MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 10
1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án . 10
1.1.1. Nghiên cứu về di sản văn hóa, di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa
vật thể thế giới . . 10
1.1.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nước về di
sản văn hóa vật thể thế giới 13
1.1.3. Những công trình nghiên cứu liên quan đến 8 di sản văn hóa vật thể
thế giới tại Việt Nam . 21
1.2. Đánh giá kết quả tổng quan tình hình nghiên cứu và vấn đề luận án cần
tiếp tục nghiên cứu . 25
1.2.1. Những nội dung các công trình nghiên cứu đã đề cập . 25
1.2.2. Những kết quả nghiên cứu luận án có thể kế thừa . 26
1.2.3. Vấn đề đặt ra cho đề tài luận án cần tiếp tục nghiên cứu . 27
Kết luận chương 1 . . 29
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI SẢN
VĂN HÓA VẬT THỂ THẾ GIỚI 30
2.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài luận án . 30
2.1.1. Văn hóa và di sản văn hóa . 30
2.1.2. Di sản văn hóa vật thể thế giới . 32
2.1.3. Quản lý nhà nước về di sản văn hóa vật thể thế giới. 36
2.2. Vai trò và yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về di sản văn hóa vật
thể thế giới . 39
2.2.1. Vai trò quản lý nhà nước về di sản văn hóa vật thể thế giới. 392.2.2. Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về di sản văn hóa vật thể thế
giới . . 43
2.3. Nội dung quản lý nhà nước về di sản văn hóa vật thể thế giới . 51
2.3.1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch bảo
tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể thế giới . 51
2.3.2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về di
sản văn hóa vật thể thế giới . . 53
2.3.3. Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về di sản văn hóa vật thể
thế giới . 54
2.3.4. Xây dựng và phát triển đội ngũ công chức quản lý và viên chức chuyên
môn về di sản văn hóa vật thể thế giới . . 55
2.3.5. Hỗ trợ và huy động nguồn lực tài chính cho hoạt động di sản văn hóa
vật thể thế giới . 56
2.3.6. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về di sản văn hóa vật
thể thế giới . 57
2.3.7. Tổ chức và thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế
trong lĩnh vực di sản văn hóa vật thể thế giới . . 60
2.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về di sản văn hóa vật thể thế giới của
một số quốc gia và giá trị tham khảo đối với Việt Nam . 62
2.4.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về di sản văn hóa vật thể thế giới của
Campuchia, Trung Quốc, Nhật Bản . 62
2.4.2. Bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước về di sản văn hóa vật thế giới
có giá trị tham khảo cho Việt Nam . 70
Kết luận chương 2 . 74
222 trang |
Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 615 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý nhà nước về di sản văn hóa vật thể thế giới tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h, bao gồm các văn bản: Nghị định số 98/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày
21/9/2010, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa năm
2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009;
Nghị định số 70/2012/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/9/2012, quy định thẩm
86
quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi
di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; Nghị định số 61/NĐ-CP của Chính
phủ ngày 01/7/2016, quy định điều kiện kinh doanh giám định cổ vật và hành
nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;
Nghị định số 142/2018/NĐ – CP sửa đổi một số quy định về điều kiện đầu tư,
kinh doanh thuộc phạm vi QLNN của Bộ VHTTDL; Thông tư số 18/2012/TT-
BVHTTDL của Bộ trưởng Bộ VHTTDL ngày 28/12/2012, quy định chi tiết một
số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; Thông tư số 17/2013/TT-
BVHTT&DL của Bộ VHTTDL ngày 30/12/2013 về hướng dẫn xác định chi phí
lập quy hoạch, dự án, báo cáo kinh tế - kỹ thuật bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.
Riêng đối với di sản VHVTTG tại Việt Nam, Chính phủ có Nghị định số
109/2017/NĐ - CP, ngày 21/9/2017 về “Bảo vệ và Quản lý di sản văn hóa và thiên
nhiên thế giới ở Việt Nam”. Việc ban hành Nghị định này đã thể hiện sự quan tâm
đặc biệt của Đảng, Nhà nước, Chính phủ đối với 8 di sản VHVTTG tại Việt Nam.
Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định này.
Ngoài ra, ngày 25/12/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 166/NĐ-
CP về Quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch
dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.
Bộ VHTTDL đã thực hiện thẩm định, phối hợp với các tỉnh/thành phố trực
thuộc trung ương, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt quy hoạch bảo
tồn và phát huy giá trị các di sản VHVTTG tại Việt Nam, do vậy cả 8 di sản
VHVTTG tại Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch bảo
tồn và phát huy giá trị di sản. Chẳng hạn, tỉnh Quảng Ninh, Thủ tướng Chính phủ
đã phê duyệt Quy hoạch bảo tồn, phát huy giá trị di sản vịnh Hạ Long theo Quyết
định số 142/2002/QĐ-TTg ngày 21/10/2002; tỉnh Ninh Bình, ngày 29/4/2003,
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát
huy giá trị khu di tích lịch sử - văn hóa Cố đô Hoa Lư theo Quyết định số
82/2003/QĐ-TTg; tỉnh Thanh Hóa, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch
tổng thể di sản VHVTTG Thành Nhà Hồ và các vùng phụ cận gắn với phát triển
87
du lịch tại Quyết định số 1361/QĐ-TTg ngày 12/8/2015; tại tỉnh Thừa Thiên Huế,
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Đề án Điều chỉnh quy hoạch bảo tồn và phát
huy giá trị di tích cố đô Huế giai đoạn 2010 - 2020 theo Quyết định số 818/QĐ -
TTg ngày 7/6/2010”; đến 11/01/2022, tại Quyết định số 42/QĐ-TTg, Thủ tướng
đã phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi quần thể di tích
Cố đô Huế đến năm 2030, tầm nhìn 2050; tại tỉnh Quảng Nam, Thủ tướng Chính
phủ đã phê duyệt Quy hoạch di sản VHVTTG khu di tích Mỹ Sơn giai đoạn 2008
- 2020 tại Quyết định số 1915/QĐ-TTg ngày 30/12/2008 và Quy hoạch tổng thể
di sản VHVTTG khu phố cổ Hội An gắn với phát triển thành phố Hội An và du
lịch giai đoạn 2012 - 2025”; tại thành phố Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ đã phê
duyệt nhiệm vụ “Quy hoạch chi tiết Bảo tồn, tôn tạo Khu di tích trung tâm Hoàng
thành Thăng Long - Hà Nội (Tỷ lệ 1/500)” tại Quyết định số 1647/QĐ-TTg ngày
01/11/2012. Ngoài ra, Bộ Xây dựng phê duyệt các đề án mở rộng và phát triển
các khu di tích, cụ thể như: Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã phê duyệt tại Quyết định
số 975/QĐ-BXD ngày 21/8/2015 và Quyết định số 1481/QĐ-BXD ngày
28/12/2015 về “Quy hoạch chi tiết Bảo tồn tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích
Trung tâm Hoàng thành Thăng Long Hà Nội (tỷ lệ 1/500)”.
Thực hiện chức năng QLNN về di sản VHVTTG tại Việt Nam, Bộ VHTTDL
phối hợp các bộ, ngành, thực hiện cam kết với UNESCO về việc QLNN về di sản
VHVTTG, đồng thời lập hồ sơ đệ trình UNESCO công nhận DSVH vật thể của
Việt Nam là di sản VHVTTG.
Bộ VHTTDL thể hiện bằng các văn bản trong thực hiện chức năng thẩm định,
thỏa thuận, chẳng hạn như văn bản góp ý quy hoạch, dự án, báo cáo kinh tế - kỹ
thuật và thiết kế bản vẽ thi công tu bổ, tôn tạo di sản VHVTTG tại Việt Nam; văn
bản góp ý các khu vực cấm, tạm cấm hoạt động khoáng sản tại khu vực di sản
VHVTTG tại Việt Nam; văn bản thỏa thuận quy hoạch khảo cổ, điều chỉnh
khoanh vùng bảo vệ di sản VHVTTG tại Việt Nam ở địa phương, thực hiện dự án
xây dựng hạ tầng và có văn bản hướng dẫn các địa phương về việc tăng cường
QLNN về di sản VHVTTG tại Việt Nam. Cục Di sản văn hóa thực hiện nhiệm vụ
88
thống kê, cập nhật dữ liệu hệ thống hồ sơ xếp hạng DSVH được UNESCO công
nhận là di sản VHVTTG tại Việt Nam, dự án quy hoạch và tu bổ di sản VHVTTG
tại Việt Nam; tham mưu và trình Bộ trưởng Bộ VHTTDL quyết định công bố thủ
tục hành chính về lĩnh vực DSVH (Cấp Trung ương: 05 thủ tục, cấp tỉnh 01 thủ
tục). QLNN trong lĩnh vực DSVH, di sản VHVTTG tại Việt Nam cũng đã đáp
ứng được yêu cầu cơ bản đặt ra, trong sự phối hợp giữa các bộ, ban, ngành với
địa phương. Bộ VHTTDL, Cục DSVH cũng đã thực hiện khảo sát di sản
VHVTTG tại Việt Nam ở các tỉnh: Quảng Ninh, Ninh Bình, và ban hành văn bản
hướng dẫn các địa phương dự thảo, hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO xét duyệt và
công nhận di sản VHVTTG tại Việt Nam ở địa phương. Chẳng hạn, chỉ đạo
UBND tỉnh Ninh Bình thực hiện công tác quản lý, bảo vệ di sản VHVTTG Quần
thể danh thắng Tràng An; hướng dẫn tỉnh Quảng Ninh xây dựng và hoàn thiện hồ
sơ tái đề cử di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long là di sản VHVTTG tại Việt
Nam lần thứ 2 với tiêu chí mở rộng về giá trị thẩm mỹ và địa chất địa mạo, đồng
thời bổ sung tiêu chí về đa dạng sinh học; tham mưu đề xuất kiện toàn mô hình
ban quản lý di sản VHVTTG của Việt Nam và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin vào quản lý di sản VHVTTG tại Việt Nam.
Theo phân cấp thẩm quyền, các tỉnh/thành phố nơi có di sản VHVTTG tại
Việt Nam đã cụ thể hóa các văn bản pháp lý trung ương và ban hành văn bản
quản lý các di sản VHVTTG tại Việt Nam ở địa phương. Cụ thể như: UBND
tỉnh Ninh Bình đã ban hành Quyết định số 34/2015/QĐ-UBND ngày 14/12/2015
về việc ban hành quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn
hóa và danh lam thắng cảnh đã xếp hạng trên địa bàn tỉnh, trong đó có di sản
VHVTTG là di sản thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An; UBND
tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Quyết định số 4033/2016/QĐ-UBND ngày
30/11/2016 về “việc ban hành quy định phân cấp quản lý di tích lịch sử - văn
hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh”; Quyết định số 4216/2016/QĐ-
UBND ngày 15/12/2016 về “việc ban hành Quy chế quản lý, bảo vệ, phát huy
di sản vịnh Hạ Long”. Quy chế này quy định về quản lý, bảo vệ các hoạt động
89
nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, hoạt động cư trú đối với di sản VHVTTG
tại Việt Nam, đó là di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long. Quy chế cũng quy
định cụ thể về kinh phí thực hiện quản lý, bảo vệ, bảo tồn di sản VHVTTG Vịnh
Hạ Long; trách nhiệm QLNN của các cơ quản, đơn vị có liên quan đối với di sản
VHVTTG Vịnh Hạ Long. Việc ban hành quy chế theo Quyết định số
4216/2016/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Ninh là cơ sở pháp lý giúp các cơ
quan chức năng và chính quyền địa phương thực hiện tốt hơn hoạt động QLNN
về di sản VHVTTG Vịnh Hạ Long; Ngày 17/5/2007, UBND tỉnh Thanh Hóa đã
ban hành Chỉ thị số 09/CT-UBND về việc “tăng cường công tác quản lý, bảo vệ
di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh”, Văn bản số
5339/UBND-VX về việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích theo quy định của
pháp luật, Quyết định số 2298/QĐ-UBND ngày 10/8/2007 về Quy chế quản lý,
bảo vệ và phát huy giá trị khu di tích Thành Nhà Hồ - là 1 trong 8 di sản
VHVTTG tại Việt Nam.
UBND thành phố Hà Nội mới ban hành Quyết định số 14/2021/QĐ-UBND
ngày 06/9/2021 kèm Quy định phân cấp QLNN một số lĩnh vực hạ tầng, KT - XH
trên địa bàn thành phố Hà Nội, trong đó có quy định việc phân cấp QLNN về di
sản VHVTTG tại Việt Nam, trên địa bàn thành phố Hà Nội là Khu di tích Trung
tâm Hoàng thành Thăng Long.
Để tổ chức triển khai tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về DSVH,
trong đó có di sản VHVTTG tại Việt Nam, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và
thẩm quyền được giao, các bộ, ngành, địa phương đã ban hành những văn bản quy
phạm pháp luật, các quy định, quy chế, quy hoạch, đề án để phân công nhiệm vụ
và tổ chức thực hiện. Theo thống kê từ báo cáo của các bộ, ngành, địa phương
[95], đã có khoảng 300 văn bản liên quan được ban hành nhằm cụ thể hóa và tổ
chức thực hiện nhiệm vụ bảo tồn, bảo vệ DSVH, di sản VHVTTG. UBND 7 tỉnh,
thành phố nơi có di sản VHVTTG đã ban hành quy chế và kế hoạch quản lý, bảo
vệ từng khu di sản.
90
3.2.3. Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về di sản văn hóa vật thể thế giới
tại Việt Nam
Hiện nay, ở cấp trung ương, cơ quan thực hiện chức năng QLNN về DSVH,
di sản VHVTTG tại Việt Nam là Bộ VHTTDL. Bộ VHTTDL là cơ quan của
Chính phủ, thực hiện chức năng QLNN về văn hóa, DSVH, di sản VHVTTG tại
Việt Nam.
Theo Nghị định số 109/2017/NĐ-CP của Chính phủ về Bảo vệ và Quản lý
di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam [28], với chức năng QLNN về
di sản VHVTTG tại Việt Nam, Bộ VHTTDL trình Thủ tướng Chính phủ quyết
định và đề nghị UNESCO: điều chỉnh khu vực, vùng đệm đối với di sản VHVTTG
tại Việt Nam; thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch tổng thể di sản VHVTTG
tại Việt Nam trên địa bàn tỉnh, thành phố trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
thẩm định, phê duyệt kế hoạch quản lý di sản VHVTTG tại Việt Nam, quy chế
bảo vệ di sản VHVTTG tại Việt Nam theo quy định tại Điều 9 và Điều 14 của
Nghị định 109/2017/NĐ-CP. Ngoài ra, Bộ VHTTDL còn thực hiện một số nhiệm
vụ được quy định ở điều 18 của Nghị định 109/2017/NĐ-CP.
Bảng 3.2: Thống kê phòng quản lý về di sản văn hóa tại các tỉnh,
thành phố có di sản VHVTTG, năm 2021
STT Tỉnh, thành phố
Phòng quản lý di sản thuộc
Sở VHTTDL
Số lượng cán bộ
1 Hà Nội Có 9
2 Ninh Bình Có 7
3 Quảng Ninh Có 5
4 Thanh Hóa Có 3
5 Quảng Bình Không 0
6 Thừa Thiên Huế Có 6
7 Quảng Nam Không 0
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ báo cáo của các tỉnh, thành phố.
91
Cục Di sản văn hóa “là cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch, có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước về di sản
văn hóa, quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc lĩnh vực di sản văn hóa theo quy
định pháp luật; được Bộ trưởng giao trách nhiệm chỉ đạo và hướng dẫn hoạt động
phát triển sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trong phạm vi cả nước
theo đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước” [27].
Theo quy định trên, Cục DSVH có chức năng tham mưu trong QLNN về di sản
VHVTTG tại Việt Nam. Đồng thời có nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động sự
nghiệp theo quy định pháp luật đối với các di sản VHVTTG tại Việt Nam.
Theo phân cấp của Chính Phủ, UBND tỉnh/thành phố là cơ quan QLNN về
DSVH, trong đó có di sản VHVTTG tại Việt Nam ở địa phương. Sở VHTTDL là
cơ quan chuyên môn tham mưu cho UBND cấp tỉnh, thành phố QLNN về DSVH
trên địa bàn cấp tỉnh. Phòng quản lý DSVH là phòng chuyên môn trực thuộc Sở
VHTTDL.
Bảng 3.3. Tổ chức đơn vị quản lý di sản VHVTTG tại Việt Nam, năm 2021
TT Tỉnh, thành phố
Trực thuộc
Ghi chú
UBND tỉnh,
thành phố
Sở
VHTTDL
UBND
Huyện, TP
1 Hà Nội 1
2 Ninh Bình 1 Nay thuộc
Sở Du lịch
3 Quảng Ninh 1
4 Thanh Hóa 1
5 Quảng Bình 1
6 Thừa Thiên Huế 1
7 Quảng Nam 2
Nguồn: tổng hợp của tác giả từ báo cáo các tỉnh, thành phố có di sản VHVTTG
92
Kết quả tổng hợp đơn vị quản lý di sản VHVTTG tại Việt Nam ở 7 tỉnh,
thành phố nơi có di sản VHVTTG tại Việt Nam (Bảng 3.3.) cho thấy: 5/7
tỉnh/thành phố có phòng quản lý di sản văn hóa thuộc Sở VHTTDL (đơn vị chuyên
môn thuộc Sở), 2 tỉnh còn lại là Quảng Bình và Quảng Nam chưa thành lập, nên
hoạt động QLNN về DSVH nói chung và di sản VHTNTG tại Việt Nam cũng còn
hạn chế, lúng túng.
Các Ban quản lý (hoặc Trung tâm) là đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện
việc quản lý di sản VHVTTG tại Việt Nam trên địa bàn theo 3 dạng chính: có 3
tỉnh (Hà Nội, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế) đơn vị quản lý di sản VHTNTG tại
Việt Nam trực thuộc UBND cấp tỉnh, thành phố; có 02 tỉnh (Thanh Hóa, Ninh
Bình) đơn vị quản lý di sản VHVTTG tại Việt Nam trực thuộc Sở VHTTDL quản
lý ; có 02 tỉnh (Quảng Ninh, Quảng Nam) đơn vị quản lý di sản VHVTTG tại Việt
Nam trực thuộc quận, huyện, thành phố (như mô hình ở Quảng Ninh, Ban quản lý
Di sản Hạ Long trực thuộc thành phố Hạ Long; mô hình: Trung tâm Bảo tồn Di sản
văn hóa Hội An trực thuộc UBND thành phố Hội An do UBND tỉnh Quảng Nam
quyết định theo đề nghị của UBND thành phố Hội An và Sở Nội vụ Quảng Nam,
Ban quản lý Di sản văn hóa Mỹ Sơn trực thuộc UBND huyện Duy Xuyên, Quảng
Nam). Như vậy, mô hình đơn vị quản lý di sản VHVTTG tại Việt Nam không đồng
nhất, do chưa có quy định, hướng dẫn của Bộ VHTTDL, nên mỗi địa phương xây
dựng mô hình đơn vị quản lý di sản VHTNTG tại Việt Nam theo một cách riêng,
không thống nhất.
Kết quả thống kê ở bảng 3.3. cho thấy, có 3 ban quản lý (hoặc trung tâm)
quản lý di sản VHVTTG tại Việt Nam trực thuộc UBND tỉnh, thành phố (Hà Nội,
Quảng Ninh, Thừa Thiên Huế), 2 ban quản lý (hoặc trung tâm) quản lý di sản
VHVTTG tại Việt Nam trực thuộc Sở VHTTDL (Thanh Hóa) và Sở Du lịch (Ninh
Bình) và số còn lại là 3 ban quản lý (hoặc trung tâm) trực thuộc UBND huyện,
UBND thành phố. Điều đáng quan tâm và lo ngại là Ban quản lý danh thắng Tràng
An, Ninh Bình lại trực thuộc Sở Du lịch, trong khi Sở Du lịch lại là đơn vị không
có chức năng, nhiệm vụ về DSVH.
93
Trước năm 2017, nhiệm vụ của các ban quản lý hoặc trung tâm quản lý di
sản VHTNTG tại Việt Nam trước đây do cấp ra Quyết định thành lập quy định,
nên chức năng, nhiệm vụ cũng khác nhau. Từ khi có Nghị định 109/2017/NĐ-CP,
chức năng, nhiệm vụ của đơn vị được giao trực tiếp quản lý di sản VHTNTG tại
Việt Nam được quy định thống nhất tại Điều 15, 16, 17.
Với cách tổ chức bộ máy quản lý về di sản VHVTTG tại Việt Nam hiện nay
cho thấy, không những thiếu sự thống nhất về tổ chức giữa các địa phương có di
sản, khó khăn cho công tác chỉ đạo xuyên suốt từ trên xuống dưới, mà còn có sự
nhầm lẫn chức năng, nhiệm vụ QLNN và quản lý hoạt động sự nghiệp.
Bảng 3.4: Số lượng các phòng, ban của đơn vị quản lý
di sản VHVTTG tại Việt Nam, năm 2021
TT
Tên đơn vị quản lý di sản VHVTTG tại Việt
Nam
Số lượng
phòng, ban
Ghi chú
1 Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long 6 2 đơn vị
trực thuộc
2 Ban quản lý quần thể danh thắng Tràng An 4
3 Ban quản lý Vịnh Hạ Long 10
4 Ban quản lý thành Nhà Hồ 3
5 Ban quản lý vườn quốc gia Phong nha – Kẻ Bàng 6
6 Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế 13
7 Trung tâm quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An 6
8 Ban quản lý di sản văn hóa Mỹ Sơn 8
Tổng số 56
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo của các tỉnh, thành phố
94
Qua khảo sát mô hình tổ chức của các ban quản lý (hoặc trung tâm) quản lý
di sản VHVTTG tại Việt Nam thì tùy theo quy mô, đặc thù, loại hình, tính chất,
tầm quan trọng mà bộ máy tổ chức ít nhất có 3 phòng ban như Ban quản lý
DSVH Thành Nhà Hồ: phòng Tổ chức - Hành chính, phòng Nghiệp vụ, Phòng
Truyền thông và khai thác du lịch. Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế có 13
phòng, ban và tương đương là nhiều nhất. Phổ biến là 4 - 10 phòng, ban. Ngoài
ra, tùy theo loại hình di sản VHVTTG tại Việt Nam mà phòng, ban chuyên môn
có khác nhau, chẳng hạn, đối với DSVH thì phòng ban nghiệp vụ là phòng bảo
tồn, bảo tàng, nhà hát; còn đối với di sản thắng cảnh thì phòng nghiệp vụ là
phòng quản lý môi trường và cảnh quan. Các phòng còn lại tương tự: phòng kế
hoạch tài chính, phòng dịch vụ du lịch, phòng bảo vệ an ninh, phòng nghiên cứu
khoa học và HTQT (Bảng 3.4).
3.2.4. Xây dựng và phát triển đội ngũ công chức quản lý nhà nước và viên chức
chuyên môn về di sản văn hóa vật thể thế giới tại Việt Nam
Cục Di sản văn hóa là đơn vị trực thuộc Bộ VHTTDL, là đơn vị tham mưu
giúp Bộ trưởng Bộ VHTTDL thực hiện QLNN về lĩnh vực DSVH, có biên chế 29
người; ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, số lượng công chức, viên chức
quản lý DSVH thuộc Sở VHTTDL cũng rất thấp, gần như không có chuyên gia.
Phòng quản lý DSVH của Sở VHTTDL thành phố Hà Nội có 9 người, Sở VHTT
tỉnh Ninh Bình có 7 người, Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ninh có 5 người, Sở
VHTTDL tỉnh Thanh Hóa có 3 người, Sở VHTTDL tỉnh Thừa Thiên Huế có 6
người; 2 tỉnh còn lại là Quảng Bình và Quảng Nam, Sở VHTTDL chưa có phòng
quản lý DSVH. Theo thống kê của Cục Di sản văn hóa, nguồn nhân lực ngành di
sản văn hóa hiện nay thuộc các ban quản lý di tích các cấp trên cả nước có khoảng
4.000 người. Tuy nhiên, nhân lực ngành di sản văn hóa phân bố không đồng đều,
tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn, nơi có nhiều DSVH, đặc biệt là những địa
phương có di sản đã được công nhận là di sản VHVTTG. Ví dụ, Ban quản lý
DSVH Thành Nhà Hồ có 53 người (là thấp nhất), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng
Long - Hà Nội trực tiếp quản lý Khu di tích Thành cổ Hà Nội và Khu di tích Cổ
95
Loa, biên chế gồm có 180 người; Ban quản lý Vịnh Hạ Long có biên chế 386
người (là cao nhất), Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế có 700 người (Bảng 3.5).
Bảng 3.5. Số lượng, trình độ nhân sự của các đơn vị quản lý di sản
VHVTTG tại Việt Nam, năm 2021
T
T
Tên đơn vị quản lý di sản VHVTTGtại
Việt Nam
Số lượng
nhân sự
(Người)
TRÌNH ĐỘ
Trên
đại học
Đại học Khác
1 Cục Di sản văn hóa 31 29 1 1
2 Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long 180 32 90 58
3
Ban quản lý Quần thể Danh thắng
Tràng An
158 15 51 92
4 Ban quản lý Vịnh Hạ Long 386 42 153 191
5 Trung tâm Bảo tồn Di sản thành Nhà Hồ 53 5 18 30
6
Ban quản lý vườn quốc gia Phong nha
– Kẻ Bàng
175 5 49 121
7 Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế 700 63 315 323
8
Trung tâm quản lý bảo tồn di sản văn
hóa Hội An
121 12 72 36
9 Ban quản lý di sản văn hóa Mỹ Sơn 140 11 53 76
Tổng số 1944 214 802 928
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ báo cáo của Cục DSVH và Sở VHTTDL các
địa phương có di sản VHVTTG tại Việt Nam
Bảng 3.5 cho thấy, về trình độ nguồn nhân lực của ngành DSVH cũng không
đồng đều, hiện nay, nhân lực có trình độ chuyên môn từ đại học trở 1016 người
(chiếm trên 52,2%). Tuy nhiên, nguồn nhân lực ở các đơn vị thuộc Bộ VHTTDL
(Cục Di sản văn hóa), các Trung tâm tập trung nhân lực có trình độ đại học trở
lên tỷ lệ cao hơn hẳn mức bình quân. Nhân lực của Cục Di sản văn hóa có trình
độ đại học trở lên chiếm 96,8%; thạc sĩ trên 40,%, tiến sĩ trên 10%. Trong khi đó
ở các ban quản lý/trung tâm DSVH cấp tỉnh, nhân lực có trình độ đại học trở lên
chỉ khoảng 50%.
96
Riêng đối với đơn vị quản lý di sản VHVTTG tại Việt Nam:
- Đối với đơn vị quản lý di sản VHVTTG tại Việt Nam, đội ngũ viên chức
chuyên môn chủ yếu là có chuyên ngành văn hóa, trình độ đại học chiếm 40%,
2% thạc sỹ, tiến sỹ chỉ có 2 tiến sỹ ở Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế và 4
tiến sỹ ở Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội.
- Đối với đơn vị quản lý di sản thiên nhiên thế giới tại Việt Nam, đội ngũ
viên chức chuyên môn chủ yếu là cử nhân môi trường hoặc nông nghiệp chiếm
20%, thạc sỹ dưới 1% và tiến sỹ không có.
- Đối với sở VHTTDL, phòng quản lý DSVH chỉ 40% nhân sự có trình độ đại
học liên quan đến DSVH; Ban quản lý di sản VHVTTG tại Việt Nam chỉ dưới
32% nhân sự có trình độ đại học liên quan đến DSVH; số lượng biên chế của
phòng quản lý DSVH và ban quản lý di sản VHVTTG tại Việt Nam là không có
quy định thống nhất, tùy theo tình hình thực tế của địa phương.
Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Bộ VHTTDL thường xuyên tổ chức
các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng. Giai đoạn 2012-2020, theo văn bản báo cáo hằng
năm, Cục Di sản văn hóa đã tổ chức hội nghị, tập huấn như: Hội nghị trực tuyến
hướng dẫn thực hiện Nghị định số 70/2012/NĐ-CP và Thông tư 18/2012/TT-
BVHTTDL; Hội nghị, hội thảo trực tuyến tại 3 điểm cầu: Hà Nội, Đà Nẵng và
thành phố Hồ Chí Minh “Nâng cao chất lượng công tác quản lý và phát huy giá trị
di tích” ; hội nghị, hội thảo về kiện toàn công tác quản lý di tích. Bên cạnh đó, Việt
Nam đã nỗ lực và tham gia các hội nghị, hội thảo quốc tế như: Hoạt động tham vấn
về phát triển nâng cao năng lực quản lý rủi ro thiên tai di sản văn hóa Đông Nam
Á; Hội nghị quốc tế về phát triển bền vững mạng lưới di sản tại Băng-la-đét; Hội
thảo “Thực trạng và những thách thức liên quan đến phát triển nguồn nhân lực trong
công tác bảo vệ di sản văn hóa khu vực Châu Á - Thái Bình Dương”; Tham dự Hội
thảo về “Chia sẻ kinh nghiệm trong việc bảo vệ các di sản văn hóa quốc gia”; Cục
Di sản văn hóa Việt Nam hợp tác ký kết biên bản ghi nhớ thỏa thuận trao đổi trong
lĩnh vực DSVH với Tổng cục Di sản văn hóa Hàn Quốc; ký cam kết hợp tác thực
hiện kế hoạch đào tạo cán bộ với Đại học Queenland, Úc; phối hợp với các tổ chức
97
quốc tế đào tạo nhân lực tại Hà Nội; phối hợp với các cơ quan liên quan làm việc
với chuyên gia của tổ chức Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên
Thiên nhiên Thế giới, đánh giá thực địa về hoạt động bảo tồn Vịnh Hạ Long; phối
hợp làm việc với các chuyên gia quốc tế của Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc về
hoạt động bảo tồn DSVH; cử cán bộ tham dự các khóa đào tạo, bồi dưỡng chuyên
môn về quản lý di sản văn hóa tại Australia; tập huấn tại Hàn Quốc; đào tạo về quản
lý di sản văn hóa tại Singapore.
Ngoài ra, để nâng cao năng lực tu bổ, tôn tạo DSVH, di sản VHVTTG tại Việt
Nam, Cục Di sản Văn hóa, các cơ sở đào trực thuộc Bộ VHTTDL đã kịp thời tổ
chức nhiều lớp lớp bồi dưỡng kiến thức về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích theo
đúng Nghị định số 70/2012/NĐ-CP, Nghị định số 166/2018/NĐ-CP và Nghị định
số 61/2016/NĐ-CP của Chính phủ. Tính đến tháng 7/2022, đã tổ chức được 43 lớp
bồi dưỡng kiến thức chuyên môn và pháp luật về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích
cho gần 2.000 học viên của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động bảo tồn DSVH,
di sản VHVTTG tại Việt Nam.
Như vậy, trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, với ý nghĩa di sản của Việt
Nam, đặc biệt di sản VHVTTG tại Việt Nam là một bộ phận của di sản của nhân
loại, do đó, tăng cường hợp tác quốc tế về các hoạt động bảo tồn DSVH, di sản
VHVTTG tại Việt Nam là yêu cầu cấp thiết, là cơ hội đặc biệt để trao đổi chuyên
gia, kinh nghiệm, công nghệ, kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực và giải quyết những
vấn đề vướng mắc trong các hoạt động QLNN về di sản VHVTTG tại Việt Nam.
Tất cả những hoạt động trên đã góp phần nâng cao nhận thức pháp luật di sản
văn hóa, di sản VHVTTG tại Việt Nam, trao đổi thông tin, kinh nghiệm, nghiệp
vụ chuyên môn và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức hoạt
động QLNN di sản VHVTTG tại Việt Nam.
3.2.5. Hỗ trợ, huy động nguồn lực tài chính cho hoạt động di sản văn hóa vật
thể thế giới tại Việt Nam
Đối với việc tu bổ, tôn tạo di tích quốc gia nói chung và di sản VHVTTG tại
Việt Nam nói riêng, phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” đã được
98
hình thành từ lâu, nhưng chỉ được thực hiện và triển khai mạnh mẽ khi có Nghị
quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII năm 1997 đề cập đến chủ trương xã
hội hóa các hoạt động xã hội. Thực hiện Nghị quyết này, Chính phủ đã ban hành
Nghị quyết số 90/CP ngày 21/8/1997 về “Phương hướng, chủ trương xã hội hóa
các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa”; Nghị quyết Trung ương V khóa VIII ngày
16/7/1998 về “Xã hội hóa các hoạt động văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ”
là cơ sở để Chính phủ ban hành Nghị định số 73/1999/NĐ-CP về “Chính sách
khuyến khích xã hội hóa đối với hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa,
thể dục thể thao”. Tiếp theo đó, Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP của Chính phủ
ngày 18/4/2005 về “Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa,
thể dục thể thao”; Nghị định số 69/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30/5/2008
về “Chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo
dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, môi trường”; Thông tư của Bộ Tài chính số
135/2008/TT-BTC ngày 31/12/2008 hướng dẫn thực hiện Nghị định số
69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008; Thông tư 156/2014/TT-BTC ngày 23/10/2014
của Bộ Tài chính sửa đổi Thông tư số 135/2008/TT-BTC ngày 31/12/2008; Năm
2019, Bộ VHTTDL đã tổng kết 20 năm (1999 -2019) thực hiện chủ trương về
đẩy mạnh XHH các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, cho thấy,
đây là chủ trương đúng đắn và kịp thời tháo gỡ khó khăn về nguồn lực tài chính
cho ngành văn hóa, tăng nguồn lực hỗ trợ cho di sản VHVTTG tại Việt Nam.
Như vậy, hành lang pháp lý cần thiết để có thể huy động các nguồn lực tài
chính trong nước và