PHẦN MỞ ĐẦU. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN . 9
1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến hộ tịch và quản lý nhà nước về
hộ tịch trong và ngoài nước.
9
1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài . 9
1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước . 16
1.2. Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu liên quan
đến đề tài Luận án .
23
1.2.1. Những kết quả nghiên cứu đạt được. 23
1.2.2. Những nội dung chưa được nghiên cứu thấu đáo . 24
1.2.3. Những nội dung luận án tiếp tục nghiên cứu. 24
Kết luận chương 1 . 26
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỘ TỊCH
.
27
2.1. Quan niệm, đặc điểm hộ tịch. 27
2.1.1. Quan niệm về hộ tịch. 27
2.1.2. Đặc điểm hộ tịch . 34
2.2. Khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc, vai trò, chủ thể và nội dung quản
lý nhà nước về hộ tịch. 35
2.2.1. Khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc, vai trò quản lý nhà nước về hộ tịch 35V
2.2.2. Chủ thể quản lý nhà nước về hộ tịch. 46
2.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về hộ tịch . 52
2.3. Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về hộ tịch . 57
2.3.1. Thể chế quản lý nhà nước về hộ tịch . 57
2.3.2. Bộ máy quản lý nhà nước về hộ tịch . 58
2.3.3. Năng lực của công chức làm công tác hộ tịch . 59
2.3.4. Cơ sở vật chất, phương tiện làm việc. 62
2.4. Kinh nghiệm quản lý hộ tịch ở một số nước trên thế giới và
các tỉnh biên giới tiếp giáp Lào, Campuchia có giá trị tham khảo.
63
2.4.1. Kinh nghiệm một số nước trên thế giới . 63
2.4.2. Kinh nghiệm các tỉnh biên giới giáp với Lào, Campuchia . 67
2.4.3. Giá trị tham khảo cho quản lý nhà nước về hộ tịch các tỉnh biên giới
phía Bắc. 71
Kết luận chương 2 . 76
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỘ TỊCH
TẠI CÁC TỈNH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC VIỆT NAM HIỆN NAY. 77
3.1. Tổng quan các yếu tố tự nhiên, kinh tế-xã hội ở các tỉnh biên giới
phía Bắc tác động đến quản lý nhà nước về hộ tịch . 77
3.1.1. Yếu tố tự nhiên . 77
3.1.2. Yếu tố kinh tế . 80
3.1.3. Yếu tố xã hội. 83
3.2. Quản lý nhà nước về hộ tịch tại các tỉnh biên giới phía Bắc hiện nay
.
86VI
3.2.1. Thể chế quản lý nhà nước . 86
3.2.2. Bộ máy quản lý nhà nước và đội ngũ công chức làm công tác quản lý
nhà nước về hộ tịch tại các tỉnh biên giới phía Bắc . 90
3.2.3. Tổ chức thực hiện đăng ký và quản lý hộ tịch . 96
3.2.4. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong quản lý nhà nước về
hộ tịch .
109
3.3. Nhận xét về quản lý hộ tịch tại các tỉnh biên giới phía Bắc . 112
3.3.1. Kết quả quản lý nhà nhà nước về hộ tịch. 112
3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế. 113
Kết luận chương 3 . 127
CHƯƠNG 4: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ HỘ TỊCH TẠI CÁC TỈNH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC. 129
4.1. Quan điểm bảo đảm trong quản lý nhà nước về hộ tịch tại các tỉnh
biên giới phía Bắc . 129
4.1.1. Đổi mới nội dung, phương thức quản lý nhà nước về hộ tịch. 129
4.1.2. Đáp ứng yêu cầu đăng ký, quản lý nhà nước về hộ tịch. 130
4.2. Giải pháp bảo đảm quản lý nhà nước về hộ tịch tại các tỉnh biên giới
phía Bắc. 132
4.2.1. Nhóm giải pháp bảo đảm về hệ thống thể chế, tổ chức đăng ký, quản lý
nhà nước về hộ tịch . 132
4.2.2. Nhóm giải pháp thực hiện các chính sách đặc thù, hợp tác quốc tế trong
quản lý nhà nước về hộ tịch tại các tỉnh biên giới phía Bắc. 143
4.2.3. Nhóm giải pháp bảo đảm nội dung về quản lý nhà nước về hộ tịch. 147VII
4.2.4. Hoàn thiện bộ máy và nâng cao năng lực thực thi công vụ của đội ngũ
công chức tư pháp-hộ tịch .
151
4.2.5. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong quản lý
nhà nước về hộ tịch . 161
4.2.6. Nhóm giải pháp đảm bảo cơ sở vật chất đối với quản lý nhà nước về hộ
tịch.
164
4.2.7. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến giáo dục
pháp luật.
166
Kết luận chương 4. 171
KẾT LUẬN. 173
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO, CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG
BỐ . i
TÀI LIỆU THAM KHẢO. ii
PHỤ LỤC . xxi
277 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 523 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý nhà nước về hộ tịch tại các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảm cho việc đăng ký hộ tịch
Quá trình khảo sát thực tế tại các tỉnh biên giới phía Bắc, cho thấy cơ
sở vật chất phục vụ cho đăng ký và quản lý nhà nước về hộ tịch về cơ bản đã
được quan tâm nhất định tuy nhiên vẫn chưa bảo đảm đáp ứng yêu cầu đặt ra.
108
Tại các Sở Tư pháp đều có 01 phòng tiếp dân riêng để phục vụ cho công tác
ĐKHT và bố trí tại địa điểm bảo đảm thuận tiện cho người dân đến liên hệ.
Tại Phòng tư pháp đã bố trí máy tính riêng cho công chức thực hiện công tác
hộ tịch tuy nhiên phần lớn chưa có phòng riêng để tiếp công dân do nhiệm vụ
ĐKHT tại UBND cấp huyện trong thời gian vừa qua chưa nhiều. Tại UBND
xã, phường, thị trấn biên giới ở hầu hết các xã chưa có phòng làm việc riêng
mà vẫn làm viêc tại phòng “một cửa”.
Thực hiện hiệu quả Nghị định 64/2007/NĐ- CP ngày 10/4/2007 của
Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà
nước, Chỉ thị số 34/2008/CT-TTg về việc tăng cường sử dụng hệ thống thư
điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước, kế hoạch ứng dụng công nghệ
thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2009-2010 trong đó
có nội dung “tăng cường sử dụng văn bản điện tử thay thế cho các văn bản
giấy trong quản lý, chỉ đạo, điều hành; từng bước chuyển sang làm việc dựa
trên văn bản điện tử và môi trường mạng; khai thác triệt để các ứng dụng của
phần mềm quản lý văn bản và điều hành, hộp thư điện tử được cấp, các phần
mềm chuyên ngành phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ”. Trên tinh thần
đó, UBND các tỉnh biên giới phía Bắc đã quan tâm đầu tư trang thiết bị, máy
móc, hạ tầng cơ sở phục vụ cho công tác ĐKHT. Tuy nhiên, một số xã vùng
sâu. vùng xa công chức tư pháp - hộ tịch chưa có máy tính riêng mà phải sử
dụng chung với cán bộ văn phòng. Đa số các xã đặc biệt tại các xã vùng sâu,
vùng xa chưa sử dụng phần mềm ĐKHT, việc ĐKHT được thực hiện thủ
công nên mất nhiều thời gian, công sức. Có 70/191 xã biên giới được khảo sát
có sử dụng phần mền trong ĐKHT trong đó có 2 phần mềm phổ biến được áp
dụng là Misa và Dtsoft.
Sổ ĐKHT là tài sản của nhà nước, là tài liệu gốc và cũng là căn cứ
pháp lý để phục vụ cho công tác tra cứu, sao lục, cấp giấy tờ chứng nhận về
tình trạng nhân thân của cá nhân khi cần thiết, do đó phải được lưu trữ, bảo
109
quản lâu dài. Tuy nhiên, phần lớn các xã khu vực biên giới phía Bắc chưa
trang bị tủ lưu trữ hồ sơ, hồ sơ được lưu trữ trong tủ gỗ đã cũ hoặc lưu chung
với các hồ sơ khác dẫn đến tình trạng thất lạc, mất hoặc hư hỏng không sử
dụng được.
Kinh phí phục vụ cho hoạt động ĐKHT chưa được cấp riêng bảo đảm
cho yêu cầu ĐKHT đặc biệt ở những khu vực vùng ssau, vùng xa dsdi lại khó
khăn, trình độ dân trí thấp (thực hiện ĐKHT lưu động, đi xác minh hồ sơ
ĐKHT, tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về hộ tịch ...). Kinh
phí phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức tư pháp - hộ tịch chưa
đáp ứng yêu cầu.
Nhìn chung, về cơ bản đội ngũ công chức làm công tác hộ tịch trên địa
bàn các tỉnh biên giới phía Bắc có trình độ chuyên môn về pháp luật từ trung
cấp luật trở lên, ngày càng được chuẩn hóa, có trách nhiệm với công việc,
hoạt động chuyên môn có nề nếp, giải quyết các vụ việc hộ tịch đúng quy
trình, thủ tục, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành nhiệm vụ của ngành,
góp phần hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế , xã hội, đảm bảo an ninh,
quốc phòng, trật tự xã hội tại địa phương. Tuy nhiên, hiện vẫn còn một số
công chức làm công tác hộ tịch chưa qua đào tạo chuyên ngành luật, lại kiêm
nhiệm nhiều công việc khác; công chức làm công tác hộ tịch cấp xã phần lớn
là cán bộ trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác; công chức làm công
tác hộ tịch không biết tiếng dân tộc nên gặp rất nhiều khó khăn cho việc đăng
ký và quản lý nhà nước về hộ tịch.
3.2.4. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong quản lý nhà
nước về hộ tịch
Việc thanh tra, kiểm tra và giám sát, xử lý vi phạm trong quản lý nhà
nước về hộ tịch tại các tỉnh biên giới phía Bắc được thực hiện do cơ quan
chuyên môn là Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp kiểm tra theo quy định của Nghị
định 158/2005/NĐ-CP. Hằng năm các cơ quan chuyên môn Sở Tư pháp thực
110
hiện kiểm tra tư pháp cấp huyện và cấp xã; Phòng Tư pháp cấp huyện kiểm
tra tư pháp cấp xã. Bên cạnh đó là giám sát của cơ quan hội đồng nhân dân
cũng được thực hiện theo các chuyên đề, kế hoạch.
Tính từ năm 2006 đến 2017, số cuộc thanh tra, kiểm tra, giám sát của cấp
tỉnh đối với cấp huyện là 336 cuộc, cấp huyện kiểm tra cấp xã là 816 cuộc
[116-122].
Kết quả thanh tra, kiểm tra, giám sát cho thấy cấp huyện, cấp xã có
những sai phạm trong việc ĐKKS, khai tử, kết hôn, thay đổi cải chính hộ tịch,
sai phạm về thẩm quyền, trình tự, cụ thể qua khảo sát tại một số các tỉnh biên
giới phía bắc từ 2006-2017 cho thấy còn có những sai phạm, ví dụ:
- Trong đăng ký khai sinh:
Về hồ sơ: khi tiếp nhận Giấy chứng sinh để làm thủ tục ĐKKS, công
chức Tư pháp - Hộ tịch đã nhận Giấy chứng sinh không hợp lệ, như Giấy
chứng sinh không ghi ngày, tháng, năm cấp, không có chữ ký của người đỡ
đẻ, không ghi nơi thường trú của mẹ, hồ sơ lưu bản phông tô Giấy chứng
sinh
Về thẩm quyền ĐKKS, như xã Gia Cát, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn
ĐKKS cho trường hợp người mẹ có hộ khẩu thường trú tại thành phố Tam
Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Hồ sơ không lưu Giấy chứng minh nhân dân, Sổ hộ
khẩu theo quy định
Về đăng ký lại việc sinh: Hồ sơ còn thiếu những giấy tờ để chứng cho
việc đăng ký lại việc sinh.
- Trong trong đăng ký kết hôn:
Chủ yếu là do cách ghi chép biểu mẫu, ghi chép sổ, khóa sổ, lưu trữ hồ
sơ của công chức Tư pháp - Hộ tịch còn cẩu thả, không cẩn thận, sửa chữa
thông tin không đúng quy định cụ thể qua kiểm tra còn có những sai sót
sau:
111
Về trình tự, thủ tục: công chức Tư pháp – Hộ tịch còn có sai sót trong
việc tiếp nhận tờ khai, như tờ khai ghi chưa hết nội dung, ghi không đúng
hướng dẫn, không ghi ngày, tháng, năm.
Việc xác nhận tình trạng hôn nhân để ĐKKH do ủy ban nhân dân cấp
cho công dân để ĐKKH ghi không đúng nội dung và mục đích cấp Giấy xác
nhận tình trạng hôn nhân theo hướng dẫn tại Thông tư 01/2008/TT-BTP, và
Thông tư số 08a/2010/TT-BTP, Thông tư số 15/2015/TT-BTP.
- Trong đăng ký khai tử:
UBND xã, phường, thị trấn biên giới ĐKKT chỉ căn cứ vào đơn trình
bày của gia đình, không có giấy tờ chứng minh cho việc chết, theo quy định
tại Điều 20 Nghị định 123/2015/NĐ-CP và Điều 22 Nghị định số
158/2005/NĐ-CP như: giấy xác nhận của người làm chứng cho trường hợp
chết tại nhà; biên bản của cơ quan Công an đối với trường hợp bị tai nạn giao
thông; giấy báo tử của cơ sở y tế hoặc trại giam khi chết tại bệnh viện hoặc
trại giam.
Không có hồ sơ lưu trong trường hợp chết tại nhà, Sổ ĐKKT không có
chữ ký của người đi ĐKKT; cấp giấy khai tử căn cứ vào giấy ủy quyền không
hợp lệ, công chức tư pháp – Hộ tịch soạn mẫu giấy khai tử không đúng quy
định.
Sở Tư pháp các tỉnh và UBND các cấp đã chỉ đạo chấn chỉnh từng
bước giảm những sai phạm trong quản lý nhà nước về hộ tịch tại cấp huyện,
cấp xã. Tuy nhiên việc chỉnh đốn các sai phạm từ cấp huyện, xã vẫn còn có
nguyên nhân từ công tác quản lý chỉ đạo của chính quyền, năng lực đội ngũ
công chức tư pháp, nhận thức, ý thức của công dân khi ĐKHT....
Hoạt động giám sát quản lý nhà nước về hộ tịch đã được Ban giám sát
Hội đồng nhân dân, Sở Tư pháp và các ban ngành liên quan, thực hiện thông
112
qua báo cáo định kỳ, các kênh thông tin, phản ánh khiếu nại, tố cáo, kết quả
tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật.
Tuy nhiên nội dung giám sát chỉ phản ánh được một phần thực tế đối
với công tác quản lý nhà nước về hộ tịch cấp huyện, cấp xã. Kết quả giám sát
nhiều khi chưa thật sự chính xác, còn qua loa, hình thức, hiệu quả thấp. Việc
xử lý vi phạm được thực hiện chủ yếu là thu hồi, hủy bỏ đối với các việc sai
phạm, rút kinh nghiệm đối với người thực hiện.
3.3. Nhận xét về quản lý nhà nước về hộ tịch tại các tỉnh biên giới
phía Bắc
3.3.1. Kết quả quản lý nhà nước về hộ tịch
Quản lý nhà nước về hộ tịch là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của
chính quyền các cấp, nhằm theo dõi thực trạng và sự biến động về hộ tịch,
trên cơ sở đó bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân và gia đình,
đồng thời góp phần xây dựng các chính sách về kinh tế, xã hội, an ninh quốc
phòng. Tương tự các địa phương trong cả nước ngoài công tác ĐKHT tại các
tỉnh biên giới phía Bắc được thực hiện theo quy định [17, 26 ] theo đó công
tác ĐKHT được giao về cho 03 cấp: UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện. Với
việc ban hành Nghị định [17] thay thế Nghị định 83/1998/NĐ-CP, tiếp đến là
Luật Hộ tịch 2014, Nghị định 123/2015/NĐ-CP... đã tạo bước chuyển biến
tích cực, tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc trong ĐKHT trong cả nước,
đồng thời là bước đơn giản hóa thủ tuc ĐKHT qua đó công tác ĐKHT tại các
tỉnh biên giới phía Bắc.
Qua số liệu thống kê (phụ lục) cũng như khảo sát tại các địa phương
cho thấy: Việc ĐKHT có nhiều sự biến động khác nhau qua các năm. Hầu hết
các sự kiện hộ tịch đều có sự biến động qua các năm đặc biệt là các thủ tục về
ĐKKS, ĐKKH và ghi vào sổ hộ tịch các việc hộ tịch khác. Việc đăng ký các
113
sự kiện hộ tịch tăng do ý thức pháp luật của người dân trong việc ĐKHT ngày
càng tăng, ý thức chấp hành pháp luật về hộ tịch của người dân ngày càng
được cải thiện, tỷ lệ đi ĐKKS, kết hôn đúng hạn... ngày càng cao, vai trò,
trách nhiệm của các cơ quan hữu quan ngày càng có quan tâm hơn đến quản
lý nhà nước về hộ tịch.
3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế
3.3.2.1. Hạn chế
Qua kết quả nghiên cứu thực trạng đăng ký và quản lý nhà nước về hộ
tịch ở các tỉnh biên giới phía Bắc, có thể nhận thấy một số hạn chế như sau:
Thứ nhất, sai sót, vi phạm về đăng ký và quản lý nhà nước về hộ tịch
Sai sót, vi phạm trong hoạt động đăng ký và quản lý nhà nước về hộ
tịch diễn ra trong các sự kiện hộ tịch từ ĐKKS, ĐKKH, ĐKKT, cải chính hộ
tịch... ở nhiều mức độ và hình thức khác nhau, cụ thể là các dạng vi phạm
sau:
Tiến hành ĐKHT khi thiếu căn cứ pháp lý và các điều kiện cần và đủ
theo quy định của pháp luật; vi phạm về trình tự, thủ tục, thẩm quyền ĐKHT;
Hồ sơ ĐKKS không lưu trữ bản chính Giấy chứng sinh (chủ yếu chỉ lưu bản
sao giấy chứng sinh), vi phạm khoản 1, điều 13 Nghị định số 158/2005/NĐ-
CP; nhiều địa phương không đồng thời ghi chép các loại sổ quy định phải ghi
chép mà để cuối năm mới sao thêm. Không thực hiện khóa sổ và đóng dấu
giáp lai giữa các trang. Sổ hộ tịch sau khi khóa hết năm vẫn còn nhiều trang
nhưng không tiếp tục sử dụng mà sử dụng cuốn mới; hiện tượng vi phạm:
Khoản 3, Điều 38 Luật Hộ tịch; khoản 3, điều 18 Nghị định số
158/2005/NĐ-CP: Không có chữ ký của vợ hoặc chồng (hoặc cả hai vợ
chồng) trong Sổ ĐKKH. Việc ký tên trong chứng nhận kết hôn, sổ ĐKKH và
tờ khai ĐKKH là một trong những quy định bắt buộc trong thủ tục giải quyết
ĐKKH để chứng tỏ quan hệ hôn nhân do các bên xác lập là quan hệ hôn nhân
114
hoàn toàn tự nguyện và chịu trách nhiệm về quan hệ hôn nhân do mình xác
lập. Khoản 3 Điều 18, Nghị định 158/2005/NĐ-CP quy định: khi ĐKKH hai
bên nam, nữ phải có mặt, đại diện UBND cấp xã yêu cầu hai bên cho biết ý
muốn tự nguyện ĐKKH, nếu hai bên đồng ý kết hôn thì cán bộ Tư pháp hộ
tịch ghi vào Sổ ĐKKH và Giấy chứng nhận kết hôn; Vi phạm điều 68, 69 của
Nghị định số 158/2005/NĐ-CP cụ thể: Sổ ĐKHT để trống một số cột, mục;
tẩy xóa chữ ký của vợ, hoặc chồng trong sổ ĐKKH; vi phạm khoản 3, điều
48, Nghị định 158; đăng ký lại việc kết hôn những chữ đệm của người vợ
trong sổ ĐKKH không trùng với giấy chứng nhận kết hôn cũ (do đã bị hư
hỏng), Nghị định 123/2015/NĐ-CP không quy định; việc xác định ngày,
tháng năm sinh của trẻ không chính xác; tình trạng khai sinh lại để hợp lý hóa
giấy tờ; vi phạm trong quản lý lưu trữ hồ sơ.
Thứ hai, thiếu trách nhiệm trong quản lý nhà nước về hộ tịch dẫn đến
việc lợi dụng đăng ký hộ tịch nhằm mục đích vụ lợi, hưởng các chính sách
ưu đãi hiện hành của nhà nước
- Quá trình tiếp nhận và quyết hồ sơ thay đổi, cải chính hộ tịch, công
chức tư pháp-hộ tịch không kiểm tra, xem xét kỹ các hồ sơ xin thay đổi, cải
chính, mà đã trình lãnh đạo ủy ban ký cho phép thay đổi, nhất là những
trường hợp cải chính ngày, tháng, năm sinh, dẫn đến công dân lợi dụng việc
cải chính để hợp thức hóa giấy tờ cá nhân để thực hiện mục đích khác. Thực
tiễn có những trường hợp liên quan đến hộ tịch có tính chất phức tạp, cá nhân
do quen biết, công chức tư pháp-hộ tịch, lãnh đạo ủy ban còn nể nang, sợ dân
khiếu kiện, phản ánh, nên không chỉ đạo và đi thực tế xác minh làm rõ, mà
vẫn cấp cho dân. Thực tế có nhiều trường hợp tên, chữ đệm, ngày, tháng,
năm sinh trong tờ khai cấp lại bản chính giấy khai sinh không trùng với sổ
ĐKKS, hệ quả là đã có bản chính, bản sao khai sinh được cấp lại có nội dung
không đúng với sổ hộ tịch gốc.
115
- Quản lý lưu trữ sổ sách, hồ sơ hộ tịch chưa khoa học, không chặt chẽ.
Cơ sở trang thiết bị lưu trữ còn thiếu thốn. Bên cạnh đó trách nhiệm của cán
bộ lưu trữ quản lý chưa cao; tình hình bố trí luân chuyển, thay đổi nhân sự
không được chú trọng, nên tình hình để thất lạc, mất hồ sơ, sổ hộ tịch còn
nhiều, dẫn đến tình trạng đăng ký lại hộ tịch còn xảy ra cho đến nay.
Thứ ba, tình trạng không đăng ký hoặc đăng ký quá hạn vẫn tồn tại
Tại Khoản 1, Điều 4, Nghị định số 158/2005/NĐ-CP quy định: “Mọi
sự kiện hộ tịch phải được đăng ký đầy đủ, kịp thời, chính xác...” và khoản 2,
Điều 5, Luật Hộ tịch 2014 quy định nguyên tắc : “Mọi sự kiện hộ tịch của cá
nhân phải được đăng ký đầy đủ, trung thực, khách quan và chính xác;
Tuy nhiên, trên thực tế, nguyên tắc này vẫn không được tuân thủ một
cách nghiêm túc. Tình trạng ĐKHT không kịp thời, chưa đầy đủ (số liệu
ĐKKS quá hạn vẫn chiếm tỷ lệ đáng kể; số nam nữ chung sống với nhau như
vợ, chồng nhưng không ĐKKH vẫn tồn tại; tỷ lệ ĐKKT còn rất thấp. Khai
sinh được xem lại một trong những sự kiện quan trọng đối với công tác đăng
ký và quản lý nhà nước về hộ tịch. Đây cũng còn do những nguyên nhân
khác nhau, tỷ lệ trẻ em sinh ra không được ĐKKS đúng hạn, thậm chí không
được ĐKKS vẫn khá cao. Nổi cộm hiện nay tại khu vực miền núi, biên giới
là tình trạng tảo hôn là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nam,
nữ chung sống như vợ chồng nhưng chưa đủ điều kiện để đăng ký kết hôn..
Tình trạng đăng ký khai tử còn rất thấp, thân nhân của người chết chỉ
đi đăng ký khai tử khi phải trình giấy tờ liên quan đến hồ sơ giải quyết các
quyền lợi liên quan. Đối với đăng ký nhận con nuôi thực tế, nhưng không làm
thủ tục đăng ký, có nguyên nhân do người dân không muốn cho cộng đồng
biết về việc nhận con nuôi, có tâm lý lo sợ về sau.
Thứ tư, vấn đề quản lý biên giới xuất nhập cảnh còn chưa được quản lý
chặt chẽ, tình hình phụ nữ xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc làm ăn sinh
sống còn xảy ra khá phổ biến. Tại Trung Quốc số phụ nữ này kết hôn, chung
116
sống bất hợp pháp với công dân Trung Quốc, không đăng ký được khai sinh,
kết hôn, sau một thời gian lại đó trở về Việt Nam đăng khai sinh cho trẻ bỏ
trống phần khai về cha.
Thứ năm, địa hình đồi núi biên giới với hệ thống cơ sở hạ tầng giao
thông đi lại khó khăn, nhận thức của người dân thấp, sự quan tâm của chính
quyền chưa thường xuyên, công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật và các
chính sách của nhà nước còn hạn chế; kinh tế địa phương còn kém phát triển,
đời sống nhân dân còn bị ảnh hưởng của nhiều phong tục, tập quán, thói quen
lạc hậu, tình trạng tảo hôn cũng vì thế không thể dập tắt được.
3.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế
Thứ nhất, thể chế đăng ký, quản lý nhà nước về hộ tịch còn một số
hạn chế, bất cập
Trước khi Luật Hộ tịch được ban hành, văn bản điều chỉnh trực tiếp
trong lĩnh vực hộ tịch nói chung và các tỉnh biên giới là các Nghị định
158/2005/NĐ-CP, Thông tư số 01/2008/TT-BTP .... rất nhiều các văn bản
hướng dẫn về lĩnh vực hộ tịch, tuy nhiên để có một văn bản điều chỉnh các
lĩnh vực hộ tịch ở mức độ Luật thì chưa có, vì thế tính ổn định của thể chế về
các quy định còn bị hạn chế, điều đó cũng gây ảnh hưởng đến quyền nhân
thân của công dân.
Theo Luật Hộ tịch 2014, mặc dù đã có sự phân cấp quản lý, ĐKHT
khá rõ ràng tại các cấp, nhưng ở nhiều địa phương, cơ quan chuyên môn tư
pháp cấp tỉnh, cấp huyện chưa thực sự giúp UBND cùng cấp tham mưu trong
quản lý nhà nước về hộ tịch một cách có hiệu quả, mà chỉ tập trung chuyên
sâu về nghiệp vụ hộ tịch. Vì thế hiệu quả quản lý nhà nước về hộ tịch tại các
tỉnh biện giới vẫn còn những hạn chế.
Xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong quản lý nhà
nước về hộ tịch một số địa phương trong thực tiễn vẫn còn nhiều lúng túng
trong việc xác định văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng quy
117
phạm pháp luật, nên quá trình thực hiện đã gặp phải không ít khó khăn, nhất
là đối với cấp xã.
Thủ tục đăng ký và quản lý nhà nước về hộ tịch do còn bị điều chỉnh
bởi nhiều văn bản, nên còn bộc lộ những bất cập và phiền hà cho nhân dân.
Bên cạnh đó việc tồn tại nhiều loại giấy tờ và sổ hộ tịch đã làm cho công tác
quản lý thêm cồng kềnh, chịu nhiều áp lực và để xảy ra thất thoát trong lưu
trữ, quản lý và sử dụng.
Luật Hộ tịch 2014 không quy định cấp huyện được cấp lại bản chính
giấy khai sinh, vấn đề này hiện nay đang gây khó khăn cho công dân luôn
phải xin cấp trích lục bản sao, trước đó thì chỉ cần chứng thực bản sao từ bản
chính, hơn nữa cấp xã, huyện không phải mất thời gian, kinh phí để cấp lại
bản sao cho công dân.
Do vậy, cần thiết Luật có thể sửa cho phép cấp xã và cấp huyện được
quyền cấp lại bản chính giấy khai sinh khi có lưu sổ đăng kí khai sinh là phù
hợp và thuận lợi hơn, chứ không nên bãi bỏ việc cấp lại bản chính giấy khai
sinh hoặc cho phép nhưng chỉ quy định để ủy ban nhân dân cấp huyện cấp lại
bản chính giấy khai sinh như trước đây khi thực hiện Nghị định
158/2005/NĐ-CP..
Một nguyên nhân khác xuất phát từ quy định đăng ký lại khai sinh tại
Luật Hộ tịch 2014 hoặc trước đây tại khoản 1 Điều 44 Nghị định
158/2005/NĐ-CP, quy định: “Trong trường hợp người đã thành niên đăng ký
khai sinh quá hạn cho mình thì có thể đăng ký khai sinh tại ủy ban nhân dân
cấp xã có thẩm quyền ĐKKS theo quy định tại Điều 13 hoặc tại ủy ban nhân
dân cấp xã nơi cư trú”. Đây là một quy định gây khó khăn cho công chức tư
pháp - hộ tịch khi tiếp nhận hồ sơ ĐKKS quá hạn cho công dân, vì không có
cơ sở để xác định người đó đã khai sinh hay chưa khai sinh. Hơn nữa, việc
xác định những thông tin trong bản chính giấy khai sinh cũng gặp khó khăn,
do thực tế, các loại giấy tờ cá nhân cung cấp có nhiều trường hợp không
118
thống nhất. Do đó, cần phải quy định cụ thể và chặt chẽ hơn về ĐKKS quá
hạn, đăng ký lại để tránh các trường hợp cá nhân có ý định hợp thức hóa giấy
tờ mà công chức tư pháp - hộ tịch phải tiếp nhận và thực hiện, từ đó tránh
được các sai sót, vi phạm.
Theo quy định tại khoản 8, Điều 4, Luật Hộ tịch 2014 và trước đây là
tại điểm e khoản 1 phần 2 Thông tư số 01/2008/TT-BTP, ngày 02/6/2008 của
Bộ Tư pháp quy định về xác định họ và quê quán: “Khi đăng ký khai sinh, họ
và quê quán của con được xác định theo họ về quê quán của người cha hoặc
họ và quê quán của người mẹ theo tập quán hoặc theo thỏa thuận của cha
mẹ”. Quy định này trên thực tế, trong nhiều trường hợp phát sinh những bất
cập, nhất là phần quê quán. Nếu xác định theo quê quán của người cha hoặc
người mẹ thì phải theo thông tin trước đây, nhưng do đương sự đã đến nơi
khác định cư từ trước, nay trưởng thành, có con thì không thể xác định quê
quán theo cha hoặc mẹ cho con được. Như vậy cần hướng dẫn hoặc quy định
cụ thể quê quán như thế nào cho phù hợp, chặt chẽ tạo thuận lợi cho việc đăng
ký khai sinh. Tại khoản 2 Điều 5, Nghị định 158/2005/NĐ-CP quy định:
“Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân. Mọi hồ sơ, giấy tờ
của cá nhân có nội dung ghi về họ, tên, chữ đệm; ngày tháng năm sinh; giới
tính; dân tộc, quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phù hợp với giấy
khai sinh của người đó”, quy định này đảm bảo sự thống nhất các loại giấy tờ
của một người là phù hợp. Tuy nhiên có nhiều trường hợp đương sự đã gặp
phải một số khó khăn khi đi đăng ký các loại hồ sơ, giấy tờ khác do không
thống nhất như: sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân, lý lịch, văn bằng chứng
chỉ, thẻ đảng viên, các loại giấy tờ khác, vì vậy, cần có hướng dẫn cụ thể để
triển khai thực hiện được thuận lợi hơn.
Việc xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi không đăng ký khai
sinh, khai tử đúng hạn, không đăng ký việc nuôi con nuôi không phù hợp
với điều kiện kinh tế, xã hội, trình độ dân trí nhiều địa phương hiện nay.
119
Khó khăn trong việc xác định giấy tờ “cấp chính thức hợp lệ đầu tiên”
để làm căn cứ đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử
Tại Điều 24, 25, 26 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về điều kiện,
thẩm quyền và thủ tục đăng ký lại khai sinh, kết hôn và khai tử: công chức tư
pháp-hộ tịch tùy vào từng trường hợp và tùy vào từng loại giấy tờ mà đương
sự mang đến, tiến hành “áp dụng linh hoạt” các quy định của nghị định, thì
hầu hết công thức tư pháp-hộ tịch tham mưu giải quyết các yêu cầu về hộ tịch
đều coi những giấy tờ của cá nhân có nội dung hưởng chế độ chính sách của
nhà nước đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trước đây là loại giấy tờ “cấp
chính thức hợp lệ đầu tiên”. Tuy nhiên, những loại giấy tờ đó chỉ có giá trị
tham khảo, bổ sung hồ sơ và không được coi đó là giấy tờ “chính thức hợp lệ
đầu tiên” để làm căn cứ giải quyết các yêu cầu về hộ tịch cho công dân. Do
đó, việc hiểu loại giấy tờ “cấp chính thức hợp lệ đầu tiên” là chưa rõ ràng,
thống nhất nên dẫn đến việc giải quyết các vấn đề hộ tịch ở một số địa
phương còn tùy tiện, thiếu chặt chẽ và không đúng quy định của pháp luật.
Hệ thống sổ sách, biểu mẫu được quản lý chưa khoa học và thiếu chặt
chẽ cũng trở thành nguyên nhân dẫn đến việc phải đăng ký lại khai sinh, kết
hôn, khai tử và các loại việc hộ tịch liên quan khác. Trong thực tiễn nếu như
cơ quan quản lý nhà nước về hộ tịch làm tốt khâu quản lý hệ thống biểu mẫu,
sổ sách hộ tịch thì sẽ rất thuận lợi cho việc tra cứu, cấp trích lục bản sao đối
chiếu và thực hiện sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan như công an, y tế,
giáo dục ngoài ra còn thống nhất về những nội dung đăng ký trong các loại
biểu mẫu, sổ sách, thời điểm thống kê báo cáo, giúp cho công tác đăng ký
quản lý nhà nước về hộ tịch được chặt chẽ, kịp thời, phù hợp, tránh những
mâu thuẫn, chồng chéo, sai lệch nguồn dữ liệu .
Trường hợp liên quan đến quản lý nhà nước về hộ tịch đối với người
trong diện được giám hộ theo Điều 46 Bộ Luật dân sự 2015, thì ngoài việc ủy
120
ban phải cử giám hộ, thì việc giám sát giám hộ lại chưa được thực hiện, mặc
dù thực tế các trường hợp giám hộ phát sinh khá nhiều. theo quy định tại Điều
51 Bộ Luật dân sự 2015, có quy định việc giám sát việc giám hộ, tuy nhiên
hiện nay chưa có quy định về trình tự, thủ tục thực hiện nội dung này
Thứ hai, nhận thức và ý thức tuân thủ pháp luật về hộ tịch của người
dân còn không đồng đều
Hình 10. Biểu đồ phương án trả lời phiếu khảo sát cá nhân
Biểu đồ phương án trả lời khảo sát
0
20
40
60
80
100
1 2 3 4 5 6 7
1. Khai sinh 2. Kết hôn 3. Khai tử 4.
Nuôi con nuôi 5. Thay đổi, cải chính 6.
Giám hộ 7. Nhận cha, mẹ con
Tỷ
lệ
%
Phương án trả
lời (%) Đúng
Phương án trả
lời (%) Sai
[Nguồn: Tổng hợp từ Biểu số 19]
Nhìn vào biểu đồ và Biểu số 12, cho thấy phương án trả lời sai còn
chiếm tỷ lệ cao, điều này đánh giá nhận thức pháp luật nói chung của người
dân khu vực biên giới được xem là một vấn đề có tính lịch sự và thời sự. Với
đặc thù là khu vực miền núi, biên giới, dân cư phân bố không tập trung, bên
cạnh đó giao thông đi lại khó khăn, các yếu tố thiên tai cũng thường xuyên
xảy ra, điều kiện kinh tế khó khăn, các tập tục còn tồn tại còn “cố thủ” trong
các dân tộc thiểu số tại khu vực này. Mặt khác cơ chế chính sách thuộc các
lĩnh vực giáo dục, y tế, pháp luật.... nhằm nâng cao tầm hiểu biết của người
dân, thuộc trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước còn chưa mấy hiệu
quả. Chính vì thế điều kiện được tiếp cận pháp luật, nâng cao hiểu biết về mọi
mặt đối với đại đa số nhân dân các tỉnh biên giới, nhất là khu vực giáp biên
121
còn không đồng đều, có nhiều nơi thấp, một bộ phận nhân dân không biết
chữ, hoặc không nói được tiếng Việt. Hệ lụy chính là việc người dân không
chỉ xem nhẹ đăng ký hộ tịch, các quyền nhân thân mà ngay cả các lĩnh vực
có tầm lợi ích gián tiếp cũng không được người dân quan tâm.
Thứ ba, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đăng ký và quản
lý nhà nước về hộ tịch chưa thực sự hiệu quả
Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức pháp
luật cho người dân còn chưa thường xuyên, đa dạng, pho
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_quan_ly_nha_nuoc_ve_ho_tich_tai_cac_tinh_bien_gioi_p.pdf