Luận án Quản lý nhà nước về di tích quốc gia đặc biệt vùng đồng bằng sông Hồng

LỜI CAM ĐOAN . 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU. 7

DANH MỤC CHỮ VIẾT TĂT. 8

MỞ ĐẦU. 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU. 10

1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài. 10

1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu về di sản văn hóa, di tích quốc gia đặc

biệt. 10

1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu quản lý nhà nước về di sản văn hóa, di

tích quốc gia đặc biệt. 16

1.2. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu. 24

1.2.1. Những kết quả nghiên cứu luận án kế thừa. 25

1.2.2. Những vấn đề nghiên cứu đặt ra cho đề tài luận án. 26

Kết luận chương 1 . 28

Chương 2: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI TÍCH

QUỐC GIA ĐẶC BIỆT . 29

2.1. Các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài luận án. 29

2.1.1. Di tích quốc gia đặc biệt. 29

2.1.2. Quản lý nhà nước và quản lý nhà nước về di tích quốc gia đặc biệt. 32

2.1.3. Vai trò của quản lý nhà nước về di tích quốc gia đặc biệt . 37

2.1.4. Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về di tích quốc gia đặc

biệt. 41

2.2. Nội dung quản lý nhà nước về di tích quốc gia đặc biệt. 46

2.2.1. Xây dựng, ban hành và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch,

chính sách, pháp luật về di tích quốc gia đặc biệt . 46

2.2.2. Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về

di tích quốc gia đặc biệt. 49

2.2.3. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy

giá trị di tích quốc gia đặc biệt . 51

2.2.4. Thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật trong quản

lý nhà nước về di tích quốc gia đặc biệt. 522.3. Kinh nghiệm của một số quốc gia trong hoạt động quản lý nhà

nước về di sản thế giới, di tích quốc gia đặc biệt và giá trị tham khảo

đối với Việt Nam. 55

2.3.1. Kinh nghiệm của các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức . 55

2.3.2. Những giá trị tham khảo đối với Việt Nam. 60

Kết luận chương 2 . 61

Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI TÍCH

QUỐC GIA ĐẶC BIỆT VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG . 62

3.1. Khái quát về vùng đồng bằng sông Hồng và di tích quốc gia đặc

biệt vùng đồng bằng sông Hồng . 62

3.1.1. Khái quát về vùng đồng bằng sông Hồng . 62

3.1.2. Di tích quốc gia đặc biệt vùng đồng bằng sông Hồng . 64

3.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về di tích quốc gia đặc biệt

vùng đồng bằng sông Hồng. 70

3.2.1. Xây dựng, ban hành và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch,

chính sách, pháp luật về di tích quốc gia đặc biệt vùng đồng bằng sông

Hồng . 70

3.2.2. Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về

di tích quốc gia đặc biệt vùng đồng bằng sông Hồng. 78

3.2.3. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy

giá trị di tích quốc gia đặc biệt vùng đồng bằng sông Hồng . 87

3.2.4. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật trong quản lý nhà

nước về di tích quốc gia đặc biệt vùng đồng bằng sông Hồng . 91

3.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về di tích quốc gia đặc biệt

vùng đồng bằng sông Hồng. 95

3.3.1. Những kết quả đạt được. 95

3.3.2. Những hạn chế trong hoạt động quản lý nhà nước về di tích quốc

gia đặc biệt vùng đồng bằng sông Hồng. 97

3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế . 102

Kết luận chương 3 . 104

Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ

NHÀ NƯỚC VỀ DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT VÙNG ĐỒNG BẰNG

SÔNG HỒNG. 106

4.1. Quan điểm và định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về di tích

quốc gia đặc biệt vùng đồng bằng sông Hồng. 1064.1.1. Quan điểm hoàn thiện quản lý nhà nước về di tích quốc gia đặc biệt

vùng đồng bằng sông Hồng. 106

4.1.2. Định hướng và mục tiêu . 111

4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về di tích quốc gia đặc biệt

ở vùng đồng bằng sông Hồng. 113

4.2.1. Xây dựng và ban hành chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách

về di tích quốc gia đặc biệt theo hướng liên kết phát triển theo vùng. 113

4.2.2. Rà soát, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về di tích quốc

gia đặc biệt. 119

4.2.3. Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về di tích quốc gia đặc

biệt. 123

4.2.4. Nâng cao trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức quản lý

nhà nước về di tích quốc gia đặc biệt. 125

4.2.5. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy

giá trị di tích quốc gia đặc biệt . 127

4.2.6. Thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm vi phạm pháp luật trong quản

lý nhà nước về di tích quốc gia đặc biệt. 130

4.2.7. Các giải pháp khác . 134

Kết luận chương 4 . 136

KẾT LUẬN. 139

DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU, BÀI VIÊT CỦA TÁC GIẢ

ĐÃ CÔNG BỐ . 141

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 142

PHỤ LỤC ĐỀ CƯƠNG NỘI DUNG PHỎNG VẤN SÂU CÁC CHUYÊ

pdf162 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 550 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý nhà nước về di tích quốc gia đặc biệt vùng đồng bằng sông Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiếng hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc, nghệ thuật có giá trị đặc biệt của quốc gia hoặc khu vực thiên nhiên có giá trị về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học và hệ sinh thái đặc thù nổi tiếng của Việt Nam và thế giới. Bảng 3.3. Phân loại di tích quốc gia đặc biệt vùng đồng bằng sông Hồng STT Tỉnh, thành phố (Vùng đồng bằng sông Hồng Tổng số di tích Di tích lịch sử Di tích kiến trúc nghệ thuật Di tích khảo cổ Danh lam thắng cảnh Di sản thế giới 1 Hà Nội 14 11 8 2 2 1 2 Bắc Ninh 4 2 3 3 Quảng Ninh 5 4 2 1 4 Hải Phòng 2 1 1 5 Vĩnh Phúc 2 1 1 1 6 Ninh Bình 2 1 1 1 1 7 Thái Bình 2 1 1 8 Hải Dương 4 3 2 1 9 Nam Định 2 1 2 10 Hưng Yên 1 1 1 11 Hà Nam 2 1 1 Tổng số 40 27 20 2 8 3 (Nguồn: tổng hợp của tác giả) Nhìn bảng 3.3. cho thấy di tích QGĐB vùng ĐBSH đa dạng về loại hình và sự phức tạp đan xen giữa các loại, ví dụ: Hà Nội có di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Văn miếu Quốc Tử Giám (gồm hai loại hình), di tích lịch 69 sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ Cổ Loa (3 loại hình); Hà Nội có cả 4 loại hình di tích; có 3 tỉnh, thành phố có di tích QGĐB đồng thời là di sản thế giới là: Di tích lịch sử và khảo cổ Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội; di tích danh lam thắng cảnh Tràng An - Tam Cốc - Bích Động (Ninh Bình); di tích danh lam thắng cảnh vịnh Hạ Long (Quảng Ninh). Xét về cơ cấu loại hình, nhìn từ bảng 3.3. ta thấy: Tổng số có 40 di tích QGĐB trong đó, di tích lịch sử: 29, di tích kiến trúc nghệ thuật: 19, di tích khảo cổ: 2, di tích danh lam thắng cảnh: 8, di sản thế giới: 3. Nhìn vào cơ cấu di tích QGĐB cho thấy, di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật chiếm đa số, chứng tỏ bề dày về văn hóa, kiến trúc nghệ thuật rất đặc biệt. Di tích nói chung và di tích QGĐB nói riêng là báu vật của các thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau, là tài sản quý giá của quốc gia và nhân loại. Bảo tồn và phát huy các giá trị của di tích trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội là sứ mệnh đặc biệt quan trọng trước hết thuộc về nhà nước, vai trò của cộng đồng nơi có di tích, vai trò của xã hội và nhân loại. Thực tế cho thấy, có nhiều nguyên nhân làm cho di tích bị xuống cấp nghiêm trọng do sự khắc nghiệt của thiên nhiên, sự khai thác di tích quá mức, sự xâm hại của con người Nhưng có nguyên nhân quan trọng cần phải xem xét, nghiên cứu về tính hiệu lực, hiệu quả của công tác QLNN về di tích QGĐB còn nhiều hạn chế, bất cập. Xét về quản lý: Trong tổng số 40 di tích QGĐB vùng ĐBSH hầu hết do UBND tỉnh, thành phố trong vùng quản lý, riêng di tích lịch sử Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch nằm trên địa bàn Thành phố Hà Nội nhưng do Bộ VHTT&DL trực tiếp quản lý. Kết quả khảo sát cũng cho thấy: 100% ý kiến đánh giá di tích QGĐB vùng ĐBSH là đa dạng, độc đáo thậm chí có di tích được coi là kỳ quan thiên nhiên thế giới (di tích danh lam thắng cảnh vịnh Hạ Long năm 2011 được tổ chức 7 New Wonders bình chọn là một trong 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới). 70 3.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về di tích quốc gia đặc biệt vùng đồng bằng sông Hồng 3.2.1. Xây dựng, ban hành và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, pháp luật về di tích quốc gia đặc biệt vùng đồng bằng sông Hồng Như đã trình bày ở chương 2, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, pháp luật chính là một trong những công cụ QLNN về di tích nói chung và di tích QGĐB nói riêng. Thứ nhất là ban hành và thực hiện văn bản pháp luật Trong giai đoạn vừa qua, nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật nhằm điều chỉnh và tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động văn hóa phù hợp với tình hình mới. Đối với di tích QGĐB nói chung và di tích QGĐB vùng ĐBSH nói riêng chịu sự điều chỉnh chung của hệ thống văn bản pháp luật do trung ương ban hành bao gồm (luật, nghị định, thông tư và các quyết định). Bên cạnh đó là hệ thống văn bản pháp luật do địa phương ban hành. Xét theo giá trị hiệu lực pháp lý phải kể đến Luật Di sản văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29/6/2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 18/6/2009. Ngoài ra, một số các văn bản pháp luật có liên quan như: Luật Đất đai năm 2003, Luật Du lịch số 44/2005/QH11 năm 2005, Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014, Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 ngày 25/11/2014, Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014... Để triển khai hướng dẫn luật, các văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành, cụ thể: Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa năm 2009; Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày 18/9/2012 của Chính phủ, quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục 71 hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; Nghị định số 61/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ, quy định điều kiện kinh doanh giám định cổ vật và hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; Thông tư số 18/2012/TT-BVHTTDL ngày 28/12/2012 của Bộ trưởng Bộ VHTT&DL, quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; Thông tư số 17/2013/TT-BVHTT&DL ngày 30/12/2013 của Bộ VHTT&DL về hướng dẫn xác định chi phí lập quy hoạch, dự án, báo cáo kinh tế - kỹ thuật bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích. Để triển khai thực hiện các văn bản pháp lý trên, căn cứ thẩm quyền, Bộ VHTT&DL đã thực hiện thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng di tích QGĐB, lần đầu tiên di tích quốc gia được xếp hạng di tích QGĐB, (đợt 1) theo Quyết định số 1272/QĐ-TTg ngày 12/8/2009 về việc xếp hạng di tích QGĐB, có 10 di tích được xếp hạng QGĐB. Từ đó đến nay, đã có 9 đợt xếp hạng di tích QGĐB và tổng số 95 di tích được xếp hạng di tích QGĐB trên toàn quốc, trong đó vùng ĐBSH có 40 di tích QGĐB. Bộ VHTT&DL đã thực hiện thẩm định, phối hợp với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trình Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị các di tích QGĐB; phê duyệt đề án mở rộng và phát triển các khu di tích QGĐB vùng ĐBSH, ví dụ cụ thể như: Thành phố Hà Nội (Quy hoạch chi tiết Bảo tồn tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long Hà Nội (tỷ lệ 1/500) được Bộ Xây dựng phê duyệt tại Quyết định số 975/QĐ-BXD ngày 21/8/2015 và Quyết định số 1481/QĐ-BXD ngày 28/12/2015; Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích thành Cổ Loa tỷ lệ 1/2000 tại Quyết định số 1083/QĐ-TTg ngày 14/8/2012 và Quyết định số 1004/QĐ-TTg ngày 03/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ); tỉnh Quảng Ninh (Quy hoạch bảo tồn, phát huy giá trị di sản vịnh Hạ Long theo Quyết định số 142/2002/QĐ-TTg ngày 21-10-2002 của Thủ tướng Chính phủ); tỉnh Ninh Bình (Quy hoạch tổng 72 thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích lịch sử - văn hóa Cố đô Hoa Lư được phê duyệt tại Quyết định số 82/2003/QĐ-TTg ngày 29/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ); tỉnh Hải Dương (Quy hoạch tổng thể bảo tồn Khu di tích lịch sử - văn hóa Côn Sơn - Kiếp Bạc gắn với phát triển du lịch, thị xã Chí Linh tại Quyết định số 920/QĐ-TTG ngày 18/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 181/QĐ-TTg ngày 09/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án tu bổ, tôn tạo di tích chùa Côn Sơn thuộc quần thể Khu di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, thị xã Chí Linh). Tỉnh Hưng Yên (Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị đô thị cổ Phố Hiến gắn với phát triển du lịch tại Quyết định số 744/QĐ-TTg ngày 27/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ). Di tích QGĐB vùng ĐBSH cơ bản đều đã có quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thực hiện chức năng là cơ quan QLNN cao nhất về di sản văn hóa, Bộ VHTT&DL phối hợp các bộ, ngành, thực hiện cam kết với UNESCO về việc quản lý di sản thế giới, lập hồ sơ đệ trình UNESCO công nhận di sản văn hóa của Việt Nam là di sản thế giới. Đến nay, Việt Nam có 08 di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới được UNESCO vinh danh, trong đó vùng ĐBSH có 03 di sản thế giới cũng là 03 di tích QGĐB gồm: danh lam thắng cảnh Vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên (công nhận năm 1994 về giá trị thẩm mỹ và tái công nhận lần thứ 2 năm 2000 với giá trị ngoại hạng toàn cầu về địa chất - địa mạo), di tích lịch sử và khảo cổ Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là di sản văn hóa (công nhận năm 2010), Danh lam thắng cảnh Tràng An - Tam Cốc - Bích Động (công nhận năm 2014) là di sản hỗn hợp. Bộ VHTT&DL thực hiện thẩm định, thỏa thuận bằng văn bản góp ý quy hoạch, dự án, báo cáo kinh tế - kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công tu bổ, tôn tạo di tích QGĐB; góp ý các khu vực cấm, tạm cấm hoạt động khoáng 73 sản; thỏa thuận quy hoạch khảo cổ trên địa bàn; điều chỉnh khoanh vùng bảo vệ di tích ở địa phương thực hiện dự án xây dựng hạ tầng và có văn bản hướng dẫn các địa phương về việc tăng cường công tác QLNN về di tích QGĐB Cục Di sản văn hóa thực hiện thống kê, cập nhật dữ liệu hệ thống hồ sơ xếp hạng di tích QGĐB, dự án quy hoạch, tu bổ di tích, cổ vật, bảo vật quốc gia; đã tham mưu và trình Bộ trưởng Bộ VHTT&DL quyết định công bố thủ tục hành chính về lĩnh vực di sản văn hóa (06 thủ tục thành chính, trong đó có 05 thủ tục cấp Trung ương và 01 thủ tục hành chính cấp tỉnh). QLNN về lĩnh vực di sản văn hóa, di tích QGĐB cơ bản cũng đã đáp ứng được yêu cầu đặt ra, trong công tác phối hợp giữa các Bộ, ngành và trung ương với địa phương. Bộ VHTT&DL, Cục Di sản văn hóa cũng đã thực hiện khảo sát di tích QGĐB tại các tỉnh, thành phố như tại tỉnh Nam Định, Ninh Bình và ban hành văn bản hướng dẫn các địa phương dự thảo, hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO vinh danh các di sản của Việt Nam, cụ thể bằng việc chỉ đạo UBND tỉnh Ninh Bình thực hiện Quyết định tại Kỳ họp lần thứ 40 của Ủy ban Di sản Thế giới UNESCO về công tác quản lý, bảo vệ di sản thế giới Quần thể danh thắng Tràng An; hướng dẫn tỉnh Quảng Ninh xây dựng và hoàn thiện hồ sơ tái đề cử di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long (mở rộng tiêu chí về giá trị thẩm mỹ và địa chất địa mạo; bổ sung tiêu chí về đa dạng sinh học); xem xét, tham mưu đề xuất kiện toàn mô hình ban quản lý di tích, di tích QGĐB và quản lý di sản thế giới của Việt Nam, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và quản lý di tích QGĐB. Trên cơ sở văn bản pháp lý trung ương, theo phân cấp thẩm quyền thời gian vừa qua, các tỉnh vùng ĐBSH đã ban hành văn bản quản lý cụ thể như: UBND tỉnh Vĩnh Phúc có Quyết định số 17/2012/QĐ-UBND ngày 05/7/2012 về việc ban hành quy định quản lý di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh; UBND tỉnh Hà Nam có Quyết định số 48/2013/QĐ-UBND ngày 24/9/2013 quy định về phân cấp quản lý di tích lịch sử - văn hóa, danh lam 74 thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh; UBND tỉnh Bắc Ninh ban hành Quyết định số 242/2014/QĐ-UBND ngày 11/6/2014 quy định về quản lý di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh; UBND tỉnh Ninh Bình có Quyết định số 34/2015/QĐ-UBND ngày 14/12/2015 về việc ban hành quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh đã xếp hạn trên địa bàn tỉnh; UBND tỉnh Hưng Yên có Quyết định số 23/2016/QĐ-UBND ngày 23/11/2016 về việc ban hành quy định quản lý di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh; UBND tỉnh Nam Định có Quyết định số 19/2017/QĐ-UBND ngày 07/7/2017 về việc ban hành quy định phân cấp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 4033/2016/QĐ-UBND ngày 30/11/2016 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc ban hành quy định phân cấp quản lý di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh; Đặc biệt, UBND tỉnh Quảng Ninh đã có Quyết định số 4216/2016/QĐ-UBND ngày 15/12/2016 quyết định về việc ban hành Quy chế quản lý, bảo vệ, phát huy di sản vịnh Hạ Long. Quy chế này quy định về quản lý, bảo vệ, phát huy di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long, quản lý hoạt động kinh tế - xã hội liên quan trên vịnh Hạ Long; hoạt động nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế; hoạt động cư trú trên vịnh Hạ Long; kinh phí thực hiện quản lý, bảo vệ, bảo tồn di sản vịnh Hạ Long; trách nhiệm của các cơ quan QLNN, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan đối với di sản vịnh Hạ Long. Tại quy chế này nêu rõ, phạm vi của vịnh Hạ Long là toàn bộ khu vực di sản vịnh Hạ Long khu vực được xếp hạng di tích QGĐB, khu vực được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Quy chế bao gồm 5 chương, 24 điều bao gồm các nội dung đáng chú ý, cụ thể như: Quy định cụ thể về quản lý, bảo vệ, phát huy di sản vịnh Hạ Long; nguồn kinh phí thực hiện quản lý, bảo tồn, phát huy di sản vịnh Hạ Long; trách nhiệm QLNN của các đơn vị có liên quan đối với di sản, di tích QGĐB. Việc ban hành quy chế này là cơ sở pháp lý giúp các cơ quan 75 chức năng làm tốt hơn công tác QLNN về di tích QGĐB, danh lam thắng cảnh Vịnh Hạ Long. UBND thành phố Hà Nội cũng mới ban hành Quyết định số 41/2016/QĐ-UBND ngày 19/9/2016 kèm Quy định phân cấp QLNN một số lĩnh vực hạ tầng, kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội trong đó có liên quan đến việc phân cấp QLNN về di tích QGĐB trên địa bàn thành phố Hà Nội. Thứ hai là xây dựng chiến lược phát triển di tích QGĐB Cùng với công cụ là ban hành văn bản pháp lý, những công cụ quản lý khác cũng được cơ quan nhà nước sử dụng. Những năm gần đây Bộ VHTT&DL đã xây dựng Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020 và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số: 581/QĐ - TTg ngày 6/5/2009. Liên quan đến vấn đề di sản văn hóa bao gồm cả di tích QGĐB, chiến lược đã khẳng định: “ Nhận thức về di sản văn hóa và truyền thống văn hóa ngày càng được nâng cao, tạo sự đồng thuận và nguồn lực xã hội trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, giữ gì bản sắc văn hóa dân tộc; hàng ngàn di tích được chống xuống cấp, tu bổ, tôn tạo...”. Tuy nhiên, trong Chiến lược cũng chỉ ra: “Di sản văn hóa đang đứng trước nhiều thách thức, chưa giải quyết được mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển. Việc bảo tồn di sản văn hóa chưa được triển khai theo một quy hoạch, kế hoạch dài hạn nên thường bị động. Chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa quy hoạch bảo tồn di tích với quy hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của các ngành khác trên cùng địa bàn, nên chưa tạo được cơ sở vật chất, môi trường văn hóa và sinh thái đồng bộ, có chất lượng ở di tích. Hiện tượng lấn chiếm đất đai di tích, thương mại hóa các hoạt động và tổ chức lễ hội ở di tích, đào bới, mua bán trái phép cổ vật... diễn ra ngày càng phổ biến, nhưng chưa có biện pháp giải quyết triệt để”; nhiệm vụ trọng tâm liên quan đến di tích trong Chiến lược này cụ thể là: bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc là nhiệm vụ quang trọng có 76 tính then chốt của Chiến lược; kết hợp hài hòa giữa việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc với các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội. Định hướng phát triển về lĩnh vực di tích: “Đầu tư đồng bộ bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu trở thành những di sản có chất lượng cao về khoa học bảo tồn và môi trường văn hóa, phục vụ giáo dục truyền thống và phát triển kinh tế du lịch; triển khai việc quy hoạch chi tiết đối với các di tích để giải quyết hài hòa giữa bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội”. Về mục tiêu: Nhà nước tập trung đầu tư cho việc bảo tồn di tích QGĐB (đến năm 2015, 100% di tích được tu bổ tôn tạo), di tích quốc gia (70% đến năm 2015 và 80% đến 2020). Để thực hiện Chiến lược này, Thủ tướng giao cho Bộ VHTT&DL chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thực hiện đồng thời xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch văn hóa năm năm và hằng năm và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Ngoài ra, Bộ VHTT&DL cũng đã xây dựng và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 tại Quyết định số: 2473/QĐ-TTg ngày 30/7/2011, theo đó quan điểm: “Phát triển du lịch bền vững gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc”, về giải pháp: phát huy thế mạnh và tăng cường liên kết giữa các vùng, miền, địa phương hướng tới hình thành các sản phẩm du lịch, du lịch đặc trưng theo các vùng; cụ thể vùng ĐBSH, sản phẩm du lịch đặc trưng như: tham quan thắng cảnh biển (Vịnh Hà Long), du lịch văn hóa với các giá trị của nền văn minh lúa nước và các nét sinh hoạt truyền thống ĐBSH, du lịch sinh thái, du lịch tín ngưỡng tâm linh Như vậy, chiến lược phát triển du lịch đến năm 2020 đã coi di sản văn hóa vùng ĐBSH là then chốt và là nguồn lực đặc biệt dể phát triển du lịch tại đây. Trên cơ sở của Chiến lược này Bộ VHTT&DL và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng Quy hoạch tổng thể về di tích 77 QGĐB trên toàn quốc, trong đó đặc biệt là vùng ĐBSH; quy hoạch tổng thể di tích QGĐB trên địa bàn của từng địa phương đồng thời gắn với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội giữa các địa phương, các vùng với nhau. (Đến nay, chưa có quy hoạch tổng thể hệ thống di tích QGĐB trên cả nước) để gắn kết các vùng với nhau, tận dụng thế mạnh của nhau để cùng phát triển. Nhìn chung, các tỉnh, thành phố trong vùng ĐBSH đã xây dựng quy hoạch tổng thể các di tích QGĐB của địa phương nhưng chỉ quy hoạch từng di tích QGĐB, chưa có quy hoạch chung hệ thống di tích QGĐB của tỉnh, thành phố, đồng thời quy hoạch tổng thể hệ thống di tích QGĐB của cả vùng chưa được xem xét, xây dựng, đây cũng là một hạn chế lớn trong hoạt động QLNN về di tích QGĐB vùng ĐBSH. Về Chương trình mục tiêu phát triển Văn hóa (trong đó có mục tiêu về di tích): Giai đoạn từ năm 1995 - 2015, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ VHTT&DL triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu về quốc gia về Văn hóa với 3 mục tiêu lớn, đó là: Mục tiêu về di tích (hàng nghìn di tích đã được tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp trong giai đoạn này); mục tiêu về điện ảnh và mục tiêu về văn hóa - thông tin cơ sở. Tiếp theo, Chương trình mục tiêu về Văn hóa giai đoạn 2016 - 2020, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số: 936/QĐ-TTg ngày 30/6/2017. Mục tiêu cụ thể (liên quan đến di tích QGĐB): “Hỗ trợ, tôn tạo tổng thể 20 di sản văn hóa thế giới, di tích QGĐB”. Về chính sách, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách liên quan đến bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di tích QGĐB, trong đó có thể kể đến 3 chính sách quan trọng như: Một là, chính sách về đầu tư: Nhà nước ưu tiên đầu tư 100% ngân sách để bảo tồn và phát huy các giá trị của di tích QGĐB; Hai là, chính sách tài chính: Ví dụ, cho phép giữ lại 100% nguồn thu phí tham quan từ di tích QGĐB để đầu tư trở lại cho công tác quản lý. Qua đó đã tạo 78 ra nguồn lực tài chính to lớn để phục vụ công tác quản lý, đầu tư cơ sở vật chất, để bảo vệ di sản văn hóa (cụ thể như tại di tích QGĐB Vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh). Ba là, chính sách về đất đai: Ví dụ, Luật Di sản văn hóa quy định vùng I bảo vệ di tích bao gồm di tích và khu vực cấu thành di tích và vùng 2 bao quanh bảo vệ vùng I. Việc xây dựng các công trình ở vùng II phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ VHTT&DL. Như vậy, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, chính sách là những công cụ chính để điều hành và QLNN về di sản văn hóa, trong đó có di tích QGĐB. Đối với vùng ĐBSH không phải là cấp hành chính nên những công cụ nêu trên, nhất là Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSH là công cụ quản lý vùng với cơ chế phối hợp, liên kết các hạt nhân là các tỉnh, thành phố trong vùng. Chính phủ giữa vai trò “cầm trịch” và giao cho một Bộ chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố trong vùng thực hiện. Mô hình hiện nay, giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo là tổ công tác của Thủ tướng. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy 100% ý kiến được hỏi cho rằng, các tỉnh, thành phố vùng ĐBSH mới hoàn thành Quy hoạch tổng thể từng di tích QGĐB trên địa bàn, chưa có quy hoạch tổng thể hệ thống toàn bộ di tích QGĐB. Do đó, chưa thể có Quy hoạch tổng thể hệ thống di tích QGĐB vùng ĐBSH. 3.2.2. Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về di tích quốc gia đặc biệt vùng đồng bằng sông Hồng Hiện nay, ở cấp Trung ương, chuyên trách thực hiện công tác QLNN về di tích QGĐB là Bộ VHTT&DL. Bộ VHTT&DL là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng QLNN về văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch trong phạm vi cả nước. QLNN về di sản văn hóa, Bộ VHTT&DL trình Thủ tướng Chính phủ quyết định: xếp hạng và điều chỉnh khu vực bảo vệ đối với di tích QGĐB; phê duyệt chủ trương, nhiệm vụ và đồ án quy hoạch tổng thể di tích QGĐB. 79 Bảng 3.4. Thống kê phòng quản lý về di sản văn hóa tại các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng năm 2017 STT Tỉnh, thành phố Phòng quản lý di sản thuộc Sở VHTT&DL Số lượng cán bộ 1 Hà Nội Có 9 2 Bắc Ninh Có 5 3 Quảng Ninh Có 5 4 Hải Phòng Không 0 5 Vĩnh Phúc Không 0 6 Ninh Bình Có 7 7 Thái Bình Không 0 8 Hải Dương Có 5 9 Nam Định Có 3 10 Hưng Yên Không 0 11 Hà Nam Không 0 (Nguồn: tổng hợp của tác giả) Cục Di sản văn hóa là tổ chức thuộc Bộ VHTT&DL có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng QLNN về di sản văn hóa, di tích QGĐB; QLNN các dịch vụ công thuộc lĩnh vực di sản văn hóa theo quy định của pháp luật; được Bộ trưởng giao trách nhiệm chỉ đạo và hướng dẫn hoạt động phát triển sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, di tích QGĐB trong phạm vi cả nước theo đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Theo phân cấp của Chính Phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là cơ quan QLNN về di tích QGĐB ở địa phương. Sở VHTT&DL là cơ quan chuyên môn giúp việc QLNN về di tích QGĐB trên địa bàn, phạm vi thuộc của UBND cấp tỉnh, thành phố quản lý. 80 Phòng quản lý di sản văn hoá là phòng chuyên môn trực thuộc Sở VHTT&DL tham mưu . Xem xét cụ thể về đơn vị quản lý trực tiếp đối với các di sản văn hoá nói chung và di tích QGĐB vùng đồng bằng sông Hồng nói riêng tác giả có thống kê như sau: Nhìn vào bảng 3.4. cho thấy 6/11 tỉnh, thành phố có Phòng quản lý di sản văn hóa thuộc Sở VHTT&DL (đơn vị tham mưu giúp Sở thực hiện QLNN về di sản văn hóa), 5 tỉnh còn lại không có (do chưa thành lập) phòng này nên hoạt động QLNN về di sản văn hóa cũng còn hạn chế, lúng túng. Các Ban quản lý (hoặc Trung tâm) là đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện việc quản lý trên địa bàn. Mô hình quản lý rất đa dạng, có đơn vị quản lý di tích QGĐB trực thuộc bộ, UBND cấp tỉnh, thành phố hoặc trực thuộc UBND cấp huyện, thị xã, có nơi đơn vị quản lý được giao cho UBND cấp xã, phường, thị trấn quản lý. Thực tế những nơi có nhiều di sản, di tích đều tổ chức thành lập các ban quản lý hay trung tâm quản lý di tích trực thuộc UBND các cấp hay trực thuộc Sở VHTT&DL. Tình trạng này cũng trùng với kết quả điều tra do chưa có quy định, hướng dẫn của Bộ VHTT&DL nên mỗi địa phương thực hiện quản lý di tích QGĐB theo một cách riêng, không thống nhất trong vùng. Thành phố Hà Nội: Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội quản lý di tích lịch sử và khỏa cổ Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội và di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ Cổ Loa trực thuộc UBND thành phố Hà Nội; Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám trực thuộc Sở VHTT&DL quản lý di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Văn Miếu - Quốc Tử Giám; Ban quản lý Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch trực thuộc Bộ VHTT&DL quản lý; Ban quản lý di tích danh thắng Hà Nội trực thuộc Sở VHTT&DL Hà Nội quản lý di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn; Trung tâm quản lý khu du lịch - Di tích Đền Sóc trực thuộc UBND huyện Sóc Sơn; các di tích 81 còn lại do Ban quản lý di tích tại các huyện: Phúc Thọ, Sóc Sơn, Ba Vì, Mê Linh, Quốc Oai quản lý. Tỉnh Bắc Ninh: Ban quản lý di tích tỉnh Bắc Ninh; Ban quản lý di tích Đền Đô trực thuộc UBND phường Đình Bảng quản lý di tích lịch sử Khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Lý; Ban quản lý di tích huyện Thuận Thành quản lý di tích kiến trúc nghệ thuật chùa Bút Tháp và di tích kiến trúc nghệ thuật chùa Dâu; Ban quản lý di tích lịch sử văn hóa quốc gia đặc biệt chùa Phật tích trực thuộc UBND huyện Tiên Du (theo Quyết định số 166b/QĐ- UBND, ngày 20/01/2012) quản lý di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật chùa Phật Tích; N

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_quan_ly_nha_nuoc_ve_di_tich_quoc_gia_dac_biet_vung_d.pdf
Tài liệu liên quan