MỤC LỤC
TRANG
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC BẢNG THỐNG KÊ ix
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ xi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT xii
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
4. Phạm vi nghiên cứu 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 4
6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học 4
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4
8. Đóng góp mới của luận án 7
9. Luận điểm cần bảo vệ 8
10. Cấu trúc, bố cục của luận án 8
Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về quản lý hoạt động
dạy học ở trường tiểu học trong bối cảnh đổi mới căn bản và
toàn diện giáo dục tiểu học Việt Nam 9
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 9
1.1.1. Các nghiên cứu về hoạt động dạy học ở tiểu học 9
1.1.2. Các nghiên cứu về quản lý hoạt động dạy học ở tiểu học 16
1.2. Những khái niệm cơ bản 20
1.2.1. Quản lý 20
1.2.2. Hoạt động dạy học 26iv
1.2.3. Quản lý hoạt động dạy học 29
1.3. Hoạt động dạy học ở cấp tiểu học 31
1.3.1. Vị trí, vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường tiểu học 31
1.3.2. Đặc trưng hoạt động dạy học ở cấp tiểu học 33
1.3.2.1. Đặc trưng của học sinh tiểu học 33
1.3.2.2. Mục tiêu hoạt động dạy học tiểu học 35
1.3.2.3. Nội dung hoạt động dạy học tiểu học 36
1.3.2.4. Đặc điểm hoạt động dạy học tiểu học 37
1.4. Yêu cầu hoạt động dạy học ở cấp tiểu học trong bối cảnh đổi
mới căn bản và toàn diện giáo dục 39
1.4.1. Mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện đối với hoạt động dạy
học ở cấp tiểu học 40
1.4.2. Nội dung đổi mới căn bản và toàn diện đối với hoạt động dạy
học ở cấp tiểu học 40
1.5. Quản lý hoạt động dạy học ở tiểu học theo tiếp cận sư phạm
tương tác trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục 41
1.5.1. Tiếp cận sư phạm tương tác trong quản lý hoạt động dạy học
ở trường tiểu học 41
1.5.2. Nội dung quản lý hoạt động dạy học ở trường tiểu học theo
tiếp cận sư phạm tương tác 43
1.5.2.1. Quản lý hoạt động dạy 44
1.5.2.2. Quản lý hoạt động học 47
1.5.2.3. Quản lý môi trường dạy học 49
1.5.2.4. Mối quan hệ tương tác giữa ba thành tố cơ bản quản lý hoạt
động dạy, quản lý hoạt động học và quản lý môi trường dạy học ở
trường tiểu học trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục 52
1.6. Kết luận chương 1 58
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở trường tiểuv
học tại TPHCM trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện
giáo dục 60
2.1. Khái quát về nghiên cứu thực trạng 60
2.1.1. Mục đích nghiên cứu 60
2.1.2. Nội dung nghiên cứu 60
2.1.3. Địa bàn nghiên cứu 60
2.1.4. Đối tượng nghiên cứu 60
2.1.5. Phương pháp nghiên cứu 61
2.2. Kết quả nghiên cứu thực tiễn 61
2.2.1. Khái quát chung về đặc điểm địa lý tự nhiên và kinh tế - văn
hóa- xã hội - giáo dục TPHCM 61
2.2.2. Khái quát chung về phát triển giáo dục tiểu học tại TPHCM 65
2.2.3. Thực trạng hoạt động dạy học ở trường tiểu học tại TPHCM
trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục 67
2.2.3.1. Thực trạng quy mô phát triển lớp và học sinh 67
2.2.3.2. Thực trạng hoạt động dạy 68
2.2.3.3. Thực trạng hoạt động học 71
2.2.3.4. Thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học 75
2.2.4. Thực trạng về quản lý hoạt động dạy học ở trường tiểu học tại
TPHCM trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục 78
2.2.4.1. Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý 78
2.2.4.2. Quản lý hoạt động dạy 78
2.2.4.3. Quản lý hoạt động học 90
2.2.4.4. Quản lý môi trường dạy học 95
2.2.5. Đánh giá chung 97
2.2.5.1. Những mặt mạnh 97vi
2.2.5.2. Những mặt hạn chế 98
2.2.5.3. Nguyên nhân của những thành công và những hạn chế trong
công tác quản lý hoạt động dạy học ở trường tiểu học tại TPHCM
trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục 100
2.3. Kết luận chương 2 102
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường tiểu
học tại TPHCM trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện
giáo dục 104
3.1. Những định hướng phát triển giáo dục tiểu học của TPHCM
trong những năm tới 104
3.1.1. Phương hướng chung 105
3.1.2. Nhiệm vụ trọng tâm 105
3.2. Nguyên tắc cơ bản của việc đề xuất biện pháp 107
3.2.1. Đảm bảo tính mục tiêu, toàn diện 107
3.2.2. Đảm bảo tính thực tiễn 108
3.2.3. Đảm bảo tính khả thi, hiệu quả 108
3.2.4. Đảm bảo tính khoa học, đồng bộ 109
3.2.5. Đảm bảo tính hệ thống, kế thừa và phát triển 109
3.3. Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường tiểu học tại
TPHCM trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục 110
3.3.1. Biện pháp chung: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL các
cấp và GV về công tác quản lý hoạt động dạy học ở trường tiểu học
tại TPHCM trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục 110
3.3.2. Nhóm biện pháp quản lý hoạt động DẠY ở trường tiểu học tại
TPHCM trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục 113
3.3.2.1. Biện pháp 1: Đổi mới việc quản lý xây dựng và thực hiện kế
hoạch dạy học 113vii
3.3.2.2. Biện pháp 2: Hoàn thiện việc quản lý thực hiện đổi mới
phương pháp dạy học theo quan điểm sư phạm tương tác 116
3.3.2.3. Biện pháp 3: Tăng cường việc quản lý triển khai quan điểm
sư phạm tương tác vào trong hoạt động dạy học của giáo viên 119
3.3.2.4. Biện pháp 4: Đổi mới việc quản lý sử dụng, bồi dưỡng đội
ngũ giáo viên 123
3.3.2.5. Biện pháp 5: Đổi mới việc quản lý kiểm tra, đánh giá giáoviên126
3.3.3. Nhóm biện pháp quản lý hoạt động HỌC ở trường tiểu học tại
TPHCM trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục 130
3.3.3.1. Biện pháp 6: Tăng cường việc quản lý triển khai học tập
theo quan điểm sư phạm tương tác cho học sinh 130
3.3.3.2. Biện pháp 7: Quản lý việc hình thành kĩ năng tự học chohọc sinh132
3.3.3.3. Biện pháp 8: Đổi mới việc quản lý kiểm tra, đánh giá kết
quả học tập của học sinh theo mục tiêu phát triển năng lực136
3.3.4. Nhóm biện pháp quản lý MÔI TRƯỜNG DẠY HỌC ở
trường tiểu học tại TPHCM trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàndiện giáo dục140
3.3.4.1. Biện pháp 9: Tăng cường quản lý môi trường dạy học bêntrong 140
3.3.4.2. Biện pháp 10: Nâng cao hiệu quả quản lý môi trường bên
ngoài nhà trường 143
3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp 146
3.5. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp
quản lý hoạt động dạy học ở trường tiểu học tại TPHCM trong bối
cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục 147
3.6. Thử nghiệm một số biện pháp đã đề xuất 153viii
3.7. Kết luận chương 3 163
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 165
1. Kết luận 165
2. Khuyến nghị 166
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 169
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 170
PHỤ LỤC 177
209 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 579 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý hoạt động dạy học ở trường tiểu học tại thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
6 74 20 6 0
3
Bài soạn đúng yêu
cầu về kiến thức,
phân phối thời
gian...
91,3 8,7 0 83 17 0 80 20 0 0
4
Chuẩn bị đủ các yêu
cầu về TB, phương
tiện phục vụ bài dạy
91,3 8,7 0 83 17 0 85 15 0 0
5
Kiểm tra bài soạn
thường xuyên và
định kỳ
100 0 0 90 10 0 85 14 1 0
6
Đánh giá và điều
chỉnh kịp thời
91,3 8,7 0 87 11 2 84 14 2 0
Số liệu trên cho thấy, các chỉ số tự đánh giá của CBQL đều rất cao (từ
91,3% đến 100%). Tự đánh giá của CBQL cấp Phòng và cấp trường và đánh
giá của GV và tổ trưởng có sự chênh lệch ở tất cả các nội dung đều từ 10% đến
12%. Ngay trong tự nhận xét, đánh giá cũng có sự chênh lệch ở nội dung 3, 4
và 6 mức độ thường xuyên là 91,3% và không thường xuyên là 8,7%. Đánh giá
của GV về mức độ thực hiện các nội dung trong QL soạn bài lên lớp giữa mức
độ thường xuyên là 90%; 87%; 83%; 83%; 90%; 87% và không thường xuyên
là 9%; 7%; 17%; 17%; 10%; 11% (theo thứ tự các nội dung). Nội dung 2 có
6% đánh giá là không thực hiện.
Kết quả thực hiện được đánh giá cao ở mức độ tốt và khá (từ 75% đến
85% tốt; 14% đến 20% khá), nội dung 2, 5, 6 có mức độ đánh giá trung bình.
Mức độ đánh giá về các BP trên phản ánh có thể khách quan. Tuy nhiên, một
số người làm công tác QL vẫn chưa thấy hết được tầm quan trọng của các BP.
Do vậy, có những BP không thường xuyên thực hiện, không được quan tâm
đúng mức, nhất là việc chuẩn bị các TB giảng dạy.
Điều này nói lên QL chất lượng bài soạn của GV còn nhiều vấn đề chưa
đạt yêu cầu, đồng thời việc QL của các cấp QL chưa chặt chẽ, thiếu kiểm tra,
giám sát, giúp đỡ GV nên chất lượng chưa đạt yêu cầu như mong muốn. Hạn
chế việc QL soạn bài của GV là việc chưa thấy xuất hiện nhiều bài soạn có ứng
dụng các kĩ thuật - PPDH tích cực vào các hoạt động; phần hoạt động của trò
84
chưa thể hiện PP học của trò theo từng đối tượng HS; chưa thấy PP học tập
dành cho HS khó khăn trong học tập, HS khuyết tật, Điều này dẫn tới việc
phát huy tính tích cực, tự giác của HS trong từng tiết dạy nhằm phát triển phẩm
chất và năng lực HS ở các trường TH hiện nay chưa đạt yêu cầu như mong
muốn. Nguyên nhân là do GV chưa nhận thức hết tầm quan trọng, ý nghĩa của
việc soạn bài đối với chất lượng học tập của từng HS trên lớp. Vấn đề này cần
phải được CBQL cấp Phòng và cấp trường, đặc biệt là CBQL nhà trường giúp
GV điều chỉnh trong thời gian tới.
Các cấp QL GD chưa thực hiện tốt các yêu cầu QL đảm bảo chất lượng
bài soạn của GV khi lên lớp. Thực tế việc QL bài soạn của GV trước khi lên
lớp được quy định giao cho Tổ trưởng chuyên môn trực tiếp QL, kí duyệt,
hướng dẫn GV trong tổ cùng thống nhất kế hoạch bài soạn trước khi lên lớp để
đảm bảo chất lượng DH. Trong đó, lưu ý việc đổi mới PPDH, phát huy tính
tích cực trong học tập, nhằm phát triển phẩm chất, năng lực HS trong soạn bài
là yêu cầu quan trọng nhất.
Theo quy chế thì Tổ trưởng chuyên môn phải kiểm tra, kí duyệt giáo án
của GV trước khi lên lớp hàng tuần và CBQL nhà trường kiểm tra công việc
này theo hàng tháng để có BP uốn nắn, chỉ đạo kịp thời. Thế nhưng, thực tế
việc này cũng có khi làm chưa nghiêm túc, chưa đảm bảo chất lượng.
* Quản lý triển khai quan điểm sư phạm tương tác vào trong hoạt động
dạy học của giáo viên thông qua giờ lên lớp của giáo viên
QL giờ lên lớp của GV là để tạo ra hiệu quả cao trong nhà trường là trách
nhiệm của CBQL. Công việc QL đó được thực hiện với những nội dung cụ thể
như: qua thời khóa biểu, kế hoạch giảng dạy, sổ đầu bài, lịch trực ban, việc dự
giờ, kiểm tra, việc phản ánh của HS, kiểm tra việc sử dụng các đồ dùng
TBDH... Việc QL này sẽ tạo sự ổn định, nề nếp hoạt động DH trong nhà trường
và cũng là điều kiện để nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường. Mọi
nhà trường chỉ thực sự có chất lượng trong GD- ĐT khi những giờ lên lớp của
GV được QL tốt, có chất lượng và hiệu quả cao.
85
Từ những căn cứ trên, việc khảo sát thực trạng QL của CBQL cấp Phòng
và cấp trường ở các trường TH trên địa bàn TPHCM được tác giả tiến hành như
sau:
Bảng 2.20: Kết quả đánh giá CBQL cấp Phòng và cấp trường QL giờ lên lớp
của GV (%)
TT Nội dung
Tự nhận xét của CBQL Đánh giá của tổ trưởng và GV
Thường
xuyên
Không
thường
xuyên
Không
thực
hiện
Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện
Thường
xuyên
Không
thường
xuyên
Không
thực
hiện
Tốt Khá TB
Yếu
1
Tổ chức triển khai các
văn bản, quy định về
chuyên môn, giờ lên
lớp của GV TH
84,6 15,4 0 80 20 0 83 16 1 0
2
QL giờ lên lớp, thời
gian ra vào lớp qua các
văn bản và giám sát
91,3 8,7 0 85 13 2 75 20 5 0
3
Chỉ đạo đổi mới PP và
sử dụng có hiệu quả
các TBDH nhằm phát
triển phẩm chất, năng
lực cho HS
91,3 8,7 0 85 14 1 87 12 1 0
4
Thực hiện dạy thay,
dạy bù đúng quy định
91,3 8,7 0 85 14 1 84 14 2 0
5
Tổ chức thanh, kiểm
tra về chương trình,
chất lượng, hiệu quả
của giờ lên lớp
100 0 0 89 10 1 85 13 2 0
6
Đánh giá và xử lý
những vi phạm chuyên
môn và giờ lên lớp
100 0 0 86 11 3 84 14 2 0
Kết quả khảo sát bảng 2.20 cho thấy các nội dung trong BP QL giờ dạy
trên lớp của một số CBQL cấp Phòng và cấp trường chưa thực sự được chú
trọng. Tự đánh giá của CBQL cấp Phòng và cấp trường thường xuyên ở nội
dung 5 và 6 đạt 100%. GV và tổ trưởng đánh giá cao nhất là 89% và thấp nhất
là 80% cho mức độ thường xuyên thực hiện. Kết quả thực hiện 87% là mức
đánh giá tốt cho nội dung 3, các nội dung còn lại kết quả thực hiện chưa thật
cao, chỉ đạt 75% đến 85% là kết quả tốt. Nội dung 2 có tới 5% đánh giá của tổ
trưởng và GV ở mức độ trung bình.
Việc đánh giá giữa CBQL cấp Phòng, cấp trường và GV về thực hiện các
nội dung trong QL giờ lên lớp có sự chênh lệch đáng kể. Trong khi CBQL cấp
Phòng và cấp trường tự đánh giá thường xuyên là 84,6%; 91,3%; 100% thì GV,
86
tổ trưởng đánh giá ở mức độ đó từ 85% đến 89%. Như vậy, việc QL giờ lên lớp
ở các trường chưa đạt hiệu quả cao như mong muốn. Việc tuyên truyền, phổ
biến tầm quan trọng và mục đích của QL giờ lên lớp, cũng như cách thực hiện
của CBQL cấp Phòng và cấp trường chưa hoàn toàn thuyết phục. Do đó, kết
quả thực hiện chưa cao (từ 83% đến 87%).
Trên thực tế, khi trao đổi trực tiếp với tác giả, một số GV và các nhà QL
cũng thừa nhận rằng: đây là kết quả chưa thực sự hoàn toàn khách quan, vì thực
tế bên cạnh đa số GV thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn và kỷ cương,
nề nếp thì vẫn còn những cá nhân chưa thực sự nghiêm túc.
Kết quả khảo sát thực tế thể hiện ở hai bảng 2.19 và 2.20 cho thấy:
CBQL cấp Phòng và cấp trường QL triển khai quan điểm sư phạm tương tác
vào trong hoạt động DH của GV thể hiện cụ thể qua việc chuẩn bị bài, soạn bài
và lên lớp của GV ở các trường TH trên địa bàn TPHCM chưa thực sự tốt, một
số nội dung trong BP QL của CBQL cấp Phòng và cấp trường chưa mang lại
hiệu quả cao, chưa tìm được sự đồng thuận của chủ thể QL và đối tượng QL.
Nhà QL cần phải thấy rõ điều này. Trong nhà trường TH, cần xác định rõ cho
mọi GV thấy được mối quan hệ giữa soạn bài và giờ lên lớp vừa có tính pháp
lý, vừa là năng lực sư phạm của GV nhằm đích đến cuối cùng là phát huy tính
tích cực trong học tập của HS, phát triển phẩm chất và năng lực cho HS.
CBQL cấp Phòng và cấp trường QL hoạt động DH trên lớp của GV thực
chất là QL việc thực hiện đổi mới PPDH trên lớp gắn với việc đổi mới đánh giá
kết quả học tập của HS qua từng tiết học. Kết quả học tập của HS qua từng tiết
học là sự thể hiện kiến thức, kĩ năng cần đạt theo yêu cầu tối thiểu của từng tiết
học, bài học cấp TH do Bộ GD-ĐT quy định.
Kết quả quan sát đánh giá tiết dạy qua phiếu dự giờ của CBQL hàng năm
cho thấy hầu hết GV đạt loại khá và tốt, rất ít GV đạt loại trung bình. Còn loại
chưa đạt thì hầu như không thấy.
87
Trong 4 lĩnh vực đánh giá tiết dạy thì: lĩnh vực 1 - kiến thức (truyền thụ
kiến thức) chiếm 5/20 điểm (25%); lĩnh vực 2 - kĩ năng sư phạm (thể hiện năng
lực về đổi mới PP, tổ chức DH) chiếm 7/20 điểm (35%); lĩnh vực 3- về thái độ
sư phạm (tác phong và tâm lí DH) chiếm 3/20 điểm (15%); lĩnh vực 4 về hiệu
quả (kết quả học tập của HS) chiếm 5/20 điểm (25%).
Vậy lĩnh vực 2 về kĩ năng sư phạm là lĩnh vực quan trọng nhất, thể hiện
năng lực nghiệp vụ sư phạm của GV nhiều nhất, liên quan đến chất lượng tiết
học của HS (lĩnh vực 3). Chính vì vậy, hầu như các tiết dạy chưa đạt xếp loại
tốt đều bị ảnh hưởng bởi các tiêu chí của lĩnh vực này, tức là các tiêu chí về
năng lực đổi mới PPDH của GV trên lớp.
d. Quản lý việc sử dụng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên
* Quản lý việc phân công giảng dạy cho giáo viên
Việc phân công giảng dạy cho GV trong nhà trường TH phụ thuộc vào
những quy định của Bộ GD-ĐT, CBQL nhà trường vận dụng phù hợp với đặc
điểm của từng trường. Đây là công tác QL được các CBQL nhà trường quan
tâm và đưa ra những tiêu chuẩn để làm căn cứ phân công GV giảng dạy cho
phù hợp. Thực trạng công tác này được thể hiện qua kết quả sau:
Bảng 2.21: Kết quả đánh giá công tác QL phân công giảng dạy cho GV của
CBQL nhà trường (%)
TT Nội dung
Tự nhận xét của CBQL Đánh giá của tổ trưởng và GV
Thường
xuyên
Không
thường
xuyên
Không
thực
hiện
Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện
Thường
xuyên
Không
thường
xuyên
Không
thực
hiện
Tốt Khá TB
Yếu
1
Theo năng lực chuyên
môn của GV
100 0 0 78 12 10 75 20 5 0
2
Theo nguyện vọng và
hoàn cảnh của GV
85,6 14,4 0 56 31 13 50 40 10 0
3
Theo năng lực của GV
và đặc điểm của mỗi lớp
100 0 0 67 24 9 71 25 4 0
4
Theo nguyện vọng và
yêu cầu của HS và PHHS
85,6 14,4 0 41 23 36 31 56 13 0
5
Theo cảm tính chủ quan
của CBQL nhà trường
85,6 14,4 0 51 24 25 41 41 18 0
Kết quả bảng 2.21 cho thấy CBQL nhà trường phân công giảng dạy cho
GV chủ yếu căn cứ vào năng lực chuyên môn của GV, ở nội dung 1 và 3 tự
đánh giá mức độ thường xuyên là 100%, GV và tổ trưởng đánh giá là 78% và
88
67% thường xuyên. Điều đó chứng tỏ, năng lực chuyên môn có vai trò quan
trọng đối với công tác giảng dạy của mỗi GV và đối với hoạt động DH của nhà
trường.
Bên cạnh đó, việc phân công giảng dạy của GV được CBQL nhà trường
quan tâm là năng lực của GV phù hợp với đặc điểm của lớp. Những lớp cuối
cấp, lớp chất lượng cao thì những GV ngoài năng lực chuyên môn còn năng lực
sư phạm, trách nhiệm nghề nghiệp sẽ được ưu tiên (có 67% ý kiến đồng ý).
Nội dung 4 (CBQL các trường phân công giảng dạy cho GV theo nguyện
vọng của PHHS và HS) chỉ chiếm tỉ lệ 41% ý kiến của GV và tổ trưởng đánh
giá thường xuyên, CBQL tự đánh giá là 85,6%. Điều này chứng tỏ, nội dung
này không là tiêu chí quan trọng để CBQL các trường chú trọng làm căn cứ
phân công giảng dạy cho GV.
Tuy nhiên, ở nội dung 5, phân công theo cảm tính chủ quan của CBQL
các trường vẫn có tới 51% ý kiến của GV và tổ trưởng đưa ra là thường xuyên;
85,6% CBQL tự đánh giá là thường xuyên. Đây là vấn đề còn gây nhiều băn
khoăn cho GV trong nhà trường với những ý kiến trái ngược nhau.
* Quản lý việc bồi dưỡng giáo viên
Bồi dưỡng GV là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, không thể thiếu
trong chiến lược phát triển GD và của mỗi nhà trường. Công tác bồi dưỡng sẽ
tạo điều kiện cho GV được nâng cao trình độ kiến thức về chuyên môn và xã
hội, góp phần nâng cao chất lượng GD. Công tác này được CBQL cấp Phòng
và cấp trường ở các trường TH trên địa bàn TPHCM thực hiện qua kết quả
khảo sát:
Bảng 2.22: Kết quả đánh giá công tác QL việc bồi dưỡng GV của CBQL
cấp Phòng và cấp Phòng (%)
TT Nội dung
Tự nhận xét của CBQL Đánh giá của tổ trưởng và GV
Thường
xuyên
Không
thường
xuyên
Không
thực
hiện
Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện
Thường
xuyên
Không
thường
xuyên
Không
thực
hiện
Tốt Khá TB
Yếu
1
Khảo sát, đánh giá, lập
quy hoạch bồi dưỡng
đội ngũ GV
100 0 0 94 6 0 91 9 0 0
2
Thực hiện công tác bồi
dưỡng thường xuyên
100 0 0 96 4 0 94 6 0 0
89
theo chu kỳ
3
Tổ chức sinh hoạt
chuyên môn, sinh hoạt
chuyên đề, giúp GV tự
học, tự bồi dưỡng
93,3 6,7 0 91 8 1 91 9 0 0
4
Động viên, tạo điều
kiện để GV được đi
học nâng cao trình độ
93,3 6,7 0 91 8 1 94 6 0 0
5
Tổ chức tham quan,
học tập, giao lưu
100 0 0 94 6 0 94 6 0 0
6
Kiểm tra, đánh giá, rút
kinh nghiệm
83,6 16,4 0 92 8 0 94 6 0 0
Kết quả bảng 2.22 cho thấy, các nội dung trong BP QL công tác bồi
dưỡng GV đều được CBQL cấp Phòng, cấp trường và GV, tổ trưởng đánh giá
mức độ quan tâm thực hiện thường xuyên từ 83,6% đến 100%. Trong 6 nội
dung trên, nội dung 6 mức độ quan tâm và thực hiện là chưa cao so với 5 nội
dung (chỉ đạt 83,6% trong tự đánh giá của người QL và đạt 92% mức độ
thường xuyên trong đánh giá của tổ trưởng và GV). Như vậy công tác kiểm tra,
đánh giá, rút kinh nghiệm BP để thực hiện tốt hơn cần phải được quan tâm
thường xuyên hơn trong QL của CBQL cấp Phòng và cấp trường. Kết quả thực
hiện cũng được tổ trưởng và GV đánh giá cao từ 91% đến 94% tốt, từ 6% đến
9% khá.
Công tác bồi dưỡng GV được thực hiện theo chu kỳ hàng năm của Phòng
GD-ĐT, được các nhà trường TH trên địa bàn TPHCM thực hiện tốt. Một trong
những nội dung QL bồi dưỡng GV mà CBQL cấp Phòng và cấp trường có thể
làm tốt là tổ chức cho các tổ sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề, tổ
chức giao lưu học tập giúp GV tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ.
e. Quản lý việc kiểm tra, đánh giá giáo viên
Kiểm tra, đánh giá là một khâu quan trọng không thể thiếu được trong
quá trình GD và được thực hiện thường xuyên trong quá trình DH.
Trong Điều lệ trường TH, ban hành theo kèm theo Thông tư số
41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT,
Điều 20, mục 5 đã quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng, trong đó
có nội dung: Phân công, QL, đánh giá, xếp loại; khen thưởng, thi hành kỉ luật
đối với GV, NV theo quy định [10].
90
Việc kiểm tra, đánh giá GV là BP QL nhằm nâng cao chất lượng DH
trong nhà trường. Thực trạng của công tác này thực hiện ở trường TH trên địa
bàn TPHCM được thể hiện qua bảng khảo sát sau:
Bảng 2.23: Kết quả đánh giá CBQL cấp Phòng và cấp trường QL kiểm tra,
đánh giá GV (%)
TT Nội dung
Tự nhận xét của CBQL Đánh giá của tổ trưởng và GV
Thường
xuyên
Không
thường
xuyên
Không
thực
hiện
Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện
Thường
xuyên
Không
thường
xuyên
Không
thực
hiện
Tốt Khá TB
Yếu
1
CBQL cấp Phòng và
cấp trường triển khai
các văn bản quy đinh,
yêu cầu về việc kiểm
tra, đánh giá GV
100 0 0 95 5 0 94 5 1 0
2
Xây dựng kế hoạch
kiểm tra, đánh giá GV
trong nhà trường
91,3 8,7 0 85 14 1 78 20 2 0
3
Thực hiện kế hoạch
kiểm tra, đánh giá GV:
định kỳ, đột xuất,...
85,6 14,4 0 78 21 1 75 20 5 0
4
Thông báo kết quả kiểm
tra, đánh giá GV
100 0 0 95 5 0 85 14 1 0
5
Điều chỉnh và xử lý kịp
thời những nội dung và
thông tin sau kiểm tra,
đánh giá
85,6 14,4 0 78 22 0 78 19 3 0
Kết quả được thể hiện qua bảng 2.23 đã cho thấy việc triển khai các văn
bản và việc thông báo kết quả của BP kiểm tra, đánh giá GV (nội dung 1 và 4)
được thực hiện tốt, mức độ đánh giá thường xuyên của CBQL cấp Phòng và
cấp trường là 100%, của tổ trưởng và các GV là 95%, kết quả tốt đạt được là
94% và 85%.
Tuy vậy, ở nội dung: Xây dựng kế hoạch, thực hiện kế hoạch và điều
chỉnh các nội dung sau khi kiểm tra đánh giá (nội dung 2, 3, 5) lại được đánh
giá chưa cao. Phần tự đánh giá của CBQL cấp Phòng và cấp trường ở mức độ
thường xuyên đạt 91,3%; 85,6%; 85,6%; ở mức độ này thì đánh giá của GV và
các tổ trưởng chỉ đạt 85%; 78%; 78% và kết quả đạt được tốt là 78%; 75%;
78%, cũng còn 2%; 5%; 3% kết quả được đánh giá ở mức độ trung bình.
Kết quả đó đã phản ánh, CBQL cấp Phòng và cấp trường QL việc kiểm
tra, đánh giá GV còn những vấn đề chưa sát thực tế. Đó là việc triển khai,
thông báo tốt nhưng thực hiện chưa đạt kết quả cao. Trong phần tự đánh giá
91
của CBQL cấp Phòng và cấp trường cũng phản ánh điều đó. Việc thực hiện cần
tương xứng với kế hoạch đề ra mới có sức thuyết phục các đối tượng QL,
CBQL cấp Phòng và cấp trường nắm bắt được vấn đề này để có những điều
chỉnh phù hợp.
2.2.4.3. Quản lý hoạt động học
a. Quản lý việc triển khai học tập theo quan điểm sư phạm tương tác cho
học sinh
QL việc triển khai học tập theo quan điểm sư phạm tương tác cho HS là
QL việc chiếm lĩnh kiến thức của HS và QL việc tự điều khiển của HS, phát
huy tính tự giác, tích cực, chủ động sáng tạo trong mọi hoạt động lĩnh hội tri
thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo của HS.
QL việc triển khai học tập theo quan điểm sư phạm tương tác cho HS là
QL việc tổ chức học tập phát huy tính tích cực của HS, qua đó phát triển phẩm
chất, năng lực HS nhằm mục tiêu đáp ứng những yêu cầu của xã hội.
Công tác QL việc triển khai học tập theo quan điểm sư phạm tương tác
cho HS trong nhà trường được người CBQL cấp Phòng và cấp trường thực hiện
như thế nào? Thực trạng của công tác này ở các trường TH trên địa bàn
TPHCM được khảo sát với kết quả sau:
Bảng 2.24: Kết quả đánh giá việc triển khai học tập theo quan điểm sư phạm
tương tác cho HS trong nhà trường (%)
TT Nội dung
Tự nhận xét của CBQL Đánh giá của tổ trưởng và GV
Thường
xuyên
Không
thường
xuyên
Không
thực
hiện
Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện
Thường
xuyên
Không
thường
xuyên
Không
thực
hiện
Tốt Khá TB
Yếu
1
Triển khai các văn bản
quy định về tổ chức học
tập cho HS trong trường
TH
100 0 0 95 5 0 90 10 0 0
2
Kiểm tra, phân loại HS
để có kế hoạch DH cụ
thể theo đối tượng
nhằm phát triển phẩm
chất, năng lực HS
85,6 14,4 0 76 23 1 76 19 5 0
3
Kết hợp ý kiến của HS,
TCM để phân công
giảng dạy cho GV
85,6 14,4 0 80 16 4 72 21 7 0
4
QL việc lĩnh hội kiến
thức của HS theo hướng
100 0 0 94 5 1 88 11 1 0
92
phát triển phẩm chất,
năng lực HS
5
QL việc tự điều khiển
hoạt động học của HS
91,3 8,7 0 84 11 5 82 17 1 0
Trong nội dung 1 và 4 được CBQL cấp Phòng và cấp trường tự đánh giá
mức độ thường xuyên là 100%, GV và tổ trưởng đánh giá mức thường xuyên là
95%; 94%, kết quả thực hiện cũng phản ánh được điều đó với 90% và 88% tốt.
Công tác triển khai các văn bản và kiểm tra, theo dõi học tập của HS được
CBQL cấp Phòng và cấp trường tổ chức, thực hiện đạt kết quả cao.
Tuy nhiên ở 3 nội dung còn lại là: Kiểm tra phân loại HS, phân công GV
cho phù hợp đối tượng HS và đánh giá rút kinh nghiệm, điều chỉnh, chưa được
quan tâm đúng mức. Ngay trong phần tự đánh giá, CBQL cấp Phòng và cấp
trường cũng nhận rõ mức độ thường xuyên chỉ đạt 85,6%; 85,6%; 91,3%. GV
và tổ trưởng cũng đánh giá ở mức độ này đạt 76%; 80%; 84%. Từ đó, kết quả
thực hiện tốt chỉ đạt 76%; 72%; 82%, kết quả trung bình có đến 7%.
Với kết quả trên có thể thấy, CBQL cấp Phòng và cấp trường chưa thực
sự quan tâm nhiều tới đối tượng HS của nhà trường để tổ chức cho phù hợp.
Đây là vấn đề mà GD trong nhà trường hiện nay đang dần cần có những đổi
mới. Người QL, lãnh đạo nhà trường cần có sự năng động, linh hoạt trong tổ
chức học tập cho HS trong nhà trường để đạt được hiệu quả cao nhất.
b. Quản lý việc hình thành kĩ năng tự học cho học sinh
Bảng 2.25: Kết quả đánh giá công tác QL hoạt động tự học của HS (%)
TT Nội dung
Tự nhận xét của
CBQL
Đánh giá của tổ trưởng và GV
Thường
xuyên
Không
thường
xuyên
Không
thực
hiện
Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện
Thường
xuyên
Không
thường
xuyên
Không
thực
hiện
Tốt Khá TB
Yếu
1
GD ý thức động cơ và
thái độ học tập
100 0 0 95 4 1 94 4 2 0
2 GD PP học tập cho HS 85,6 14,4 0 76 20 4 74 22 4 0
3
Quy định nề nếp học tập
trên lớp của HS
85,6 14,4 0 80 15 5 75 20 5 0
4
Quy định nề nếp tự học ở
nhà của HS
100 0 0 80 14 6 80 14 6 0
5
Tổ chức theo dõi việc
thực hiện nề nếp của HS
100 0 0 87 11 2 86 13 1 0
Kết quả bảng 2.25 đã thể hiện cho BP quy định nề nếp học tập trên lớp
của HS, GD ý thức động cơ và thái độ học tập được đánh giá khá cao (80%;
93
95%). CBQL cấp Phòng và cấp trường đã quan tâm đến GD ý thức động cơ học
tập cho HS, song với đa số HS có năng lực chưa đạt thì nhận thức về động cơ
học tập chưa rõ ràng.
BP tổ chức theo dõi việc thực hiện nề nếp của HS, GD PP học tập cho
HS được đánh giá ở mức khá (76%), HS thực hiện nề nếp là công việc diễn ra
hàng ngày ở trường, các nhà trường đã chú ý đưa HS vào nề nếp. HS có năng
lực học tốt thì công việc GD, hướng dẫn về PP học được thuận lợi, những HS
có năng lực học chưa tốt thì gần như không có PP học tập cho môn học, dẫn
đến ý thức thực hiện quy định cũng kém.
BP kỉ luật HS vi phạm nề nếp học tập, khen thưởng HS thực hiện tốt nề
nếp học tập được đánh giá ở mức khá cao (87%; 85%). Việc kỉ luật HS vi phạm
nề nếp chưa làm thường xuyên và mới chỉ nhắc nhở nhiều hơn là kỉ luật. Còn
việc khen thưởng HS thực hiện tốt nề nếp học tập chưa được chú ý thường
xuyên, thường chỉ khen thưởng cho HS đạt thành tích trong học tập ở cuối năm.
BP quy định nề nếp tự học của HS ở nhà đạt hiệu quả khá (80%), việc
quy định nề nếp tự học ở nhà cho HS là một vấn đề khó, CBQL cấp Phòng, cấp
trường và GV chỉ tư vấn hướng dẫn, kết hợp với CMHS đôn đốc thực hiện. Do
CMHS một phần không nhỏ bận rộn công việc mưu sinh, ít chú ý đến con cái
học hành, nên chưa thường xuyên nhắc nhở nề nếp học tập của con.
Nguyên nhân có thể nằm ngay trong việc thực hiện của CBQL cấp
Phòng và cấp trường chưa được thường xuyên (theo kết quả tự đánh giá), việc
thực hiện còn lúng túng nên triển khai mà kết quả chưa cao.
c. Quản lý việc đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
theo mục tiêu phát triển năng lực
Đây là một nội dung trong BP QL hoạt động DH của CBQL cấp Phòng
và cấp trường ở các trường TH trên địa bàn TPHCM, đồng thời cũng là quá
trình nghiệm thu sự phấn đấu rèn luyện của HS, đánh giá chất lượng giảng dạy
của GV. Thông qua kết quả kiểm tra, đánh giá HS, GV điều chỉnh hoạt động
dạy của mình và CBQL cấp Phòng và cấp trường điều chỉnh, chỉ đạo hoạt động
QL đạt mục tiêu đã đề ra. Qua khảo sát thực trạng QL của CBQL cấp Phòng và
94
cấp trường ở các trường TH trên địa bàn TPHCM, BP đó được thực hiện với
kết quả sau:
Bảng 2.26: Kết quả đánh giá CBQL cấp Phòng và cấp trường QL hoạt động
kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS (%)
TT Nội dung
Tự nhận xét của CBQL Đánh giá của tổ trưởng và GV
Thường
xuyên
Không
thường
xuyên
Không
thực
hiện
Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện
Thường
xuyên
Không
thường
xuyên
Không
thực
hiện
Tốt Khá TB
Yếu
1
Triển khai các văn bản
quy định về kiểm tra,
đánh giá HS trong trường
TH
100 0 0 95 4 1 94 5 1 0
2
Tổ chức kiểm tra, đánh
giá phân loại HS
85,6 14,4 0 76 20 4 76 20 4 0
3
Kiểm tra, giám sát việc
chấm, trả bài cho HS của
GV
85,6 14,4 0 80 15 5 75 20 5 0
4
Chỉ đạo các kì kiểm tra
chất lượng, nghiêm túc,
khoa học (ra đề, coi,
chấm, lên điểm)
100 0 0 95 4 1 85 15 0 0
5
Kiểm tra sổ theo dõi chất
lượng GD, học bạ thường
xuyên, theo định kỳ
100 0 0 87 11 2 85 14 1 0
6
Đánh giá và điều chỉnh
kịp thời các nội dung, PP
kiểm tra, đánh giá của
GV với kết quả của HS
91,3 8,7 0 85 14 1 82 15 3 0
Kết quả bảng 2.26 đã thể hiện việc CBQL triển khai các văn bản, quy
định kiểm tra, đánh giá HS được đánh giá cao (tự đánh giá đạt 100%, GV và tổ
trưởng đánh giá đạt 95%, kết quả đạt được tốt là 94%). Việc chỉ đạo các kì
kiểm tra nghiêm túc, chất lượng; kiểm tra sổ theo dõi chất lượng GD, học bạ
của HS cũng được đánh giá 100% ở mức độ thường xuyên, GV và tổ trưởng
đánh giá thường xuyên là 95%, nhưng chỉ có 85% kết quả đạt tốt. Nội dung 2
và 6 là kiểm tra phân loại HS và đánh giá, điều chỉnh được CBQL cấp Phòng
và cấp trường đánh giá đạt 85,6% và 91,3%, GV và tổ trưởng đánh giá đạt 76%
và 85% thực hiện thường xuyên. Kết quả đạt được tốt là 76% và 82%, còn 3%
đạt trung bình ở nội dung 6. Nội dung 2 và 3 mức độ thực hiện cũng như phần
trên đánh giá là chưa cao cả ở phần tự đánh giá và phần nhận xét đánh giá của
tổ trưởng và GV (85,6% - 76%, 85,6% - 80% - Theo thứ tự của các nội dung).
95
Các nội dung trong BP QL được CBQL cấp Phòng và cấp trường tổ chức
triển khai, thực hiện ngay từ đầu năm học, nhưng kết quả của một vài nội dung
là chưa cao, nhất là việc kiểm tra, phân loại HS, kiểm tra việc chấm trả bài của
GV. Qua thực tế hiện nay, tác giả thấy rằng GV TH đang rất vất vả, nặng nề
trong việc đánh giá kết quả học tập của HS. Nhiều GV đã tổ chức kiểm tra,
chấm bài tập của HS sau mỗi tiết học vào vở HS để HS mang vở về nhà cho
cha mẹ thấy nhận xét hàng ngày của con mình. Tác giả nhận thấy GV dạy một
buổi 4-5 tiết, lượng bài tập của từng tiết, môn học cũng tương đương số
tiết/buổi. Mỗi lớp trung bình 40-50 HS thì số lượng bài tập GV phải chấm và
nhận xét vào vở HS là rất lớn (4 tiết x 45 HS = 180 bài/buổi).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quan_ly_hoat_dong_day_hoc_o_truong_tieu_hoc_tai_thanh_pho_ho_chi_minh_trong_boi_canh_doi_moi_can_ban.pdf