MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan . . i
Lời cảm ơn . ii
Mục lục . iii
Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt . vi
Danh mục các bảng . vii
Danh mục các hình vẽ, đồ thị . viii
MỞ ĐẦU . . 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH DẠY VÀ HỌC
THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ Ở BẬC ĐẠI HỌC . 9
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề quản lý đào tạo theo HCTC . 9
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu trên thế giới . 9
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu ở Việt Nam 10
1.2. Một số khái niệm công cụ của đề tài nghiên cứu 15
1.2.1. Các khái niệm liên quan đến quản lý đào tạo đại học . 15
1.2.2. Các khái niệm liên quan đến HCTC . 20
1.3. Đặc điểm và yêu cầu của dạy và học theo HCTC . 23
1.3.1. So sánh quá trình dạy và học theo niên chế kết hợp học phần với
QTDH theo tín chỉ ở bậc đại học . 24
1.3.2. Các đặc điểm của HCTC ảnh hưởng đến QTDH . 24
1.3.3. Ưu điểm của HCTC và việc phát huy các ưu điểm đó khi tổ chức
triển khai dạy và học theo tín chỉ . 27
1.3.4. Một vài nhược điểm cần lưu ý khi triển khai QTDH theo HCTC . 30
1.4. Quản lý QTDH theo HCTC . 31
1.4.1. Đặc điểm của quản lý QTDH theo HCTC 31
1.4.2. Quản lý các thành tố của QTDH theo HCTC . 33
1.4.3. Một số điều kiện cần lưu ý khi quản lý QTDH theo HCTC 46
1.4.4. Vận dụng lý luận về quản lý sự thay đổi trong nhà trường khi quản lý
QTDH theo HCTC . 47
Kết luận chƣơng 1 . 51
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH DẠY VÀ
HỌC THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ TRONG CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC . 53
2.1. Kinh nghiệm quản lý QTDH theo HCTC của một số nƣớc trên thế
giới . 53
2.1.1. Quản lý QTDH theo HCTC trong các trường đại học ở Mỹ . 53
2.1.2. Quản lý QTDH theo HCTC trong các trường đại học Châu Âu . 58
2.1.3. Quản lý QTDH theo HCTC trong các trường đại học Châu Á . 60
2.1.4. Sự khác nhau về kỹ thuật thiết kế tín chỉ ở các nước 62
2.2. Vài nét về tiến trình chuyển đổi sang đào tạo theo HCTC ở VN . 63
227 trang |
Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 06/09/2024 | Lượt xem: 104 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý quá trình dạy và học theo học chế tín chỉ trong các trường đại học ở Việt Nam giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oạt các qui định của
nhà trường, của tổ bộ môn. Điều này làm mất đi tính sáng tạo, tính nghệ thuật trong
từng bài giảng của thầy cô.
- Đối với công việc giảng dạy, nhiều GV cảm thấy bị quá tải, nhất là các lớp đông
SV. Hiện tại các trường chưa có đội ngũ giáo viên trợ giảng (đặc biệt cho các Giáo
sư), do đó các GV phải đảm nhận toàn bộ công tác giảng dạy, chấm và chữa bài tập,
kiểm tra đánh giá, quản lý lớp.
- Về chế độ cho giảng viên, khi được hỏi ý kiến, 94,73% GV cho rằng cần thiết phải
bổ sung chế độ đối với GV khi chuyển đổi sang đào tạo theo tín chỉ [Phụ lục 1.5] vì
chế độ hiện nay cho các GV trong việc đổi mới dạy học và KT-ĐG theo cầu của HCTC
như hiện nay còn chưa hợp lý. Với vai trò quan trọng của đội ngũ GV, các nhà quản lý
cần điều chỉnh các chế độ, chính sách và tăng cường sự hỗ trợ để đội ngũ này phát huy
được sức mạnh và có động lực trong việc triển khai QTDH theo HCTC.
2.4.8.2. Thực trạng công tác quản lý tổ chức đào tạo
Thực trạng công tác tổ chức cho SV đăng ký môn học
Các trường đều tổ chức đăng ký học phần vào đầu học kỳ. Phần lớn trường tổ
chức 2 học kỳ chính một năm và thêm học kỳ hè 7-8 tuần. Một số trường tổ chức 3
học kỳ một năm (mỗi học kỳ khoảng 10 tuần) như ĐH Dân lập Thăng Long.
92
Đầu mỗi học kỳ, SV đăng ký các môn học dự kiến sẽ học trong học kỳ đó theo
qui định của từng trường về điều kiện môn học tiên quyết, số lượng tín chỉ tối thiểu
và tối đa SV được phép đăng ký trong mỗi học kỳ, số SV tối thiểu để tổ chức lớp
học... Ví dụ: Trường ĐHBK Tp HCM qui định: SV được phép đăng ký từ 14 - 20
tín chỉ mỗi học kỳ và số SV cho một lớp tối thiểu là 80 SV đối với các môn học cơ
sở; 40 SV đối với các môn học của nhóm ngành đào tạo và 20 SV đối với các môn
học chuyên ngành. Sau đó phòng đào tạo xử lý kết quả đăng ký và tổ chức các lớp
học phần. Đối với một số môn học không thỏa mãn số lượng SV theo quy định
(thừa hoặc thiếu) thì nhà trường sẽ cho SV đăng ký lại. Số SV quy định cho mỗi lớp
môn học/học phần cũng rất khác nhau tùy thuộc vào đặc thù từng môn học.
Trong giai đoạn đầu thực hiện hình thức đào tạo theo tín chỉ, nhiều SV năm
cuối cũng đăng ký môn học theo chương trình chung của trường mà chưa biết tự
xây dựng kế hoạch học tập riêng của mình. Nếu có kế hoạch riêng thì cũng khó xếp
lớp vì số lượng SV không thỏa mãn yêu cầu. Hầu hết SV đều gặp lúng túng trong
việc lựa chọn và đăng ký học phần do không biết nên đăng ký học phần nào trước,
học phần nào sau và kết quả hoặc là “mất cơ hội” đăng ký môn học hoặc là có một
thời khóa biểu không hợp lý.
Đa số các trường chưa tổ chức cho SV năm thứ nhất đăng ký môn học mà nhà
trường ấn định thời khóa biểu cố định cho SV vì chương trình đào tạo cho năm thứ
nhất bao gồm các môn học cơ sở bắt buộc. Điều này cũng tạo điều kiện cho SV mới
vào trường ổn định lớp và làm quen dần với môi trường học tập ở bậc học ĐH.
Trong phương thức đào tạo theo tín chỉ, SV có cơ hội hoàn thành sớm chương
trình học của mình do có thể đăng ký “học vượt” một số môn học. Nhưng thực tế
triển khai cho thấy số SV tốt nghiệp trước thời hạn rất hiếm, ngược lại, nhiều SV bị
chậm tiến độ 2-3 học kỳ. Việc học chậm đó do nhiều nguyên nhân như SV chưa chủ
động, tự giác học tập; mắc sai lầm khi đăng ký môn học: nhiều môn học quá trong
một kỳ nên không hoàn thành được hoặc lỡ cơ hội đăng ký một số môn, hoặc do SV
không nắm vững điều kiện tiên quyết của môn học nên khi chưa hoàn thành các
môn học trước thì không được đăng ký các môn học sau và hiệu ứng của nó là hàng
loạt các môn học kéo theo bị chậm tiến độ
93
Hầu hết các trường tổ chức cho SV đăng ký môn học thông qua đội ngũ cố
vấn học tập và các cán bộ quản lý đào tạo. Một số trường áp dụng công nghệ hiện
đại như máy quét chuyên dụng để nạp dữ liệu, mạng nội bộ để đăng ký môn học
trực tuyến như trường ĐHDL Thăng Long, ĐH Cần Thơ, ĐH Kinh tế Quốc dân,
ĐH Vinh... Tuy nhiên, cách đăng ký trực tuyến hoàn toàn tự động này mới chỉ
mang tính chất thử nghiệm trong nhóm nhỏ mà chưa áp dụng rộng rãi trong toàn
trường vì chưa đủ nguồn lực để thỏa mãn nguyện vọng đa dạng của SV. Một số
trường triển khai đăng ký qua mạng đại trà đã dẫn đến tình trạng SV phải đợi lâu
mới nhập được thông tin và nhiều khi phải điều chỉnh hoặc đăng ký lại nhiều lần.
Thực trạng tổ chức lớp học
+ Lớp khóa học (Lớp học tĩnh): Gồm các SV đăng ký vào học cùng một ngành đào
tạo ở năm đầu tiên. Tuy nhiên, một thực tế là lớp khóa học khó tồn tại hoặc chỉ tồn
tại một cách hình thức vì có không có các hoạt động cơ bản (hoạt động nghề
nghiệp) để gắn kết SV. Trong HCTC, thời gian học của SV rất khác nhau nên các
hoạt động của lớp học này ít hấp dẫn và khó tổ chức.
+ Lớp học phần (Lớp học động): Gồm các SV học cùng một học phần. Lớp học
phần thường tạm thời và thay đổi sau mỗi kỳ học. Lớp học phần là nơi thông báo
các thông tin về học tập và tổ chức các sinh hoạt học tập liên quan đến học phần.
Tuy nhiên, lớp học phần lại thường rất đông do đó khó gắn kết tất cả các thành viên
trong lớp.
Số lượng các lớp học “tĩnh” và “động” có thể điều chỉnh hàng năm tùy thuộc
vào điều kiện của từng trường.
Để tận dụng phòng học, nhiều trường sắp xếp thời khóa biểu hàng ngày theo 3
ca học. Lớp học “tĩnh” của năm thứ nhất học ca 1, năm thứ 2 học ca 3, còn ca 2
được bố trí các lớp học “động” với các môn học lựa chọn dành cho cả SV năm thứ
nhất và SV năm thứ 2.
Qua thực tế giảng dạy, hầu hết các GV đều phản ánh rằng “lớp học động” không
có cán bộ lớp nên việc thực hiện nề nếp học tập và quản lý lớp học bị ảnh hưởng.
Chỉ đạo việc thiết kế thời khóa biểu
94
Phòng đào tạo phối hợp với các khoa, bộ môn sắp xếp lịch học, phòng học cho
SV nhưng công việc này rất vất vả. Nếu GV nghỉ một buổi thì việc bù giờ rất khó
khăn do mỗi SV trong lớp học phần có thời khóa biểu khác nhau.
Về phía GV, do tình trạng thiếu hụt về số lượng nên họ phải tham gia giảng
dạy ở nhiều trường khác nhau, các địa phương khác nhau nên việc xếp thời khóa
biểu càng trở nên khó khăn.
Thực trạng việc thiết kế thời khóa biểu hiện nay còn có những bất cập như:
- Trùng lịch dạy của GV (1 GV được bố trí dạy nhiều lớp trong cùng một giờ học);
Trùng phòng học giữa các lớp.
- Lịch thảo luận, thực hành/thí nghiệm chưa được thể hiện rõ qua thời khóa biểu,
dẫn đến tình trạng tùy tiện trong việc thực hiện các tiết học loại này.
- Ngoài ra, ở nhiều trường, giờ học của SV trong thời khóa biểu chưa hợp lý.
Thực trạng quản lý đội ngũ cố vấn học tập đối với việc lập kế hoạch học
tập của SV trong đào tạo theo HCTC
Cố vấn học tập (tutor) là một “thành viên mới” trong QTDH theo HCTC. Đội
ngũ cố vấn học tập hầu hết là các GV trẻ, thường là giáo viên chủ nhiệm lớp khóa
học. Hiện tại, nhiệm vụ chính của cố vấn học tập là giúp SV đăng ký các tín chỉ học
tập ở đầu mỗi kỳ học. Nhìn chung, đội ngũ cố vấn đã thực hiện các nhiệm vụ được
giao, tuy nhiên thực trạng hoạt động này còn có nhiều bất cập.
Theo kết quả khảo sát, hiệu quả công tác cố vấn học tập trong việc đăng ký
môn học chưa cao. Chỉ có 1,54% SV đánh giá hiệu quả của công tác cố vấn học tập
ở mức tốt, còn 54,5% SV cho rằng công tác này chưa tốt, thậm chí là ở mức yếu
[Phụ lục 2.9]. Nhiều GV trẻ làm cố vấn học tập đã rất nhiệt tình, cố gắng trong công
việc nhưng do chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và chưa nắm
vững toàn bộ nội dung, chương trình đào tạo của Khoa chuyên môn.
Bên cạnh đó, mỗi cố vấn học tập phải phụ trách một số lượng SV tương đối
lớn, chẳng hạn ĐHBK Tp HCM, 1 cố vấn học tập phụ trách 60 SV. Có những cố
vấn học tập phải phụ trách hàng trăm SV trong điều kiện hệ thống cập nhật, xử lý
thông tin còn hạn chế. Chính vì vậy, đội ngũ cố vấn học tập không nắm chắc năng
lực học của từng SV, các môn học họ còn đang nợ... dẫn đến tình trạng SV học yếu
95
vẫn đăng ký học nhiều, làm cho việc học bị quá tải hay có những trường hợp học kỳ
cuối cùng vẫn còn nợ các môn học đại cương [87].
Ngoài ra, điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế, các cố vấn không có phòng tư
vấn cho SV cùng với tâm lý ngại gặp gỡ với đội ngũ cố vấn học tập của SV làm cho
thời gian trao đổi giữa họ với SV còn rất ít. Nhiều SV cả học kỳ không gặp cố vấn
học tập lần nào. Một thực tế là SV không gặp cố vấn để được tư vấn một kế hoạch
học phù hợp nhất với mình mà phần lớn lựa chọn thời khóa biểu theo số đông các
bạn trong lớp. Nhiều cố vấn chỉ có trách nhiệm trong việc xét duyệt đơn của SV,
đảm bảo cho SV không đăng ký thiếu hoặc thừa tín chỉ và đáp ứng các điều kiện
học tập tiên quyết mà chưa quan tâm đến các quyền lợi khác của người học. Nhiều
SV chọn số môn học lý thuyết quá nhiều trong một học kỳ dẫn đến việc học tập của
kỳ đó rất vất vả, nhiều khi phải nợ lại môn hoặc thi không đạt.
Nhìn chung, khối lượng công việc khổng lồ cùng với hàng trăm thắc mắc của
SV trong điều kiện CSVC còn hạn chế, bộ công cụ của CVHT gồm các văn bản,
quy định, mẫu biểu chưa đầy đủ và tâm lý e ngại của SV là những lý do khiến đội
ngũ CVHT gặp rất nhiều khó khăn, lúng túng và cảm thấy thực sự hụt hơi trong
công tác cố vấn. Đội ngũ CVHT ở các trường hiện nay cần nâng cao hơn nữa về số
lượng và nghiệp vụ để thực hiện được đầy đủ các nhiệm vụ công tác của mình.
2.4.8.3. Thực trạng quản lý các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ QTDH theo HCTC
a) Văn bản tài liệu hướng dẫn
Nhìn chung, tài liệu hướng dẫn triển khai QTDH theo HCTC nói chung rất
thiếu, riêng tài liệu mang tính chuyên sâu, chuyên ngành thì hầu như không có hoặc
chưa tới tay GV. Tính thống nhất của văn bản trong toàn bộ hệ thống GDĐH theo
HCTC duy nhất hiện nay là Qui chế 43/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Còn các
văn bản hướng dẫn quy trình quản lý QTDH theo phương thức đào tạo này chưa có,
các trường vừa triển khai, vừa rút kinh nghiệm.
b) Thông tin cho sinh viên
Để chuẩn bị cho sự chuyển đổi sang QTDH theo HCTC, nhà trường đã có các
văn bản hướng dẫn cho SV. Hầu hết SV được cung cấp chương trình học của toàn
khóa, kế hoạch dạy học lớp học phần, các thông tin cần thiết liên quan đến môn học
96
và đề cương chi tiết môn học. Điều này được đa số ý kiến các nhà quản lý và GV
(khoảng 88,77%) khẳng định họ đã làm tốt công tác này [Phụ lục 1.4].
Tuy nhiên, khi khảo sát ý kiến SV, có đến 58,8% SV được hỏi không có Sổ
tay hướng dẫn SV học theo tín chỉ và 58,49% không có Văn bản quy định chức
năng, nhiệm vụ của SV trong đào tạo theo HCTC.
Ý kiến SV đánh giá việc phổ biến các thông tin cần thiết của khóa học, môn
học ở mức trung bình khá. Chỉ có 1,39% ý kiến đánh giá rất tốt; 33,95% kiến đánh
giá tốt và 50,62% ý kiến đánh giá trung bình [Phụ lục 2.2].
Ở những trường mới triển khai đào tạo theo tín chỉ, cuốn “Sổ tay Sinh viên”
chưa thỏa mãn những điều SV cần biết để họ chủ động lập kế hoạch cho khóa học.
Thông tin cung cấp cho SV đầy đủ nhất phải kể đến cuốn “Niên giám” của ĐHBK
Tp HCM theo nội dung niên lịch giảng dạy ở các trường ĐH Mỹ.
Như vậy, mặc dù các thông tin đã được cung cấp cho SV nhưng một thực
trạng là SV chưa nắm vững các thông tin đó, một mặt là do SV chưa nghiên cứu
nghiêm túc các văn bản này, mặt khác một số văn bản hướng dẫn chưa rõ ràng,
chính xác.
c) Phòng học, thư viện
Các trường đại học đều đang không ngừng cải tạo, mở rộng và nâng cấp các
phòng học. Tuy nhiên, nhìn chung CSVC, phòng học ở hầu hết các trường đại học
còn quá hạn chế, không đáp ứng được với các yêu cầu linh hoạt, mềm dẻo của việc
tổ chức lớp học theo tín chỉ.
Số lượng SV ngày càng tăng khiến cho nhu cầu về phòng học đang là gánh
nặng cho hầu hết các trường đại học. Mỗi phòng học phải phục vụ nhiều lớp học với
các loại hình học tập khác nhau chính quy, phi chính quy suốt cả ngày từ sáng đến
tối. Để đảm bảo tính đa dạng, các phòng học được thiết kế sao cho tận dụng được
tối đa diện tích, sắp xếp được nhiều chỗ ngồi nhất theo một khuôn mẫu truyền
thống. Do vậy, việc thiết kế phòng học có chức năng đặc thù với một không gian
học tập thân thiện là rất khó thực hiện. Hiện nay, các phòng học được bố trí với các
dãy bàn ghế kê ngang - dọc theo hàng lối, người ngồi sau nhìn thấy lưng người ngồi
trước và tất cả hướng về bảng đen và bàn của GV. Sơ đồ này thích hợp với lối
97
tương tác một chiều từ GV đến tất cả các SV. Sơ đồ này hạn chế mối tương tác đa
chiều giữa GV-SV, SV-SV, SV-GV trong quá trình học tập. Cấu trúc phòng học trở
thành rào cản của việc tổ chức các hoạt động học tập đa dạng trên lớp.
- Điều kiện CSVC còn hạn chế, không đủ chỗ cho SV tự học trên thư viện nên
những giờ trống đó SV thường đi làm, đi chơi cùng bạn bè.
d) Trang thiết bị dạy học
Nhiều lớp môn học trong HCTC lên tới 100, thậm chí 150 hay 200 SV. Khi đó
quá trình dạy học cần có các phương tiện hỗ trợ như micro, đèn chiếu... thì giờ học
mới đảm bảo hiệu quả. Tuy nhiên, nhiều trường phản ánh các phương tiện, trang
thiết bị dạy học, phòng đa chức năng, phòng thí nghiệm... còn thiếu về số lượng và
chưa đảm bảo về chất lượng.
Trong thời kỳ phát triển công nghệ thông tin mạnh mẽ như hiện nay, nhiều
trường đã quan tâm đến việc trang bị các thiết bị dạy học hiện đại nhưng chưa đồng
bộ và kịp thời. Có những bài giảng điện tử đã được GV chuẩn bị công phu nhưng
khi lên lớp giảng thì không thể triển khai được do các trang thiết bị dạy học không
tương thích với chương trình phần mềm ứng dụng. Điều này cũng gây nên những
cản trở nhất định, nhiều GV ngại đổi mới công nghệ dạy học, lại quay về các công
nghệ dạy học truyền thống.
e) Tài liệu học tập
Ở hầu hết các trường, tài liệu giới thiệu cho SV tham khảo và tự học là những
tài liệu được biên soạn cho việc giảng dạy theo học chế niên chế với nhiều quan
điểm, nhiều cách tiếp cận và cách thể hiện văn phong khoa học khác nhau. Ngoài ra
phải kể tới một số chuyên ngành có số lượng tài liệu tham khảo lớn và đa dạng
nhưng còn nhiều quan điểm, vấn đề chưa thống nhất. Do đó, khi phải tự học, tự
nghiên cứu SV lúng túng, cảm thấy phức tạp và khó lĩnh hội.
Tài liệu tham khảo hiện tại vừa thiếu lại vừa thừa: thừa những tài liệu lạc hậu,
khó đọc, cũ kỹ nhưng lại thiếu những tài liệu cập nhật, những tài liệu thiết kế phù hợp
với việc tự học, tự nghiên cứu của SV, đặc biệt là các tài liệu nước ngoài. Thậm chí,
đối với một số tài liệu tham khảo, đặc biệt là những tài liệu mới, khi GV giới thiệu để
SV đọc thêm cũng biết rằng tài liệu đó rất hiếm và khó tìm thấy trong thư viện.
98
Khi khảo sát SV về một số vấn đề thực tế, mức độ đáp ứng về tài liệu tham
khảo của nhà trường được SV đánh giá ở mức độ thấp nhất (Thứ bậc 7). Chỉ có
0,46% ý kiến đánh giá tốt; 36,57% đánh giá trung bình; 52,01% đánh giá chưa tốt
và có đến 10,96% ý kiến cho là yếu [Phụ lục 2.9].
Nguồn tài liệu được bổ sung hàng năm nhưng phụ thuộc vào nguồn kinh phí
hạn hẹp được cấp nên số lượng còn hạn chế.
Bên cạnh việc thiếu học liệu dành cho SV tự học thì thời gian nhà trường phục
vụ học liệu cũng rất hạn chế, chủ yếu theo giờ hành c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_quan_ly_qua_trinh_day_va_hoc_theo_hoc_che_tin_chi_tr.pdf