MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt viii
Danh mục các bảng ix
Danh mục các hình, biểu đồ xi
MỞ ĐẦU 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG 11
1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 11
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài 11
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước 26
1.2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 35
1.2.1. Khái niệm hoạt động đảm bảo chất lượng đào tạo ở trường cao đẳng 35
1.2.2. Khái niệm quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng đào tạo ở trường cao đẳng 39
1.3. HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG 41
1.3.1. Mục tiêu hoạt động đảm bảo chất lượng đào tạo ở trường cao đẳng 41
1.3.2. Lực lượng tham gia hoạt động đảm bảo chất lượng đào tạo ở trường cao đẳng 42
1.3.3. Nội dung hoạt động đảm bảo chất lượng đào tạo ở trường cao đẳng 43
1.4. QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG 51
1.4.1. Các đối tượng tham gia quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng đào tạo ở trường cao đẳng 51
1.4.2. Mục tiêu quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng đào tạo ở trường cao đẳng 53
1.4.3. Chức năng quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng đào tạo ở trường cao đẳng 54
1.4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng ở trường cao đẳng 59
Tiểu kết chương 1 63
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG KHU VỰC TÂY NGUYÊN 64
2.1. KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG KHU VỰC TÂY NGUYÊN 64
2.2. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG 68
2.2.1. Mục đích nghiên cứu 68
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu 69
2.2.3. Độ tin cậy của thang đo 75
2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO 76
2.3.1. Thực trạng nhận thức của nhóm khách thể về hoạt động đảm bảo chất lượng ở các trường cao đẳng khu vực Tây Nguyên 76
2.3.2. Thực trạng hoạt động đảm bảo chất lượng đào tạo ở các trường cao đẳng khu vực Tây Nguyên 81
2.3.3. Thực trạng các yếu tố bối cảnh ảnh hưởng đến hoạt động đảm bảo chất lượng đào tạo ở các trường cao đẳng khu vực Tây Nguyên 86
2.4. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO 89
2.4.1. Thực trạng thực hiện các chức năng quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng đào tạo ở các trường cao đẳng khu vực Tây Nguyên 89
2.4.2. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng đào tạo ở các trường cao đẳng khu vực Tây Nguyên 107
Tiểu kết chương 2 111
Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG KHU VỰC TÂY NGUYÊN 112
3.1. CÁC NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP 112
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 112
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa 112
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 113
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả và khả thi 113
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo phát huy được tính tích cực, chủ động, say mê, sáng tạo của đội ngũ nhà giáo và học sinh, sinh viên 113
3.1.6. Nguyên tắc đảm bảo các tiêu chí đảm bảo chất lượng theo quy định 113
3.2. CÁC BIỆN PHÁP ĐƯỢC ĐỀ XUẤT 114
247 trang |
Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 417 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng các trường Cao đẳng khu vực Tây Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m tra, đánh giá hoạt động TĐG và sử dụng kết quả TĐG đáp ứng yêu cầu ĐBCL
193
94.6%
11
5.4%
3.62
2
3.61
3
3.62
3
Khá
Điểm trung bình chung
3.66
3.77
3.73
Khá
Về kiểm tra, đánh giá hoạt động quá trình: Trên 93.0% CBQL, GV và CV cho rằng có thực hiện kiểm tra, đánh giá hoạt động quá trình, chỉ có 2.9% (6) đến 6.9% (14) CBQL, GV và CV cho rằng chưa thực hiện. CBQL, GV và CV đánh giá việc kiểm tra, đánh giá hoạt động quá trình khá tương đồng với ĐTB từ 3.64 đến 3.75. Kết quả đánh giá giữa CBQL và GV, CV có sự chênh lệch đáng kể ở nội dung kiểm tra, đánh giá hoạt động hợp tác trong đào tạo đáp ứng yêu cầu của CTĐT và CĐR ứng với ĐTB 3.44 và 3.83, các nội dung còn lại không có sự chênh lệch đáng kể. Các nội dung được CBQL, GV và CV đánh giá ở mức độ khá.
Kết quả kiểm định sự khác biệt Independent Sample T-test về đánh giá mức độ hiệu quả kiểm tra, đánh giá hoạt động quá trình giữa 2 nhóm khảo sát (1) và (2) cho thấy chỉ có nội dung kiểm tra, đánh giá hoạt động hợp tác trong đào tạo đáp ứng yêu cầu của CTĐT và CĐR có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, các nội dung còn lại không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về đánh giá mức độ hiệu quả giữa 2 nhóm khảo sát (1) và (2) từ mức ý nghĩa sig Levene’s Test của các nội dung đều lớn hơn 0,05 (từ 0,116 đến 0,986), sig. (2-tailed) ở Equal variances assumed ở nội dung kiểm tra, đánh giá hoạt động hợp tác trong đào tạo đáp ứng yêu cầu của CTĐT và CĐR là 0,002 0,05 (từ 0,206 đến 0,518).
Về kiểm tra, đánh giá hoạt động đầu ra: hầu hết CBQL, GV và CV cho rằng có thực hiện kiểm tra, đánh giá hoạt động đầu ra với kết quả khảo sát trên 92.5% đồng ý, chỉ một số CBQL, GV và CV (3.4% (7) đến 7.4% (15) cho rằng chưa thực hiện hoạt động này. ĐTB giữa nội dung kiểm tra, đánh giá hoạt động công nhận kết quả đào tạo, cấp phát bằng đáp ứng yêu cầu CĐR và CTĐT và kiểm tra, đánh giá hoạt động TĐG và sử dụng kết quả TĐG đáp ứng yêu cầu ĐBCL có sự chênh lệch đáng kể ứng với ĐTB 3.89 và 3.62. Kết quả đánh giá giữa CBQL và GV, CV có sự chênh lệch ở nội dung kiểm tra, đánh giá hoạt động công nhận kết quả đào tạo, cấp phát bằng đáp ứng yêu cầu CĐR và CTĐT ứng với ĐTB 3.76 và 3.97, các nội dung còn lại không có sự chênh lệch đáng kể. Các nội dung được CBQL, GV và CV đánh giá ở mức độ khá.
Kết quả kiểm định sự khác biệt Independent Sample T-test về đánh giá mức độ hiệu quả kiểm tra, đánh giá hoạt động đầu ra giữa 2 nhóm khảo sát (1) và (2) cho thấy các nội dung không có sự khác biệt thống kê từ mức ý nghĩa sig Levene’s Test của các nội dung đều lớn hơn 0,05 (từ 0,058 đến 0,804), sig. (2-tailed) ở Equal variances assumed ở các nội dung đều lớn hơn 0,05 (từ 0,104 đến 0,968).
Phỏng vấn một số CBQL, GV và CV liên quan đến kiểm tra, đánh giá hoạt động ĐBCL đào tạo trong các trường CĐ khu vực Tây Nguyên, chúng thôi nhận được nhiều ý kiến khác nhau. CBQL3 cho biết: “Công tác quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá đáp ứng yêu cầu CĐR cũng được nhà trường thực hiện tương đối nhưng hiệu quả cần phát huy hơn nữa đồng thời cần thể hiện hoạt động kiểm tra, đánh giá định hướng đáp ứng yêu cầu CĐR”. LĐ3 còn cho biết thêm: “Công tác quản lý hoạt động TĐG và sử dụng kết quả TĐG đáp ứng yêu cầu ĐBCL được nhà trường thực hiện nhưng chưa hiệu quả lắm. Theo tôi là như vậy vì tôi thấy việc đánh giá còn mang tính hình thức chưa thực sự phản ánh hết bản chất của các vấn đề của nhà trường” và “Công tác quản lý hoạt động hợp tác trong đào tạo đáp ứng yêu cầu của CTĐT và CĐR tại các trường còn hạn chế lắm do nhà trường chưa chủ động, hơn nữa giờ có hợp tác thì người ta hợp tác với trường đại học chứ CĐ cũng ít, trừ khi mình có những chính sách mà có lợi ích cho họ” (CV1). Với các chỉ số nghiên cứu trên, chúng tôi mong muốn các cấp quản lý ở các trường CĐ khu vực Tây Nguyên cần tăng cường hơn nữa các thao tác để đánh giá lại công tác quản lý của mình để từ đó có giải pháp cho phù hợp góp phần đẩy mạnh hoạt động ĐBCL. Chúng tôi tin tưởng các trường CĐ khu vực Tây Nguyên có những động thái tích cực trong việc nâng cao hiệu quả thực hiện các nội dung trong công tác quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá đáp ứng yêu cầu CĐR tại các trường.
Thực trạng cải tiến hoạt động đảm bảo chất lượng đào tạo
Kết quả khảo sát CBQL, GV và CV về cải tiến hoạt động ĐBCL đào tạo được mô cho thấy đánh giá của CBQL, GV và CV tương đồng ở cả 3 hoạt động với ĐTB lần lượt là 3.56, 3.52 và 3.59 đều ở mức độ khá.
Về cải tiến hoạt động đầu vào: nội dung cải tiến hoạt động tuyển sinh đáp ứng yêu cầu của CTĐT và cải tiến hoạt động chuẩn bị các nguồn lực phục vụ đào tạo đáp ứng yêu cầu của CTĐT được CBQL, GV và CV cho rằng có thực hiện 100%, 3 nội dung còn lại một số CBQL, GV và CV cho rằng chưa thực hiện chiếm tỉ lệ từ 5.9% (12) đến 12.3% (25). Các nội dung của cải tiến hoạt động đầu vào được CBQL, GV và CV đánh giá không có sự chênh lệch và khá đồng đều với ĐTB từ 3.53 đến 3.61. Kết quả đánh giá giữa CBQL và GV, CV có sự chênh lệch đáng kể về nội dung cải tiến hoạt động khảo sát thị trường lao động ứng với ĐTB 3.43 và 3.62, nội dung cải tiến hoạt động xây dựng và điều chỉnh CĐR đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động ứng với ĐTB 3.40 và 3.67. Nhìn chung, các nội dung được CBQL, GV và CV đánh giá ở mức độ khá.
Kiểm định sự khác biệt Independent Sample T-test về đánh giá mức độ hiệu quả cải tiến hoạt động đầu vào giữa 2 nhóm khảo sát (1) và (2) cho thấy mức ý nghĩa sig Levene’s Test của các nội dung đều lớn hơn 0,05 (từ 0,052 đến 0,960), sig. (2-tailed) ở Equal variances assumed ở nội dung cải tiến hoạt động xây dựng và điều chỉnh CĐR đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động là 0,026 0,05 (từ 0,136 đến 0,958). Do vậy, chỉ có nội dung cải tiến hoạt động xây dựng và điều chỉnh CĐR đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, các nội dung còn lại không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về đánh giá mức độ hiệu quả giữa 2 nhóm khảo sát.
Đánh giá việc thực hiện và hiệu quả thực hiện
của CBQL. GV và CV về cải tiến hoạt động ĐBCL đào tạo
TT
Nội dung
Thực hiện
Hiệu quả
Có
Không
CBQL
GV, CV
Tổng hợp
ĐTB
TH
ĐTB
TH
ĐTB
TH
MĐ
Cải tiến hoạt động đầu vào
1
Cải tiến hoạt động khảo sát thị trường lao động
179
87.7%
25
12.3%
3.43
4
3.62
3
3.55
3
Khá
2
Cải tiến hoạt động xây dựng và điều chỉnh CĐR đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động
186
91.2%
18
8.8%
3.40
5
3.67
1
3.57
2
Khá
3
Cải tiến hoạt động xây dựng và điều chỉnh CTĐT đáp ứng yêu cầu CĐR
192
94.1%
12
5.9%
3.52
2
3.53
5
3.53
5
Khá
4
Cải tiến hoạt động tuyển sinh đáp ứng yêu cầu của CTĐT
204
100%
0
0.0%
3.54
1
3.65
2
3.61
1
Khá
5
Cải tiến hoạt động chuẩn bị các nguồn lực phục vụ đào tạo đáp ứng yêu cầu của CTĐT
204
100%
0
0.0%
3.50
3
3.58
4
3.55
3
Khá
Điểm trung bình chung
3.48
3.61
3.56
Khá
Cải tiến hoạt động quá trình
1
Cải tiến hoạt động dạy học đáp ứng yêu cầu CĐR
202
99.0%
2
1.0%
3.51
1
3.65
1
3.60
1
Khá
2
Cải tiến hoạt động ngoài giờ lên lớp và các dịch vụ hỗ trợ đào tạo đáp ứng yêu cầu CĐR
195
95.6%
9
4.4%
3.43
4
3.49
4
3.47
4
Khá
3
Cải tiến hoạt động NCKH đáp ứng yêu cầu CĐR
204
100%
0
0.0%
3.46
2
3.46
5
3.46
5
Khá
4
Cải tiến hoạt động hợp tác trong đào tạo đáp ứng yêu cầu của CTĐT và CĐR
197
96.6%
7
3.4%
3.45
3
3.57
3
3.53
2
Khá
5
Cải tiến hoạt động kiểm tra. đánh giá đáp ứng yêu cầu CĐR
197
96.6%
7
3.4%
3.41
5
3.60
2
3.53
2
Khá
Điểm trung bình chung
3.45
3.55
3.52
Khá
Cải tiến hoạt động đầu ra
1
Cải tiến hoạt động công nhận kết quả đào tạo. cấp phát bằng đáp ứng yêu cầu CĐR và CTĐT
202
99.0%
2
1.0%
3.68
1
3.77
1
3.74
1
Khá
2
Cải tiến hoạt động thu thập. xử lý thông tin đầu ra bám sát yêu cầu CĐR
195
95.6%
9
4.4%
3.44
3
3.54
3
3.51
3
Khá
3
Cải tiến hoạt động TĐG và sử dụng kết quả TĐG đáp ứng yêu cầu ĐBCL
195
95.6%
9
4.4%
3.47
2
3.57
2
3.53
2
Khá
Điểm trung bình chung
3.53
3.63
3.59
Khá
Về cải tiến hoạt động quá trình: 100% CBQL, GV và CV cho rằng có cải tiến hoạt động NCKH đáp ứng yêu cầu CĐR và các nội dung còn lại trên 95.5% CBQL, GV và CV cho rằng có thực hiện. Kết quả khảo sát các nội dung từ CBQL, GV và CV có sự chênh lệch nhưng không quá rõ rệt với ĐTB từ 3.46 đến 3.60. Đánh giá nội dung cải tiến hoạt động kiểm tra. đánh giá đáp ứng yêu cầu CĐR giữa CBQL và GV, CV có sự chênh lệch ứng với 3.41 và 3.60, các nội dung còn lại có sự chênh lệch không đáng kể. Nhìn chung, các nội dung được CBQL, GV và CV đánh giá ở mức độ khá.
Với kết quả kiểm định sự khác biệt Independent Sample T-test về mức độ hiệu quả cải tiến hoạt động quá trình giữa 2 nhóm khảo sát (1) và (2) ứng với mức ý nghĩa sig Levene’s Test của nội dung cải tiến hoạt động hợp tác trong đào tạo đáp ứng yêu cầu của CTĐT và CĐR là 0,040 0,05 và sig. (2-tailed) ở Equal variances assumed của các nội dung còn lại đều lớn hơn 0,05 (từ 0,121 đến 0,952). Như vậy, các nội dung không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về đánh giá mức độ hiệu quả giữa 2 nhóm khảo sát.
Về cải tiến hoạt động đầu ra: Đa số CBQL, GV và CV cho rằng có cải tiến hoạt động đầu ra với trên 95.5% đồng ý, chỉ một số CBQL, GV và CV (1.0% (2) đến 4.4% (9) cho rằng chưa thực hiện hoạt động này. Kết quả khảo sát nội dung cải tiến hoạt động công nhận kết quả đào tạo, cấp phát bằng đáp ứng yêu cầu CĐR và CTĐT với ĐTB 3.74 cao nhất và có sự chênh lệch đáng kể với 2 nội dung còn lại có ĐTB là 3.51, 3.53. Kết quả đánh giá giữa CBQL và GV, CV không chênh lệch đáng kể. Các nội dung được CBQL, GV và CV đánh giá ở mức độ khá.
Kết quả kiểm định sự khác biệt Independent Sample T-test về đánh giá mức độ hiệu quả cải tiến hoạt động đầu ra giữa 2 nhóm khảo sát (1) và (2) cho thấy mức ý nghĩa sig Levene’s Test của các nội dung đều lớn hơn 0,05 (từ 0,401 đến 0,550), sig. (2-tailed) ở Equal variances assumed ở các nội dung đều lớn hơn 0,05 (từ 0,397 đến 0,442). Do đó, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê xảy ra.
Một số CBQL, GV và CV bày tỏ ý kiến về quản lý hoạt động ĐBCL đào tạo qua phỏng vấn. CBQL6 cho biết “Nhiều năm qua công tác quản lý hoạt động NCKH đáp ứng yêu cầu CĐR cũng đã có nhiều cố gắng nhưng hiệu quả thì chưa được như mong muốn, xuất phát từ năng lực của một vài GV còn hạn chế và kinh phí cho NCKH cũng còn hạn hẹp”. GV3 cho rằng “Quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp và dịch vụ hỗ trợ đào tạo đáp ứng yêu cầu CĐR trường thực hiện chưa tốt lắm, chủ yếu tập trung vào giờ lên lớp, bên cạnh đó việc đẩy mạnh các dịch vụ hỗ trợ đào tạo cũng chưa được quan tâm thực hiện có hiệu quả” và CV4 nêu quan điểm “Theo tôi được biết thì công tác quản lý hoạt động thu thập, xử lý thông tin đầu ra bám sát yêu cầu CĐR thực hiện chưa đồng bộ, có năm làm có năm không, nói chung là chưa có sự chú trọng lắm”. Dù các nội dung trong công tác công tác quản lý hoạt động NCKH đáp ứng yêu cầu CĐR tại các trường được đánh giá mức độ khá nhưng thiết nghĩ các tỉ lệ mà chúng tôi đã phân tích cũng thực sự đáng để chủ thể quản lý các trường quan tâm và nghiên cứu tìm ra nguyên nhân và giải pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác này và cũng là góp phần trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động ĐBCL tại các trường CĐ khu vực Tây Nguyên. Kết quả này minh chứng trong công tác quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp và dịch vụ hỗ trợ ĐT đáp ứng yêu cầu CĐR tại các trường còn một số bất cập cần giải quyết.
Hiệu quả thực hiện của CBQL, GV và CV về quản lý hoạt động ĐBCL đào tạo ở Biểu đồ 2.2 cho thấy CBQL, GV và CV đánh giá khá tương đồng các nội dung của lập kế hoạch (ĐTB từ 3.87 đến 3.96) và thực thi (ĐTB từ 3.83 đến 3.93); kế đến các nội dung của kiểm tra (ĐTB từ 3.68 đến 3.73) và thấp nhất là các nội dung của cải tiến (ĐTB từ 3.52 đến 3.59). Tất cả nội dung đều được đánh giá ở mức độ khá.
Kết quả đánh giá hiệu quả thực hiện của CBQL, GV và CV
về quản lý hoạt động ĐBCL đào tạo
Như vậy, có thể thấy rằng, CBQL, GV và CV đánh giá việc lập kế hoạch và thực thi cao hơn việc kiểm tra và cải tiến hoạt động ĐBCL đào tạo, tuy độ chênh lệch giữa các chức năng quản lý có sự khác biệt nhưng vẫn ở mức độ khá. Kết quả đã cho thấy hiệu quả lập kế hoạch và thực thi được các trường CĐ khu vực Tây Nguyên khá tốt so với hiệu quả kiểm tra và cải tiến hoạt động ĐBCL đào tạo, trong đó hiệu quả cải tiến hoạt động ĐBCL đào tạo được đánh giá thấp nhất. Do đó, trong quản lý hoạt động ĐBCL đào tạo, các trường CĐ khu vực Tây Nguyên cần quan tâm, chú trọng tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động ĐBCL đào tạo và trên cơ sở kết quả kiểm tra, đánh giá đề xuất các biện pháp cải tiến chất lượng hoạt động ĐBCL đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, khẳng định thương hiệu và định hướng hội nhập khu vực và quốc tế trong lĩnh vực nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu đa dạng hóa nguồn lực chất lượng trong thời đại cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. CBQL, GV và CV bày tỏ ý kiến của mình về quản lý hoạt động ĐBCL đào tạo ở các trường được trình bày ở Bảng 2.16.
Một số ý kiến khác của CBQL, GV và CV nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động ĐBCL đào tạo
Đối tượng
Nội dung
CBQL01
Quán triệt đến toàn bộ CBNV-GV tầm quan trọng của công tác ĐBCL; Lãnh đạo nhà trường phải là người đi đầu, luôn thúc đẩy hoạt động ĐBCL; Công tác ĐBCL được thực hiện thường xuyên, liên tục và theo định kỳ.
CBQL02
Xây dựng sứ mệnh, tầm nhìn phù hợp trong từng thời kì cụ thể: nhất quán trong tư tưởng và hành động của toàn nhà trường trong công tác ĐBCL, có bộ phận thực hiện công tác ĐBCL đủ tốt và năng lực; lãnh đạo nhà trường quan tâm, coi trọng, thường xuyên chỉ đạo sát sao.
CBQL03
Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của BGH, quan tâm đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo; Nâng cao nhận thức của người học và cán bộ, GV về vai trò của công tác đào tạo nghề; Đa dạng hóa nội dung, phương thức đào tạo; Có chế độ đãi ngộ, thu hút người tài, thường xuyên bồi dưỡng, cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ.
CBQL04
Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý.
CBQL05
Đẩy mạnh công tác tuyển sinh để đảm bảo chỉ tiêu hàng năm.
CBQL06
Cần phải triển khai đồng bộ, quyết liệt, tổ chức các buổi tập huấn cho cán bộ GV về các hoạt động ĐBCL tại cơ sở.
CBQL07
Nắm được HSSV ra trường có việc làm đáp ứng được công việc theo tiêu chí, tiêu chuẩn của nhà tuyển dụng; Thời gian làm việc của HSSV sau khi được tuyển dụng; Mời HSSV làm việc tốt, đáp ứng công việc về nói chuyện với các HSSV đang học tập tại trường vào dịp khai giảng hoặc ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.
CBQL08
Tăng cường hơn giáo dục kỹ năng mềm cho HSSV, hoạt động ngoại khóa; Tăng cường ý thức tổ chức kỷ luật, phong trào thi đua đoàn viên thanh niên.
CBQL09
Để ĐBCL giáo dục, đào tạo tại đơn vị, ta cần có giải pháp thay đổi cách quản lý; tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị trong quản lý HSSV; Tăng cường thực hành, ứng dụng thực tế các môn học vào đời sống; giúp hssv làm chủ kiến thức đã lĩnh hội được từ nhà trường.
GV/CV01
Thường xuyên tập huấn các khóa đào tạo về ĐBCL tại trường để nâng cao nhận thức cho cán bộ và GV; Đảm bảo các phòng khoa phải thực hiện các yêu cầu ĐBCL.
GV/CV02
Quan tâm chất lượng đầu vào của HS; Nâng cao tay nghề của đội ngũ GV; Công tác quản lý chặt chẽ.
GV/CV03
Tổ chức tập huấn cho cán bộ GV công tác KĐCL nhằm nâng cao chất lượng công tác tự kiểm định trong nhà trường, xây dựng kế hoạch ĐBCL hàng năm và thực hiện kế hoạch đề ra; Định kỳ rà soát, bổ sung, điều chỉnh và triển khai thực hiện hiệu quả mục tiêu, tầm nhìn và chiến lược phát triển trong nhà trường; Thành lập đơn vị chuyên trách về ĐBCL.
GV/CV04
Thường xuyên lấy ý kiến phản hồi của người học và doanh nghiệp về các môn học, module để phát huy được ưu điểm, khắc phục hạn chế kịp thời.
GV/CV05
Tổ chức và thực hiện tốt công tác tự đánh giá chất lượng ĐBCL.
GV/CV06
Các trường địa phương không thể thực hiện tốt công việc này khi cơ chế quản lý, kế hoạch tuyển sinh của hệ thống các trường cao đẳng địa phương ngày càng hẹp. Công tác ĐBCL làm tốt khi trường có SV.
GV/CV07
Làm cho mọi thành viên nhận thức được công tác ĐBCL là ưu thế, cần thiết.
GV/CV08
Tăng cường tuyên truyền về công tác ĐBCL.
GV/CV09
Đánh giá đúng thực chất năng lực nhà trường, xây dựng các biện pháp cải tiến thiết thực, hiệu quả.
GV/CV10
Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động; Nâng cao tư tưởng nhận thức cho đội ngũ CBVC của trường.
GV/CV11
Giữa các phòng, ban, khoa, tổ bộ môn cần phối hợp chặt chẽ với nhau.
GV/CV12
Nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý hoạt động ĐBCL tại trường cần phải tự chủ, phải đưa ra các giải pháp cho chương trình hoạt động.
Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng đào tạo ở các trường cao đẳng khu vực Tây Nguyên
Khảo sát về yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động ĐBCL đào tạo ở các trường CĐ khu vực Tây Nguyên cho kết quả ở Bảng 2.17. Kết quả khảo sát các nội dung có ĐTB từ 3.80 đến 4.15 đều đạt mức độ ảnh hưởng, ĐTB chung đạt 3.98 ở mức độ ảnh hưởng. Nội dung môi trường ĐT và cơ chế, chính sách và hành lang pháp lý có sự chênh lệch đáng kể ứng với ĐTB 3.80 và 4.15.
Ý kiến của CBQL, GV, CV về các yếu tố ảnh hưởng
đến quản lý hoạt động ĐBCL đào tạo
TT
Nội dung
CBQL
GV, CV
Tổng hợp
ĐTB
TH
ĐTB
TH
ĐTB
TH
MĐ
Các yếu tố chủ quan
1
Nhận thức và năng lực của lãnh đạo nhà trường
4.15
2
3.86
4
3.97
4
AH
2
Môi trường đào tạo
3.99
6
3.70
6
3.80
6
AH
3
Mối quan hệ giữa nhà trường với xã hội
4.12
4
3.85
5
3.95
5
AH
Các yếu tố khách quan
4
Điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội địa phương
4.07
5
3.92
3
3.98
3
AH
5
Cơ chế, chính sách và hành lang pháp lý
4.26
1
4.08
1
4.15
1
AH
6
Sự phát triển khoa học - kỹ thuật
4.14
3
4.01
2
4.05
2
AH
Điểm trung bình chung
4.12
3.90
3.98
AH
Kết quả thống kê cho thấy tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động ĐBCL đào tạo tại các trường CĐ khu vực Tây Nguyên mà chúng tôi đã khảo sát có ĐTB từ 3.97 đến 4.15, đều ở mức độ ảnh hưởng, trong đó đánh giá của CBQL (ĐTB từ 3.99 đến 4.26) ở các yếu tố cao hơn GV, CV (ĐTB từ 3.70 đến 4.08). Nói cách khác, các yếu tố này có sự ảnh hưởng tương đối sâu sắc và công tác quản lý hoạt động ĐBCL đào tạo tại các trường CĐ khu vực Tây Nguyên chỉ có hiệu quả cao khi và chỉ khi người quản lý các trường kiểm soát tốt các yếu tố trên. Trong đó, yếu tố có ĐTB nổi trội hơn so với các yếu tố còn lại là yếu tố thuộc về cơ chế, chính sách và hành lang pháp lý với ĐTB là 4.15. Điều này chứng tỏ đây là yếu tố mà các khách thể nghiên cứu cho rằng ảnh hưởng nhiều nhất đến hiệu quả quản lý hoạt động ĐBCL đào tạo. Cơ chế, chính sách và hành lang pháp lý gồm: văn bản pháp quy về đào tạo; cơ chế quản lý của nhà nước đối với nhà trường; chế độ, chính sách đối với GV, HSSV; cơ chế quản lý nhà nước đối với hoạt động ngành nghề ở địa phương. Nếu cơ chế, chính sách và sự ủng hộ của chính quyền địa phương đối với đội ngũ cán bộ, GV, nhân viên và HSSV tốt thì sẽ là điều kiện thuận lợi để đạt kết quả tốt hơn trong công tác quản lý các hoạt động ĐBCL đào tạo. Quản lý nhà nước về ngành nghề trên địa bàn theo tiêu chuẩn nghề nghiệp đã quy định sẽ thúc đẩy tính tự giác trang bị đầy đủ năng lực nghề nghiệp cần thiết về ngành nghề thông qua đào tạo và tự đào tạo của lực lượng lao động trong xã hội. Từ đó, môi trường xã hội của đào tạo, môi trường thực hành thực tập của HSSV sẽ chuẩn mực hơn, chất lượng được đảm bảo. Nếu quản lý nhà nước về ngành nghề trên địa bàn chưa quản lý theo tiêu chuẩn nghề nghiệp thì nhiều người lao động và nhiều người sử dụng lao động sẽ tự do hoạt động không quan tâm tới năng lực nghề nghiệp.
Tuy nhiên, đây là yếu tố thuộc về khách quan, thiết nghĩ để quản lý hoạt động ĐBCL đào tạo, trường cần tuân thủ hành lang pháp lý, cơ chế chính sách của nhà nước, cần linh hoạt, lấy nội lực của nhà trường làm cơ sở, là sức mạnh để thực hiện các hoạt động ĐBCL đào tạo, bởi thực tế chứng minh cơ chế chính sách, các văn bản pháp lý ban hành khó đáp ứng thực tế của xã hội.
Trong các yếu tố ảnh hưởng, đáng chú ý nhất là nhận thức của lãnh đạo nhà trường có ĐTB 3.97, trong đó đánh giá giữa CBQL và GV, CV có sự chênh lệch đáng kể ứng với 4.15 và 3.86. Điều này có nghĩa là khách thể nghiên cứu đánh giá nhận thức của lãnh đạo nhà trường có ảnh hưởng tích cực tới kết quả quản lý ĐBCL đào tạo. Nhận thức là yếu tố quan trọng, là nền tảng, cơ sở cho thái độ và hành vi, muốn có thái độ tích cực và những hành động đúng đắn, kịp thời thì phải có nhận thức đúng đắn, sâu sắc về công tác ĐBCL trong nhà trường. Tuy nhiên, thực tế khi khảo sát thực trạng nhận thức của GV, CBQL cho thấy vẫn còn một số hạn chế.
Yếu tố thuộc về sự phát triển khoa học - kỹ thuật cũng là một yếu tố được xếp thứ hạng cao khi đánh giá mức độ ảnh hưởng tới kết quả quản lý hoạt động ĐBCL đào tạo với ĐTB là 4.05. Thực tế cho thấy chính sự phát triển không ngừng của khoa học, kỹ thuật đã tác động tới giáo dục đại học, đòi hỏi giáo dục đại học phải ĐBCL, đáp ứng mục tiêu đào tạo, mà một trong những mục tiêu đó là SV tốt nghiệp ra trường có thể thích ứng với sự phát triển.
Ở các nhóm yếu tố còn lại, ĐTB có sự chênh lệch không nhiều giữa các yếu tố, xoay quanh ĐTB từ 3.80 đến 3.98 và đều được đánh giá ở mức độ ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý hoạt động ĐBCL đào tạo tại các trường CĐ khu vực Tây Nguyên.
Kết quả kiểm định sự khác biệt Independent Sample T-test về đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý hoạt động ĐBCL đào tạo giữa 2 nhóm khảo sát (1) và (2) cho mức ý nghĩa sig Levene’s Test của các nội dung môi trường đào tạo, mối quan hệ giữa nhà trường với xã hội, điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội địa phương và sự phát triển khoa học – kỹ thuật 0,05. Sig Levene’s Test của nội dung nhận thức và năng lực của lãnh đạo nhà trường và nội dung cơ chế, chính sách và hành lang pháp lý là 0,324 và 0,197 > 0,05; sig. (2-tailed) ở Equal variances assumed của nội dung nhận thức và năng lực của lãnh đạo nhà trường là 0,033 0,05. Do vậy, 3 nội dung môi trường đào tạo, mối quan hệ giữa nhà trường với xã hội và nhận thức và năng lực của lãnh đạo nhà trường có sự khác biệt ý nghĩa thống kê, 3 nội dung còn lại không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Tóm lại, tất cả các yếu tố đều ảnh hưởng tới kết quả quản lý hoạt động ĐBCL đào tạo trong nhà trường, trong đó yếu tố được đánh giá cao nhất là yếu tố thuộc về cơ chế, chính sách và hành lang pháp lý, yếu tố về sự phát triển khoa học - kỹ thuật và nhận thức của lãnh đạo trường về quản lý hoạt động ĐBCL đào tạo.
Tiểu kết chương 2
Đa số GV, CBQL đã có những nhận thức đúng đắn về hoạt động ĐBCL cũng như quản lý hoạt động ĐBCL. Bên cạnh đó, thực trạng cho thấy vẫn còn tồn tại một bộ phận không nhỏ GV, CBQL nhận thức chưa đầy đủ về công tác ĐBCL ở nhà trường CĐ.
Hoạt động ĐBCL đào tạo ở các trường CĐ khu vực Tây Nguyên được CBQL, GV và CV đánh giá hiệu quả các nội dung của hoạt động đầu vào, hoạt động quá trình và hoạt động đầu ra không có sự chênh lệch đáng kể với ĐTB tương ứng từ 3.78 đến 3.88, từ 3.72 đến 3.80, từ 3.80 đến 3.91 và đều ở mức độ khá. Tuy vậy, vẫn còn một số CBQL, GV và CV chưa cho rằng hoạt động ĐBCL đào tạo đã được thực hiện. Các yếu tố bối cảnh được CBQL, GV và CV đánh giá có ảnh hưởng đến hoạt động ĐBCL đào tạo.
Cả 4 chức năng gồm lập kế hoạch hoạt động ĐBCL đào tạo; thực thi hoạt động ĐBCL đào tạo; kiểm tra, đánh giá hoạt động ĐBCL đào tạo và cải tiến hoạt động ĐBCL đào tạo đều được thực hiện ở mức độ khá theo đánh giá của CBQL, GV và CV với ĐTB từ 3.52 đến 3.96 và đều ở mức độ khá. Chức năng kiểm tra, đánh giá và cải tiến chưa được CBQL, GV và CV đánh giá cao. Do vậy, các chức năng quản lý cần được tăng cường và cải thiện hơn nữa, đặc biệt là kiểm tra, đánh giá và cải tiến hoạt động ĐBCL đào tạo.
Tất cả các yếu tố đều ảnh hưởng khá nhiều tới quản lý hoạt động ĐBCL đào tạo, trong đó các yếu tố được đánh giá cao nhất là yếu tố cơ chế, chính sách và hành lang pháp lý và sự phát triển khoa học - kỹ thuật cũng như nhận thức của lãnh đạo nhà trường về hoạt động ĐBCL đào tạo.
Kết quả khảo sát thực trạng trình bày ở Chương 2 là cơ sở thực tiễn quan trọng để đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động ĐBCL đào tạo ở các trường CĐ khu vực Tây Nguyên sẽ được trình bày ở Chương 3.
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG
ĐÀO TẠO Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG KHU VỰC TÂY NGUYÊN
NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP
Các biện pháp quản lý hoạt động ĐBCL đào tạo ở các trường CĐ khu vực Tây Nguyên được đề xuất dựa vào các nguyên tắc sau đây:
Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
Các biện pháp đề tài đề xuất phải đảm bảo tính thực tiễn trong quản lý và quản lý hoạt động ĐBCL đào tạo ở các trường CĐ khu vực Tây Nguyên, đồng thời phù hợp với thực tiễn hoạt động ĐBCL đào tạo chung của các trường CĐ trên cả nước và quy định hiện hành về hoạt động ĐBCL đào tạo trường CĐ. Việc đề xuất các biện pháp có ý nghĩa thiết thực, có xem xét các các yếu tố bối cảnh của nhà trường góp phần nâng cao kết quả quản lý hoạt động ĐBCL đào tạo trên cơ sở khai thác tối đa sự hỗ trợ từ các nguồn lực trong và ngoài nhà trường nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung.
Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa
Việc đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động ĐBCL đào tạo ở các trường CĐ khu vực Tây Nguyên có sự kế th