học trong giai đoạn hiện nay.
91
Biểu đồ 2.1. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của việc GDKNS
cho sinh viên Đại học Huế
Số liệu ở Biểu đồ 2.1 cho thấy cả 2 đối tượng mà chúng tôi tiến hành
khảo sát đều đánh giá cao về tầm quan trọng của việc GDKNS cho SV Đại
học Huế. Phần lớn đều cho rằng việc GDKNS cho SV ở mức “quan trọng”
trở lên (95,7% và 87,1%). Đây là sự nhận thức đúng đắn vì giáo dục hiện
nay không chỉ mang lại cho SV những kiến thức, hiểu biết, kỹ năng về các
khoa học cơ bản mà còn cả KNS để giúp SV có thể thích nghi với những biến
đổi không ngừng của xã hội hiện nay.
Khi được chúng tôi hỏi về vai trò của GDKNS cho SV trong xã hội hiện
nay, một CB đoàn Đại học Huế cho rằng: “KNS là một trong trong các yếu tố
quyết định sự thành công của con người hiện nay. Thành công chỉ thực sự đến
với những người biết thích nghi để làm chủ hoàn cảnh và có khả năng chinh
phục hoàn cảnh. Vì vậy, KNS là hành trang không thể thiếu cho SV bước vào
đời. Do đó, việc GDKNS cho SV trong những ngày còn ngồi trên ghế nhà
trường đại học là hết sức quan trọng”. Việc các đối tượng mà chúng tôi tiến
hành khảo sát đánh giá cao về tầm quan trọng của việc GDKNS cho SV
92
Đại học Huế cũng chính là điều kiện thuận lợi cho việc GDKNS cho SV
tại Đại học Huế trong bối cảnh hiện nay.
2.4.1.2. Nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng trong từng nội dung cụ thể của
giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên
Để khảo sát thực trạng nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng trong từng
nội dung cụ thể của GDKNS cho SV Đại học Huế, chúng tôi đưa ra 3 nhận
định tích cực (Bảng 2.5), nếu các nhận định nhận được sự đồng ý cao chứng
tỏ các đối tượng được khảo sát có nhận thức đúng về ý nghĩa, tầm quan trọng
trong từng nội dung cụ thể của GDKNS cho SV.
Bảng 2.5. Thực trạng nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng
của GDKNS cho sinh viên Đại học Huế
TT
Ý nghĩa, tầm quan trọng
của GDKNS
VCQL, GV,
CB Đoàn
SV
t(816)
ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC
1
Giáo dục kỹ năng sống thúc đẩy sự
phát triển của cá nhân và xã hội
3,97 1,15 3,80 1,05 2,17*
2
Giáo dục kỹ năng sống được coi là
một tiêu chí quan trọng trong việc
đánh giá chất lượng giáo dục của các
cơ sở giáo dục đại học
3,78 1,04 3,54 0,99 3,21**
3
Giáo dục kỹ năng sống góp phần thực
hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của
các trường đại học
3,88 1,12 3,76 0,91 1,55
Ghi chú: **: p<0,01
Mặc dù đánh giá cao về tầm quan trọng của việc GDKNS cho SV Đại
học Huế, và ĐTB của các nội dung ở Bảng 2.5 cũng khá cao nhưng khi
93
phân tích tỷ lệ phần trăm VCQL, GV, CB Đoàn và SV lựa chọn các mức
từ 1 đến 5 ở Biểu đồ 2.2 chúng tôi nhận thấy các nhận định tích cực mà
chúng tôi đưa ra chưa nhận được sự đồng ý cao của các đối tượng được khảo
sát. Thể hiện qua việc có đến 24% VCQL, GV, CB đoàn, hội và SV chọn mức
“Lưỡng lự”, “Không đồng ý” và “Hoàn toàn không đồng ý” ở Nhận định 1
(GDKNS thúc đẩy sự phát triển của cá nhân và xã hội), có 38,1 % VCQL,
GV, CB đoàn, hội và SV chọn mức “Lưỡng lự”, “Không đồng ý” và “Hoàn
toàn không đồng ý” ở Nhận định 2 (GDKNS được coi là một tiêu chí quan
trọng trong việc đánh giá chất lượng giáo dục của các cơ sở giáo dục đại học),
có 30,3% VCQL, GV, CB đoàn, hội và SV chọn mức “Lưỡng lự”, “Không
đồng ý” và “Hoàn toàn không đồng ý” ở Nhận định 3 (GDKNS góp phần thực
hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của các trường đại học).
Biểu đồ 2.2. Thực trạng nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng trong từng
nội dung cụ thể của GDKNS cho sinh viên Đại học Huế (theo tỷ lệ %)
Kết quả phân tích Independent - Samples T Test ở Bảng 2.5 cũng cho
thấy, Nhận định 1 và Nhận định 2 là có sự khác biệt ý kiến giữa VCQL, GV,
CB đoàn, hội so với đánh giá của SV trong việc nhận thức về ý nghĩa, tầm
quan trọng trong từng nội dung cụ thể của GDKNS cho SV (t(816)=2,17;
p<0,05 và t(816)=3,21; p<0,01).
94
2.4.2. Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục kỹ năng sống
GDKNS là quá trình chuẩn bị hành trang cho SV thích ứng với những
thách thức của cuộc sống hội nhập và phát triển. Với đặc trưng tâm lý của lứa
tuổi SV, nội dung GDKNS cho SV Đại học Huế được chúng tôi tiến hành
khảo sát bao gồm 12 kỹ năng (Bảng 2.6).
Bảng 2.6. Đánh giá mức độ thực hiện nội dung GDKNS
cho sinh viên Đại học Huế
TT Nội dung GDKNS
VCQL, GV,
CB Đoàn
SV
t (816)
ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC
1 Giáo dục Kỹ năng tự nhận thức 3,11 0,82 3,12 0,93 0,14
2
Giáo dục Kỹ năng làm chủ và tự chịu
trách nhiệm.
3,05 0,85 3,24 0,90 2,83**
3 Giáo dục Kỹ năng giao tiếp 3,30 0,82 3,18 0,87 1,90
4
Giáo dục Kỹ năng làm việc nhóm và
hợp tác.
3,39 0,85 3,52 0,85 2,05*
5 Giáo dục Kỹ năng thuyết trình 3,36 0,88 3,34 0,89 0,35
6 Giáo dục Kỹ năng tư duy sáng tạo 3,12 0,81 3,15 0,94 0,39
7
Giáo dục Kỹ năng tạo động lực cho
bản thân
3,10 0,79 3,04 0,84 1,06
8
Giáo dục Kỹ năng học tập, nghiên
cứu khoa học và tự học.
3,20 0,76 3,10 0,87 1,73
9
Giáo dục Kỹ năng giải tỏa stress trong
học tập, nghiên cứu.
3,24 0,72 3,52 0,85 5,01***
10 Giáo dục Kỹ năng phục vụ cộng đồng 3,20 0,62 3,34 0,89 2,56*
11
Giáo dục Kỹ năng quản lý cuộc sống
cá nhân.
2,92 0,86 3,02 0,94 1,45
12
Giáo dục Kỹ năng tìm việc làm, khởi
nghiệp.
3,01 0,78 3,07 0,91 0,97
Ghi chú: *: p<0,05; **: p<0,01; ***: p<0,001
95
Kết quả khảo sát ở Bảng 2.6 cho thấy, nhìn chung hầu hết các nội dung
GDKNS cho SV đều được tiến hành chưa thường xuyên; theo VCQL, GV,
CB đoàn, hội đánh giá thì mức độ thực hiện GDKNS cho SV ở cả 12 KNS
chỉ ở mức thỉnh thoảng (2,6 ≤ ĐTB < 3,4), theo đánh giá của SV thì chỉ có
2 KNS có mức độ thực hiện ở mức thường xuyên (3,4 ≤ ĐTB < 4,2) và 10
KNS có mức độ thực hiện ở mức thỉnh thoảng. KNS của SV được VCQL,
GV, CB đoàn, hội cũng như SV đánh giá được giáo dục thường xuyên nhất là
Kỹ năng làm việc nhóm và hợp tác cũng ở mức thấp (ĐTB = 3,39; ĐLC =
0,85 và ĐTB = 3,52; ĐLC = 0,85). Mức độ giáo dục Kỹ năng quản lý cuộc
sống cá nhân và Kỹ năng tìm việc làm, khởi nghiệp được VCQL, GV, CB
đoàn, hội cũng như SV đánh giá ở mức thấp nhất.
Nguyên nhân của thực trạng trên, có thể vì GDKNS là một nội dung còn
hết sức mới mẻ nên trong thực tế, việc tiến hành thực hiện các nội dung này
một cách bài bản, thường xuyên là hết sức khó khăn. Qua trao đổi với một số
VCQL, GV, thì các nội dung GDKNS mới chỉ được chú trọng giáo dục ở một
số kỹ năng có thể lồng ghép trong các hoạt động tập thể khác của nhà trường.
Kết quả phân tích Independent - Samples T Test ở Bảng 2.6 cũng cho
thấy, có sự khác biệt ý kiến giữa VCQL, GV, CB đoàn, hội so với việc đánh
giá của SV về mức độ giáo dục 04 kỹ năng: Kỹ năng làm chủ và tự chịu trách
nhiệm, Kỹ năng làm việc nhóm và hợp tác, Kỹ năng giải tỏa stress trong học
tập, nghiên cứu, và Kỹ năng phục vụ cộng đồng.
2.4.3. Thực trạng phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống
2.4.3.1. Thực trạng mức độ thực hiện các phương pháp, hình thức tổ chức
giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên
GDKNS cho SV có thể được tiến hành bằng nhiều hình thức khác nhau.
Để đánh giá mức độ thực hiện các phương pháp, hình thức tổ chức GDKNS
cho SV Đại học Huế, chúng tôi đưa ra 6 hình thức thông dụng ở Bảng 2.7.
96
Bảng 2.7. Đánh giá tần suất thực hiện các phương pháp, hình thức tổ chức
GDKNS cho sinh viên Đại học Huế
TT Phương pháp, hình thức GDKNS
VCQL, GV,
CB Đoàn
SV
t (816)
ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC
1
Thông qua môn học chính khóa của
trường
2,88 0,87 3,06 0,98 2,72**
2 Thông qua các hoạt động ngoại khóa 3,25 0,94 3,24 0,92 0,07
3 Thông qua các hoạt động xã hội 3,35 0,88 3,40 1,50 0,55
4
Thông qua sinh hoạt các câu lạc bộ
của trường
3,39 0,87 3,47 1,13 1,14
5
Thông qua các khóa tập huấn của
trường/ khoa
3,16 0,84 3,08 0,91 1,14
6
Thông qua hình thức tự giáo dục của
cá nhân SV
2,96 0,92 3,14 0,93 2,58*
Ghi chú: *: p<0,05; **: p<0,01
Kết quả khảo sát ở Bảng 2.7 cho thấy, Đại học Huế đã sử dụng khá
nhiều phương pháp, hình thức tổ chức GDKNS cho SV; theo VCQL, GV,
CB đoàn, hội đánh giá thì với 6 phương pháp, hình thức GDKNS mà chúng
tôi đưa ra, mức độ thực hiện chỉ ở mức thỉnh thoảng (2,6 ≤ ĐTB < 3,4),
theo đánh giá của SV thì có 2 phương pháp, hình thức GDKNS có mức độ
thực hiện ở mức thường xuyên (3,4 ≤ ĐTB < 4,2) và 4 phương pháp, hình
thức GDKNS có mức độ thực hiện chỉ ở mức thỉnh thoảng. Trong đó,
phương pháp, hình thức tổ chức GDKNS cho SV Đại học Huế được
VCQL, GV, CB đoàn, hội cũng như SV đánh giá thực hiện thường xuyên
97
nhất là Thông qua sinh hoạt các câu lạc bộ của trường (ĐTB = 3,39; ĐLC =
0,87 và ĐTB = 3,47; ĐLC = 1,13). Và phương pháp, hình thức tổ chức
GDKNS cho SV Đại học Huế được VCQL, GV, CB đoàn, hội cũng như
SV đánh giá thực hiện ở mức thấp nhất là Thông qua môn học chính khóa
của trường (ĐTB = 2,88; ĐLC = 0,87 và ĐTB = 3,06; ĐLC = 0,98).
Ngoài các hình thức trên, ở Trường ĐHSP, Đại học Huế còn có một
hình thức tổ chức GDKNS cho SV trong toàn Đại học Huế, đó là tổ chức
các lớp KNS cho SV thông qua việc thu học phí (105.000 đồng/ khóa học 4
buổi/ kỹ năng). Tuy nhiên, hình thức này chưa thu hút được nhiều SV đăng
ký theo học.
Kết quả phân tích Independent - Samples T Test ở Bảng 2.7 cũng cho
thấy, có sự khác biệt ý kiến giữa VCQL, GV, CB đoàn, hội so với việc đánh
giá của SV về mức độ thực hiện các phương pháp, hình thức tổ chức GDKNS
cho SV Đại học Huế ở 02 nội dung: Thông qua hình thức tự giáo dục của cá
nhân SV (t(816) = 1,14; p<0,05), và Thông qua môn học chính khóa của
trường (t(816) = 2,72; p<0,01).
2.4.3.2. Thực trạng kết quả sử dụng phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục
kỹ năng sống cho sinh viên
Để giúp SV nắm bắt kiến thức về KNS một cách đầy đủ và có hệ thống,
việc tổ chức GDKNS cho SV có thể được thực hiện thông qua nhiều phương
pháp, hình thức tổ chức khác nhau. Trong phạm vi nghiên cứu của mình,
chúng tôi đưa ra 6 phương pháp, hình thức tổ chức GDKNS (Bảng 2.8).
98
Bảng 2.8. Đánh giá kết quả sử dụng các phương pháp, hình thức tổ chức
GDKNS cho sinh viên Đại học Huế
TT Phương pháp, hình thức GDKNS
VCQL, GV,
CB Đoàn
SV
t(816)
ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC
1
Thông qua môn học chính khóa của
trường
3,07 0,85 3,16 0,91 1,31
2 Thông qua các hoạt động ngoại khóa 3,42 0,78 3,35 0,81 1,25
3 Thông qua các hoạt động xã hội 3,32 0,89 3,49 0,87 2,60**
4
Thông qua sinh hoạt các câu lạc bộ
của trường
3,51 0,86 3,64 0,88 1,98*
5
Thông qua các khóa tập huấn của
trường/ khoa
3,29 0,91 3,31 0,93 2,16*
6
Thông qua hình thức tự giáo dục của
cá nhân SV
3,09 0,80 3,19 0,89 2,70**
Ghi chú: *: p<0,05; **: p<0,01
Với 5 mức độ đánh giá về phương pháp, hình thức tổ chức GDKNS cho
SV Đại học Huế (1. Kém, 2. Yếu, 3. Trung bình, 4. Khá, và 5. Tốt), kết quả
khảo sát ở Bảng 2.8 cho thấy, Phương pháp, hình thức tổ chức GDKNS cho
SV Đại học Huế được thực hiện chưa tốt. Theo VCQL, GV, CB đoàn, hội và
SV đánh giá thì với 6 phương pháp, hình thức GDKNS mà chúng tôi đưa
ra, có 2 phương pháp, hình thức GDKNS có kết quả sử dụng ở mức khá
(3,4 ≤ ĐTB < 4,2) còn 4 phương pháp, hình thức GDKNS có kết quả sử
dụng chỉ ở mức trung bình (2,6 ≤ ĐTB < 3,4). Phương pháp, hình thức tổ
chức GDKNS cho SV Đại học Huế được VCQL, GV, CB đoàn, hội cũng như
99
SV đánh giá ở mức cao nhất là “Thông qua sinh hoạt các câu lạc bộ của
trường” cũng chỉ có ĐTB = 3,51; ĐLC = 0,86 và ĐTB = 3,64 và ĐLC = 0,88
ở mức thấp. Phương pháp, hình thức tổ chức GDKNS cho SV Đại học Huế
được VCQL, GV, CB đoàn, hội cũng như SV đánh giá ở mức thấp nhất là
“Thông qua môn học chính khóa của trường” (ĐTB = 3,07; ĐLC = 0,85 và
ĐTB = 3,16 và ĐLC = 0,91).
Để tìm hiểu thêm về kết quả sử dụng các phương pháp, hình thức tổ
chức GDKNS cho SV của Đại học Huế, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn
một số SV đã từng tham gia khóa học KNS ở Trường ĐHSP – Đại học Huế,
đa số câu trả lời chúng tôi nhận được là khi tham gia các khóa học, các em
được tiếp thu thêm lý thuyết, nhưng việc vận dụng vào các tình huống thực
tế thì rất hạn chế.
Từ kết quả khảo sát trên, có thể nhận thấy mặc dù có nhiều phương
pháp, hình thức tổ chức GDKNS cho SV, nhưng hiệu quả chỉ ở mức
thấp, việc tổ chức GDKNS cho SV của Đại học Huế nhìn chung mới chỉ
dừng lại ở mức độ để biết, còn việc vận dụng, thực hành, áp dụng vào
thực tiễn thì chưa được như mong muốn. Điều này đòi hỏi Đại học Huế
ngoài việc đổi mới phương pháp, đa dạng hóa hình thức, còn phải tổ
chức được các hoạt động nhằm giúp SV có thể vận dụng, rèn luyện được
những KNS đã được học.
Kết quả phân tích Independent - Samples T Test ở Bảng 2.8 cũng cho
thấy, chỉ có 02 nội dung: “Thông qua môn học chính khóa của trường”, và
“Thông qua các hoạt động ngoại khóa” là không có sự khác biệt ý kiến giữa
VCQL, GV, CB đoàn, hội so với đánh giá của SV về kết quả sử dụng các
phương pháp, hình thức tổ chức GDKNS cho SV Đại học Huế. 04 nội dung
còn lại thì có sự khác biệt ý kiến.
100
2.4.4. Thực trạng cơ sở vật chất và các điều kiện thực hiện giáo dục kỹ
năng sống
Cơ sở vật chất, các điều kiện thực hiện GDKNS là một phần không thể
thiếu trong quá trình GDKNS cho SV trong các trường đại học. Cơ sở vật chất,
các điều kiện thực hiện GDKNS tại Đại học Huế bao gồm: (1) hệ thống phòng
ốc dạy và rèn luyện KNS; (2) trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho việc dạy và rèn
luyện KNS; và (3) không gian, môi trường tiến hành các HĐTN các KNS.
Bảng 2.9. Đánh giá cơ sở vật chất và các điều kiện thực hiện GDKNS cho
sinh viên Đại học Huế
TT
Cơ sở vật chất
và các điều kiện thực hiện GDKNS
VCQL, GV,
CB Đoàn
SV
t (816)
ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC
1
Hệ thống phòng ốc dạy và rèn luyện
KNS
2,99 0,95 3,00 0,98 0,58
2
Trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho
việc dạy và rèn luyện KNS
3,01 0,95 3,13 0,94 2,23*
3
Không gian, môi trường tiến hành các
HĐTN các KNS
3,19 0,93 3,35 0,87 2,46*
Ghi chú: *: p<0,05
Kết quả khảo sát ở Bảng 2.9 cho thấy, chỉ có nội dung “Hệ thống
phòng ốc dạy và rèn luyện KNS” là không có sự khác biệt ý kiến
giữaVCQL, GV, CB đoàn, hội so với đánh giá của SV về cơ sở vật chất,
các điều kiện thực hiện GDKNS cho SV tại Đại học Huế. Cả 2 đối tượng
được khảo sát đều đánh giá cơ sở vật chất, các điều kiện thực hiện GDKNS
cho SV tại Đại học Huế chỉ ở mức trung bình (2,6 ≤ ĐTB < 3,4). Trong đó,
Hệ thống phòng ốc dạy và rèn luyện KNS cho SV được đánh giá ở mức
thấp nhất (ĐTB = 2,99; ĐLC 0,95 và ĐTB = 3,00; ĐLC = 0,98).
101
Điều kiện tổ chức GDKNS cho SV đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo
quy định cụ thể tại Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT [12], nhưng có thể
đây là nội dung còn hết sức mới mẻ nên việc chuẩn bị cơ sở vật chất và các
điều kiện thực hiện GDKNS tại Đại học Huế là chưa tốt.
2.4.5. Thực trạng các chủ thể tham gia giáo dục kỹ năng sống
Giáo dục là quá trình tác động để hình thành nhân cách cho người học
theo các mục tiêu mà xã hội đặt ra. Do vậy, hoạt động giáo dục đòi hỏi có
sự chia sẻ và tham gia của nhiều lực lượng nhằm huy động tối đa các
nguồn lực để thực hiện hiệu quả lộ trình, kế hoạch được xác định. Các lực
lượng tham gia GDKNS cho SV Đại học Huế bao gồm các chủ thể bên
trong lẫn bên ngoài nhà trường (Bảng 2.10).
Bảng 2.10. Đánh giá thực trạng các chủ thể tham gia GDKNS
cho sinh viên Đại học Huế
TT Các chủ thể tham gia GDKNS
VCQL, GV,
CB Đoàn
SV
t(816)
ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC
1 Giảng viên 3,14 0,79 2,98 0,90 2,54*
2
Cán bộ quản lý, lãnh đạo các khoa,
phòng/ ban
2,87 0,79 2,9
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_quan_ly_giao_duc_ky_nang_song_cho_sinh_vien_dai_hoc.pdf