LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ viii
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu đề tài 4
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4
4. Câu hỏi nghiên cứu 4
5. Giả thuyết nghiên cứu 4
6. Nhiệm vụ nghiên cứu 5
7. Phạm vi nghiên cứu 5
8. Luận điểm bảo vệ 5
9. Đóng góp mới và ý nghĩa của luận án 6
10. Phương pháp luận và Phương pháp nghiên cứu 7
11. Cấu trúc luận án 9
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TRƯỜNG PHỔ THÔNG LIÊN CẤP TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN 10
1.1. Tổng quan các nghiên cứu 10
1.1.1. Các nghiên cứu ở trong nước về nhà trường, quản lý nhà trường 10
1.1.2. Các nghiên cứu quốc tế về nhà trường, mô hình nhà trường 14
1.1.3. Các nghiên cứu về quản lý trường phổ thông ngoài công lập như một phương thức triển khai xã hội hóa sự nghiệp giáo dục 19
1.2. Những vấn đề lý luận về nhà trường phổ thông và trường phổ thông liên cấp trong doanh nghiệp tư nhân 22
1.2.1. Khái niệm Nhà trường phổ thông, trường phổ thông liên cấp, đặc điểm trường phổ thông Việt Nam 22
1.2.2. Trường phổ thông liên cấp trong doanh nghiệp tư nhân 29
1.3. Những vấn đề lý luận quản lý trường phổ thông liên cấp trong doanh nghiệp tư nhân 36
1.3.1. Khái niệm Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường 36
1.3.2. Quản lý trường PTLC trong doanh nghiệp tư nhân 41
1.3.3. Nội dung quản lý trường PTLC trong các doanh nghiệp tư nhân 47
1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý mô hình trường PTLC trong các doanh nghiệp tư nhân 53
Kết luận chương 1 58
Chương 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN QUẢN LÝ TRƯỜNG PHỔ THÔNG LIÊN CẤP TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN VIỆT NAM 59
2.1. Kinh nghiệm quốc tế về quản lý trường phổ thông, trường phổ thông tư thục trong nền kinh tế thị trường 59
2.1.1. Tổng quan chung 59
2.1.2. Các kinh nghiệm từ Mỹ 63
2.1.3. Úc 65
2.1.4. Anh 66
2.1.5. Nhật Bản 67
2.1.6. Đức 68
2.1.7. Phần Lan 68
2.1.8. Nga 68
2.2. Giới thiệu tổ chức khảo sát 69
2.2.1. Mục đích khảo sát 69
2.2.2. Nội dung khảo sát 69
2.2.3. Phương pháp tổ chức khảo sát 69
2.2.4. Chọn đối tượng khảo sát 70
2.2.5. Tổ chức hoạt động khảo sát và phỏng vấn 70
2.3. Khái quát về các các doanh nghiệp tư nhân có trường PTLC và trường hợp Trường Phổ thông Liên cấp Vinschool 70
2.3.1. So sánh 3 trường PTLC Olympia, Đoàn thị Điểm Greenfield và Nguyễn Siêu 71
2.3.2. Nghiên cứu trường hợp Hệ thống giáo dục phổ thông liên cấp Vinschool 76
2.4. Thực trạng quản lý trường PTLC Vinschool trong doanh nghiệp tư nhân 101
2.4.1. Kết quả khảo sát về các chỉ số 101
2.4.2. Thực trạng về các hoạt động lãnh đạo, quản lý ảnh hưởng đến phát triển nhà trường PTLC ở Việt Nam. 102
Kết luận chương 2 116
Chương 3. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TRƯỜNG PHỔ THÔNG LIÊN CẤP TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM 118
3.1. Nguyên tắc đề xuất giải pháp 118
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích 118
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 118
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thiết thực và hiệu quả 119
3.2. Giải pháp quản lý trường phổ thông liên cấp trong các doanh nghiệp tư nhân 120
3.2.1. Giải pháp 1: Hoàn thiện các văn bản chỉ đạo về chủ trương, cơ chế chính sách xây dựng phát triển Trường Phổ thông liên cấp trong các doanh nghiệp tư nhân theo quan điểm phi lợi nhuận 120
3.2.2. Giải pháp 2: Đổi mới tư duy và phương thức quản lý nhà trường theo hướng phân cấp, tự chủ, tự chịu trách nhiệm và thực hiện có hiệu quả, phát huy lợi thế của cơ sở giáo dục trong các doanh nghiệp tư nhân 121
3.2.3. Giải pháp 3: Lãnh đạo và quản lý phát triển giáo dục toàn diện cho học sinh, kết hợp với quan điểm quản trị và giá trị văn hóa của doanh nghiệp 124
3.2.4. Giải pháp 4: Đổi mới nội dung, phương pháp tác động vào các chủ thể của quá trình quản lý trường PTLC hướng tới đáp ứng chuẩn đào ra của doanh nghiệp và hội nhập quốc tế 131
3.2.5. Giải pháp 5: Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng giáo dục toàn diện trường Phổ thông liên cấp 142
3.2.6. Giải pháp 6: Nâng cao nhận thức về huy động cộng đồng tham gia quản lý giáo dục phổ thông 146
3.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các nhóm giải pháp 149
3.3.1. Mục đích 151
3.3.2. Nội dung, phương pháp và kết quả khảo nghiệm 151
3.4. Thử nghiệm một số giải pháp đã đề xuất triển khai 159
3.4.1. Mục đích thử nghiệm 159
3.4.2. Nội dung thử nghiệm 159
3.4.3. Kết quả thực nghiệm 189
Kết luận chương 3 190
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 191
1. Kết luận 191
2. Khuyến nghị 191
TÀI LIỆU THAM KHẢO 193
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 199
PHỤ LỤC
221 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 528 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý trường Phổ thông liên cấp trong các doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam - Lê Mai Lan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bằng tư duy độc lập, sáng tạo.
Học thuyết Giáo dục
Đa trí thông minh có thể được ví như quan điểm xuyên suốt cho tất cả Phương pháp giáo dục tại Vinschool.
Học thuyết Đa trí thông minh được phát triển bởi Giáo sư Howard Gardner thuộc Đại học Harvard. Theo đó, giáo sư đề xuất 8 loại hình thông minh khác nhau để miêu tả một phạm vi rộng lớn các tiềm năng của con người bao gồm: Trí tuệ ngôn ngữ, Không gian, Âm nhạc, Giao tiếp, Toán học, Vận động, Tự nhiên và Nội tâm.
Phương pháp Giáo dục:
Trên nền tảng chương trình giáo dục toàn diện 5 trong 1, các thầy cô Vinschool luôn tích cực ứng dụng rộng rãi, sáng tạo, linh hoạt những phương pháp giảng dạy tiên tiến trong từng môn học, từng tiết dạy. Mục tiêu cuối cùng là nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh.
Những phương pháp giáo dục phù hợp và đạt hiệu quả cao được áp dụng đại trà trên toàn trường. Có thể kế đến các phương pháp tiêu biểu hiện đang được áp dụng đại trà tại Vinschool là ứng dụng Sơ đồ tư duy, Dạy học dự án, dạy học tích hợp STEM... Bên cạnh đó giáo viên cũng linh hoạt ứng dụng các kỹ thuật giảng dạy hiện đại khác như: Lớp học đảo ngược, Think-Pair-Share
Ứng dụng Sơ đồ tư duy giúp học sinh "ghi lại bài giảng" bằng các từ then chốt và các hình ảnh kết nối với nhau, giúp học sinh ghi bài nhanh hơn, dễ nhớ và dễ ôn tập hơn.
Dạy học dự án được Vinschool áp dụng hiệu quả cho trẻ từ Mầm non trở lên và khiến học sinh rất hào hứng, hăng say tìm hiểu và khám phá kiến thức. Học sinh có khả năng lĩnh hội kiến thức sâu hơn so với áp dụng phương pháp dạy truyền thống.
STEM là viết tắt của các từ Science (khoa học), Technology (công nghệ), Engineering (kỹ thuật) và Math (toán học). Dạy học STEM về là trang bị cho học sinh những kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Các kiến thức và kỹ năng này (gọi là kỹ năng STEM) được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ.
Nghiên cứu tình huống Vinschool liên quan đến Quản lý đánh giá kết quả giáo dục
Do không có mục tiêu kinh doanh, Vinschool đặt mối quan tâm hàng đầu lên chất lượng giáo dục toàn diện.
Vinschool tin tưởng sâu sắc mỗi học sinh là đặc biệt và duy nhất. Giáo dục là một quá trình lâu dài và khả năng học tập của mỗi học sinh là khác nhau. Vì vậy sự tiến bộ của học sinh cần được đánh giá liên tục trong suốt quá trình. Mỗi học sinh đều được nhà trường hướng dẫn làm và lưu giữ một hồ sơ cá nhân.
Việc kiểm tra đánh giá giữ vai trò cốt yếu trong việc hỗ trợ đo lường và xác định việc học của học sinh. Mục đích quan trọng nhất của kiểm tra đánh giá là hỗ trợ mục tiêu học tập và động viên học sinh tiến bộ một cách phù hợp, nhận ra những gì học sinh biết, hiểu và có thể làm
Tại Vinschool việc đánh giá phải đảm bảo các mục tiêu sau:
Giáo viên hỗ trợ học sinh đưa ra mục tiêu
Xem xét tổng thể học sinh, cho phép việc học khác biệt
Đưa ra quá trình tiến bộ để học sinh và giáo viên lên kế hoạch cho việc học trong tương lai
Cung cấp bằng chứng tiến bộ được lưu lại và chia sẻ thông tin tới học sinh và phụ huynh qua nhiều hình thức
Phiếu báo kết quả học tập định kỳ bao gồm nhận xét của giáo viên cho từng môn sẽ được cung cấp tới phụ huynh 4 lần/năm học. Vinschool ghi nhận tiến bộ toàn diện của học sinh không chỉ dựa vào kết quả học tập trên điểm số quy định theo quy chế của Bộ GD&ĐT mà còn ghi chép các kết quả triển khai dự án, các chứng chỉ, các cuộc thi, các sự kiện thể thao, mỹ thuật, từ thiện mà các em đã trải qua.
Kết quả học tập còn do học sinh tự đánh giá. Học sinh Vinschool sẽ chủ trì các buổi họp phụ huynh 1:1, trong đó học sinh trình bày lại nỗ lực tiến bọ, các thách thức và mục tiêu tiếp theo của bản thân trong học kỳ tới với bố mẹ và giáo viên.
Hình dưới đây mô tả phiếu đánh giá tiến bộ học tập của học sinh tại Vinschool.
Với hệ Nâng cao, Cambridge Checkpoitn là bài kiểm tra chẩn đoán giúp học sinh và giáo viên nhận biết toàn diện về điểm mạnh và điểm yếu trong mỗi môn học. Kỳ kiểm tra diễn ra một lần/một năm vào lớp 5 và lớp 8. Bài kiểm tra được chấm bới Cambridge và mỗi học sinh nhận được một báo cáo thành tích và phân tích chi tiết.
Nghiên cứu tình huống Vinschool liên quan đến Môi trường giáo dục và đội ngũ giáo viên
Sau khi chuyển đổi mô hình hoạt động sang phi lợi nhuận, một trong những mục tiêu hàng đầu của Vinschool là dành nguồn lực để xây dựng một trường học Việt Nam, dành cho người Việt Nam, mang đẳng cấp quốc tế, thể hiện ở các điểm:
Đội ngũ giáo viên
Hiện nay, Hệ thống Giáo dục Vinschool đã quy tụ gần 4.000 cán bộ giáo viên các cấp, kết hợp giữa đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm và những giáo viên trẻ tiềm năng, nhiệt huyết, tất cả đều cùng chia sẻ tư duy đổi mới giáo dục. Các giáo viên giỏi tại Vinschool đều đã có nhiều năm công tác tại những ngôi trường có uy tín. Nhiều giáo viên Vinschool qua quá trình tích lũy kinh nghiệm, phấn đấu trong chuyên môn đã được công nhận danh hiệu Nhà giáo ưu tú, Giáo viên dạy giỏi cấp Thành phố.
Công tác tuyển dụng
Với khát vọng trở thành đơn vị đi đầu trong đổi mới giáo dục tại Việt Nam, Vinschool chú trọng đầu tư chiều sâu vào việc phát triển năng lực đội ngũ giáo viên để đảm bảo chương trình giáo dục ưu việt của toàn bộ hệ thống phải được triển khai bởi những nhà giáo hội tụ đủ Tâm - Tầm - Tài:
- Tâm: Tận tâm, yêu nghề, cùng chia sẻ khát vọng xây dựng nền giáo dục tốt nhất cho thế hệ trẻ Việt Nam.
- Tầm: Có tư duy cấp tiến về đổi mới giáo dục, có ý thức về tính chuyên nghiệp và sự hoàn thiện.
- Tài: Có năng lực chuyên môn và kỹ năng sư phạm tốt, sẵn sàng tiếp thu và ứng dụng công nghệ, phương pháp giáo dục mới, ham học hỏi và cầu thị.
Bảng sau đây mô tả tiêu chuẩn dạy học và đạo đức của giáo viên Vinschool
Những lý do hấp dẫn các giáo viên giỏi về tới Vinschool:
Tư tưởng giáo dục đổi mới, triết lý giáo dục toàn diện của Vinschool, cùng một môi trường văn hoá cao.
Chế độ đãi ngộ hấp dẫn, nơi Giáo viên được sống với nghề
Cơ hội thăng tiến và phát triển sự nghiệp lâu dài.
Cơ hội được đào tạo, được phát triển chuyên môn không ngừng mỗi ngày. Vinschool đặc biệt quan tâm tới các chương trình đào tạo giáo viên để chuẩn hoá đội ngũ cũng như không ngừng nâng cao chuyên môn thông qua các chương trình đào tạo với các chuyên gia nước ngoài cũng như các chương trình kiến học, hội thảo tại các quốc gia có nền giáo dục phát triển như Mỹ, New Zealand, Singapore
Chương trình đào tạo
Để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục, Hệ thống giáo dục Vinschool luôn tích cực xây dựng những chương trình huấn luyện định kỳ để đội ngũ giáo viên liên tục được nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, thực sự là niềm tự hào của nhà trường, là niềm tin tưởng
Vinschool đặc biệt quan tâm tới các chương trình đào tạo giáo viên để chuẩn hoá đội ngũ cũng như không ngừng nâng cao chuyên môn thông qua các chương trình đào tạo với
Tiêu chuẩn giáo viên: Tiêu chuẩn chung của quốc tế
Kế hoạch phát triển cá nhân IDP
Các chương trình đào tạo:
ĐH Waikato; KNTK21
Chương trình lấy chứng chỉ giảng dạy Cambridge
Tâm lý sư phạm; Dự án trải nghiệm; Học để phục vụ
Bảng sau đây mô tả chương trình đào tạo cho giáo viên trẻ Vinschool
Nghiên cứu Vinschool liên quan tới Cơ sở vật chất và thiết bị trường học
Là một hệ thống giáo dục gồm nhiều cơ sở trường, để đảm bảo sự nhất quán trong nhận diện thương hiệu và các tiêu chuẩn dịch vụ giáo dục đồng nhất với tất cả học sinh giáo viên ở mọi cơ sở trong cùng hệ thống, khối Hỗ trợ của Vinschool đã đưa ra các tiêu chuẩn về cơ sở vật chất áp dụng cho tất cả các cơ sở trường. Các tiêu chuẩn này đều vượt các yêu cầu xây dựng trường của tiêu chuẩn Việt nam (TCVN) và tiệm cận chuẩn mực quốc tế.
Về quy hoạch, tất cả các trường được thiết kế tối ưu và hiện đại, với nhiều diện tích cảnh quan, cây xanh, môi trường xanh, sạch, đẹp, đáp ứng tối đa nhu cầu học tập, rèn luyện của học sinh.
Quy hoạch trường Trung học Vinschool Times City, 1 trong 17 cơ sở giáo dục của hệ thống Vinschool
Các lớp học được đầu tư cơ sở vật chất rất hiện đại. Mỗi học sinh có 1 bàn ghế riêng, diện tích bình quân mỗi học sinh vượt TCVN và theo chuẩn quốc tế. Cuối lớp là bảng ghim lớn để học sinh sử dụng với các mục đích đa dạng phục vụ học tập. Toàn bộ các lớp học đều được trang bị Bảng tương tác thông minh Smart Board theo tiêu chuẩn quốc tế. Phòng học có nhiều ảnh sáng tự nhiên, được trang bị hệ thống điều hoà hai chiều đảm bảo nhiệt độ phù hợp theo từng mùa.
Một phòng học điển hình của Vinschool
Tất cả các trường phổ thông trong hệ thống Vinschool đều được trang bị thư viện hiện đại, với nhiều đầu sách đến từ các nhà xuất bản nổi tiếng trong và ngoài nước. Học sinh có thể tìm thấy nhiều cuốn sách thú vị tại đây. Nhà trường cũng rất chú trọng phát triển văn hoá đọc cho học sinh.
Một thư viện điển hình tại Vinschool Harmony
Phát triển về thể chất là một trong những mục tiêu quan trọng trong chương trình giáo dục toàn diện của Vinschool. Vì vậy bất cứ trường phổ thông nào trong hệ thống cũng được trang bị bể bơi, sân bóng ngoài trời, nhà đa năng và các phòng học chức năng. Môn bơi được đưa vào giảng dạy cho học sinh trong giờ học chính khóa.
Nhà thi đấu đa năng là nơi các em học sinh Vinschool tích cực rèn luyện thể thao với nhiều bộ môn như bóng rổ, cầu lông, Vovinam.
Bể bơi của trường tuân thủ kích thước bể bơi Olympic
Sân bóng cỏ nhân tạo ngoài trời là cấu phần bắt buộc ở tất cả các cơ sở
Innovation Center được trang bị toàn diện tất cả các công cụ và thiết bị cần thiết cho quá trình sáng tạo và sáng chế của học sinh. Từ những thiết bị, dụng cụ nhỏ nhất như búa, kìm, kéo, motor, pin, ốc vít cho đến các máy móc công nghệ cao như máy in 3D, máy cắt laser, máy điêu khắc CNC để học sinh có thể in, chế tạo những sản phẩm do chính mình thiết kế.
Innovation Center của Vinschool Harmony là nơi có máy in 3D
đầu tiên của Hệ thống
Hệ thống phòng Công nghệ thông tin được trang bị đầy đủ các phương tiện hỗ trợ việc triển khai chương trình ICT trong giảng dạy tại trường.
Hệ thống phòng thí nghiệm trang bị đầy đủ dụng cụ, tạo điều kiện để
học sinh tăng cường thực hành, học thông qua trải nghiệm.
Phòng nghệ thuật được trang bị nhiều loại nhạc cụ hiện đại và truyền thống, giúp học sinh phát triển năng khiếu toàn diện. Nghệ thuật cũng là một trong năm cấu phần trong chương trình giáo dục toàn diện tại Vinschool.
Phòng nghệ thuật tại Vinschool Central Park
Hệ thống Bếp ăn một chiều sạch sẽ, hiện đại, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm 100% học sinh đều nghỉ trưa tại trường, vì vậy khu nhà ăn được đầu tư xây dựng hiện đại, sạch sẽ, đảm bảo an toàn vệ sinh.
Hệ thống bếp ăn tại Vinschool Harmony
Phòng Y tế tại Vinschool được trang bị các thiết bị, dụng cụ chăm sóc sức khỏe thiết yếu, hiện đại cùng các nhân viên y tế tận tâm luôn túc trực tại trường nhằm đảm bảo tình hình sức khỏe của học sinh trong điều kiện tốt nhất.
Học sinh được thăm khám tại Vinschool Times City
Đặc biệt Vinschool đầu tư vào nhà hát với công suất 600 chỗ ngồi để học sinh có không gian biểu diễn sáng tạo
Nhà hát tại Tiểu học Vinschool Harmony
Tóm tắt các điểm khác biệt qua nghiên cứu trường hợp điển hình Vinschool
Vinschool là trường đầu tiên được Bộ giáo dục cho phép dạy học tích hợp CT Cambridge và CT GD ĐT Việt nam chuẩn quốc gia. Vinschool cũng tiên phong trở thành thành viên của CIS- Council of International School, Hội đồng kiểm định chất lượng trường chuẩn quốc tế, nhờ đó các quy trình quản trị trường học và quản lý chất lượng giáo dục sẽ đáp ứng các quy định tiêu chuẩn quốc tế.
Vinschool là trường đầu tiên đưa vào các trung tâm tài năng GATE, dạy học phân hóa cho các tài năng đặc biệt cho từng lĩnh vực
Vinschool có hệ thống đánh giá và đào tạo giáo viên chặt chẽ. Giáo viên được đào tạo cả chuyên môn và công nghệ để không bị tụt hậu trong thế kỷ 21, thời đại của chuyển đổi số.
Việc đào tạo văn hóa, kết hợp triết lý giáo dục toàn diện và giáo dục để phụng sự song hành với triết lý văn hóa yêu nước- kỷ luật- văn minh của Tập đoàn Vingroup đã được Vinschool chú trọng trong các chương trình giáo dục phẩm chất, Việt nam học của mình.
Vinschool có đủ tiềm lực tài chính để đầu tư vào CSVC bao gồm cả bể bơi và nhà hát. Tiêu chuẩn hóa CSVC cho mọi cơ sở trong hệ thống.
Vinschool có có sự hỗ trợ từ doanh nghiệp đầu tư nên việc phát triển chuỗi trường hết sức nhanh chóng. Bên cạnh việc nhận hỗ trợ tài chính, Vinschool đã bước đầu cài nhúng các hoạt động hướng nghiệp dựa trên nền tảng hệ sinh thái của mình, đặc biệt là các hoạt động trải nghiệm thực tế, hội thảo nghề nghiệp về nông nghiệp thông minh tại Vineco, về công nghệ công nghiệp tại VinFast, VinSmart, về y tế tại Vinmec và về kinh doanh tại các đơn vị khác trong tập đoàn. Chương trình đào tạo kỹ năng của Vinschool cũng hướng tới các chuẩn đầu ra của kỹ năng mà doanh nghiệp thực tế yêu cầu. Nhờ lợi thế nằm trong hệ sinh thái Vingroup, toàn bộ dịch vụ y tế được gắn kết Vinmec, thực phẩm- rau củ quả được nhập từ Vineco, dịch vụ bảo vệ thuê công ty VinSecurity vì thế môi trường học tập rất an toàn, an ninh, lành mạnh.
2.4. Thực trạng quản lý trường PTLC Vinschool trong doanh nghiệp tư nhân
2.4.1. Kết quả khảo sát về các chỉ số
a). Kết quả thu thập số liệu
Điều tra thực trạng của trường PTLC trong các doanh nghiệp đã rút ra:
1) Nhà trường đào tạo có chất lượng:
- Duy trì sĩ số tốt trung bình trên 98%;
- Số học sinh lên lớp thẳng có tỷ lệ rất cao;
- Tỷ lệ HS xếp loại học lực khá, giỏi đạt tỷ lệ cao;
- Số học sinh đạt giải HSG tại các kỳ thi quốc gia nhiều;
- Tỉ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt cao; Học sinh năng động, có kỹ năng sống tốt
- Khả năng đáp ứng kỳ vọng của gia đình, xã hội lớn;
2) Đội ngũ giáo viên, CBQL: Số lượng giáo viên dạy giỏi cấp thành phố; giáo viên trên chuẩn nhiều. Số lượng giáo viên thành thạo tiếng Anh nhiều.
3) Môi trường giáo dục thuận lợi, được sự ủng hộ cao của các cấp chính quyền, của cộng đồng, quan tâm đầu tư, đào tạo của Doanh nghiệp.
b). Những nhận định
- Hiệu quả trong (kết quả đào tạo thể hiện ở số học sinh tốt nghiệp, sinh viên nhận học bổng đi du học) nhìn chung là cao so với mặt bằng chung toàn quốc.
Cụ thể năm học 2018-2019 Điểm thi THPT Quốc gia trung bình toàn khối 12 của Vinschool đạt 21.2 điểm, trong đó 72.7 % học sinh đạt trên 20 điểm. Gần 1/3 học sinh khối 12 của Vinschool đã đăng ký tham gia kỳ thi thi IELTS, với điểm thi trung bình đạt 6.55. Đặc biết khối Du học có tới 92% học sinh apply thành công vào các trường đại học trên thế giới, trong đó 48% học sinh đạt học bổng ở các trường đại học danh giá. 8% còn lại thi đại học trong nước với điểm số trung bình là 22 điểm
- Hiệu quả ngoài cũng đạt được các kết quả thiết thực so với yêu cầu của xã hội, khẳng định mô hình đào tạo chất lượng cao đáp ứng yêu cầu xã hội.
Mô hình của Vinschool được cha mẹ, học sinh và cộng đồng đánh giá cao, thể hiện qua số lượng hồ sơ xin xét tuyển ngày càng gia tăng. Vinschool cũng đã hai lần được nhận bằng khen của Bộ giáo dục và đào tạo vì đã tiên phong đổi mới trong công tác giáo dục
Tuy nhiên, có một số điểm cần nghiên cứu và hoàn thiện nhằm phát triển và nhân rộng hơn nữa mô hình đào tạo này.
2.4.2. Thực trạng về các hoạt động lãnh đạo, quản lý ảnh hưởng đến phát triển nhà trường PTLC ở Việt Nam.
Dựa trên các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức và phát triển nhà trường để thiết lập phiếu hỏi về 7 lĩnh vực quản lý nhà trường. Bằng việc đưa các phiếu hỏi đó đến các trường tham gia khảo sát, đã phát ra 45 phiếu thu lại được 40 phiếu, tổng hợp số lượng trả lời theo kết quả đạt được: Không đạt; Tốt; Trung bình và yếu;
- Mức độ cần thiết: Rất cần thiết; Cần thiết; Khá cần thiết; Không cần thiết.
- Với 35 tiêu chí của 7 lĩnh vực quản lý nhà trường để biết quan điểm cá nhân của họ (các CBQL sở GD&ĐT, Ban giám hiệu nhà trường, Hội đồng quản trị) về mức độ tán thành của các tiêu chí đề ra và đánh giá thực trạng kết quả đã đạt được của các đơn vị. Chúng tôi thu lại được các kết quả về số lượng trên từng bảng. Chúng tôi đã tính tần suất số người trả lời theo từng mức độ (biểu hiện bằng phần trăm) để điền vào từng cột trong các bảng tổng hợp kết quả.
Kết quả cụ thể về thực trạng các yếu tố tác động đến hiệu quả trường học sau khi được xử lý, được thể hiện tại các bảng tổng hợp dưới đây.
2.4.2.1. Kết quả khảo sát về các nội dung quản lý và phát triển trường PTLC ở Việt Nam
Bảng 2.1: Thực trạng về mục tiêu, sứ mạng và tầm nhìn nhà trường
TT
Các tiêu chí đạt được
Kết quả đạt được
Mức độ cần thiết
K.Đ
TB
Khá
Tốt
Rất cần thiết
Cần thiết
Khá CT
K.CT
1
Mục tiêu hoạt động của nhà trường hướng vào mục tiêu giáo dục quốc gia trong từng giai đoạn và từng thời kỳ lịch sử.
11.1
9
24.4
55.5
66.6
33.4
2
Mục tiêu giáo dục của nhà trường gắn với mục tiêu phát triển KT-XH của cộng đồng.
10
7.7
27.7
54.6
64.5
35.5
3
Mục tiêu nhân cách thể hiện rõ nét tính chất, nguyên lý, phương châm giáo dục, nội dung và phương pháp giáo dục.
5.5
11.1
23.4
60
61.2
38.8
4
Sứ mạng nhà trường được xác định đúng vị thế và thể hiện tính tất yếu của nhà trường sự nghiệp phát triển KT-XH của cộng đồng.
4.4
12.2
22.2
61.2
62.2
37.8
5
Tầm nhìn của nhà trường định hướng được mọi hoạt động của CBQL, giáo viên và học sinh vào việc đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH .
7
10
24.2
58.8
70
30
Nhận định kết quả:
- Mục tiêu đưa ra là phù hợp và nhằm vào các yêu cầu phát triển KT-XH của CĐ, xã hội; đảm bảo những vấn đề chung nhất về tính chất, nguyên lý giáo dục và phương châm giáo dục;
- Sứ mạng của các nhà trường trong CĐ, XH nhìn chung được khẳng định;
- Mức độ thực hiện đạt mức khá; 100% các đối tượng được khảo sát đều nhất trí mức độ rất cần thiết và cần thiết.
Bảng 2.2: Thực trạng về quản lý chương trình, chương trình giáo dục
TT
Các tiêu chí đạt được
Kết quả đạt được
Mức độ cần thiết
K.Đ
TB
Khá
Tốt
Rất cần thiết
Cần thiết
Khá CT
K.
CT
1
Lồng ghép nội dung chương trình GD của quốc gia với những yêu cầu hướng nghiệp phát huy thế mạnh cơ cấu nghề truyền thống và phù hợp với xu hướng phát triển của kinh tế tri thưc toàn cầu.
4.4
22.2
62.2
11.2
68.8
31.2
0
0
2
Có những đóng góp thiết thực vào việc xây dựng các chương trình giáo dục của cộng đồng và phong trào cộng đồng
3.3
13.3
74.4
9
58.8
41.2
0
0
3
Những nội dung tự chọn trong chương trình giáo dục PTLC phải phù hợp với yêu cầu người học, thiết thực với thực tiễn cuộc sống và các vấn đề của xã hội .
6
13
77.8
3.2
70
30
0
0
4
Các nội dung GD ngoài giờ lên lớp phải tập trung vào việc GD truyền thống văn hoá, tự tôn dân tộc và các hoạt động trọng điểm trong phát triển KT-XH của địa phương.
6.6
22
66
5.4
57.8
42.2
0
0
5
Đảm bảo được nội dung, chương trình giáo dục PTLC theo quy định của Bộ GD&ĐT.
6
28.4
61.2
4.4
77.8
22.2
0
0
Nhận định kết quả:
- Nhìn chung Vinschool đã cố gắng thực hiện đúng các chương trình giáo dục mang tính quốc gia theo quy định của Bộ GD&ĐT, ngoài ra tích cực cải tiến áp dụng những chương trình giáo dục tiên tiến của nước ngoài vào nhà trường.
- Việc bổ sung các môn tự chọn Viễn cảnh toàn cầu, Kinh tế học, Tâm lý học, Lịch sử thế giới, khoa học máy tính, trí tuệ nhân tạo, tiếng Nhật, tiếng Trung cho khối Trung học đã đáp ứng nhu cầu học hướng nghiệp và học phân hóa,đã đón được xu hướng phát triển công nghệ 4.0 và nền kinh tế số.
- Những vấn đề hướng nghiệp, phối hợp với các chương trình giáo dục cộng đồng, chọn lựa các chương trình tự chọn và các chương trình giáo dục ngoài giờ lên lớp phù hợp với yêu cầu của thực tiễn phát triển của cộng đồng. Các nội dung giáo dục phẩm chất đặc biệt nhấn mạnh văn hóa, phẩm chất và lòng tự tôn dân tộc.
- Mức độ thực hiện đạt khá; 100% các đối tượng được khảo sát đều nhất trí mức độ rất cần thiết và cần thiết.
Bảng 2.3: Thực trạng về phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục
TT
Các tiêu chí đạt được
Kết quả đạt được
Mức độ cần thiết
K.Đ
TB
Khá
Tốt
Rất cần thiết
Cần thiết
Khá CT
K.
CT
1
Đại đa số giáo viên luôn quan tâm đổi mới phương pháp, luôn hướng vào người học (lấy học sinh làm trung tâm), sát đối tượng và đặc biệt chú ý đến trang bị kỹ năng vận dụng lý luận vào thực hành.
4.4
5.5
27.8
62.3
58.8
41.2
0
0
2
Tăng cường thực hành để vận dụng lý luận (mang tính học thuật) vào giải quyết những vấn đề KT-XH của cộng đồng.
4.4
9
27.8
58.8
50
6.6
0
0
3
Khuyến khích phát huy năng lực tự học của người học, phát triển nhân tài, nâng cao dân trí của CĐ.
2.2
1.1
30
66.7
55.5
44.5
0
0
4
Đa dạng hoá được các hình thức tổ chức giáo dục, trong giờ lên lớp, ngoài giờ lên lớp, tổ chức GD thông qua các hoạt động xã hội.
1.1
8
46.5
44.4
61.2
38.8
0
0
5
Tận dụng được các lợi thế về môi trường địa hình, sinh thái, tài nguyên, bản sắc văn hoá, truyền thống của cộng đồng vào việc tổ chức các hình thức GD và dạy học của nhà trường.
3.3
1.1
37.8
57.8
57.8
40
2.2
Nhận định kết quả:
- Đổi mới PPGD nói chung và PP dạy học nói riêng hiện nay được mọi CBQL, giáo viên và học sinh quan tâm. Tuy nhiên việc thực hiện đổi mới phương pháp chưa thật có hiệu quả; chủ yếu trình độ giáo viên còn hạn chế về tâm lý sư phạm và phương pháp sư phạm để có thể thực sự đổi mới phương pháp, tập trung vào từng đối tượng người học nhằm phát triển cá nhân theo nhu cầu học sinh;
- Vấn đề GD tự học đã có bước đầu quan tâm nhưng kết quả chưa thực sự khả quan; Những vấn đề thực hành cũng có những coi trọng nhất định, tuy nhiên cũng chưa thực sự vận dụng các lý luận vào thực;
- Vấn đề sử dụng các lợi thế về truyền thống văn hoá, bản sắc dân tộc Việt nam vào việc tổ chức các hình thức GD và dạy học còn ít và rất khó khăn;
- Thời gian dành cho phối hợp giữa GD văn hoá và GD đạo đức, lối sống cho học sinh còn nhiều vấn đề cần bàn tới;
- Mức độ thực hiện đạt khá; 100% các đối tượng được khảo sát đều nhất trí mức độ rất cần thiết và cần thiết.
Bảng 2.4: Thực trạng về môi trường giáo dục
TT
Các tiêu chí đạt được
Kết quả đạt được
Mức độcần thiết
K.Đ
TB
Khá
Tốt
Rất cần thiết
Cần thiết
Khá CT
K.CT
1
Có các biện pháp tăng cường mối quan hệ giữa GD nhà trường với GD gia đình và GD xã hội được đề cao và có kết quả đích thực trong việc thống nhất mục tiêu, đề xuất và thực hiện các biện pháp QLGD.
2.2
6
44.4
47.4
77.8
22.2
2
Tạo được sự đồng thuận cao, luôn chia sẻ với nhau về mục tiêu GD và góp phần thực hiện các biện pháp GD của các lực lượng trong cộng đồng và xã hội được hưởng lợi từ GD.
2.2
5.5
38.8
53.3
60
35.6
2
2.4
3
Tổ chức được sự đồng thuận và cùng chia sẻ trong việc ngăn ngừa các ảnh hưởng của môi trường xã hội; đồng thời đề phòng những ảnh hưởng của môi trường tự nhiên.
1.1
3.3
40
55.6
56.6
41.2
1
1.2
4
Phát huy được sức mạnh của các tổ chức CT-XH trong trường (chi bộ Đảng, Đoàn thanh niên, Công đoàn, các hội, ...) vào việc xây dựng mục tiêu, đề ra biện pháp và tham gia thực hiện các biện pháp phát triển NT.
3.3
3.3
26.8
66.6
66.6
33.4
0
0
5
Thực hiện có hiệu quả hoạt động hợp tác và liên kết với các cơ quan, tổ chức GD trong và ngoài nước để thực hiện các mục tiêu GD của nhà trường.
4.4
9
35.5
51.1
76.6
19
0
4.4
Nhận định kết quả:
- Mối quan hệ giữa nhà trường với gia đình và xã hội là vấn đề trường hết sức quan tâm;
- Việc thống nhất được mục tiêu giáo dục và các biện pháp giáo dục khá cao, đạt được mục tiêu chất lượng đề ra .
- Đã tạo được sự đồng thuận giữa nhà trường với các thành phần hưởng lợi từ giáo dục nhà trường. Cần tăng cường bổ sung truyền thông cho cha mẹ học sinh về hướng nghiệp và các hoạt động theo dự án cộng đồng do học sinh chủ động.
- Sự phối hợp giữa nhà trường với các cơ quan chức năng trong cộng đồng và địa phương để ngăn ngừa các yếu tố bất thuận từ môi trường tự nhiên và xã hội đang là một vấn đề được nhà trường cố gắng cao và đã có những kết quả bước đầu rất đáng trân trọng.
- Mức độ thực hiện đạt khá tốt. 100% các đối tượng được khảo sát đều nhất trí mức độ rất cần thiết và cần thiết.
Bảng 2.5: Thực trạng về kết quả GD và đánh giá kết quả giáo dục
TT
Các tiêu chí đạt được
Kết quả đạt được
Mức độcần thiết
K.Đ
TB
Khá
Tốt
Rất
cần thiết
Cần thiết
Khá CT
K.
CT
1
Học sinh tốt nghiệp được trang bị toàn diện về kiến thức đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng, có nền tảng năng lực để đáp ứng thị trường lao động trong và ngoài nước.
0,0
3.3
13.3
83.4
77.8
22.2
0
0
2
HS tốt nghiệp thích ứng trong việc tham gia vào các hoạt động lao động phục vụ cho sự nghiệp phát triển KT-XH tại địa phương.
0,0
5.5
16.7
77.8
72.2
27.8
0
0
3
Học sinh tốt nghiệp có đủ năng lực và kỹ năng thực hiện triết lý học suốt đời.
5.5
3.3
11.2
80
33.4
62.2
2
2.4
4
Học sinh tốt nghiệp phù hợp với các yêu cầu của cộng đồng về các chức năng nhà trường (chính trị, văn hoá, xã hội, kinh tế và giáo dục, ...).
4.4
10
12.2
73.4
66.6
31.2
0
2.2
5
Đảm bảo về mặt tính hiệu suất hoạt động (sự so sánh chi phí đầu tư của xã hội, của cộng đồng với các thành quả về nhân cách - sức lao động có được từ sản phẩm của nhà trường).
3.3
7.8
33.4
55.5
77.8
18.9
0
3.3
Nhận định kết quả:
- Mọi hoạt động đánh giá đều tuân thủ theo các quy định của Bộ GD&ĐT. Tuy nhiên các tiêu chí đánh giá hiện nay lại tập trung nhiều vào kết quả học tập các bộ môn văn ho
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_quan_ly_truong_pho_thong_lien_cap_trong_cac_doanh_ng.doc