Luận án Quản lý Nhà nước đối với nguồn nhân lực y tế dự phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN. i

LỜI CẢM ƠN. ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN.iii

MỤC LỤC. iv

DANH MỤC BẢNG.viii

1. Tính cấp thiết của đề tài. 1

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 4

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 4

4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu . 5

5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu của đề tài. 6

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài . 7

7. Những đóng góp mới của luận án. 7

8. Cấu trúc của Luận án . 8

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

ĐỀN ĐỀ TÀI . 9

1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu. 9

1.1.1. Các công trình về quản lý nguồn nhân lực và quản lý nhà nước về

nguồn nhân lực. 9

1.1.2. Các công trình nghiên cứu về quản lý nguồn nhân lực y tế và quản

lý nhà nước về nguồn nhân lực y tế . 19

1.1.3. Các công trình nghiên cứu về quản lý nguồn nhân lực y tế dự phòng

và quản lý nhà nước về nguồn nhân lực y tế dự phòng. 30

1.2. Đánh giá về tổng quan những công trình, dữ liệu liên quan đến

luận án. 33

1.2.1. Những kết quả đạt được của hệ thống các công trình, tài liệu . 33

1.2.2. Những nội dung chưa được làm rõ trong các công trình tổng quan. 35v

Chương 2: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI

VỚI NGUỒN NHÂN LỰC Y TẾ DỰ PHÒNG . 37

2.1. Nguồn nhân lực và nguồn nhân lực y tế dự phòng. 37

2.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực. 37

2.1.2. Nguồn nhân lực y tế và nguồn nhân lực y tế dự phòng . 40

2.1.3. Tầm quan trọng của nguồn nhân lực y tế dự phòng. 46

2.1.4. Yêu cầu đối với nguồn nhân lực y tế dự phòng . 49

2.2. Quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực y tế dự phòng. 55

2.2.1. Quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực y tế dự phòng . 55

2.2.2. Vai trò của quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực y tế dự phòng 59

2.2.3. Nội dung quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực y tế dự phòng62

2.2.4. Chủ thể và đối tượng quản lý nhà nước đối với NNL YTDP. 69

2.3. Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước đối với NNL YTDP . 71

2.3.1. Hệ thống quan điểm của Đảng và chính sách, pháp luật Nhà nước

trong đó coi trọng sức khỏe của người dân. 71

2.3.2. Yêu cầu của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam . 72

2.3.3. Quá trình phát triển đời sống kinh tế xã hội . 73

2.3.4. Sự quan tâm của xã hội. 74

2.3.5. Hội nhập quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa . 75

2.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với NNL YTDP và các giá trị

tham khảo rút ra . 76

2.4.1. Kinh nghiệm của Thành phố Đà Nẵng . 76

2.4.2. Kinh nghiệm của Thành phố Hà nội. 78

2.4.3. Các giá trị tham khảo đối với Thành phố Hồ Chí Minh. 80

pdf238 trang | Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 425 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý Nhà nước đối với nguồn nhân lực y tế dự phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uyện Bình Chánh 14 17 77 21 Trung tâm Y tế Huyện Cần Giờ 2 1 58 22 Trung tâm Y tế Huyện Củ Chi 6 96 23 Trung tâm Y tế Huyện Nhà Bè 1 1 72 24 Trung tâm Y tế Huyện Hóc Môn 6 12 92 (Nguồn: Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh) Số liệu Bảng 3.2. cho thấy số lượng nhân lực cao nhất phân bổ tại Trung tâm YTDP quận 8 với 283 người và thấp nhất tại Trung tâm y tế dự phòng quận 1 với 50, tỷ lệ chênh lệch số lượng nguồn nhân lực là 5,66:1. Đây là mức độ chênh lệch tương đối lớn trong phân bổ nguồn nhân lực giữa các Trung tâm y tế dự phòng tuyến quận huyện. Trong khi đó, số lượng nguồn nhân lực tính theo bình quân của mỗi Trung tâm Y tế là 101,75 người [108]. 3.2.2. Về chất lượng nguồn nhân lực y tế dự phòng 3.2.2.1. Về sức khỏe nguồn nhân lực y tế dự phòng Sức khỏe (thể chất) NNL là một tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá chất lượng NNL YTDP. Do đó, yêu cầu tuyển dụng đối với nhân lực y tế dự phòng phải bao gồm hồ sơ, tài liệu về khám sức khỏe thông thường và khám sàng lọc các loại dịch bệnh truyền nhiễm, dịch bệnh nguy hiểm. Đối với tiêu chí này, 100% NNL YTDP tại TP. Hồ Chí Minh đáp ứng ngay từ khâu tuyển dụng. Đồng thời, hàng năm ngành y tế dự phòng đều tổ chức khám định kỳ sức khỏe, thể chất của cán bộ, viên chức công tác tại các cơ sở y tế dự phòng trên địa bàn. Bên cạnh đó, đội ngũ nhân lực cũng được trang bị các dụng cụ, thiết bị y tế đảm bảo nhằm ngăn chặn lây lan dịch bệnh trong quá trình tiếp xúc với bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm; quá trình thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh. 94 Bảng 3.3: Kết quả khảo sát thực trạng chất lượng NNL YTDP của TP. Hồ Chí Minh Nội dung trả lời Phương án trả lời Tốt Bình thường Chưa tốt Số lượng % Số lượng % Số lượng % Nhóm I: Cán bộ quản lý y tế Sức khỏe 16 32.0 17 34.0 17 34.0 Đạo đức nghề nghiệp 26 52.0 16 32.0 8 16.0 Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ 25 50.0 14 28.0 11 22.0 Khả năng ứng dụng khoa học, công nghệ 18 36.0 18 36.0 14 28.0 Nhóm II: Viên chức YTDP Sức khỏe 51 34.0 47 31.3 52 34.7 Đạo đức nghề nghiệp 80 53.3 45 30.0 25 16.7 Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ 78 52.0 40 26.7 32 21.3 Khả năng ứng dụng khoa học, công nghệ 53 35.3 47 31.3 50 33.3 Nhóm III: Nhân dân Sức khỏe 112 56.0 63 31.5 25 12.5 Đạo đức nghề nghiệp 112 56.0 47 23.5 41 20.5 Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ 117 58.5 52 26.0 31 15.5 Khả năng ứng dụng khoa học, công nghệ 73 36.5 82 41.0 45 22.5 Tổng hợp 3 nhóm đối tượng Sức khỏe 179 44.8 127 31.8 94 23.5 Đạo đức nghề nghiệp 218 54.5 108 27.0 74 18.5 Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ 220 55.0 106 26.5 74 18.5 Khả năng ứng dụng khoa học, công nghệ 144 36.0 147 36.8 109 27.3 Nguồn: Khảo sát thực tiễn của tác giả. Để thu thập thông tin phục vụ cho việc nghiên cứu thực trạng NNL YTDP tại TP. Hồ Chí Minh, tác giả đã xây dựng mẫu phiếu khảo sát và tiến hành khảo sát đối với 400 mẫu phiếu dành cho đối tượng khảo sát là viên chức quản lý, viên chức 95 YTDP và nhân dân, người từ 18 tuổi trở lên, đến thăm khám và nghe tư vấn của y bác sỹ YHDP trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Kết quả khảo sát cho thấy, cơ bản có 179/400 số ý kiến được khảo sát khẳng định, NNL YTDP có thể trạng tốt, chiếm tỷ lệ 44,8%, số ý kiến cho là ở mức độ trung bình là 127/400, chiếm tỷ lệ 31,5%; số ý kiến cho rằng thể trạng NNL YTDP chưa tốt còn khá cao với 94/400 ý kiến, chiếm tỷ lệ 23,5%. So sánh ý kiến khảo sát giữa 3 nhóm đối tượng cho thấy, nhóm I và II có ý kiến đánh giá khá tương đồng, nhóm II (nhân dân) đánh giá thể trạng của NNL YTDP lạc quan hơn. Tìm hiểu thực tiễn cho thấy, kết quả đánh giá của nhóm I và II khách quan và có cơ sở khoa học hơn vì cơ cấu NNL YTDP có tỷ lệ là nữ giới chiếm tỷ lệ 63%, cao hơn năm giới là 1,72 lần, bên cạnh đó, thực trạng tầm vóc của người Việt cơ bản là nhỏ, thấp hơn so với khu vực và trên thế giới, xuất phát từ những nguyên nhân lịch sử và kinh tế của đất nước. Qua đó có thể thấy, thể trạng NNL YTDP để đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao hơn trong việc phòng ngừa và kiểm soát bệnh tật vẫn là những thách thức đối với các cơ quan chức năng. (xem Bảng 3.3) 3.2.2.2. Về đạo đức nghề nghiệp Tìm hiểu thực trạng về đạo đức nghề nghiệp của NNL YTDP Thành phố cho thấy, cơ bản viên chức YTDP có đạo đức nghề nghiệp tốt, có thái độ, hành vi và ứng xử trong việc cung cấp dịch vụ YTDP đúng chuẩn mực nghề nghiệp, có thái độ ôn tồn, hòa nhã và cư xử văn hóa với nhân dân, có tâm với nghề. Kết quả đánh giá cán bộ, viên chức thành phố năm 2019 cho thấy, có 12,5% cán bộ, viên chức y tế dự phòng TP. Hồ Chí Minh được đánh giá là hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, 86,1% hoàn thành tốt nhiệm vụ và 2% hoàn thành nhiệm vụ (kết quả đánh giá năm 2018). Kết quả này thu nhận được thông qua việc đánh giá CBCCVC theo Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về phân loại, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức. Tuy nhiên, khung đánh giá theo Nghị định số 56/2015/NĐ-CP còn tương đối rộng và có tính định tính cao, bên cạnh đó, ngành y tế dự phòng TP. Hồ Chí Minh chưa xây dựng được hệ thống đánh giá công chức, viên chức theo kết quả thực thi công việc nên việc đánh giá chưa phản ánh một cách chính xác cao và cụ thể. 96 Kết quả khảo sát thực tiễn của tác giả cho thấy có 218/400 số ý kiến được khảo sát khẳng định NNL YTDP có đạo đức nghề nghiêp tốt, chiếm tỷ lệ 54,5%; số ý kiến nhận định đạo đức nghề của NNL YTDP ở mức độ trung bình là 108/400 ý kiến, chiếm tỷ lệ 27%; số người được hỏi cho là đạo đức nghề của NNL YTDP chưa tốt là 74/400 ý kiến, chiếm tỷ lệ 18,5%. So sánh ý kiến nhận định của 3 nhóm đối tượng cho thấy, nhóm III (nhân dân) có nhận định NNL YTDP chưa tốt về đạo đức nghề cao nhất, chiếm tỷ lệ 20,5%. Quan sát việc thực hành nghề nghiệp cho thấy, thực tế xuất phát từ áp lực công việc, một bộ phận viên chức YTDP không kiểm soát được hành vi của bản thân, đôi lúc còn có hành vi ứng xử thiếu chuẩn mực trong thi hành nhiệm vụ, vì vậy nhận định của các nhóm đối tượng là khách quan. Đây cũng là những vấn đề cần phải xem xét, chuẩn hóa trong giai đoạn kế tiếp. (Xem Bảng 3.3) 3.2.2.3. Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ Nghiên cứu các Báo cáo Tổng kết ngành của Sở Y tế Thành phố thấy rằng, đến 31/12/2019, trong tổng số 3.016 người làm việc trong hệ thống ngành YTDP TP. Hồ Chí Minh có 14 tiến sĩ, 196 thạc sĩ, 2.396 đại học, 307 người có trình độ cao đẳng và 103 người có trình độ trung cấp. Đội ngũ nhân lực y tế dự phòng này được đào tạo các chuyên ngành khác nhau gồm bác sĩ y học dự phòng, y tế công cộng, Y sĩ, Kỹ thuật viên Y, ngành sinh học, ngành hóa học, Điều dưỡng (Y tá), Dược sĩ, Hộ sinh, Y học cổ truyền, Cán bộ chuyên ngành Dân số và các chuyên ngành khác [111]. Qua số liệu trên cho thấy, hiện nay trình độ chuyên môn của NNL YTDP tại TP. Hồ Chí Minh chủ yếu là Đại học chiếm 79,4% trên tổng số nguồn nhân lực của Thành phố; trong đó nguồn nhân lực có trình độ trên Đại học chỉ chiếm 6,9% trên tổng quá. Thực tế cho thấy, với tình hình phức tạp của dịch bệnh như hiện nay thì vai trò của các cơ quan y tế dự phòng ngày càng phải nâng cao về trình độ chuyên môn. Với thực trạng trên, trong thời gian tới Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh cần tạo điều kiện cũng như phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức nhiều các lớp bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, cử NNL YTDP tham gia nhằm nâng cao trình độ, tăng 97 số lượng nhân lực có trình độ trên đại học, nhằm đáp ứng yêu cầu công việc trong giai đoạn mới [111]. Kết quản đánh giá thực trạng trình độ NNL YTDP của tác giả thấy rằng về cơ bản các nhóm khảo sát khẳng định NNL YTDP Thành phố có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ khá tốt, chiếm tỷ lệ 55,5%, số ý kiến cho là ở mức trung bình 106 người, chiếm tỷ lệ 26,5%, tỷ lệ được cho là chưa đáp ứng được yêu cầu công việc là 18,5%. Tìm hiểu vấn đề này qua một số cán bộ quản lý, được biết, thực tế vẫn còn một bộ phận của NNL YTDP chưa đáp ứng tốt được yêu cầu nhiệm vụ, xuất phát từ tuổi tác, thể trạng và chưa thích ứng với yêu cầu công tác trong giai đoạn hiện nay. (xem bảng 3.3) 3.2.2.4. Về khả năng thành thạo và ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác Từ thực tiễn công tác, qua quan sát và nghiên cứu các Báo cáo Tổng kết của Sở Y tế Thành phố và các cơ sở YTDP cho thấy, số lượng các viên chức YTDP thành thạo và giỏi ứng dụng khoa học, công nghệ vào công tác còn chưa thực sự tốt, nhất là những trang thiết bị y tế hiện đại. Số lượng viên chức giỏi tập trung chủ yếu vào những người trẻ và đội ngũ kỹ thuật viên, họ mới được đào tạo và được bồi dưỡng, chuyển giao công nghệ. Kết quả khảo sát thực tiễn của tác giả cũng khẳng định, về khả năng ứng dụng khoa học, công nghệ của NNL YTDP còn chưa tốt, thể hiện số ý kiến cho là khả năng ứng dụng khoa học và công nghệ vào công tác còn chưa tốt là khá cao với 109/400 ý kiến, chiếm tỷ lệ 27,3%, trong đó nhóm I cho là chưa tốt là 28%, nhóm II là 33,3% và nhóm 3 là 22,5%. Những thách thức về ứng dụng khoa học và công nghệ sẽ là những rào cản không nhỏ trong việc thực hiện những nhiệm vụ về YTDP của Thành phố trong tương lai. 3.3. Thực trạng thực hiện nội dung quản lý nhà nước đối với NNL YTDP 3.3.1. Về xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực y tê dự phòng Thành phố Ngày 23/02/2005, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết của số 46-NQ/TW về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới nội dung Nghị quyết khẳng định [10]: 98 - Sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội. Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân là hoạt động nhân đạo, trực tiếp bảo đảm nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước. Đầu tư cho lĩnh vực này là đầu tư phát triển, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ. - Nghề y là một nghề đặc biệt, cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt. Mỗi cán bộ, nhân viên Y tế phải không ngừng nâng cao đạo đức nghề nghiệp và năng lực chuyên môn, xứng đáng với sự tin cậy và tôn vinh của xã hội, thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Người thầy thuốc giỏi đồng thời phải là người mẹ hiền. Thể chế hóa quan điểm của Đảng, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 153/2006/QĐ-TTg, ngày 30/6/2006 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 và sau đó là một loạt các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch hệ thống y tế dự phòng như: Quyết định số 30/2008/QĐ-TTg ngày 22//02/2008 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020; Quyết định số 24/QĐ-TTg ngày 06/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch xây dựng TP. Hồ Chí Minh đến năm 2025; Quyết định số 92/QĐ-TTg ngày 09/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án giảm quá tải bệnh viện giai đoạn 2013 - 2020; Quyết định số 2631/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025. Bộ y tế đã ban hành Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực y tế giai đoạn 2012-2020, các chiến lược, quy hoạch của nhà nước nói trên là định hướng quan trọng cho hoạt động quản lý NNL YTDP cả nước nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Về phía Thành phố Hồ Chí Minh, dựa trên cơ sở các quy hoạch, kế hoạch của Chính phủ và Bộ Y tế và căn cứ vào Quyết định số 165/2004/QĐ-UB ngày 02 2004 Về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở vật chất ngành Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020; Kết luận số 156-KL/TU ngày 08/01/2014 99 của Ban Thường vụ Thành ủy, Sở Y tế đã tham mưu cho UBND TP. Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số: 1865/QĐ-UBND, ngày 16/4/2014 về Quy hoạch phát triển ngành y tế Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025. Trong đó, có khẳng định: “Lĩnh vực y tế dự phòng và tuyến y tế cơ sở đạt Cán bộ y tế/tổng Cán bộ y tế thuộc ngành chiếm 30% năm 2020”[139]. Trong giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2025 thì cán bộ y tế tại các cơ sở đều đáp ứng yêu cầu chuyên môn, có trình độ sau đại học chiếm tỷ lệ cao, đội ngũ cán bộ quản lý y tế đều được đào tạo hoàn chỉnh về quản lý y tế, quản lý bệnh viện [139]. Để triển khai quy hoạch của UBND Thành phố, Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh đã thực hiện các hoạt động nhằm công bố và phổ biến rộng rãi Quy hoạch phát triển ngành y tế TP. Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025. Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các quận/huyện trên địa bàn Thành phố trong việc xây dựng và triển khai thực hiện các kế hoạch phát triển 5 năm và hàng năm theo đúng định hướng quy hoạch. Sở Y tế định kỳ hàng năm tổng kết, báo cáo kết quả thực hiện quy hoạch, tham mưu cho UBND Thành phố điều chỉnh quy hoạch kịp thời khi không còn phù hợp. Đối với các cơ sở y tế dự phòng và các trung tâm y tế trên địa bàn Thành phố, dựa trên Quyết định: 1865/QĐ-UBND của UBND Thành phố và theo các hướng dẫn của Sở Y tế xây dựng và triển khai thực hiện các quy hoạch, kế hoạch hoạt động trong đó, có kế hoạch phát triển NNL YTDP. Hàng năm, các cơ sở YTDP trên địa bàn Thành phố, các cơ sở, trung tâm y tế đều rà soát kế hoạch NNL YTDP đối chiếu với định mức biên chế theo phân cấp của Sở Y tế và UBND các quận/huyện để xác định nhu cầu tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch và phát triền đội ngũ nhân viên YTDP. Thông qua rà soát và kế hoạch hóa NNL YTDP về cơ bản, các cơ sở y tế dự phòng và các trung tâm y tế đã chủ động trong việc bố trí, sắp xếp, khai thác NNL YTDP trong việc thực hiện những chức năng, nhiệm vụ của đơn vị. 100 Biểu 3.2. Kết quả khảo sát thực trạng quy hoạch NNL YTDP của Thành phố Hồ Chí Minh (đơn vị tính %) 74.0 46.0 53.0 0.0 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0 70.0 80.0 CBQLYT VCYTDP Tổng hợp Thực hiện tốt Thực hiện bình thường Thực hiện chưa tốt Nguồn: Tác giả khảo sát thực tiễn Kết quả khảo sát của tác giả với 2 nhóm đối tượng là CBQL y tế và viên chức YTDP nhận thấy, về cơ bản các nhóm đối tượng đều khẳng định, Thành phố và các cơ sở y tế chưa làm tốt công tác quy hoạch phát triển NNL YTDP, thể hiện: có 106/200 ý kiến được hỏi khẳng định công tác quy hoạch chưa tốt, chiếm tỷ lệ rất cao lên tới 53,0%; trong đó số ý kiến cho là thực hiện tốt chỉ 49/200 ý kiến, chiếm tỷ lệ 24,5%. Mặc dù Thành phố có Quy hoạch phát triển cơ sở vật chất cho các trung tâm YTDP và các trung tâm y tế tuyến huyện, tuy nhiên, đối với NNL YTDP lại chưa có một quy hoạch tổng thể trên toàn phạm vi Thành phố, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hụt và mất cân đối NNL TDP trên địa bàn Thành phố những năm gần đây. Bên cạnh đó công tác tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch nhân sự cũng không được thực hiện tốt vì nhiều lí do khác nhau, trong đó có lí do sức hấp dẫn của thị trường bên ngoài, công tác phát triển cán bộ thiếu minh bạch, công tác quản lý, bố trí viên chức thiếu khoa học, hợp lý, bên cạnh đó là chính sách đãi ngộ đối và áp lực công việc cũng là những nguyên nhân dẫn đến việc thực hiện quy hoạch NNL YTDP chưa đạt chất lượng, hiệu quả cao. 3.3.2. Về ban hành, hướng dẫn, tổ chức thực hiện chính sách pháp luật về quản lý NNL YTDP Thành phố Một là, hướng dẫn và thể chế hóa chính sách, pháp luật về quản lý nguồn 101 nhân lực y tế Thành phố Sau khi Luật Khám bệnh, Chữa bệnh được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 23/11/2009 có hiệu lực từ ngày 01/01/2011. Bộ trưởng Bộ y tế ban hành hệ thống các Thông tư liên quan đến quản lý nguồn nhân lực y tế như: - Thông tư số 22/2013/TT-BYT ngày 09/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc “Hướng dẫn việc đào tạo liên tục cho cán bộ y tế” để thay thế thông tư 07/2008/TT-BYT. Thông tư quy định về công tác đào tạo, cập nhật kiến thức, kỹ năng, thái độ về chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ y tế; quy định về chương trình, tài liệu dạy học và công tác quản lý đào tạo liên tục trong ngành y tế. - Thông tư liên tịch số 51/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 11/2/2015 của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Phòng Y tế thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. - Thông tư số 37/2016/TT-BYT, ngày 25/10/2016 của Bộ trưởng bộ y tế Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của trung tâm y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ươn”. - Thông tư số 26/2017/TT-BYT, ngày 26/06/2017 Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành “Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”. Để hiện thực hóa những chỉ đạo của cấp Trung ương liên quan đến vấn đề YTDP, Thành ủy, UBND thành phố, Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh đã kịp thời xây dựng và thể chế hóa bằng hệ thống các văn bản sau để thực hiện các nhiệm vụ quản lý NNL YTDP như sau: - Quyết định số 165/2004/QĐ-UB ngày 02/7/2004 của UBND TP. Hồ Chí Minh phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở vật chất ngành Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020. 102 - Quyết định số 06/2015/QĐ-UBND ngày 25/01/2015 của UBND về Chính sách thu hút, hỗ trợ cho cán bộ, viên chức công tác tại các sơ sở y tế thuộc y tế dự phòng của thành phố Hồ Chí Minh. - Quyết định số 6583/QĐ-UBND ngày 16/12/2016 của UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức lại TTYT Dự Phòng Quận, huyện thành Trung Tâm Y Tế Quận, huyện trực thuộc UBND Quận, Huyện. - Quyết định số 6527/QĐ-UBND ngày 21/12/2017 của Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh phê duyệt đề án “Tổ chức lại các Trung tâm chuyên ngành thuộc lĩnh vực y tế dự phòng” thành “Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thành phố” - Quyết định số 2136/QĐ-UBND ngày 03/5/2017 của Chủ tịch UBND thành phố Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực y tế của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020. - Quyết định số 01/QĐ-UBND ngày 16/01/2018 của UBND thành phố ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Y tế. - Quyết định số 1312/QĐ-UBND ngày 05/4/2019 của chủ tịch UBND thành phố về Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình đào tạo nguồn nhân lực y tế của thành phố Hồ Chí Minh năm 2019. Như vậy, trong những năm qua công tác hướng dẫn và thể chế hóa các văn bản pháp luật của nhà nước có liên quan đến luôn được Thành ủy, UBND thành phố và Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh luôn được quan tâm với những văn bản hướng dẫn và thể chế hóa kịp thời nhằm đưa các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước đi vào thực tiễn hoạt động quản lý NNL YTDP. Đây là cơ sở quan trọng để thực hiện tốt nội dung QLNN đối với NNL YTDP TP. Hồ Chí Minh. Bên cạnh những VBQPPL trên, Thành phố cũng kịp thời tuyên truyền hướng dẫn và thể chế hóa những VPQPPL về cán bộ, công chức và các nghị đinh hướng dẫn thi hành như: Luật cán bộ, công chức 2008, Luật viên chức 2010 và luật sửa đổi, bổ sung năm 2020, các nghị định hướng dẫn việc tuyển dụng, sử dụng đối với công chức, viêc chức, những quy định của nhà nước về việc đào 103 tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và những quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với viên chức NNL YTDP. Qua việc triển khai các quy định nhà nước, Thành phố đã kịp thời đưa những chính sách, pháp luật về quản lý, phát triển NNL YTDP vào cuộc sống, góp phần thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ QLNN đối với NNL YTDP, đáp ứng được yêu cầu phòng ngừa bệnh tật cho nhân dân. Hai là, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý NNL YTDP Thành phố Để tổ chức thực hiện tốt các chính sách, pháp luật đối quản lý NNL YTDP Thành phố, Sở Y tế đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn khác tham mưu cho UBND Thành phố ban hành Kế hoạch số 2686/KH-UBND ngày 18/6/2018 của UBND thành phố về phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2018 - 2021 tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật với kết quả cụ thể như: Hàng năm Sở Y tế Thành phố đều xây dựng kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật của ngành Y tế. Những năm qua, Sở Y tế Thành phố đã ban hành văn bản nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước NNL YTDP như: - Quyết định số 1363/QĐ-SYT của Sở Y tế ban hành ngày 27/3/2014 quy định về phân công công việc của Ban Giám đốc sở Y tế. - Quyết định số 4842/QĐ-SYT của Sở Y tế ban hành ngày 19/10/2015 về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm y tế sự phòng thành phố thuộc Sở Y tế. - Quyết định số 2685/QĐ-SYT của Sở Y tế ban hành ngày 15/06/2015 về việc Ban hành quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức viên chức của ngành y tế thành phố Hồ Chí Minh. - Quyết định số 3769/QĐ-SYT của Sở Y tế ban hành ngày 13/08/2015 ban hành Quy định về công tác thi đua, khen thưởng của Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh . - Phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo, sở Tài chính ban hành Hướng dẫn số 4556/HDLS-SYT-SNV-SGDĐT-STC ngày 07/7/2015 về thực hiện Quyết định số 06/2015/QĐ-UBND ngày 25/01/2015 của UBND về chính sách thu 104 hút, hỗ trợ cho cán bộ, viên chức công tác tại các sơ sở y tế thuộc y tế dự phòng của thành phố Hồ Chí Minh. - Quyết định 4792/SYT-TCCB của Sở Y tế Thành phố ban hành ngày 24/07/2018 về Điều chỉnh bổ sung kế hoạch, số 4634 KH-SYT ngày 17/7/2018 của SYT về triển khai thực hiện việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong ngành y tế. - Công văn số 4567/SYT-TCCB ngày 21/8/2019 của Sở Y tế về chấn chỉnh thái độ, ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức trong thi hành công vụ. Bảng 3.4: Thực trạng xây dựng và tổ chức thực thi chính sách, pháp luật đối với NNL YTDP tại TP. Hồ Chí Minh Nhóm đối tượng Phương án trả lời Đáp ứng tốt Bình thường Chưa đáp ứng được Số lượng % Số lượng % Số lượng % Cán bộ quản lý y tế 26 52.0 15 30.0 9 18.0 Viên chức YTDP 77 51.3 39 26.0 34 22.7 Tổng hợp hai nhóm 103 51.5 54 27.0 43 21.5 Nguồn: Tác giả khảo sát thực tiễn Như vậy, nhằm để triển khai những chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và của Thành ủy, UBND thành phố và Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh đã rất quan tâm chỉ đạo việc xây dựng và ban hành nhiều văn bản quan trọng, nhằm thể chế hóa nhưng văn bản của cấp trên. Qua đó chính quyền TP. Hồ Chí Minh đã tạo những điều kiện thuận lợi cho việc quản lý và phát triển NNL YTDP Thành phố. Kết quả khảo sát thực tiễn của tác giả về thực trạng thể chế hóa và tổ chức thực thi chính sách, pháp luật đối với NNL YTDP ở TP. Hồ Chí Minh cho thấy, về cơ bản các nhóm đối tượng tham gia khảo sát đều cho rằng thực hiện tốt, thể hiện có 103/200 số khách thể khẳng định thực hiện tốt, chiếm tỷ lệ 51,5%; số ý kiến cho là ở mức trung bình là 54/200 ý kiến, chiếm tỷ lệ 27%. Tuy nhiên số ý kiến cho là chính sách, pháp luật và tổ chức thực hiện chưa tốt còn khá cao, với 43/200 ý kiến, chiếm tỷ lệ 21,5%. Thực tiễn nhiều ý kiến cho rằng, những chính sách như tuyển dụng, sử dụng, đánh giá và đãi ngộ NNL YTDP còn chưa hợp lý, chưa tương xứng với nhiệm vụ 105 được giao, nhất là chế độ tiền lương, đây cũng là thách thức không nhỏ đối với ngành y tế trong việc giữ chân NNL y tế có chất lượng cao trong cơ chế thị trường. Bên cạnh đó, việc đổi mới chính sách tuyển dụng và sử dụng viên chức theo Luật Sửa đổi luật Cán bộ, Công chức, Viên chức 2019 cũng chưa thực sự phù hợp với thực tiễn thị trường lao động và chính sách đãi ngộ viên chức YTDP. Đánh giá về 3 khâu bước trong việc xây dựng, tuyên truyền, phổ biên và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về YTDP cho thấy còn có những hạn chế, thách thức, thể hiện có 38/200 ý kiến cho là hoạch định chính sách còn chưa tốt, chiếm tỷ lệ 19,0%; có 48/200 ý kiến cho là việc tuyên truyền, chính sách pháp luật còn chưa tốt, chiếm tỷ lệ 24% và có 54/200 số ý kiến cho là thực hiện chính sách pháp luật yếu, chiếm tỷ lệ 27,5% (đây là khâu yếu nhất trong chu trình chính sách). (xem Bảng 3.4 và Phụ lục) 3.3.3. Về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực y tế TP. Hồ Chí Minh Hệ thống những cơ quan có chức năng QLNN về NNL YTDP của Thành phố bao gồm những cơ quan, tổ chức sau: • Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh là cơ quan do do HĐND TP. Hồ Chí Minh bầu ra, là cơ quan chấp hành của HĐND TP. Hồ Chí Minh, cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn Thành phố, chịu trách nhiệm trước Nhân dân, HĐND Thành phố và cơ những cơ quan cấp trên. Ủy bản nhân dân Thành phố có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân; bảo vệ và chăm sóc người mẹ, trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người nghèo, trẻ mồ côi không nơi nương tựa và người có hoàn cảnh khó khăn khác. Quyết định biện pháp phòng, chống dịch bệnh; biện pháp thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn. UB

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_quan_ly_nha_nuoc_doi_voi_nguon_nhan_luc_y_te_du_phon.pdf
  • pdfQD Hai (7).pdf
  • pdfTóm tắt TA.pdf
  • pdfTóm tắt TV.pdf
  • pdfTrang TTM.pdf
  • pdfTrich yeu luan an.pdf
Tài liệu liên quan