Luận án Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUANTÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI VÀ VẤN ĐỀ

CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 6

1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào 6

1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 10

1.3. Đánh giá chung những công trình đã nghiên cứu và những vấn đề cần

tiếp tục nghiên cứu của luận án 23

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP

LUẬT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DU LỊCH Ở NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ

NHÂN DÂN LÀO 27

2.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của quản lý nhà nước bằng pháp luật

đối với hoạt động du lịch ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 27

2.2. Nội dung và các điều kiện đảm bảo quản lý nhà nước bằng pháp luật

đối với hoạt động du lịch ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 49

2.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du

lịch của một số nước trên thế giới - giá trị tham khảo cho Cộng hòa

dân chủ nhân dân Lào 64

Chương 3: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ THỰC TRẠNG

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DU

LỊCH Ở NƯỚC CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 72

3.1. Quá trình hình thành và phát triển về quản lý nhà nước bằng pháp luật

đối với hoạt động du lịch ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào qua

các giai đoạn 72

3.2. Thực trạng quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch

ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 91

3.3. Đánh giá chung về thực trạng quản lý nhà nước bằng pháp luật đối

với hoạt động du lịch ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 106Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU DU LỊCH VÀ

QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP

LUẬT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DU LỊCH Ở NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ

NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY 116

4.1. Mục tiêu và phương hướng phát triển du lịch ở nứoc Cộng hòa dân

chủ nhân dân Lào hiện nay 116

4.2. Quan điểm bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt

động du lịch ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 128

4.3. Các giải pháp đảm bảo quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt

động du lịch ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 135

KẾT LUẬN 156

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 158

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 159

PHỤ LỤC 166

pdf183 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 565 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i Điều 3 đã ghi rằng: - Có nhiệm vụ xác định, định hướng chiến lược của ngành du lịch - khách sạn trên phạm vi cả nước. - Xây dựng kế hoạch phát triển và kế hoạch đầu tư về ngành du lịch, lên danh sách các phương tiện, và lực lượng du lịch đang là quyền sở hữu của từng đơn vị kinh tế, xã hội, tập trung sửa đổi hướng dẫn phương thức sử dụng các phương tiện vào hệ thống của ngành du lịch đạt hiệu quả cao. - Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan ở Trung ương và địa phương có mối quan hệ với ngành du lịch, thu hút đầu tư vào hệ thống du lịch quốc gia theo các kế hoạch đã đưa ra. - Yêu cầu đặt ra, các quy định liên quan đến hoạt động du lịch và khách sạn. - Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra giám sát thực hiện chiến lược, các quy phạm pháp luật về du lịch được Nhà nước thông qua ban hành. - Cho phép hoặc không cho phép các tổ chức cá nhân hoạt động kinh doanh du lịch dưới các hình thức khác nhau trên lĩnh vực toàn quốc, định hướng theo đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. - Cho phép thành lập và hủy bỏ các công ty du lịch. - Thực hiện và khuyến khích du lịch. - Đăng ký hợp tác với quốc tế và các cơ quan tổ chức ngoại giao liên quan đến ngành du lịch. - Đào tạo nguồn nhân lực về du lịch [15, tr.2]. Đại hội Đảng lần thứ V (tháng 6 năm 1991) đã tổng kết lại việc tổ chức thực hiện đổi mới 5 năm (1986 - 1990), cho thấy những kết quả nổi bật của từng lĩnh vực kinh tế - xã hội, trong đó riêng về du lịch. Đại hội đã khẳng định rằng: “Đảng và Nhà nước đã khuyến khích phát triển mở rộng du lịch về văn hóa, lịch sử và thiên nhiên” [71, tr.13], như vậy, vấn đề quản lý nhà nước đối với du lịch được xác định rõ hơn, bộ máy quản lý cũng được kiện toàn, đi vào ổn định, để thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế, quốc tế đạt hiệu quả cao hơn, nâng cao cuộc sống của nhân dân càng ngày khá lên, và công tác quản lý du lịch cũng như kinh doanh du lịch thực hiện đúng mức và có sự 80 thống nhất trên phạm vi toàn quốc, đảm bảo trật tự - an ninh và trật tự an toàn trong xã hội và tạo được điều kiện thuận lợi cho du khách khi tham gia hoạt động du lịch tại Lào. Bộ thương mại và hợp tác kinh tế với nước ngoài đã đưa ra Sắc lệnh số 306/BTM-DL, ngày 26 tháng 3 năm 1991, về công tác quản lý du lịch và công nghiệp du lịch, sắc lệnh này đã quy định rõ về công nghiệp du lịch là công tác dịch vụ trọn vẹn cho khách du lịch trong và ngoài nước trên đất Lào, Sắc lệnh này nhằm để khuyến khích công tác du lịch, cải thiện cuộc sống của nhân dân và đặc biệt là khuyến khích nền sản xuất trong nước có chất lượng cao, phổ biến nền văn hóa, phong tục tập quán, nơi di sản văn hóa quốc gia, văn hóa nghệ thuật và thể thao, quảng cáo phong cảnh thiên nhiên, xây dựng mối quan hệ với các nước trên thế giới và trên cơ sở du lịch đi-lại lẫn nhau đó là các vấn đề thu hút khách du lịch tham gia du lịch tại Lào, công nghiệp dịch vụ du lịch tại Lào gồm những dịch vụ sau đây: 1. Kinh doanh du lịch 2. Kinh doanh khách sạn, du lịch 3. Kinh doanh ăn uống, giải trí và nơi du lịch. 4. Kinh doanh sản phẩm lưu niệm, thủ công mỹ nghệ phục vụ cho du khách. 5. Kinh doanh thể thao phục vụ cho du khách. 6. Tổ chức triển lãm ở cấp địa phương hoặc cấp quốc gia. Ở thời kỳ đó, cơ quan du lịch có quyền và nghĩa vụ làm ban thư ký giúp Bộ thương mại và du lịch, là một Vụ làm việc riêng về du lịch, nghiên cứu các kế hoạch, chiến lược, khuyến khích du lịch, nghiên cứu giáo dục pháp luật về nguyên tắc và các quy định pháp luật để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phát tirển du lịch trên cơ sở đảm bảo công tác bảo vệ quốc phòng - an ninh, nghiên cứu sưu tập dữ liệu về kinh tế và thị trường du lịch Về qũy quốc gia để khuyến khích du lịch theo Điều 8 đã được mang tên là “quỹ quốc gia để khuyến khích du lịch và công nghiệp du lịch” [16, tr.3-4], đã được bổ sung thêm một số nội dung trong Sắc lệnh này như: Tổng cục Du lịch Lào là người quản lý và sử dụng quỹ quốc gia này và nếu muốn sử dụng phải được sự cho phép của Bộ trưởng Bộ thương mại và du lịch, quỹ quốc gia bao gồm: - Tiền nộp lệ phí để khuyến khích du lịch và công nghiệp du lịch mức độ không quá 5% của thu nhập kinh doanh (trừ các loại thuế khác), tiền nộp lệ phí của khách du lịch và các dịch vụ công nghiệp du lịch; 81 - Tiền hỗ trợ phát triển du lịch và công nghiệp du lịch do các đơn vị Nhà nước và đơn vị cá nhân hỗ trợ. - Tiền viện trợ của quốc tế và cơ quan tổ chức quốc tế. Nguồn thu nhập nói trên phải đóng vào “quỹ quốc gia để khuyến khích du lịch và công nghiệp du lịch”, xây dựng kho bạc cho nhân viên phục vụ du lịch quốc gia và sử dụng vào việc quản lý hành chính của du lịch quốc gia Lào, làm tiền tích lũy chung để sử dụng vào các chương trình liên quan đến hoạt động du lịch, khuyến khích du lịch và công nghiệp dịch vụ du lịch. Tóm lại, trong giai đoạn này thì vấn đề quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước CHDCND Lào, là một vấn đề rất mới mẻ, việc ban hành các nghị định có liên quan đến du lịch rất ít, chức năng quản lý nhà nước về du lịch và chức năng kinh doanh du lịch chưa được phân định rõ ràng, quan hệ hợp tác quốc tế về du lịch chưa được quan tâm mở rộng nhiều, công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chưa được đầu tư đúng mức. Sự chỉ đạo trực tiếp của bộ máy quản lý nhà nước về du lịch từ Trung ương xuống các tỉnh, thành phố và doanh nghiệp mất tính liên tục, hạn chế hiệu lực, hiệu quả và ngành du lịch tụt hậu so với du lịch các nước có điều kiện tương đồng. Tổ chức bộ máy chưa ngang tầm với vị trí, vai trò, yêu cầu phát triển của ngành du lịch; cán bộ phân tán, mất đi tính thừa kế. Khách du lịch quốc tế đến CHDCND Lào từ năm 1990 có 14.400 người, đã tăng lên 7% so với năm 1950 - 1959 (WTO). Con số thống kê này biểu hiện một thực trạng khiến Nhà nước Lào tìm cách để quản lý hoạt động du lịch và phải nhìn nhận du lịch là một ngành quan trọng nhất trong việc phát triển kinh tế của đất nước trong thời kỳ đó. 3.1.5. Giai đoạn từ năm 1992 đến năm 2000 Đến giai đoạn này, Nhà nước đã mở rộng khuyến khích thực hiện kinh doanh, nhất là công nghiệp du lịch và các kinh doanh dịch vụ khác có liên quan, có sự phát tiển và tăng lên rất nhiều như: Công ty du lịch, khách sạn, nhà nghỉ, nhà ăn, giao thông - vận tải Trước sự gia tăng của số lượng khách sạn và nhà nghỉ, để Nhà nước quản lý tốt về kinh doanh khách sạn - nhà nghỉ cho phù hợp với tình hình mới, Bộ thương mại và du lịch đã đưa ra quy định số 219/BTM-DL, ngày 5/5/1992 về quản lý kinh doanh khách sạn và nhà nghỉ, theo chương III, Điều 7 về điều kiện 82 thực hiện kinh doanh khách sạn. Cá nhân hoặc các đơn vị cá nhân muốn thực hiện kinh doanh khách sạn tại nước CHDCND Lào phải có điều kiện bảo đảm như sau: - Đối với người nước ngoài phải được cho phép đầu tư theo pháp luật đầu tư nước ngoài của Lào. - Đối với người Lào là người chưa được kiện cáo hoặc bị phạm tội, phải chịu trách nhiệm dân sự đối với các du khách đến nghỉ theo cam kết ngoài hợp đồng [17, tr.2]. Tổng cục Du lịch Lào là một cơ quan quản lý trực tiếp thuộc Bộ thương mại và du lịch, đối với công tác du lịch, bao trùm kinh doanh khách sạn phải thực hiện nghiêm túc theo nguyên tắc chung và thống nhất, kiểm tra, giám sát các kinh doanh khách sạn trên lĩnh vực tòan quốc theo các quyền và nghĩa vụ đã được quy định theo Sắc lệnh số 306/BTM-DL. Trên thực tế, vấn đề xây dựng kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ, một số trường hợp không có sự liên hệ với Tổng cục Du lịch, hoặc văn phòng du lịch cấp tỉnh, đã mang lại các vấn đề như: Phòng ngủ chưa đạt được tiêu chuẩn, khách sạn, nhà nghỉ chưa được đăng ký kinh doanh, một số khách sạn có trường hợp xảy ra như: tài sản của du khách bị trộm cướp Các văn bản quản lý đối với hoạt động quản lý kinh doanh khách sạn và nhà nghỉ chưa phát huy hết hiệu lực trong thực tế. Việc thực hiện các văn bản đó còn chậm chạp, nhất là việc thực hiện quy định nói trên, đối với kinh doanh khách sạn nhà nghỉ trước đó không đủ tiêu chuẩn để đón khách nước ngoài, sự gia tăng về số lượng khách quốc tế và khách nội địa đã làm cho cung về du lịch chỉ trong một thời gian ngắn đã phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất lượng. Các khách sạn và nhà nghỉ đều hoạt động trong môi trường cạnh tranh gay gắt. Vai trò của nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch cũng được thể hiện rõ nét hơn. Tổng cục Du lịch, văn phòng du lịch đã có nhiều hoạt động nhằm thão gỡ khó khăn cho khách sạn như tăng cường phối hợp liên ngành, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho khách sạn kinh doanh đạt hiệu quả; tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề về kinh doanh khách sạn, mở các lớp huấn luyện, các hội thi nghiệp vụ nấu ăn, pha chế đồ uống Năm 1992, sau khi Tổng cục Du lịch Lào chuyển từ Bộ Thương mại và Du lịch về Văn phòng Thủ tướng theo Sắc lệnh số 100/TT, ngày 23/12/1992, về tổ 83 chức quản lý hoạt động du lịch đã bước vào các quy chế mới, Văn phòng Thủ tướng đã có chỉ thị về củng cố tổ chức và quản lý công tác du lịch, như vậy, ngành du lịch đã có bước phát triển mới theo nội dung và đặc điểm riêng của mình như: du lịch về văn hóa và cảnh đẹp thiên nhiên, trong những năm qua ngành du lịch đã từng bước phát triển, đặc biệt việc sửa đổi các quy chế và các chính sách khác nhằm để tăng cường khả năng trong công tác chỉ đạo và quản lý kinh doanh du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra - vào đất nước, nâng cao công tác dịch vụ và phát triển điểm du lịch, đó là điều kiện ban đầu để thu hút khách du lịch vào đất nước ngày càng có sự tăng lên. Đối với kinh doanh du lịch là chuyên ngành mới đối với đất nước Lào trong thời kỳ đó, mặc dù chuyên ngành này đã có bước phát triển ban đầu nhưng chất lượng còn thấp, Lào còn thiếu các quy định, thiếu bộ máy quản lý, thiếu nguồn nhân lực và thiếu kinh nghiệm để làm cho ngành này phát triển liên tục vững chắc và đi theo đường lối của Đảng. Quy định số 1150/VPCP, ngày 25/10/1993, về việc thiết lập và hoạt động kinh doanh du lịch tại Lào, vấn đề trong hoạt động kinh doanh du lịch, đặc biệt là kinh doanh lữ hành quốc tế là hết sức quan trọng. Trong những năm qua, do chính sách mở cửa nền kinh tế cùng với những chính sách, biện pháp của Đảng và Nhà nước nhằm thúc đẩy nền kinh tế đi lên đã tạo điều kiện phát triển du lịch lữ hành quốc tế góp phần làm tăng số lượng khách quốc tế vào Lào. Tuy nhiên, số lượng khách quốc tế đến Lào còn quá thấp so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Sự kém phát triển này là do sản phẩm du lịch của Lào còn nghèo nàn, chưa hấp dẫn du khách, các Công ty lữ hành quốc tế còn yếu về kinh nghiệm quản lý, chưa xây dựng được sản phẩm đặc trưng, các chương trình du lịch chưa đa dạng phong phú; đồng thời chưa đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường và tổ chức quảng cáo khuếch trương sản phẩm. Nội dung của Quy định số 1150/VPCP Điều 15 đã ghi rõ về việc không cho phép các công chức viên thuộc về các cơ quan của Nhà nước thực hiện kinh doanh du lịch và công nghiệp du lịch trừ trường hợp có sự cho phép của các cơ quan có liên quan. Quy định này còn không cho phép vợ, chồng hoặc con của các công chức viên thuộc về Tổng cục Du lịch thực hiện kinh doanh du lịch và công nghiệp du lịch cả về góp vốn với các công ty du lịch khác [84, tr.7]. 84 Các điều kiện thành lập công ty dịch vụ du lịch: + Đối với công ty kinh doanh du lịch: - Có nguồn vốn ít nhất từ 142.000.000 kip hoặc 200.000 USD với cả thời hạn huy động vốn. - Có trụ sở văn phòng riêng của mình hoặc thuê. - Có cơ sở vật chất-kỹ thuật - Có phương tiện giao thông dịch vụ 2 xe trở lên, ít nhất có thể: 12-17 chỗ ngồi, 17 chỗ ngồi trở lên. - Mọi phương tiện phục vụ cho các du khách phải đảm bảo chất lượng về kỹ thuật, có bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với tài sản của du khách. - Có kế hoạch đầu tư sáng tạo những gì là độc đáo của Lào, theo các điều 10,15 của quy định này, trong vòng 2 năm, chậm nhất phải được thực hiện. - Xây dựng chương trình du lịch theo lĩnh vực mình phụ trách và sự hoạt động của mình ít nhất 5 chương trình đối với điểm đến du lịch mà Nhà nước cho phép chính thức. - Giá cả chương trình đi du lịch phải thực hiện theo từng lĩnh vực và giá hấp dẫn nhất và có khả năng cạnh tranh với thị trường quốc tế. + Đối với việc ra - vào cửa khẩu của nước CHDCND Lào thì Văn phòng thủ tướng đã ra quy định số 81/VPTT, ngày 21/1/1994, về việc ra-vào cửa khẩu nước CHDCND Lào cho khách du lịch quốc tế, để tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh du lịch và công nghiệp du lịch để thu hút khách du lịch vào trong nước. Chỉ thị 02/CP, ngày 14/2/1995, về việc củng cố tổ chức và quản lý công tác du lịch. Cho đến thời điểm này, quản lý nhà nước về du lịch có hẳn một chủ trương đổi mới về phương hướng phát triển du lịch và phát triển công nghiệp du lịch tại Lào bao gồm: 1. Phát triển du lịch và phát triển công nghiệp du lịch phải gắn bó với công tác giáo dục các cán bộ nhân viên và toàn thể nhân dân hiểu biết về tính chất và lợi ích cả về mặt xáu và mặt tốt của công việc này, mọi người phải có ý thức trách nhiệm, chủ động tham gia khuyến khích và tích cực quản lý công tác phát triển du lịch. 85 2. Phát triển du lịch và phát triển công nghiệp du lịch phải nâng cao chất lượng và hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội là mục tiêu chủ yếu, để công tác dịch vụ gắn bó với sự quản lý và bảo vệ an ninh-chính trị và trật tự an toàn trong xã hội, bảo vệ được môi trường, bảo tồn và triển khai truyền thống văn hóa là bản sắc dân tộc. 3. Mở rộng công tác du lịch phải đảm bảo được sự lãnh đạo của Đảng và quản lý nhà nước, đồng thời, có sự liên hệ và phân công rõ trách nhiệm giữa Tổng cục Du lịch ở Trung ương và các văn phòng du lịch tại địa phương. 4. Dịch vụ du lịch tại CHDCND Lào được chia ra 2 loại hình du lịch như: Du lịch quốc tế và du lịch nội địa, du lịch quốc tế bao gồm du lịch biên giới do công ty nhà nước, công ty cổ phần của nhà nước hoặc công ty cá nhân là người có trách nhiệm dịch vụ. Đối với công tác dịch vụ cho người Lào có nơi cư trú ở nước ngoài khi sang thăm họ hàng, dịch vụ VISA, dịch vụ khách ra-vào biên giới và dịch vụ cho nhà kinh doanh vào nghiên cứu dữ liệu nhưng không phải là khách du lịch, Nhà nước có thể giao cho một cơ quan nào hoặc công ty du lịch quốc gia làm dịch vụ đó, còn công ty du lịch của các đơn vị kinh tế khác có sự cho phép dịch vụ rồi thì sẽ lại có sự sắp xếp và lựa chọn mới và hãy xem một số công ty có tiêu chuẩn đóng góp vốn cho Nhà nước hoặc giao cho họ thực hiện kinh doanh du lịch nội địa và công tác dịch vụ khác dưới sự cho phép của Nhà nước. 5. Thị trường du lịch của Lào tập trung vào việc thu hút khách du lịch cao cấp và du lịch có tổ chức, hạn chế du lịch mạo hiểm, du lịch tự do không có tổ chức, du lịch ngoài kế hoạch và du lịch nhóm lớn và đông người mang đến sự khó khăn và phức tạp cho việc quản lý, không bỏ qua cho khách du lịch tự đi du lịch một mình. 6. Đẩy mạnh và phát triển điểm đến du lịch và dịch vụ du lịch là mục tiêu quan trọng trong công tác củng cố tổ chức và quản lý du lịch, phát triển điểm đến du lịch và dịch vụ du lịch gắn bó với việc quảng cáo cho người nước ngoài hiểu biết về đất nước Lào và thấy được người dân Lào có lòng yêu nước và mến khách, yêu chế độ mới, yêu văn hóa và yêu truyền 86 thống của đất nước Lào, gắn bó với việc thu hút và khuyến khích các sản phẩm du lịch trong nước, gắn bó với việc cải thiện ra-vào biên giới, viễn thông đi-lại, ăn-ở nghỉ mát đối với du khách phải có sự thuận lợi và đảm bảo được sự an toàn hơn cả. 7. Triển khai mối quan hệ và hợp tác giữa Tổng cục Du lịch Lào với các cơ quan du lịch của các nước bạn bè và các nước khác trên thế giới, là một phương hướng để rút ra các kinh nghiệm và bồi dưỡng các cán bộ nhân viên của Lào từng bước có khả năng phát triển cao lên [85, tr.1-2]. Về nội dung củng cố tổ chức và quản lý du lịch trong những năm tiếp theo. Xây dựng chiến lược đối với công tác phát triển du lịch dài hạn (từ thời điểm này đến năm 2000), để quyết định được định hướng cơ bản, nội dung của công tác phát triển và các tiêu chuẩn khác để đảm bảo cho việc tổ chức thực hiện. Đồng thời, phải xây dựng được dự án chính thức trong công tác phát triển của từng mặt và từng địa điểm du lịch. - Nghiên cứu ban hành các văn bản hướng dẫn, các quy định và các quy chế cần thiết nhằm củng cố tổ chức và quản lý du lịch một cách có hệ thống toàn diện. Thời gian tiếp theo sẽ nghiên cứu và đề ra những quy định về công tác dịch vụ du lịch quốc tế chuyển sang công ty của Nhà nước; quy định về tiêu chuẩn của các công ty góp vốn cho Nhà nước, quy định về tổ chức công ty dịch vụ du lịch nội địa, quy định về quản lý điểm du lịch - Nhanh chóng củng cố các công ty du lịch của Nhà nước cả về các công ty cổ phần Nhà nước - cá nhân có chất lượng cao và có quyền và nghĩa vụ đầy đủ để thực hiện được kinh doanh dịch vụ, có khả năng thừa nhận sự phát triển về du lịch trong những năm tiếp theo. - Khuyến khích các đơn vị kinh tế cả về công tác đầu tư của nước ngoài và triển khai cơ sở vật chất lỹ thuật cho các công tác dịch vụ du lịch, nhất là ngành nghề khách sạn, nhà nghỉ, điểm đến du lịch, nhà ăn, điểm thể thao và các chương trình khác để phục vụ cho ngành du lịch. Đồng thời, phải quyết định được đường đi du lịch trên đường bộ, đường sông và đường hàng không cả về khu du lịch phải được khai thác phát triển trên phạm vi toàn quốc. 87 - Quảng bá, triển khai nội dung du lịch ở trong nước và nước ngoài bằng nhiều cấp độ và nhiều hình thức khác nhau để thu hút được khách du lịch ngày càng có sự tăng lên, đặc biệt là quảng bá về bản sắc văn hóa tốt đẹp và truyền thống các bộ tộc Lào, khuyến khích cho tổ chức lễ hội, lễ thi đua văn hóa, sản phẩm công nghiệp, thể thao v.v.. - Nhanh chóng thiết lập chi nhánh Văn phòng Du lịch ở các tỉnh và Thủ đô, để giúp cho các tỉnh và thủ đô trong công tác kiểm tra, giám sát quản lý và phát triển du lịch tại các địa phương tùy theo điều kiện và khả năng vốn có của mình. Lúc đó, nghiên cứu thiết lập chi nhánh văn phòng đại diện của du lịch Lào tại một số nước theo sự cần thiết. Một mặt, đề ra những quy định về việc phân công phụ trách giữa Tổng cục Du lịch với chi nhánh văn phòng đại diện ở các tỉnh, ở nước ngoài cũng như ở Trung ương và địa phương và các ngành có liên quan nhằm để nâng cao trách nhiệm của các cấp các ngành trong việc thực hiện công việc của mình. - Tổ chức bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn cho các cán bộ công chức, cán bộ quản lý và hướng dẫn viên du lịch, đảm bảo được trình độ đạo đức và ý thức. Tổng cục Du lịch có thể tổ chức đào tạo có hệ thống, cho đến việc xây dựng và thành lập trung tâm đào tạo chuyên ngành về khách sạn và du lịch, cả về kế hoạch đưa các cán bộ công chức đi học hỏi kinh nghiệm ở nước ngoài. - Hợp tác về du lịch với các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước bạn bè, các nước láng giềng có biên giới tiếp giáp với nhau, các nước trong khu vực Thái Bình Dương và các nước khác trên thế giới để cùng nhau khuyến khích du lịch, xây dựng và phát triển du lịch trọn vẹn liên kết giữa các quốc gia trên cơ sở tôn trọng pháp luật và công bằng và mỗi bên cùng có lợi. Nội dung nêu trên làm cho vấn đề quản lý du lịch tại Lào trong thời kỳ tiếp theo có bước phát triển, Văn phòng Thủ tướng cũng như Tổng cục Du lịch đã có sự kết hợp giữa các cơ quan có liên quan để nghiên cứu phương pháp quản lý và tổ chức thực hiện có hiệu quả cao. Đến năm 1996, Đại hội Đảng Nhân dân cách mạng Lào lần thứ VI, (tháng 6, năm 1996), một lần nữa Đại hội đã quyết định và nhấn mạnh và tiếp tục triển khai quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với ngành du lịch: “Du lịch là 88 một bộ phận quan trọng trong công tác mở rộng quan hệ hợp tác với nước ngoài, là một tiềm năng trong công tác tạo nguồn thu nhập quốc gia” [24, tr.25], (Công tác dịch vụ du lịch là một trong những 8 ngành kinh tế quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội của đất nước). Để quản lý có hiệu quả hoạt động của các kinh doanh du lịch khách sạn, nhà nghỉ, nâng cao chất lượng dịch vụ, thúc đẩy các đơn vị kinh doanh và làm cho công tác quản lý nhà nước về du lịch có hệ thống và có sự thống nhất, Văn phòng Thủ tướng cũng như Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch đã đưa ra quy định về quản lý kinh doanh dịch vụ khách sạn và nhà nghỉ, số 159/VPTT, ngày 30/7/1997, Tổng cục Du lịch Lào đã có sự kết hợp với Sở du lịch/Văn phòng du lịch cấp tỉnh để thực hiện triển khai quy định nêu trên. Năm 1998, Tổng cục Du lịch Lào đã chuyển lại sang Bộ thương mại và du lịch. Theo Nghị định số 24/CP, ngày 24/3/1999, có những quyền và nghĩa vụ rất rõ ràng trong việc triển khai chính sách phát triển du lịch của Đảng và Nhà nước, nghiên cứu kế hoạch, chiến lược và các dự án liên quan đến du lịch để chỉnh cho Chính phủ phê duyệt và chỉ đạo tổ chức kiểm tra giám sát các kế hoạch, thúc đẩy chiến lược và các dự án đó có hiệu quả kịp thời và thành công. Các Sở du lịch/Văn phòng du lịch từng bước đi vào hoạt động theo chức năng của mình, tham mưu đề xuất, báo cáo thực trạng quản lý du lịch ở địa bàn của mình cho Trung uơng, vai trò quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch cũng được thể hiện rõ nét hơn. Tổng cục Du lịch, Sở du lịch/Văn phòng du lịch đã có nhiều hoạt động nhằm tháo gỡ kho khăn cho các khách sạn như tăng cường phối hợp liên ngành, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho khách sạn kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn. Năm 1999-2000, Cộng hòa dân chủ nhân dan Lào nhận được sự viện trợ từ các cơ quan tổ chức quốc tế và CHDCND Lào đã có quan hệ hợp tác với các nước láng giềng cũng như sự hợp tác song phương và đa phương. Ngoài ra, còn có sự hợp tác về du lịch trong các khu vực ASEAN, các nước tiểu vùng sông Mê Kông (GMS), tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) Lào là nước thành viên từ năm 1971, Hiệp hội lữ hành Thái Bình Dương (PATA), trong lĩnh vực tổ chức chiến lược hợp tác kinh tế (ACMECS), hợp tác với thành viên mới của ASEAN (CLMV). Đồng thời, CHDCND Lào còn nhận được sự viện trợ từ các cơ quan tổ chức quốc tế như: 89 Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), Chính phủ Newzerland, Lúc xăm Bua, cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA), tổ chức bảo tồn thế giới (IUCN), quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) và các cơ quan tổ chức quốc tế khác trong công tác phát triển và quảng cáo sản phẩm du lịch của CHDCND Lào [13, tr.10]. Trong những năm qua, thị trường khách du lịch truyền thống từ châu Á, Châu Âu và châu Mỹ, luôn chiếm tỷ trọng lớn với mức chi tiêu cao trong tổng số lượng khách quốc tế đến Lào, nhưng chưa có sự nổi bật, mặc dù khách du lịch gồm cả các nước châu Âu và châu Mỹ, còn ít so với khách du lịch từ châu Á. Đến thời kỳ này CHDCND Lào còn là điểm du lịch của các nước châu Á với nhau, đặc biệt là du lịch giữa các nước láng liềng nhiều hơn. Như vậy, CHDCND Lào cần phải có thị trường du lịch phát triển. Vấn đề nghiên cứu thị trường du lịch ở Lào vẫn còn tản mạn, manh mún, mang tính tự phát, chưa mang tầm quốc gia. Trước hết phải nghiên cứu phân tích, đánh giá các thị trường hiện tại và thị trường tiềm năng. Xây dựng chiến lược và kế họach phát triển, mở rộng thị trường du lịch của Lào để sớm hòa nhập vào thị trường du lịch của khu vực và thế giới. Trong giai đoạn đầu nên tập trung vào các nước Đông Nam Á - Thái Bình Dương, tiếp đó là các thị trường Tây Âu, châu Mỹ và châu Phi. Đặc biệt, năm 1999-2000, lần đầu tiên CHDCND Lào đã tổ chức năm du lịch ASEAN tại Lào và đã rất thành công về việc thu hút được nhiều khách du lịch quốc tế [6, tr.10] Tóm lại, trong giai đoạn 1992-2000, vấn đề quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước CHDCND Lào có bước phát triển đáng kể. Nhưng hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật chưa được ban hành đầy đủ để quản lý một lĩnh vực du lịch, các trường học đào tạo và trung tâm dạy nghề về du lịch chưa có bước phát triển, du lịch chỉ là một môn học được giảng dạy, nghiên cứu ở Đại học quốc gia Lào. Nhà nước xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như đường bộ, đường biên giới tiếp giáp với các nước láng giềng từ phía Bắc - Nam. Bộ máy quản lý nhà nước về du lịch đã có sự củng cố về tổ chức, ở các tỉnh có văn phòng du lịch là trung tâm tham mưu cho của Tổng cục Du lịch Lào ở Trung ương. 90 Bảng 3.1: Số lượng, cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Lào (thời kỳ 1992-2000) Năm Châu Á Tây Âu Châu Mỹ Châu Phi Tổng cộng Thu nhập (USD) 1992 81,022 4,496 2,009 44 87,571 4,510,00 1993 94,863 5,986 2,061 63 102,946 6,280,00 1994 136,114 8,019 1,837 185 146,155 7,557,600 1995 314,470 20,635 11,019 336 346,460 24,738,480 1996 357,692 30,582 14,102 624 403,000 43,592,263 1997 403,781 38,583 18,213 2,623 463,200 73,276,904 1998 421,196 52,076 25,326 1,602 500,200 79,960,145 1999

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftv_quan_ly_nha_nuoc_bang_phap_luat_doi_voi_cac_hoat_dong_du_lich_8807_1916301.pdf
Tài liệu liên quan