MỤC LỤC
ơ
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC. 1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT. 2
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ . 3
MỞ ĐẦU . 4
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ
SỞ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ QUẢNG CÁO TRÊN YOUTUBE . 11
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu. 11
1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn. 25
Tiểu kết . 48
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢNG CÁO TRÊN YOUTUBE TẠI VIỆT NAM. 49
2.1. Về chủ thể người phát hành quảng cáo . 49
2.2. Về chủ thể người kinh doanh dịch vụ quảng cáo . 55
2.3. Một số nội dung quảng cáo điển hình . 64
2.4. Một số vi phạm điển hình và nguyên nhân của các vi phạm. 74
2.5. Đánh giá về thực trạng quảng cáo trên YouTube tại Việt Nam . 77
Tiểu kết . 79
Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ QUẢNG CÁO TRÊN YOUTUBE TẠI
VIỆT NAM. 80
3.1. Thực trạng về chủ thể quản lý và nguồn lực quản lý . 80
3.2. Thực trạng về thể chế quản lý cùng một số hoạt động quản lý . 91
3.3. Thực trạng phối hợp trong quản lý và xử lý vi phạm. 104
3.4. Đánh giá chung. 110
Tiểu kết . 115
Chương 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ QUẢNG CÁO TRÊN
YOUTUBE TẠI VIỆT NAM. 117
4.1. Xu hướng phát triển của quảng cáo trên YouTube tại Việt Nam. 117
4.2. Kinh nghiệm quản lý quảng cáo trên YouTube ở một số nước . 124
4.3. Một số bài học trong quản lý quảng cáo trên YouTube tại Việt Nam . 128
4.4. Một số giải pháp quản lý quảng cáo trên YouTube tại Việt Nam. 130
Tiểu kết . 146
KẾT LUẬN . 148
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN. 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 152
PHỤ LỤC . 166
226 trang |
Chia sẻ: quyettran2 | Lượt xem: 546 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý quảng cáo trên Youtube tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ện các
quy định của pháp luật trong việc gửi thông báo tới Cục Văn hóa cơ sở nên sự quan tâm
đến hoạt động quảng cáo trên YouTube không đầy đủ, không được coi trọng và không
phù hợp với thực tiễn phát triển của phương tiện quảng cáo này” [Phụ lục 6]. Như vậy,
với chất lượng nguồn nhân lực hiện nay dù cơ bản đáp ứng được yêu cầu trong thực hiện
chức năng tham mưu cho các cấp lãnh đạo trong QLNN về quảng cáo trên YouTube tại
Việt Nam nhưng lại không phù hợp với sự phát triển của hoạt động quảng cáo trên
YouTube đang diễn ra trong thực tiễn; nhất là với những nhiệm vụ, giải pháp đề ra của
Đảng và Nhà nước trong phát triển CNVH đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường
văn hóa. Rõ ràng, nguồn nhân lực QLNN về quảng cáo trên YouTube tại Việt Nam hiện
nay rất thiếu và yếu, không tương xứng với các nhiệm vụ đặt ra.
Về nhiệm vụ tiếp nhận thông báo của tổ chức/cá nhân sở hữu trang thông tin điện
tử xuyên biên giới YouTube trước khi thực hiện quảng cáo. Như đã phân tích ở trên, từ
năm 2012 đến tháng 8/2018, chủ thể sở hữu trang thông tin điện tử xuyên biên giới
YouTube chưa gửi thông báo tới Cục Văn hóa cơ sở, mặc dù Khoản 2, Điều 14, Nghị định
số 181/2013/NĐ-CP quy định việc này [33]. Một số nội dung quảng cáo đã phát hành trên
YouTube theo quy định phải được thẩm định vì thuộc nhóm các sản phẩm/dịch vụ chuyên
ngành, hoặc có nội dung gây tranh cãi. Tuy vậy, trong 5 năm qua, chưa có cơ quan quản lý
chuyên ngành nào đề nghị được thẩm định sản phẩm quảng cáo trước khi phát hành trên
YouTube tại Việt Nam.
3.1.2. Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo
Đây là một tổ chức được quy định tại Điều 9, Luật Quảng cáo năm 2012 trực thuộc
Bộ VHTTDL có nhiệm vụ tư vấn giúp Bộ trưởng Bộ VHTTDL xem xét đưa ra kết luận về
sự phù hợp của sản phẩm quảng cáo với quy định của pháp luật về quảng cáo trong trường
hợp tổ chức, cá nhân yêu cầu thẩm định sản phẩm quảng cáo. Tổ chức và hoạt động của Hội
đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo được quy định tại Thông tư số 10/2013/TT-
BVHTTDL [20]. Theo đó, Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo sẽ được thành lập theo
quyết định của Bộ trưởng Bộ VHTTDL và sẽ tự giải thể sau khi có kết quả thẩm định. Việc
quyết định thành viên của Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo thực hiện theo đề nghị
của Cục Văn hóa cơ sở và văn bản cử thành viên của các cơ quan, đơn vị có liên quan.
Quy trình hoạt động của tổ chức này như sau: Khi có quyết định thành lập, Hội
đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo sẽ thảo luận tập thể và quyết định theo đa số. Phiên
họp phải đảm bảo có ít nhất 3/4 tổng số thành viên được triệu tập tham dự, các thành
viên không tham dự phải có ý kiến thẩm định bằng văn bản; kết quả thẩm định được
thông qua bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản. Kết quả
86
thẩm định phải được thể hiện bằng văn bản có chữ ký của Chủ tịch và Ủy viên Thư ký;
thành viên của Hội đồng thẩm định phải là người có chuyên môn phù hợp, uy tín đạo
đức nghề nghiệp có sản phẩm được yêu cầu thẩm định; thành viên Hội đồng thẩm định
làm việc theo nguyên tắc độc lập, khách quan, trung thực. Thành viên có trách nhiệm
báo cáo, tham khảo ý kiến với cơ quan, tổ chức chủ quản trước khi đưa ra ý kiến chính
thức tại Hội đồng; các thành viên và những người có liên quan có trách nhiệm bảo mật
các thông tin về hồ sơ, tài liệu thẩm định, nội dung thẩm định và hoạt động của Hội đồng
thẩm định theo quy định của pháp luật.
Tổ chức này tiến hành thẩm định sản phẩm quảng cáo theo yêu cầu của tổ chức, cá
nhân trong các trường hợp sau: Sản phẩm quảng cáo có nội dung liên quan đến quy định
tại Điều 7 và Điều 8 của Luật Quảng cáo; Sản phẩm quảng cáo bị người kinh doanh dịch
vụ quảng cáo, người phát hành quảng cáo từ chối thực hiện do không đảm bảo về tính hợp
pháp của sản phẩm quảng cáo; Có ý kiến khác nhau về nội dung sản phẩm quảng cáo giữa
cơ quan QLNN với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quảng cáo; Các trường hợp khác
theo quy định của pháp luật.
Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo về bản chất được coi như một tổ chức
độc lập. Để vận hành được như vậy, Hội đồng này cần hoạt động tách bạch với vai trò
QLNN của Bộ VHTTDL; giảm tối đa sự tham gia của quyền lực Nhà nước, tăng cường
sự tham gia của các chủ thể hoạt động quảng cáo. Tuy nhiên, có thể do sự vận hành của
Hội đồng hiện thiếu vắng các tiêu chí trên nên từ năm 2013 cho đến hết năm 2018 chưa
có tổ chức/cá nhân nào đề nghị được thẩm định sản phẩm quảng cáo trên YouTube, điều
này dẫn tới nhiều sản phẩm, dịch vụ quảng cáo chịu sự điều chỉnh của Điều 7, Điều 8,
Luật Quảng cáo năm 2012 nhưng vẫn quảng cáo tràn lan trên YouTube. Bên cạnh đó
cũng không có tổ chức/cá nhân nào đề nghị Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo vào
cuộc để xác định các hành vi quảng cáo không lành mạnh, gây ảnh hưởng tới thương
hiệu và sản phẩm của các tổ chức/cá nhân có liên quan. Việc chưa có tổ chức/cá nhân
nào đề nghị Cục Văn hóa cơ sở tổ chức thẩm định sản phẩm quảng cáo trên YouTube tại
Việt Nam là không phù hợp với thực tế hiện nay. Qua việc này, NCS cho rằng, sự ra đời
của Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo là một bước tiến cho cơ chế tự quản, tự
chịu trách nhiệm trong hoạt động quảng cáo; là một bước để xây dựng và hoàn thiện thị
trường quảng cáo cáo lành mạnh, công bằng và có trách nhiệm, đúng với tinh thần mà
Nghị quyết số 33 của Đảng đề ra là xây dựng, hoàn thiện thị trường văn hoá lành mạnh;
phù hợp với sự phát triển của CNVH và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, do vận hành không
đúng với tiêu chí đề ra, chưa tạo ra niềm tin cho các chủ thể nên vai trò, vị trí của Hội
đồng chưa được phát huy, chưa đạt được mục đích đề ra.
87
3.1.3. Bộ Thông tin, Truyền thông và Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin
điện tử
Cũng giống như Bộ VHTTDL, Bộ TTTT chỉ thực hiện một số nhiệm vụ nhất định
trong QLNN về quảng cáo trên YouTube tại Việt Nam, trong đó nhiệm vụ chính là quản
lý trang thông tin điện tử xuyên biên giới YouTube với tư cách là một phương tiện quảng
cáo tại Việt Nam. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được Chính phủ giao [37], Bộ TTTT đã
ban hành Quyết định số 698/QĐ-BTTTT ngày 10/5/2017 quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử [14].
Theo đó, đơn vị này có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ TTTT thực hiện QLNN
và tổ chức thực thi pháp luật trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử.
Như vậy, Bộ TTTT chỉ quản lý YouTube với tư cách là phương tiện quảng cáo và nhiệm
vụ trên được giao cho Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử thực hiện. Với
nội dung quảng cáo trên YouTube tại Việt Nam, việc thẩm định vẫn thuộc nhiệm vụ của
Bộ VHTTDL. Tuy nhiên, như đã phân tích ở mục 3.1.2, trong 5 năm qua do không có chủ
thể nào đề nghị thẩm định sản phẩm quảng cáo nên có tình trạng nhiều nội dung quảng cáo
trên YouTube tại Việt Nam không chịu sự điều chỉnh của chủ thể quản lý nào. Phân cấp
QLNN như hiện nay đang tạo ra sự chồng chéo, mỗi chủ thể quản lý đều cho rằng không
thuộc trách nhiệm, quyền hạn của mình dẫn tới khoảng trống trong QLNN về quảng cáo
trên YouTube tại Việt Nam.
Về cơ cấu tổ chức, dù chức năng, nhiệm vụ quản lý quảng cáo theo Luật Quảng cáo
năm 2012 thống nhất đầu mối là Bộ VHTTDL, nhưng riêng với nội dung quảng cáo trên
YouTube lại không phân định rõ nên các Bộ/ngành khác chỉ là đơn vị được phân cấp quản
lý một số nhiệm vụ nhất định, hoặc phối hợp với Bộ VHTTDL cùng quản lý. NCS cho rằng,
đây có thể là lý do Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử không tổ chức riêng
“Phòng Quản lý hoạt động quảng cáo”, nhiệm vụ quản lý phương tiện quảng cáo là
YouTube được giao cho Phòng Thông tin điện tử thực hiện. Như vậy, có thể thấy dù Bộ
TTTT được phân cấp QLNN đối với trang thông tin điện tử xuyên biên giới YouTube
nhưng với nội dung quảng cáo và các chủ thể tham gia hoạt động quảng cáo trên nền tảng
này lại không được phân cấp quản lý. Vì không được coi là một nhiệm vụ của Cục Phát
thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử nên không có trong các chức năng, nhiệm vụ của
Phòng Thông tin điện tử. NCS nhận định, việc không phân cấp các nội dung quản lý trên là
phù hợp với quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng tại Nghị quyết số 33 về phát triển
CNVH đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường văn hoá, bởi quảng cáo là ngành CNVH;
nội dung quảng cáo và các chủ thể tham gia hoạt động quảng cáo trên YouTube tại Việt
Nam là một phần không thể tách rời trong phát triển công nghiệp quảng cáo; các hệ giá trị
88
được tạo ra đều liên quan đến ngành Văn hóa. Và trong thực tế hiện nay, các văn bản quy
phạm pháp luật cũng đã định danh rõ nhiệm vụ phát triển các ngành CNVH nói chung và
công nghiệp quảng cáo nói riêng thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Bộ VHTTDL.
Về cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực, theo Quyết định số 698/QĐ-BTTTT [14],
nhiệm vụ quản lý phương tiện quảng cáo YouTube tại Việt Nam được giao cho Phòng
Thông tin điện tử thực hiện.
Bảng 3.3: Cơ cấu lãnh đạo và nhân viên của Phòng Thông tin điện tử
Trình độ Tổng số Cán bộ quản lý Cán bộ chuyên môn
Thạc sỹ 3 2 1
Đại học 2 1 1
Cộng
Tỷ lệ
5
100%
3
60%
2
40%
Nguồn: Khảo sát của NCS, 2018
Bảng 3.4: Cơ cấu nhân lực theo độ tuổi và giới tính của Phòng Thông tin điện tử
Trình độ
Tổng số Dưới 30 tuổi Từ 31 - 40 tuổi Trên 40 tuổi
Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ
Thạc sỹ 0 3 0 0 0 1 0 2
Đại học 2 0 0 0 1 1 0 0
Nguồn: Khảo sát của NCS, 2018
Bảng 3.3 và 3.4 cho thấy nguồn nhân lực của Phòng Thông tin điện tử đều có
trình độ từ đại học trở lên, số cán bộ quản lý chiếm 60% và đều có trình độ thạc sỹ báo
chí; số nhân viên chiếm 40% và đều có trình độ cử nhân công nghệ thông tin. Về cơ
cấu giới có 4 nữ và 01 nam, trong đó có 3 nữ giữ vị trí lãnh đạo; 01 nam và 01 nữ là
nhân viên. Về độ tuổi, 40% trên 40 tuổi, trong đó ở vị trí lãnh đạo có 01 trưởng phòng
và 01 phó trưởng phòng trên 40 tuổi; 60% dưới 40 tuổi trong đó có 01 phó trưởng
phòng và 02 nhân viên. Do nhiệm vụ quản lý quảng cáo trên YouTube tại Việt Nam
được phân cấp rất ít, không rõ ràng và chỉ là một nhiệm vụ nhỏ nằm trong tổng thể các
nhiệm vụ quản lý trang thông tin điện tử và MXH nên được giao cho 01 nhân viên phụ
trách. Cũng giống như nhiệm vụ QLNN về quảng cáo trên YouTube ở Cục Văn hóa cơ
sở thuộc Bộ VHTTDL, nhân viên của Phòng Thông tin điện tử theo dõi, quản lý quảng
cáo trên nhiều phương tiện khác nhau, quảng cáo trên YouTube tại Việt Nam là nhiệm
vụ không thường xuyên và ít được quan tâm. Theo bà Nguyễn Thị Thanh Huyền,
Trưởng phòng Thông tin điện tử (giai đoạn 2013-2018), Cục Phát thanh, Truyền hình và
Thông tin điện tử: “Chức năng, nhiệm vụ chính của Phòng là quản lý trang thông tin
điện tử và MXH. Quảng cáo trên YouTube dù cũng chịu sự quản lý nhưng chiếm tỉ lệ
89
rất nhỏ trong khối lượng công việc chung, chủ yếu là phối hợp với ngành Văn hóa khi
có các sự vụ phát sinh. Do vậy nguồn nhân lực hiện nay đáp ứng được các nhiệm vụ
trong QLNN về phương tiện quảng cáo là YouTube tại Việt Nam. Tuy nhiên, thời gian
tới, Phòng sẽ tham mưu với lãnh đạo Cục đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định của
pháp luật về quản lý quảng cáo trên trang thông tin điện tử xuyên biên giới để thống
nhất và rõ ràng đầu mối quản lý, tránh phân tán như hiện nay” [Phụ lục 6]. Đáng chú
ý, chất lượng nguồn nhân lực của Phòng Thông tin điện tử hiện khá phù hợp với chức
năng, nhiệm vụ được giao, phù hợp với tiêu chuẩn chức danh và vị trí việc làm khi
100% nhân viên có trình độ chuyên môn về công nghệ thông tin.
3.1.4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch; Sở Văn hóa, Thể thao; Sở Thông tin và Truyền thông
Theo quy định, ở địa phương UBND các cấp thực hiện QLNN về quảng cáo theo
phân cấp của Chính phủ được quy định tại Điều 28, Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày
14/11/2013 hướng dẫn thi hành Luật Quảng cáo năm 2012 [33].
Giống như ở Trung ương, nhiệm vụ QLNN về quảng cáo trên YouTube ở địa
phương được chia nhỏ cho các Sở cùng quản lý. Theo đó, Sở VHTTDL; Sở VHTT là cơ
quan chuyên môn thực hiện chức năng tham mưu, giúp Chủ tịch UBND tỉnh thực hiện
QLNN về quảng cáo (trừ quảng cáo trên báo chí, trên môi trường mạng, trên xuất bản phẩm
và quảng cáo tích hợp trên các sản phẩm, dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông
tin) trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Về quản lý quảng cáo trên YouTube, Sở
VHTTDL; Sở VHTT chỉ thực hiện các nhiệm vụ sau: Thẩm định, trình UBND tỉnh/thành
phố cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của DN
quảng cáo nước ngoài đặt trên địa bàn; Theo dõi, tiếp nhận báo cáo định kỳ 6 tháng/lần về
hoạt động thực hiện dịch vụ quảng cáo của tổ chức/cá nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo
xuyên biên giới có phát sinh doanh thu tại Việt Nam có trụ sở đặt trên địa bàn.
Do nhiệm vụ quản lý quảng cáo nói chung và quản lý quảng cáo trên YouTube nói
riêng ở các địa phương rất ít so với tổng thể các nhiệm vụ chung khác của ngành Văn hóa
nên các Sở VHTTDL; Sở VHTT không tổ chức Phòng Quản lý hoạt động quảng cáo mà
đưa nhiệm vụ này về Phòng Quản lý văn hóa thực hiện chung cùng các nhiệm vụ QLNN
khác. Vì vậy, trên thực tế nhiệm vụ quản lý quảng cáo trên YouTube là nhiệm vụ không
thường xuyên và chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng cơ cấu nhiệm vụ của Phòng Quản lý văn hóa.
Đáng chú ý, dù hiện nay nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước đã ban hành kế hoạch phát
triển các ngành CNVH đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 giao đơn vị thường trực, chủ
trì, thực hiện là Sở VHTTDL hoặc Sở VHTT, tuy nhiên chủ yếu các tỉnh/thành phố tập
trung phát triển du lịch văn hóa, nghệ thuật biểu diễn, điện ảnh,ngành quảng cáo chưa
90
được quan tâm đúng mức. Một số thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh coi quảng cáo là
ngành có lợi thế, tiềm năng và đưa ra nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để phát triển trong từng giai
đoạn, nhưng quảng cáo trực tuyến, quảng cáo xuyên biên giới lại không được đề cập tới,
không được nhìn nhận dưới góc độ là loại hình CNVH, dù thực tế hiện nay tại các thành phố
lớn quảng cáo trên YouTube đang đóng góp rất lớn vào nền kinh tế, bước đầu đã hình thành
nhiều sản phẩm quảng cáo có giá trị kinh tế cao. Điều này một phần do Luật Quảng cáo năm
2012 không bao quát hết sự phát triển của quảng cáo trên môi trường kỹ thuật số; chưa tiếp
cận quảng cáo là loại hình CNVH. Ngoài ra, có thể do nhận thức của các cấp, các ngành và
của các địa phương có sự khác nhau về vai trò, vị trí của quảng cáo trên YouTube tại Việt
Nam. Bên cạnh đó, đây là lĩnh vực mới, chưa được đánh giá, nhìn nhận một cách nghiêm
túc; công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức trong Đảng, hệ thống chính trị và toàn xã hội
về vai trò, vị thế của CNVH theo tinh thần Nghị quyết số 33 của Đảng chưa thực sự sâu,
rộng và đem lại hiệu quả. Vì vậy, hoạt động QLNN đối với quảng cáo trên YouTube tại Việt
Nam dưới góc độ là loại hình CNVH ở cấp địa phương còn mờ nhạt, thiếu sự quan tâm,
thiếu nguồn lực đầu tư; nguồn nhân lực quản lý có chuyên môn, nghiệp vụ đều thiếu.
Cùng thực hiện một số nhiệm vụ QLNN về quảng cáo trên YouTube tại địa bàn, Sở
TTTT các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương có nhiệm vụ hướng dẫn việc thực hiện
quảng cáo trên YouTube; giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền các vi phạm
của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn hoạt động quảng cáo trên YouTube. Nhiệm vụ này
được giao cho Phòng Thông tin điện tử thực hiện. Như vậy, có thể thấy ở cấp Sở, nhiệm
vụ quản lý quảng cáo trên YouTube rất ít, thậm chí tại nhiều địa phương không có văn
phòng đại diện của DN quảng cáo nước ngoài; không có tổ chức, cá nhân sinh sống và làm
việc tại địa phương phát hành nội dung quảng cáo trên YouTube nhưng các nhiệm vụ quản
lý quảng cáo trên phương tiện này vẫn được chia cho 2 Sở cùng thực hiện khiến cho
QLNN về quảng cáo trên YouTube ở địa phương rất phân tán, nhỏ lẻ. Hoạt động QLNN
về quảng cáo trên YouTube tại Việt Nam ở cấp địa phương hiện nay chủ yếu là xử lý các
sự vụ phát sinh, không có kế hoạch, mục tiêu nhằm định hướng, quản lý, phát triển quảng
cáo trên YouTube tại Việt Nam với tư cách là một bộ phận của ngành quảng cáo – là loại
hình CNVH đem lại hiệu quả kinh tế, cũng như truyền thông, quảng bá những giá trị văn
hóa đặc sắc của dân tộc theo tinh thần Nghị quyết số 33 của Đảng đã đề ra nhằm phát triển
CNVH đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường văn hoá.
Về nguồn nhân lực quản lý quảng cáo trên YouTube tại các địa phương. Hiện
nay, biên chế công chức, số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập của
Sở VHTTDL; Sở VHTT và Sở TTTT được giao trên cơ sở vị trí việc làm, gắn với chức
năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động và nằm trong tổng biên chế công chức, biên chế sự
91
nghiệp trong các cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương được cấp có thẩm quyền giao hoặc phê duyệt. Căn cứ chức
năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và danh mục vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức, cơ
cấu chức danh nghề nghiệp viên chức được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hàng năm Sở
VHTTDL; Sở VHTT và Sở TTTT xây dựng kế hoạch biên chế công chức, số lượng
người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập trình UBND tỉnh xem xét, quyết
định theo quy định của pháp luật [21], [16]. Thực tế, trừ một số thành phố lớn như Hà
Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh có hoạt động quảng cáo trên YouTube diễn ra sôi động; có
nhiều chủ thể hoạt động quảng cáo đặt văn phòng, cơ sở kinh doanh trên địa bàn; có các
cá nhân, người nổi tiếng thường xuyên phát hành nội dung quảng cáo trên YouTube thì
hầu hết các tỉnh/thành khác trên cả nước có rất ít, thậm chí không phát sinh doanh thu
quảng cáo trên YouTube tại địa phương, chính vì vậy nhận thức của cấp lãnh đạo về vai
trò, vị trí của quảng cáo trên YouTube tại Việt Nam chưa tương xứng, từ đó giảm sự
quan tâm cũng như giảm mức độ ưu tiên khi bố trí các nguồn lực đầu tư dành cho lĩnh
vực này. Có thể thấy, nguồn nhân lực QLNN đối với quảng cáo trên YouTube tại Việt
Nam ở cấp địa phương hiện ít được quan tâm.
Tại UBND cấp quận, huyện, thị xã, chức năng QLNN về quảng cáo trên mọi
phương tiện được thống nhất về một đầu mối và được Chủ tịch UBND quận, huyện, thị
xã giao nhiệm vụ cho Phòng Văn hóa - Thông tin thực hiện. Tuy nhiên, nhiệm vụ về
quản lý quảng cáo chủ yếu chỉ giới hạn ở tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các tổ chức,
đơn vị và cá nhân trên địa bàn thực hiện pháp luật về lĩnh vực quảng cáo. Các nhiệm vụ
quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ liên quan tới hoạt động quảng cáo được Sở VHTTDL;
Sở VHTT và Sở TTTT hướng dẫn thực hiện. Riêng hoạt động quảng cáo trên YouTube
gần như không phát sinh, vì vậy nội dung QLNN đối với quảng cáo trên YouTube ở hầu
hết các quận, huyện, thị xã trong cả nước không được đề cập tới. NCS cho rằng, thực
trạng QLNN về quảng cáo trên YouTube tại Việt Nam ở cấp quận, huyện, thị xã thời
điểm hiện tại là phù hợp với thực trạng hoạt động quảng cáo trên phương tiện này, chủ
yếu phát sinh ở các thành phố lớn, nhất là ở cấp quản lý Trung ương.
3.2. Thực trạng về thể chế quản lý cùng một số hoạt động quản lý
3.2.1. Xây dựng, sửa đổi, ban hành chính sách, pháp luật
Ở Việt Nam, quảng cáo là một lĩnh vực văn hóa, do ĐCSVN lãnh đạo và phát
triển. Trải qua nhiều thời kỳ, nhiều giai đoạn, ĐCSVN đã có những chủ trương, đường
lối quan trọng cho các hoạt động văn hóa, nhất là từ thời kỳ đổi mới, như: Nghị quyết số
05-NQ/TW, ngày 28/11/1987 về “Đổi mới và nâng cao trình độ lãnh đạo, quản lý văn
học, nghệ thuật và văn hóa, phát huy khả năng sáng tạo, đưa văn học, nghệ thuật và văn
92
hóa phát triển lên một bước mới”; Nghị quyết số 04-NQ/HNTW, ngày 14/1/1993 “Về
một số nhiệm vụ văn hóa, văn nghệ những năm trước mắt”; Nghị quyết số 03-NQ/TW,
ngày 16/7/1998, của Ban Chấp hành Trung ương tại Hội nghị Trung ương 5 (khóa VIII)
về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”;
Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 16/6/2008 về “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học,
nghệ thuật trong thời kỳ mới”. Và mới đây nhất là Nghị quyết số 33/NQ-TW ngày
9/6/2014 về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát
triển đất nước”, tại Nghị quyết này, lần đầu tiên CNVH được đề cập chính thức, đánh
dấu một cách tiếp cận mới của Đảng, xác định vai trò, vị trí của văn hóa ngang bằng với
các ngành kinh tế khác.
Đi cùng với các quyết sách quan trọng của Đảng trong lãnh đạo, chỉ đạo lĩnh vực
văn hóa; Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua nhiều luật và pháp lệnh
quan trọng tạo hành lang pháp lý cho lĩnh vực văn hóa nói chung và quảng cáo nói riêng
phát triển, như: Bộ luật Dân sự năm 1994, Pháp lệnh về quảng cáo năm 2001, Luật Xuất
bản năm 2004, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, Luật Thương mại năm 2005, Luật Công
nghệ thông tin năm 2006, Luật Quảng cáo năm 2012, Luật Báo chí năm 2016, Luật An
ninh mạng năm 2018...
Để thể chế hóa, cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển văn hóa,
thời gian qua Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, như
Quyết định số 581/QĐ-TTg, ngày 6/5/2009, phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến
năm 2020; Nghị định số 181/2013/NĐ-CP, ngày 14/11/2013, Quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật Quảng cáo; Nghị định số 158/2013/NĐ-CP, ngày 12/11/2013, Quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; Nghị định
số 72/2013/NĐ-CP, ngày 15/7/2013, Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông
tin trên mạng; Nghị định số 27/2018/NĐ-CP, ngày 01/3/2018, Sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử
dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng. Đáng chú ý là Quyết định số 1755/QĐ-TTg,
ngày 8/9/2016, phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành CNVH Việt Nam đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030. Chiến lược này xác định quảng cáo là 1 trong 12 ngành CNVH của
Việt Nam, mở ra cách tiếp cận mới trong QLNN, đó là coi quảng cáo không chỉ là ngành
văn hóa đơn thuần mà là một ngành công nghiệp, mang lại giá trị kinh tế rất cao.
Bên cạnh việc thể chế hóa, cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Thủ tướng
Chính phủ còn ban hành các Chỉ thị, Thông tư liên quan tới lĩnh vực quảng cáo. Gần đây
nhất là Chỉ thị số 17/CT-TTg, ngày 9/5/2017 về việc tăng cường hiệu lực, hiệu quả
QLNN, chấn chỉnh hoạt động quảng cáo.
93
Với tư cách là chủ thể quản lý chính hoạt động quảng cáo, chịu trách nhiệm trước
Chính phủ thực hiện chức năng QLNN về quảng cáo trong phạm vi cả nước, thời gian
qua, Bộ VHTTDL đã xây dựng và ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật cũng như
các cơ chế, chính sách, chiến lược liên quan đến hoạt động quảng cáo và quảng cáo trên
YouTube tại Việt Nam. Cụ thể như: Thông tư liên tịch số 85/2008/TTLT-BVHTTDL-
BTTTT, ngày 18/12/2008 hướng dẫn về cấp phép, đăng ký, thực hiện quảng cáo trên báo
chí, mạng thông tin máy tính, xuất bản phẩm và công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm;
Thông tư số 10/2013/TT-BVHTTDL, ngày 6/12/2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thực
hiện một số điều của Luật Quảng cáo; Quyết định số 4597/QĐ-BVHTTDL, ngày
27/12/2016 về việc công bố thủ tục hành chính chuẩn hóa năm 2016 thuộc phạm vi chức
năng quản lý của Bộ VHTTDL; Quyết định số 2083/QĐ-BVHTTDL, ngày 24/5/2017 về
việc ban hành kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 9/5/2017 của Thủ tướng
Chính phủ về tăng cường hiệu lực, hiệu quả QLNN, chấn chỉnh hoạt động quảng cáo;
Quyết định số 4149/QĐ-BVHTTDL, ngày 3/11/2017 ban hành Quy tắc ứng xử trong
hoạt động quảng cáo. Mới đây nhất là Quyết định số 3605/QĐ-BVHTTDL, ngày
27/9/2018, ban hành Kế hoạch của ngành VHTTDL thực hiện Quyết định số 1755/QĐ-
TTg ngày 8/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành
CNVH Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Qua thực trạng xây dựng, sửa đổi, ban hành chính sách, pháp luật của ngành Văn
hóa thời gian qua cho thấy, các văn bản liên quan tới QLNN đối với lĩnh vực quảng cáo
nói chung và quảng cáo trên YouTube nói riêng chia làm 2 giai đoạn với 2 cách tiếp cận
khác nhau. Giai đoạn trước năm 2014, nội dung QLNN tiếp cận lĩnh vực này là một hoạt
động văn hóa đơn thuần. Từ năm 2014, sau khi CNVH được đề cập chính thức trong
Nghị quyết của Đảng và sau khi Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển các ngành
CNVH Việt Nam, xác định rõ quảng cáo là 1 trong 12 ngành CNVH thì nội dung QLNN
đã tiếp cận lĩnh vực này ở góc độ đây là một ngành công nghiệp, mang lại giá trị kinh tế
cao. Nhìn chung, các văn bản chính sách pháp luật điều chỉnh lĩnh vực quảng cáo trên
YouTube tại Việt Nam ngày một hoàn thiện, khắc phục dần các hạn chế, bất cập, hướng
tới mục tiêu quản lý hiệu quả, đồng thời khuyến khích hoạt động quảng cáo tr