MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan i
Mục lục ii
Danh mục các bảng ix
MỞ ĐẦU 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ SỰ PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ GIA ĐÌNH TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HỌC TẬP CHO HỌC SINH LỚP 10 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 11
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 11
1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài 11
1.1.2. Nghiên cứu trong nước 20
1.2. Khái niệm cơ bản của đề tài 24
1.2.1. Hoạt động giáo dục học tập học sinh 24
1.2.2. Hoạt động phối hợp nhà trường và gia đình 29
1.2.3. Quản lí sự phối hợp nhà trường và gia đình trong giáo dục học tập cho học sinh 30
1.3. Lý luận về sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong hoạt động giáo dục học tập cho HS lớp 10 ở trường trung học phổ thông 33
1.3.1. Đặc điểm lứa tuổi học sinh lớp 10 trung học phổ thông 33
1.3.2. Ý nghĩa sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong hoạt động giáo dục học tập cho học sinh lớp 10 ở các trường trung học
phổ thông 40
1.3.3. Mục đích, nguyên tắc của sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong hoạt động giáo dục học tập cho học sinh lớp 10 ở các trường trung học phổ thông 42
1.3.4. Nội dung sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong hoạt động giáo dục học tập cho học sinh lớp 10 ở các trường trung học
phổ thông 44
1.3.5. Phương thức phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong hoạt động giáo dục học tập cho học sinh lớp 10 ở các trường trung học
phổ thông 46
1.4. Lý luận về quản lý sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong hoạt động giáo dục học tập cho học sinh lớp 10 ở các trường trung học phổ thông 48
1.4.1. Phân cấp quản lý sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong hoạt động giáo dục học tập cho học sinh lớp 10 ở các trường trung học phổ thông 48
1.4.2. Nội dung quản lí sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong hoạt động giáo dục học tập cho học sinh lớp 10 ở các trường trung học phổ thông 52
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong hoạt động giáo dục học tập cho học sinh lớp 10 ở các trường trung học phổ thông 63
1.5.1. Yếu tố chủ quan 63
1.5.2. Những yếu tố khách quan 64
Tiểu kết chương 1 67
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ SỰ PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ GIA ĐÌNH TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HỌC TẬP CHO HỌC SINH LỚP 10 Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 69
2.1. Đặc điểm về tự nhiên, lịch sử, kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long 69
2.1.1. Sơ lược đặc điểm tự nhiên, lịch sử, kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long 69
2.1.2. Tổng quan tình hình giáo dục ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long 71
2.1.3. Khái quát tình hình giáo dục trung học ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long thuộc phạm vi đề tài nghiên cứu 74
2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng 78
2.2.1. Mẫu khảo sát thực trạng 78
2.2.2. Phương pháp khảo sát 81
2.2.3. Cách xử lý số liệu bảng hỏi 82
2.3. Thực trạng hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong hoạt động giáo dục học tập cho học sinh lớp 10 ở các trường trung học phổ thông vùng đồng bằng sông Cửu Long 83
2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và cha mẹ học sinh về hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong hoạt động giáo dục học tập cho học sinh lớp 10 83
2.3.2. Thực trạng thực hiện nội dung của sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong hoạt động giáo dục học tập cho học sinh lớp 10 ở các trường trung học phổ thông các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long 92
2.3.3. Thực trạng thực hiện phương thức phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong hoạt động giáo dục học tập cho học sinh lớp 10 98
263 trang |
Chia sẻ: quyettran2 | Lượt xem: 354 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong hoạt động giáo dục học tập cho học sinh Lớp 10 ở các trường Trung học Phổ thông vùng đồng bằng sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cửu Long
2.4.1. Thực trạng phân cấp quản lý sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong hoạt động giáo dục học tập cho học sinh lớp 10 ở các trường trung học phổ thông vùng đồng bằng sông Cửu Long
Phân cấp QL thực chất là việc thực hiện sự phân công, phân chia trách nhiệm giữa các tổ chức cùng cấp hoặc giữa các cấp QL đảm bảo tính nhất quán, tính phối hợp đồng bộ, tính hệ thống liên tục, phát huy đầy đủ chức năng của từng tổ chức, từng cấp QL. Phân cấp QL hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong hoạt động GD học tập cho HS lớp 10 là việc phân công trách nhiệm của HT, của GVCN, CMHS và BĐDCMHS. Tuy nhiên vai trò của HT là quan trọng nhất. Như vậy phân cấp QL sự phối hợp giữa nhà trường – gia đình HS thể hiện qua thực hiện vai trò trách nhiệm của HT, GVCN và CMHS, BĐDCMHS..
Bảng 2.10. Thực trạng phân cấp QL sự phối hợp giữa nhà trường - gia đình trong hoạt động GD học tập cho HS lớp 10 ỏ các trường THPT vùng ĐBSCL:
STT
Nội dung
Mức độ thực hiện
TB
ĐLC
Thứ bậc
Vai trò trách nhiệm của HT
1
HT có trách nhiệm tổ chức sự phối hợp để đạt được mục tiêu
3,95
1,07
4
2
HT đại diện của ngành GD, của GV, NV nhà trường trong phối hợp với gia đình HS, với BĐDCMHS của trường
3,84
1,17
5
3
HT dung hòa lợi ích chung của nhà trường với nguyện vọng riêng của CMHS
3,97
1,09
3
4
HT nhận thức đầy đủ, sâu sắc về ý nghĩa, tầm quan trọng, nội dung, phương pháp thực hiện hoạt động phối hợp nhà trường và gia đình
3,99
1,11
1
5
HT cụ thể hóa chủ trương phối hợp nhà trường và gia đình phù hợp với nhu cầu của trường và điều kiện của địa phương
3,99
1,12
2
Vai trò trách nhiệm của GVCN
1
GVCN thay mặt HT, trực tiếp phối hợp với gia đình HS, với BĐDCMHS lớp
4,25
1,04
1
2
GVCN hỗ trợ HT trong những hoạt động liên quan đến QL sự phối hợp giữa nhà trường – gia đình
3,98
1,03
2
Vai trò trách nhiệm của CMHS
1
CMHS có quyền yêu cầu nhà trường cho biết kết quả học tập – rèn luyện của con em
4,28
1,09
2
2
CMHS tham gia các hoạt động GD ngoài giờ lên lớp và các hoạt động của CMHS do nhà trường tổ chức
4,28
1,06
2
3
CMHS yêu cầu nhà trường, cơ quan QLGD giải quyết theo pháp luật những vấn đề liên quan đến việc GD con em.
4,27
1,09
4
4
CMHS phản ánh, trao đổi, góp ý kiến trực tiếp với nhà trường, với GV hoặc thông qua BĐDCMHS về những vấn đề liên quan đến công tác GD của nhà trường
4,31
1,08
1
Vai trò trách nhiệm của BĐDCMHS
1
BĐDCMHS phối hợp chặt chẽ với nhà trường và GVCN lớp trong việc phổ biến đường lối, chính sách GD nói chung và nhiệm vụ từng năm học nói riêng
4,34
1,08
2
2
BĐDCMHS theo dõi và đôn đốc các CMHS thực hiện nghị quyết của Đại hội CMHS đầu năm học và các kế hoạch công tác cụ thể giữa các kỳ họp trong năm học
4,37
1,10
1
3
BĐDCMHS bàn bạc cụ thể và thống nhất với GVCN lớp các công tác lớn và những việc đột xuất để giữa nhà truờng và gia đình HS có sự phối hợp chặt chẽ, đạt hiệu quả cao
4,25
1,15
3
Kết quả bảng 2.10 cho thấy đánh giá thực trạng phân cấp QL của CBQL và GV về của sự phối hợp giữa nhà trường - gia đình trong hoạt động GD học tập cho HS lớp 10 như sau:
- Vai trò trách nhiệm của HT
HT nhận thức đầy đủ, sâu sắc về ý nghĩa, tầm quan trọng, nội dung, phương pháp thực hiện hoạt động phối hợp nhà trường và gia đình (thứ bậc 1); HT cụ thể hóa chủ trương phối hợp nhà trường và gia đình phù hợp với nhu cầu của trường và điều kiện của địa phương (thứ bậc 2); HT dung hòa lợi ích chung của nhà trường với nguyện vọng riêng của CMHS (thứ bậc 3); HT có trách nhiệm tổ chức sự phối hợp để đạt được mục tiêu (thứ bậc 4) và HT đại diện của ngành GD, của GV, NV nhà trường trong phối hợp với gia đình HS, với BĐDCMHS của trường (thứ bậc 5).
Như vậy, trong phân cấp QL vai trò của HT được đánh giá ở mức khá (ĐTB từ 3,84 đến 3,99. Tuy nhiên HT cần nắm chắc về các mặt cơ sở lý thuyết, nội dung và phương pháp; đồng thời phải cụ thể thực hiện hoạt động phối hợp nhà trường và gia đình có hiệu quả hơn. Ngoài ra, HT cần dung hòa lợi ích của các bên để có thể đạt được mục tiêu của sự phối hợp.
- Vai trò trách nhiệm của GVCN
Bảng 2.10 cho thấy, vai trò của GVCN trong phối hợp giữa nhà trường và gia đình đối với GD học tập HS lớp 10 được CBQL, GV đánh giá khá tốt (ĐTB lần lượt là 3,98 và 4,25). GVCN thay mặt HT, trực tiếp phối hợp với gia đình HS, với BĐDCMHS lớp (thứ bậc 1) và GVCN hỗ trợ HT trong những hoạt động liên quan đến QL sự phối hợp giữa nhà trường – gia đình (thứ bậc 2).
Như vậy, GVCN đã hoàn thành khá tốt việc thay mặt và hỗ trợ HT trong những hoạt động liên quan đến QL sự phối hợp giữa nhà trường – gia đình.
- Vai trò trách nhiệm của CMHS
Vai trò trách nhiệm của CMHS được đánh giá cao (ĐTB từ 4,27 đến 4,31). CMHS phản ánh, trao đổi, góp ý kiến trực tiếp với nhà trường, với GV hoặc thông qua BĐDCMHS về những vấn đề liên quan đến công tác GD của nhà trường (thứ bậc 1); CMHS có quyền yêu cầu nhà trường cho biết kết quả học tập – rèn luyện của con em (thứ bậc 2); CMHS tham gia các hoạt động GD ngoài giờ lên lớp và các hoạt động của CMHS do nhà trường tổ chức (thứ bậc 2) và CMHS yêu cầu nhà trường, cơ quan QLGD giải quyết theo pháp luật những vấn đề liên quan đến việc GD con em (thứ bậc 4).
Như vậy, một trong những mục đích của sự phối hợp giữa nhà trường - gia đình là công tác GD của nhà trường. Do đó, những hoạt động thuộc vai trò của CMHS đều nhằm đến GD cho HS.
- Vai trò trách nhiệm của BĐDCMHS
BĐDCMHS theo dõi và đôn đốc các CMHS thực hiện nghị quyết của Đại hội CMHS đầu năm học và các kế hoạch công tác cụ thể giữa các kỳ họp trong năm học (thứ bậc 1); BĐDCMHS phối hợp chặt chẽ với nhà trường và GVCN lớp trong việc phổ biến đường lối, chính sách GD nói chung và nhiệm vụ từng năm học nói riêng (thứ bậc 2) và BĐDCMHS bàn bạc cụ thể và thống nhất với GVCN lớp các công tác lớn và những việc đột xuất để giữa nhà trường và gia đình HS có sự phối hợp chặt chẽ, đạt hiệu quả cao (thứ bậc 3).
Qua kết quả này cho thấy BĐDCMHS thực hiện đúng chức năng là hỗ trợ HT trong việc theo dõi và đôn đốc các CMHS tham gia những hoạt động cần thiết, cũng như bàn bạc cụ thể và thống nhất với GVCN lớp các công tác lớn trong sự phối hợp giữa nhà trường - gia đình,
Qua đánh giá thực trạng phân cấp QL của CBQL và GV về của sự phối hợp giữa nhà trường - gia đình trong hoạt động GD học tập cho HS lớp 10 cho thấy vai trò, trách nhiệm của HT, GVCN, CMHS và BĐDCMHS được thực hiện đúng mục đích, nhịp nhàng, phối hợp đúng vai trò và nhiệm vụ của các bên trong sự phối hợp.
Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn một số CBQL, GV và CMHS về thực hiện vai trò của họ trong phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong GD học tập đối với HS lớp 10. Kết quả trả lời phỏng vấn được tổng hợp sau đây:
- Về phía nhà trường: Cần đầu tư thời gian và kinh phí cho việc tổ chức việc phối hợp. HT bận nhiều công việc nên chưa dành nhiều thời gian trong tổ chức sự phối hợp giữa nhà trường - gia đình. Trên thực tế việc tổ chức phối hợp còn mang tính hình thức, việc phối hợp chưa thường xuyên, chủ yếu thông qua họp PHHS đầu năm, kết thúc HKI và cuối năm. (Câu 2: A2, A4, B4, B5, B6, B7, B8, B9)
- Về phía GVCN: GVCN còn thiếu kỹ năng và kinh nghiệm giao tiếp với PHHS. (Câu 2: A1, A3, A4, A5, B8)
- Về phía gia đình HS: một bộ phận CMHS chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của sự phối hợp giữa nhà trường – gia đình. Nhiều gia đình HS cư trú phân tán, xa trường; CMHS lao động mưu sinh xa nhà việc phối hợp đôi lúc chưa kịp thời. (Câu 2: A1, B3, B6)
2.4.2. Thực trạng lập kế hoạch sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong hoạt động giáo dục học tập cho học sinh lớp 10 ở các trường trung học phổ thông vùng đồng bằng sông Cửu Long
Kết quả khảo sát ý kiến CBQL, GV về thực trạng lập kế hoạch sự phối hợp giữa nhà trường - gia đình trong hoạt động GD học tập cho HS lớp 10 được trình bày ở bảng 2.11 dưới đây:
Bảng 2.11. Đánh giá của CBQL và GV về thực trạng lập kế hoạch phối hợp giữa nhà trường - gia đình trong hoạt động GD học tập cho HS lớp 10
STT
Nội dung
Kết quả thực hiện
TB
ĐLC
Thứ bậc
1
HT duy trì tiếp cận và phát triển bền vững hoạt động phối hợp giữa nhà trường - gia đình
4,06
1,10
1
2
HT phát triển một chủ trương về quan hệ phối hợp giữa nhà trường - gia đình trong GD học tập của HS
4,02
1,08
2
3
HT sắp xếp và thực hiện hoạt động phối hợp hiện có
4,00
1,09
3
4
HT công khai các hoạt động phối hợp nhà trường - gia đình bằng các phương tiện truyền thông đại chúng
3,99
1,14
4
5
HT cải thiện và phối hợp thực tiễn dựa vào các yếu tố chính của khung quan hệ phối hợp nhà trường - gia đình
3,99
1,07
5
6
HT phát triển các kế hoạch thực hiện, thiết lập mục tiêu, thời hạn và các chỉ số thành công dựa vào khung quan hệ phối hợp với nhà trường – gia đình
3,98
1,08
6
7
HT đề xuất kinh phí cho các hoạt động phối hợp giữa nhà trường - gia đình trong trường học
3,91
1,13
7
8
HT lập kế hoạch hành động hàng năm cho quan hệ phối hợp giữa nhà trường - gia đình (xác định mục tiêu; nội dung công việc; xác định nguồn lực thực hiện)
3,88
1,08
8
Kết quả bảng 2.11 cho thấy, CBQL và GV tham gia khảo sát cho rằng các nội dung lập kế hoạch sự phối hợp giữa nhà trường - gia đình của trong hoạt động GD học tập cho HS lớp 10 thực hiện ở mức khá (ĐTB từ 3,88 đến 4,06). Các nội dung được đánh giá từ cao xuống thấp như sau: HT duy trì tiếp cận và phát triển bền vững hoạt động phối hợp giữa nhà trường - gia đình (thứ bậc 1); HT phát triển một chủ trương về quan hệ phối hợp giữa nhà trường - gia đình trong GD học tập của HS (thứ bậc 2); HT sắp xếp và thực hiện hoạt động phối hợp hiện có (thứ bậc 3); HT công khai các hoạt động phối hợp nhà trường - gia đình bằng các phương tiện truyền thông đại chúng (thứ bậc 4); HT cải thiện và phối hợp thực tiễn dựa vào các yếu tố chính của khung quan hệ phối hợp nhà trường - gia đình (thứ bậc 5); HT phát triển các kế hoạch thực hiện, thiết lập mục tiêu, thời hạn và các chỉ số thành công dựa vào khung quan hệ phối hợp với nhà trường – gia đình (thứ bậc 6); HT đề xuất kinh phí cho các hoạt động phối hợp giữa nhà trường - gia đình trong trường học (thứ bậc 7) và HT lập kế hoạch hành động hàng năm cho quan hệ phối hợp giữa nhà trường - gia đình (xác định mục tiêu; nội dung công việc; xác định nguồn lực thực hiện), thứ bậc 8.
Chúng tôi đã nghiên cứu, phân tích một số bản kế hoạch hoạt động của các trường THPT. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong văn bản kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường có đề cập tới hoạt động phối hợp giữa nhà trường - gia đình; phát triển một chủ trương về quan hệ phối hợp giữa nhà trường - gia đình trong GD học tập của HS. Tuy nhiên, chưa có trường nào xây dựng riêng một bản kế hoạch phối hợp giữa nhà trường và gia đình. Phối hợp giữa nhà trường và gia đình chỉ được coi là một trong các biện pháp nâng cao chất lượng GD HS. Vì vậy, trên thực tế, các trường chưa phân tích thực trạng hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong GD HS; chưa lập kế hoạch hành động hàng năm cho quan hệ phối hợp giữa nhà trường - gia đình (xác định mục tiêu; nội dung công việc; xác định nguồn lực thực hiện).
Như vậy, cần có kế hoạch sự phối hợp giữa nhà trường - gia đình trong hoạt động GD học tập cho HS lớp 10. Kế hoạch này có thể được lồng ghép trong kế hoạch hoạt động của nhà trường, kế hoạch hoạt động của BĐDCMHS của trường. HT cần có một tầm nhìn toàn diện và cụ thể về các hoạt động phối hợp nhà trường – gia đình thì kế hoạch đó mới hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn.
2.4.3. Thực trạng tổ chức sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong hoạt động giáo dục học tập cho học sinh lớp 10 ở các trường trung học phổ thông vùng đồng bằng sông Cửu Long
Tổ chức là quá trình hình thành nên cấu trúc các quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ phận trong một tổ chức, đồng thời phân công, điều phối các nhiệm vụ và nguồn nhân lực để đạt được các mục tiêu đề ra. Thành tựu của một tổ chức phụ thuộc rất nhiều vào năng lực và phong cách của chủ thể QL, và việc huy động và sử dụng các nguồn lực, cũng như tạo động lực, đặc biệt là nội lực của tổ chức. Sau đây là kết quả khảo sát ý kiến của CBQL, GV về thực trạng tổ chức thực hiện phối hợp giữa nhà trường - gia đình trong hoạt động GD học tập cho HS lớp 10, được trình bày ở bảng 2.12:
Bảng 2.12. Ý kiến CBQL, GV về thực trạng tổ chức thực hiện phối hợp giữa nhà trường - gia đình trong hoạt động GD học tập cho HS lớp 10
STT
Nội dung
Kết quả thực hiện
TB
ĐLC
Thứ bậc
1
HT thành lập một nhóm thông tin về việc thực hiện và kết quả của sự phối hợp giữa nhà trường – gia đình trong GD học tập.
4,12
1,02
1
2
HT xem xét khả năng phát triển và duy trì quan hệ phối hợp giữa nhà trường – gia đình trong GD học tập khi bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo trường học.
4,08
1,00
2
3
HT hỗ trợ và tư vấn thường xuyên các hoạt động phối hợp giữa nhà trường - gia đình với các nhóm phụ huynh trong GD học tập;
4,08
0,99
3
4
HT cung cấp các nguồn lực để hỗ trợ các
chương trình phối hợp trong GD học tập tại trường học.
4,05
1,01
4
5
HT tiến hành hội nghị ở trường để trao đổi việc thực hiện và đề ra giải pháp cho những khó khăn trong chương trình phối hợp trong GD học tập của HS.
4,04
0,99
5
6
HT phát triển chương trình đào tạo GV mới để thực hiện quan hệ phối hợp trong GD học tập
hiệu quả.
4,04
0,98
6
7
HT tìm kiếm và đánh giá thông tin ban đầu một cách rõ ràng về các gia đình.
3,95
1,08
7
Kết quả bảng 2.12 cho thấy, CBQL và GV tham gia khảo sát đánh giá thực trạng tổ chức thực hiện phối hợp giữa nhà trường - gia đình trong hoạt động GD học tập cho HS lớp 10 ở mức khá (ĐTB từ 3,95 đến 4,12). Các nội dung của công tác tổ chức được đánh giá từ cao xuống thấp như sau: HT thành lập một nhóm thông tin về việc thực hiện và kết quả của sự phối hợp giữa nhà trường – gia đình trong GD học tập (thứ bậc 1); HT xem xét khả năng phát triển và duy trì quan hệ phối hợp giữa nhà trường – gia đình trong GD học tập khi bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo trường học (thứ bậc 2); HT hỗ trợ và tư vấn thường xuyên các hoạt động phối hợp giữa nhà trường - gia đình với các nhóm phụ huynh trong GD học tập (thứ bậc 3); HT cung cấp các nguồn lực để hỗ trợ các chương trình phối hợp trong GD học tập tại trường học (thứ bậc 4); HT tiến hành hội nghị ở trường để trao đổi việc thực hiện và đề ra giải pháp cho những khó khăn trong chương trình phối hợp trong GD học tập của HS (thứ bậc 5); HT phát triển chương trình đào tạo GV mới để thực hiện quan hệ phối hợp trong GD học tập hiệu quả (thứ bậc 6) và HT tìm kiếm và đánh giá thông tin ban đầu một cách rõ ràng về các gia đình (thứ bậc 7).
Qua trao đổi ý kiến với CBQL, GV một số trường THPT các tỉnh ĐBSCL về tổ chức thực hiện phối hợp giữa nhà trường - gia đình trong hoạt động GD học tập cho HS lớp 10, chúng tôi nhận được một số thông tin như sau:
- Nhà trường cần quan tâm hơn trong việc tổ chức bồi dưỡng cho GV, nhất là GVCN kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phối hợp với PHHS. (Câu hỏi 5: A1, A4, A5, B1, B3, B5, B6, B10)
- Nhà trường cần có kế hoạch chi tiết cho việc phối hợp và cử GV tham dự các lớp bồi dưỡng về kỹ năng lập kế hoạch phối hợp do trường và Sở GD&ĐT tổ chức (Câu 5: A3, A4, B3, B7, B9)
- Thực tế là, GVCN và GVBM ở các lớp chưa có sự phối kết hợp chặt chẽ trong GD học tập cho HS. GV cũng chưa chủ động phối hợp với PHHS. Điều này đỏi hỏi vai trò tổ chức của nhà trường. (Câu 5: A5)
- Thực tế chỉ một bộ phận CMHS quan tâm đến việc học của con nên chủ động phối hợp với nhà trường trong GD HS. Nhà trường chưa thu hút được đông đảo PHHS tham gia GD học tập cho con em của mình. (Câu 1: A2, B2)
- Nhà trường cần tổ chức cho các GV được chia sẻ kinh nghiệm với các GV trong và ngoài nhà trường trong việc phối hợp với CMHS. (Câu 3: B2, B6, B10)
Như vậy, các trường đã tổ chức thực hiện những hoạt động cần thiết trực tiếp đến hoạt động phối hợp giữa nhà trường - gia đình trong hoạt động GD học tập cho HS lớp 10 và được đánh giá ở các thứ bậc cao. Tuy nhiên, một số nội dung cần quan tâm thực hiện như: tổ chức bồi dưỡng cho GV, nhất là GVCN kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phối hợp với PHHS; tổ chức cho các GV được chia sẻ kinh nghiệm với các GV trong và ngoài nhà trường trong việc phối hợp với CMHS
2.4.4. Thực trạng chỉ đạo sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong hoạt động giáo dục học tập cho học sinh lớp 10 ở các trường trung học phổ thông vùng đồng bằng sông Cửu Long
Chỉ đạo là chức năng QL, chủ thể QL điều hành sao cho các thành viên, các bộ phận liên kết nhất trí cao, động viên, cổ vũ họ vận hành theo đúng kế hoạch để thực hiện mục tiêu đề ra. Bảng 2.13 dưới đây trình bày ý kiến của CBQL, GV về thực trạng chỉ đạo sự phối hợp giữa nhà trường - gia đình trong hoạt động GD học tập cho HS lớp 10:
Bảng 2.13. Ý kiến của CBQL, GV về thực trạng chỉ đạo sự phối hợp giữa nhà trường - gia đình trong hoạt động GD học tập cho HS lớp 10
STT
Nội dung
Kết quả thực hiện
TB
ĐLC
Thứ bậc
1
HT tổ chức tập huấn những kỹ năng cần thiết cho GVCN và thành viên của ban đại diện CMHS trong phối hợp giữa nhà trường - gia đình;
4,40
1,06
1
2
Động viên, khuyến khích các GVCN thực hiện đúng tiến độ của kế hoạch phối hợp giữa nhà trường - gia đình, vận dụng đúng phương thức, nội dung phối hợp với CMHS trong GD học tập;
4,34
1,05
2
3
HT theo dõi, giám sát thực hiện kế hoạch hoạt động phối hợp của GVCN, BĐDCMHS trong GD học tập HS;
4,33
1,10
3
4
HT và BĐDCMHS đảm bảo rằng những giá trị và lợi ích của HS được lắng nghe và tôn trọng nhằm nâng cao kết quả học tập của HS.
4,28
1,06
4
5
HT thường xuyên đôn đốc, động viên GVCN hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc GD học tập của HS lớp 10 THPT thông qua nhiều biện pháp: khuyến khích, động viên, khen thưởng, xét thi đuađể kích thích tinh thần;
4,28
1,09
5
6
Uốn nắn kịp thời những hạn chế thiếu sót trong quá trình thực hiện hoạt động phối hợp giữa nhà trường - gia đình trong GD học tập HS.
4,27
1,09
6
Kết quả bảng 2.13 cho thấy, CBQL, GV đánh giá thực trạng chỉ đạo sự phối hợp giữa nhà trường - gia đình của CBQL và GV trong hoạt động GD học tập cho HS lớp 10 ở mức tốt (ĐTB từ 4,27 đến 4,40). Cụ thể được đánh giá từ cao xuống thấp như sau: HT tổ chức tập huấn những kỹ năng cần thiết cho GVCN và thành viên của BĐDCMHS trong phối hợp giữa nhà trường - gia đình; động viên, khuyến khích các GVCN thực hiện đúng tiến độ của kế hoạch phối hợp giữa nhà trường - gia đình, vận dụng đúng phương thức, nội dung phối hợp với CMHS trong GD học tập; theo dõi, giám sát thực hiện kế hoạch hoạt động phối hợp của GVCN, BĐDCMHS trong giáo dục học tập HS; HT và BĐDCMHS đảm bảo rằng những giá trị và lợi ích của HS được lắng nghe và tôn trọng nhằm nâng cao kết quả học tập của HS; thường xuyên đôn đốc, động viên GVCN hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc GD học tập của HS lớp 10 THPT thông qua nhiều biện pháp: khuyến khích, động viên, khen thưởng, xét thi đuađể kích thích tinh thần; uốn nắn kịp thời những hạn chế thiếu sót trong quá trình thực hiện hoạt động phối hợp giữa nhà trường - gia đình trong GD học tập HS.
Như vậy, HT thực hiện các hoạt động chỉ đạo sự phối hợp giữa nhà trường - gia đình theo đánh giá của CBQL và GV trong hoạt động nhà trường - gia đình học tập cho HS lớp 10 khá tốt.
Kết quả phỏng vấn CBQL, GV được ghi nhận như sau:
- HT cần có tác động đến BĐDCMHS để họ hỗ trợ nhà trường trong phối hợp với gia đình CMHS; CMHS cần phối hợp chặt chẽ với GVCN, nhà trường; cần dành thời gian thỏa đáng cho việc phối hợp với nhà trường trong GD học tập của HS. (Câu 4: A1, A3, B1, B7)
- HT nhà trường cần động viên CMHS quan tâm hơn tình hình học tập của con em, đặc biệt là thời gian học tập ở nhà. (Câu 4: A4, A5, B1, B3, B9)
- Nhà trường cần tác động đến BĐDCMHS từng lớp để gắn kết kết với trường, có sự nhiệt tình và chia sẽ trách nhiệm trong phối hợp với nhà trường, QL tốt việc học của con em ở nhà. (Câu 4: A2, A4, A6, B5, B6, B8, B10)
- Chỉ đạo GVCN thường xuyên liên hệ với CMHS để họ dành nhiều thời gian liên lạc với thầy cô, có sự nhiệt tình và trách nhiệm trong phối hợp với nhà trường, QL tốt việc học của con em ở nhà. (Câu 4: A3)
Như vậy, công tác chỉ đạo sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình trong GD học tập HS lớp 10 các trường THPT vùng ĐBSCL đã được quan tâm. Tuy nhiên, các trường cần thu hút sự tham gia đông đảo của CMHS trong phối hợp với nhà trường; cần động viên, giám sát GV, đặc biệt là GVCN phối hợp chặt chẽ với CMHS. Cần có biện pháp hữu hiệu để CMHS quan tâm hơn tình hình học tập của con em, đặc biệt là thời gian học tập ở nhà; dành nhiều thời gian liên lạc với thầy cô, có sự nhiệt tình và trách nhiệm trong phối hợp với nhà trường.
2.4.5. Thực trạng kiểm tra sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong hoạt động giáo dục học tập cho học sinh lớp 10 ở các trường trung học phổ thông vùng đồng bằng sông Cửu Long
Trong chu trình QL, khâu kiểm tra đánh giá là một trong nội dung quan trọng của quá trình QL. Nó là bước nhìn lại toàn bộ quá trình lên kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện so với những mục tiêu đã đề ra, nhìn nhận cái được và cái chưa được để từ đó có những điều chỉnh kịp thời. Thông qua hỏi ý kiến CBQL, GV, chúng tôi có được thông tin về thực trạng kiểm tra sự phối hợp giữa nhà trường - gia đình trong hoạt động GD học tập cho HS lớp 10 được trình bày ở bảng 2.14 dưới đây:
Bảng 2.14. Đánh giá thực trạng kiểm tra sự phối hợp giữa nhà trường
- gia đình của CBQL và GV trong hoạt động GD học tập cho HS lớp 10
STT
Nội dung
Kết quả thực hiện
TB
ĐLC
Thứ bậc
1
HT xử lí kết quả để quyết định chỉ đạo tiếp hoặc để điều chỉnh ở các khâu cụ thể trong việc thực hiện QL hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc GD học tập của HS lớp 10 THPT.
4,37
1,10
1
2
HT thu thập các thông tin về sự phối hợp và so sánh với chuẩn đã quy định về QL hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc GD học tập của HS lớp 10 THPT, khẳng định được thực trạng so với chuẩn và xác định được rõ nguyên nhân.
4,34
1,08
2
3
HT xác định chuẩn kiểm tra, đo lường việc thực thi nhiệm vụ, so sánh, đối chiếu với mục tiêu phối hợp nhà trường - gia đình trong GD học tập của HS đã đề ra ban đầu và đưa ra các điều chỉnh cần thiết.
4,34
1,06
3
4
HT quan sát, xem xét thực tế của quá trình tổ chức thực hiện QL hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc GD học tập của HS lớp 10 THPT cho HS cũng như toàn bộ hội đồng giảng dạy của trường có phù hợp với các quyết định QL, với kế hoạch chương trình SGK và kế hoạch dạy học của từng lớp hay không.
4,31
1,08
4
5
HT sơ kết, tổng kết hoạt động phối hợp giữa nhà trường - gia đình trong GD học tập của HS.
4,25
1,15
5
Kết quả bảng 2.14 cho thấy, thực trạng kiểm tra sự phối hợp giữa nhà trường - gia đình trong hoạt động GD học tập cho HS lớp 10 được đánh giá là tốt (ĐTB từ 4,25 đến 4,37). Thứ bậc các nội dung từ cao xuống thấp như sau: HT xử lí kết quả để quyết định chỉ đạo tiếp hoặc để điều chỉnh ở các khâu cụ thể trong việc thực hiện QL hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc GD học tập của HS lớp 10 THPT (thứ bậc 1); HT thu thập các thông tin về sự phối hợp và so sánh với chuẩn đã quy định về QL hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc GD học tập của HS lớp 10 THPT, khẳng định được thực trạng so với chuẩn và xác định được rõ nguyên nhân (thứ bậc 2); HT xác định chuẩn kiểm tra, đo lường việc thực thi nhiệm vụ, so sánh, đối chiếu với mục tiêu phối hợp nhà trường - gia đình trong GD học tập của HS đã đề ra ban đầu và đưa ra các điều chỉnh cần thiết (thứ bậc 3); HT quan sát, xem xét thực tế của quá trình tổ chức thực hiện QL hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc GD học tập của HS lớp 10 THPT cho HS cũng như toàn bộ HĐ giảng dạy của trường có phù hợp với các quyết định QL, với kế hoạch chương trình SGK và kế hoạch dạy học của từng lớp hay không (thứ bậc 4); HT sơ kết, tổng kết hoạt động phối hợp giữa nhà trường - gia đình trong GD học tập của HS (thứ bậc 5).
Ngoài việc thu thập thông tin từ điều tra bằng bảng hỏi, chúng tôi đã nghiên cứu hồ sơ kiểm tra của một số trường THPT. Trên thực tế, các trường không có kế hoạch kiểm tra sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình. Nội dung kiểm tra tập trung vào kiểm tra các hoạt động dạy học, GD của GV, của tổ chuyên môn; kiểm tra CSVC, thiết bị dạy học Như vậy, việc giám sát hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong GD nói chung, GD học tập của HS lớp 10 nói riêng còn chưa bài bản. Công tác thu thập thông tin nhiều chiều về sự phối hợp giữa GVCN, GVBM và gia đình HS, giữa nhà trường với BĐDCMHS còn hạn chế. Nói cách khác, muốn thực hiện chức năng kiểm tra sự phối hợp giữa nhà trường - gia đình của CBQL và GV trong hoạt động GD học tập cho HS lớp 10; HT cần làm việc theo các nội dung như: tăng cường giám sát, thu thập thông tin; xác định được rõ nguyên nhân; xác định chuẩn kiểm tra, đo lường việc thực thi nhiệm vụ, so sánh, đối chiếu với mục tiêu phối hợp nhà trường - gia đình trong GD học tập của HS đã đề ra ban đầu và đưa ra các điều chỉnh cần thiết; quan sát, xem xét thực tế của quá trình tổ chức thực hiện QL hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình tro