MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
MỞ ĐẦU 5
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 14
1.1. Những công trình nghiên cứu của tác giả ngoài nước và trong nước liên quan đến quản lý hoạt động học tập của học sinh, sinh viên 14
1.2. Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề đặt ra luận án tập trung nghiên cứu 35
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN Ở CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY 41
2.1. Những vấn đề lý luận về hoạt động học tập của sinh viên ở các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh trong bối cảnh hiện nay 41
2.2. Những vấn đề lý luận về quản lý hoạt động học tập của sinh viên ở các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh trong bối cảnh hiện nay 60
2.3. Các yếu tố tác động đến quản lý hoạt động học tập của sinh viên ở các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh trong bối cảnh hiện nay 79
Chương 3: CƠ SỞ THỰC TIỄN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN Ở CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY 86
3.1. Khái quát về các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh 86
3.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng 90
3.3. Thực trạng hoạt động học tập của sinh viên ở các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh trong bối cảnh hiện nay 93
3.4. Thực trạng quản lý hoạt động học tập của sinh viên ở các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh trong bối cảnh hiện nay 99
3.5. Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến quản lý hoạt động học tập của sinh viên ở các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh trong bối cảnh hiện nay 111
3.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động học tập của sinh viên ở các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh 117
Chương 4: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN Ở CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ KHẢO NGHIỆM, THỬ NGHIỆM 126
4.1. Các biện pháp quản lý hoạt động học tập của sinh viên ở các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh trong bối cảnh hiện nay 126
4.2. Khảo nghiệm và thử nghiệm các biện pháp quản lý hoạt động học tập của sinh viên ở các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh trong bối cảnh hiện nay 155
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 177
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 180
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 181
PHỤ LỤC 192
236 trang |
Chia sẻ: quyettran2 | Lượt xem: 411 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý hoạt động học tập của sinh viên ở các trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh trong bối cảnh hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g tâm Giáo dục QP&AN Trường Đại học Tây Bắc cho rằng: Hiện nay các quy định về quản lý, chương trình đào tạo, các nội dung, phương pháp, hình thức thực hiện môn học giáo dục QP&AN được Bộ GD&ĐT, Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công an chỉ đạo sâu sát, kịp thời, có tính thời sự và thống nhất trên phạm vi cả nước, đảm bảo các trung tâm và các trường đại học thực hiện giáo dục cho sinh viên có mặt bằng chung về kiến thức. Tuy nhiên tùy theo điều kiện cơ sở vật chất, chất lượng đội ngũ CBQL và giảng viên cũng như trang thiết bị dạy học, thao trường, bãi tập nên ở mỗi nơi có hình thức và phương pháp khác nhau cho phù hợp, nhưng nhìn chung vẫn bảo đảm chất lượng giáo dục đào tạo cũng như kiến thức và kỹ năng cho sinh viên sau khi kết thúc đào tạo.
3.4.4. Thực trạng chỉ đạo hoạt động học tập của sinh viên
Bảng 3.8. Thực trạng chỉ đạo HĐHT của sinh viên (chi tiết tại bảng 3.8 Phụ lục 5).
TT
Nội dung
khảo sát
Mức độ đánh giá ()
CBQL, GV
Sinh viên
Tổng
1
Chỉ dẫn thực hiện các khâu, bước học tập của sinh viên
2.65
2.72
2.69
2
Chỉ đạo đảm bảo an toàn trong học tập các học phần quân sự
2.62
2.65
2.64
3
Chỉ đạo tổ chức phối hợp giữa các lực lượng trong quản lý HĐHT của sinh viên
2.59
2.60
2.59
4
Chỉ đạo tự nghiên cứu, tự học tập của sinh viên
2.46
2.44
2.45
Trung bình
2.58
2.60
2.59
(Nguồn: Kết quả điều tra của đề tài)
Theo bảng khảo sát có thể thấy thực trạng HĐHT của sinh viên được đánh giá ở mức độ khá do giá trị trung bình XTB đạt 2.59.
- Nội dung “Chỉ dẫn thực hiện các khâu, bước học tập của sinh viên” được đánh giá ở mức độ cao nhất với XTB = 2.69 là mức khá cao, điều này phản ánh sinh viên có nhận thức đúng đắn, tích cực trong việc chuẩn bị học tập các nội dung học tập môn Giáo dục QP&AN.
- Nội dung “Chỉ đạo tự nghiên cứu, tự học tập của sinh viên” được đánh giá ở mức thấp nhất với XTB = 2.45. Đây là nội dung đánh giá khá thấp, chỉ đạt mức trung bình, do vậy ta thấy có sự trái ngược với nội dung được đánh giá cao nhất, sinh viên tích cực chuẩn bị học tập có thể do quy định bắt buộc của CBQL, giảng viên chứ chưa thật sự hứng thú, tự giác với học tập. Do vậy các trung tâm giáo dục QP&AN cần tiếp tục có những giải pháp để nâng cao chất lượng tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, khích lệ tinh thần tự học, tự nghiên cứu của sinh viên. Phỏng vấn 2 giảng viên về vấn đề giảng viên và CBQL đã có những chỉ đạo gì về học tập của sinh viên, cho biết: Có giảng viên trong quá trình giảng dạy đã có những định hướng, chỉ dẫn nội dung, cách học cho sinh viên, dặn dò kỹ nhưng cũng có giảng viên không thực hiện thường xuyên việc này.
Tác giả đã tiến hành phỏng vấn 2 giảng viên P.T.Q và N.N.C thuộc Trung tâm Giáo dục QP&AN Trường Quân sự Quân khu 7 về thực trạng công tác chỉ đạo hoạt động học tập của sinh viên. Các thầy cho biết: Phần lớn các giảng viên trong quá trình giảng dạy đã có những định hướng, chỉ dẫn nội dung, cách học cho sinh viên, dặn dò kỹ. Tuy nhiên, cũng còn một số ít giảng viên không thực hiện thường xuyên việc này.
3.4.5. Thực trạng quản lý các điều kiện, môi trường học tập của sinh viên
Bảng 3.9. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý các điều kiện, môi trường học tập của sinh viên (chi tiết tại bảng 3.9 Phụ lục 5).
TT
Nội dung
khảo sát
Mức độ đánh giá ()
CBQL, GV
Sinh viên
Tổng
1
Thiết lập và đôn đốc thực hiện các quy định, quy chế, kỷ luật học tập
2.59
2.58
2.58
2
Theo dõi sĩ số, bầu không khí lớp học
2.53
2.58
2.56
3
Theo dõi chấp hành thời gian biểu học tập của sinh viên
2.61
2.58
2.59
4
Chỉ đạo xây dựng và giải quyết hài hòa các mối quan hệ trong học tập
2.56
2.54
2.55
5
Tổ chức đảm bảo các điều kiện về pháp lý, thời gian, phương tiện vật chất cho học tập
2.68
2.56
2.60
Trung bình
2.59
2.57
2.58
(Nguồn: Kết quả điều tra của đề tài)
Theo bảng khảo sát có thể thấy thực trạng xây dựng môi trường học tập ở các trung tâm giáo dục QP&AN được đánh giá ở mức độ khá do giá trị trung bình XTB đạt 2.58.
- Nội dung “Tổ chức đảm bảo các điều kiện về pháp lý, thời gian, phương tiện vật chất cho học tập” được đánh giá ở mức độ cao nhất với XTB = 2.60, điều này cho thấy cả CBQL, giảng viên và sinh viên đều cho rằng về cơ bản các yếu tố pháp quy, sắp xếp bố trí thời gian học tập, đảm bảo các phương tiện nhất là loại vũ khí, quân dụng cho tập luyện tương đối đủ. Công tác phối hợp giữa các lực lượng trong quản lý HĐHT của sinh viên là rất cần thiết. Giáo dục QP&AN là môn học đặc thù cả về nội dung, phương pháp, hình thức thực hiện trong mỗi bài giảng, mỗi học phần, do đó rất cần sự phối hợp giữa các lực lượng để hiệp đồng thống nhất nội dung, chương trình, thời gian, nắm vững đối tượng, điều kiện cơ sở vật chất, bãi tập; xây dựng các kế hoạch hoạt động ngoại khóa trong quản lý, rèn luyện sinh viên ngoài giờ lên lớp.
- Nội dung “Chỉ đạo xây dựng và giải quyết hài hòa các mối quan hệ trong học tập” được đánh giá ở mức thấp nhất với XTB = 2.55, điều đó cho thấy trong thời gian tới các trung tâm giáo dục QP&AN cần tiếp tục có những giải pháp trong công tác quản lý sinh viên trong và ngoài giờ lên lớp, cần có sự phối hợp của CBQL, giảng viên và đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, cán bộ đại đội kiêm chức; trong đó chú trọng tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao ý thức tự giác chấp hành kỷ luật cho sinh viên; đẩy mạnh việc tổ chức hoạt động thi đua tự quản, tự rèn, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện học tập, rèn luyện, sinh hoạt của sinh viên; thường xuyên thu thập thông tin về mọi mặt của sinh viên, tiếp nhận các ý kiến phản hồi từ giảng viên và các chủ thể khác làm cơ sở chấn chỉnh sinh viên.
Trong quá trình tổ chức giáo dục QP&AN cho sinh viên, các trung tâm giáo dục QP&AN đã luôn chú trọng và quan tâm đặc biệt đến công tác bảo đảm an toàn. Trong đó, đặc biệt là bảo đảm an toàn tuyệt đối về người và vũ khí, trang bị kỹ thuật quân dụng trong quá trình sử dụng và học thực hành của cả người dạy và người học; thực hiện theo đúng quy tắc bảo đảm an toàn theo quy định của Quân đội và của từng cơ sở giáo dục.
Việc xây dựng môi trường giáo dục luôn được các chủ thể lãnh đạo, quản lý, giáo dục ở các trung tâm giáo dục QP&AN quan tâm thực hiện. Chủ thể lãnh đạo, quản lý các cấp đã kịp thời xây dựng và ban hành các văn bản chỉ đạo, quản lý hoạt động giáo dục QP&AN; xây dựng các quy chế, quy định quản lý đảm bảo chặt chẽ, cụ thể và được tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả. Các chủ thể quản lý, giảng viên và sinh viên thường xuyên quán triệt và thực hiện tốt các quy định, quy chế trong quản lý, dạy và học môn Giáo dục QP&AN cho sinh viên; xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp. Qua đó đã tạo cơ sở và điều kiện tốt nhất cho quá trình quản lý và học tập môn Giáo dục QP&AN trong thời gian qua.
Qua trao đổi và quan sát thực tế ở các trung tâm giáo dục QP&AN cho thấy, một số trung tâm giáo dục QP&AN chưa thường xuyên quan tâm xây dựng môi trường sư phạm quân sự trong quá trình tổ chức dạy học môn học; chưa thực hiện nghiêm túc các chế độ, nền nếp trong học tập, huấn luyện và sinh hoạt theo quy định của Điều lệnh quản lý bộ đội trong một đơn vị quân đội, thậm chí qua nghiên cứu điển hình một số trường hợp có sinh viên không chấp hành các quy định vì cho rằng “không phải là quân nhân, không phải là đơn vị quân đội”. Do thời gian học tập môn học giáo dục QP&AN không dài, một bộ phận sinh viên có biểu hiện thiếu gắn kết với tập thể lớp học, thiếu tinh thần xây dựng tập thể lớp học, chấp hành các chế độ, quy định chưa nghiêm, một số sinh viên còn vi phạm quy định.
3.4.6. Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả và chất lượng học tập của sinh viên
Bảng 3.10. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả và chất lượng học tập của sinh viên (chi tiết tại bảng 3.10 Phụ lục 5).
TT
Nội dung
khảo sát
Mức độ đánh giá ()
CBQL, GV
Sinh viên
Tổng
1
Tổ chức kiểm tra chuẩn bị học tập
2.53
2.56
2.56
2
Tổ chức kiểm tra việc thực hiện kế hoạch học tập
2.53
2.58
2.57
3
Tổ chức kiểm tra kết quả thực hiện nội dung học tập
2.64
2.60
2.61
4
Chỉ đạo kiểm tra kết quả đổi mới phương pháp học tập
2.59
2.58
2.58
5
Tổ chức đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập
2.53
2.60
2.58
6
Chỉ đạo hoàn thiện đánh giá chất lượng nắm vững nội dung học tập
2.51
2.59
2.56
Trung bình
2.56
2.59
2.58
(Nguồn: Kết quả điều tra của đề tài)
Theo bảng khảo sát có thể thấy thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả và chất lượng HĐHT của sinh viên được đánh giá ở mức độ khá do giá trị trung bình XTB đạt 2.58.
- Nội dung “Tổ chức kiểm tra kết quả thực hiện nội dung học tập” được đánh giá ở mức độ cao nhất với XTB = 2.61, điều này phản ánh các trung tâm giáo dục QP&AN xây dựng kế hoạch và thực hiện tương đối tốt, sinh viên có nhận thức đúng đắn, tích cực trong việc thực hiện kế hoạch môn học.
- Các nội dung khác được CBQL, giảng viên và sinh viên đánh giá tương đối đồng đều, tuy vậy trong thời gian tới các trung tâm giáo dục QP&AN cần tiếp tục có những giải pháp để làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, tinh thần tự giác, tích cực học tập của sinh viên, kết hợp chặt chẽ việc thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả và chất lượng HĐHT của sinh viên, nâng cao chất lượng dạy và học môn giáo dục QP&AN.
Phỏng vấn Thạc sĩ N.H.Q, cán bộ QLGD trực tiếp quản lý sinh viên tại Trung tâm Giáo dục QP&AN Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh về chất lượng học tập của sinh viên cho biết: Đánh giá nội dung này Thạc sĩ N.H.Q cho rằng: “Hiện nay các trung tâm và khoa giáo dục QP&AN thuộc trường đại học tổ chức đánh giá, kiểm tra kết quả học tập của sinh viên cả nội dung lý thuyết và thực hành như vậy là phù hợp, kết hợp kiểm tra kiến thức lý thuyết lẫn kỹ năng của người học. Tuy nhiên một số nơi vẫn còn xem nhẹ nội dung giáo dục QP&AN nên kiểm tra hình thức, đánh giá kết quả chưa thực chất. Mặt khác, do sinh viên học tập tại các trung tâm thời gian ngắn nên khó đánh giá chính xác chất lượng học tập của sinh viên, ít sinh viên ham thích môn học này. Trong thời gian tới các trung tâm cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên nhằm đánh giá đúng thực chất kết quả đào tạo để có chủ trương, biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục môn học này”.
3.5. Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến quản lý hoạt động học tập của sinh viên ở các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh trong bối cảnh hiện nay
Bảng 3.11. Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến quản lý HĐHT của sinh viên ở các trung tâm giáo dục QP&AN (chi tiết tại bảng 3.11 Phụ lục 5).
TT
Nội dung
Đối tượng
Mức độ (Số lượng, %)
XTB
Tác động
mạnh
Tác động bình thường
Ít tác động
Không tác động
1
Cách mạng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông
CBQL, GV
195
78.0
45
18.0
10
4.0
0
0
3.43
SV
378
75.6
100
20.0
20
4.0
2
0.4
3.40
Tổng
573
76.4
145
19.3
30
4.07
2
0.7
3.41
2
Quan điểm học tập suốt đời và chủ trương, yêu cầu đổi mới dạy và học hiện nay
CBQL, GV
187
74.8
51
20.4
12
4.8
0
0
3.40
SV
405
81.0
63
12.6
22
4.4
10
2.0
3.41
Tổng
592
78.9
114
15.2
34
4.6
10
1.3
3.41
3
Sự chỉ đạo, những quy định của Bộ GD&ĐT, Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công an về những vấn đề liên quan tới giáo dục QP&AN
CBQL, GV
208
83.2
34
13.6
8
3.2
0
0
3.47
SV
410
82.0
65
13.0
17
3.4
8
1.6
3.44
Tổng
618
82.4
99
13.2
25
3.3
8
1.1
3.45
4
Chủ trương, yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục QP&AN ở nước ta hiện nay
CBQL, GV
216
86.4
29
11.6
5
2.0
0
0
3.50
SV
380
76.0
74
14.8
29
5.8
17
3.4
3.35
Tổng
596
79.5
103
13.7
34
4.5
17
2.3
3.40
5
Chương trình, nội dung, phương tiện giáo dục QP&AN
CBQL, GV
204
81.6
33
13.2
6
2.4
7
2.8
3.43
SV
362
72.4
75
15.0
44
8.8
19
3.8
3.29
Tổng
566
75.47
108
14.4
50
6.67
26
3.46
3,34
6
Cơ chế quản lý trong tổ chức các trung tâm giáo dục QP&AN
CBQL, GV
197
78.8
30
12.0
10
4.0
13
5.2
3.36
SV
355
71.0
81
16.2
36
7.2
28
5.6
3.27
Tổng
552
73.6
111
14.8
46
6.13
41
5.47
3.30
7
Trình độ, năng lực của cán bộ quản lý, giảng viên
CBQL, GV
200
80.0
25
10.0
18
7.2
7
2.8
3.38
SV
361
72.2
73
14.6
31
6.2
35
7.0
3.27
Tổng
561
74.8
98
13.1
49
6.53
42
5.6
3.30
8
Động cơ, thái độ, trách nhiệm và năng lực nhận thức học tập của sinh viên
CBQL, GV
194
77.6
37
14.8
14
5.6
5
2.0
3.39
SV
372
74.4
77
15.4
27
5.4
24
4.8
3.32
Tổng
566
75.47
114
15.2
41
5.47
29
3.86
3.34
Trung bình
CBQL, GV
3.04
SV
3.41
Tổng
3.22
(Nguồn: Kết quả điều tra của đề tài)
Từ thực tiễn giáo dục QP&AN cho sinh viên, cũng như qua kết quả tổng hợp trưng cầu ý kiến CBQL, giảng viên, sinh viên các trung tâm giáo dục QP&AN ở bảng 3.11 cho thấy, quản lý HĐHT của sinh viên ở các trung tâm giáo dục QP&AN luôn bị chi phối bởi các yếu tố tác động các mức độ khác nhau.
Yếu tố“Cách mạng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông” được đánh giá có tác động quản lý HĐHT của sinh viên ở các trung tâm giáo dục QP&AN với giá trị trung bình XTB = 3.41, là yếu tố được đánh giá có tác động khá mạnh. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát triển hết sức mạnh mẽ, đã ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực của đời sống, trong đó có hoạt động của các trung tâm giáo dục QP&AN cũng như HĐHT của sinh viên. Xu hướng phát triển chung của giáo dục hiện nay là chuyển đổi từ việc dạy học truyền thống sang dạy học tích cực, với việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mà đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông đã làm thay đổi hình thức tổ chức, phương pháp dạy và học trong đó vai trò chủ động, tích cực sáng tạo thuộc về sinh viên, người dạy có vai trò định hướng, dẫn dắt và hỗ trợ sinh viên trong quá trình học tập. Chính vì vậy các trung tâm giáo dục QP&AN không ngừng đầu tư và đẩy mạnh việc áp dụng khoa học công nghệ, nhất là lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông để phục vụ hiệu quả cho học tập của sinh viên.
Yếu tố “Quan điểm học tập suốt đời và chủ trương, yêu cầu đổi mới dạy và học hiện nay” được đánh giá có tác động quản lý HĐHT của sinh viên ở các trung tâm giáo dục QP&AN với giá trị trung bình XTB = 3.41. Đây là nội dung đề cao tính tự giác, nghiên cứu, ham học hỏi, là truyền thống hiếu học lâu đời của dân tộc Việt Nam, do vậy đại đa số CBQL, giảng viên và sinh viên đều đánh giá cao nội dung này để thực hiện nhiệm vụ cách mạng của Đảng, trong đó đáp nguồn ứng nhân lực để phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ đất nước. Trước sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của khoa học công nghệ, yêu cầu đặt ra là phải đổi mới, nâng cao chất lượng GD&ĐT, trong đó đổi mới dạy và học là vấn đề mang tính quyết định. Hiện nay Bộ GD&ĐT đang chỉ đạo tiến hành đổi mới dạy và học ở mọi cấp học, bậc học; do đó đổi mới các thành tố HĐHT của sinh viên được CBQL, giảng viên và sinh viên đánh giá cao là tất yếu, phù hợp với xu hướng giáo dục hiện đại.
Yếu tố “Sự chỉ đạo, những quy định của Bộ GD&ĐT, Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công an về những vấn đề liên quan tới giáo dục QP&AN” được đánh giá có tác động quản lý HĐHT của sinh viên ở các trung tâm giáo dục QP&AN với giá trị trung bình XTB =3.45. Sự chỉ đạo, và những quy định từ Bộ GD&ĐT, Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công an là yếu tố quyết định trực tiếp đến mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ, công tác tổ chức, quản lý cũng như nội dung, phương pháp, chương trình đào tạo của các trung tâm giáo dục QP&AN. Do có nhiều bộ, ngành cùng chỉ đạo nên cần phải có sự phối hợp thống nhất, chặt chẽ, bám sát vào các mục tiêu của từng giai đoạn chiến lược QP&AN của Đảng, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an, có như vậy hoạt động của các trung tâm giáo dục QP&AN mới có hiệu quả cao, đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.
Yếu tố “Chủ trương, yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục QP&AN ở nước ta hiện nay” được đánh giá có tác động quản lý HĐHT của sinh viên ở các trung tâm giáo dục QP&AN với giá trị trung bình XTB = 3.40 là yếu tố được CBQL, giảng viên và sinh viên đánh giá có tác động mạnh. Do đây là chủ trương nhằm nâng cao chất lượng huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng vũ trang nhân dân nhằm thực hiện thắng lợi chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, trong đó có chủ trương, yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục QP&AN góp phần xây dựng “củng cố, tăng cường thế trận quốc phòng toàn dân, tiếp tục xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chinh quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, từ đó đặt ra những yêu cầu mới về học tập của sinh viên.
Yếu tố “Chương trình, nội dung, phương tiện giáo dục QP&AN” được đánh giá có tác động quản lý HĐHT của sinh viên ở các trung tâm giáo dục QP&AN với giá trị trung bình XTB = 3.34. Chương trình, nội dung giáo dục QP&AN đa dạng, liên quan đến nhiều lĩnh vực, ngành nghề, các kiến thức chính trị xã hội, quân sự, an ninh mới mẻ đối với sinh viên; có lý thuyết, thực hành quân sự; có liên quan tới vũ khí, vật chất huấn luyện, học cả trong giảng đường, ngoài thao trường, bãi tập. Hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chương trình giáo dục QP&AN chung cho cơ sở GDĐH theo Thông tư số 05/2020/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 03 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
Yếu tố “Cơ chế quản lý trong tổ chức các trung tâm giáo dục QP&AN” được đánh giá có tác động quản lý HĐHT của sinh viên ở các trung tâm giáo dục QP&AN với giá trị trung bình XTB = 3.30. Kết quả trưng cầu ý kiến cho thấy: Đối với CBQL, giảng viên, có 78.8% ý kiến cho rằng có tác động mạnh, 12.0% ý kiến cho rằng tác động bình thường, 4.0% ý kiến cho rằng ít tác động, 5.2% cho rằng không tác động. Đối với sinh viên, có 71.0% ý kiến cho rằng có tác động mạnh, 16.2% ý kiến cho rằng tác động bình thường, 7.2% ý kiến cho rằng ít tác động, 5.6% cho rằng không tác động. Cơ chế quản lý của các trung tâm giáo dục QP&AN cũng là những yếu tố có tác động mạnh mẽ đến việc quản lý HĐHT của sinh viên ở các trung tâm giáo dục QP&AN. Đây là nhân tố mang tính chủ quan tác động trong suốt quá trình giáo dục QP&AN cho sinh viên; đồng thời có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và hiệu quả đạt được của môn học này ở các trung tâm giáo dục QP&AN.
Yếu tố “Trình độ, năng lực của cán bộ quản lý, giảng viên” được đánh giá có tác động quản lý HĐHT của sinh viên ở các trung tâm giáo dục QP&AN với giá trị trung bình XTB = 3.30. Kết quả trưng cầu ý kiến cho thấy: Đối với CBQL, giảng viên, có 80.0% ý kiến cho rằng có tác động mạnh, 10.0% ý kiến cho rằng tác động bình thường, 7.2% ý kiến cho rằng ít tác động, 2.8% cho rằng không tác động. Đối với sinh viên, có 72.2% ý kiến cho rằng có tác động mạnh, 14.6% ý kiến cho rằng tác động bình thường, 6.2% ý kiến cho rằng ít tác động, 7.0% cho rằng không tác động. Từ kết quả cho thấy chất lượng, trình độ, năng lực quản lý và dạy học của CBQL, giảng viên còn có những hạn chế, bất cập, nhất là về kiến thức quân sự, kỹ năng sư phạm quân sự, ứng dụng công nghệ công nghệ thông tin trong giảng dạy, một số cán bộ giảng dạy chưa đạt yêu cầu chuẩn hoá theo quy định. Thực tế này đã ảnh hưởng rất lớn đến quản lý và nâng cao chất lượng HĐHT của sinh viên ở các trung tâm giáo dục QP&AN hiện nay.
Yếu tố “Động cơ, thái độ, trách nhiệm và năng lực nhận thức học tập của sinh viên” được đánh giá có tác động quản lý HĐHT của sinh viên ở các trung tâm giáo dục QP&AN với giá trị trung bình XTB = 3.34. Kết quả trưng cầu ý kiến cho thấy: Đối với CBQL, giảng viên, có 77.6% ý kiến cho rằng có tác động mạnh, 14.8% ý kiến cho rằng tác động bình thường, 5.6% ý kiến cho rằng ít tác động, 2.0% cho rằng không tác động. Đối với sinh viên, có 74.4% ý kiến cho rằng có tác động mạnh, 15.4% ý kiến cho rằng tác động bình thường, 5.4% ý kiến cho rằng ít tác động, 4.8% cho rằng không tác động. Từ kết quả cho thấy động cơ, thái độ, trách nhiệm và năng lực nhận thức học tập của sinh viên có vị trí quan trọng trong việc quản lý HĐHT. Bên cạnh đó, việc phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của một bộ phận sinh viên chưa tốt, học mang tính đối phó cho qua. Thực tế này đã ảnh hưởng rất lớn đến quản lý và nâng cao chất lượng HĐHT của sinh viên ở các trung tâm giáo dục QP&AN hiện nay. Do đó cần tích cực tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn việc quản lý HĐHT cho sinh viên, qua đó giúp sinh viên hiểu rõ tầm quan trọng cũng như nâng cao chất lượng quản lý HĐHT.
Đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý HĐHT của sinh viên ở các trung tâm giáo dục QP&AN hiện nay, Thượng tá L.V.Đ, Trưởng phòng Đào tạo Trung tâm Giáo dục QP&AN Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng: Bên cạnh tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, tác động của nền kinh tế thị trường vốn xem trọng yếu tố kinh tế thì các yếu tố như chiến lược, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về QP&AN, việc tổ chức quản lý cũng như môi trường giáo dục đào tạo có tính đặc thù của lực lượng vũ trang cũng có ảnh hưởng rất lớn đến sinh viên. Sinh viên phải sống, học tập sinh hoạt trong môi trường tập trung, cường độ học tập cao, gò bó về mặt thời gian trong thời gian tương đối dài nên dễ nảy sinh tâm tư tình cảm thiếu tích cực. Để giảm thiểu những tác động tiêu cực và nâng cao những ảnh hưởng tích cực đối với sinh viên, các trung tâm cần không ngừng tuyên truyền giáo dục để sinh viên có động cơ, thái độ học tập đúng đắn, hiểu rõ đây là chủ trương lớn của Đảng Nhà nước nhằm thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
3.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động học tập của sinh viên ở các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh
3.6.1. Đánh giá chung về thực trạng
3.6.1.1. Những ưu điểm
Quán triệt nhiệm vụ dạy và học. Ban giám đốc các trung tâm luôn có những chủ trương, biện pháp quản lý hoạt động dạy và học giáo dục QP&AN, từ đó đã chỉ đạo và tổ chức cho cán bộ, giảng viên nghiên cứu, nắm vững nhiệm vụ giảng dạy và học tập.
Đội ngũ CBQL, giảng viên giáo dục QP&AN có số lượng, chất lượng và cơ cấu cơ bản đủ và đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu quản lý và giảng dạy môn học. Nhiều CBQL, giảng viên ở các trung tâm giáo dục QP&AN đã đảm bảo đạt yêu cầu chuẩn hoá, có kiến thức, năng lực và kỹ năng sư phạm khá tốt. Đội ngũ CBQL, giảng viên là sĩ quan quân đội biệt phái được đào tạo cơ bản tại các nhà trường, học viện quân đội, có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ dạy học và tổ chức HĐHT của sinh viên.
Nhận thức, động cơ, trách nhiệm, ý thức tự giác học tập của sinh viên đã có sự thay đổi căn bản và được nâng lên rõ rệt trong quá trình học tập. Môn học giáo dục QP&AN được xác định là môn học chính khoá, bắt buộc đối với sinh viên tại các cơ sở GDĐH; vì vậy, sinh viên sau khi được học tập môn giáo dục QP&AN đã nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới, cũng như vị trí, vai trò, sự cần thiết của môn học giáo dục QP&AN.
Trong học tập, sinh viên đã cơ bản nắm được nội dung học tập, sử dụng các phương pháp học tập tương đối phù hợp. Cơ sở vật chất, vũ khí quân dụng, trang thiết bị kỹ thuật đảm bảo cho học tập giáo dục QP&AN bước đầu đã được đầu tư ngày càng tốt hơn, đầy đủ hơn, nhất là đối với các trung tâm giáo dục QP&AN. Đây là điều kiện, môi trường thuận lợi cho quản lý giáo dục QP&AN đạt được kết quả tương đối tốt, đạt mục đích, yêu cầu đề ra.
Kết quả học tập của sinh viên ngày càng được nâng lên. Các trung tâm giáo dục QP&AN đã quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt mục tiêu, chương trình, nội dung dạy và học. Qua khảo sát báo cáo đánh giá kết quả môn giáo dục QP&AN của các trung tâm cho thấy, tỷ lệ sinh viên đạt các mức: yêu cầu, khá, giỏi, xuất sắc đều cao hơn trước đó.
Quản lý HĐHT của sinh viên ở các trung tâm đã từng bước đi vào nền nếp và thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ quản lý đề ra, có tác dụng tích cực góp phần nâng cao chất lượng môn học giáo dục QP&AN cho sinh viên. Có thể đánh giá khái quát những kết quả đạt được trên những nội dung cơ bản: Các phòng, khoa chức năng của các trung tâm đã phối hợp tổ chức thực hiện HĐHT cho sinh viên theo đúng quy chế, quy định học tập, hoàn thành kế hoạch, nội dung học tập từng khóa học, từng năm học, đạt các chỉ tiêu và yêu cầu đề ra. Quản lý HĐHT của sinh viên được thực hiện bằng những biện pháp thiết thực. Việc tổ chức quán triệt yêu cầu thực hiện chương trình môn học được th