LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU . 1
1. Lý do chọn đề tài . 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu . 3
2.1. Mục đích nghiên cứu . 3
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu. 4
3. Đối tượng nghiên cứu . 4
4. Phạm vi nghiên cứu:. 5
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu. 5
5.1. Phương pháp luận . 5
5.2. Phương pháp nghiên cứu. 5
6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học của luận án . 7
6.1. Câu hỏi nghiên cứu của luận án . 7
6.2. Giả thuyết khoa học của luận án . 8
6. Đóng góp mới của luận án . 8
6.1. Về lý luận . 8
6.2. Về thực tiễn . 8
7. Ý nghĩa của Luận án. 9
8. Cấu trúc của Luận án. 9
CHƯƠNG 1 . 11
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN. 11
1.1.Tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến luận án . 11
1.1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển nguồn nhân lực.11
1.1.2. Những công trình nghiên cứu quản lý nhà nước về nguồn nhân lực nữ nghiên
cứu khoa học. 20
1.2. Nhận xét về tổng quan tài liệu và hướng nghiên cứu tiếp theo của luận án. 24
1.2.1. Những kết quả đạt được.24
1.2.2. Những khía cạnh, nội dung cần tiếp tục nghiên cứu .25Kết luận chương 1. 27
CHƯƠNG 2 . 28
CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN
LỰC NỮ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC. 28
2.1. Nguồn nhân lực nữ nghiên cứu khoa học và phát triển nguồn nhân lực nữ
nghiên cứu khoa học . 28
2.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực nữ nghiên cứu khoa học .28
2.1.1.1. Nguồn nhân lực nữ.28
2.1.1.2. Nghiên cứu khoa học.30
2.1.1.3. Nguồn nhân lực nữ nghiên cứu khoa học.32
2.1.2. Phát triển nguồn nhân lực nữ nghiên cứu khoa học.34
2.1.3. Đặc điểm của nguồn nhân lực nữ nghiên cứu khoa học.35
2.2. Sự cần thiết quản lý nhà nước về phát triển NNL nữ nghiên cứu khoa học . 37
2.2.1. Khái niệm & đặc điểm QLNN về phát triển NNL nữ NCKH . 37
2.2.2. Tính cấp thiết của việc quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực nữ nghiên
cứu khoa học .40
2.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực nữ nghiên cứu khoa học.42
2.2.3.1. Xây dựng các chiến lược, kế hoạch, quy hoạch, chính sách, chương trình, dự án về
phát triển nguồn nhân lực nữ nghiên cứu khoa học.43
2.2.3.2. Xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật về phát triển nguồn nhân lực
nữ nghiên cứu khoa học.45
2.2.3.3. QLNN về tổ chức thực hiện tuyển dụng, đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực nữ
nghiên cứu khoa học.46
2.2.3.4. Kiểm tra, kiểm soát, tổng kết, đánh giá việc tổ chức, quản lý NNL nữ NCKH.51
2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực nữ
nghiên cứu khoa học . 52
2.3.1. Những yếu tố chủ quan .52
2.3.2. Những yếu tố khách quan.55
2.4. Kinh nghiệm thế giới quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực nữ nghiên
cứu khoa học và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. 57
2.4.1. Kinh nghiệm thế giới quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực nữ nghiên cứu
khoa học.57
2.4.1.1. Kinh nghiệm của Mỹ .58
2.4.1.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản .642.4.1.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc .67
2.4.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam .72
Kết luận chương 2. 79
CHƯƠNG 3 . 81
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
NỮ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Ở VIỆT NAM . 81
3.1. Khái quát về nguồn nhân lực nghiên cứu khoa học và nguồn nhân lực nữ
nghiên cứu khoa học . 81
3.1.1. Thực trạng nguồn nhân lực nghiên cứu khoa học.81
3.1.2. Thực trạng nguồn nhân lực nữ nghiên cứu khoa học.84
3.2. Thực trạng thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân
lực nữ nghiên cứu khoa học ở Việt Nam . 89
3.2.1. Thực trạng việc xây dựng các kế hoạch, chiến lược, quy hoạch phát triển nguồn
nhân lực nữ nghiên cứu khoa học .89
3.2.2. Thực trạng công tác xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật
trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực nữ nghiên cứu khoa học . 93
3.2.3. Thực trạng về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực nữ
nghiên cứu khoa học.96
3.2.4. Thực trạng việc tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, tôn vinh nguồn
nhân lực nữ NCKH và hợp tác quốc tế về phát triển NNL nữ NCKH.102
3.2.5. Thực trạng hoạt động thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật, chính sách phát
triển đội ngũ cán bộ nữ nghiên cứu khoa học.116
3.3. Đánh giá thực trạng của quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực nữ
nghiên cứu khoa học ở Việt Nam . 120
3.3.1. Ưu điểm.120
3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế .122
3.3.2.1. Hạn chế . 122
3.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế. 124
Kết luận Chương 3 . 126
CHƯƠNG 4 . 128
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT
TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NỮ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Ở VIỆT NAM.128
4.1. Quan điểm và định hướng về phát triển nguồn nhân lực nữ nghiên cứu khoa
học . 1284.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực nữ nghiên cứu
khoa học.136
4.2.1 . Hoàn thiện xây dựng và ban hành chiến lược, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực
nữ nghiên cứu khoa học.136
4.2.2. Hoàn thiện thể chế pháp luật, chính sách về phát triển nguồn nhân lực nữ nghiên
cứu khoa học .138
4.2.3. Hoàn thiện tổ chức bộ máy QLNN về phát triển NNL nữ NCKH .143
4.2.4. Đổi mới QLNN về thực hiện một số hoạt động nhằm phát triển NNL nữ NCKH .144
4.2.5. Thanh tra, kiểm tra, giám sát thực thi các chính sách về phát triển nguồn nhân lực
nữ nghiên cứu khoa học.157
Kết luận Chương 4 . 159
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 160
1. Kết luận. 160
2. Kiến nghị . 163
2.1. Đối với Chính phủ .163
2.2. Đối với Bộ Khoa học và Công nghệ .163
2.3. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo .164
2.4. Đối với các đơn vị, tổ chức nghiên cứu khoa học .164
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ. 165
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 166
PHỤ LỤC. 180
PHỤ LỤC 1 . 180
PHỤ LỤC 2. 185
PHỤ LỤC 3 . 192
PHỤ LỤC 4 . 196
PHỤ LỤC 5 . 201
216 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 452 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực nữ nghiên cứu khoa học ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
H với 8.349 người, chiếm tỷ lệ 14,85%; NNL nữ nghiên cứu khoa học ở khu
vực doanh nghiệp có còn ít với 3.734 người, chiếm tỷ lệ 11,51%. Điều này cho thấy
rằng, muốn đẩy mạng ứng dụng KHCN vào sản xuất kinh doanh, các cơ quan chức
năng phải tăng cường NNL nghiên cứu khoa học ở khu vực doanh nghiệp, trong đó
có NNL nữ nghiên cứu khoa học [13; 15, tr.72-86].
Bảng số 3.6: Thống kê chất lượng NNL nữ NCKH theo khu vực hoạt động
khoa học và theo trình độ chuyên môn.
Đơn vị tính: Người
Khu vực hoạt động
Tổng
số
Tỷ lệ
%
Chia theo trình độ chuyên môn
Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học Cao đẳng
1. Tổng số cán bộ nghiên
cứu
105.230
11.501 34.618 55.116 3.995
2. Số cán bộ nghiên cứu là
nữ(chia theo khu vực hoạt
động)
56.846 100.00 3667 23.503 27.672 2004
Các viện, trung tâm NCKH 8.439 14.85 647 3.022 4.501 269
Trường đại học 32.400 57.00 2.632 17.737 11.597 434
Đơn vị sự nghiệp 5.180 9.1 165 1.196 3.321 498
Cơ quan hành chính 3.734 6.57 62 1.002 2.514 156
Doanh nghiệp 6.544 11.51 94 455 5.438 557
Phi lợi nhuận 549 0.97 67 91 301 90
Nguồn: Tổng hợp từ Điều tra NC&PT 2014 và Điều tra doanh nghiệp 2014
Nghiên cứu Bảng 3.6 cho thấy, NNL nữ nghiên cứu khoa học có chất lượng
cao tập trung chủ yếu ở khu vực đại học với 2,632 người có trình độ tiến sĩ và
17.737 người có trình độ thạc sĩ; các viện, trung tâm nghiên cứu có 647 tiến sĩ và
3.022 thạc sĩ; các đơn vị sự nghiệp khác có 165 tiến sĩ và 1.196 có trình độ thạc sĩ.
88
Còn lại ở các khu vực khác NNL nữ nghiên cứu khoa học có chất lượng cao rất ít,
chưa đến 100 người có trình độ tiến sĩ trên phạm vi cả nước.
Bảng 3.7: Kết quả khảo sát về quy mô và chất lượng NNL nữ NCKH
Phương án đánh giá
Khách thể đánh giá
CBQL
Nữ cán bộ
NCKH
Chung
Số
lượng
%
Số
lượng
%
Số
lượng
%
Ít về số lượng và chưa đảm bảo về
chất lượng
4 13.33 84 31.11 88 29.33
Nhiều về số lượng nhưng chưa
đảm bảo chất lượng
18 60.00 118 43.70 136 45.37
Ít về số lượng và đảm bảo về chất
lượng
1 3.33 36 13.33 37 12.33
Nhiều về số lượng và đảm bảo về
chất lượng
7 23.34 32 11.86 39 13
Nguồn: Tác giả khảo sát thực tiễn
Kết quả khảo sát về quy mô số lượng và chất lượng của NNL nữ nghiên cứu
khoa học cho thấy các nhóm khách thể được khảo sát đã đánh giá khá tương đồng
nhau, các khách thể tham gia khảo sát đều nhận định NNL nữ nghiên cứu khoa học
tuy đông đảo về số lượng nhưng chưa đảm bảo về chất lượng, thể hiện có 18/30 số
ý kiến CBQL khẳng định NNL nữ nghiên cứu khoa học đông đảo về số lượng,
nhưng chưa đảm bảo về chất lượng, chiếm tỷ lệ 60%; trong khi đó cũng nội dung
này, có 118/270 số ý kiến nữ cán bộ NCKH đồng ý, chiếm tỷ lệ 43,7%. Chung cả
hai nhóm đối tượng khảo sát là 136 ý kiến, chiếm tỷ lệ 68,0%.
Về thực trạng cơ cấu NNL nữ nghiên cứu khoa học, kết quả khảo sát đều
khẳng định NNL nữ nghiên cứu khoa học tập trung đông ở khu vực nhà nước, số
lượng nữ cán bộ NCKH ở khu vực ngoài khu vực nhà nước và ở khu vực có vốn
đầu tư nước ngoài còn mỏng, kết quả khảo sát cũng đã phản ánh đúng thực trạng
điều tra của Bộ Khoa học và Công nghệ, đây thực sự là vấn đề cần quan tâm trong
việc phát triển NNL nghiên cứu khoa học nói chung và phát triển NNL nữ nghiên
cứu khoa học nói riêng. (Xem phụ lục 2)
89
3.2. Thực trạng thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về phát triển nguồn
nhân lực nữ nghiên cứu khoa học ở Việt Nam
3.2.1. Thực trạng việc xây dựng các kế hoạch, chiến lược, quy hoạch phát triển
nguồn nhân lực nữ nghiên cứu khoa học
Nhận thức rõ về vị trí và vai trò của NNL đối với sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ tổ quốc, trong những năm qua Nhà nước ta đã xây dựng và ban hành nhiều chiến
lược, kế hoạch, quy hoạch phát triển NNL nhằm xây dựng được một đội ngũ người
lao động có chất lượng và tay nghề ngày càng cao, có thể kể đến một số những văn
bản sau:
Chiến lược phát triển bền vững kinh tế, văn hóa – xã hội Việt Nam giai đoạn
2011 – 2020, quan điểm chiến lược khẳng định: “Con người là trung tâm của phát
triển bền vững. Phát huy tối đa nhân tố con người với vai trò là chủ thể, nguồn lực
chủ yếu và là mục tiêu của“Khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực cho
phát triển bền vững đất nước. Công nghệ hiện đại, sạch và thân thiện với môi
trường cần được ưu tiên sử dụng rộng rãi trong các ngành sản xuất” phát triển bền
vững” [116], và để thực hiện hóa chiến lược phát triển bền vững, Chính phủ đã đưa
ra một số những định hướng đối với việc phát triển NNL lao động là: Tăng cường
năng lực cho các cơ quan nghiên cứu về phát triển bền vững; phát triển NNL cho
thực hiện phát triển bền vững, bao gồm: coi trọng phát triển nguồn lực con người,
coi đây là một “khâu then chốt, quyết định” trong chuyển đổi mô hình tăng trưởng
và phát triển bền vững; phát triển đồng bộ đội ngũ nhân lực có chất lượng, đủ mạnh
ở mọi lĩnh vực, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững với cơ cấu hợp lý các loại nhân
lực theo ngành và theo lĩnh vực phát triển. Phát triển nhanh NNL, nhất là NNL chất
lượng cao; gắn kết chặt chẽ phát triển NNL với phát triển và ứng dụng khoa học,
công nghệ phục vụ tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, góp
phần tăng nhanh năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Chiến lược phát triển Giáo dục và Đào tạo Việt Nam cũng đã đưa ra định
hướng về phát triển NNL giai đoạn 2011 – 2020 là: Phát triển giáo dục phải thực sự
là “quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân” [116].
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, nâng cao vai trò các tổ
90
chức, đoàn thể chính trị, kinh tế, xã hội trong phát triển giáo dục. Đầu tư cho giáo
dục là đầu tư phát triển [125].
Để thực hiện có hiệu quả chiến lược, Chính phủ và ngành giáo dục xác định phải
thực hiện đồng bộ, nhiều giải pháp, trong đó phải “tăng cường gắn đào tạo với sử dụng,
nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu xã hội” [125].
Đặc biệt, Chính phủ đã ban hành chiến lược riêng phát triển NNL Việt Nam
trong giai đoạn công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, với mục tiêu: Phát triển
nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020 là“đưa nhân lực Việt Nam trở thành nền
tảng và lợi thế quan trọng nhất để phát triển bền vững đất nước, hội nhập quốc tế
và ổn định xã hội” [121], nâng trình độ năng lực cạnh tranh của nhân lực nước ta
lên mức tương đương các nước tiên tiến trong khu vực, trong đó một số mặt tiếp cận
trình độ các nước phát triển trên thế giới.
Có thể khẳng định, chiến lược phát triển NNL Việt Nam giai đoạn 2011 –
2020 là một văn kiện quan trọng nhất trong việc định hướng xây dựng phát triển
NNL nói chung và NNL nữ nghiên cứu khoa học Việt Nam nói riêng trong giai
đoạn hiện nay. Dựa trên những định hướng về phát triển NNL Việt Nam, các bộ,
ngành và các địa phương đã dự báo và xây dựng các chiến lược, kế hoạch và quy
hoạch phát triển NNL của bộ, ngành và địa phương một cách chi tiết, là căn cứ cho
các đơn vị tổ chức cấp dưới xây dựng và phát triển NNL của tổ chức một cách hiệu
quả, đáp ứng đảm bảo những nhu cầu phát triển NNL tổ chức trong tương lai.
Để thực hiện có hiệu quả Chiến lược phát triển NNL Việt Nam trong thời kỳ
CNH và HĐH đất nước, ngày 22/7/2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định
1216/QĐ-TTg quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển NNL việt Nam giai đoạn
2011 – 2020. Trong đó mục tiêu phấn đấu là đến năm 2015, cả nước có đội ngũ
nhân lực khoa học và công nghệ là 103.000 người trong đó có 28.000 người trở lên
có trình độ sau đại học và đến năm 2020 là 154.000 người, trong đó có trình độ trên
đại học là 40.000 người [121].
Nhằm cụ thể hóa hơn Quy hoạch phát triển NNL khoa học và công nghệ, ngày
29/12/2011, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đã ký quyết định số 4009/QĐ-
BKHCN, quyết định Phê duyệt quy hoạch phát triển NNL ngành khoa học và công
91
nghệ đến năm 2020, với mục tiêu nhằm xây dựng được đội ngũ nhân lực khoa học và
công nghệ đủ về số lượng, đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và dần tiếp cận với trình
độ các nước tiên tiến; có cơ cấu trình độ, ngành nghề và vùng miền hợp lý; vừa đảm
bảo quy hoạch chung về nhân lực cho toàn ngành khoa học và công nghệ, vừa tập
trung cho các lĩnh vực công nghệ ưu tiên. Đảm bảo nguồn lực thực hiện định hướng
phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2020, góp phần thực hiện thắng lợi
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020 [17].
Với mục tiêu đảm bảo sự phát triển có hiệu quả của khoa học và công nghệ,
tạo động lực cho sự phát triển công nghiệp hóa và hiện đại hóa và trong kỷ nguyên
xây dựng nền kinh tế tri thức đất nước, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tham mưu
cho Chính phủ xây dựng và ban hành Chiến lược phát triển Khoa học và Công nghệ
Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020. Chiến lược phát triển ngành khoa học và công
nghệ đã thực sự là một văn kiện quan trọng trong việc xây dựng và phát triển NNL
nghiên cứu khoa học ở Việt Nam trong kỷ nguyên nền kinh tế trí thức. Chiến lược
khẳng định khoa học và công nghệ phải đóng vai trò chủ đạo để tạo được bước phát
triển đột phá về lực lượng sản xuất, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực
cạnh tranh của nền kinh tế, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Tiếp tục đổi mới cơ bản, toàn diện và đồng bộ tổ chức, cơ chế quản lý, cơ chế
hoạt động khoa học và công nghệ; tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ quốc
gia; đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng, gắn nhiệm vụ phát triển khoa học và công
nghệ với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở các cấp, các ngành.
Để đưa chiến lược phát triển NNL và chiến lược phát triển khoa học và công
nghệ vào thực tiễn, các địa phương, các viện nghiên cứu đã chủ động xây dựng kế
hoạch phát triển NNL của tổ chức mình bằng nhiều hình thức và biện pháp khác
nhau, thông qua các kế hoạch ngắn hạn và trung hạn. Hình thức chủ yếu của việc
phát triển NNL là đưa cán bộ đi học tập, bồi dưỡng thông qua các chương trình dự
án cả trong nước và ngoài nước, và rất nhiều người trong số đó là những cán bộ nữ
đang làm việc tại các cơ sở NCKH trên địa bàn cả nước [17].
Căn cứ vào các chiến lược, quy hoạch phát triển NNL Việt Nam và NNL
ngành khoa học và công nghệ, ngành giáo dục và đào tạo; chiến lược phát triển kinh
92
tế, văn hóa xã hội của đất nước và của các địa phương các bộ ngành đã xây dựng và
ban hành quy hoạch và kế hoạch phát triển NNL khoa học và công nghệ của bộ,
ngành quản lý. Các địa phương Sở Khoa học và Công nghệ đã tham mưu cho
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương kế hoạch phát triển NNL nghiên cứu
khoa học của địa phương quản lý nhằm đáp ứng được nhu cầu phát triển NNL có
chất lượng cao, phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế tại địa phương.
Đối với Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam và Viện Hàn lâm Khoa học
và Công nghệ Việt Nam Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành các quyết định phê
duyệt định hướng phát triển giai đoạn 2015 – 2020 và tầm nhìn 2030. Căn cứ vào chiến
lược được Thủ tướng phê duyệt, các viện nghiên cứu đã xây dựng và ban hành các kế
hoạch phát triển NNL nghiên cứu khoa học của các đơn vị mình.
Nghiên cứu và khảo sát cho thấy, các chiến lược, kế hoạch, quy hoạch trên là
những định hướng quan trọng cho các đơn vị, tổ chức nghiên cứu khoa học và cho
các cơ sở giáo dục đại học cũng như các địa phương phát triển NNL nghiên cứu khoa
học phục vụ cho việc phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của đất nước và của các địa
phương; phục vụ cho việc thực hiện mục tiêu nhiệm vụ của ngành, lĩnh vực kinh tế.
Bảng 3.8: Kết quả khảo sát về số lượng và chất lượng của các kế hoạch, chiến
lược, quy hoạch phát triển NNL nữ NCKH
Phương án đánh giá
Khách thể khảo sát
CBQL
Nữ cán bộ
NCKH
Chung
Số
lượng
%
Số
lượng
%
Số
lượng
%
Đầy đủ số lượng, đảm bảo chất
lượng
8 26.67 86 31.85 94 31.33
Đầy đủ số lượng, nhưng chưa
đảm bảo chất lượng
6 20.00 23 8.52 29 9.67
Chưa đầy đủ, chưa đảm bảo
chất lượng
16 53.33 161 59.63 177 59.00
Nguồn: Khảo sát thực tiễn
93
Đánh giá về số lượng và chất lượng của các chiến lược, kế hoạch, quy hoạch
phát triển NNL nữ nghiên cứu khoa học cho thấy: phần lớn các ý kiến khảo sát đều
cho rằng hiện nước ta chưa có đầy đủ các chiến lược, kế hoạch, quy hoạch phát
triển NNL nữ nghiên cứu khoa học, thể hiện có 59% số ý kiến được hỏi cho là các
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển NNL nữ nghiên cứu khoa học chưa đầy
đủ, và chưa đảm bảo về chất lượng, trong đó nhóm khách thể CBQL đánh giá là
53%, nhóm khách thể nữ cán bộ NCKH đánh giá là 59,63% (Xem bảng 3.8). Kết
quả khảo sát này cũng phù hợp với thực tiễn hiện này, mặc dù chúng ta có nhiều
chiến lược, kế hoạch, quy hoạch phát triển NNL, nhưng hầu hết chỉ là những kế
hoạch, quy hoạch mang tính tổng thể của cả nước cho phát triển NNL đất nước,
NNL khoa học và công nghệ. Bên cạnh đó, những chiến lược, kế hoạch này mang
tính chất định hướng chung cho cả phát triển NNL nghiên cứu khoa học nam và nữ.
Một số bộ, ngành và một số địa phương có xây dựng chiến lược phát triển NNL nữ
nhưng hầu hết là lồng ghép với những chiến lược, kế hoạch phát triển của bộ, ngành và
của địa phương, kế hoạch phát triển NNL nữ được đề cập trong các văn bản này còn mờ
nhạt, không cụ thể, rõ ràng, không có giải pháp thực hiện cụ thể và cũng không có nguồn
lực để thực hiện. Chất lượng quy hoạch, kế hoạch phát triển NNL cũng còn nhiều nội
dung cần phải xem xét, đặc biệt là mục tiêu, chỉ tiêu và nguồn lực thực hiện mục tiêu của
chiến lược, quy hoạch.
3.2.2. Thực trạng công tác xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp
luật trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực nữ nghiên cứu khoa học
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm để phát triển NNL của đất nước trong
giai đoạn công nghiệp hóa và hiện đại hóa đó là từng bước xây dựng và hoàn thiện
hệ thống các văn bản quy pháp pháp luật về phát triển, quản lý NNL, trong những
năm qua với sự cố gắng của các cơ quan chuyên ngành, của Chính phủ và Quốc hội
Việt Nam, chúng ta đã xây dựng được một hệ thống những văn bản pháp luật khá
hoàn thiện nhằm kích thích sự tham gia của NNL vào lĩnh vực NCKH trong đó có
sự tham gia của nữ giới, có thể kể điến một số văn bản sau:
Thứ nhất, những văn bản pháp luật: Quốc hội 11, Luật số 73/2006/QH11,
Luật Bình đẳng giới; Quốc hội 12, Luật số 58/2010/QH12, Luật Viên chức; Quốc
94
hội 13, Luật số 08/2013/QH13, Luật giáo dục đại học; Quốc hội 13, Luật số
10/2012/QH13, Bộ luật Lao động; Quốc hội 12, Hiến pháp 2013; Quốc hội 13, Luật
số 29/2013/QH13, Luật Khoa học và Công nghệ; Quốc hội 13, Luật số
52/2014/QH13, Luật Hôn nhân và Gia đình.
Bên cạnh những bộ luật trên, Chính phủ cũng ban hành nhiều văn bản dưới
luật có tính chất hướng dẫn thực hiện một số những điều có trong ở những bộ luật,
có thể kể đến một số văn bản sau: Nghị định 115/2005/NĐ-CP, ngày 05/9/2005,
quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở khoa học công nghệ; Nghị
định 29/2012/NĐ-CP, quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức; Nghị
định 08/2014/NĐ-CP, về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học
và Công nghệ 2013; Nghị định 40/2014/NĐ-CP, quy định về sử dụng, trọng dụng
cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ.
Để hướng dẫn thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ quản lý và phát triển NNL các
bộ, ngành cũng đã ban hành một số những văn bản dưới dạng thông tư hướng dẫn,
có thể kể đến một số văn bản sau: Thông tư 16/2012/TT-BNV, về việc ban hành
Quy chế thi tuyển, xét tuyển viên chức, Quy chế tổ chức thi thăng hạng chức danh
nghề nghiệp đối với viên chức và Nội quy kỳ thi tuyển, thi thăng hạng chức danh
nghề nghiệp đối với viên chức; Thông tư 24/2014/TTLT BKHCN-BNV ngày 01
tháng 10 năm 2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nội vụ quy định mã số và
tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khoa học và công nghệ;
Thông tư 13/2016/TT BKHCN, ngày 30/6/2016 quy định về quản lý Đề án đào tạo,
bồi dưỡng nhân lực khoa học và công nghệ bằng ngân sách nhà nước; Thông tư
21/2015/TTLT BKHCN-BNV-BTC, thông tư liên tịch ngày 06/11/2015 hướng dẫn
thực hiện chính sách sử dụng, trọng dụng cá nhân trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.
Để thực hiện hóa các chủ trương, chính sách về quản lý và phát triển NNL
nghiên cứu khoa học, các bộ, ngành, các địa phương và các cơ sở nghiên cứu còn ban
hành các văn bản có tính chất hướng dẫn thực hiện các nội dung về tuyển dụng, quản
lý, chế độ chính sách đối với những đối tượng này. Nghiên cứu cho thấy rằng, trong
những năm qua, hệ thống văn bản về tổ chức, hoạt động, quản lý và chính sách về
nghiên cứu khoa học khá hoàn thiện, tuy nhiên, đối với những văn bản điều chỉnh, cá
95
biệt dành cho đối tượng là các nhà khoa học nữ, cán bộ quản lý khoa học nữ còn chưa
nhiều, những quy định đối với NNL nữ nghiên cứu khoa học còn thiếu tập trung, vụn
vặt ở nhiều văn bản khác nhau, gây khó khăn cho công tác tìm hiểu, nghiên cứu.
Bảng 3.9: Kết quả khảo sát thực tiễn về thực trạng thể chế pháp luật về phát
triển NNL nữ NCKH
Phương án đánh giá
Khách thể khảo sát
CBQL Nữ cán bộ NCKH Chung
Số
lượng
%
Số
lượng
%
Số
lượng
%
Đầy đủ, đáp ứng được thực
tiễn nhu cầu phát triển
6 20.00 71 26.30 77 25.67
Đầy đủ, nhưng chưa đáp ứng
được nhu cầu phát triển
8 26.67 72 26.67 80 26.67
Chưa đầy đủ, chưa đáp ứng
được phát triển
16 53.33 127 47.04 143 47.67
Nguồn: Khảo sát thực tiễn
Nhìn nhận và đánh giá về thực trạng thể chế pháp luật về phát triển NNL nữ
nghiên cứu khoa học cho thấy trong những năm gần đây, đặc biệt từ giai đoạn 2011
– 2015 hệ thống thể chế pháp luật về khoa học và công nghệ nói chung và chính
sách phát triển NNL nghiên cứu khoa học ngày càng được hoàn thiện, đặc biệt là
thể chế pháp luật về thu hút, sử dụng NNL nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, những
thể chế luật pháp về phát triển NNL nữ nghiên cứu khoa học còn chưa được quan
tâm nhiều. Kết quả khảo sát cho thấy có 143/300 khách thể khảo sát khẳng định hệ
thống thể chế pháp luật về phát triển NNL nữ nghiên cứu khoa học chưa đầy đủ,
chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của yêu cầu phát triển NNL nữ nghiên cứu
khoa học, chiếm tỷ lệ 47,67%. Số ý kiến cho là đầy đủ, đáp ứng được yêu cầu phát
triển NNL nữ nghiên cứu khoa học là 77/300 ý kiến, chiếm tỷ lệ 25,67%; Số ý kiến
cho là thể chế pháp luật đầy đủ, nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển NNL
nữ nghiên cứu khoa học là 80/300, chiếm tỷ lệ 26,67%.
96
3.2.3. Thực trạng về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân
lực nữ nghiên cứu khoa học
Theo quy định của hệ thống pháp luật hiện hành Việt Nam bộ máy QLNN về
phát triển NNL nghiên cứu khoa học ở nước ta hiện nay bao gồm: Chính phủ, Bộ
Khoa học và Công nghệ, các bộ, cơ quan ngang bộ và UBND các tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương.
Theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ 2013, Luật Tổ chức Chính
phủ 2015, Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau trong phát triển NNL
nghiên cứu khoa học [104,106]:
Chính phủ có trách nhiệm thống nhất QLNN về phát triển NNL nghiên cứu
khoa học trong phạm vi cả nước và ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế,
chính sách cụ thể để bảo đảm phát triển NNL nghiên cứu khoa học; chỉ đạo ban
hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách, chiến
lược phát triển NNL nghiên cứu khoa học, quy hoạch phát triển NNL nghiên cứu
khoa học; phân công, phân cấp thực hiện chức năng QLNN về phát triển NNL
nghiên cứu khoa học; chỉ đạo hoạt động hội nhập quốc tế về khoa học và công
nghệ; phát triển NNL NCKH; chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật về khoa học và công nghệ; kiểm tra việc thực hiện pháp luật về khoa học
và công nghệ; chỉ đạo công tác kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử
lý vi phạm pháp luật về NCKH; chính phủ có trách nhiệm báo cáo Quốc hội về việc
thực hiện chính sách, biện pháp để phát triển NNL nghiên cứu khoa học; việc sử dụng
ngân sách nhà nước đầu tư cho khoa học và công nghệ; kết quả hoạt động NCKH.
Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng
QLNN về khoa học và công nghệ, bao gồm: hoạt động khoa học và công nghệ; phát
triển tiềm lực khoa học và công nghệ; sở hữu trí tuệ; tiêu chuẩn đo lường chất
lượng; năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân; QLNN các dịch vụ công
trong lĩnh vực thuộc Bộ quản lý theo quy định của pháp luật [40].
Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện
QLNN về phát triển NNL nghiên cứu khoa học trong phạm vi cả nước, có trách
nhiệm ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính
97
sách, chiến lược, kế hoạch phát triển khoa học và công nghệ, quy hoạch mạng lưới
tổ chức khoa học và công nghệ công lập; xây dựng và phê duyệt phương hướng,
mục tiêu, nhiệm vụ phát triển NNL nghiên cứu khoa học 05 năm và hàng năm;
thống nhất quản lý phát triển NNL nghiên cứu khoa học các cấp; hướng dẫn xây
dựng và tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển NNL nghiên cứu khoa học sử dụng
ngân sách nhà nước các cấp, trực tiếp quản lý NNL nghiên cứu khoa học có chất
lượng cao (nghiên cứu viên cao cấp); xây dựng và tổ chức thực hiện nhiệm vụ trong
chương trình, đề án phát triển NNL nghiên cứu khoa học đã được Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt; quản lý, sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước đầu tư cho phát triển
NNL nghiên cứu khoa học; xây dựng đề xuất cơ cấu, tỉ lệ chi ngân sách nhà nước
cho đào tạo, bồi dưỡng NNL nghiên cứu khoa học; xây dựng và quản lý hệ thống
thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia về NNL nghiên cứu khoa học; tổ chức quản lý
công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ các nhà khoa học;
tuyên truyền, phổ biến và tổ chức hướng dẫn thực hiện pháp luật về khoa học và
công nghệ; hợp tác quốc tế về phát triển NNL nghiên cứu khoa học; thanh tra, kiểm
tra hoặc phối hợp thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về phát
trỉển NNL nghiên cứu khoa học [40].
Đối với việc phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ, Bộ Khoa học và
Công nghệ có trách nhiệm: Một là, chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa
phương xây dựng quy hoạch mạng lưới các tổ chức khoa học và công nghệ và tổ
chức thực hiện sau khi được ban hành, quy định cụ thể tiêu chí thành lập, phân loại,
điều kiện hoạt động đối với tổ chức khoa học và công nghệ, thành lập hoặc có ý
kiến về việc thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động
trong lĩnh vực khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật, hướng dẫn việc
quản lý hệ thống các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia; Hai là, ban hành theo
thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện các cơ chế,
chính sách về đào tạo, sử dụng, trọng dụng cán bộ khoa học và công nghệ; xây dựng
và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng các đối tượng hoạt
động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ và hỗ trợ phát triển các lực lượng hoạt
động khoa học và công nghệ; Ba là, phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng cơ chế tài
98
chính trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, kế hoạch vốn ngân sách sự nghiệp
khoa học và công nghệ hàng năm; xác định cơ cấu chi và tỷ lệ chi ngân sách dành
cho hoạt động khoa học và công nghệ hàng năm của các Bộ, ngành, địa phương
trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng
kế hoạch vốn ngân sách đầu tư phát triển khoa học và công nghệ hàng năm. Kiểm
tra, giám sát việc thực hiện phương án phân bổ dự toán ngân sách dành cho khoa
học và công nghệ hàng năm và việc sử dụng ngân sách dành cho khoa học và công
nghệ đối với các Bộ, ngành, địa phương theo quy định của pháp luật; Bốn là, hướng
dẫn hoạt động thông tin, truyền thông, thư viện, thống kê trong lĩnh vực khoa học và
công nghệ, phát triển thị trường công nghệ; xây dựng hạ tầng thông tin, thống kê khoa
học và công nghệ quốc gia; tổ chức các chợ công nghệ và thiết bị, các trung tâm giao
dịch công nghệ, triển lãm khoa học và công nghệ; xây dựng hệ thống các cơ sở dữ liệu
quốc gia về khoa học và công nghệ; đầu tư phát triển các mạng thông tin khoa học và
công nghệ tiên tiến kết nối với khu vực và quốc tế.
Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm về quản lý công chức, viên chức
chuyên ngành khoa học và công nghệ: xây dựng tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ
của ngạch công chức thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ để Bộ Nội vụ ban hành;
quản lý vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi QLNN của
Bộ; xây dựng và ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ chức danh nghề nghiệp viên chức
chuyên ngành khoa học và công nghệ; quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện, nội
dung, hình thức thi hoặc xét thăng hạng và tổ chức việc thi, xét thăng hạng chức
danh nghề nghiệp đối với viên chức chuyên ngành khoa học và công nghệ theo quy
định của pháp luật; xây dựng và ban hành tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý
của cơ quan c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_quan_ly_nha_nuoc_ve_phat_trien_nguon_nhan_luc_nu_ngh.pdf