Luận án Quản lý phát triển đô thị gắn với tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Ninh

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT. i

DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ . ii

DANH MỤC BẢNG. iv

MỞ ĐẦU .1

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .1

2. MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.3

2.1. Mục đích nghiên cứu .3

2.2. Mục tiêu nghiên cứu .3

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.4

3.1. Đối tượng nghiên cứu.4

3.2. Phạm vi nghiên cứu.4

4. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA NGHIÊN CỨU.4

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.4

6. KẾT CẤU LUẬN ÁN .5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ

PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ GẮN VỚI TĂNG TRƯỞNG XANH .6

1.1. CÁC NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC.6

1.1.1. Sách và giáo trình.6

1.1.2. Luận án tiến sĩ .7

1.1.3. Công trình khoa học .7

1.2. CÁC NGHIÊN CỨU Ở NGOÀI NƯỚC.10

1.3. NHẬN XÉT VỀ CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ VÀ XÁC ĐỊNH

KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU.14

1.3.1. Nhận xét về các công trình khoa học đã công bố theo lĩnh vực.14

1.3.2. Khoảng trống nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu.18

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN, CÁC YÊU CẦU VỀ PHÁP LÝ VÀ KINH NGHIỆM

THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ GẮN VỚI.22

TĂNG TRƯỞNG XANH .22

2.1. KHÁI NIỆM VỀ ĐÔ THỊ VÀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ.22

2.1.1. Khái niệm đô thị và cấu trúc của đô thị.22

2.1.1.1. Khái niệm về đô thị.22

2.1.1.2. Cấu trúc cơ bản của một đô thị và cơ sở vận hành của đô thị.23

2.1.2. Khái niệm về phát triển đô thị.25

2.1.3. Khái niệm về quản lý đô thị .26

2.1.4. Khái niệm về quản lý phát triển đô thị.27

2.2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ.302.2.1. Mục tiêu và các bước của quản lý phát triển đô thị.30

2.2.1.1. Mục tiêu của quản lý phát triển đô thị .30

2.2.1.2. Các bước của công tác quản lý phát triển đô thị .30

2.2.2. Nội dung của quản lý phát triển đô thị.31

2.2.2.1. Quản lý các lĩnh vực của đô thị .31

2.2.2.2. Quản lý các mối quan hệ động trong đô thị .33

2.2.2.3 Quản lý an sinh, an toàn, an ninh đô thị và nâng cao khả năng thích ứng, chống

chịu, phục hồi trước rủi ro .36

2.3. PHÁP LUẬT, CHÍNH SÁCH ĐỂ THỰC HIỆN NỘI DUNG VỀ QUẢN LÝ PHÁT

TRIỂN ĐÔ THỊ.38

2.3.1. Pháp luật, chính sách quản lý phát triển đô thị.38

2.3.2. Quy hoạch - công cụ xác định mô hình, chỉ tiêu phát triển đô thị .39

2.3.3. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn, tiêu chí - xác định mục tiêu, chỉ tiêu, nội dung quản lý

phát triển đô thị .39

pdf204 trang | Chia sẻ: thinhloan | Ngày: 12/01/2023 | Lượt xem: 375 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý phát triển đô thị gắn với tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hạ tầng quan trọng giúp thúc đẩy kinh tế đô thị của tỉnh là: cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, cầu Bạch Đằng, thuộc cao tốc Hạ Long - Vân Đồn, cao tốc Hạ Long - Vân Đồn, thời gian tới tiếp tục đầu tư cho đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái, đường ven biển Hạ Long - Cẩm Phả, cầu Cửa Lục 1 và 3; các nút giao, đường nối cao tốc lớn... [76, 77]. Đột phá về giao thông đã giúp tỉnh thiết lập kết nối thuận tiện giữa các địa phương, các KCN, Khu kinh tế trong toàn tỉnh và với tỉnh, thành khác, tạo động lực thúc đẩy phát triển hạ tầng dịch vụ, du lịch và điều kiện thuận lợi kêu gọi thu hút đầu tư các dự án du lịch, dịch vụ đẳng cấp [40]. Kinh tế đô thị tỉnh Quảng Ninh luôn tăng trưởng bứt phá với tốc độ mạnh mẽ, với mức tăng trưởng cao. Tỉnh Quảng Ninh định hướng phát triển đô thị trong mối quan hệ gắn kết đô thị - công nghiệp - thương mại dịch vụ - du lịch. Tp. Móng Cái giữ vai trò hạt nhân, nòng cốt của Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái tạo thuận lợi thu hút phát triển thương mại, dịch vụ du lịch, logistics gắn với cửa khẩu biên giới [81]. T.p Cẩm Phả đang được xây dựng theo hướng phát triển công nghiệp, dịch vụ hiện đại, đồng bộ, bền vững, điển hình về chuyển đổi phương thức phát triển từ nâu sang xanh. Tp. Uông Bí và Tx. Đông Triều đang dần trở thành trung tâm du lịch tâm linh, nghỉ dưỡng, động lực trong chuỗi đô thị - công nghiệp xanh phía Tây của tỉnh. Tp. Hạ Long từng bước trở thành thành phố du lịch biển văn minh, thân thiện, trung tâm dịch vụ, du lịch quốc tế với hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội đồng bộ, hiện đại, gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di sản - kỳ quan thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long. Đặc biệt, sau khi sát nhập huyện Hoành Bồ vào Tp. Hạ Long đã mở rộng địa giới hành chính, không gian phát triển để hướng tới khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế khác biệt vốn có của hai địa phương, phát huy mọi nguồn lực, làm hạt nhân thúc đẩy tỉnh Quảng Ninh tăng trưởng mạnh mẽ hơn. Các khu kinh tế có không gian đô thị của tỉnh là khu kinh tế ven biển Quảng Yên 13.303 ha; Khu kinh tế Vân Đồn 217.133 ha; Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái 121.197 ha; Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh 9.302 ha; Khu kinh tế KKT cửa khẩu Hoành Mô - Đồng Văn 14.236 ha. Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái có vai trò cửa ngõ kết nối các nước ASEAN với khu vực Đông Bắc Á. Khu kinh tế ven biển Quảng Yên đang được đề xuất thực hiện với các cơ chế chính sách tương đương Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải (Hải Phòng) [78]. Trong thời 79 gian tới (2021-2030), với hai dự án hạt nhân là “Khu phức hợp đô thị, công nghiệp - công nghệ cao tại thành phố Uông Bí và thị xã Quảng Yên” và dự án xây dựng “Khu dịch vụ cảng biển, công nghiệp và đô thị tại khu vực Đầm Nhà Mạc, thị xã Quảng Yên”, KKT ven biển Quảng Yên 13.303 ha dự báo sẽ có sự phát triển mới [90]. KTT biển Vân Đồn với định hướng đa ngành, đa lĩnh vực, trung tâm công nghiệp giải trí có casino, du lịch biển - đảo cấp cao, dịch vụ tổng hợp; là cửa ngõ giao thương quốc tế, tạo ra những sản phẩm độc đáo, khác biệt, hiện đại chất lượng cao, có thương hiệu và cạnh tranh quốc tế. Kinh tế đô thị của tỉnh Quảng Ninh có mối quan hệ với các ngành kinh tế có phát thải ra môi trường như khai thác than, các ngành kinh tế phát thải trong các khu kinh tế, khu công nghiệp. Khu kinh tế nằm ven biển như Khu kinh tế ven biển Quảng Yên, Khu kinh tế Vân Đồn, Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái, các khu vực sản xuất công nghiệp nằm trong đó, và các khu vực sản xuất công nghiệp khác có thách thức về quản lý nghiêm ngặt về thoát nước thải để không ảnh hưởng đến tài nguyên du lịch biển.Tốc độ chuyển đổi từ nền kinh tế nâu sang xanh vẫn còn khá chậm. Phụ lục 3.5 minh họa các khu kinh tế và khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. 3.2.4. Thực trạng đô thị hóa và mô hình phát triển đô thị của tỉnh 3.2.4.1. Tỷ lệ đô thị hóa, hệ thống đô thị, số lượng đô thị Tỉnh Quảng Ninh là một trong các tỉnh có tốc độ và tỷ lệ ĐTH nhanh và lớn nhất cả nước. Với tỷ lệ khoảng 66,56% (so với trung bình cả nước khoảng 39,2% năm 2019 và 40% năm 2020) (Theo số liệu điều tra dân số năm 2019, tỷ lệ ĐTH là 64,09% (năm 2019); Theo Nghị quyết số 837/NQ-UBTVQH14 ngày 17/12/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tỷ lệ ĐTH năm 2020 là 66,56%), là đơn vị cấp tỉnh có tỷ lệ ĐTH chỉ đứng sau Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, tỉnh Bình Dương, Cần Thơ. Dự kiến của tỉnh sẽ tiếp tục đẩy nhanh tốc độ và tỷ lệ ĐTH thời gian tới. Quá trình ĐTH mạnh mẽ giúp tăng trưởng nền kinh tế đô thị, nâng cao chất lượng sống của cư dân mà còn đóng góp vào sự thay đổi vị thế và gia tăng sức cạnh tranh của tỉnh [74]. Năm 2011, tỉnh Quảng Ninh có 14 đơn vị hành chính với 15 đô thị, tỷ lệ ĐTH khoảng 55,5%. Đến năm 2020, tỉnh Quảng Ninh có 12 đơn vị hành chính với 13 đô thị, trong đó có 01 đô thị loại I (thành phố Hạ Long), 03 đô thị loại II (Tp. Cẩm Phả, Móng Cái, Uông Bí), 02 đô thị loại III (Tx. Quảng Yên, Tx. Đông Triều), 02 đô thị loại IV (thị trấn Cái Rồng, thị trấn Tiên Yên mở rộng) và 05 đô thị loại V (thị trấn Quảng Hà, thị trấn Đầm Hà, thị trấn Cô Tô, thị trấn Bình Liêu, thị trấn Ba Chẽ) và 04 khu kinh tế (01 khu kinh tế ven biển và 03 khu kinh tế cửa khẩu), đang triển khai thành lập Khu kinh tế ven biển Quảng Yên; Dân số khoảng 1,235 triệu người. Phụ lục 3.6 thể hiện tỷ lệ ĐTH của các đô thị trên địa bàn tỉnh. 80 3.2.4.2. Các mô hình phát triển đô thị của hệ thống đô thị trong tỉnh Tỉnh Quảng Ninh là một trong những địa phương có tỷ lệ ĐTH cao nhất cả nước với nhiều đô thị, KĐT phát triển năng động gắn liền với ngành sản xuất công nghiệp, dịch vụ góp phần đẩy nhanh tốc độ ĐTH trong tỉnh, đặc biệt tại các thành phố Hạ Long, Móng Cái, Uông Bí, Cẩm Phả và thị trấn Cái Rồng. Các đô thị trên địa bàn tỉnh có xu hướng phát triển nhanh với quy mô lớn chủ yếu phân bố tập trung tại khu vực ven biển, bám trục Quốc lộ 18, gắn với các khu vực phát triển khu du lịch, dịch vụ, công nghiệp, cửa khẩu. Các đô thị phát triển chậm và có quy mô nhỏ chủ yếu tại các huyện miền núi, hải đảo do hạn chế về điều kiện tự nhiên, địa hình, giao thông. Hệ thống đô thị tỉnh chủ yếu phát triển theo tuyến, nằm trên các tuyến giao thông huyết mạch nơi có điều kiện đất đai, hoặc gắn với vùng có tài nguyên phát triển về du lịch, dịch vụ, khai thác than, công nghiệp, cảng biển hoặc tại trung tâm đơn vị hành chính cấp huyện. Các đô thị tỉnh đã và đang là các trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội; là đầu tàu phát triển kinh tế tỉnh và mỗi địa phương. Quan sát hệ thống đô thị tỉnh Quảng Ninh vào ban đêm cho thấy một số đô thị của tỉnh Quảng Ninh đang đóng vai trò là những trung tâm tăng trưởng của tỉnh như Hạ Long, Cẩm Phả, Móng Cái, kết nối với hệ thống các cực tăng trưởng khác trong vùng và Hà Nội. Tuy nhiên có sự chia cắt trong kết nối giữa các đô thị trong hệ thống đô thị tỉnh Quảng Ninh vào ban đêm. Hình 3.5. Một số đô thị của tỉnh Quảng Ninh được quan sát vào ban đêm (Nguồn: nightearth, truy cập 3/7/2021) Các số liệu phản ánh xu hướng mở rộng đô thị theo phạm vi hành chính, ĐTH theo mô hình phát triển lan tỏa. Cụ thể: Các thành phố và thị xã là nơi có sự phân biệt nội thị ngoại thị, trong đó phần lớn diện tích nội thị là khá nhỏ so với diện tích toàn đô thị: Tp. Hạ Long, Tx. Đông Triều, Tp. Móng Cái, Tx. Quảng Yên. Các đô thị này trong tương lai cũng sẽ là những đô thị tiếp tục được ĐTH mạnh mẽ hơn; Trong đó, diện tích Tp. Hạ Long lớn vượt trội do sự sát nhập toàn huyện Hoành Bồ. Các thị trấn không có sự phân biệt về nội thị, ngoại thị do đó trên biểu đồ không phản ánh nhiều về quá trình ĐTH của các đô thị này. Diện tích đô thị của các thành phố, thị xã lớn hơn rất nhiều so với diện tích của các thị trấn (trừ thị trấn Tiên Yên mở rộng). Năm 2019, mật độ dân số khu vực thành thị là 840 người/km2, cao gấp 9 lần so với 81 khu vực nông thôn là 93 người/km2. Mật độ dân số đô thị tại một số đô thị còn thấp, chưa đạt tiêu chí, (thị trấn Tiên Yên: mật độ dân số toàn đô thị chỉ đạt 216 người/km2 -tiêu chuẩn 1.200 người/km2. Tx. Đông Triều: mật độ dân số trên toàn thị xã 623 người- so với quy định cho đô thị loại III là 1.400 người/km2) Bảng sau đây đánh giá về tỷ lệ ĐTH và mật độ dân số nội thị, dân số toàn đô thị tại các đô thị trên địa bàn tỉnh, cho thấy các đô thị trọng điểm của tỉnh có tỷ lệ ĐTH vẫn còn khá thấp. Số liệu này cũng phản ánh các đô thị trọng điểm chưa phát huy hết hiệu quả sử dụng nguồn lực từ đất. Trong đô thị phần nội thị chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ so với diện tích toàn đô thị. Thể hiện mô hình PTĐT vẫn còn phân tán, lan tỏa, mật độ thấp. Mô hình phát triển lan tỏa sẽ dẫn đến hệ lụy đầu tư dàn trải, đòi hỏi ngân sách dành cho đầu tư, đặc biệt là hạ tầng khung lớn để có thể đạt hiệu quả về kết nối hạ tầng đồng bộ trong hệ thống đô thị của tỉnh (Phụ lục 3.7 thể hiện thực trạng ĐTH của tỉnh Quảng Ninh). Hình 3.6. So sánh dân số nội thị và dân số toàn đô thị của các đô thị thuộc tỉnh Quảng Ninh (Nguồn: Nghiên cứu sinh tổng hợp trên số liệu của Cục Phát triển đô thị, 2020 [17]) 3.2.5. Thực trạng chất lượng môi trường đô thị và xanh hóa dịch vụ đô thị Sự phát triển nóng của các đô thị tập trung ở dải đồng bằng ven biển, các KCN, dịch vụ, cảng biển quanh Vịnh Hạ Long đang không chỉ gây ảnh hưởng tiêu cực về môi trường cho các không gian đô thị mà còn đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến di sản thế giới vịnh Hạ Long. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2019, số lượng rác thu gom được là 573 tấn, trong đó 220 tấn rác ven bờ và 354 tấn trên Vịnh Hạ Long [90]. Các đô thị trong các khu kinh tế như khu kinh tế Vân Đồn, KKT cửa khẩu Móng Cái, KKT ven biển Quảng Yên cũng phải đối mặt với các vấn đề ô nhiễm môi trường, quản lý CTR, BVMT biển [90] CTR sinh hoạt đô thị. Tổng lượng CTR sinh hoạt tại các đô thị phát sinh trung bình đạt 988,0 tấn/ngày (chiếm 79,2% tổng lượng CTR sinh hoạt toàn tỉnh). Những khu vực đô thị 82 có lượng CTR phát sinh cao gồm: TP.Móng Cái; TP.Cẩm Phả (đạt 100%). Những khu vực có hoạt động thu gom CTR sinh hoạt đô thị chưa đạt so với tiêu chí đề ra đến năm 2025 là TP.Hạ Long (95,0%); TX. Quảng Yên (89,5%) [90]. Nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt chủ yếu được phát sinh từ các khu vực đô thị (bao gồm 4 thành phố và 2 thị xã), chiếm 86% tổng lượng nước thải sinh hoạt với tổng lưu lượng đạt 160.220,8 m3/ngày đêm [90]. Bảng 3.2: Quy mô dân số và lưu lượng nước thải tại một số đô thị của tỉnh Quảng Ninh TT Tên địa phương Dân số (người) Phân theo khu vực (người) Lượng nước thải (m3/ngđ) Thành thị Nông thôn 1 TP. Hạ Long 322.710 281.758 40.952 60.446,8 2 TP. Móng Cái 108.553 66.434 42.119 14.177 3 TP. Cẩm Phả 190.232 182.137 8.095 28.130 4 TP. Uông Bí 120.982 113.416 7.566 17.769 5 TX. Đông Triều 171.673 72.923 98.750 20.813 6 TX. Quảng Yên 145.920 85.868 60.052 18.885 (Nguồn [14, 90]) Đối với khu vực đô thị: Hiện nay, hầu hết nước thải sinh hoạt của các địa phương trên địa bàn tỉnh mới chỉ được thu gom và xử lý sơ bộ sau đó thải trực tiếp ra các kênh, mương và chảy thẳng ra sông và ra biển. Riêng TP. Hạ Long đang vận hành 5 trạm xử lý nước thải sinh hoạt với tổng công suất xử lý 18.077 m3/ngày. Như vậy, với tổng lượng nước thải sinh hoạt phát sinh từ các khu vực đô thị (Hạ Long, Cẩm Phả, Quảng Yên, Vân Đồn) ước tính bằng 80 lượng nước cấp là 65.217 m3/ngày đêm thì tỷ lệ xử lý mới chỉ đạt 27,7% [90]. Môi trường của tỉnh nhìn chung đang được cải thiện, mức độ ô nhiễm môi trường ở nhiều khu vực được kiểm soát, việc thu gom xử lý rác thải, nước thải tập trung tại các trung tâm đô thị có nhiều chuyển biến tích cực; ô nhiễm môi trường không khí đã được kiểm soát chặt chẽ hơn thông qua hệ thống quan trắc môi trường tự động; Đến thời điểm hiện tại, một số tiêu chí đã hoàn thành và vượt so với kế hoạch: (1) Tỷ lệ chất thải y tế được thu gom, xử lý; (2) Tỷ lệ các KCN có hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung trước khi đi vào hoạt động. Chất lượng đô thị đã được nâng cấp và cải thiện đáng kể, hình thành bộ mặt đô thị khang trang, văn minh, hiện đại, sáng - xanh - sạch - đẹp - an toàn với nhiều đô thị và các công trình ghi dấu tầm cỡ trong nước và khu vực. Tỉnh Quảng Ninh giờ trở thành một điểm đến của cơ hội, sự phát triển, tăng trưởng mạnh mẽ. Tỷ lệ dân cư thành thị được sử dụng nước sạch, dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh tăng lần lượt từ 93% và 91,4% năm 2015 lên 98% và 98,3% năm 2020 [90]. - Mặc dù chất lượng môi trường trên địa bàn tỉnh từng bước được cải thiện, tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề liên quan đến PTĐT hoạt động phát triển công nghiệp trên địa tỉnh; Áp 83 lực gia tăng nước thải sinh hoạt, CTR trong khi hệ thống xử lý và các công trình xử lý còn yếu và chưa đáp ứng nhu cầu, gây ảnh hưởng lớn đến môi trường, nguồn nước và sức khỏe của người dân; Hiện trạng ô nhiễm môi trường không khí nhất là tại các khu vực khai thác, trục đường vận chuyển, chế biến khoáng sản; Suy thoái tài nguyên đất đang có chiều hướng gia tăng; Các khu vực phát triển đô thị - kinh tế trọng điểm của tỉnh Quảng Ninh như vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long, KKT Vân Đồn, KKT ven biển Quảng Yên, KKT cửa khẩu Móng Cái đóng vai trò rất quan trọng trong bức tranh tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, tuy nhiên đang và sẽ đối mặt với rất nhiều vấn đề môi trường phát sinh từ các hoạt động kinh tế xã hội như nước thải, chất thải, khí thải và suy giảm đa dạng sinh học; Hoạt động phát triển du lịch mới chỉ chú trọng đến đầu tư cơ sở hạ tầng và các chính sách thu hút khách du lịch đến tỉnh Quảng Ninh mà chưa có sự đánh giá tổng thể về sức chịu tải của môi trường và tài nguyên đối với hoạt động du lịch; Các mô hình kinh tế tuần hoàn trong phát triển kinh tế chưa được đẩy mạnh, các chất thải tạo ra từ các ngành nghề, hoạt động sản xuất vẫn được coi là chất thải mà chưa được xem xét và đánh giá khả năng tuần hoàn, tái sử dụng (coi chất thải là một loại tài nguyên) [90]. Còn một số tiêu chí về BVMT giai đoạn 2016 -2020 chưa đạt: Tỷ lệ thu gom, xử lý nước thải đô thị mới chỉ đạt 27,7% (so với mục tiêu đến 2025, với tỷ lệ thu gom, xử lý nước thải tại các KĐT tập trung (Hạ Long, Cẩm Phả, Vân Đồn, Quảng Yên) đạt trên 65% sẽ là một thách thức rất lớn, đòi hỏi tiếp tục được quan tâm đầu tư); 04/8 tiêu chí chưa đạt gồm: Tỷ lệ CTR sinh hoạt đô thị được thu gom và xử lý: Thực hiện năm 2019 là 94,5%, so với tiêu chí tại cần đạt 100% thiếu 5,5%. Tỷ lệ huyện, thị xã, thành phố có khu xử lý CTR đảm bảo hợp vệ sinh: đến năm 2020 đạt 69,23% so với tiêu chí cần đạt 100% thiếu 30,77% (9/13 địa phương; còn 04 địa phương: Vân Đồn, Tiên Yên, Đầm Hà đang tích cực triển khai hoàn thiện). Tỷ lệ dân cư thành thị được sử dụng nước sạch: Thực hiện năm 2019 là 96%, so với tiêu chí tại Nghị quyết 236 vào năm 2020 cần đạt trên 98% thiếu 2%; Tỷ lệ các CCN có hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung trước khi đi vào hoạt động: Thực hiện năm 2019 là 80%, so với tiêu chí cần đạt 100% thiếu 33% [90]. 3.2.6. Các thách thức trong quản lý phát triển đô thị gắn với tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Ninh Từ những thực trạng trên, có thể thấy các thách thức PTĐT của tỉnh Quảng Ninh đang phải đối mặt là: - Thách thức ở khung thực thi quốc gia: Khung pháp lý thúc đẩy thực hiện PTĐT cấp quốc gia chưa cập nhật các nội dung mục tiêu PTĐT gắn với TTX để làm điều kiện áp dụng cho tỉnh Quảng Ninh. Nói cách khác, cần phải có nghiên cứu lồng ghép mục tiêu TTX vào hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn về Phân loại đô thị theo Nghị quyết 1210 đối với trường hợp đặc thù của tỉnh Quảng Ninh trên cơ sở kế thừa các quy định có sẵn về Tiêu chí TTX. 84 - Thách thức từ Địa phương: Các đô thị của tỉnh Quảng Ninh đang gặp phải các thách thức trong PTĐT gắn với TTX, cụ thể ở các vấn đề sau: a) Mô hình phát triển đô thị chưa được xác định cụ thể là rào cản của các định hướng và kế hoạch QLPTĐT gắn với TTX để thực thi. Hệ thống đô thị và đô thị trọng điểm của tỉnh Quảng Ninh là các đô thị ven biển, có nguy cơ chịu ảnh hưởng của BĐKH và nước biển dâng Quảng Ninh hiện có 13 đô thị, trong đó các đô thị ven biển được xác định gồm 08/13 đô thị chiếm 61,5% tổng số đô thị trong hệ thống đô thị toàn tỉnh Quảng Ninh là các đô thị ven biển, có nguy cơ chịu ảnh hưởng của BĐKH và nước biển dâng [11, 17] (gồm: TP Hạ Long, TX Quảng Yên, TP Cẩm Phả, TP Móng Cái, TT Tiên Yên mở rộng-huyện Tiên Yên; Thị trấn Cái Rồng mở rộng- huyện Vân Đồn, 02 đô thị loại V ven biển như thị trấn Quảng Hà- huyện Hải Hà, thị trấn Đầm Hà- huyện Đầm Hà). Những ảnh hưởng của BĐKH đối với tỉnh Quảng Ninh ngày càng rõ ràng và nặng nề. Điển hình là trận bão lũ lịch sử tháng 7/2015 đã gây thiệt hại về cơ sở vật chất hạ tầng ước tính khoảng 20 tỷ đồng. Theo kịch bản mới nhất lần thứ 3 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016), nếu mực nước biển dâng 100cm, khoảng 4,79% diện tích của tỉnh Quảng Ninh có nguy cơ bị ngập, chủ yếu là các địa phương ven biển, trong đó thị xã Quảng Yên có nguy cơ ngập cao nhất (37,7 % diện tích). Điều này chứng minh sự hiện hữu của BĐKH tại tỉnh Quảng Ninh. Khu vực địa hình vùng bờ chịu sự tác động mạnh nhất do BĐKH, đặc biệt là những địa hình thấp ven biển. Sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan (mưa lớn, bão, lốc xoáy, lũ lụt, triều cường lớn) cộng thêm hiện tượng mực nước biển dâng cao làm xói mòn, rửa trôi, sạt lở bờ biển và ngập một số khu vực. Các bãi biển đẹp như Trà Cổ, Sơn Hào, Minh Châu, Hồng Vàn, Quan Lạn, và trên 30 các bãi cát nhỏ ven các đảo có nguy cơ mất đi, một số khác bị đẩy sâu vào đất liền làm gia tăng chi phí cho việc cải tạo. Một số địa hình với cảnh quan đặc sắc có sức hấp dẫn lớn khách du lịch như vịnh Hạ Long, Vườn quốc gia Bái Tử Long có nguy cơ ngập chìm và thay đổi cảnh quan theo hướng tiêu cực. b) Thể chế pháp lý quản lý phát triển đô thị và quản lý phát triển đô thị gắn với tăng trưởng xanh trên địa bàn còn hạn chế: Tỉnh chưa có kế hoạch PTĐT gắn với TTX cho giai đoạn tới. Tỉnh chưa có chính sách để định hướng và định hình mô hình tăng trưởng đô thị trong bối cảnh ĐTH nhanh mạnh hiện nay trên địa bàn để làm cơ sở định hướng xây dựng các nhóm nhiệm vụ, giải pháp kiểm soát quản lý phát triển đầu tư đô thị và cung cấp dịch vụ đô thị theo hướng chất lượng hơn. Đặc biệt tỉnh chưa có khung chính sách để định hướng quản lý các vấn đề phát triển đô thị theo mục tiêu TTX, cũng như chưa có hệ thống các tiêu chí quản lý nhằm cụ thể hóa các nội dung định hướng để thực hiện và đánh giá thực hiện trong các đô thị của tỉnh đảm bảo tính hệ thống và xuyên suốt. 85 Ngoài ra, đến tháng 12/2021, quy hoạch tỉnh, chương trình phát triển đô thị của tỉnh Quảng Ninh vẫn chưa được phê duyệt, gây khó khăn cho hoạt động QLPTĐT trên địa bàn tỉnh. c) Chuyển đổi kinh tế đô thị từ nâu sang xanh còn hạn chế Hiện nay việc phát triển kinh tế khu vực đô thị có liên quan chặt chẽ đến các hoạt động phát triển kinh tế của địa phương, trong đó có ngành kinh tế du lịch, kinh tế khai khoáng, chế tạo thủy sản, các ngành công nghiệp trong các khu công nghiệp, khu kinh tế lớn của tỉnh. Tuy vậy, các không gian phát triển công nghiệp và khu kinh tế vẫn còn có rất nhiều các cơ sở sản xuất và ngành nghề kinh tế gây ra nhiều phát thải đối với môi trường. Đặc biệt ngành du lịch là một trong các ngành có thể chuyển đổi sang KTX vẫn duy trì nhiều hoạt động gây phát thải ra vùng vịnh. Khai thác than lộ thiên vẫn chưa được xử lý và chuyển đổi công nghệ để đảm bảo không ảnh hưởng đến môi trường. d) Chất lượng môi trương đô thị còn hạn chế. Tiêu chuẩn hạ tầng kỹ thuật đô thị tại các đô thị còn chưa đảm bảo. Thiếu cơ sở hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật đô thị chưa theo kịp tốc độ ĐTH. Các giải pháp về hạ tầng xanh chưa thực sự được xem trọng, giao thông xanh chưa được khuyến khích - Chất lượng môi trường đô thị còn hạn chế: Mặc dù các đô thị đã có sự thay đổi diện mạo và hình ảnh đô thị theo hướng văn minh, hiện đại, xanh, sạch đẹp, các đô thị vẫn còn tồn tại nhiều bất cập trong quá trình PTĐT dân cư đô thị tập trung chủ yếu ở Hạ Long, Móng Cái, Cẩm Phả và Uông Bí; việc PTĐT chưa hiện đại, đẳng cấp; HTKT của các đô thị chưa được đầu tư đồng bộ; không gian kiến trúc cảnh quan chưa tạo được bản sắc và nét đặc trưng của đô thị Theo đánh giá của Cục PTĐT một số tiêu chí và tiêu chuẩn cơ bản theo loại đô thị được công nhận của một số các đô thị trong tỉnh vẫn chưa thực sự đạt yêu cầu. Cụ thể là một số đô thị còn chưa đạt tiêu chí, tiêu chuẩn (tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật (Thị trấn Tiên Yên: 8%- tiêu chuẩn tối thiểu là 15% cho đô thị loại IV), tỷ lệ đất cây xanh công cộng khu vực nội thị (Thị trấn Tiên Yên: 2,45m2/người - tiêu chuẩn tối thiểu là 4m2/người). Một số tiêu chuẩn chưa đạt được ngưỡng tối đa: mật độ đường giao thông chính, tiêu chuẩn về đất dân dụng (thị trấn Tiên Yên mới đạt 65,34m2/người - so với tiêu chuẩn đô thị loại IV từ 61-78 m2/người, diện tích sản nhà ở bình quân cho khu vực nội thị (thị trấn Tiên Yên đạt 26,62m2/người - so với tiêu chuẩn đô thị loại IV từ 26,5-29m2/người); Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt tại các đô thị của tỉnh còn đơn giản, hoạt động yếu kém. Nhiều địa phương có lượng nước thải sinh hoạt chỉ được xử lý sơ bộ bằng bể phốt tại các hộ gia đình rồi thải trực tiếp xả vào các hệ thống thoát nước chung của khu vực. Tỉnh cũng gặp nhiều khó khăn trong việc hấp dẫn các nhà đầu tư vào phân khúc dự án xử lý nước thải, rác thải trên địa bàn. Một số các đô thị đặc thù là công nghiệp khai thác và 86 năng lượng chưa quan tâm đến sử lý môi trường do ô nhiễm của các ngành công nghiệp này như các đô thị Mạo Khê, Cẩm Phả, Uông Bí; - Các giải pháp về hạ tầng xanh chưa thực sự được xem trọng, giao thông xanh chưa được khuyến khích Quảng Ninh là tỉnh phải đối mặt với những ảnh hưởng từ BĐKH và nước biển dâng. Tuy nhiên các hạ tầng đô thị của các đô thị trong tỉnh vẫn tập trung vào phát triển hạ tầng xám đáp ứng nhu cầu phát triển cấp bách tức thời vẫn chưa thực sự tính đến các vấn đề ứng phó và tăng khả năng thích ứng cũng như khả năng hồi phục trước những ảnh hưởng của thiên tai và cả những cú sốc do ảnh hưởng từ BĐKH và rủi ro khác. + Những giải pháp kết hợp đầy đủ và rộng rãi các giải pháp về hạ tầng xanh đô thị chưa được nghiên cứu trong các giải pháp về hạ tầng đô thị. Đó là các giải pháp gồm: các biện pháp thu gom nước mưa, vườn mưa, vườn giữ nước, hộp trồng cây, thung lũng nhỏ trồng rau, mái nhà xanh, vỉa hè xốp, mái vòm cây xanh đô thị và khu vực đệm, hạ tầng xanh thu thập, giảm bớt và xử lý nước mưa ở ngay tại nguồn. Đồng thời việc khuyến khích sử dụng hạ tầng xanh hay các giải pháp xám/xanh kết hợp mới ở mức khuyến khích, chưa có nhiều công cụ chính sách quy định các nội dung này để tạo hành lang pháp lý thực hiện và áp dụng rộng rãi. + Phương tiện giao thông sử dụng nhiên liệu sạch và nhiên liệu thân thiện môi trường mặc dù có được khai thác tại một số đô thị lớn và các điểm du lịch, tuy nhiên phương tiện này vẫn còn ở quy mô nhỏ, đặc biệt khá hạn chế với hầu hết các đô thị trên địa bàn Tỉnh. Hình thức giao thông công cộng, giao thông chia sẻ, giao thông ứng dụng công nghệ (chưa thực sự phát huy hiệu quả trong đời sống lao động của nhân dân). Thiếu những làn đường dành cho phương tiện giao thông thân thiện môi trường và vỉa hè dành cho người đi bộ là một thực trạng tại các đô thị, đặc biệt ở các thành phố lớn và tại các đô thị của tỉnh Quảng Ninh. Các quy định cụ thể hơn cho các phương tiện di chuyển chậm còn hạn chế, gây ảnh hưởng đến an toàn đường bộ. Các vỉa hè hẹp thường được sử dụng để đỗ xe máy hoặc ô tô. Ở các trung tâm đô thị, các vỉa hè rộng rãi hơn bị những người bán hàng rong và cửa hàng chiếm dụng, gây khó khăn cho người đi bộ. e) Công bằng xã hội là vấn đề khi phát triển đô thị ngày càng gia tăng: Hệ thống đô thị của tỉnh Quảng Ninh phải đối mặt với nguy cơ BĐKH, nước biển dâng và các vấn đề rủi ro khác trong quá trình phát triển nóng vừa qua và giai đoạn tới, do vậy trong vấn đề này, sẽ có một bộ phận lớn người dân bị ảnh hưởng và trở thành những đối tượng dễ bị tổn thương. Những khu vực phát triển đô thị mới thường hướng đến phân khúc thị trường bậc trung và cao cấp có thể ảnh hưởng đến sự công bằng về nhà ở và không gian sống trong phát triển đô thị và mục tiêu phát triển bao trùm. 87 CHƯƠNG 4: PHÂN NHÓM TIÊU CHÍ CÓ VAI TRÒ ĐỊNH HƯỚNG - THỰC HIỆN - ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP HẠNG CÁC TIÊU CHÍ CỤ THỂ HÓA PHỤC VỤ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ GẮN VỚI TĂNG TRƯỞNG XANH TẠI TỈNH QUẢNG NINH 4.1. PHÂN NHÓM TIÊU CHÍ CÓ VAI TRÒ ĐỊNH HƯỚNG - THỰC HIỆN - ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ GẮN VỚI TĂNG TRƯỞNG XANH TẠI TỈNH QUẢNG NINH TRÊN CƠ SỞ PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH 4.1.1. Xác định các nhóm tiêu chí có vai trò định hướng - thực hiện - đánh giá phát triển đô thị gắn với mục tiêu tăng trưởng xanh thông qua đánh giá các tiêu chí tại Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13 về phân loại đô

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_quan_ly_phat_trien_do_thi_gan_voi_tang_truong_xanh_t.pdf
  • doc9. TT Những đóng góp mới LA (Việt) Pham Van Thanh.doc
  • pdf8. TT Những đóng góp mới LA (Việt) Pham Van Thanh.pdf
  • doc7. TT Những đóng góp mới LA (Anh) Pham Van Thanh.doc
  • pdf6. TT Những đóng góp mới LA (Anh) Pham Van Thanh.pdf
  • pdf5. TT Luan an (TV) Pham Van Thanh.pdf
  • pdf4. TT Luan an (TA) Pham Van Thanh.pdf
  • pdf3. Trích yếu LA Pham Van Thanh.pdf
  • pdf1. QĐ Thành lập Hđ Pham Van Thanh.pdf