Luận án Quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường Trung học Cơ sở theo tiếp cận năng lực - Ngô Xuân Đông

LỜI CAM ĐOAN . i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT. vii

DANH MỤC BẢNG . viii

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ . x

MỞ ĐẦU. 1

1. Lý do chọn đề tài . 1

2. Mục đích nghiên cứu . 2

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu . 2

4. Giả thuyết khoa học . 3

5. Nhiệm vụ nghiên cứu . 3

6. Phạm vi nghiên cứu của đề tài . 3

7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu . 3

8. Những luận điểm bảo vệ . 6

9. Những đóng góp mới của luận án . 7

10. Cấu trúc của luận án . 7

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG

HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO TIẾP CẬN

NĂNG LỰC. 8

1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ . 8

1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài . 8

1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước . 15

1.1.3. Đánh giá chung . 23

1.2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI . 24

1.2.1. Hiệu trưởng và hiệu trưởng trường trung học cơ sở . 24

1.2.2. Năng lực và tiếp cận năng lực . 24

1.2.3. Bồi dưỡng và hoạt động bồi dưỡng . 28

1.2.4. Quản lý và quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học

cơ sở theo tiếp cận năng lực . 29iii

1.3. HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRONG BỐI CẢNH

ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG . 31

1.3.1. Bối cảnh đổi mới giáo dục phổ thông . 31

1.3.2. Vai trò của hiệu trưởng trường trung học cơ sở trong bối cảnh đổi mới

giáo dục phổ thông . 32

1.3.3. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng trường trung học

cơ sở trong bối cảnh đổi mới giáo dục phổ thông . 33

1.3.4. Khung năng lực của hiệu trưởng trung học cơ sở trong bối cảnh

đổi mới giáo dục phổ thông . 35

1.4. HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC

CƠ SỞ THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC . 39

1.4.1. Tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học

cơ sở theo tiếp cận năng lực . 39

1.4.2. Các thành tố của hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học

cơ sở theo tiếp cận năng lực . 40

1.5. QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG

TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC . 46

1.5.1. Sự cần thiết phải quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường

trung học cơ sở theo tiếp cận năng lực . 46

1.5.2. Nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học

cơ sở theo tiếp cận năng lực . 47

1.5.3. Chủ thể quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học

cơ sở theo tiếp cận năng lực . 59

1.6. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG

HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO TIẾP CẬN

NĂNG LỰC . 59

1.6.1. Yếu tố khách quan . 59

1.6.2. Yếu tố chủ quan quan . 61

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 . 62iv

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG HIỆU

TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC. 63

2.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI,

GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH . 63

2.2. TỔ CHỨC KHẢO SÁT THỰC TRẠNG . 66

2.2.1. Mục tiêu khảo sát thực trạng . 66

2.2.2. Đối tượng và thời gian khảo sát . 66

2.2.3. Nội dung khảo sát thực trạng . 67

2.2.4. Phương pháp khảo sát . 67

2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG

TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH . 68

2.3.1. Thực trạng nhận thức của các đối tượng khảo sát về tầm quan trọng

của hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học cơ sở . 68

2.3.2. Thực trạng nội dung, chương trình, bồi dưỡng hiệu trưởng trường

trung học cơ sở . 70

2.3.3. Thực trạng mức độ phù hợp của hình thức, phương pháp bồi dưỡng

hiệu trưởng trường trung học cơ sở . 75

2.3.4. Thực trạng mức độ phù hợp của địa điểm và thời gian bồi dưỡng

hiệu trưởng trường trung học cơ sở . 78

2.3.5. Thực trạng mức độ phù hợp của hoạt động giảng dạy của giảng viên

và hoạt động học tập của học viên ở các lớp bồi dưỡng hiệu trưởng

trường trung học cơ sở theo tiếp cận năng lực . 80

2.4. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG HIỆU TRƯỞNG

TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC . 81

2.4.1. Thực trạng nhận thức về sự cần thiết phải quản lý hoạt động bồi dưỡng

hiệu trưởng trường trung học cơ sở theo tiếp cận năng lực . 81

2.4.2. Thực trạng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học

cơ sở theo tiếp cận năng lực . 83

2.4.3. Thực trạng chỉ đạo đổi mới chương trình bồi dưỡng hiệu trưởng

trường trung học cơ sở theo tiếp cận năng lực . 85v

2.4.4. Thực trạng quản lý bộ máy tham gia hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng

trường trung học cơ sở theo tiếp cận năng lực . 87

2.4.5. Thực trạng quản lý giảng viên, học viên và hoạt động dạy, học theo

tiếp cận năng lực . 89

2.4.6. Thực trạng kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng

trường trung học cơ sở theo tiếp cận năng lực . 91

2.4.7. Thực trạng quản lý các điều kiện phục vụ hoạt động bồi dưỡng

hiệu trưởng trường trung học cơ sở theo tiếp cận năng lực . 93

2.5. THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN QUẢN LÝ

HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC

CƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH . 99

2.5.1. Yếu tố khách quan . 99

2.5.2. Yếu tố chủ quan . 102

2.6. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG . 103

2.6.1. Mặt mạnh . 103

2.6.2. Mặt hạn chế . 104

2.6.3. Nguyên nhân . 104

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 . 105

Chương 3 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG HIỆU

TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC . 106

3.1. NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP . 106

3.1.1. Đảm bảo tính mục tiêu . 106

3.1.2. Đảm bảo tính hệ thống . 106

3.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn . 106

3.1.4. Đảm bảo tính hiệu quả . 106

3.1.5. Đảm bảo tính khả thi . 106

3.2. CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG HIỆU

TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC . 106

3.2.1. Đổi mới quy trình xây dựng kế hoạch bồi dưỡng hiệu trưởng trường

trung học cơ sở theo tiếp cận năng lực . 106vi

3.2.2. Tổ chức hoạt động của tổ chuyên trách bồi dưỡng hiệu trưởng

trường trung học cơ sở theo tiếp cận năng lực . 110

3.2.3. Cải tiến nội dung, chương trình bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học

cơ sở theo tiếp cận năng lực . 112

3.2.4. Đổi mới phương pháp và hình thức bồi dưỡng hiệu trưởng trường

trung học cơ sở theo tiếp cận năng lực . 117

3.2.5. Xây dựng bộ tiêu chuẩn làm cơ sở để đánh giá khách quan hoạt động

bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học cơ sở theo tiếp cận năng lực . 121

3.2.6. Thiết lập hệ điều kiện để quản lý hiệu quả hoạt động bồi dưỡng

hiệu trưởng trường trung học cơ sở theo tiếp cận năng lực . 126

3.3. KHẢO SÁT SỰ CẦN THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI PHÁP

ĐỀ XUẤT . 130

3.3.1. Mục đích khảo sát . 130

3.3.2. Nội dung và phương pháp khảo sát . 130

3.3.3. Đối tượng khảo sát . 131

3.3.4. Kết quả khảo sát về sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đã

đề xuất . 131

3.4. THỬ NGHIỆM GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG

HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO TIẾP CẬN

NĂNG LỰC . 138

3.4.1. Khái quát về thử nghiệm . 138

3.4.2. Phân tích kết quả thử nghiệm . 142

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 . 150

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 152

1. Kết luận . 152

2. Kiến nghị .

pdf214 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 505 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường Trung học Cơ sở theo tiếp cận năng lực - Ngô Xuân Đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoạt động NCKH sư phạm ứng dụng và SKKN tại các trường PT” và “QL và thực thi hệ thống văn bản QLNN trong GD&ĐT”. Ông Đ.N.T Hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Hữu Thọ quận 7, thành phố Hồ Chí Minh cho biết: “Các kiến thức về nhà nước, quản lý hành chính nhà nước còn bị trùng lặp với các chương trình bồi dưỡng kiến thức QLNN do các trường chính trị địa phương bồi dưỡng cho CBQL các cấp, ngành khi mới bổ nhiệm”. Bên cạnh đó, hoạt động NCKH sư phạm ứng dụng và SKKN tại các trường PT phần nhiều mang tính hình thức. Vì vậy vẫn cần điều chỉnh tỉ lệ thời lượng cho mỗi lĩnh vực kiến thức để phù hợp với từng đối tượng đào tạo, bồi dưỡng. Tuy nhiên, đối với những chuyên đề về kĩ năng mềm như: “Kỹ năng đàm phán và tổ chức cuộc họp”; “Kĩ năng ra quyết định”; “Kĩ năng làm việc nhóm”; và “Ứng dụng CNTT và truyền thông trong trường phổ thông” đều được đánh giá là cần thiết. Về Ứng dụng CNTT và truyền thông trong trường phổ thông, hầu hết CBQL được hỏi nhận xét là họ còn lúng túng khi tiếp cận CNTT, đặc biệt những CBQL cao tuổi vì họ quen có nhân viên đảm nhiệm, nhất là khi có quá nhiều việc phải làm. Chính vì vậy, việc ứng dụng CNTT trong công việc dễ bị quên lãng, cần được bồi dưỡng thường xuyên hơn. Trên 60% số CBQL được hỏi rất muốn được bồi dưỡng CNTT và kỹ năng làm truyền thông để quảng bá chất lượng giáo dục của nhà trường với xã hội Bên cạnh đó, đa số các hiệu trưởng trường THCS (kể cả những hiệu trưởng công tác lâu năm trong ngành) chưa được tiếp cận tới những lý luận về khoa học quản lý trong bối cảnh hội nhập nên một số khái niệm như “tầm nhìn’, “sứ mạng”, “giá trị” của nhà trường, “lãnh đạo nhà trường” và “quản trị” chưa được hiểu và phân biệt một cách tường minh để vận dụng vào thực tiễn cũng như xây dựng kế hoạch chiến lược. Hầu hết các học viên đều đánh giá cao sự cần thiết của việc nghiên cứu thực tế. Họ quan niệm: “Trăm nghe không 75 bằng một thấy”. Đi thực tế, tìm hiểu tận nơi cách quản lý của các nhà trường chính là bài học dễ nhớ, dễ hiểu nhất đối với mỗi học viên. Mỗi chuyến đi đến những tỉnh ngoài thành phố như một sự thức tỉnh, một bài học giá trị. Trong những buổi sinh hoạt chuyên môn của câu lạc bộ CBQL trường THCS quận 7, thành phố Hồ Chí Minh, rất nhiều ý kiến chỉ ra rằng hiện nay các nội dung bồi dưỡng tại các trung tâm bồi dưỡng dành cho hiệu trưởng chưa phong phú, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới quản lý giáo dục, còn thiếu những nội dung như: xây dựng chiến lược, tầm nhìn; quản lý sự thay đổi; phát triển nguồn nhân lực; quản lý tài chính 2.3.3. Thực trạng mức độ phù hợp của hình thức, phương pháp bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học cơ sở Bảng 2.4. Mức độ phù hợp của hình thức bồi dưỡng TT Nội dung CBQL GV Chung Tổng X (TB chung) Thứ bậc Tổng X (TB chung) Thứ bậc Tổng X (TB chung) Thứ bậc 1 Bồi dưỡng tập trung 427 2.67 2 665 2.22 2 1092 2.54 2 2 Bồi dưỡng xen kẽ vừa học vừa làm 436 2.73 1 679 2.26 1 1115 2.59 1 3 Bồi dưỡng từ xa 415 2.59 3 653 2.18 3 1068 2.48 3 Trung bình chung 2.66 2.22 2.54 Nhận xét: Theo đánh giá của CBQL và giáo viên về hình thức bồi dưỡng mà các cơ sở đã và đang triển khai ở mức độ trung bình, trung bình chung X = 2,54. 76 Mức độ phù hợp của các hình thức trên xếp theo thứ bậc nhất định: Hình thức bồi dưỡng “Bồi dưỡng xen kẽ vừa học vừa làm” được đánh giá phù hợp nhất, với điểm trung bình X = 2,73 xếp bậc 1/3. Hình thức bồi dưỡng “Bồi dưỡng từ xa” xếp ở vị trí 3/3 với X = 2,48. Trong thực tế, hình thức bồi dưỡng vẫn còn thiếu đa dạng, chưa thực sự phù hợp với điều kiện của học viên hiện nay. Việc bồi dưỡng hiệu trưởng trường THCS chủ yếu thực hiện theo hình thức tập trung tại cơ sở bồi dưỡng hoặc theo hình thức vừa làm, vừa học tại địa phương với lớp một đợt hoặc nhiều đợt. Hình thức bồi dưỡng từ xa, qua mạng, trực tuyến gần như chưa được áp dụng. Chính điều này gây khó khăn cho nhiều CBQL khi tham gia các khóa bồi dưỡng. 0 200 400 600 800 1000 1200 CBQL GV Chung Bồi dưỡng tập trung BD xem kẽ BD Từ Xa Biểu đồ 2.2. Đánh giá về mức độ phù hợp của hình thức bồi dưỡng hiệu trưởng trường THCS Bảng 2.5. Mức độ phù hợp của phương pháp bồi dưỡng TT Nội dung CBQL GV Chung Tổng X (TB chung) Thứ bậc Tổng X (TB chung) Thứ bậc Tổng X (TB chung) Thứ bậc 1 Dạy lý thuyết (thuyết trình), thi viết 403 2.52 4 679 2.26 4 1082 2.35 4 77 TT Nội dung CBQL GV Chung Tổng X (TB chung) Thứ bậc Tổng X (TB chung) Thứ bậc Tổng X (TB chung) Thứ bậc 2 Sử dụng các PPDH tích cực; tăng thực hành, thảo luận, ứng xử tình huống 417 2.61 1 698 2.33 1 1115 2.42 1 3 Đi thực tế, viết bài cáo thu hoạch 406 2.54 3 685 2.28 3 1091 2.37 3 4 UD CNTT trong dạy học (sử dụng bài giảng e-learning, phần mềm) 410 2.56 2 695 2.32 2 1105 2.40 2 Trung bình chung 2.56 2.3 2.39 Nhận xét: Theo đánh giá của CBQL và giáo viên về mức độ phù hợp của 4 phương pháp mà các cơ sở bồi dưỡng đã và đang triển khai ở mức độ trung bình. Mức độ phù hợp của các phương pháp trên không đồng đều nhau và xếp theo thứ bậc nhất định: “Sử dụng các PPDH tích cực; tăng thực hành, thảo luận, ứng xử tình huống” được đánh giá phù hợp nhất, có điểm trung bình X = 2,42, xếp bậc 1/4. Nhưng “Dạy lý thuyết (thuyết trình), thi viết” chỉ được đánh giá phù hợp ở vị trí 4/4 với X = 2,35. Điều này phản ánh hầu hết CBQL và giáo viên đều đã và đang tích cực thay đổi phương pháp giảng dạy. Trên thực tế, về phương pháp bồi dưỡng, các cơ sở thực hiện nhiệm vụ tổ chức lớp bồi dưỡng đều yêu cầu giảng viên chú trọng những nội dung: thực hiện các phương pháp dạy học tích cực, tăng cường ứng dụng CNTT trong giảng dạy, phát huy tính tự giác, chủ động và tư duy sáng tạo của người học, tăng cường trao 78 đổi thông tin kiến thức và kinh nghiệm giữa các giảng viên với học viên và giữa các học viên với nhau nhằm hướng tới thay đổi nhận thức của người học, chuyển từ tái hiện sang sáng tạo. Bên cạnh đó, giảng viên cũng tăng cường thực hành, tăng cường rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức để giải quyết những vấn đề của thực tế đời sống; tăng cường mối quan hệ giữa trí tuệ và tâm hồn, giữa tư duy và cảm xúc. Trong mỗi tiết học, người học được hoạt động nhiều hơn, thực hành nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn và suy nghĩ nhiều hơn. 2.3.4. Thực trạng mức độ phù hợp của địa điểm và thời gian bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học cơ sở Bảng 2.6. Mức độ phù hợp của địa điểm bồi dưỡng hiệu trưởng trường THCS TT Nội dung CBQL GV Chung Tổng X (TB chung) Thứ bậc Tổng X (TB chung) Thứ bậc Tổng X (TB chung) Thứ bậc 1 BD tại cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CBQL 382 2.39 3 648 2.16 3 1030 2.24 3 2 BD tại Phòng GD&ĐT các quận, huyện 399 2.49 1 659 2.20 1 1058 2.30 1 3 BD tại một số trường điểm ở quận/huyện 387 2.42 2 655 2.18 2 1042 2.27 2 Trung bình chung 2.43 2.18 2.27 Nhận xét: Theo đánh giá của CBQL và giáo viên về mức độ phù hợp của địa điểm bồi dưỡng đội ngũ hiệu trưởng trường THCS mà các cơ sở bồi dưỡng đã và đang triển khai ở mức độ trung bình khá. Mức độ phù hợp của các địa điểm trên không đồng đều nhau và xếp theo thứ bậc nhất định: Nếu “Bồi dưỡng tại Phòng GD&ĐT các quận, huyện” được đánh giá phù hợp nhất, với điểm trung bình X = 2,30 xếp bậc 1/3 thì “Bồi dưỡng tại cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CBQL” bị đánh giá ít phù hợp nhất, xếp ở vị trí 3/3 với X = 79 2,24. Ông T.C.D, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Bình Chánh lí giải: “Việc chúng tôi cử học viên đến trung tâm bồi dưỡng học là vô cùng khó khăn vì CBQL tuy không phải giảng dạy nhưng lại phải quán xuyến nhiều việc cùng lúc. Đôi khi đi học tập trung tại trung tâm bồi dưỡng xa xôi ảnh hưởng đến tiến độ công việc và chất lượng khóa học. Vì vậy, chúng tôi rất cần những lớp học tổ chức tại địa bàn chúng tôi để đỡ tốn thời gian di chuyển, CBQL có thể tranh thủ đầu giờ và cuối giờ qua trường kiểm soát công việc. Đặc biệt những dịp đầu năm hoặc ngày lễ, tết”. Tương tự như trên - CBQL và GV ở một số huyện xa trung tâm cũng đều đánh giá cao mức độ phù hợp của việc tổ chức lớp học tại địa phương. Bảng 2.7. Mức độ phù hợp của thời gian bồi dưỡng hiệu trưởng trường THCS TT Nội dung CBQL GV Chung Tổng X (TB chung) Thứ bậc Tổng X (TB chung) Thứ bậc Tổng X (TB chung) Thứ bậc 1 BD vào cuối tuần 379 2.37 2 635 2.12 2 1014 2.20 2 2 BD vào các tháng đầu năm học 383 2.39 1 638 2.13 1 1021 2.22 1 3 BD liên tục trong hè 374 2.34 3 625 2.08 3 999 2.17 3 Tổng trung bình chung 2.37 2.11 2.2 Nhận xét: - Mức độ phù hợp của thời gian bồi dưỡng được đánh giá ở mức độ trung bình, với X = 2,20. Thời gian bồi dưỡng được đánh giá phù hợp nhất là “BD vào các tháng đầu năm học” có X = 2,22 xếp bậc 1/3. Thời gian bồi dưỡng được đánh giá phù hợp ở vị trí cuối là “BD liên tục trong hè” với X = 2,17. Điều này được lí giải bởi các Hiệu trưởng trường THCS rất thuyết phục. Cụ thể, bà N.T.H.B, Hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Hiền, quận 7 chia sẻ: “Ngày thường, hầu như CBQL không thể đi học vì việc quản lí trường chặt chẽ là rất cần thiết. Nhiều học sinh rất hiếu động, trong giờ ra chơi dễ có tai nạn do nô đùa, nếu nghiêm trọng thì GVCN không thể giải quyết được. Bên cạnh đó, trường THCS còn chịu sự quản lí của UBND cấp 80 quận, huyện nên thường xuyên phải tham gia họp hành cùng địa phương. Thời gian hè dành cho bồi dưỡng chuyên môn và học lí luận chính trị. Vả lại nếu học liên tục trong hè thì chúng tôi không đủ thời gian để “ngấm”, không có điều kiện áp dụng giữa lí thuyết với thực tiễn quản lí. Chính vì vậy, được học bồi dưỡng nghiệp vụ quản lí vào các tháng đầu năm học là phù hợp nhất. Tại thời điểm đó, việc chuyên môn chưa nhiều, không có áp lực, chúng tôi dễ bố trí đi học và ngồi học cũng yên tâm hơn”. 2.3.5. Thực trạng mức độ phù hợp của hoạt động giảng dạy của giảng viên và hoạt động học tập của học viên ở các lớp bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học cơ sở THCS theo tiếp cận năng lực Bảng 2.8. Mức độ phù hợp của hoạt động giảng dạy và học tập theo tiếp cận năng lực TT Nội dung CBQL GV Chung Tổng X (TB chung) Thứ bậc Tổng X (TB chung) Thứ bậc Tổng X (TB chung) Thứ bậc 1 Tổ chức cho GV thiết kế bài dạy theo tiếp cận năng lực 398 2.49 1 635 2.12 1 1033 2.25 1 2 Tổ chức cho GV đổi mới PPDH theo tiếp cận năng lực 394 2.46 2 625 2.08 2 1019 2.22 2 3 Tổ chức cho GV ứng dụng CNTT và truyền thông trong dạy học theo tiếp cận năng lực 375 2.34 4 615 2.05 4 990 2.15 4 4 Tổ chức cho học viên đổi mới PP học tập theo tiếp cận năng lực 385 2.41 3 618 2.06 3 1003 2.18 3 81 TT Nội dung CBQL GV Chung Tổng X (TB chung) Thứ bậc Tổng X (TB chung) Thứ bậc Tổng X (TB chung) Thứ bậc 5 Tổ chức cho học viên đổi mới hình thức học tập theo tiếp cận năng lực 370 2.31 5 605 2.02 5 975 2.12 5 Tổng trung bình chung 2.40 2.07 2.18 Nhận xét: Mức độ phù hợp của hoạt động giảng dạy của giảng viên và hoạt động học tập của học viên ở các lớp BD Hiệu trưởng trường THCS theo tiếp cận năng lực được đánh giá ở mức độ trung bình với X = 2,18. Việc “Tổ chức cho GV thiết kế bài dạy theo tiếp cận năng lực” được đánh giá là phù hợp nhất, với X = 2,25 xếp bậc 1/5. Việc “Tổ chức cho học viên đổi mới hình thức học tập theo tiếp cận năng lực” với X = 2,12 được đánh giá là ít phù hợp nhất. 2.4. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC 2.4.1. Thực trạng nhận thức về sự cần thiết phải quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học cơ sở theo tiếp cận năng lực Để đánh giá được nhận thức của CB, GV về mức độ cần thiết phải quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường THCS theo tiếp cận năng lực, chúng tôi đã tiến hành điều tra khảo sát toàn thành phố và thu về được kết quả như sau: Bảng 2.9. Vai trò của quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường THCS theo tiếp cận năng lực TT Vai trò của quản lý hoạt động BD Hiệu trưởng trường THCS CBQL GV Chung SL % SL % SL % 1 Rất cần thiết 135 255 390 84.78 2 Cần thiết 20 35 55 11.96 3 Không cần thiết 5 10 15 3.26 82 Nhận xét: Kết quả khảo sát cho thấy CBQL và giáo viên đã đánh giá rất cao mức độ cần thiết của quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường THCS theo tiếp cận năng lực; thể hiện có 84,78% ý kiến đánh giá ở mức độ rất cần thiết, chỉ có 11,96% ý kiến đánh giá cần thiết, và 3,26% ý kiến cho rằng không cần thiết. Trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, mối quan tâm hàng đầu của hiệu trưởng trường THCS là thúc đẩy sự tiến bộ của người học thông qua các hoạt động cơ bản: Xác định tầm nhìn chiến lược; Xây dựng văn hóa trường học; Quản lý điều hành tổ chức; Xây dựng mối quan hệ phối hợp; Huy động nguồn lực; Gắn kết chính trị phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội Để thực hiện tốt các hoạt động đó, hiệu trưởng trường THCS cần có năng lực nhất định. Vì thế, nếu hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường THCS theo tiếp cận năng lực được quản lý chặt chẽ có thể giúp đội ngũ hiệu trưởng hình thành những năng lực cần thiết. Như vậy qua các ý kiến đánh giá cho thấy, công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường THCS theo tiếp cận năng lực thực sự rất cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu của Ngành. 0 50 100 150 200 250 300 350 400 CBQL GV Chung Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Biểu đồ 2.3. Vai trò của công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường THCS theo tiếp cận năng lực 83 2.4.2. Thực trạng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học cơ sở theo tiếp cận năng lực Bảng 2.10. Nhận thức về mức độ quan trọng và mức độ thực hiện của việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng hiệu trưởng trường THCS theo tiếp cận năng lực TT Nội dung Nhận thức Thực hiện Tổng X (TB chung) Thứ bậc Tổng X (TB chung) Thứ bậc 1 Xác định mục tiêu, nội dung hoạt động bồi dưỡng 1155 2.51 1 1135 2.47 1 2 Lập kế hoạch thực hiện nội dung hoạt động bồi dưỡng 1142 2.48 3 1111 2.42 3 3 Lập kế hoạch phụ trợ: thời gian, tài chính, CSVC 1149 2.50 2 1126 2.45 2 Tổng trung bình chung 2.50 2.44 Nhận xét: Nhận thức về mức độ quan trọng của việc điều tra nhu cầu, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng hiệu trưởng trường THCS theo tiếp cận năng lực được đánh giá ở mức độ trung bình khá với X = 2,50. Nội dung được đánh giá quan trọng nhất là “Xác định mục tiêu, nội dung hoạt động bồi dưỡng” có X = 2,51 xếp bậc 1/3. Nội dung “Lập kế hoạch thực hiện nội dung hoạt động bồi dưỡng” được đánh giá mức độ quan trọng ở vị trí thấp nhất với X = 2,48. Điều này được đội ngũ CBQL và GV lý giải bởi lẽ trước khi làm bất cứ công việc gì thì xác định được mục tiêu bao giờ cũng quan trọng nhất. Mục tiêu đã đúng thì việc thực hiện sẽ dễ dàng thành công. Kế hoạch bồi dưỡng được xây dựng theo từng năm học. Việc xây dựng kế hoạch phải căn cứ vào nhu cầu của các cơ quan quản lý giáo dục các cấp và các cơ sở giáo dục. Khi xây dựng kế hoạch bồi dưỡng phải đảm bảo tính hài hoà giữa đội ngũ, cơ sở vật chất, loại hình lớp, nhu cầu và khả năng thực hiện. Kế hoạch bồi dưỡng phải quan tâm đến thời gian, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị trong nhà trường, có phương án dự phòng thay thế khi cần thiết và phải có thông tin thông suốt với học viên và các cơ quan quản lý giáo dục các 84 cấp để thông báo kịp thời kế hoạch triển khai lớp bồi dưỡng. Nếu làm tốt khâu lập kế hoạch thì không sợ “vỡ kế hoạch”. Bộ phận phục vụ (tài chính và CSVC) cần chuẩn bị kinh phí và cơ vật chất tối đa để phục vụ lớp học. Giảng đường phòng học phải đảm bảo đủ ánh sáng, giảm độ ồn, đảm bảo tốt về nhiệt độ phòng học, cần quan tâm động viên đội ngũ nhân viên phục vụ nhiệt tình, chu đáo, lịch sự, đúng giờ, tạo nên nét văn hoá của cơ sở bồi dưỡng, gây ấn tượng tốt cho giảng viên và người học; Công tác tổ chức các khoá bồi dưỡng phải đảm bảo tính khoa học. Việc lập kế hoạch học tập phải thật chi tiết, cụ thể thời gian địa điểm, tên và số điện thoại của GVCN cũng như giảng viên giảng dạy từng chuyên đề, phát cho từng học viên từ đầu khóa, tạo điều kiện cho học viên sắp xếp kế hoạch cá nhân, tránh bị động sau này. Tuy nhiên, theo đánh giá của CBQL và giáo viên, giữa mức độ nhận thức và thực hiện xây dựng kế hoạch BD còn có sự chênh lệch, điều đó thể hiện qua điểm trung bình chung của cả 3 nội dung X = 2,44. Khi đi tìm hiểu thực tế, chúng tôi nhận thấy rằng, số nhân sự làm công tác kế hoạch của các đơn vị không nhiều, có nơi gần như không có nên việc xác định mục tiêu, nội dung hoạt động bồi dưỡng chưa được làm tốt. 1080 1090 1100 1110 1120 1130 1140 1150 1160 Nhận thức Thực hiện Xác định mục tiêu Lập kế hoạch thực hiện nội dung Lập kế hoạch phụ trợ Biểu đồ 2.4. Nhận thức về mức độ quan trọng và mức độ thực hiện của việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng hiệu trưởng trường THCS theo tiếp cận năng lực 85 2.4.3. Thực trạng chỉ đạo đổi mới chương trình bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học cơ sở theo tiếp cận năng lực Bảng 2.11. Nhận thức về tầm quan trọng và mức độ thực hiện của việc chỉ đạo đổi mới chương trình bồi dưỡng hiệu trưởng trường THCS theo tiếp cận năng lực TT Nội dung Nhận thức Thực hiện Tổng X (TB chung) Thứ bậc Tổng X (TB chung) Thứ bậc 1 Xác định nội dung cần bồi dưỡng theo tiếp cận năng lực 1149 2.50 2 1126 2.45 2 2 Điều tra nhu cầu của CBQL về nội dung cần bồi dưỡng 1155 2.51 1 1135 2.47 1 3 Phân công nhiệm vụ cho các đơn vị xây dựng chương trình khung, chương trình chi tiết. 1135 2.47 4 1115 2.42 3 4 Tổ chức thẩm định chương trình bồi dưỡng 1142 2.48 3 1101 2.39 4 Tổng trung bình chung 2.49 2.43 Nhận xét: Theo đánh giá của CBQL và giáo viên về mức độ nhận thức tầm quan trọng của việc chỉ đạo đổi mới chương trình bồi dưỡng hiệu trưởng trường THCS theo tiếp cận năng lực ở mức độ trung bình, điểm trung bình trung về mức độ nhận thức của cả 4 nội dung là X = 2,49. Mức độ của các nội dung trên không đồng đều nhau và được xếp theo thứ bậc như sau: Nội dung “Điều tra nhu cầu của CBQL về nội dung cần bồi dưỡng” được đánh giá quan trọng nhất, với điểm trung bình X = 2,51 xếp bậc 1/4. Ngược lại, nội dung “Tổ chức thẩm định chương trình bồi dưỡng” với điểm trung bình X = 2,34, xếp bậc 4/4. Trên thực tế, việc chỉ đạo đổi mới chương trình bồi dưỡng hiệu trưởng trường THCS theo tiếp cận năng lực cần quan tâm tới nhu cầu của người được 86 bồi dưỡng. Các trung tâm bồi dưỡng CBQL giáo dục cũng như các Phòng GD&ĐT cần phải tăng cường khảo sát thực tế để tìm hiểu và xây dựng nội dung bồi dưỡng thiết thực, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ thực hiện; Cần phải tổ chức cho học viên đi tham quan một số cơ sở giáo dục tiên tiến gắn với chủ đề chính của khoá học; Sau đợt tham quan thực tế cần yêu cầu các học viên có báo cáo thu hoạch. Đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy tại các lớp bồi dưỡng phải đảm bảo chất lượng, nhiều kinh nghiệm thực tế cả về chuyên môn lẫn nghiệp vụ quản lý, bởi lẽ họ đang là thầy của thầy. Giảng viên tham gia hoạt động bồi dưỡng phải đảm bảo có trình độ chuyên môn cao (giỏi lý thuyết và có kinh nghiệm thực tiễn, có thể cầm tay chỉ việc và giải quyết được những tình huống thực tiễn đặt ra đối với người học), có uy tín đối với lĩnh vực giảng dạy... Đối với các khóa bồi dưỡng đặt ở ngoài nhà trường cần phải chọn lựa giảng viên tham gia được nhiều chuyên đề. Đối với giảng viên mời từ các cơ sở giáo dục cần quan tâm nhiều tới kinh nghiệm quản lý thực tiễn, nghiệp vụ quản lý nhà trường; Phân công giảng dạy của giảng viên phải đảm bảo xen kẽ lý thuyết và thực hành tránh nhàm chán cho người học. 1070 1080 1090 1100 1110 1120 1130 1140 1150 1160 Nhận thức Thực hiện Xác định ND Bồi dưỡng Điều tra nhu cầu Phân công nhiệm vụ Tổ chức thẩm định Biểu đồ 2.5. Nhận thức về tầm quan trọng và mức độ thực hiện của việc chỉ đạo đổi mới chương trình bồi dưỡng hiệu trưởng trường THCS theo tiếp cận năng lực 87 2.4.4. Thực trạng quản lý bộ máy tham gia hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học cơ sở theo tiếp cận năng lực Bảng 2.12. Nhận thức về tầm quan trọng và mức độ thực hiện của việc quản lý đội ngũ tham gia hoạt động bồi dưỡng TT Nội dung Nhận thức Thực hiện Tổng X (TB chung) Thứ bậc Tổng X (TB chung) Thứ bậc 1 Thiết lập bộ phận chuyên trách quản lý hoạt động bồi dưỡng 1,047 2.43 2 971 2.26 2 2 Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bộ phận tham gia hoạt động bồi dưỡng 1,018 2.37 3 950 2.21 3 3 Chọn lựa CBQL và giáo viên tham gia BD 1,057 2.46 1 1,005 2.34 1 Tổng trung bình chung 2.42 2.27 Nhận xét: Nhận thức của CBQL và giáo viên về mức độ quan trọng của việc tổ chức hoạt động bồi dưỡng mà các cơ sở bồi dưỡng đang áp dụng ở mức độ trung bình, không đồng đều nhau và xếp theo thứ bậc như sau: Nội dung “Chọn lựa CBQL và giáo viên tham gia hoạt động BD” được đánh giá quan trọng nhất, với điểm trung bình X = 2,46 xếp bậc 1/3, ngược lại nội dung “Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bộ phận tham gia hoạt động bồi dưỡng” được đánh giá ở mức độ quan trọng thấp hơn, với X = 2,37 xếp bậc 3/3. Thực tế: Theo đánh giá của CBQL và giáo viên về mức độ thực hiện của việc tổ chức hoạt động bồi dưỡng mà các cơ sở bồi dưỡng đã và đang triển khai ở mức độ trung bình, điểm trung bình chung của cả 3 nội dung X = 2,27. Mức độ 88 thực hiện của các nội dung trên không đồng đều nhau và xếp theo thứ bậc như sau: nội dung “Chọn lựa CBQL và giáo viên tham gia BD” được đánh giá thực hiện tốt nhất, với điểm trung bình X = 2,34 xếp bậc 1/3. Nội dung “Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bộ phận tham gia hoạt động bồi dưỡng” chưa được đánh giá thực hiện tốt, nên xếp ở vị trí 3/3 với X = 2,21. Trên thực tế, việc phối hợp giữa các thành viên tham gia hoạt động bồi dưỡng chưa được thực hiện tốt do tâm lí nể nang, e ngại. Khi đi khảo sát thực tế tới các cơ sở bồi dưỡng, kết hợp phỏng vấn trực tiếp một số CBQL, chúng tôi nhận thấy việc xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bộ phận tham gia bồi dưỡng chưa được thực hiện tốt do sự phân công nhiệm vụ quản lý còn chồng chéo giữa bộ phận quản lý lớp và đội ngũ giảng viên. Hầu như chưa có cơ sở nào xây dựng được một cơ cấu tổ chức với các bộ phận cơ bản (Lãnh đạo, chuyên viên phụ trách chuyên môn, chuyên viên phụ trách thanh quyết toán, đại diện giáo viên tham gia giảng dạy). Điều đó dẫn đến hiệu quả quản lý lớp học chưa cao. 880 900 920 940 960 980 1000 1020 1040 1060 Nhận thức Thực hiện Thiết lập bộ phận xây dụng cơ chế Lựa chọn CBQL và GV Biểu đồ 2.6. Nhận thức về tầm quan trọng và mức độ thực hiện của việc quản lý đội ngũ tham gia hoạt động bồi dưỡng 89 2.4.5. Thực trạng quản lý giảng viên, học viên và hoạt động dạy, học theo tiếp cận năng lực Bảng 2.13. Nhận thức về mức độ quan trọng và mức độ thực hiện của việc quản lý giảng viên, học viên và hoạt động dạy, học theo tiếp cận năng lực TT Nội dung Nhận thức Thực hiện Tổng X (TB chung) Thứ bậc Tổng X (TB chung) Thứ bậc 1 Quản lý đội ngũ giảng viên 1,134 2.64 3 921 2.14 5 2 Quản lý hoạt động giảng dạy 1,082 2.52 5 965 2.24 4 3 Quản lý đội ngũ học viên 1,142 2.66 2 975 2.27 3 4 Quản lý hoạt động học tập theo tiếp cận năng lực 1,121 2.61 4 983 2.29 2 5 Đổi mới phương pháp dạy học theo tiếp cận năng lực 1,156 2.69 1 1,002 2.33 1 Tổng trung bình chung 2.62 2.25 Nhận xét: Theo đánh giá của CBQL và giáo viên về mức độ nhận thức tầm quan trọng của việc quản lý giảng viên, học viên và hoạt động dạy, học theo tiếp cận năng lực ở mức độ trung bình khá, điểm trung bình chung X = 2,62. Mức độ quan trọng của các nội dung trên không đồng đều nhau và xếp theo thứ bậc như sau: nội dung “Đổi mới phương pháp dạy học theo tiếp cận năng lực” được đánh giá quan trọng nhất, với điểm trung bình X = 2,69 xếp bậc 1/5; còn nội dung “Quản lý đội ngũ giảng viên” xếp ở vị trí 5/5 với X = 2,52. Điều này được lý giải như sau: Đội ngũ giảng viên của các lớp bồi dưỡng là “người Thầy của những người Thầy”. Do đó, đội ngũ này cung cấp tri thức một cách chính xác, có hệ thống khoa học, giúp cho học viên (những Hiệu trưởng trường THCS) tiếp thu, lĩnh hội tri thức một cách nhanh chóng, không vấp phải những sai lầm. Hơn nữa, chính đội ngũ giảng viên này có đạo đức, phong cách, lòng nhiệt tình say mê khoa học, kinh nghiệm quản lý... đã và đang là tấm gương sống động cho người học noi theo. Vì vậy, việc quản lý đội ngũ giảng viên không thực sự cần thiết. 90 Theo đánh giá của CBQL và giáo viên về mức độ thực hiện quản lý giảng viên, học viên và hoạt động dạy, học theo tiếp cận năng lực đã và đang triển khai ở mức độ trung bình, điểm trung bình chung của cả 5 nội dung X = 2,25. Mức độ thực hiện các nội dung trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_quan_ly_hoat_dong_boi_duong_hieu_truong_truong_trung.pdf
Tài liệu liên quan