LỜI CAM ĐOAN.i
LỜI CẢM ƠN .ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN.vii
DANH MỤC BẢNG .viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ.ix
PHẦN MỞ ĐẦU .1
Chương 1. TỔNG QUAN CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .8
1.1. Công trình nghiên cứu về đạo Công giáo .8
1.1.1. Những công trình nghiên cứu về đạo Công giáo ở ngoài nước. 8
1.1.2. Những công trình nghiên cứu về đạo Công giáo trong nước . 10
1.2. Công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo
Công giáo .18
1.2.1. Những công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với hoạt động của
đạo Công giáo trên địa bàn cả nước . 18
1.2.2. Những công trình nghiên cứu về đạo Công giáo và quản lý nhà nước đối
với hoạt động của đạo Công giáo trên địa bàn thành phố Hà Nội. 22
1.3. Nhận xét về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài và những
vấn đề đặt ra đối với đề tài luận án .23
1.3.1. Kết quả đạt được. 23
1.3.2. Những nội dung chưa được tìm hiểu, nghiên cứu sâu. 25
1.3.3. Những vấn đề đặt ra cho đề tài luận án cần tiếp tục nghiên cứu . 26
Chương 2. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG CỦA ĐẠO CÔNG GIÁO.29
2.1. Những khái niệm cơ bản liên quan đến luận án .29
2.1.1. Tôn giáo, đạo Công giáo và hoạt động đạo Công giáo . 29
2.1.2. Giáo lý, giáo luật và lễ nghi tôn giáo. 31
2.1.3. Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc. 32
2.1.4. Chức sắc và tín đồ tôn giáo. 34
2.2. Khái quát về đạo Công giáo trên thế giới và ở Việt Nam.34
2.2.1.Khái quát về đạo Công giáo . 34iv
2.2.2. Đạo Công giáo ở Việt Nam . 40
2.3. Quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Công giáo.46
2.3.1. Sự cần thiết quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Công giáo . 46
2.3.2. Khái niệm quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Công giáo . 49
2.3.3. Chủ thể, đối tượng quản lý nhà nước đối với hoạt động đạo Công giáo. 51
2.3.4. Nội dung, phương thức quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Công
giáo . 52
2.3.5. Những yếu tố tác động đến quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo
Công giáo. 58
2.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Công giáo .61
2.4.1. Kinh nghiệm của một số địa phương. 61
2.4.2. Bài học kinh nghiệm cho thành phố Hà Nội . 70
Chương 3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠO CÔNG GIÁO VÀ
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠO CÔNG
GIÁOTRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI .74
3.1. Khái quát về thành phố Hà Nội.74
3.1.1. Vị trí địa lý. 74
3.1.2. Kinh tế, văn hóa - xã hội. 74
3.1.3. Dân cư, tín ngưỡng, tôn giáo . 75
3.2. Đạo Công giáo Hà Nội và thực trạng hoạt động của đạo Công giáo trên
địa bàn thành phố Hà Nội.76
3.2.1. Khái quát về Tổng giáo phận Hà Nội. 76
3.2.2. Đạo Công giáo và hoạt động của đạo Công giáo trên địa bàn thành phố Hà
Nội . 81
3.2.3. Đặc điểm của tín đồ đạo Công giáo trên địa bàn thành phố Hà Nội. 84
3.3. Thực trạng thực hiện các nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động
của đạo Công giáo trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay .86
3.3.1. Xây dựng, hướng dẫn và tổ chức thực thi chính sách, pháp luật về tôn giáo . 86
3.3.2. Tuyên truyền phổ biến pháp luật và vận động chức sắc, tín đồ đạo Công
giáo . 90
3.3.3. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tôn giáo của Thành phố . 95
3.3.4. Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về tôn giáo của
TP. Hà Nội. 99v
3.3.5. Quản lý nhà nước đối với tổ chức và hoạt động của đạo Công giáo trên địa
bàn thành phố Hà Nội.101
3.3.6. Quản lý đất đai, cấp phép xây dựng, trùng tu, sửa chữa các công trình,
kiến trúc đạo Công giáo trên địa bàn Thành phố.110
3.3.7. Quản lý hoạt động đối ngoại Công giáo trên địa bàn Thành phố.114
3.3.8. Phối hợp các đoàn thể quần chúng nhân dân trong quản lý hoạt động của
đạo Công giáo trên địa bàn Thành phố.116
3.3.9. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật nhà nước về tôn
giáo và hoạt động của đạo Công giáo trên địa bàn Thành phố .118
3.4. Nhận xét thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Công
giáo trên thành phố Hà Nội . 121
3.4.1. Những kết quả đạt được.121
3.4.2. Những hạn chế, bất cập .125
3.4.3. Nguyên nhân.126
Chương 4. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠO CÔNG GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI. 131
4.1. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và của thành ủy thành phố
Hà Nội về tôn giáo và công tác tôn giáo . 131
4.1.1. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác tôn giáo .131
4.1.2. Quan điểm của thành ủy Thành phố về công tác tôn giáo trong tình hình mới .133
4.2. Dự báo xu hướng hành đạo của đạo Công giáo trên địa bàn Hà Nội . 135
4.2.1. Xu hướng đối thoại, tuân thủ pháp luật trong quan hệ với chính quyền
Thành phố.135
4.2.2. Xu hướng củng cố đức tin và truyền giáo gắn với hội nhập văn hóa, trong
bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.136
4.2.3. Phát triển đạo gắn với hoạt động xã hội, từ thiện, nhận đạo. .136
4.2.4. Xu hướng mở rộng quan hệ đối thoại liên tôn, quan hệ quốc tế. .137
4.2.5. Thế lực thù địch lợi dụng vấn đề về đất đai, xây dựng cơ sở thờ tự để xâm
hại đến an ninh, trật tự của thành phố.138
4.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo
Công giáo trên địa bàn thành phố Hà Nội . 138vi
4.3.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật quản lý nhà nước về tôn giáo, tăng cường
thể chế văn bản pháp luật về tôn giáo.138
4.3.2. Đổi mới hoạt động tuyên truyền vận động chức sắc, tín đồ đạo Công giáo .142
4.3.3. Củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy; nâng cao năng lực chuyên môn cho
đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về tôn giáo thành phố Hà Nội.146
4.3.4. Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức đoàn thể trong quản lý
nhà nước đối với hoạt động của đạo Công giáo trên địa bàn Thành phố.152
4.3.5. Thực hiện tốt chính sáchnhà đất liên quan đến đạo Công giáo trên địa bàn
Thành phố.155
4.3.6. Quản lý hoạt động của các dòng tu đạo Công giáo trên địa bàn Thành phố.157
4.3.7. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và đấu tranh, phòng ngừa
vi phạm pháp luật trong hoạt động của đạo Công giáo trên địa bàn Thành phố.158
KẾT LUẬN . 163
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ. 165
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 166
PHỤ LỤC.i
224 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 559 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo công giáo trên địa bàn thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i, gắn bó mật thiết với lợi ích của bản thân và lợi ích của tôn giáo
mình. Thời gian qua, giáo dân Thủ đô nhiệt tình, tích cực tham gia các chương trình
phát triển kinh tế xã hội của địa phương và cơ sở, tích cực tham gia sinh hoạt văn hóa,
đẩy mạnh áp dụng chuyển giao các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ. Ngoài việc
tham gia hoạt động tại các hội đoàn của đạo Công giáo, tín đồ đạo Công giáo còn tham
gia các đoàn thể của nhà nước như: Đoàn Thanh niên, Hội Phụ Nữ, Hội người Cao
tuổi, Hội Nông dân
Tuy nhiên, giáo dân đạo Công giáo sinh sống tại các huyện, đặc biệt là các xã
dân tộc so với yêu cầu chung thì vẫn còn chưa đáp ứng được, giác ngộ chính trị còn
thấp, một số giáo dân thiếu hiểu biết pháp luật, ý thức vươn lên làm chủ chưa cao. Một
bộ phận tín đồ thiếu hiểu biết đã và đang tham gia vào các hoạt động chống đối chính
quyền, thể hiện sự bất hợp tác trong việc tham gia các phong trào phát triển kinh tế, xã
hội của địa phương.
3.3. Thực trạng thực hiện các nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động của
đạo Công giáo trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay
3.3.1. Xây dựng, hướng dẫn và tổ chức thực thi chính sách, pháp luật về tôn giáo
3.3.1.1. Hướng dẫn và thể chế hóa chính sách, pháp luật về tôn giáo
Ngay sau khi Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo ra đời, Thành ủy, UBND TP. Hà
Nội đã chỉ đạo các sở, ban, ngành liên quan của Thành phố, UBND các quận, huyện,
thị xã trên địa bàn tiến hành triển khai sâu rộng các văn bản cấp Trung ương liên quan
đến vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo như: Nghị quyết 24/NQ-TƯ ngày 16/10/1990 của Bộ
Chính trị về “Tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới”; Chỉ thị số 37/CT-
BCT ngày 02/7/1998 của Bộ Chính trị “Về công tác tôn giáo trong tình hình mới”;
Nghị quyết 25/NQ-TƯ ngày 12/02/2003 Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung
ương Đảng (khoá IX) về công tác tôn giáo; Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo số
21/2004/PL-UBTVQH11 ngày 18/6/2004 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá XI;
Quyết định số 16/2005/QĐ-TTg ngày 21/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ
trợ kinh phí từ nguồn ngân sách Nhà nước cho tổ chức tôn giáo và chức sắc tôn giáo
hoạt động tại Việt Nam; Chỉ thị 1940/CT-TTg ngày 31/12/2008 của Thủ tướng Chính
phủ về nhà, đất liên quan đến tôn giáo; việc kịp thời triển khai sâu, rộng những chủ
trương, quan điểm của Đảng về tôn giáo đã giúp cho các cấp, các ngành có được
những nhận thức đầy đủ, đúng đắn về tôn giáo và công tác tôn giáo, làm cơ sở cho việc
giải quyết những vấn đề đạo Công giáo trên địa bàn [11;12].
87
Để hiện thực hóa những chỉ đạo của cấp Trung ương liên quan đến vấn đề
TNTG, Thành ủy, UBND thành phố đã kịp thời xây dựng và thể chế hóa bằng hệ
thống các văn bản sau để thực hiện các nhiệm vụ quản lý tôn giáo [11;12]:
- Chỉ thị số 21-CT/TU ngày 28/8/1997 của Ban Thường vụ Thành uỷ về tăng
cường công tác tôn giáo trong tình hình mới.
- Đề án số 25/ĐA-TU ngày 15/4/2003 của Thành uỷ Hà Nội về công tác tôn
giáo trong tình hình mới.
- Chỉ thị số 19-CT/TU ngày 30/8/2007 của Thành uỷ Hà Nội về công tác tôn
giáo trong tình hình mới.
- Kế hoạch số 146-KH/TU ngày 18/12/2014 của Thành ủy Hà Nội về việc thực
hiện Kết luận số 101-KL/TW, ngày 03/9/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa
XI) về chủ trương công tác đối với đạo Tin lành trong tình hình mới.
- Kế hoạch số 2286/HD-UB ngày 15/9/1998 của UBND Thành phố về đẩy
mạnh công tác vùng giáo.
- Quyết định số 148/2005/QĐ-UB ngày 30/9/2005 về việc ban hành quy định về
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức trong nước, tổ chức, cá nhân
nước ngoài và cơ sở tôn giáo trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
- Quyết định số 28/2006/QĐ-UB ngày 17/3/2006, Quyết định số 79/2006/QĐ-UB
ngày 18/7/2007 về ban hành qui định cấp giấy phép xây dựng các công trình trên địa bàn
Thành phố Hà Nội, Quyết định số 04/2010/QĐ-UBND ngày 20/01/2010 của UBND
Thành phố Ban hành Quy định cấp giấy phép xây dựng và quản lý việc xây dựng công
trình theo giấy phép trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Đề án 107/UBND-ĐA ngày 27/11/2009 của UBND Thành phố tăng cường
công tác quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Có thể nhận thấy, trong những năm qua công tác hướng dẫn và thể chế hóa các
văn bản pháp luật của nhà nước có liên quan đển tôn giáo luôn được Thành ủy, UBND
thành phố và các cơ quan tham mưu, giúp việc cho UBND thành phố về tôn giáo luôn
quan tâm với những văn bản hướng dẫn và thể chế hóa kịp thời nhằm đưa các chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước đi vào thực tiễn đời sống tôn
giáo. Đây là những tiền đề quan trọng trong việc thực hiện tốt QLNN về tôn giáo nói
chung và đạo Công giáo nói riêng trên địa bàn TP. Hà Nội.
88
3.3.1.2. Tổ chức thực hiện chính sách pháp luật về tôn giáo của thành phố Hà Nội
Để tổ chức thực hiện tốt các chính sách, pháp luật đối với đạo Công giáo trên
địa bàn, Thành uỷ Hà Nội đã xây dựng Đề án số 25/ĐA-TU ngày 15/4/2003 chỉ đạo
các cấp, các ngành, triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động của
Chính phủ. UBND đã chỉ đạo Ban Tôn giáo Thành phố, UBND các quận, huyện, thị
xã phối hợp với MTTQ thành phố Hà Nội, các đoàn thể và các tổ chức tôn giáo quán triệt,
phổ biến sâu rộng Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá
IX và Đề án số 25/ĐA-TU của Thành ủy. Đồng thời, có nhiều hình thức phổ biến Pháp
lệnh TNTG ngày 18/4/2004 và Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005, Nghị định
92/2012/NĐ-CP của Chính phủ, Luật TNTG 2016 và các văn bản pháp luật khác, kết quả
cụ thể như sau [12;13]:
- Đưa tuyên truyền, phổ biến Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7, Pháp lệnh TNTG,
Nghị định số 22/2005/NĐ-CP, Nghị định 92/2012/NĐ-CP, Luật TNTG 2016 và các
văn bản khác của Chính phủ và Thành phố về vấn đề tôn giáo vào chương trình giảng
dạy, đào tạo tại Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong và Trung tâm Bồi dưỡng
Chính trị tại các quận, huyện, thị xã.
- Chỉ đạo Ban Tôn giáo phối hợp với Công an Thành phố, Ban Dân vận Thành ủy,
Ủy ban MTTQ Thành phố làm tốt công tác nắm tình hình, công tác vận động quần chúng
tín đồ và chức sắc, tuyên truyền vận động đồng bào đạo Công giáo tham gia phong trào
quần chúng ở địa phương, thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 19/CT-TU ngày 30/8/2007 của
Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới.
- Chỉ đạo các Sở, Ban, Ngành liên quan của Thành phố hối hợp với MTTQ, các
đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội vận động chức sắc, tín đồ đạo Công giáo giáo thực
hiện cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư”,
phát huy vai trò nòng cốt, cốt cán, động viên chức sắc, tín đồ sống “tốt đời, đẹp đạo”,
góp phần đảm bảo an ninh chính trị và trật tự xã hội trên địa bàn Thủ đô.
Qua tuyên truyền, phổ biến các văn bản của Trung ương, nhất là Nghị quyết
Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX), Pháp lệnh, Luật
TNTG và các văn bản hướng dẫn, thi hành, nhìn chung đối tượng được tuyên truyền,
phổ biến đã nắm được nội dung cơ bản của các văn bản trên và có chuyển biến tích
cực. Các tầng lớp nhân dân, các chức sắc, tín đồ đạo Công giáo đánh giá cao chính
sách đổi mới của Đảng và Nhà nước. Các hoạt động đạo Công giáo theo quy định của
pháp luật đã trở thành xu thế chủ đạo, góp phần nâng cao hiệu quả công tác QLNN đối
với các hoạt động đạo Công giáo.
89
Những năm qua, UBND Thành phố đã ban hành VBQPPL nhằm nâng cao hiệu
quả QLNN về tôn giáo, định hướng hoạt động tôn giáo, đảm bảo tình hình an ninh tôn
giáo như:
- Quyết định số 148/2005/QĐ-UB ngày 30/9/2005 về việc ban hành quy định về
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức trong nước, tổ chức, cá nhân
nước ngoài và cơ sở tôn giáo trên địa bàn thành phố Hà Nội;
- Quyết định số 79/2007/QĐ-UB về việc Quy định cấp giấy phép xây dựng các
công trình trên địa bàn Thành phố Hà Nội, thay thế Quyết định số 28/2006/QĐ-UB
ngày 17/3/2006;
- Quyết định số 04/2010/QĐ-UBND ngày 20/01/2010 thay thế Quyết định số
79/2007/QĐ-UBND về việc Quy định cấp giấy phép xây dựng các công trình trên địa
bàn thành phố Hà Nội;
- Đề án 107/UBND-ĐA ngày 27/11/2009 của UBND Thành phố về Tăng
cường công tác QLNN về tôn giáo trên địa bàn Thành phố Hà Nội;
- Công văn số 77/UBND-TNMT ngày 22/12/2010 của UBND Thành phố về tăng
cường công tác QLNN đối với hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn Thành phố;
- Công văn số 147/UBND-TNMT ngày 28/12/2011 của UBND thành phố Hà
Nội về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước liên quan tôn giáo;
- Quyết định số 59/2013/QĐ-UBND ngày 19/12/2013 của UBND thành phố Hà
Nội về việc Quy định chi tiết một số nội dung về cấp Giấy phép xây dựng trên địa bàn
Thành phố.
Cùng với công tác thể chế văn bản pháp luật, những chủ trương, chính sách của
cấp trên, UBND, Ban Tôn giáo và chính quyền các cấp cũng đã có nhiều hoạt động
thiết thực trong việc tham mưu với các cơ quan QLNN cấp trên trong quản lý tôn giáo
nói chung và đạo Công giáo nói riêng như: Tham gia đóng góp ý kiến tổng kết 10 năm
thực hiện Pháp lệnh TNTG, tham gia góp ý sửa đổi Nghị định hướng dẫn thi hành
Pháp lệnh TNTG. Kiến nghị Ban Tôn giáo chính phủ ban hành các văn bản quy định
về tổ chức, hoạt động của các dòng tu; quản lý hoạt động từ thiện, nhân đạo của đạo
Công giáo. Kiến nghị các biện pháp giải quyết vấn đề nhà đất có liên quan đến đạo
Công giáo, những kiến nghị, góp ý của chính quyền thành phố đã góp phần không
nhỏ cho các cơ quan nhà nước hòan thiện hệ thống pháp luật về tôn giáo.
Như vậy, nhằm để triển khai những chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng,
Nhà nước và của Thành ủy, UBND thành phố Hà Nội đã rất quan tâm chỉ đạo việc xây
90
dựng và ban hành nhiều văn bản quan trọng, nhằm thể chế hóa nhưng văn bản của cấp
trên. Với việc thể chế hóa kịp thời các văn bản của Đảng, nhà nước và của Thành ủy
Thành phố, chính quyền TP. Hà Nội đã tạo những điều kiện thuận lợi cho việc thực
hiện quyền tự do TNTG của công dân, đáp ứng được về cơ bản những yêu cầu sinh hoạt
và hoạt động của các tổ chức tôn giáo trên địa bàn thành phố.
Biểu đồ 3.1: Kết quả khảo sát thực trạng về mức độ đáp ứng được của thể chế
pháp luật QLNN đối với hoạt động của đạo Công giáo ở nước ta hiện nay
Nguồn: Khảo sát thực tiễn của tác giả
Kết quả khảo sát thực tiễn cho thấy, nhìn chung các khách thể khảo sát nhận
định: trong những năm qua, hệ thống pháp thể chế luật pháp nhà nước về tôn giáo và
QLNN về tôn giáo khá hoàn thiện, với 48,67% số ý kiến công chức QLNN về tôn giáo
nhận định hệ thống pháp luật đầy đủ, đáp ứng được yêu cầu QLNN đối với hoạt động
Công giáo; 26,00% số ý kiến đánh giá đầy đủ, nhưng chưa đáp ứng được thực tiễn yêu
cầu quản lý hoạt động Công giáo và 25,33% số ý kiến cho là chưa đầy đủ, chưa đáp
ứng được yêu cầu quản lý đạo Công giáo.
Kết quả đánh giá trên là phù hợp với nhu cầu thực tiễn QLNN đối với hoạt
động Công giáo ở nước ta, trong hoàn cảnh đất nước có trên 6,5 triệu tín đồ, chức sắc
đạo Công giáo, thì việc xây dựng và ban hành những VBQPPL, quy định về tổ chức và
hoạt động của đạo Công giáo là cần thiết và khách quan.
3.3.2. Tuyên truyền phổ biến pháp luật và vận động chức sắc, tín đồ đạo Công giáo
3.3.2.1. Tuyên truyền phổ biến pháp luật
Nhận thức rõ vai trò của công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, từ năm 2005
đến năm 2017, TP. Hà Nội đã chỉ đạo tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tôn
giáo cho 11.359 lượt cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo cấp quận, huyện, thị xã;
48.67%
26%
25.33%
Đầy đủ, đáp ứng được
Đầy đủ, chưa đáp ứng được
Chưa đầy đủ, chưa đáp ứng được
91
phường, xã, thị trấn thuộc 30 quận, huyện, thị xã và 3.100 lượt chức sắc các tôn giáo
trong đó có chức sắc đạo Công giáo trên địa bàn Thành phố [9;12;13].
Ban Tôn giáo Thành phố đã phối hợp với Ban Dân vận Thành uỷ, MTTQ, Công
an Thành phố, các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức 107 Hội nghị phổ biến pháp luật
về tôn giáo cho 9.930 lượt cán bộ công tác tại các ban, ngành, đoàn thể. Cung cấp
12.000 tài liệu tuyên truyền cho các cơ quan, tổ chức, các tín đồ, chức sắc, nhà tu hành
các tôn giáo.
Từ năm 2015 đến nay, Ban Tôn giáo Thành phố đã phối hợp với Sở Tư pháp Hà
Nội triển khai 5 lớp tuyền truyền phổ biến chính sách pháp luật cho đội ngũ cán bộ làm
công tác tôn giáo và chức sắc các tôn giáo cho khoảng 2.500 lượt; phối hợp với
UBĐKCG Thành phố tuyên truyền từ 3 - 5 lớp cho đội ngũ Ban Đoàn kết Công giáo, Tổ
Đoàn kết Công giáo các quận, huyện, thị xã với khoảng 1000 lượt người tham dự [12;13].
Thực hiện Thông báo số 148-TB/TW, ngày 31/12/2008, Thủ tướng Chính phủ
đã ban hành Chỉ thị số 1940/CT-TTg về nhà, đất liên quan đến tôn giáo, UBND thành
phố Hà Nội đã triển khai hội nghị quán triệt, phổ biến nội dung Chỉ thị đến đội ngũ
Lãnh đạo chủ chốt của 30/30 quận, huyện, thị xã và các sở, ban, ngành có liên quan
trên địa bàn Thành phố.
Từ năm 2009 - 2016, trong quá trình triển khai các lớp tập huấn, đào tạo cán bộ
làm công tác tôn giáo và QLNN về tôn giáo các cấp, nội dung Thông báo 148-TB-TW
và Chỉ thị 1940/CT-TTg đã được các cấp chính quyền và các cơ sở, ngành chức năng
triển khai, quán triệt, hướng dẫn cụ thể tới đội ngũ cán bộ, công chức và chức sắc, tín
đồ tôn giáo [12;13]:
- Đối với cấp Thành phố: Năm 2009, tổ chức 5 lớp cho đối tượng cán bộ QLNN
về tôn giáo các cấp; năm 2010, tổ chức 01 lớp cho cán bộ lãnh đạo các Sở, Ban, Ngành
và UBND các quận, huyện, thị; 13 lớp cán bộ làm công tác tôn giáo và QLNN về tôn
giáo các cấp; 01 lớp cho cán bộ Công an Thành phố. Năm 2011, tổ chức 9 lớp cho đối
tượng lớp cán bộ làm công tác tôn giáo và QLNN về tôn giáo cấp quận, huyện, thị và
cơ sở; 01 lớp cho Ban Chỉ đạo công tác tôn giáo các quận, huyện, thị; 04 hội nghị
tuyên truyền tổ chức cho chức sắc, chức việc các tôn giáo; Từ năm 2012-2016, tổ chức
38 lớp cho cán bộ làm công tác tôn giáo các quận, huyện, thị và cơ sở[12].
- Đối với cấp cơ sở: Từ năm 2009-2016, đã có 30/30 quận, huyện, thị tổ chức
hội nghị quán triệt nội dung Thông báo 148-TB-TW, Chỉ thị 1940/CT-TTg và Công
92
văn số 3371/BNV-TH ngày 16/10/2009 của Bộ Nội vụ hướng dẫn việc triển khai Chỉ
thị số 1940/CT-TTg của Thủ tướng và các văn bản liên quan đến đội ngũ cán bộ chủ
chốt, cán bộ công chức thực thi công việc [12].
Chỉ tính riêng năm 2018, chính quyền các cấp TP. Hà Nội đã tổ chức tuyên
truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về TNTG cho 6.499 lượt người, trong đó đối
tượng làm công tác tôn giáo là 11.872 người; chức sắc tôn giáo là 9.417 lượt người [9].
3.3.2.2. Vận động thuyết phục tín đồ đạo Công giáo
Xác định công tác vận động và thuyết phục tín đồ là biện pháp chủ yếu trong
QLNN đối với hoạt động của đạo Công giáo trên địa bàn TP. Hà Nội, những năm qua,
chính quyền thành phố đã chỉ đạo Ban Tôn giáo Thành phố chủ trì, phối hợp với các
cơ quan, đơn vị chức năng trong hệ thống chính trị của thành phố Hà Nội thực hiện
nhiều cuộc vận động, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho các tín đồ, chức sắc
đạo Công giáo với những việc làm cụ thể sau [9]:
- UBND Thành phố, Ban Tôn giáo thành phố chỉ đạo UBND các quận, huyện,
thị xã thực hiện các cuộc vận động, tuyên truyền về chính sách, pháp luật cho các chức
sắc, tín đồ đạo Công giáo;
- Ban Tôn giáo thành phố phối hợp với đài truyền hình Hà Nội, báo Hà Nội
Mới xây dựng và phát sóng, biên tập các chương trình chuyên đề về chính sách, pháp
luật cho tín đồ, chức sắc tôn giáo nói chung và đạo Công giáo nói riêng.
- Ban Tôn giáo thành phố phối hợp với các đoàn thể như: MTTQ, Hội Cựu
chiến binh, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội phụ nữ tổ chức các cuộc vận động, các
phong trào nhằm xây dựng khối “Đại đoàn kết” toàn dân tộc; xây dựng lối sống mới
trong các khu vực dân cư.
- Phát động các phong trào xây dựng và bào vệ tổ quốc trong các cộng đồng đạo
Công giáothành phố như: “Công giáo đồng hành cùng dân tộc”, “Sống tốt đời, đẹp
đạo”, “nước vinh, đạo sáng”, “Xóa đói, giảm nghèo”. Nhờ những việc làm thiết thực
đó mà số hộ đói nghèo trong cộng đồng đạo Công giáo ngày càng giảm, số hộ khá giả,
giầu có ngày càng tăng, có địa bàn không còn hộ Công giáo nghèo, đói [13].
- Các đoàn thể xã hội Thành phố cũng phát động những phong trào từ thiện xã
hội, “góp đá Trường Sa”; phong trào ủng hộ cán bộ, chiến sỹ bảo vệ biển đảo tổ quốc,
khắc phục thiên tai, dịch bệnh.
Hưởng ứng các phong trào xã hội do các cấp phát động, trong nhiều năm qua
người Công giáo Thủ đô có nhiều việc làm sáng tạo để phát huy sức mạnh của cộng
93
đồng. Các thanh thiếu niên đạo Công giáo ở Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng lập các nhóm
ve chai đi thu gom phế liệu, bán đi lập quỹ để giúp các trẻ em nghèo miền núi, Bà con
Công giáo ở Thanh Oai, Sóc Sơn lập quỹ tiết kiệm để cứu trợ bà con lũ lụt ở miền
Trung; các nhà thờ đều lập hòm từ thiện ủng hộ người nghèo [13].
Việc giải phóng mặt bằng của nhiều địa phương khi phát triển cơ sở hạ tầng đều
gặp phải khó khăn. Nhưng ở các vùng giáo trên địa bàn thành phố Hà Nội, bà con đạo
Công giáo đã tích cực ủng hộ chủ trương của nhà nước với những việc làm thiết thực:
di chuyển phần mộ của người thân trả lại mặt bằng cho ban quản lý dự án làm đường
cao tốc; hiến đất để mở đường; tình nguyện phá nhà bếp, công trình phụ trợ để mở
rộng đường làng ngõ xóm; tích cực ủng hộ chủ trương dồn điền, đổi thửa; nghiêm
chỉnh thực hiện việc cưới, việc tang văn minh theo chủ trương của thành phố Hà Nội,
cá biệt một số người Công dạn đưa thi hài người quá cố của mình đi hỏa táng, điều mà
trước đây chưa bao giờ có [13].
Người Công giáoThủ đô không chỉ tích cực tham gia bầu cử thực hiện nghĩa vụ
của người công dân, mà còn tích cực tham gia vào việc quản lý điều hành xã hội; đã có
hàng ngàn người Công giáo giữ trọng trách trong chính quyền, MTTQVN các cấp hay
các đoàn thể xã hội từ địa phương đến Trung ương. Riêng huyện Phúc Thọ có
2.217/5.518 (chiếm 42,2%) người Công giáo tham gia vào các cơ quan, đoàn thể của
địa phương [14].
Rất nhiều xứ họ không có người Công giáo sinh con thứ ba, không có tệ nạn xã
hội hay trọng án hình sự như: Phường Phúc Tân trước đây là một tụ điểm ma túy phức
tạp, mấy năm gần đây không có người Công giáo nào nghiện mới, những người nghiện
cũ được đưa đi cai nghiện và tạo điều kiện để tái hòa nhập cộng đồng; một số người
Công giáo nhiễm HIV/AIDS ở Tây Hồ, Đống Đa đã trở thành các cộng tác viên tích
cực trong việc tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS.
Với giáo huấn: “Gia đình là tế bào của xã hội, là Hội thánh tại gia”, nên có ý nghĩa
vô cùng quan trọng với cả xã hội và giáo hội; phong trào xây dựng gia đình Công giáo
Văn hóa do UBĐKCG Thành phố phát động từ năm 2008 đã được triển khai ở tất cả các
quận, huyện, thị xã. Hàng năm, ở các cơ sở tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm, biểu dương
khen thưởng; năm 2009, UBĐKCG Thành phố đã tổ chức một buổi Tọa đàm về xây dựng
gia đình Công giáo Văn hóa ở Quận Tây Hồ. Nhờ vậy, số gia đình Công giáo đạt danh
hiệu gia đình văn hóa các cấp không ngừng tăng lên [13].
94
Bảng 3.2: Kết quả khảo sát thực trạng công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về
tôn giáo và công tác vận động, thuyết phục quần chúng tín đồ đạo Công giáo
Nội dung đánh giá
Mức độ thực hiện
Tốt Bình thường Chưa tốt Tổng số
SL
(người)
%
SL
(người)
%
SL
(người)
%
SL
(người)
%
Nhóm CBQLTG
Công tác hướng dẫn và
thể chế hóa chính sách,
pháp luật về tôn giáo
46 30.67 78 52.00 26 17.33 150 100
Công tác vận động và
thuyết phục tín đồ đạo
Công giáo
31 20.67 64 42.67 55 36.67 150 100
Nhóm cán bộ MTTQ, đoàn thể
Công tác hướng dẫn và
thể chế hóa chính sách,
pháp luật về tôn giáo
16 32.00 23 46.00 11 22.00 50 100
Công tác vận động và
thuyết phục tín đồ đạo
Công giáo
13 26.00 24 48.00 13 26.00 50 100
Kết quả tổng hợp hai nhóm
Công tác hướng dẫn và
thể chế hóa chính sách,
pháp luật về tôn giáo
62 31.00 101 50.50 37 18.50 200 100
Công tác vận động và
thuyết phục tín đồ đạo
Công giáo
44 22.00 88 44.00 68 34.00 200 100
Nguồn: Khảo sát thực tiễn của tác giả
Kết quả khảo sát thực tiễn cho thấy, các khách thể tham gia khảo sát đánh giá
kết quả thực hiện việc hướng dẫn và thể chế hóa chính sách, pháp luật về tôn giáo và
vận động và thuyết phục tín đồ đạo Công giáo được chính quyền thành phố thực hiện
khá hiệu quả, biểu hiện: 62/200 ý kiến cho rằng việc hướng dẫn và thể chế hóa chính
sách, pháp luật về tôn giáo được các cơ quan QLNN thực hiện tốt, chiếm tỷ lệ 31,00%;
101/200 ý kiến đánh giá thực hiện bình thường, chiếm tỷ lệ 50,50%; 37/200 ý kiến
đánh giá thực hiện chưa tốt, chiếm tỷ lệ 18%. Đối với việc vận động và thuyết phục tín
đồ đạo Công giáo có 44/200 ý kiến cho là thực hiện tốt, chiếm tỷ lệ 22,00%; 88/200 ý
kiến đánh giá là thực hiện bình thường, chiếm tỷ lệ 44,00%; 63/200 ý kiến cho là thực
hiện chưa tốt, chiếm tỷ lệ 34%. So sánh ý kiến đánh giá giữa hai nhóm khách thể cho
thấy: ý kiến đánh giá của hai nhóm khá tương đồng nhau, điều này chứng tỏ các ý kiến
đánh giá mang tính khoa học và khách quan.
Kết quả khảo sát phù hợp với nhận xét của các cơ quan QLNN về tôn giáo TP. Hà
Nội trong những năm qua, công tác hướng dẫn và thể chế hóa chính sách, pháp luật về tôn
95
giáo được các cơ quan có trách nhiệm thực hiện có hiệu quả, kịp thời, đáp ứng được nhu
cầu sinh hoạt tôn giáo nói chung và đạo Công giáo nói riêng. Trong việc thực hiện công
tác thuyết phục và vận động tín đồ đạo Công giáo mặc dù đã đạt những kết quả nhất định,
tuy nhiên vẫn còn những tồn tại, thách thức, những tồn tại thách thức này bắt nguồn từ
những nguyên nhân từ trình độ, kiến thức, nghiệp vụ và kinh nghiệm của cán bộ, công
chức làm công tác tôn giáo và QLNN về tôn giáo (xem phụ lục 3)
Mặc dù việc phổ biến, triển khai, thực hiện các văn bản của Trung ương cũng
như địa phương liên quan đến TNTG đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng quá
trình triển khai, thực hiện còn gặp một số khó khăn, bất cập như:
- Hình thức tuyên truyền, phổ biến chưa phong phú, đa dạng, chủ yếu thông qua
hình thức hội nghị, tập huấn, phát tài liệu tuyên truyền, phổ biến cho các các nhân, tổ
chức quan tâm, chưa tạo nên sự hấp dẫn, thu hút quần chúng nhân dân tham gia tìm
hiểu và chấp hành.
- Nội dung tuyên truyền phổ biến có lúc, có nơi chưa sâu sắc, sát hợp với từng
loại đối tượng. Hiệu quả tuyên truyền chưa cao, một số cán bộ được tuyên truyền
nhưng vẫn không hiểu hết tinh thần luật pháp về tôn giáo dẫn đến việc tổ chức thực
hiện có lúc, có nơi còn nhiều bất cập, lúng túng.
- Đối tượng tuyên truyền chưa rộng rãi, mới chỉ tập trung vào các cán bộ làm
công tác tôn giáo, cán bộ quản lý của Thành phố, quận, huyện và một số chức sắc, nhà
tu hành. Quá trình triển khai thực hiện còn chưa sâu rộng đến tất cả cán bộ công chức
đang trực tiếp làm công tác liên quan đến công tác tôn giáo tại cơ sở.
3.3.3. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tôn giáo của Thành phố
Thực hiện chủ trương thu gọn đầu mối các cơ quan giúp việc cho UBND thành
phố theo tinh thần Nghị định số 08/2007/NĐ-CP; thực hiện Nghị quyết số15/2008-
NQ-QH11 đến nay, Ban Tôn giáo TP. Hà Nội trở thành đơn vị tham mưu, giúp việc
cho Sở Nội vụ trong việc QLNN về tôn giáo trên địa bàn thành phố với những chức
năng và nhiệm vụ sau:
Ban Tôn giáo thành phố Hà Nội
Vị trí, chức năng của Ban Tôn giáo TP. Hà Nội: Ban Tôn giáo là tổ chức trực
thuộc Sở Nội vụ Hà Nội, giúp Giám đốc Sở Nội vụ tham mưu cho UBND Thành phố
thực hiện chức năng QLNN về lĩnh vực tôn giáo. Ban Tôn giáo chịu sự chỉ đạo, quản
lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Sở Nội vụ TP. Hà Nội; đồng thời chịu sự
96
hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Ban Tôn giáo Chính phủ trực thuộc Bộ Nội
vụ [28;22].
Ban Tôn giáo TP. Hà Nội có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng,
có trụ sở, biên chế, kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp; chịu sự chỉ đạo,
quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Sở Nội vụ Hà Nội, đồng thời chịu sự chỉ
đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Ban Tôn giáo Chính phủ trực thuộc Bộ
Nội vụ; trong những trường hợp cần thiết, trưởng ban Ban Tôn giáo thành phố được
báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch UBND TP. Hà Nội, đồng thời báo
cáo với Giám đốc Sở Nội vụ TP. Hà Nội [22].
Ban Tôn giáo TP. Hà Nội có nhiệm vụ giúp Giám đốc Sở Nội vụ Thành phố một
số nội dung sau [22]:
- Xây dựng trình cấp có thẩm quyền các dự thảo VBQPPL thuộc lĩnh vực tôn giáo.
- Xây dựng trình Giám đốc Sở Nội vụ ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp
có thẩm quyền ban hành chương trình, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng
năm về lĩnh vực tôn giáo.
- Thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và
chương trình, quy hoạch, kế hoạch dài hạn năm năm và hàng năm về lĩnh vực tôn giáo
sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về tôn giáo
đối với cán bộ, công
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_quan_ly_nha_nuoc_doi_voi_hoat_dong_cua_dao_cong_giao.pdf