MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.1
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ XÃ HỘI HÓA DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG
1.1. Tình hình nghiên cứu về công chứng .11
1.2. Tình hình nghiên cứu về xã hội hóa dịch vụ công và xã hội hóa dịch
vụ công chứng .18
1.3. Tình hình nghiên cứu quản lý nhà nước về xã hội hóa dịch vụ công
và quản lý nhà nước về xã hội hóa dịch vụ công chứng .22
4. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra đối
với luận án .28
Chương 2. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÃ
HỘI HÓA DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG
2.1. Công chứng và xã hội hóa dịch vụ công chứng.33
2.2.1. Công chứng .33
2.2.2. Xã hội hóa dịch vụ công chứng .39
2.2. Quản lý nhà nước về xã hội hóa dịch vụ công chứng .44
2.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về xã hội hóa dịch vụ công chứng
.44
2.2.2. Đặc điểm quản lý nhà nước về xã hội hóa dịch vụ công chứng .46
2.2.3. Mục tiêu quản lý nhà nước về xã hội hóa dịch vụ công chứng
.48
2.2.4. Vai trò của quản lý nhà nước trong xã hội hóa dịch vụ công chứng.51
2.2.5. Công cụ quản lý nhà nước về xã hội hóa dịch vụ công chứng
.53
2.2.6. Nội dung quản lý nhà nước về xã hội hóa dịch vụ công chứng
.55
2.2.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về xã hội hóa dịch vụ công
chứng .692.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về xã hội hóa dịch vụ công
chứng.73
2.3.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới .73
2.3.2. Những giá trị tham khảo cho vùng Đông Bắc .79
Chương 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÃ HỘI HÓA
DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH ĐÔNG BẮC
3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về xã hội hóa dịch vụ
công chứng trên địa bàn các tỉnh Đông Bắc .82
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, chính trị, kinh tế - xã hội.82
3.1.2. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, chính trị, kinh tế - xã hội đến quản
lý nhà nước về xã hội hóa dịch vụ công chứng .84
3.2. Hoạt động quản lý nhà nước về xã hội hóa dịch vụ công chứng trên
địa bàn các tỉnh Đông Bắc .87
3.2.1. Xây dựng và ban hành thể chế quản lý nhà nước về xã hội hóa dịch vụ
công chứng .87
3.2.2. Tổ chức bộ máy và nhân sự quản lý nhà nước về xã hội hóa dịch vụ
công chứng.91
3.2.3. Tổ chức thực hiện thể chế quản lý nhà nước về xã hội hóa dịch vụ công
chứng .96
3.2.4. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo liên
quan trong quá trình thực hiện xã hội hóa dịch vụ công chứng .110
3.2.5. Hợp tác quốc tế trong quản lý nhà nước về xã hội hóa dịch vụ công
chứng .113
3.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về xã hội hóa dịch vụ công
chứng trên địa bàn các tỉnh Đông Bắc.115
3.3.1. Ưu điểm .115
3.3.2. Hạn chế .118
3.3.3. Nguyên nhân . .120Chương 4. QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ XÃ HỘI HÓA DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TRÊN ĐỊA BÀN
CÁC TỈNH ĐÔNG BẮC
4.1. Quan điểm tăng cường quản lý nhà nước về xã hội hóa dịch vụ công
chứng .134
192 trang |
Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 403 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý Nhà nước về xã hội hóa dịch vụ công chứng trên địa bàn các tỉnh Đông Bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uật pháp Anh, phát
triển nền luật học độc đáo của Singapore, tiếp thu các thông lệ pháp lý tốt
nhất từ khắp nơi trên thế giới.
Cũng giống với các quy định pháp luật khác, các quy định về hoạt động
công chứng cũng như quản lý nhà nước về XHHDVCC của Singapore chịu
ảnh hưởng khá nhiều từ hệ thống công chứng của Anh. Ngày 18 tháng 3 năm
1965, Luật Công chứng của nước Cộng hòa Singapore được ban hành. Theo
đó, CCV tại Singapore được hành nghề khá tự do. Tuy nhiên việc từ việc bổ
nhiệm đến quá trình hành nghề của CCV đều đặt dưới sự quản lý của Nhà
nước.
- Quản lý CCV: Trước khi ra quyết định bổ nhiệm, CQNN tham khảo ý
kiến của Hội đồng Hiệp hội Luật sư Singapore thành lập theo luật hành nghề.
Đặc biệt, CQNN phải xem xét số lượng CCV đang hành nghề tại khu vực mà
người làm đơn xin bổ nhiệm sẽ hành nghề, cũng như phải căn cứ vào nhu cầu
của dân cư khu vực đó. [67, tr.101]
- Quản lý việc hành nghề của CCV: CCV ở Singapore có thể thực hiện
tất cả quyền hạn và nhiệm vụ như CCV ở Anh, cụ thể: chứng thực, chứng
nhận, ký tên và đóng dấu vào văn bản sẽ được sử dụng ở nước ngoài. Chữ ký
và con dấu của công chứng viên có tác dụng chứng minh văn bản đó đã được
ký hợp lệ. Bên cạnh đó, công chứng viên còn có thể cung cấp các dịch vụ liên
quan đến tư vấn pháp lý như luật sư tư vấn, trừ việc đại diện thân chủ tại tòa.
Người nào thực hiện các nhiệm vụ của CCV Singapore mà không tuân theo
79
các quy định của Luật này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bị thẩm phán
Quận (huyện) phạt tiền đến 500 Đôla. [67, tr.102]
- Hội công chứng viên Singapore là tổ chức đại diện cho quyền lợi và
nghĩa vụ của CCV, đóng vai trò quan trọng trong công tác phát triển chuyên
môn, tổ chức đào tạo công chứng viên, đồng thời là tổ chức đại diện quốc tế
của các công chứng viên.
Như vậy, một điểm đặc biệt ở Singapore là việc bổ nhiệm CCV phải căn
cứ vào số lượng CCV hiện có và nhu cầu công chứng thực tế tại địa phương.
Đây là căn cứ đảm bảo cho việc thành lập tổ chức thực hiện công chứng
không bị tràn lan và duy trì hoạt động của CCV một cách ổn định, lâu dài.
Đây cũng là một kinh nghiệm mà Việt Nam có thể học tập, nhất là trong quá
trình thực hiện XHHDVCC hiện nay.
2.3.2. Những giá trị tham khảo cho vùng Đông Bắc
Trong điều kiện nhu cầu công chứng đang tăng mạnh cùng sự ra đời của
nhiều Văn phòng công chứng, các tỉnh thuộc tiểu vùng Đông Bắc hoàn toàn
có thể học tập những kinh nghiệm quản lý nhà nước về XHHDVCC trong mô
hình ở Trung Quốc, An-giê-ri và Ba Lan. Có thể rút ra một số kinh nghiệm
đối với các tỉnh vùng Đông Bắc như sau:
- Chủ trương XHHDVCC được thực hiện bằng các giải pháp khá quyết
liệt và đồng bộ. Đặc biệt, chủ trương này được tiến hành theo một lộ trình đã
vạch sẵn và có sự rà soát trong từng giai đoạn nhất định để điều chỉnh cho phù
hợp, kịp thời.
- Nhà nước xây dựng thể chế điều chỉnh quá trình XHHDVCC đảm bảo
tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập các Văn phòng công chứng và xây
dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các TCHNCC.
- Nhà nước thực hiện nguyên tắc kiểm soát việc thành lập các TCHNCC
và đảm bảo sự phân bố hợp lý các tổ chức này.
- Có sự kết hợp chặt chẽ giữa quản lý vĩ mô của các cơ quan hành chính
tư pháp với sự quản lý nghề nghiệp của các tổ chức đại diện cho ngành công
chứng theo chế độ tự quản. Sự kết hợp này vừa đảm bảo vai trò quản lý thống
80
nhất của nhà nước vừa đảm bảo sự phù hợp với các tính chất đặc thù của
ngành. Các CQNN cần có những giải pháp hỗ trợ, tạo điều kiện cho việc
thành lập và tổ chức hoạt động của các tổ chức này.
- Có sự phối hợp giữa các TCHNCC với các CQNN có liên quan như cơ
quan tư pháp, cơ quan quản lý về đất đai, cơ quan thuế... trong việc cung ứng
dịch vụ cho người dân, góp phần đơn giản hóa thủ tục hành chính, rút ngắn
thời gian cũng như tiết kiệm được chi phí, công sức cho người dân.
Như vậy, chủ trương XHHDVCC đã được thực hiện thành công tại nhiều
nước trên thế giới. Từ việc tham khảo có chọn lọc những bài học kinh nghiệm
tại các nước này, chính quyền các tỉnh Đông Bắc hoàn toàn có thể áp dụng
vào công tác quản lý nhà nước về XHHDVCC tại địa phương mình.
81
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Hoạt động công chứng đã xuất hiện ở Việt Nam từ lâu. Tuy nhiên, chỉ
đến khi có Luật công chứng năm 2006 và tiếp đến là Luật công chứng năm
2014, chủ trương XHHDVCC mới đi vào thực tiễn với việc thành lập các Văn
phòng công chứng bên cạnh các Phòng công chứng. Tuy nhiên, quá trình thực
hiện XHHDVCC cũng đặt ra nhiều vấn đề đối với công tác quản lý nhà nước.
Có thể rút ra một số vấn đề về mặt lý luận như sau:
Thứ nhất, dịch vụ công chứng có nhiều điểm khác biệt so với các dịch
vụ hành chính công khác. Bản chất của dịch vụ công chứng là làm chứng,
xuất phát từ chính nhu cầu của người dân và có yêu cầu về nghiệp vụ chuyên
môn chuyên biệt. Dịch vụ công chứng vì vậy có thể và cần được xã hội hóa
một cách mạnh mẽ. Đây là quá trình phụ thuộc vào khả năng nhận thức pháp
luật của người dân và gắn liền với việc đề cao vai trò quản lý của Nhà nước.
Do đó, quá trình này cần được thực hiện thận trọng với từng mức độ và hình
thức phù hợp trong từng giai đoạn. Và dù ở giai đoạn nào thì vai trò quản lý
vĩ mô của Nhà nước luôn được đề cao.
Thứ ba, quản lý nhà nước về XHHDVCC hướng đến mục tiêu cung
ứng đầy đủ và chất lượng dịch vụ công chứng đến từng người dân, góp phần
thực hiện ổn định và công bằng xã hội. Do đó, các nội dung quản lý nhà nước
về XHHDVCC cần tập trung vào việc tạo điều kiện hỗ trợ cho các CCV,
TCHNCC tham gia cung ứng dịch vụ, phát huy vai trò tự quản của Hội CCV
và đặc biệt là tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong
hoạt động công chứng.
Thứ tư, XHHDVCC không chỉ xuất phát từ những nhu cầu tất yếu
trong nước mà còn phù hợp với xu hướng phát triển chung trên thế giới. Do
đó, Việt Nam hoàn toàn có thể học hỏi kinh nghiệm quản lý nhà nước về
XHHDVCC từ các nước đi trước trong quá trình phát triển hoạt động công
chứng.
82
Chương 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
XÃ HỘI HÓA DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG
TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH ĐÔNG BẮC
3.1. Điều kiện tự nhiên, chính trị, kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến quản
lý nhà nước về xã hội hóa dịch vụ công chứng trên địa bàn các tỉnh Đông
Bắc
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, chính trị, kinh tế - xã hội
Theo Quyết định số 1064/QĐ-TTg ngày 08 tháng 07 năm 2013 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
vùng trung du và miền núi phía Bắc đến năm 2020, Đông Bắc là một tiểu
vùng trong vùng kinh tế xã hội trung du và miền núi phía Bắc. Tiểu vùng
Đông Bắc gồm 10 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên
Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Lào Cai, Yên Bái.
Về điều kiện tự nhiên: Vùng Đông Bắc có vị trí địa lý hết sức quan
trọng trong việc giữ gìn trật tự an ninh chính trị và phát triển kinh tế xã hội,
với các cửa khẩu quốc tế Lào Cai; cửa khẩu Thanh Thủy (Hà Giang); cửa
khẩu Trùng Khánh (Cao Bằng); cửa khẩu Tân Thanh, cửa khẩu Hữu nghị
(Lạng Sơn). Đặc điểm địa hình của vùng Đông Bắc khá đa dạng, có núi, đồi
và đồng bằng. Khí hậu vùng Đông Bắc có nhiều điểm đặc biệt. Vào mùa
Đông, vùng Đông Bắc là nơi chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió mùa Đông
Bắc, với nhiệt độ xuống thấp, có nơi nhiệt độ xuống dưới 0°C và có băng giá,
đôi khi có tuyết rơi. Vào mùa hè, thời tiết vùng Đông Bắc nóng ẩm, nhiệt độ
cao. Đặc điểm tự nhiên đa dạng sẽ là yếu tố thuận lợi cho kinh tế của vùng
Đông Bắc phát triển đa dạng cả về công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ.
Về điều kiện chính trị: Tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã
hội tại vùng Đông Bắc tiếp tục được duy trì ổn định, nhận thức pháp luật và
niềm tin của đồng bào các dân tộc vùng Đông Bắc với Đảng và Nhà nước
được nâng cao. Tuy nhiên, tình hình an ninh chính trị vùng Đông Bắc vẫn
luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất ổn. Các thế lực thù địch, phần tử cơ hội, phản
động trong và ngoài nước vẫn tiếp tục lợi dụng vấn đề “tự do tôn giáo”, “dân
83
tộc”, “dân chủ”, “nhân quyền” để hoạt động chống phá Đảng và Nhà nước ta.
Các cá nhân, tổ chức, hệ phái tôn giáo bên ngoài tăng cường hoạt động, hỗ
trợ, bồi dưỡng, đào tạo chức sắc, cốt cán, phát triển “đạo lạ”, “tà đạo”, như
đạo Chân Không, Hội thánh Đức Chúa trời, tâm linh Chủ tịch Hồ Chí Minh,
tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình, các nhóm theo “Long Hoa Di Lặc”,...
Hoạt động của các tà đạo chủ yếu nhằm thực hành các hoạt động mê tín dị
đoan, thực hành tín ngưỡng phản khoa học, phi đạo đức nhằm thu lợi bất
chính, lôi kéo người tham gia tổ chức nhằm chống phá chính quyền, cản trở
việc thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Bên
cạnh đó, trên địa bàn vùng Đông Bắc, hàng nghìn người, chủ yếu là đồng bào
dân tộc thiểu số đã xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc với hy vọng kiếm
việc làm có thu nhập cao. Theo báo cáo của bộ đội biên phòng tỉnh Lạng Sơn
trong năm 2018, lực lượng biên phòng đã bắt giữ, xử lý, trả về các địa phương
trên 3.000 người vượt biên trái phép qua biên giới để sang Trung Quốc làm
thuê. Tại Hà Giang, số lượng người xuất cảnh trái phép tại các huyện biên
giới Hà Giang năm 2014 là 20.313 và năm 2015 có 24.043 lượt người. Tình
trạng này không chỉ gây nguy hiểm đến tính mạng người dân mà còn tạo nên
những bất ổn về an ninh chính trị tại địa bàn Đông Bắc.
Về điều kiện kinh tế - xã hội: Trong những năm gần đây, các cấp chính
quyền tại các địa phương vùng Đông Bắc đã đề ra nhiều chính sách, giải pháp
phát triển kinh tế và đang dần phát huy tác dụng. Kinh tế các tỉnh vùng Đông
Bắc tiếp tục tăng trưởng khá, vượt mục tiêu đề ra. Cơ cấu kinh tế của các địa
phương trong vùng có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Đa phần các tỉnh
trong vùng đều phát triển khu vực kinh tế thương mại - dịch vụ, ổn định khu
vực kinh tế công nghiệp - xây dựng và giảm dần khu vực kinh tế nông nghiệp.
Đặc biệt, các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang có tỷ trọng khu vực công nghiệp
và xây dựng chiếm hơn 50%. Khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
chiếm tỷ trọng rất nhỏ, tỉnh Thái Nguyên tỉ lệ này là 11,12%, Bắc Giang là
18,80% (năm 2018). Đây là sự thay đổi phù hợp với định hướng chung của cả
nước. Kết cấu hạ tầng tiếp tục được quan tâm đầu tư, với nhiều dự án được
84
triển khai thực hiện, như: cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn, cao tốc Hạ Long –
Hải Phòng, cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng)... Chất
lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học được nâng lên, nề nếp, kỷ cương trong
trường học tiếp tục được duy trì. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân có
nhiều tiến bộ. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao đã tạo sân
chơi, thu hút đông đảo nhân dân hưởng ứng tham gia, góp phần nâng cao đời
sống văn hóa, tinh thần của nhân dân. Tuy nhiên trình độ phát triển kinh tế -
xã hội giữa các tỉnh trong vùng có sự chênh lệch khá lớn. Đặc biệt, theo Báo
cáo số 648/BC-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Cạn ngày 18 tháng 11
năm 2019 về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm
an ninh quốc phòng năm 2019; nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm 2020, tỉnh
Bắc Cạn có tổng giá trị sản phẩm (GRDP) ước đạt 7.040 tỷ đồng. Trong khi
đó, theo Báo cáo số 285/BC-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên
ngày 22 tháng 11 năm 2019 về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế -
xã hội năm 2019; mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2020,
tỉnh Thái Nguyên có tổng giá trị sản phẩm (GRDP) đạt 107,8 nghìn tỷ đồng,
gấp nhiều lần so với tỉnh Bắc Cạn. Về tỉ lệ hộ nghèo, so với năm 2015, tỉ lệ
hộ nghèo của các tỉnh năm 2017 đều giảm. Trong đó, tỉnh Thái Nguyên có tỉ
lệ hộ nghèo thấp nhất trong vùng với 9,00% năm 2017 và tỉnh Cao Bằng có tỉ
lệ hộ nghèo cao nhất với 34,77% năm 2017. Ngoài ra, theo bảng xếp hạng
mức độ nghèo giữa các tỉnh, thành phố năm 2019, vùng Đông Bắc có tỉnh Hà
Giang xếp thứ 5, Yên Bái xếp thứ 7, Bắc Giang xếp thứ 9, Cao Bằng xếp thứ
10, Tuyên Quang xếp thứ 11, Lạng Sơn xếp thứ 17, Lào Cai xếp thứ 18. Như
vậy, trong bảng xếp hạng, vùng Đông Bắc có 10 tỉnh thì có đến 7 tỉnh có thứ
tự xếp hạng số hộ nghèo cao trong cả nước. Điều đó cho thấy, mặc dù các tỉnh
Đông Bắc đã có nhiều nỗ lực trong phát triển kinh tế và giảm tỉ lệ hộ nghèo
nhưng so với các địa phương khác trong cả nước thì số hộ nghèo vẫn đang ở
mức khá cao.
3.1.2. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, chính trị, kinh tế - xã hội đến
quản lý nhà nước về xã hội hóa dịch vụ công chứng
85
3.1.2.1. Ảnh hưởng tích cực
Với vị trí địa lý thuận lợi, hoạt động trao đổi, buôn bán tại vùng Đông
Bắc rất phát triển, nhất là các hoạt động trao đổi, buôn bán với nước ngoài.
Điều này dẫn đến nhu cầu công chứng các hợp đồng, giao dịch của các cá
nhân, tổ chức trong vùng sẽ tăng cao trong thời gian tới, đặc biệt là những
giao dịch có yếu tố nước ngoài.
Trong điều kiện các ngành kinh tế phát triển sẽ kéo theo nhu cầu mua
bán dây chuyền sản xuất, cho thuê mặt bằng, mua bán hàng hóa, thế chấp, góp
vốn... ngày càng tăng. Những hoạt động này được thể hiện bằng các hợp
đồng, giao dịch được ký kết giữa các bên. Tất nhiên, giá trị của những hợp
đồng, giao dịch này là không nhỏ, khiến cho các bên phát sinh nhu cầu đến
các CCV để được tư vấn, soạn thảo và chứng nhận tính xác thực, hợp pháp
của hợp đồng.
Bên cạnh đó, chất lượng đời sống người dân được nâng cao giúp người
dân có thể mở rộng kiến thức của mình về pháp luật. Khi ý thức pháp luật
được cải thiện, người dân không chỉ đi công chứng với những hợp đồng, giao
dịch mà pháp luật quy định bắt buộc phải công chứng mà còn thực hiện với
tất cả những hợp đồng, giao dịch khác nhằm bảo vệ tối đa quyền lợi của bản
thân. Nói cách khác, công chứng dần trở thành nhu cầu tự thân của chính
người dân.
3.1.2.2. Ảnh hưởng tiêu cực
Là một vùng lãnh thổ có đường biên giới dài, vùng Đông Bắc trở thành
điểm đến của nhiều đạo lạ, nhiều đường dây phản động từ nước ngoài. Đây sẽ
là những yếu tố có thể gây tác động tiêu cực đến tâm lý người dân trên địa
bàn, làm giảm niềm tin của người dân vào chủ trương của Đảng, chính sách
của Nhà nước, trong đó có chủ trương XHHDVCC. Bên cạnh đó, với tình
trạng xuất cảnh trái phép đang diễn ra hiện nay, các CQNN cũng sẽ gặp
không ít khó khăn trong việc quản lý dân cư, quản lý hệ thống thông tin về tài
sản (động sản và bất động sản) thuộc sở hữu hoặc quyền sử dụng của người
dân. Điều đó cũng có nghĩa việc xây dựng cơ sở dữ liệu về công chứng cũng
86
không thể có hệ thống thông tin chính xác, ảnh hưởng đến việc quản lý hoạt
động công chứng của các CQNN.
Các tỉnh Đông Bắc tuy đã có sự phát triển kinh tế - xã hội vượt bậc so
với những năm trước đây nhưng sự phát triển này chưa thực sự bền vững và
đồng đều. Với dịch vụ công chứng, rõ ràng tại các tỉnh có trình độ phát triển
kinh tế - xã hội cao, nhu cầu công chứng của các cá nhân, tổ chức sẽ tăng
nhanh chóng, kéo theo số lượng các TCHNCC được thành lập sẽ nhiều lên,
thậm chí là tràn lan. Còn tại các tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội cò khó khăn
thì tất yếu nhu cầu công chứng sẽ không nhiều và số lượng TCHNCC được
thành lập sẽ trở nên hiếm hoi. Tình trạng này sẽ khiến cho mức độ phát triển
của dịch vụ công chứng giữa các tỉnh không đồng đều, sự phân bố TCHNCC
tại vùng Đông Bắc cũng trở nên mất cân bằng. Bên cạnh tốc độ phát triển
kinh tế cao, vùng Đông Bắc cũng có nhiều tỉnh có hộ nghèo chiếm tỉ lệ lớn,
thậm chí rất cao so với mặt bằng chung của cả nước. Khi đời sống vật chất
còn khó khăn, người dân sẽ khó lòng dành thời gian cho việc tìm hiểu pháp
luật, tìm hiểu về vai trò, ý nghĩa của dịch vụ công chứng. Họ cũng e ngại
trong việc bỏ ra chi phí để sử dụng dịch vụ công chứng và các dịch vụ khác đi
kèm. Một điểm đặc thù của vùng Đông Bắc là sự đa dạng về dân tộc. Hầu hết
các tỉnh đều có hơn 20 dân tộc khác nhau. Mỗi dân tộc đều có những phong
tục, tập quán sinh hoạt riêng. Những phong tục, tập quán đó phần nào ảnh
hưởng đến tâm sinh lý và mức độ hiểu biết của người dân. Sự đa dạng về dân
cư sẽ khiến cho công tác quản lý nhà nước gặp nhiều khó khăn, trong đó có
quản lý nhà nước về XHHDVCC. Các CBCC sẽ gặp nhiều khó khăn trong
việc thay đổi nhận thức của người dân về vai trò của công chứng cũng như tạo
lập nhu cầu, thói quen công chứng hợp đồng, giao dịch cho người dân.
Tóm lại, sự thay đổi về đời sống chính trị, kinh tế - xã hội của các tỉnh
trong vùng Đông Bắc đem đến nhiều tác động tích cực, tạo động lực cho dịch
vụ công chứng phát triển nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức đối với công tác
quản lý nhà nước, đòi hỏi các CQNN phải nghiên cứu, phân tích những tác
động này để có những phương pháp quản lý phù hợp.
87
3.2. Hoạt động quản lý nhà nước về xã hội hóa dịch vụ công chứng trên
địa bàn các tỉnh Đông Bắc
3.2.1. Xây dựng và ban hành thể chế quản lý nhà nước về xã hội hóa dịch
vụ công chứng
Để tạo hành lang pháp lý vững chắc cho việc thực hiện quá trình
XHHDVCC, các cơ quan nhà nước ở trung ương (bao gồm Chính phủ và Bộ
Tư pháp) đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn cụ thể các quy định của Luật
Công chứng năm 2014. Cụ thể:
- Quyết định số 240/QĐ-TTg ngày 17 tháng 02 năm 2011 của Thủ tướng
Chính phủ ban hành tiêu chí quy hoạch phát triển TCHNCC ở Việt Nam đến
năm 2020.
- Quyết định số 2104/QĐ-TTg ngày 29 tháng 12 năm 2012 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển TCHNCC đến năm
2020.
- Nghị định số 29/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 03 năm 2015 của Chính
phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng
- Thông tư số 06/2015/TT-BTP số 06/2015/TT-BTP của Bộ trưởng Bộ
Tư pháp quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công
chứng.
- Nghị quyết số 172/NQ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ
về chính sách phát triển nghề công chứng
Trên cơ sở quy định và hướng dẫn của các CQNN ở Trung ương, chính
quyền các tỉnh Đông Bắc đã ban hành một số văn bản điều chỉnh quá trình
thực hiện XHHDVCC tại địa phương. Cụ thể:
Thứ nhất, các tỉnh Đông Bắc đều xây dựng Đề án quy hoạch phát triển
mạng lưới các TCHNCC.
Dựa trên các tiêu chí do Chính phủ quy định trong Quyết định số
240/QĐ-TTg ngày 17/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ ban hành tiêu chí
quy hoạch phát triển TCHNCC ở Việt Nam đến năm 2020, các tỉnh đã xây
dựng Đề án của địa phương. Các đề án lấy đơn vị hành chính cấp huyện (bao
88
gồm: các huyện, thị xã, thành phố) làm đơn vị quy hoạch. Đề án đã dựa trên
các tiêu chí về diện tích, điều kiện địa lý, số lượng và phân bố dân cư; về sự
tác động chính sách và pháp luật đến hoạt động công chứng; về nhu cầu công
chứng của xã hội. Đồng thời, các Đề án đề ra mục tiêu theo hai mốc giai
đoạn: đến năm 2015 và đến năm 2020. Theo đó, các mục tiêu, nội dung của
quy hoạch sẽ thay đổi linh hoạt theo từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương. Có thể tổng hợp đề án quy hoạch phát triển TCHNCC của
các tỉnh Đông Bắc như sau:
Bảng 3.1. Quy hoạch phát triển TCHNCC
của các tỉnh Đông Bắc đến năm 2020
STT Tỉnh Tổng số
TCHNCC
quy hoạch đến
năm 2020
Lộ trình phát
triển giai đoạn
2011 - 2015
Lộ trình phát
triển giai
đoạn 2016 -
2020
1 Bắc Giang 20 14 06
2 Bắc Cạn 14 08 06
3 Cao Bằng 16 07 09
4 Hà Giang 13 08 05
5 Lạng Sơn 14 07 07
6 Lào Cai 17 12 05
7 Phú Thọ 32 18 14
8 Thái Nguyên 15 08 07
9 Tuyên Quang 09 04 05
10 Yên Bái 13 08 05
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ quy hoạch phát triển TCHNCC của các tỉnh Đông Bắc)
Việc sớm xây dựng các Đề án đã tạo cơ sở quan trọng để mạng lưới các
TCHNCC trong vùng Đông Bắc phát triển một cách có định hướng, tránh
được tình trạng tràn lan, chồng chéo hay thiếu hụt TCHNCC.
Tuy nhiên, Luật Quy hoạch đã được Quốc hội thông qua ngày
24/11/2017, có hiệu lực vào ngày 01/01/2019. Tiếp đó, ngày 15/6/2018, Quốc
89
hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan
đến quy hoạch. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019. Điều 2 của
Luật này đã sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật công chứng, theo đó, bãi
bỏ các quy định có liên quan đến Quy hoạch phát triển TCHNCC đến năm
2020. Việc bãi bỏ Quy hoạch tổng thể phát triển TCHNCC là hoàn toàn đúng
đắn, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật và thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi
cho việc thành lập các Văn phòng công chứng, đáp ứng yêu cầu của người
dân và doanh nghiệp. Ngày 12/02/2019, Bộ Tư pháp đã có Công văn số
449/BTP-BTTP gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để
hướng dẫn một số nội dung cơ bản về việc phát triển TCHNCC. Theo đó,
trong điều kiện không có Quy hoạch phát triển TCHNCC, UBND cấp tỉnh cần
xây dựng và rà soát lại các tiêu chí xét duyệt thành lập Văn phòng công
chứng, có những biện pháp để định hướng phát triển các TCHNCC phù hợp
với điều kiện kinh tế - xã hội và nhu cầu công chứng tại địa phương, đảm bảo
các TCHNCC được phát triển một cách phù hợp, tránh tùy tiện, tràn lan, kém
chất lượng.
Thứ hai, các tỉnh đã ban hành tiêu chí xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập
Văn phòng công chứng.
Theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp, UBND các tỉnh Đông Bắc đã sớm xây
dựng và ban hành quy định về tiêu chí xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập Văn
phòng công chứng, đảm bảo cho việc xét duyệt hồ sơ được công khai, minh
bạch, khách quan và đúng quy định. Theo các văn bản này, việc xét duyệt hồ
sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng được thực hiện dựa trên các tiêu
chí cơ bản sau:
Về nhân sự, bao gồm các tiêu chí về số lượng, trình độ và kinh nghiệm
của các CCV, nhân viên nghiệp vụ công chứng và nhân viên khác làm việc
trong Văn phòng công chứng.
Về trụ sở làm việc, bao gồm các tiêu chí về địa điểm; về tính ổn định; về
diện tích sử dụng; về thiết kế bố trí (nơi làm việc, nơi tiếp đón người yêu cầu
90
công chứng, nơi lưu trữ hồ sơ công chứng, nơi trông giữ xe); về các phương
án phòng cháy, chữa cháy và trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy.
Về trang thiết bị, bao gồm các tiếu chí cụ thể về các trang thiết bị cần
thiết phục vụ cho hoạt động công chứng như: có máy photocopy, máy vi tính,
máy in, máy fax, máy điện thoại cố định; có tủ đựng tài liệu, bàn ghế làm
việc, tiếp khách; dự kiến thiết kế trang web và kết nối internet; sử dụng
phần mềm quản lý nghiệp vụ công chứng để kết nối với cơ sở dữ liệu về công
chứng của Sở Tư pháp.
Về kế hoạch triển khai thực hiện, bao gồm các tiêu chí về tiến độ thực
hiện các dự kiến về tổ chức nhân sự và cơ sở vật chất; xây dựng quy trình
nghiệp vụ công chứng chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật; xây dựng quy
trình lưu trữ chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật; xây dựng cơ chế thông
qua các quyết định của Văn phòng công chứng, nguyên tắc giải quyết tranh
chấp nội bộ, nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh
doanh.
Mỗi tiêu chí cụ thể trên đều được cho điểm đánh giá với tổng số điểm
của các tiêu chí là 100 điểm. Hồ sơ được lựa chọn và đạt yêu cầu phải có tổng
số điểm từ 50 điểm trở lên. Trong trường hợp, một đơn vị quy hoạch có nhiều
hồ sơ, các CQNN phải lựa chọn hồ sơ để phù hợp với quy hoạch thì lựa chọn
hồ sơ theo tổng số điểm từ cao xuống thấp.
Các địa phương đã xây dựng Tiêu chí một cách nghiêm túc với sự
nghiên cứu kỹ lưỡng, tổ chức nhiều cuộc họp để trao đổi, thảo luận sâu về
thẩm quyền, hình thức và nội dung Tiêu chí. Trong Tiêu chí đều thể hiện các
nội dung: nguyên tắc xét duyệt hồ sơ, các tiêu chí chấm điểm, quy trình thông
báo, tiếp nhận và xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng,
vấn đề giải quyết khiếu nại, tố cáo... Việc tổ chức thực hiện cũng khá nghiêm
túc, các địa phương đã thành lập Tổ xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập Văn
phòng công chứng, xây dựng Quy chế làm việc của Tổ xét duyệt.
Thứ ba, chính quyền các tỉnh Đông Bắc cũng đã ban hành văn bản quy
định, hướng dẫn cụ thể về hoạt động công chứng.
91
Khoản 2 Điều 67 Luật công chứng năm 2014: “UBND cấp tỉnh ban
hành mức trần thù lao công chứng áp dụng đối với các TCHNCC tại địa
phương. TCHNCC xác định mức thù lao đối với từng loại việc không vượt
quá mức trần thù lao công chứng do UBND cấp tỉnh ban hành và niêm yết
công khai các mức thù lao tại trụ sở của mình. TCHNCC thu thù lao cao hơn
mức trần thù lao và mức thù lao đã niêm yết thì bị xử lý theo quy định của
pháp luật”. Thực hiện quy định này, UBND các tỉnh đã ban hành các văn bản
quy định mức trần thù lao công chứng. Các quy định này sẽ là cơ sở pháp lý
để các TCHNCC tại mỗi địa phương có thể áp dụng thống nhất mức thù lao
công chứng, đảm bảo quyền lợi cho người dân khi hưởng thụ dịch vụ công
chứng cũng như duy trì s