Luận án Quản lý nhà nước về giáo dục Trung học Phổ thông tư thục trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - Lê Văn Khoa

LỜI CẢM ƠN.i

LỜI CAM ĐOAN .ii

MỤC LỤC.iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .viii

DANH MỤC BẢNG .ix

DANH MỤC BIỂU ĐỒ .x

DANH MỤC HÌNH .x

DANH MỤC SƠ ĐỒ .x

MỞ ĐẦU.1

1. Lý do chọn đề tài.1

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận án .4

4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .5

5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu .8

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án .8

7. Những đóng góp mới của luận án .9

8. Kết cấu của luận án .9

CHƯƠNG 1 .10

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN

ÁN .10

1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến giáo dục phổ thông tư thục

.10

1.1.1. Những công trình của các tác giả ngoài nước .10

1.1.2. Những công trình của các tác giả trong nước.12

1.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nước về giáo

dục PT và giáo dục phổ thông tư thục trên địa bàn Thành phố Hồ Chí

Minh .17

1.2.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nước về giáo dục

phổ thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh .17iv

1.2.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nước về giáo dục

phổ thông tư thục trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh .18

1.3. Khái quát kết quả nghiên cứu đi trước và những vấn đề đặt ra cho đề tài

luận án cần tiếp tục nghiên cứu.22

1.3.1. Khái quát kết quả những nghiên cứu đi trước .22

1.3.2. Những vấn đề các công trình chưa giải quyết được .24

1.3.3. Những vấn đề đặt ra cho đề tài luận án cần tiếp tục nghiên cứu.24

Kết luận chương 1 .25

2.1. Những khái niệm liên quan đến đề tài luận án .26

2.1.1. Quản lý và quản lý nhà nước.26

2.1.2. Giáo dục, đào tạo .29

2.1.3. Hệ thống giáo dục quốc dân .31

2.1.4. Giáo dục phổ thông .32

2.1.5. Xã hội hóa.37

2.1.6. Quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông và giáo dục trung học phổ thông

tư thục .39

2.2. Sự cần thiết và những nhân tố tác động đến quản lý nhà nước về giáo

dục phổ thông.42

2.2.1. Sự cần thiết quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông và giáo dục trung

học phổ thông tư thục .42

2.2.2. Những nhân tố tác động đến quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông tư

thục .51

2.3. Mục tiêu, chủ thể, nội dung, phương thức quản lý nhà nước về giáo dục

phổ thông và giáo dục trung học phổ thông tư thục.54

2.3.1. Mục tiêu của giáo dục phổ thông và giáo dục trung học phổ thông tư thục

.54

2.3.2. Chủ thể và đối tượng quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông tư thục .56

2.3.3. Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục và giáo dục trung học phổ thông

tư thục .60

2.3.4. Phương thức quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông tư thục.67v

2.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông tư thục.69

2.4.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia.69

2.4.2. Kinh nghiệm của thành phố Hà Nội.72

2.4.3. Bài học kinh nghiệm cho Thành phố Hồ Chí Minh.74

Kết luận chương 2 .76

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TƯ THỤC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ

CHÍ MINH.78

3.1. Khái quát kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về giáo dục

trung học phổ thông tư thục trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.78

3.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên .78

3.1.2. Về kinh tế - xã hội.80

3.2. Thực trạng giáo dục trung học phổ thông tư thục trên địa bàn Thành

phố Hồ Chí Minh .81

3.2.1. Khái quát giáo dục trung học phổ thông trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.81

3.2.2. Thực trạng giáo dục trung học phổ thông tư thục trên địa bàn Thành

phố Hồ Chí Minh .83

3.2.2.1. Quy mô trường, lớp, học sinh.83

3.2.2.2. Biên chế đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên.83

3.2.2.3. Về cơ sở vật chất.85

3.2.2.4. Tổ chức triển khai các hoạt động dạy học và giáo dục .86

2.2.2.5. Kết quả các mặt giáo dục.90

2.2.2.6. Nhận xét về thực trạng giáo dục trung học phổ thông tư thục trên địa

bàn Thành phố Hồ Chí Minh .94

3.3. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về giáo dục trung học phổ thông

tư thục trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh .97

3.3.1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch, quy hoạch về giáo

dục trung học phổ thông và giáo dục trung học phổ thông tư thục .97

3.3.2. Xây dựng thể chế quản lý nhà nước về giáo dục trung học phổ thông tư

thục .100vi

3.3.3. Xây dựng chính sách về giáo dục trung học phổ thông tư thục trên địa

bàn Thành phố Hồ Chí Minh .102

3.3.4. Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực quản lý nhà nước về giáo dục phổ

thông trung học tư thục tại Thành phố Hồ Chí Minh.118

3.3.5. Đầu tư các nguồn lực cho quản lý nhà nước về giáo dục trung học phổ

thông tư thục.121

3.3.6. Kiểm định chất lượng giáo dục trung học phổ thông tư thục.126

3.3.7. Thanh tra, kiểm tra, giám sát trong quản lý Nhà nước về giáo dục phổ

thông tư thục trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh .128

3.4. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về giáo dục trung học phổ thông

tư thục trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh .129

3.4.1. Kết quả đạt được .129

3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế.131

Kết luận chương 3 . 132

4.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển giáo dục trung học phổ thông tư thục

trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh .134

4.1.1. Quan điểm của Đảng về phát triển giáo dục đào tạo .134

4.1.2. Định hướng phát triển giáo dục - đào tạo của Thành phố Hồ Chí Minh136

4.1.3. Xu hướng phát triển giáo dục trung học phổ thông tư thục trên địa bàn

Thành phố Hồ Chí Minh.138

4.1.4. Mục tiêu giáo dục trung học phổ thông tư thục của Thành phố.141

4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về phát triển giáo dục trung học

phổ thông tư thục trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.145

4.2.1. Nhóm giải pháp về xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch hỗ trợ phát

triển hệ thống trường phổ thông trung học tư thục trên địa bàn Thành phố

.145

4.2.2. Nhóm giải pháp về xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách, tổ chức

bộ máy quản lý nhà nước đối với các trường phổ thông tư thục. .150

4.2.3. Nhóm giải pháp đổi mới cơ chế và phương thức quản lý nhà nước của

Thành phố Hồ Chí Minh đối với hệ thống trường phổ thông tư thục.157vii

4.2.4. Nhóm giải pháp đảm bảo hiệu lực, hiệu quả trong lĩnh vực kiểm tra, kiểm

soát, kiểm định chất lượng đối với hệ thống trường phổ thông trung học

tư thục tại Thành phố Hồ Chí Minh .162

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 168

2.1. Đối với Chính phủ và các Bộ, ngành chức năng .171

2.2. Đối với UBND Thành phố, các ngành chức năng quản lý nhà nước tại

Thành phố Hồ Chí Minh.172

PHỤ LỤC.1

Phụ lục số 1 .1

BỘ NỘI VỤ.1

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA.1

BỘ NỘI VỤ.7

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA.7

pdf230 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 572 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý nhà nước về giáo dục Trung học Phổ thông tư thục trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - Lê Văn Khoa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
miền Nam, vv 2.2.2.5. Kết quả các mặt giáo dục - Những kết quả đạt được: Giáo dục tại các trường trung học phổ thông tư thục tại Thành phố Hồ Chí Minh đã góp phần tạo nên những thành tựu chung của giáo dục - đào tạo Thành phố. Đánh giá chung về những thành tựu của giáo dục - đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua, Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội IX Đảng bộ Thành phố đã nhận định: Giáo dục - đào tạo có chuyển biến tích cực; đẩy mạnh nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Ngân sách đầu tư vào giáo dục - đào tạo tăng hàng năm, phát triển cơ sở vật chất theo quy hoạch, khang trang, từng bước hiện đại; chuẩn hóa đội ngũ giáo viên ở các ngành học, bậc học; đổi mới phương pháp giảng dạy, coi trọng giáo dục nhân cách, lối sống, đạo đức, lý tưởng cho học sinh; xã hội hóa giáo dục - đào tạo đạt kết quả tích cực; hệ thống giáo dục - đào tạo ngoài công lập góp phần đáng kể vào việc đào tạo nhân lực; công tác quản lý giáo dục - đào tạo đổi mới tích cực, đạt hiệu quả; phát huy vai trò của gia đình phối hợp với nhà trường, xã hội trong giáo dục thế hệ trẻ; chất lượng dạy và học được nâng cao, là cơ sở để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo Thành phố”. - Về phát triển trường lớp: Kể từ năm 1996 đến nay, các trường được thành lập đều đặn trung bình mỗi năm có từ 3 đến 5 trường mới. Năm học 2004-2005, Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý 36 trường phổ thông ngoài công lập, trong đó có 29 trường dân lập và 07 trường tư thục với tổng số học sinh là 22.735, trong đó học sinh có hộ khẩu ngoài thành 91 phố là 12.467. Các trường phổ thông ngoài công lập chủ yếu tập trung tại các quận nội thành và các quận vùng ven. Giai đoạn từ năm học 2005-2006 đến năm học 2009-2010, tiếp tục thực hiện chính sách xã hội hóa giáo dục và đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh thành phố cũng như số lượng học sinh từ các tỉnh khác về theo học ngày càng nhiều, số lượng trường phổ thông ngoài công lập phát triển ngày càng nhanh về số lượng và chất lượng. Trong giai đoạn này, theo quy định của Điều lệ trường phổ thông, các trường phổ thông dân lập đã thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình từ dân lập sang tư thục nên số lượng trường phổ thông dân lập giảm dần, số lượng trường phổ thông tư thục thành lập mới tăng trung bình mỗi năm từ 4 đến 5 trường. Đây là thời kỳ số lượng học sinh ngoài công lập (kể cả học sinh từ các địa phương khác về thành phố học) tăng nhanh nhất kể từ năm 2005 đến nay. Vì vậy, tổng số trường phổ thông tư thục được thành lập mới trong giai đoạn này là 41 trường đã hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh. Số lượng các trường phổ thông ngoài công lập tăng nhanh nhất trong 3 năm: 2009 thành lập 10 trường, năm 2010 thành lập 15 trường, năm 2011 thành lập 12 trường. Đến cuối năm học 2009 - 2010, số lượng trường phổ thông ngoài công lập trên địa bàn thành phố là 73 trường, trong đó có 11 trường dân lập và 62 trường tư thục. Tổng số học sinh là 33.730, trong đó học sinh có hộ khẩu ngoài thành phố là 16.267 học sinh. Năm học 2015 – 2016, hệ thống trường phổ thông NCL trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh là 85 trường. Tổng số học sinh THPT là 31.968 học sinh với 1.056 lớp. Công tác phát triển trường lớp NCL trên địa bàn Thành phố được thể hiện trong biểu đồ sau: 92 Biểu đồ 0.1. Phát triển số lượng trường THPT tư thục đến 2014 Nguồn: [112] Biểu đồ 0.2. Phát triển số lượng học sinh tư thục đến 2015 Nguồn: [112] - Về kết quả học tập: Kết quả học tập của học sinh THPT tư thục có thể thấy qua sự phát triển theo các giai đoạn như sau: Năm học 2005 - 2006, số học sinh xếp loại giỏi: 3.222 học sinh (đạt 14,2%); loại khá: 8.531 học sinh (đạt 37,5%); trung bình: 9.960 học sinh (đạt 43,8%); yếu, 2005,4 2006,4 2007,3 2008,5 2009,10 2010,15 2011,12 2012,12 2013,3 2014,2 Năm học 2005-2006, 22735 Năm học 2009-2010, 33730 Năm học 2013-2014, 40514 Đầu năm 2015, 42232 Năm học 2005-2006, 12467 Năm học 2009-2010, 16267 Năm học 2013-2014, 15787 Đầu năm 2015, 12743 Tổng số học sinh (dòng trên) Học sinh có hộ khẩu tỉnh (dòng dưới) 93 kém: 1.022 học sinh (đạt 4,5%); tỷ lệ đậu tốt nghiệp phổ thông trung học trên 95%, nhiều trường đạt 100%. Năm học 2009 - 2010 số học sinh xếp loại giỏi: 4.871 học sinh (14,5%); loại khá: 14.176 học sinh (42,0%); trung bình: 14.353 học sinh (42,6%); yếu, kém: 330 học sinh (0,9%). Tỷ lệ học sinh đạt loại khá, giỏi tăng; tỷ lệ đậu tốt nghiệp phổ thông trung học tương đương giai đoạn trước. Năm học 2013 - 2014 số học sinh xếp loại giỏi: 10.964 học sinh (27,1%); loại khá: 17.907 học sinh (44,2%); trung bình: 10.649 học sinh (26,3%); yếu, kém: 994 học sinh (2,4%). Nhiều trường có tỷ lệ tốt nghiệp phổ thông đạt 100% do các trường hết sức nỗ lực và có nhiều phương pháp tác động để không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy. Có thể hình dung kết quả học tập của học sinh THPT tư thục qua các giai đoạn trong biểu đồ 3.3: Biểu đồ 0.3 Phát triển chất lượng học tập qua các giai đoạn Nguồn: [112] Nhìn chung, trong xu thế cạnh tranh để tồn tại, các trường THPT tư thục đang có nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục, đã có không ít trường tư thục có chất lượng dạy học nổi trội hơn hẳn các trường công lập như: Trường Tiểu học, THCS và THPT Ngô Thời Nhiệm; Trường Tiểu học, THCS và THPT Nguyễn Khuyến, v.v. Giỏi, 3222 Khá, 8531 Trung bình, 9960 Yếu, Kém, 1022 Giỏi, 4871 Khá, 14176 Trung bình, 14353 Yếu, Kém, 330 Giỏi, 10964 Khá, 17907 Trung bình, 10649 Yếu, Kém, 994 Năm học 2005-2006 (cột đầu) Năm học 2009-2010 (cột giữa) Năm học 2013-2014 (cột cuối) 94 - Một số hạn chế, bất cập Hạn chế, yếu kém lớn nhất của giáo dục – đào tạo Thành phố nói chung như Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh lần thứ X nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã đánh giá: Chất lượng giáo dục – đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu phát triển và hội nhập.Nội dung, phương pháp giáo dục chậm đổi mới, chưa gắn với thực tiễn, thực hành ít. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục chưa đáp ứng về số lượng, chất lượng. Quản lý hoạt động giáo dục ngoài công lập chưa đáp ứng yêu cầu. Việc xây dựng xã hội học tập chưa thực chất, kết quả thấp [52]. Thể hiện của những khó khăn, bất cập này ở khối trường THPT tư thục cụ thể trên các mặt như: Học sinh đầu vào thường là có học lực yếu kém, hạnh kiểm chưa ngoan; thường xuyên chuyển đến, chuyển đi trong năm học; không có động cơ học tập đúng đắn. Không ít học sinh do ảnh hưởng từ mạng thông tin và các tệ nạn bên ngoài nên còn một số biểu hiện tiêu cực trong lối sống, trong cách ứng xử với mọi người xung quanh và cả việc nhận thức về chuẩn mực đạo đức xã hội. Số lượng giáo viên cơ hữu còn ít, đa số là thỉnh giảng thường xuyên thay đổi nên có nhiều khó khăn trong điều hành, chỉ đạo các hoạt động chuyên môn. Một số cán bộ quản lý, giáo viên còn ngán ngại trong việc thực hiện đổi mới, có tâm lý trông chờ sự hướng dẫn của cấp trên, còn duy trì cách quản lý, dạy dỗ bắt buộc, áp đặt một chiều theo lối cũ nặng về truyền thụ và đánh giá kiến thức, chưa chú trọng phát triển năng lực học sinh, làm hạn chế khả năng tích cực, chủ động của học sinh. Một số phụ huynh lo công việc làm ăn, kinh doanh, ít quan tâm đến học sinh, không có thời gian để nhắc nhở, hướng dẫn các em trong học tập, trong cuộc sống thường nhật; có cả không ít trường hợp bất lực trong nuôi dạy con, phó mặc cho nhà trường. 2.2.2.6. Nhận xét về thực trạng giáo dục trung học phổ thông tư thục trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Mạng lưới trường lớp tư thục được phát triển phù hợp với tình hình địa phương đáp ứng được nhu cầu học tập của một bộ phận học sinh Thành phố và học sinh đến từ các tỉnh thành khác. Nhiều trường được xây mới theo hướng kiên cố 95 hóa, chuẩn hóa. Cơ sở vật chất, trang thiết bị được đầu tư, tăng cường đồng bộ và hiện đại đáp ứng được nhu cầu dạy và học. Việc tổ chức các hoạt động dạy học và giáo dục đảm bảo thực hiện theo các quy định của ngành. Kết quả học tập và rèn luyện các mặt ngày càng được nâng cao. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên cơ bản đủ, đúng chuẩn, tận tâm với nghề, có tinh thần trách nhiệm, năng động, sáng tạo, tích cực trong hoạt động dạy học và tham gia các phong trào thi đua; năng lực quản lý và giảng dạy không ngừng được nâng lên. Nguyên nhân của những thành tựu trước hết là do sự ổn định về chính trị cùng với những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố tạo nền tảng cho sự phát triển giáo dục nói chung, giáo dục tư thục nói riêng. Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố đã sâu sát trong chỉ đạo, quản lý và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ; triển khai thực hiện chương trình các môn học theo chuẩn kiến thức kĩ năng, đảm bảo tính linh hoạt, vừa sức, phù hợp với đối tượng học sinh và thực tiễn; triển khai thực hiện đổi mới phương pháp dạy học; tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động dạy học tại các trường tư thục. Đa số cán bộ quản lý, giáo viên tâm huyết, luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, khắc phục khó khăn, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên, cũng còn một số hạn chế và yếu kém như: - Chất lượng giáo dục nhìn chung từng bước được nâng lên nhưng chưa cao. Công tác giáo dục truyền thống, giáo dục đạo đức, lý tưởng chưa được chú trọng, vẫn còn không ít học sinh trung bình, yếu về phẩm chất, đạo đức, có nhiều biểu hiện vi phạm nội quy nhà trường, ham chơi, biếng học, thiếu trung thực trong thi cử, gây lộn, đánh nhau. - Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên tuyển từ nhiều nguồn khác nhau với trình độ chuyên môn không đồng đều, trình độ trên chuẩn chưa cao. Một số chưa mạnh dạn, tích cực đổi mới trong quản lý cũng như trong giảng dạy. Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ; công tác quản lý ở một số trường còn lỏng lẻo, chủ quan, hiệu quả chưa cao. 96 - Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học ở một số trường chưa đủ đáp ứng nhu cầu dạy học. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém: - Nhận thức, tâm lý và hành động của một số cán bộ quản lý, giáo viên về đổi mới giáo dục chưa phù hợp với yêu cầu thực tiễn; chưa tích cực, chủ động trong tổ chức hoạt động nhằm thực hiện nhiệm vụ đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục nhà trường theo yêu cầu của Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương khóa XI. - Năng lực của một số cán bộ quản lý ở các trường không đủ đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay; trình độ, kỹ năng điều hành, quản lý còn hạn chế. Đa số làm việc dựa trên kinh nghiệm cá nhân, chưa chú trọng đến công tác dự báo, xây dựng chiến lược và kế hoạch hoạt động; phong cách làm việc còn lúng túng, một số cán bộ quản lý còn thiếu chủ động, chưa sáng tạo, trông chờ vào hướng dẫn của cấp trên, còn chậm trễ trong việc giải quyết các vấn đề ở cơ sở, chưa có sự linh hoạt, mạnh dạn trong quản lý, khả năng thuyết phục quần chúng còn hạn chế; phương pháp làm việc chưa thật sự đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ. - Một số giáo viên còn tư tưởng làm thuê, thiếu tâm huyết, chưa đầu tư tốt cho các hoạt động dạy học và giáo dục; chưa thực sự cố gắng tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn; kỹ năng sử dụng thiết bị, đồ dùng và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học còn hạn chế; chậm đổi mới phương pháp dạy học dẫn đến chất lượng dạy học chưa cao. - Sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội chưa thực sự hiệu quả. Những tiêu cực, tệ nạn trong xã hội đang tác động mạnh mẽ đến nhận thức, lẽ sống của giới trẻ trong khi nhiều phụ huynh chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của giáo dục, một số khác có hoàn cảnh khó khăn nên chưa thực sự quan tâm đến việc giáo dục con em. Mặt khác, vì là trường tư thục nên kinh phí do Hội đồng quản trị cấp chủ yếu cho lương; kinh phí cho các hoạt động phong trào, khen thưởng rất hạn chế dẫn đến chưa khuyến khích được giáo viên và học sinh, chưa thúc đẩy hiệu quả các hoạt động thi đua dạy học; một số cơ chế, chính sách quản lý nhà nước nói chung đối với 97 các trường tư thục cũng còn nhiều bất cập gây trở ngại không ít cho sự phát triển của các trường. 3.3. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về giáo dục trung học phổ thông tư thục trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 3.3.1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch, quy hoạch về giáo dục trung học phổ thông và giáo dục trung học phổ thông tư thục Nghị quyết các kỳ Đại hội của Đảng luôn khẳng định quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước về đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục để phát huy tinh thần dân chủ, huy động các nguồn lực xã hội tham gia vào các hoạt động giáo dục. Quan điểm QLNN về giáo dục nói chung và đối với trung học phổ thông tư thục nói riêng được thể hiện cụ thể trong Luật Giáo dục năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) như sau: Theo phân cấp quản lý, Sở Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh hoặc thành phố thuộc trung ương có chức năng tham mưu giúp UBND cấp tỉnh/thành phố thực hiện chức năng QLNN về giáo dục đào tạo, có trách nhiệm trực tiếp quản lý tất cả các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Phòng Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp quận/huyện, thị xã có chức năng tham mưu giúp UBND cấp quận/huyện, thị xã thực hiện chức năng QLNN về giáo dục đào tạo, có trách nhiệm trực tiếp quản lý các cơ sở giáo dục trung học cơ sở, tiểu học và mầm non trên địa bàn quận/huyện, thị xã. Riêng đối với giáo dục tư thục, Luật cũng quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ tài chính, tài sản và các chính sách ưu đãi như: - Chịu sự quản lý của cơ quan QLNN về giáo dục theo quy định của Chính phủ. - Có nhiệm vụ và quyền hạn như trường công lập trong việc thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục và các quy định liên quan đến tuyển sinh, giảng dạy, học tập, thi cử, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp, cấp văn bằng, chứng chỉ. 98 - Tự chủ và tự chịu trách nhiệm về quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường, tổ chức các hoạt động giáo dục, xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo, huy động, sử dụng và quản lý các nguồn lực để thực hiện mục tiêu giáo dục. - Văn bằng, chứng chỉ do trường dân lập, trường tư thục, trường công lập cấp có giá trị pháp lý như nhau. - Hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính, tự cân đối thu chi, thực hiện các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, kiểm toán. - Thu nhập được dùng để chi cho các hoạt động cần thiết của nhà trường, thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước, thiết lập quỹ đầu tư phát triển và các quỹ khác của nhà trường. Thu nhập còn lại được phân chia cho các thành viên góp vốn theo tỷ lệ vốn góp. - Thực hiện chế độ công khai tài chính và có trách nhiệm báo cáo hoạt động tài chính hằng năm cho cơ quan quản lý giáo dục và cơ quan tài chính có thẩm quyền ở địa phương. - Tài sản, tài chính của trường được Nhà nước bảo hộ theo quy định của pháp luật. - Việc rút vốn và chuyển nhượng vốn được thực hiện theo quy định của Chính phủ, bảo đảm sự ổn định và phát triển của nhà trường. - Được hỗ trợ ngân sách khi thực hiện nhiệm vụ do Nhà nước giao theo đơn đặt hàng, được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế và tín dụng, được Nhà nước bảo đảm kinh phí để thực hiện chính sách đối với người học theo quy định. Quan điểm, đường lối này được cụ thể hóa ở nhiều văn bản dưới luật và trong các công văn hướng dẫn, triển khai tổ chức hoạt động của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh trên các lĩnh vực. Các cấp QLNN ở Thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển hệ thống trường phổ thông tư thục nhưng tính khả thi chưa cao. - Sở Giáo dục – Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đã có kế hoạch, đề án XHHGD – định hướng phát triển hệ thống trường phổ thông tư thục giai đoạn 2005 – 2010, 2010 – 2015 (trên cơ sở thực hiện Nghị quyết 05/NQ-CP của Chính phủ) được HĐND thành phố thông qua và UBND thành phố phê duyệt – ban hành. 99 Hướng phát triển trường phổ thông tư thục ở Thành phố Hồ Chí Minh ở tất cả các bậc mầm non chất lượng cao, tiểu học, trung học cơ sở và THPT. - Trong quá trình tổ chức – thực hiện, với tư cách là cơ quan tham mưu – giúp việc UBND thành phố thực hiện chức năng QLNN về giáo dục, các Sở Giáo dục – Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp với Công đoàn ngành vận động – tuyên truyền, tác động nhận thức trong nội bộ ngành, các lực lượng xã hội và cấp ủy – chính quyền các địa phương về XHHGD, đa dạng hóa loại hình trường – lớp; đồng thời thực thi những giải pháp cụ thể để phát triển hệ thống trường phổ thông tư thục, những giải pháp đã thực hiện chủ yếu. + Điều tra cơ bản được tiến hành về trình độ văn hóa theo độ tuổi, điều chỉnh kế hoạch phát triển giáo dục và mạng lưới trường – lớp gắn với yêu cầu XHHGD, chuyển đổi loại hình đối với một số trường công lập để tạo điều kiện phát triển hệ thống trường bán công ở nhiều địa bàn (trong giai đoạn 2010 – 2015); tích cực hỗ trợ – bố trí cơ sở vật chất trường lớp (nguyên là của trường công lập), tạo điều kiện cho một số tổ chức chính trị – xã hội đầu tư thành lập được một số trường phổ thông dân lập. + Căn cứ, mặt bằng dân trí, yêu cầu phát triển giáo dục của thành phố, điều kiện KT – XH và điều kiện ngân sách, v.v để định ra chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 6, lớp 10 hệ công lập, phân nguồn đầu vào đối với các trường phổ thông tư thục (căn cứ điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên của nhà trường). Dựa vào đó, Sở Giáo dục – Đào tạo là cơ quan đầu mối tổ chức duyệt kế hoạch, phương án phát triển cho từng trường, kể cả trường phổ thông tư thục. Thời gian lập kế hoạch, phê duyệt kế hoạch tuyển sinh cho các trường phổ thông dân lập được tiến hành vào tháng 4 hàng năm. Trong hầu hết các bản kế hoạch phát triển trường phổ thông tư thục, thiếu hệ thống giải pháp về quy hoạch, về chính sách thu hút đầu tư; việc bố trí quỹ đất cho phát triển trường phổ thông tư thục chưa được quan tâm và còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, tính khả thi của các kế hoạch phát triển giáo dục phổ thông tư thục chưa cao. 100 Bảng 0.2. Tổng hợp ý kiến về công tác quy hoạch, lập kế hoạch phát triển trường phổ thông tư thục ở TP. Hồ Chí Minh Đơn vị tính: số ý kiến và tỷ lệ % Ý kiến các đối tượng trả lời trong 151 phiếu khảo sát Đồng ý Tỷ lệ % Không đồng ý Tỷ lệ % Không ý kiến Tỷ lệ % - Địa phương đã có quy hoạch dài hạn phát triển trường phổ thông tư thục 35 23,4 95 62,3 21 14,3 - Việc lập kế hoạch phát triển trường phổ thông tư thục đã được quan tâm, tiến hành tốt 58 38,3 81 53,3 12 08,4 Nguồn: Kết quả xử lý phiếu khảo sát của NCS Đa số ý kiến phản hồi trong 151 phiếu khảo sát ý kiến đã được đánh giá: các cấp QLNN tại Thành phố Hồ Chí Minh chưa có quy hoạch dài hạn (62,3%), công tác lập kế hoạch phát triển trường phổ thông tư thục tuy đã thực hiện nhưng chưa tốt, thiếu tính khả thi (53,3%). 3.3.2. Xây dựng thể chế quản lý nhà nước về giáo dục trung học phổ thông tư thục Xây dựng và ban hành văn bản quản lý hành chính nhà nước của các cấp QLNN đối với hệ thống trường phổ thông trung học tư thục tại Thành phố Hồ Chí Minh được quan tâm và tiến hành thường xuyên tạo nền tảng cho quản lý. Công tác xây dựng và ban hành văn bản quản lý, chỉ đạo đối với hệ thống trường phổ thông tư thục của các cơ quan có thẩm quyền – chức năng quản lý về giáo dục, đào tạo tại Thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện tương đối tốt; đã tạo cơ sở quan trọng cho việc thực hiện chức năng QLNN đối với các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của hệ thống trường phổ thông NCL, những khó khăn, vướng mắc và các vấn đề phát sinh về quản lý tài chính, tuyển sinh, chuyên môn – nghiệp vụ dạy học và giải quyết chế độ chính sách cho giáo viên tư thục đã được giải quyết cơ bản cho trường hoạt động bình thường. Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp với Sở Tài chính, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Nội vụ soạn thảo và tham mưu – 101 đề xuất UBND thành phố và HĐND thành phố ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật; một số văn bản quản lý hành chính nhà nước để chỉ đạo, hướng dẫn nhằm cụ thể hóa chủ trương và giải pháp của Đảng, Nhà nước, từng bước tạo hành lang pháp lý cho các trường phổ thông dân lập, bán công hoạt động. Các văn bản quy phạm pháp luật của cấp trên và các văn bản chỉ đạo và hướng dẫn liên quan đến công tác thực hiện chế độ chính sách, quản lý về cơ sở vật chất – thiết bị; về hoạt động giáo dục, quy chế chuyên môn, thực hiện chương trình và kế hoạch dạy – học. . . đều được ban hành đầy đủ đến các trường phổ thông NCL cũng như đối với các trường công lập khác. Thực thi chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư - phát triển trường trung học phổ thông tư thục. Nhà nước đã có một số chủ trương chính sách về xã hội hóa và đổi mới cơ bản, toàn diện về giáo dục đào tạo như: Nghị quyết số 90/1997/ NQ - CP ngày 21/8/1997 của Chính phủ về phương hướng và chủ trương xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao; Nghị quyết số 29/NQ-TW, ngày 04/11/2013, BCHTW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH; Nghị định số 73/1999/NĐ - CP ngày 19/8/1999 về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao. Một số chính sách ưu đãi khuyến khích XHH, hỗ trợ phát triển trường tư thục như: - Nghị định 53/2006/NĐ-CP ngày 25/5/2006 của Chính phủ Về chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập; - Nghị định 69/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30/5/2008 Về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính đã được phổ biến – quán triệt kịp thời đến các đơn vị cơ sở trong ngành giáo dục, đào tạo và các cấp QLNN địa phương (Bảng 3.3). Thành phố Hồ Chí Minh chưa có văn bản cụ thể hóa và vận dụng phù hợp một số chính sách khuyến khích phát triển trường NCL theo Nghị quyết 05/NQ-CP của Chính phủ. 102 Chọn mẫu tại 4 quận lớn: Quận Tân Bình, Quận 2, Quận 11 và Quận Phú Nhuận với đối tượng khảo sát là công chức ở UBND quận, thành phố; CBQL trường phổ thông tư thục, một số cá nhân đầu tư - thành lập trường phổ thông tư thục, NCS thu nhận ý kiến đánh giá, nhận xét việc thực thi chính sách của các cơ quan QLNN Thành phố Hồ Chí Minh về phát triển trường phổ thông trung học tư thục trên địa bàn. Số phiếu phát ra: 200, số phiếu thu vào: 151, đạt 75,5%. Kết quả thể hiện ở Bảng 3.3 cho thấy có 49,4% ý kiến cho rằng chính sách của Trung ương chưa được cụ thể hóa và có 48,7% ý kiến cho rằng các cấp QLNN chưa quan tâm xây dựng và ban hành chính sách ưu đãi của Thành phố. Bảng 0.3. Tổng hợp ý kiến đánh giá, nhận xét việc thực thi chính sách của các cơ quan QLNN Thành phố Hồ Chí Minh về phát triển trường phổ thông trung học tư thục trên địa bàn Đơn vị tính: số ý kiến và tỷ lệ % Ý kiến trả lời trong 151 phiếu khảo sát Đồng ý Tỷ lệ % Không Đồng ý Tỷ lệ % Không ý kiến Tỷ lệ % - Đã hướng dẫn - cụ thể hóa chính sách của trung ương khuyến khích phát triển trường NCL tại địa phương 48 31,8 75 49,4 28 18,8 - Đã quan tâm ban hành chính sách ưu đãi của địa phương về phát triển trường NCL 71 46,8 74 48,7 6 04,5 Nguồn: Kết quả xử lý phiếu khảo sát của NCS 3.3.3. Xây dựng chính sách về giáo dục trung học phổ thông tư thục trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 3.3.3.1. Chính sách quản lý đối với tổ chức bộ máy giáo dục - Về việc thành lập trường tư thục 103 Hoạt động của các trường ngoài công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân đã được cho phép từ nhiều năm nay trong các văn bản chỉ đạo của Đảng và Nhà nước. Nghị quyết 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII (1993) đã khẳng định các loại hình giáo dục ngoài công lập là: bán công, dân lập và tư thục. Đến Nghị quyết 2 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa VIII (1996) khẳng định: “Tiếp tục phát triển các trường dân lập ở tất cả các bậc học. Từng bước phát triển vững chắc các trường lớp tư thục ở giáo dục mầm non, phổ thông trung học, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và đại học,”. Nghị quyết số 90/CP ngày 21/8/1997 của Chính phủ về phương hướng và chủ trương xã hội hoá các hoạt động giáo dục và Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường: “Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các loại trường, lớp bán công, dân lập, tư thục tại thành phố, thị xã, thị trấn và những vùng có kinh tế thuận lợi” và những quy định về giao đất, cho thuê đất, giảm thuế thu nhập, ưu đãi tín dụng. Luật Giáo dục 2005 và Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đã khẳng địn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_quan_ly_nha_nuoc_ve_giao_duc_trung_hoc_pho_thong_tu.pdf
Tài liệu liên quan