Luận án Quản lý nhà nước nhằm phát triển các dịch vụ cơ bản đối với người nghèo trên địa bàn thành phố Hà Nội

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ

TÀI LUẬN ÁN 7

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về đói nghèo và quản lý nhà nước nhằm phát

triển các dịch vụ cơ bản đối với người nghèo trên thế giới và ở Việt Nam 7

1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu về đói nghèo, dịch vụ cho người

nghèo và quản lý nhà nước nhằm phát triển các dịch vụ cơ bản đối với

người nghèo ở Hà Nội 14

1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 17

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC Ở

CẤP TỈNH, THÀNH PHỐ NHẰM PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ CƠ BẢN

ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO 21

2.1. Người nghèo và các dịch vụ cần thiết cho người nghèo 21

2.2. Khái niệm, nội dung và các nhân tố tác động đến quản lý nhà nước cấp

tỉnh, thành phố nhằm phát triển các dịch vụ cơ bản đối với người nghèo 38

2.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước nhằm phát triển các dịch vụ cơ bản đối với

người nghèo ở trong nước và quốc tế 52

Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NHẰM PHÁT TRIỂN

CÁC DỊCH VỤ CƠ BẢN ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN

THÀNH PHỐ HÀ NỘI 72

3.1. Thực trạng đói nghèo và các dịch vụ cơ bản đối với người nghèo trên địa

bàn thành phố Hà Nội 72

3.2. Thực trạng quản lý nhà nước của thành phố Hà Nội nhằm phát triển các

dịch vụ cơ bản đối với người nghèo 95

3.3. Đánh giá chung về quản lý nhà nước nhằm phát triển các dịch vụ cơ bản

đối với người nghèo trên địa bàn thành phố Hà Nội 114

Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ

NHÀ NƯỚC CỦA CHÍNH QUYỀN THÀNH PHỐ NHẰM PHÁT TRIỂN

CÁC DỊCH VỤ CƠ BẢN ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN

THÀNH PHỐ HÀ NỘI 124

4.1. Bối cảnh hiện nay và phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước nhằm phát

triển các dịch vụ cơ bản đối với người nghèo trên địa bàn thành phố Hà Nội 124

4.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước nhằm phát triển các dịch vụ

cơ bản đối với người nghèo trên địa bàn thành phố Hà Nội 134

KẾT LUẬN 147

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN

ĐẾN LUẬN ÁN 149

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 150

PHỤ LỤC 161

pdf197 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 532 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý nhà nước nhằm phát triển các dịch vụ cơ bản đối với người nghèo trên địa bàn thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong khu vực sinh sống 80 71 81 Được cung cấp các DVXH 84 75 76 Các mối quan hệ trong khu vực sinh sống 95 90 95 2. Lý do không tham gia: - Không quan tâm 3 7 5 - Không được tham gia 3 9 3 - Không liên quan 24 47 40 - Không có hộ khẩu 3 5 3 - Không có thời gian 5 13 16 Nguồn: [16] 3.1.1.2. Nguyên nhân đói nghèo trên địa bàn thành phố Hà Nội Từ các kết quả khảo sát, điều tra trên đây cho thấy bức tranh tổng thể về đói nghèo ở địa bàn thành phố Hà Nội trong những năm vừa qua, từ đó có thể rút ra một số nguyên nhân dẫn đến đói nghèo ở Hà Nội như sau: Thứ nhất, qua kết quả điều tra của Ban chỉ đạo trợ giúp người nghèo thành phố phối hợp với Trung tâm Dự báo và Phân tích KTXH (Viện Khoa học xã hội Việt Nam), năm 2009 đã công bố 9 nhóm nguyên nhân dẫn đến nghèo của Hà Nội, cụ thể như Bảng 3.7 dưới đây: 81 Bảng 3.7: Nguyên nhân dẫn đến nghèo của các hộ ở Hà Nội qua điều tra Đơn vị tính: % TT Nguyên nhân nghèo của các hộ So với tổng số hộ nghèo So với tổng số hộ chung 1 Thiếu vốn sản xuất - kinh doanh 38,2 2,33 2 Thiếu kinh nghiệm làm ăn 26,6 1,62 3 Thiếu đất sản xuất 16,0 0,97 4 Thiếu lao đông, đông người ăn theo 21,8 1,33 5 Gia đình có người già yếu, bệnh tật 38,2 2,33 6 Có người mắc tệ nạn xã hội 1,4 0,09 7 Bị tai nạn, rủi ro 2,8 0,17 8 Bị thiên tai, dịch bệnh 2,2 0,13 9 Nguyên nhân khác 6,0 0,37 Nguồn: [24] Theo đó, nguyên nhân cao nhất dẫn đến nghèo của Hà Nội là thiếu vốn sản xuất kinh doanh và gia đình có người già yếu, bệnh tật - cùng chiếm 38,2%; tiếp đến là do thiếu kinh nghiệm làm ăn (26,6%); thiếu lao động, đông người ăn theo (21,8%); thiếu đất sản xuất 16%;... Tuy nhiên, các nguyên nhân trên chủ yếu đánh giá ở vùng nông thôn ngoại thành Hà Nội. Trong thực tế, nguyên nhân dẫn đến nghèo của Hà Nội hiện nay còn liên quan đến hàng loạt các nguyên nhân chung của các hộ nghèo cả nước và các nguyên nhân đặc thù của Hà Nội. Thứ hai, trình độ học vấn thấp của các hộ nghèo. Nguyên nhân này dẫn đến các hộ nghèo chủ yếu làm việc trong môi trường nặng nhọc, không đòi hỏi tay nghề cao, thu nhập thấp, ít có khả năng cải thiện mức sống. Đó là các gia đình đông con, ít lao động chính. Đó là khoảng cách chênh lệch về cơ sở hạ tầng, điều kiện sản xuất kinh doanh theo cơ cấu nghề nghiệp, cơ cấu vùng - miền giữa thành thị và nông thôn, giữa các xã đồng bằng và 18 xã miền núi Thứ ba, chi phí cho nhu cầu thiết yếu ở Hà Nội rất “đắt đỏ”, ảnh hưởng trực tiếp đến mức sống tối thiểu của các hộ nghèo. Một nguyên nhân nữa là sự 82 phân tầng xã hội của Hà Nội tương đối lớn, khoảng cách giữa nhóm 5 (nhóm giàu) và nhóm 1 (nhóm nghèo) chênh lệch từ 7-8 lần. Đối với nhóm giàu, việc mua sắm không cần suy tính nhiều đã góp phần đẩy giá của các dịch vụ và nhu yếu phẩm tăng cao dẫn đến người nghèo cũng phải hứng chịu mặt bằng giá cao của các hộ giàu và trung lưu [16]. Ngoài ra, các nguyên nhân liên quan đến quá trình đô thi hóa, thu hẹp diện tích đất nông nghiệp, nông dân mất việc làm có nguy cơ tái nghèo, tâm lý ngại lao động nặng nhọc, thích hưởng thụ, không muốn làm việc, các hiện tượng tín dụng đen (điển hình gần đây như ở Phú Xuyên, Hà Đông, Cầu Giấy) của một bộ phận dân cư, đặc biệt tầng lớp thanh niên ở thành thị có nguy cơ cao rơi vào “bẫy đói nghèo”. Nguồn cung ứng tài chính cho chương trình giảm nghèo của thành phố được trích từ nguồn ngân sách thành phố là tương đối lớn, cơ bản đủ khả năng đáp ứng thực hiện các mục tiêu đạt ra đối với chương trình giảm nghèo của thành phố Hà Nội. Một số cơ chế, chính sách hỗ trợ, trợ giúp người nghèo về tín dụng, trợ cấp, trợ giá, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, xây dựng nhà cho người nghèo, hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm, thực hiện ASXH, bình ổn giá trong thời gian vừa qua đã phát huy tác dụng, tạo điều kiện cho một bộ phận hộ nghèo vươn lên thoát nghèo, ổn định đời sống. Sự tham gia đồng bộ giữa thành phố và quận, huyện, sở, ngành gắn liền với các phong trào “Vì người nghèo, chung tay góp sức” đã được sự quan tâm, hưởng ứng của cả xã hội. Công tác giảm nghèo của thành phố thời gian qua đã góp phần cho việc thực hiện Nghị quyết số 11 năm 2011 của Chính phủ và Chương trình hành động số 33 năm 2011 của thành phố có hiệu quả. 3.1.2. Thực trạng một số dịch vụ cơ bản đối với người nghèo trên địa bàn thành phố Hà Nội 3.1.2.1. Dịch vụ việc làm cho người nghèo Công cuộc XĐGN còn nhiều thách thức, trong đó một thách thức lớn là giảm nghèo chưa bền vững, nguy cơ tái nghèo cao. Vì vậy, chính sách giảm nghèo trong 83 thời gian tới nên đặc biệt quan tâm đến việc giảm nghèo bền vững, khuyến khích tính chủ động, vươn lên của người nghèo; mở rộng chính sách hỗ trợ đối với hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; quy định thời hạn hỗ trợ đối với hộ nghèo, trong thời gian đó nếu thiếu ý chí vươn lên, trông chờ, ỷ lại không muốn thoát nghèo sẽ tạm dừng việc hỗ trợ, đảm bảo công bằng trong thực hiện chính sách. Một trong những chính sách quan trọng ở đây là vấn đề tạo việc làm cho người nghèo. - Tình hình lao động, việc làm trên địa bàn Hà Nội Trên địa bàn thành phố Hà Nội, sau khi mở rộng địa giới, cùng với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn sang dịch vụ - công nghiệp - nông lâm nghiệp thì cơ cấu lao động, việc làm cũng thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng lao động khu vực công nghiệp đô thị, giảm tỷ trọng lao động khu vực nông nghiệp nông thôn. Nếu năm 2006 tỷ trọng lao động công nghiệp, xây dựng - dịch vụ trên địa bàn chiếm 76,4% và nông lâm thủy sản là 23,6%; thì năm 2010 tỷ trọng lao động công nghiệp, xây dựng - dịch vụ trên địa bàn chiếm 88,5% và nông lâm thủy sản là 11,5% [3, tr.129]. Hiện nay, Hà Nội đang có sự mất cân đối giữa cung - cầu lao động xét về mặt cơ cấu và chất lượng, giữa đào tạo nâng cao chất lượng lao động với yêu cầu phát triển các ngành kinh tế. Đặc biệt, sau khi mở rộng địa giới hành chính lao động qua đào tạo bị suy giảm từ 40% trước khi sáp nhập xuống 31,2% sau khi sáp nhập [20]. Theo kết quả đánh giá năm 2010, Hà Nội đã được công nhận đạt phổ cập giáo dục trung học cơ sở và theo kết quả Điều tra nghèo đô thị ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh [16], cho thấy thành phố Hà Nội số người có trình độ THPT đã chiếm 36,3%, đại học là 19,3%, cao đẳng 2,5%, trình độ thạc sĩ 1,6% và 0,7% tiến sĩ. Tuy nhiên, một điều đáng lo ngại là chất lượng lao động và trình độ lao động chuyên môn kỹ thuật của bộ phận lao động thuộc nhóm người nghèo còn thấp, chủ yếu là lao động phổ thông trong đó tỷ lệ trung học cơ sở tương đối cao (34,9%), lao động lành nghề chiếm tỷ lệ rất thấp, tỷ lệ người nghèo có trình độ đại học chỉ chiếm 1,4% (so với nhóm người giàu là 36,5%) và trên đại học dưới 1% (so với nhóm người giàu là trên 3%). 84 Bảng 3.8: Trình độ văn hóa của người dân Hà Nội qua điều tra Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Thành phố Hà Nội Nhóm người nghèo Nhóm người giàu Không bằng cấp 4,4 18,5 2,7 Tiểu học 7,5 22,6 7,6 Trung học cơ sở 27,7 34,9 16,2 Trung học phổ thông 36,3 21,7 29,8 Cao đẳng 2,5 0,7 4,1 Đại học 19,3 1,4 36,5 Thạc sĩ 1,6 0,13 2,3 Tiến sĩ 0,7 - 0,8 Nguồn: [16] Kết quả Điều tra cũng cho thấy, tỷ lệ dân số tham gia hoạt động kinh tế chưa qua đào tạo chuyên môn của lao động ở thành phố Hà Nội là 50,8%, lao động đã qua đào tạo công nhân kỹ thuật (ngắn hạn và dài hạn) là 9,9%, trung cấp là 10%, cao đẳng 3,4% và đại học trở lên 25,9%. Trình độ chuyên môn của nhóm người nghèo thấp hơn mặt bằng chung của thành phố và nhóm người giàu, các hộ gia đình càng nghèo có trình độ chuyên môn càng thấp. Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo giảm dần từ nhóm hộ nghèo nhất (87,1%) đến nhóm hộ giàu nhất (32,4%) và trình độ cao đẳng, đại học trở lên tăng dần từ nhóm hộ nghèo nhất (1,7%) đến nhóm hộ giàu nhất (46,3%) [16]. Từ đó, có thể nhận thấy, trình độ chuyên môn của người lao động thuộc nhóm hộ nghèo và hộ giàu còn có khoảng cách lớn. Hộ nghèo gắn liền với trình độ chuyên môn thấp, trình độ chuyên môn càng thấp thì hộ càng nghèo. Lao động thuộc nhóm hộ nghèo có vị thế việc làm thấp. Vị trí công việc của nhóm hộ nghèo nhất cũng chủ yếu là lao động tự làm và làm công ăn lương. Lao động của nhóm hộ giàu chủ yếu làm việc trong khu vực thương mại, dịch vụ còn nhóm hộ nghèo làm việc trong khu vực công nghiệp xây dựng và nông lâm thủy sản nhiều hơn. Tình trạng người lao động thuộc nhóm hộ nghèo, nhóm dân di cư làm việc không có hợp đồng lao động chỉ thỏa thuận miệng là phổ biến, điều này đã 85 không đảm bảo được quyền lợi người lao động. Người lao động chịu thiệt thòi do không được hưởng các chế độ mà một người lao động có hợp đồng lao động không xác định hoặc xác định thời gian được hưởng. Về tính ổn định trong công việc, nhóm hộ giàu nhất có tỷ lệ làm việc ổn định và cao hơn ở tất cả các tháng trong năm so với lao động thuộc nhóm hộ nghèo. Bảng 3.9: Trình độ tay nghề của người nghèo ở Hà Nội qua điều tra Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Thành phốHà Nội Nhóm người nghèo Nhóm người giàu Tổng số 100 100 100 Chưa qua đào tạo chuyên môn 50,8 87,1 32,4 Công nhân kỹ thuật ngắn hạn 7,5 4,5 6,0 Công nhân kỹ thuật dài hạn 2,4 1,5 1,0 Trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề 10,0 3,9 8,6 Cao đẳng và cao đẳng nghề 3,4 1,3 5,7 Đại học trở lên 25,9 1,7 46,3 Nguồn: [16] Vì vậy, việc hỗ trợ đào tạo nghề và DVVL đối với người nghèo cần phải được đặc biệt quan tâm trong thời gian tới không chỉ đối với thành phố Hà Nội, mà cần thiết đối với tất cả các tỉnh, thành trong cả nước, nhằm đảm bảo cho người nghèo thoát nghèo bền vững. - Mạng lưới đào tạo nghề và DVVL Việc đào tạo nghề trên địa bàn cũng được thực hiện mở rộng dưới nhiều hình thức, đa dạng, phong phú nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Thành phố đã đầu tư để nâng quy mô một số cơ sở đào tạo nghề như; trường trung cấp nghề tổng hợp tại Hà Đông và Xuân Mai; trường trung cấp dạy nghề số 1 Phú Xuyên và các trung tâm dạy nghề ở các quận, huyện, thị xã Các trường này đã đào tạo lao động phục vụ cho các doanh nghiệp thuộc các khu, cụm công nghiệp và các làng nghề, góp phần cung cấp một lớp công nhân kỹ thuật có trình độ, trong đó có nhiều công nhân tham gia sản xuất tại các cơ sở tiểu thủ công 86 nghiệp. Ngoài ra, còn huy động các tổ chức, cá nhân tham gia, đào tạo theo phương pháp truyền nghề với hình thức dạy nghề, đào tạo nghề phong phú đã đem lại cho người lao động việc làm phù hợp. Tuy nhiên, đào tạo nghề cơ bản vẫn chưa đáp ứng nhu cầu lao động cho các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, cho khu vực nông thôn trên địa bàn. Thời gian qua, tại Hà Nội, DVVL nói chung và DVVL cho người nghèo nói riêng đã được quan tâm và được triển khai đồng bộ dưới nhiều hình thức. Thứ nhất, hệ thống tổ chức giới thiệu việc làm được hình thành, hoạt động và cung cấp dịch vụ cho người lao động nói chung, trong đó có nhiều người nghèo. Đến tháng 12/2012, toàn thành phố có 30 đơn vị có chức năng giới thiệu việc làm; trong đó có 16 các trung tâm giới thiêu việc làm; có 14 doanh nghiệp có chức năng giới thiệu việc làm. Các trung tâm giới thiệu việc làm, các doanh nghiệp có chức năng giới thiệu việc làm trong năm 2012 đã tổ chức tư vấn cho trên 102.000 người, thông tin thị trường lao động cho gần 95.000 người, cung ứng lao động được gần 60.000 người, tổ chức dạy nghề ngắn hạn cho gần 28.000 người lao động tại địa phương. Từ năm 2006, đã đưa vào hoạt động trang thông tin Website: vieclamhanoi.net (Trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội). Đến hết năm 2012, đã có trên 2 triệu lượt người truy cập, trong đó có trên 20.000 lao động tìm được việc làm qua Website. Tổ chức thử nghiệm và đưa vào hoạt động hiệu quả Tổng đài 1080-5-3 nhằm tư vấn việc làm, học nghề và tư vấn quan hệ lao động cho người lao động và người sử dụng lao động. Ngoài ra, hàng năm, thành phố đã tổ chức được các phiên giao dịch việc làm với gần 5.000 doanh nghiệp tham gia; lao động được tuyển dụng qua sàn trên 40.000 người. Giai đoạn 2007 - 2012, các cơ quan có chức năng QLNN về việc làm của thành phố là Sở Lao động TBXH đã phối kết hợp với các trung tâm dịch vụ giới thiệu việc làm, các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề tổ chức “Ngày hội lao động việc làm” đó là nơi gặp gỡ của cung và cầu lao động. Có rất nhiều người đã tìm được việc làm phù hợp. Được triển khai đơn giản, nhanh gọn, với mức phí hợp lý, áp dụng miễn phí cho đối tượng người nghèo, các trung tâm đã thu hút 87 được một lượng khá lớn lao động đến đăng ký tìm việc làm. Những năm gần đây, các trung tâm giới thiệu việc làm tại Hà Nội giới thiệu cho khoảng 150.000 lượt người với trên khoảng 50% số người đã nhận được việc làm. Thứ hai, kênh việc làm qua tổ chức xuất khẩu lao động Bảng 3.10: Số lao động xuất khẩu của thành phố Hà Nội Đơn vị tính: người Tiêu chí 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Số lao động xuất khẩu 1.322 1.648 2.152 2.958 3.286 3.524 3.628 3.920 2.935 3.124 Lao động phổ thông 446 720 848 956 1.008 1.212 1.416 1.562 808 918 Lao động có tay nghề 832 852 1.237 1.914 2.182 2.207 2.100 2.190 2.002 2.090 Chuyên viên cao cấp 44 76 67 88 96 105 112 168 125 116 Nguồn: [10] Xuất khẩu lao động là một kênh giải quyết việc làm hữu hiệu của thành phố Hà Nội. Trong thực tiễn, giải quyết việc làm theo hướng xuất khẩu lao động được nhiều tỉnh, thành phố trong nước áp dụng thành công, đặc biệt có ý nghĩa đối với người nghèo. Thực hiện tốt công việc này không những góp phần giải quyết một phần lao động thất nghiệp, giảm tỷ lệ hộ nghèo, mà đây còn là một hướng đào tạo nghề có hiệu quả, đồng thời góp phần tạo nguồn ngoại tệ và phát triển kinh tế của Thủ đô. Trong thời gian từ năm 2000 đến năm 2008, số lượng xuất khẩu liên tục tăng, nhưng cho đến năm 2009, 2010 thì số lao động xuất khẩu chững lại do sự thu hẹp thì trường cũng như nhu cầu lao động thị trường các nước giảm đi, trong bối cảnh có sự khó khăn chung của nền kinh tế thế giới. Chính sách đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, trong hai năm 2010 và 2011, đã có khoảng 150 ngàn lao động nghèo được đào tạo nghề miễn phí gắn với tạo việc làm. Đến nay đã có trên 8.500 lao động thuộc các huyện nghèo được hỗ trợ đào tạo nghề, giáo dục định hướng và đi làm việc ở nước ngoài; đã được đi làm việc tại các thị trường như Malaixia, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ả rập xê út, Đài Loan Nhìn 88 chung, người lao động đi làm việc ở nước ngoài có việc làm và thu nhập ổn định, trung bình khoảng 6,5-7,5 triệu đồng/tháng ở thị trường Libya, UAE, Ả Rập Xê Út và Macao; từ 5-7 triệu đồng/tháng ở thị trường Malaixia; 15-22 triệu đồng/tháng ở thị trường Hàn Quốc và Nhật Bản. Với chi phí hỗ trợ của Nhà nước khoảng 9 triệu đồng/người lao động, người lao động sau khi hoàn thành hợp đồng lao động ở nước ngoài (thời hạn 2 năm) có thể tiết kiệm được ít nhất trên 100 triệu đồng. Như vậy, với mức thu nhập khá khi đi làm việc ở nước ngoài, người lao động đã góp phần đáng kể tăng thu nhập của gia đình và giảm nghèo [10]. Thứ ba, giải quyết việc làm thông qua kênh tín dụng ưu đãi cho các dự án được khuyến khích đầu tư trong nước Qua 8 năm thực hiện chương trình vay vốn từ Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm, thành phố Hà Nội đã thẩm định và xét duyệt 2.880 dự án với tổng số tiền cho vay 223.261 triệu đồng và thu hút được 143.568 lao động. Tính bình quân, mỗi năm tạo việc làm cho 17.946 lao động, chiếm khoảng 45,6% số người được giải quyết việc làm hàng năm của thành phố. Đặc biệt, đã có 29 lượt dự án của cơ sở thương binh, người có hoàn cảnh khó khăn được vay 4.400 triệu đồng, thu hút và nâng cao đời sống cho 1.135 đối tượng lao động là người nghèo, khó khăn [58, tr.27]. - Số người được tiếp cận DVVL Giai đoạn 2006 - 2010, thành phố đã tổ chức thực hiện Đề án phát triển thị trường lao động thành phố Hà Nội định hướng đến 2015. Trên cơ sở đề án này, UBND thành phố đã chỉ đạo các ngành xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ và thúc đẩy phát triển thị trường lao động, tạo công ăn việc làm cho người dân. Đã có 10/12 chương trình, kế hoạch được thực hiện có kết quả như: Chương trình việc làm giai đoạn 2006-2010; kế hoạch xã hội hóa trong lĩnh vực dạy nghề UBND thành phố đã ban hành Quyết định số 2383/QĐ-UBND phê duyệt đề án hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2008-2010, đồng thời quyết định thành lập Quỹ hỗ trợ ổn định đời sống, học tập, đào tạo nghề và việc làm cho lao động chuyển đổi mục đích sử dụng đất. 89 Bảng 3.11: Số liệu lao động việc làm của Hà Nội giai đoạn 2000-2010 TT Chỉ tiêu Đơn vị 2000 2002 2004 2006 2008 2010 1 Số người trong độ tuổi lao động 1.000 người 1.785 1.889 1.939 2.256 4.300 4.875 2 Số lao động được giải quyết việc làm hàng năm Người 57.148 63.666 74.681 85.658 156.200 165.250 3 Số người thay đổi việc làm trong năm Người 24.056 24.900 28.000 30.200 57.165 62.355 4 Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị % 7,95 7,08 6,84 6,34 7,56 6,82 5 Tỷ lệ thời gian sử dụng lao động ở nông thôn % 83,4 85,7 86,0 87,0 82,5 86,2 Nguồn: [81] Nhìn chung, trong thời gian qua, thành phố Hà Nội đã có sự quan tâm chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện khá tốt vấn đề giảm tỷ lệ thất nghiệp và tạo công ăn việc làm cho người dân Thủ đô nói chung và người nghèo nói riêng. Sau khi mở rộng địa bàn hành chính Hà Nội, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị thay đổi từ 7,56% năm 2008 xuống 6,82% năm 2010. Tỷ lệ thời gian sử dụng lao động nông thôn cũng đã tăng trở lại từ 82,5% năm 2008 lên 86,2% năm 2010. Điều này cho thấy những nỗ lực chung của Hà Nội trong việc tạo ra việc làm cho các khu vực của nền kinh tế của Thủ đô. Về tỷ lệ nhận hỗ trợ từ DVVL, kết quả khảo sát của tác giả cho thấy tỷ lệ hộ nghèo được hỗ trợ việc làm như sau: đào tạo nghề 31,6%, giới thiệu việc làm 49%, xuất khẩu lao động 1,2% [81]. Kết quả điều tra thực tế của tác giả tại các địa phương trên địa bàn Hà Nội cho thấy tỷ lệ được nhận hỗ trợ nhiều nhất từ hoạt động giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động nằm ở độ tuổi 40-50. Thực tế của quá trình đô thị hóa, nhất là từ khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, nhu cầu đào tạo và đào tạo lại lao động nhất là lao động nông thôn có chiều hướng gia tăng ở hầu hết các độ tuổi, trong đó nhiều nhất là ở độ tuổi từ 20-50 tuổi. 90 Hình 3.2: Cơ cấu độ tuổi được nhận hỗ trợ dịch vụ việc làm Nguồn: Khảo sát của tác giả, xem phụ lục 2 3.1.2.2. Dịch vụ tài chính đối với hộ nghèo - Khái quát chung về dịch vụ tín dụng cho người nghèo tại Hà Nội Chính phủ đã ban hành Nghị định về chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác; đã thành lập Ngân hàng CSXH hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, chuyên cho vay theo chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước, giúp cho người nghèo thoát nghèo, người cận nghèo vươn lên khá giả. Năm 2011-2012, ngân sách trung ương đã chuyển vốn cho Ngân hàng CSXH 1.670 tỷ đồng; cấp bù lãi suất 3.050 tỷ đồng; hơn 01 triệu lượt hộ nghèo trong cả nước đã được vay vốn tín dụng ưu đãi phát triển sản xuất với mức vay bình quân 12 triệu động/lượt, tổng dư nợ cho vay hộ nghèo phát triển sản xuất đến 31/12/2012 là 37.447 tỷ đồng; có 1,9 triệu hộ gia đình được vay vốn tín dụng học sinh, sinh viên để cho 2,3 triệu con em đi học, với dư nợ 36.000 tỷ đồng [12]. Không thể phủ nhận vai trò của Chi nhánh Ngân hàng CSXH Hà Nội trong thời gian qua đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần quan trọng vào công cuộc XĐGN, bảo đảm ASXH trên địa bàn Thủ đô. Cụ thể, đã giúp cho trên 14.000 hộ dân thoát nghèo; giải quyết việc làm cho trên 200.000 lao động; giúp trên 120.000 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn; xây dựng 7.000 ngôi nhà cho các gia đình nghèo; tạo điều kiện về vốn cho trên 1.000 cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động hiệu quả; xây dựng và cải tạo trên 120.000 công trình nước sạch - vệ sinh môi trường ở khu vực nông thôn [105]. Đào tạo nghề Giới thiệu việc làm Xuất khẩu lao động Tuổi 91 Mặc dù vậy, kết quả điều tra nghèo đô thị về việc tiếp cận với nguồn vốn tín dụng của người dân [16] cho thấy tỷ lệ tương đối cao các hộ/cá nhân phải vay tiền để giải quyết khó khăn. Nhưng phần lớn trong số họ vay tiền của bạn bè và người thân chứ ít vay của các ngân hàng, kể cả Ngân hàng CSXH và quỹ quốc gia về việc làm. Trong tổng số những hộ vay để giải quyết khó khăn có 10,9% hộ đi vay bạn bè, người thân nhưng chỉ có 1,4% hộ vay của Ngân hàng CSXH; 1% vay từ các ngân hàng khác; 1,1% vay từ các tổ chức đoàn thể và 0,6% vay từ quỹ XĐGN. Trong khi đó, tỷ lệ hộ phải vay từ người cho vay lấy lãi cũng không phải ít, có 2,1% hộ phải vay từ nguồn này để giải quyết khó khăn của gia đình. Điều này cho thấy, việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng của Nhà nước và các đoàn thể của người dân nói chung còn khó khăn. Khi cần tiền, người dân có xu hướng vay từ khu vực tín dụng phi chính thức. Một nguyên nhân quan trọng do khu vực này thường không đòi hỏi thế chấp về tài sản, thủ tục vay đơn giản, thuận tiện. Điều này cũng được khẳng định thông qua kết quả điều tra của hai chuyên viên phụ trách nghiên cứu của Asian Trend Monitoring (hay ATM) là Taufik Indrakesuma và Johannes Loh khi hỏi về “Khi cần, người nghèo ở Hà Nội vay tiền ở đâu?” Hình 3.3: Tỷ lệ các tổ chức, cá nhân cho người nghèo Hà Nội vay tiền Nguồn: [56] Kết quả cho thấy có đến 74% là vay từ bà con hay bạn bè, ngân hàng thương mại 11%, tư nhân cho vay 8%, tổ chức tín dụng nhỏ phi chính phủ 5%. Theo đó, có thể khẳng định là người nghèo khi cần thường chỉ có thể nương tựa 92 trên họ hàng thân thích bạn bè chứ khó tiếp cận các dịch vụ tài chính thương mại hay xã hội. - Mạng lưới dịch vụ tín dụng cho người nghèo tại Hà Nội Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã chú trọng đến công tác cung ứng dịch vụ tín dụng cho người nghèo trên địa bàn. Việc cung cấp dịch vụ tài chính cho người nghèo được lồng ghép trong chiến lược phát triển chung của ngành ngân hàng trên địa bàn thành phố. Hàng năm, thành phố chỉ đạo các ngành liên quan xây dựng và thực hiện triển khai kế hoạch phù hợp với tình hình thực tiễn. Cụ thể là thành phố chỉ đạo Chi nhánh Ngân hàng CSXH Hà Nội xây dựng kế hoạch công tác năm, trong đó chú trọng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho người nghèo, thực hiện tốt kế hoạch giải ngân vốn ủy thác từ ngân sách thành phố; chỉ đạo Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thành phố Hà Nội quan tâm chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn cung ứng tín dụng cho người nghèo của Hà Nội, đáp ứng nhu cầu vay vốn của người nghèo; chỉ đạo Sở Lao động TBXH xây dựng kế hoạch giảm tỷ lệ hộ nghèo của thành phố theo kỳ kế hoạch 5 năm và hàng năm... Trong kế hoạch phân bổ dự toán ngân sách hàng năm đều bố trí vốn cho các quỹ tài chính của thành phố để thực hiện chi cho các đối tượng trong đó có cung ứng tín dụng cho các hộ nghèo. Ngoài việc cho vay đáp ứng nhu cầu vốn cá nhân, hộ gia đình nói chung, các TCTD đã tích cực cho vay bổ sung vốn ngắn hạn, trung dài hạn cho các hộ nghèo để mua sắm công cụ, máy móc, mua nguyên, nhiên vật liệu, cho một số chương trình, dự án kinh tế, làng nghề góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển KTXH của các huyện ngoại thành. Cụ thể như sau: o Mạng lưới cho vay nông nghiệp và kinh tế ngoại thành liên tục mở rộng qua các năm, các TCTD tham gia cung cấp tín dụng phục vụ nông nghiệp và kinh tế ngoại thành ngày càng đa dạng. o Dư nợ tín dụng đối với các đối tượng hộ nghèo của Ngân hàng CSXH Hà Nội liên tục tăng trong những năm qua. Đến ngày 31/12/2012 tổng dư nợ đạt 3.994 tỷ đồng, chủ yếu tập trung vào 6 chương trình tín dụng, chiếm đến 98,9% tổng dư nợ, dư nợ cho vay đối tượng là người nghèo thuộc các chương trình tín dụng chiếm 54,2% tổng dư nợ, các đối tượng khác chiếm 45,8%. Đồng vốn tín 93 dụng của Ngân hàng CSXH đã thực sự đồng hành cùng hộ nghèo, giúp nhiều hộ nghèo, cận nghèo vươn lên ổn định cuộc sống. o Khối lượng tín dụng cho các hộ nghèo của các tổ chức tín dụng trên địa bàn hàng năm tốc độ tăng trưởng tương đối cao, bình quân 26,5%/ năm. o Thành phố đã đẩy mạnh nghiên cứu và từng bước đa dạng hóa các hình thức tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn, thích ứng với quá trình chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu, kinh tế, cơ cấu đầu tư, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu hàng hóa và quy hoạch mới đất đai Hà Nội. o Đối tượng khách hàng là người nghèo được tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngày càng tăng đã thúc đẩy phát triển nông nghiệp và kinh tế ngoại thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn Hà Nội. o Việc cho vay người nghèo, cho vay các chương trình kinh tế, cho vay ưu đãi tiếp tục được thực hiện đã góp phần XĐGN ở một số bộ phân nông dân gặp khó khăn và bảo đảm ASXH ở nông thôn. o Quá trình cho vay, các tổ chức tín dụng đã góp phần triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và thành phố đối với nông nghiệp và kinh tế ngoại thành; mặt khác, các tổ chức tín dụng cũng đã từng bước điều chỉnh cơ chế tín dụng cho phù hợp với yêu cầu đổi mới của ngành và đất nước. Bảng 3.12: Mạng lưới tín dụng và dư nợ tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2000-2010 2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Điểm giao dịch TCTD 451 973 1172 1503 1768 1965 2456 Điểm giao dịch TCTD ngoại thành 50 2

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftv_quan_ly_nha_nuoc_nham_phat_trien_cac_dich_vu_co_ban_doi_voi_nguoi_ngheo_tren_dia_ban_thanh_pho_ha.pdf
Tài liệu liên quan