Luận án Quản lý kiểm định chất lượng giáo dục trường Trung học Cơ sở trên địa bàn tỉnh Hải Dương

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT viii

DANH SÁCH HÌNH ix

DANH SÁCH BẢNG xi

MỞ ĐẦU 1

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Mục đích nghiên cứu 3

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3

4. Phạm vi nghiên cứu 3

5. Giả thuyết khoa học 4

6. Nhiệm vụ nghiên cứu 4

7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4

7.1. Phương pháp luận nghiên cứu 4

7.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể 6

8. Những luận điểm bảo vệ 7

9. Những đóng góp của luận án 7

9.1. Về mặt lý luận 7

9.2. Về mặt thực tiễn 7

9.3. Giải pháp đề xuất 8

10. Cấu trúc luận án 8

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 9

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 9

1.1.1. Các nghiên cứu về quản lý chất lượng giáo dục 9

1.1.2. Các nghiên cứu về lý luận kiểm định chất lượng giáo dục 14

1.1.3. Các nghiên cứu về quản lý kiểm định chất lượng giáo dục 20

1.1.4. Phân tích những vấn đề đặt ra cho nghiên cứu luận án 27

1.2. Cơ sở lý luận về kiểm định chất lượng giáo dục trường THCS 28

1.2.1. Khái niệm kiểm định chất lượng giáo dục trường THCS 28

1.2.2. Vai trò, mục đích và nguyên tắc kiểm định chất lượng giáo dục trường THCS 31

1.2.3. Quy trình kiểm định chất lượng giáo dục trường THCS 34

1.2.4. Tiêu chuẩn, tiêu chí kiểm định chất lượng giáo dục trường THCS 42

1.2.5. Bản chất của kiểm định chất lượng giáo dục phổ thông ở Việt Nam 46

1.3. Cơ sở lý luận quản lý kiểm định chất lượng giáo dục trường THCS 47

1.3.1. Khái niệm và chức năng của quản lý 47

1.3.2. Khái niệm, ý nghĩa của quản lý kiểm định chất lượng giáo dục trường THCS 52

1.3.3. Phân cấp quản lý kiểm định chất lượng giáo dục trường THCS 54

1.3.4. Nội dung quản lý kiểm định chất lượng giáo dục trường THCS của Sở Giáo dục và Đào tạo 59

1.4. Các yếu tố tác động đến quản lý kiểm định chất lượng giáo dục trường THCS 63

1.4.1. Yếu tố cơ chế, chính sách 63

1.4.2. Các yếu tố về môi trường 64

1.4.3. Mục tiêu và chương trình đào tạo 66

1.4.4. Trình độ của đội ngũ quản lý kiểm định chất lượng giáo dục 67

1.4.5. Cơ sở vật chất – trang thiết bị 67

Kết luận chương 1 67

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG 70

2.1. Khái quát kết quả giáo dục THCS trên địa bàn tỉnh Hải Dương 70

2.1.1. Quy mô trường, lớp và học sinh THCS 70

2.1.2. Đội ngũ giáo viên, nhân viên và cán bộ quản lý 72

2.1.3. Cơ sở vật chất trường THCS 75

2.1.4. Kết quả giáo dục của học sinh THCS 76

2.1.5. Đánh giá chung về giáo dục đào tạo trường THCS trên địa bàn tỉnh Hải Dương 80

2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng 82

2.2.1. Mục đích khảo sát 82

2.2.2. Nội dung khảo sát 81

docx242 trang | Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 580 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý kiểm định chất lượng giáo dục trường Trung học Cơ sở trên địa bàn tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiến chất lượng” (đạt 1,53 điểm đứng hạng 5/12), “Mô tả điểm mạnh, yếu của nhà trường” (đạt 1,72 điểm, đứng hạng 6/12), “Tạo sự đồng thuận của toàn bộ NLĐ trong toàn trường” (đạt 1,85 điểm, đứng hạng 7/12) ...., và đứng cuối trong nhóm này là công việc “Xử lý và phân tích minh chứng” (đạt 2,27 điểm và đứng hạng 11/12 công việc). Đối với nhóm công việc được đánh giá ở mức độ “Khó” (có điểm số từ 2,6-3,5): chỉ có duy nhất một việc là “Ra quyết định mức “Đạt” đối với từng tiêu chí”, ĐTB đạt 2,56 điểm và đứng hạng 12/12 công việc. Bên cạnh những tiêu chí định lượng, trong bộ tiêu chuẩn đánh giá cũng có nhiều tiêu chí định tính khiến việc ra quyết định mức Đạt đối với các tiêu chí của các thành viên Hội đồng TĐG không dễ dàng, nhất là với những thành viên chưa có nhiều kinh nghiệm. 2.3.2.2. Về báo cáo TĐG của trường THCS: Sau khi nghiên cứu báo cáo TĐG của 94 trường THCS, đồng thời tham vấn cán bộ quản lý, chuyên viên công tác trong ngành giáo dục (trong đó có những người đã từng là thành viên tham gia các đoàn ĐGN, hoặc được tập huấn về ĐGN) nhận thấy, phần lớn cấu trúc các báo cáo đã được thực hiện theo mẫu hướng dẫn, đảm bảo được phần hình thức và cơ bản đáp ứng được về mặt nội dung, thể hiện sự nỗ lực, cố gắng của các trường trong việc nâng cao CLGD tại nhà trường. Tuy nhiên, một số báo cáo TĐG cùng còn những hạn chế nhất định: Về phần cơ sở dữ liệu: còn có báo cáo TĐG chưa có sự thống nhất khi trình bày về số liệu thực trạng; một số Hội đồng TĐG chưa biết cách khai thác các số liệu thực trạng để đánh giá các tiêu chí. Về thu thập, xử lý và phân tích minh chứng: một số trường THCS thu thập không đầy đủ, thậm chí không thu thập được các minh chứng dù trên thực tế có diễn ra; với những trường thu thập được minh chứng, vẫn còn những minh chứng chưa thuyết phục, chưa đủ cơ sở để khẳng định chỉ số là đạt hay không đạt; một số trường chưa biết thiết kế công cụ khảo sát, điều tra, đánh giá định tính, hoặc biết những làm chưa đảm bảo; việc thu thập, tổng hợp và xử lý minh chứng còn chưa bám sát nội hàm các chỉ số; .... Về nội dung báo cáo TĐG: nhiều báo cáo TĐG của các trường chưa bám sát nội hàm từng chỉ số khi mô tả; phân tích chưa rõ giữa thực tế điểm mạnh so với yêu cầu các chỉ số; minh chứng chưa tương thích, chưa thuyết phục để đưa ra nhận định; một số báo cáo dù chỉ ra điểm yếu, hạn chế nhưng chưa phân tích nguyên nhân. Kế hoạch cải thiện chất lượngtrong nhiều báo cáo TĐG đã chỉ ra các hạn chế, nhưng chưa nêu rõ biện pháp để khắc phục, cải thiện; ngoài ra, vấn đề nguồn lực, thời gian, khả năng của nhà trường để thực hiện kế hoạch cải thiện chất lượng trong nhiều báo cáo cũng chưa rõ ràng, nhìn chung tính khả thi không cao. Nguyên nhân có thể do cách tiếp cận của nhiều Hội đồng TĐG chưa có tính hệ thống, xuyên suốt; chưa thấu triệt ý nghĩa, nội hàm của các tiêu chí cũng như của cả báo cáo TĐG. Về kết quả đánh giá tiêu chí: do phần lớn các tiêu chí đánh giá có tính định tính, nên việc ra quyết định, đánh giá tiêu chí là đạt hay không đạt đôi khi còn do cảm tính Hội đồng. Do đó, để đảm bảo độ tin cậy, việc lượng hóa tối đa các tiêu chí là việc làm cần thiết, bằng không cần phải có những lập luận, minh chứng thích hợp đủ để thuyết phục người đọc. Về trình bày, hành văn trong báo cáo: một số báo cáo chưa thống nhất về cách trình trong cả báo cáo (phông chữ, dãn dòng, fomat trang, căn lề, ...); còn lỗi chính tả, cách hành văn, hoặc câu văn diễn đạt chưa rõ ý; thiếu biện luận, thiếu nhận định, phần lớn là mô tả và còn sử dụng văn nói tương đối nhiều; ... Tóm lại, dù quy trình và tiêu chuẩn TĐG có sự thay đổi so với trước đây, nhưng nhìn chung tỉnh Hải Dương thực hiện TĐG tương đối tốt kể từ khi Thông tư 18 có hiệu lực, thể hiện ở việc 100% trường THCS hoàn thành TĐG ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số hạn chế như nêu ra ở trên, bên cạnh đó các trường THCS trên địa bàn tỉnh Hải Dương còn mất khá nhiều thời gian để thực hiện các bước của quy trình TĐG. 2.3.3. Thực trạng đánh giá ngoài và công nhận trường THCS đạt kiểm định chất lượng giáo dục Hoạt động ĐGN được thực hiện sau khi trường THCS hoàn thành báo cáo TĐG, xét thấy đủ điều kiện thì tiến hành đăng ký bằng công văn (trong đó nhà trường cần nêu rõ nguyện vọng ĐGN để được công nhận đạt KĐCLGD hoặc công nhận đạt chuẩn quốc gia hoặc đồng thời cả hai) kèm hồ sơ, gửi về Phòng GD&ĐT để kiểm tra, nếu đủ điều kiện hồ sơ sẽ được Phòng GD&ĐT gửi về Sở GD&ĐT, trường hợp ngược lại, Phòng GD&ĐT sẽ yêu cầu trường THCS tiếp tục hoàn thiện. Trên thực tế, kể từ khi Thông tư 18 có hiệu lực, tỉnh Hải Dương đã tổ chức được 94 đoàn ĐGN đến các trường THCS với thực trạng nhân sự, năng lực làm việc và kết quả đạt được của các Đoàn ĐGN thể hiện như sau: 2.3.3.1. Thực trạng nhân sự các đoàn ĐGN: Nhìn chung, tỉnh Hải Dương đã thực hiện nghiêm túc các quy định tại Thông tư 18 trong việc các tổ chức các đoàn ĐGN trường THCS, cụ thể là: trong các quyết định thành lập đoàn ĐGN đều có số lượng đảm bảo, không quá7 thành viên; các thành viên của đoàn đều đáp ứng tiêu chuẩn; hầu hết các đoàn đều được giao nhiệm vụ và kế hoạch thực hiện cụ thể. Ngoài ra, với mỗi đoàn ĐGN khi thực hiện nhiệm vụ, Sở đều mời thêm Thường trực công đoàn ngành GD&ĐT, đại diện các sở, ngành của tỉnh Hải Dương với vai trò là khách mời tham gia Đoàn (như: Sở KH-ĐT, Sở Tài chính, Sở Nội vụ, Sở Văn hóa- Thể thao- Du lịch, Sở Y tế, ...). a) Tần suất tham gia đoàn ĐGN của các thành viên kể từ khi Thông tư 18 có hiệu lực: Qua thống kê nhân sự của 94 đoàn ĐGN trường THCS trên địa bàn tỉnh Hải Dương cho thấy đã có 29 người từng tham gia các đoàn ĐGN, đều đang công tác tại các phòng ban, đơn vị của Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương, là chuyên viên, lãnh đạo các phòng chức năng và lãnh đạo Sở. Trong 29 người này, có số lần tham gia đoàn khác nhau: có 4 người đã tham gia trên 90% số đoàn, trong đó có đến 3 người tham gia 100% số đoàn và giữ các vị trí Trưởng đoàn, Thư ký đoàn, thành viên. Những người này được coi là bộ khung của các đoàn ĐGN trường THCS trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong những năm qua; có 5 người tham gia trong khoảng từ trên 75% đến 90% số đoàn ĐGN; tiếp theo, có 7 người tham gia từ trên 50-75% số đoàn, 8 người tham gia từ trên 10%-50 số đoàn và có 5 người tham gia dưới 10% số đoàn. Hình 2.11. Tần suất tham gia đoàn đánh giá ngoài của các thành viên (từ năm học 2018-2019 đến nay) Đơn vị: Người Nguồn: Thống kê từ các Quyết định thành lập Đoàn ĐGN của Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương. b) Một số thông tin cơ bản về thành viên đoàn: (i) Về chức vụ công tác, có đến 75,85% số thành viên đoàn ĐGN đang giữ các chức vụ từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên (trong đó: có 3,44% lãnh đạo Sở, 24,14% là Trưởng phòng và tương đương, 48,28% là Phó trưởng phòng và tương đương); chỉ có 24,14% thành viên đoàn ĐGN là chuyên viên và tương đương. Tỷ lệ này cho thấy, Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương rất coi trọng việc lựa chọn thành viên đoàn ĐGN, phần lớn là những người có năng lực và kinh nghiệm vượt trên số đông, đã được cất nhắc, bổ nhiệm giữ các chức vụ lãnh đạo trong Sở. (ii) Về trình độ đào tạo, có thể thấy Sở cũng rất quan tâm đến tiêu chí trình độ khi lựa chọn thành viên tham gia đoàn ĐGN, thể hiện: có đến 86,21% thành viên đoàn có trình độ đào tạo từ Thạc sỹ trở lên (trong đó: thành viên có trình độ Tiến sỹ chiếm 6,9% số thành viên; thành viên có trình độ Thạc sỹ chiếm 79,31%, trong số này có những người đang làm Nghiên cứu sinh); và chỉ có 13,79% thành viên có trình độ cử nhân. (iii) Về độ tuổi các thành viên, tiêu chí thâm niên, có kinh nghiệm cũng được ưu tiên lựa chọn. Số người có độ tuổi từ trên 40 tuổi trở lên chiếm đến 65,52% số thành viên, trong khi số thành viên từ 30 tuổi trở xuống chỉ chiếm 13,79%, còn độ tuổi từ trên 30 đến 40 tuổi chiếm 20,69% số thành viên. (iv) Về giới tính, tuy không có quy định về giới tính, nhưng yếu tố này cũng được Sở xem xét khi lựa chọn thành viên. Nhìn chung, trong các đoàn ĐGN có sự chênh lệch nhất định về cơ cấu giới tính, thiên về giới tính Nam nhiều hơn. Điều này là có thể được giải thích là khi tham gia các đoàn ĐGN, các thành viên sẽ phải thường xuyên đi công tác, đòi hỏi phải có sức khỏe tốt, sắp xếp được công việc gia đình, trong khi Nữ giới thường khó đáp ứng được điều kiện thứ hai. Cụ thể là trong số 29 người từng tham gia các đoàn ĐGN, thành viên là Nam chiếm đến 71,39% trong tổng số thành viên. Bảng 2.7. Một số thông tin cơ bản về thành viên đoàn đánh giá ngoài trường THCS Thông tin thành viên Số người Tỷ lệ (%) Vị trí trong đoàn ĐGN 1. Về chức vụ công tác 29 100,0 - Lãnh đạo Sở 1 3,44 Trưởng đoàn - Trưởng phòng, tương đương 7 24,14 Phó đoàn/Thành viên - Phó phòng & tương đương 14 48,28 Thành viên - Chuyên viên 7 24,14 Thành viên/Thư ký 2. Về trình độ đào tạo 29 100,0 - Tiến sỹ 2 6,90 Thành viên - Thạc sỹ (01 NCS) 23 79,31 Trưởng đoàn/Phó đoàn/ Thành viên/ Thư ký - Cử nhân 4 13,79 Thành viên 3. Về độ tuổi 29 100,0 - Trên 50 tuổi 3 10,35 Trưởng đoàn/Phó đoàn/ Thành viên - Từ trên 40 đến 50 tuổi 16 55,17 Thành viên - Từ trên 30 đến 40 tuổi 6 20,69 Thư ký/Thành viên - Từ 30 tuổi trở xuống 4 13,79 Thành viên 4. Về giới tính 100,0 - Nữ 6 20,69 Phó đoàn/Thư ký/Thành viên - Nam 23 79,31 Trưởng đoàn/Thành viên Nguồn: Thống kê từ các Quyết định thành lập Đoàn ĐGN của Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương. c) Các vị trí trong đoàn ĐGN: (1) Trưởng đoàn, theo quy định hiện hành trường đoàn ĐGN trường THCS có thể là lãnh đạo Sở GD&ĐT, hoặc trưởng, phó các phòng chức năng, hoặc trưởng, phó phòng GD&ĐT. Qua thống kê tất cả các đoàn ĐGN trường THCS trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã được tổ chức trong những năm gần đây, trưởng đoàn đều do đại diện Lãnh đạo Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương phụ trách khối THCS đảm trách, đặc biệt là cả 94 đoàn đã được thành lập đều do một người (Phó Giám đốc Sở) làm trưởng đoàn (đạt 100%). (2) Thư ký và thành viên còn lại, theo quy định có thể là lãnh đạo, chuyên viên các phòng chức năng, các phòng giáo dục; đại diện công đoàn ngành Giáo dục; hoặc cũng có thể là các hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên của các trường THCS tương ứng; có ít nhất 5 năm công tác trong ngành Giáo dục; đã hoàn thành tập huấn về ĐGN; ... Thực tế ở Hải Dương, vị trí thư ký đoàn ĐNG cũng do một cá nhân đảm trách cả 94 đoàn (đạt 100% số đoàn) là chuyên viên của phòng Giáo dục Trung học thuộc Sở. Đối với thành viên còn lại, phần lớn là lãnh đạo các phòng chức năng thuộc Sở, mà chủ yếu là phòng Giáo dục Trung học, phòng KT & KĐCLGD, Văn phòng Sở; ngoài ra, một số đoàn cũng có đại diện công đoàn ngành và chuyên viên các phòng chức năng của sở tham gia (cũng tập trung ở các phòng Giáo dục Trung học, phòng KT & KĐCLGD, Văn phòng Sở, phòng Kế hoạch-Tài chính). Tóm lại, tỉnh Hải Dương đã cơ bản hình thành được “bộ khung” đoàn ĐGN trường THCS, đặc biệt Đoàn được dẫn dắt bởi một lãnh đạo Sở phụ trách khối THCS, tạo sự ổn định trong các đoàn. Điều này là quan trọng để việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Đoàn được thuận lợi, bởi phần lớn các thành viên chủ chốt đã nắm bắt được tinh thần chỉ đạo của Trưởng đoàn, đồng thời nhận biết được công việc mà mình phải thực hiện trong mỗi đoàn. Bên cạnh sự thuận lợi, thì việc mới hình thành được “bộ khung” cũng là “rào cản” nếu muốn đẩy nhanh tiến độ KĐCLGD trường THCS, bởi kể từ khi Thông tư 18 có hiệu lực, tỉnh Hải Dương mới thực hiện ĐGN trung bình khoảng 31 trường THCS/năm học, đây là con số còn khiêm tốn so với tổng số 252 trường THCS như hiện nay. Theo ước tính, mỗi năm học tỉnh Hải Dương cần thực hiện ĐGN tối thiểu 50 trường, để sau một chu kỳ 5 năm có thể ĐGN hết một lượt số trường THCS. 2.3.3.2. Thực trạng thực hiện quy trình ĐGN: Quy trình thực hiện ĐGN trường gồm các bước: nghiên cứu hồ sơ đánh giá; khảo sát sơ bộ tại trường THCS; khảo sát chính thức tại trường THCS; dự thảo báo cáo ĐGN; lấy ý kiến phản hồi của trường THCS về dự thảo báo cáo ĐGN; và hoàn thiện báo cáo ĐGN.Trên cơ sở đó, Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương đã triển khai thực hiện theo trình tự như sau: a) Các công việc chuẩn bị: Sau khi nhận được hồ sơ đăng ký ĐGN do các Phòng GD&ĐT gửi về Trung tâm Phục vụ Hành chính công của tỉnh (Sở có đại diện), Sở GD&ĐT tiến hành kiểm tra và thông báo chính thức với Phòng GD&ĐT về việc hồ sơ được chấp nhận để ĐGN hay cần tiếp tục hoàn thiện. Đối với những hồ sơ đủ điều kiện, chỉ có nguyện vọng được công nhận đạt KĐCLGD, Sở GD&ĐT sẽ tiến hành thành lập Đoàn ĐGN; còn với những hồ sơ có nguyện vọng được công nhận đạt chuẩn quốc gia hoặc cả hai, Sở GD&ĐT cũng đã được Chủ tịch UBND tỉnh ủy quyền quyết định thành lập đoàn ĐGN. Căn cứ vào quyết định thành lập ĐGN do Sở GD&ĐT ban hành, đoàn ĐGN xây dựng Kế hoạch làm việc của đoàn, trình Giám đốc Sở phê duyệt. Trên cơ sở kế hoạch được duyệt, hồ sơ đánh giá sẽ được chuyển cho các thành viên của đoàn và bắt đầu thực hiện quy trình ĐGN như hướng dẫn tại Công văn số 5932/BGDĐ-QLCL ngày 28/12/2018. b) Các bước thực hiện của đoàn ĐGN theo quy trình: Bước 1. Nghiên cứu hồ sơ: sau khi nhận được hồ sơ đánh giá, các thành viên trong đoàn làm việc cá nhân, tự nghiên cứu báo cáo TĐG và tài liệu liên quan để viết báo cáo sơ bộ. Sau khi có đầy đủ báo cáo sơ bộ của các thành viên, đoàn tổ chức làm việc tập trung để: trao đổi, thảo luận các báo cáo sơ bộ này; phân công cho từng thành viên chịu trách nhiệm nghiên cứu sâu một vài tiêu chí, viết phiếu đánh giá tiêu chí, và tiến hành thảo luận các phiếu đánh giá tiêu chí này; thảo luận, xây dựng Báo cáo kết quả nghiên cứu hồ sơ đánh giá; và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên để chuẩn bị khảo sát chính thức trường THCS. Bước 2. Khảo sát sơ bộ trường THCS: Trước khi khảo sát chính thức trường THCS, Trưởng đoàn và Thư ký có buổi làm việc với Hội đồng TĐG trường THCS để thông báo cho nhà trường biết kết quả nghiên cứu hồ sơ đánh giá; đồng thời, hướng dẫn, yêu cầu trường THCS chuẩn bị và thống nhất kế hoạch khảo sát chính thức trường THCS. Ngoài ra, tại buổi làm việc này, Trưởng đoàn ĐGN và Thư ký cũng thường kết hợp thực hiện: trao đổi, thống nhất với trường THCS về những đánh giá, nhận xét đối với báo cáo TĐG; đề nghị, yêu cầu trường THCS bổ sung, hoàn thiện hồ sơ, minh chứng; khảo sát thực tế cơ sở vật chất kỹ thuật, các phòng học, phòng chuyên môn, thư viện, ... qua đó đưa ra những góp ý cần thiết để trường THCS có được sự chuẩn bị tốt nhất cho khảo sát chính thức. Tất cả những nội dung làm việc đều được ghi lại trong Biên bản khảo sát sơ bộ và được Trưởng đoàn ĐGN và Chủ tịch Hội đồng TĐG ký xác nhận. Bước 3. Khảo sát chính thức tại trường THCS: thường được đoàn ĐGN thực hiện sau khảo sát sơ bộ khoảng hơn 10 ngày làm việc với thời gian trong 2 ngày và tập trung vào các nội dung công việc theo đúng hướng dẫn của Bộ GD&ĐT như: trao đổi công tác TĐG của trường THCS; nghiên cứu hồ sơ, tài liệu và minh chứng; xem xét cơ sở vật chất, trang thiết bị; quan sát hoạt động chính khóa và ngoại khóa; phỏng vấn cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh; và viết báo cáo kết quả khảo sát. Trong thời gian khảo sát chính thức tại trường THCS, đoàn ĐGN còn bố trí, tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm trong ngày làm việc, đồng thời trao đổi, thảo luận về những phát hiện mới (nếu có); về điểm mạnh, yếu của từng tiêu chí để có cơ sở đề xuất với nhà trường phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu; hay về những nội dung chưa rõ ràng; và đặc biệt là về kết quả đánh giá tiêu chí. Trưởng đoàn ĐGN cũng thường thông báo tình hình công việc đã thực hiện trong đợt khảo sát với lãnh đạo và Hội đồng TĐG trường THCS trước khi kết thúc đợt khảo sát; chỉ đạo thành viên đoàn hoàn thiện Báo cáo kết quả khảo sát chính thức. Bước 4. Dự thảo báo cáo ĐGN: sau khi hoàn thành khảo sát chính thức, các thành viên đoàn ĐGN tiến hành tổng hợp các tài liệu (báo cáo sơ bộ, báo cáo kết quả nghiên cứu hồ sơ đánh giá; các phiếu đánh giá tiêu chí, biên bản khảo sát sơ bộ, báo cáo khảo sát chính thức, báo cáo TĐG và khác) để viết báo cáo theo tiêu chí được phân công, ngoài việc phải đánh giá, các thành viên đoàn phải có đề xuất điểm mạnh, điểm yếu và kế hoạch cải tiến chất lượng đối với từng tiêu chí; đồng thời chỉ ra những nội dung chưa rõ ràng và đặc biệt là cần phải đưa ra kết quả đánh giá tiêu chí. Báo cáo của các thành viên được gửi cho Trưởng đoàn và thư ký để tập hợp, biên tập và hoàn thiện dự thảo báo cáo ĐGN. Dự thảo báo cáo đánh giá ngoài được các thành viên trong đoàn xem xét, góp ý kiến trước khi gửi lấy ý kiến phản hồi của trường THCS. Bước 5. Lấy ý kiến phản hồi của trường THCS về dự thảo báo cáo ĐGN: Sau khi đã được các thành viên đoàn ĐGN thảo luận, thông qua, dự thảo báo cáo ĐGN sẽ được gửi cho trường THCS để lấy ý kiến. Thông thường sau 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được dự thảo báo cáo ĐGN, nhìn chung hầu hết các trường THCS đều có công văn nhất trí với bản dự thảo báo cáo ĐGN, bên cạnh đó, cũng có số ít trường đề nghị được đoàn ĐGN giải thích rõ hơn về kết quả đánh giá một số tiêu chí cụ thể, hoặc đề nghị cụ thể hơn về kế hoạch cải tiến chất lượng để trường THCS có cơ sở thực hiện. Bước 6. Hoàn thiện báo cáo ĐGN: Sau khi nhận được công văn phản hồi ý kiến của trường THCS về dự thảo báo cáo ĐGN, trong khoảng thời gian 10 ngày làm việc đoàn ĐGN sẽ họp, thống nhất và hoàn thiện báo cáo ĐGN. Báo cáo này sẽ được gửi về Sở GD&ĐT và trường THCS được kiểm định. Như vậy, tham chiếu với hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, có thể thấy trên thực tế Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương đã thực hiện đủ, đúng các nội dung của quy trình ĐGN. Trong quá trình thực hiện ĐGN đối với mỗi trường THCS cụ thể, thường phát sinh sự việc (như: Trưởng đoàn hoặc thành viên vắng mặt trong các cuộc họp nội bộ đoàn do công việc đột xuất; hay như các trường bổ sung các tài liệu, minh chứng theo yêu cầu của đoàn muộn; ...), nhưng đều được đoàn ĐGN linh hoạt, vận dụng quy định để việc đánh giá đảm bảo tiến độ thời gian như kế hoạch được duyệt. Kể từ khi Thông tư 18 có hiệu lực cho đến thời điểm nghiên cứu, Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương đã thành lập và tổ chức được 94 đoàn ĐGN. Nếu so với quy mô số trường THCS, với số đoàn ĐGN trường THCS như vậy là tương đối chậm. Để tìm hiểu rõ lý do, cụ thể là về mức độ khó, dễ khi thực hiện quy trình ĐGN, tác giả đã tiến hành khảo sát, tham vấn thành viên của các đoàn ĐGN, những người đã từng là thành viên của các đoàn ĐGN trước đây (đang công tác tại 94 trường được ĐGN theo Thông tư 18) và những người đã được tập huấn, được cấp giấy phép thực hiện ĐGN. Khảo sát đã thu được tổng số 223 ý kiến, trong đó bao gồm: 35 ý kiến của cán bộ quản lý, chuyên viên công tác trong ngành Giáo dục (phần lớn đã tham gia ít nhất 1 trong 94 đoàn ĐGN đã được tổ chức); và 188 ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên các trường THCS đã từng tham gia các đoàn ĐGN trước đây. Bảng 2.8. Mức độ thực hiện các bước đánh giá ngoài trường THCS trên địa bàn tỉnh Hải Dương Nội dung ĐGN Số lượng/Tỷ lệ Mức độ 1 2 3 4 ĐTB Thứ hạng Dễ dàng Bình thường Khó Rất khó 1. Nghiên cứu hồ sơ đánh giá SL 38 74 77 34 2,48 5 % 17,04 33,18 34,53 15,25 2. Khảo sát sơ bộ tại trường THCS SL 145 78 0 0 1,35 3 % 65,02 34,98 0 0 3. Khảo sát chính thức tại trường THCS SL 21 34 147 21 2,75 7 % 9,42 15,24 65,92 9,42 4. Dự thảo báo cáo ĐGN SL 13 88 103 19 2,57 6 % 5,83 39,46 46,19 8,52 5. Lấy ý kiến phản hồi của trường THCS về dự thảo báo cáo ĐGN SL 167 56 0 0 1,25 2 % 74,89 25,11 0 0 6. Hoàn thiện báo cáo ĐGN SL 33 178 12 0 1,91 4 % 14,80 79,82 5,38 0 7. Lưu hồ sơ SL 201 22 0 0 1,10 1 % 90,13 9,87 0 0 Quy chiếu với cách quy ước điểm, kết quả khảo sát cho thấy: có nhiều nhất các hoạt động trong quy trình ĐGN trường THCS được đối tượng khảo sát đánh giá là “Dễ dàng” thực hiện với 3/7 hoạt động, gồm: Lưu hồ sơ (đạt 1,1 điểm, dễ dàng thực hiện nhất), Lấy ý kiến phản hồi của trường THCS về dự thảo báo cáo ĐGN (đạt 1,25 điểm) và Khảo sát sơ bộ tại trường THCS (đạt 1,35 điểm); có 02 hoạt động trong quy trình ĐGN trường THCS được đánh giá ở mức độ thực hiện “Bình thường” hoặc “Khó” thực hiện; trong khi không có hoạt động nào bị đánh giá là “Rất khó” thực hiện. Qua đây, có thể nhận định rằng, việc tỉnh Hải Dương chưa tổ chức được nhiều đoàn ĐGN trường THCS không phải do nguyên nhân từ quy trình thực hiện ĐGN khó hay dễ, mà vì những nguyên nhân khác. 2.3.3.3. Đánh giá năng lực làm việc của đoàn ĐGN: Để đánh giá về năng lực làm việc của các đoàn ĐGN trường THCS trên địa bàn tỉnh Hải Dương, tác giả luận án đã tiến hành khảo sát các thành viên trong Hội đồng TĐG ở các trường THCS được ĐGN để xem cảm nhận, đánh giá của họ về năng lực làm việc của các đoàn ĐGN; đồng thời cũng tham vấn các thành viên đoàn ĐGN, cán bộ quản lý, chuyên viên công tác tại ngành Giáo dục để họ tự đánh giá về năng lực của các đoàn ĐGN. Tiếp theo tiến hành so sánh kết quả đánh giá của hai nhóm đối tượng này, trên cơ sở đó đưa ra những nhận định riêng về năng lực làm việc của đoàn ĐGN. Năng lực làm việc của đoàn ĐGN được đánh giá theo 4 mức: Kém, Bình thường, Tốt và Rất tốt. a) Một số nhận định chung: Cả hai nhóm được khảo sát đã có những cảm nhận khá tương đồng và tương đối tốt về năng lực làm việc của đoàn ĐGN, khi điểm số trung bình cho mỗi các tiêu chí đều tương ứng với mức Tốt và Rất tốt, không có tiêu chí nào có ĐTB ở mức Kém hoặc Bình thường, cụ thể: (i) Phổ ĐTB đối với các tiêu chí mà các thành viên Hội đồng TĐG cảm nhận là từ 2,97 đến 3,71 điểm, cho thấy các ý kiến đánh giá tương đối tập trung, thống nhất. Còn đối với các thành viên đoàn ĐGN, cán bộ quản lý, chuyên viên công tác tại ngành Giáo dục có phổ điểm đánh giá từ 2,83 đến 3,91 điểm, là rộng hơn so với đánh giá của các thành viên Hội đồng TĐG vể cả cận trên và cận dưới, thể hiện sự đa dạng về ý kiến đánh giá của nhóm này. (ii) Theo đánh giá của các thành viên Hội đồng TĐG, chỉ có 2/11 tiêu chí đạt mức Rất tốt và 9/11 tiêu chí đạt mức Tốt; trong khi các thành viên đoàn ĐGN, cán bộ quản lý, chuyên viên công tác tại ngành Giáo dục tự đánh giá có 4/11 tiêu chí đạt mức Rất tốt và 7/11 tiêu chí đạt mức Tốt. Có thể thấy sự khách quan khi tự đánh giá về năng lực của đoàn ĐGN, thể hiện rõ nhất là điểm thấp nhất trong phổ điểm của nhóm này còn thấp hơn điểm thấp nhất trong phổ điểm do các thành viên TĐG đánh giá (2,83 điểm so với 2,97 điểm). b) Nhận định đối với từng tiêu chí cụ thể: về mặt tổng thể thì giữa đánh giá của thành viên Hội đồng TĐG và thành viên của đoàn ĐGN, cán bộ quản lý, chuyên viên công tác tại ngành Giáo dục có sự tương đồng, nhưng phân tích vào từng tiêu chí, cũng có sự khác biệt nhất định về ĐTB và xếp hạng: Nhận định mức độ phù hợp của báo cáo TĐG so với hướng dẫn, ĐTB và thứ hạng giữa hai nhóm đối tượng đánh giá lần lượt là 3,01 (hạng 8/11) và 3,06 (hạng 8/11). Cả hai nhóm khảo sát đều thống nhất, năng lực làm việc của đoàn ĐGN xét theo tiêu chí này là Tốt, được xếp hạng 8/11 tiêu chí, có ĐTB tương đối gần nhau (lệch 0,05 điểm), thành viên đoàn ĐGN, cán bộ quản lý, chuyên viên công tác tại ngành Giáo dục tự nhận cao hơn một chút. Kết này phản ánh một thực tế, việc thực hiện tiêu chí này không hề đơn giản đối với đoàn ĐGN, dù rằng có những thành viên tham gia đoàn với tần suất khá cao. Đánh giá về mô tả hiện trạng, xác định điểm mạnh-yếu, kế hoạch cải thiện chất lượng giáo dục giữa báo cáo TĐG và khảo sát chính thức, ĐTB và thứ hạng tương ứng lần lượt là 2,97 điểm (hạng 11/11) và 2,91 điểm (hạng 10/11). Cũng là một tiêu chí có sự tương đồng nhất định giữa hai nhóm đánh giá, thống nhất cho rằng năng lực làm việc của đoàn ĐGN ở nội dung này là Tốt; khác ở chỗ, thành viên đoàn ĐGN, cán bộ quản lý, chuyên viên công tác tại ngành Giáo dục dường như khắt khe với bản thân mình hơn (ĐTB thấp hơn so với thành viên Hội đồng TĐG đánh giá) và nhận thấy đây chưa là nội dung mà năng lực làm việc của đoàn là thấp nhất. Rõ ràng để xác định được điểm mạnh-yếu, kế hoạch cải thiện, ... vẫn là công việc tương đối khó đối với các thành viên đoàn ĐGN. Tiếp cận, nhận định minh chứng và quan sát thực tế hoạt động, dù được đánh giá cao hơn hai nội dung trước nhưng năng lực thực hiện nội dung này của đoàn ĐGN cũng chỉ được cả hai đối tượng khảo sát đánh giá đạt mức Tốt với điểm trung bình và thứ hạng tương ứng là 3,12 điểm (hạng 7/11) và 3,17 (hạng 7/11). Đây cũng là nội dung không đơn giản đối với các thành viên đoàn ĐGN, nó đòi hỏi sự kinh nghiệm và tinh tế của các thành viên. Đánh giá tiêu chí đạt hay chưa đạt sau khi đã nghiên cứu báo cáo TĐG và khảo sát chính thức, đã có sự khác biệt tương đối (có sự cảm nhận khác nhau) giữa 2 nhóm khảo sát, trong khi các thành viên của Hội đồng TĐG cho rằng, năng lực làm việc của đoàn ĐGN đối với nội dung này chỉ đạt mức Tốt (3,24 điểm, hạng 6/11), thì đoàn ĐGN, cán bộ quản lý, chuyên viên công tác tại ngành Giáo dục tự đánh giá đạt mức Rất tốt (3,51 điểm, hạng 5/11). Để thực hiện tốt nội dung này cũng đòi hỏi kinh nghiệm của các thành viên đoàn ĐGN trong quản lý chuyên môn, cũng cần phải có sự hiểu biết về lý thuyết đánh giá định lượng và định tính. Trên thực tế, những chỉ số định tính chiếm đa số trong bộ tiêu chuẩn đánh giá theo Thông tư 18, cho nên khi đánh giá, các thành viên đoàn rất dễ bị cảm tính khi đánh giá. Nội dung câu hỏi, thời gian và đối tượng phỏng vấn, có sự tương

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_an_quan_ly_kiem_dinh_chat_luong_giao_duc_truong_trung_h.docx
  • pdf1.N. Đ. Huy LATS.pdf
  • docx2.1. N.Đ.Huy(16.11.2022)Tóm tắt luận án (Tiếng việt).docx
  • pdf2.1. N.Đ.Huy(16.11.2022)Tóm tắt luận án (Tiếng việt).pdf
  • docx2.2. (16.11.2022)Tóm tắt luận án(Tiếng anh).docx
  • pdf2.2.N.Đ.Huy (16.11.2022)Tóm tắt luận án(Tiếng anh).pdf
  • doc3. Kết luận mới(Tiếng Việt và Tiếng Anh).doc
  • pdf3. Kết luận mới(Tiếng Việt và Tiếng Anh).pdf
  • pdf4.QDNN.Huy.34.QLGD.pdf
Tài liệu liên quan