MỞ ĐẦU .1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI.11
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản trị công ty luật .11
1.2. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu về quản trị công ty, quản trị
công ty luật.24
1.3. Một số câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và lý thuyết nghiên
cứu về quản trị công ty luật.27
Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY
LUẬT VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT.32
2.1. Những vấn đề lý luận về quản trị công ty luật .32
2.2. Pháp luật về quản trị công ty luật.64
2.3. Nền tảng quản trị công ty luật trong pháp luật và thực tiễn ở một số quốc
gia trên thế giới và giá trị tham khảo đối với Việt Nam .71
Chương 3: PHÁP LUẬT VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT VÀ THỰC
TIỄN QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT Ở VIỆT NAM.86
3.1. Thực trạng pháp luật về quản trị công ty luật ở Việt Nam .86
3.2. Điều lệ, quy chế của công ty luật, Điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam,
Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam trong quản trị công ty
luật .103
3.3. Thực tiễn thi hành quản trị công ty luật theo pháp luật Việt Nam.108
Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THỂ CHẾ
VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY LUẬT Ở VIỆT NAM .125
4.1. Quan điểm về hoàn thiện thể chế về quản trị công ty luật.125
4.2. Những giải pháp hoàn thiện thể chế về quản trị công ty luật ở Việt Nam.133
KẾT LUẬN .145
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ .148
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.150
165 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 531 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản trị công ty Luật theo - Nguyễn Văn Bốn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Để hành nghề luật
sư thì trình độ tối thiểu phải là Master. Một người muốn trở thành luật sư
cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện như: (i) Có ít nhất một chứng chỉ cao
học hoặc chứng chỉ có bằng cấp tương đương được quy định trong Nghị
định liên Bộ Tư pháp và Bộ Đại học; (ii) Phải trải qua kỳ thi vào Trung tâm
đào tạo ở mỗi trường. Một khóa đào tạo 01 năm về lý thuyết và thực hành ở
một Trung tâm; (iii) Thời gian tập sự là 02 năm [121, Điều 7]. Tuy nhiên,
đối với người có Bằng Tiến sĩ luật sẽ được trực tiếp dự kiểm tra để cấp Giấy
Chứng nhận khả năng hành nghề [121, Điều 12]. Luật sư muốn được hành
nghề phải được cấp chứng chỉ hành nghề (Practising Certificate). Chứng chỉ
hành nghề có thời hạn là 01 năm. Theo đó, điều kiện để hành nghề Luật sư
phải là người Pháp và các trường hợp khác theo quy định; được cấp Giấy
chứng nhận là luật sư; không bị kỷ luật như cách chức, xóa tên hoặc rút giấy
phép; không bị tuyên bố vỡ nợ. Tòa án là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy
chứng nhận là Luật sư. Đoàn luật sư cấp Giấy chứng chỉ hành nghề luật sư.
Luật sư có thể được hành nghề luật dưới danh nghĩa cá nhân, tham gia vào
công ty, cộng sự hay hành nghề trong một tổ chức.
Theo quy định của pháp luật Cộng hòa Pháp, hiện nay có hai loại hình
pháp lý đối với văn phòng luật được sử dụng rộng rãi ở Pháp [121, Điều 7]
bao gồm:
- SCP (Société civile professionnelle) là “doanh nghiệp tư nhân có tính
chất nghề nghiệp”. Đối với loại hình này, giống như Việt Nam, người chủ
chịu rủi ro đối với hoạt động của mình không chỉ bằng tài sản mình đưa vào
công ty mà còn bằng tài sản cá nhân. Về tính chất pháp lý, SCP có 02 thành
viên trở lên và các thành viên cùng phải thực hiện hoạt động nghề nghiệp của
công ty.
- SELARL (société d‟exercice libérale à responsabilité limitée) là
“doanh nghiệp hành nghề tự do TNHH”. Loại hình có ưu thế bởi TNHH. Một
73
ưu điểm nữa là người chủ văn phòng/công ty sẽ được miễn thuế trên phần thu
nhập của mình đến một hạn mức nhất định. Điều này có ý nghĩa lớn đối với
chủ doanh nghiệp, đặc biệt ở thời điểm mới thành lập.
Như vậy, thực tế cho thấy, Văn phòng luật là mô hình tổ chức hành
nghề luật theo quy định của Cộng hòa Pháp. Các Văn phòng luật được tổ
chức thành lập, hoạt động hay chịu trách nhiệm đối với nghĩa vụ tài chính và
các khoản nợ là khác nhau. Điều này đòi hỏi việc áp dụng quản trị đối với
từng mô hình Văn phòng luật cũng khác nhau trên các phương diện như: quản
lý, điều hành, kiểm soát,
- Quy định về quản lý, điều hành công ty luật
QT nội bộ được thực hiện như hai loại hình nêu trên. Nhìn chung các
công ty này đều là những công ty ở dạng vừa thậm chí là nhỏ, ít thành viên
nên hệ thống quản trị công ty vừa phải. Việc thành lập văn phòng/công ty
trong nhiều trường hợp chỉ là cách tạo độ tin cậy với khách hàng. Khi danh
tiếng và số lượng khách hàng phát triển thì loại hình doanh nghiệp vẫn không
thay đổi dù có số lượng thành viên tăng lên. Tổ chức QTCT về cơ bản cũng
không thay đổi. Chủ thể thực hiện QTCT phải là luật sư chủ sở hữu hoặc luật
sư thành viên công ty.
- Luật sư có thể được hành nghề với danh nghĩa cá nhân, tham gia vào
công ty, cộng sự hay hành nghề trong một tổ chức. Luật sư có thể hành nghề
một cách độc lập, đại diện bảo vệ quyền và lợi ích cho các tổ chức, cá nhân
theo các cam kết, thỏa thuận trong hợp đồng. Bên cạnh đó, luật sư có thể hoạt
động với tư cách là một luật sư cộng sự của luật sư khác. Luật sư cũng có thể
tham gia thành lập các văn phòng luật (SCP hoặc SELARL).
- Việc hành nghề luật sư theo pháp luật của Cộng hòa Pháp là chuyên
nghiệp, không kiêm nhiệm các nghề khác như: (i) Tất cả các hoạt động có
tính thương mại; (ii) Hoạt động với tư cách là hội viên hùn vốn của một công
ty hùn vốn hoặc của một công ty CP; (iii) Không được hành nghề với tư cách
74
là Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Ban giám đốc. Như vậy, hành nghề
luật sư là một nghề độc lập, bất khả kiêm nhiệm một nghề nào khác trừ khi có
những quy phạm pháp luật hay quy phạm đặc biệt.
- Chủ của các văn phòng luật phải là các luật sư. Pháp luật về luật sư và
hành nghề luật sư của Pháp cũng không cho phép người không phải là luật sư
là chủ sở hữu công ty luật, không cho phép thuê chuyên gia quản trị (kể cả là
luật sư) thực hiện QTCT luật. Như vậy, chủ thể QTCT luật phải là người
thành lập chủ sở hữu hoặc thành viên tham gia thành lập công ty luật. Một
người muốn tự mình mở một văn phòng/công ty luật thì điều kiện trước hết
người đó phải là luật sư. Trước khi có thể tự mình mở một văn phòng luật thì
họ phải là luật sư cộng sự trong vòng 02 năm (tức là làm việc và được trả
lương bằng một luật sư hoặc một văn phòng khác). Sau thời gian đó, khi đã
tích lũy được kinh nghiệm và nắm được một ít khách hàng tiềm năng, luật sư
mới có thể mở văn phòng luật. Thủ tục đầu tiên cần thực hiện là đăng ký gia
nhập Đoàn luật sư nơi hành nghề sau đó mở văn phòng luật. Bước tiếp theo là
phải thực hiện công báo và đăng ký tại cơ quan phụ trách việc đăng ký thương
mại và doanh nghiệp.
2.3.2. Pháp luật về quản trị công ty luật ở Vương quốc Anh
Ở Vương quốc Anh nghề luật sư được hình thành sớm và phát triển.
Các nguyên tắc và nền tảng cơ bản cho hoạt động hành nghề luật sư ở Anh
được điều chỉnh bởi một số luật. Năm 2007, Nghị viện Anh ban hành Luật về
dịch vụ pháp lý (Legal Services Act) nhằm đáp ứng một số thay đổi trong
việc điều chỉnh hoạt động hành nghề luật sư với sự tham gia của các luật sư
các quốc gia thành viên EU đăng ký hành nghề tại Anh. Các luật sư EU đăng
ký hành nghề (Registered European Lawyers - REL) khi hành nghề tại Anh sẽ
chịu sự điều chỉnh của Luật về dịch vụ pháp lý. Bên cạnh việc chịu sự điều
chỉnh bởi các văn bản pháp luật của nhà nước, hoạt động hành nghề luật ở
Anh chịu sự tác động rất lớn từ phía Hiệp hội luật sư, điển hình là Cơ quan
75
Điều tiết Luật sư tư vấn SRA (Solicitor Regulation Authority). Cơ quan này
có vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ pháp lý do luật
sư thực hiện. Dù được coi là cánh tay của Hội luật (Law Society) song SRA
hoạt động độc lập và thực hiện việc điều tiết hoạt động hành nghề luật sư.
SRA đã ban hành Bộ quy tắc hành nghề luật sư của Anh thông qua ngày
27/01/1990. Bộ quy tắc này có hiệu lực từ ngày 31/3/1990 với 10 phần gồm
nhiều quy định cơ bản về luật sư, hành nghề và đạo đức nghề nghiệp luật sư;
những quy định kỷ luật và QTCT luật.
Cơ sở hành nghề luật: có thể được thành lập dưới sự quản lý của SRA
bao gồm 03 loại chính: (i) Các cơ sở được công nhận là những công ty luật có
tất cả người quản lý và người góp vốn là luật sư; (ii) Những người hành nghề
độc lập (sole practitioner); (iii) Các cơ sở được cấp phép là những công ty luật
có 10% vốn được nắm giữ bởi người không phải là luật sư, ví dụ như người
quản lý hoặc nhà đầu tư bên ngoài không phải là luật sư.
Các cơ sở được công nhận (công ty HD, công ty HD TNHH, và công ty
TNHH):
Công ty HD (partnership); công ty HD TNHH (limited liability
partnership - LLP), hoặc công ty (company). Trước đây hầu hết các công ty
luật được thành lập dưới hình thức công ty HD. Công ty HD không có sự
phân chia giữa tài sản của công ty với các luật sư HD (luật sư thành viên). Do
đó, chủ nợ có thể yêu cầu các luật sư thành viên dùng tài sản riêng của mình
để thanh toán những nghĩa vụ nợ cho dù nghĩa vụ nợ đó do các luật sư thành
viên khác gây nợ. Khi công ty HD giải thể, các luật sư thành viên sẽ không có
bất kỳ sự bảo vệ nào trước những chủ nợ.
Công ty HD TNHH là loại hình công ty được sử dụng phổ biến hiện
nay. Tuy nhiên, khác với công ty HD, công ty HD TNHH phải:
+ Đăng ký với Phòng đăng ký công ty (Companies House).
+ Nộp tờ khai hàng năm cho Phòng đăng ký công ty.
76
+ Nộp hồ sơ tài khoản với Phòng đăng ký công ty.
Công ty HD TNHH phải được thành lập và đăng ký tại Anh và xứ
Wales, Scotland hoặc Bắc Ailen theo quy định của Luật về công ty HD
TNHH năm 2000 (Limited Liability Partnerships Act 2000).
Công ty TNHH: Cũng giống như công ty HD TNHH, công ty chịu
TNHH trong số vốn góp của mình. Tuy nhiên, cấu trúc của loại công ty này
thường có tính phân cấp hơn so với công ty HD TNHH. Công ty TNHH được
thành lập và đăng ký tại Anh và xứ Wales, Scotland hoặc Bắc Ailen theo quy
định Luật công ty năm 2006 (Companies Act 2006).
Người hành nghề độc lập (sole practitioner): Để hoạt động như một
người hành nghề độc lập cần phải đăng ký với SRA để được công nhận theo
quy định tại quy tắc hành nghề khung (Practice Framework Rules 2011).
Các cơ sở được cấp phép (cấu trúc kinh doanh thay thế - ABS):
ABS là sự hợp tác giữa luật sư và những người được cho phép cùng với
những cá nhân không phải là luật sư, miễn là ít nhất một trong những người
quản lý là luật sư, REL hoặc người ủy quyền bởi người đã được cho phép bởi
cơ quan có thẩm quyền. Như vậy, theo luật pháp tại Anh Quốc, một nhà đầu
tư không phải là luật sư vẫn có thể đầu tư thành lập cơ sở hành nghề luật.
Công ty luật ở Anh buộc phải mua bảo hiểm nghề nghiệp bắt buộc tùy
thuộc vào từng loại hình cũng như quy mô doanh nghiệp theo quy định của SRA.
Ngoài ra SRA còn có những quy định rất chặt chẽ về QTCT luật bao gồm:
- Quy định tập trung vào kết quả (Outcomes-focused regulation (OFR):
tức là việc cung cấp dịch vụ pháp lý sẽ được SRA đánh giá trên kết quả thu
được từ việc cung cấp dịch vụ đó.
- SRA yêu cầu các công ty luật phải thực hiện chế độ báo cáo cho SRA.
Về cơ cấu tổ chức, điều kiện, tiêu chuẩn. Việc tham gia vào các tổ chức
hành nghề luật sư có những đòi hỏi khác nhau. Theo pháp luật của Vương
quốc Anh thì luật sư bao gồm: luật sư tranh tụng và luật sư tư vấn. Mỗi loại
77
luật sư có các quyền, nghĩa vụ khác nhau, đặc trưng cho hoạt động trong hành
nghề tư vấn hay tranh tụng.
Tất cả những người điều hành và những người góp vốn đều phải là luật
sư. Trường hợp có tổ chức tham gia thì tổ chức đó phải đáp ứng các điều kiện
pháp lý theo quy định.
2.3.3. Pháp luật về quản trị công ty luật ở Hoa Kỳ
Tại Hoa Kỳ chủ yếu có hai hình thức tổ chức hành nghề luật sư như sau:
- Văn phòng luật sư cá nhân độc lập (sole practitioner)
Ở Hoa Kỳ, luật sư có thể làm thuê cho khách hàng không chuyên môn
(lay client) hay còn gọi là luật sư làm công ăn lương (in-house lawyer) hoặc
làm thuê cho Chính phủ. Những luật sư này làm việc cho doanh nghiệp và
cho Chính phủ thông qua hợp đồng với tư cách là người làm thuê. Một đặc
điểm khác biệt là người chủ thuê luật sư đồng thời cũng là khách hàng duy
nhất của luật sư đó. Hay nói một cách khác, luật sư làm công ăn lương không
được có khách hàng riêng, trừ người chủ đã thuê luật sư đó. Nét cơ bản của
luật sư làm công ăn lương so với những người làm công ăn lương khác là họ
chịu sự quản lý về thời gian của người chủ thuê họ, còn về mặt nghiệp vụ họ
hành nghề độc lập. Luật sư ở Hoa Kỳ được công nhận và cho phép hành nghề
theo lãnh thổ từng bang, trong phạm vi thẩm quyền tài phán của tòa án từng
bang hoặc liên bang. Một luật sư có thể được phép hành nghề tại nhiều bang
và phải tuân theo quy chế của từng bang đặt ra. Luật sư hành nghề tại tòa án
tiểu bang cũng có thể xin công nhận và được phép hành nghề tại các Tòa án
tối cao của liên bang.
- Công ty HD (partnership)
+ Thành viên công ty HD thì phải có tư cách luật sư. Điều kiện để trở
thành luật sư theo pháp luật Hoa Kỳ cơ bản là thống nhất. Phần lớn các bang
của Hoa Kỳ đều quy định sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học luật muốn hành
nghề luật sư phải trải qua một kỳ thi vào Đoàn luật sư. Pháp luật không quy
78
định ứng viên phải học ở đâu, tổ chức nào đào tạo nghề mà quan trọng phải đỗ
kỳ thi vào Đoàn luật sư. Sau khi đỗ kỳ thi này ứng viên được quyền hành nghề
luật sư mà không phải trải qua bất kỳ thời gian tập sự nào. Hầu hết các bang
của Hoa Kỳ cho phép người có bằng cử nhân khác đăng ký học luật và có thể
trở thành luật sư.
Sau khi có Chứng chỉ hành nghề (Giấy phép hành nghề) luật sư có thể
lựa chọn cho mình một hình thức hành nghề đã được pháp luật quy định.
+ Ở Hoa Kỳ, hình thức công ty HD rất phổ biến. Hoa Kỳ cũng không
bắt buộc luật sư phải hành nghề trong một công ty HD. Lý do được đưa ra đó
là, công ty HD chủ yếu xác định tính chịu trách nhiệm vô hạn của các luật sư
thành viên. Tính chịu trách nhiệm vô hạn không chỉ đảm bảo sự liên kết trách
nhiệm giữa các thành viên mà còn đảm bảo hạn chế rủi ro cho khách hàng khi
công ty phá sản. Nghề luật sư là phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với hoạt
động nghề nghiệp của mình. Vì vậy, hình thức công ty TNHH không được
chấp nhận vì hình thức này không phù hợp với nghề luật sư. Quan điểm này
tương đồng với quan điểm của các nước như: Ở nhiều nước như Hy Lạp,
Arhentina, Italia, Mexico, Đài Loan, Brazil, Thuỵ Sỹ, Nhật Bản Các nước
này cho rằng, luật sư là nhà chuyên nghiệp, có trách nhiệm cao trước khách
hàng cho nên hình thức tổ chức hành nghề luật sư chủ yếu dưới hai hình thức
là Công ty HD và Văn phòng cá nhân.
Bên cạnh hình thức HD, luật sư có thể hành nghề dưới tất cả các hình
thức của các công ty kinh doanh như công ty TNHH, công ty CP, công ty liên
doanh hoặc hình thức hành nghề độc lập, không cần có văn phòng.
2.3.4. Pháp luật về quản trị công ty luật ở Trung Quốc
- Quy định về hình thức tổ chức hành nghề luật sư
Về mô hình, cơ cấu tổ chức của Tổ chức hành nghề luật sư, Luật Luật
sư Trung Quốc không quy định cụ thể, mà giành toàn quyền cho người đứng
ra thành lập lựa chọn linh động cơ chế vận hành theo hình thức văn phòng
79
hoặc mô hình doanh nghiệp (mô hình doanh nghiệp sẽ chịu sự điều chỉnh của
Luật Công ty), có ba hình thức cơ bản:
+ Tổ chức hành nghề luật sư do một luật sư thành lập;
+ Tổ chức hành nghề luật sư do một nhóm luật sư thành lập (từ 03 luật
sư trở lên);
+ Tổ chức hành nghề luật sư do nhà nước thành lập.
Như vậy, ngoài mô hình do một luật sư thành lập (Văn phòng luật sư)
thì hoạt động của các mô hình tổ chức hành nghề luật sư ở Trung Quốc được
hoạt động theo mô hình tổ chức luật sư công (do nhà nước thành lập) và mô
hình luật sư tư (do các luật sư thành lập). Theo quy định tại Luật về luật sư
năm 1996 của Trung Quốc có hiệu lực từ ngày 01/01/1997 (được sửa đổi năm
2007) thì một người muốn được công nhận là luật sư phải đáp ứng đầy đủ các
điều kiện: (i) Đã có thời gian học luật 03 năm trở lên tại các trường cao đẳng
hoặc đại học hoặc trường có nghiệp vụ tương đương, hoặc có 04 năm học về
chuyên ngành khác tại trường cao đẳng hoặc đại học cao hơn; (ii) Phải là
người đã đỗ kỳ thi quốc gia công nhận tư cách luật sư. Muốn hành nghề luật
sư phải được cấp chứng chỉ hành nghề. Bên cạnh đó những người này phải có
giấy chứng nhận là luật sư; đã trải qua 01 năm tập sự hành nghề ở một Văn
phòng luật sư và họ phải có tư cách đạo đức tốt.
Những người đang làm việc trong cơ quan nhà nước không được đồng
thời hành nghề luật sư. Luật sư không được hành nghề trong thời gian là
thành viên của Ủy ban hành chính các cấp (về cơ bản quy định này cũng
tương đồng với quy định của pháp luật về luật sư của Việt Nam).
Bộ Tư pháp là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ tư cách
là luật sư cho người có đủ điều kiện và đã thi đỗ kỳ thi quốc gia công nhận tư
cách luật sư. Tuy nhiên, cơ quan tư pháp địa phương lại là cơ quan có thẩm
quyền cấp chứng chỉ hành nghề cho người có đủ điều kiện (khác với quy định
của pháp luật Việt Nam).
80
- Quy định về điều kiện thành lập tổ chức hành nghề luật sư, cơ chế
quản lý, điều hành công ty luật
Điều 14 Luật Luật sư của Trung Quốc quy định về điều kiện thành lập tổ
chức hành nghề luật sư. Theo đó luật sư thành lập, tham gia thành lập công ty
luật phải có số năm kinh nghiệm nhất định là 05 năm. Công ty luật phải có tên
gọi, trụ sở hoạt động và có Điều lệ công ty... Tổ chức hành nghề luật sư do một
nhóm luật sư thành lập phải có từ 03 luật sư trở lên và chỉ cần có từ 03 năm kinh
nghiệm hành nghề luật sư. Bên cạnh đó, điểm khác biệt là để thành lập công ty
luật ở Trung Quốc phải có vốn pháp định. Mức vốn này theo quy định hiện hành
là 10.000 nhân dân tệ, tương đương khoảng 350.000.000 VNĐ. Đồng thời, các
quy định về kinh nghiệm hành nghề, điều kiện thành lập công ty do 01 luật sư
thành lập có yêu cầu cao hơn so với công ty do nhiều luật sư thành lập nhằm
đảm bảo quyền và lợi ích của khách hàng trong quá trình công ty này cung cấp
dịch vụ pháp lý trên thị trường (về vốn pháp định và số năm kinh nghiệm hành
nghề luật sư).
Cũng cần lưu ý rằng: trong quá trình hoạt động nếu luật sư vi phạm pháp
luật, Điều lệ công ty và các quy định liên quan có thể áp dụng các chế tài như
cảnh cáo, phạt tiền, tịch thu tài sản thu được từ các hành vi bất hợp pháp, tạm
đình chỉ giấy phép và thu hồi giấy phép hoạt động. Trong trường hợp không
đồng ý với quyết định xử phạt của cơ quan tư pháp thì luật sư hoặc Văn phòng
luật sư có thể khiếu nại lên cơ quan tư pháp cấp trên đề nghị xem xét lại trong
thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt. Trong trường hợp
vẫn không đồng ý với trả lời khiếu nại của cơ quan tư pháp cấp trên thì người
đó có thể khiếu nại lên Tòa án nhân dân trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày
nhận được trả lời khiếu nại. Thủ tục này có thể được tiến hành trực tiếp tại Tòa
án [116, Điều 48].
- Về quản lý, điều hành công ty luật theo quy định của Trung Quốc chủ
yếu được dẫn chiếu và áp dụng các quy định về doanh nghiệp được quy định
81
tại luật doanh nghiệp. Theo đó, công ty luật được tổ chức, quản lý bởi hội
đồng gồm các luật sư thành viên.
- Các luật sư thành viên chịu trách nhiệm liên đới và vô hạn đối với
nghĩa vụ tài sản và khoản nợ công ty. Trong quá trình hoạt động của luật sư,
nếu luật sư vi phạm pháp luật hay cam kết với khách hàng trong việc thực
hiện nghĩa vụ thì có thể bị áp dụng các hình thức kỷ luật. Thực tế cho thấy,
thẩm quyền áp dụng kỷ luật đối với luật sư thuộc về cơ quan hành chính tư
pháp thuộc Bộ Tư pháp [126, tr.23]. Cơ quan hành chính tư pháp sau khi nhận
được đơn khiếu nại từ khách hàng, hoặc biết được luật sư hoặc văn phòng luật
sư vi phạm luật hoặc các quy định khác họ sẽ điều tra cụ thể việc cáo buộc và
sau đó quyết định áp dụng hình phạt. Nếu luật sư không đồng ý với quyết
định đó, luật sư có thể kiện lên cơ quan hành chính cấp cao hơn, nếu vẫn
không đồng ý với quyết định đó thì luật sư hoặc hãng luật có quyền yêu cầu
tòa hành chính tư pháp (judicial administrative organ) xem xét theo thủ tục tố
tụng. Sau khi nhận được đơn yêu cầu, tòa hành chính tư pháp sẽ thành lập một
hội đồng lâm thời để xem xét vụ việc trong một thời gian nhất định. Khi xét
xử, cán bộ điều tra vụ việc sẽ làm nhiệm vụ như một công tố viên, còn luật sư
và hãng luật ở vị trí như luật sư bào chữa. Cuối cùng hội đồng xét xử sẽ cung
cấp một bản báo cáo chi tiết bao gồm cả đề xuất phương án giải quyết vụ
việc. Trên cơ sở bản đề xuất này, tòa hành chính tư pháp sẽ ra quyết định cuối
cùng [126, tr.23].
2.3.5. Một số hàm ý cho Việt Nam qua kinh nghiệm của các quốc
gia khác
Qua nghiên cứu pháp luật về luật sư, về hành nghề luật sư của một số
nước liên quan đến nội dung QTCT luật, một số hàm ý sau cần được xem xét,
tham khảo đối với QTCT luật ở Việt Nam:
* Về điều kiện thành lập công ty luật
82
Nhìn chung các quốc gia đều quy định chặt chẽ về tiêu chuẩn, điều kiện
trở thành luật sư, điều kiện hành nghề luật sư. Đa số pháp luật các nước đều
quy định tiêu chuẩn người muốn trở thành luật sư bao gồm: (i) Tiêu chuẩn về
chuyên môn pháp lý là phải có bằng cử nhân luật, được đào tạo nghề luật sư,
trải qua thời gian tập sự hành nghề luật sư và qua kỳ thi công nhận đủ điều
kiện hành nghề luật sư; (ii) Tiêu chuẩn về đạo đức, sức khỏe. Đa số pháp luật
các nước cũng thống nhất quy định điều kiện hành nghề luật sư bao gồm hai
điều kiện: (i) Có chứng chỉ hành nghề luật sư (hoặc chứng chỉ đủ điều kiện
hành nghề luật sư); (ii) Là thành viên một Đoàn luật sư. Tuy nhiên, ở mỗi
nước cũng có những quy định khác nhau: (i) Về đào tạo nghề, thời gian đào tạo
nghề luật sư, thời gian tập sự hành nghề luật sư. Đây là những quy định ảnh
hưởng trực tiếp đến tiêu chuẩn, điều kiện trở thành luật sư. Ví dụ: Pháp, thời
gian đào tạo 18 tháng; tập sự 24 tháng; Anh, thời gian đào tạo 12 tháng, tập sự
24 tháng; Hoa Kỳ, thời gian đào tạo luật và nghề luật sư là 03 năm, không phải
tập sự hành nghề luật sư; (ii) Anh và Hoa Kỳ cho phép người có bằng cử nhân
chuyên ngành khác, không phải cử nhân luật được đào tạo nghề luật sư.
Ở Việt Nam, pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư đã từng bước
quy định cụ thể hóa các tiêu chuẩn, điều kiện trở thành luật sư, điều kiện hành
nghề luật sư. Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì công dân Việt Nam
trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo
đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian
tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở
thành luật sư [66, Điều 10]. Về cơ bản, pháp luật Việt Nam cũng khá tương
đồng với pháp luật các nước trong việc quy định tiêu chuẩn trở thành luật sư.
Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam cần quy định rõ hơn tiêu chuẩn về mặt định
lượng, hạn chế các tiêu chuẩn định tính.
* Về mô hình công ty luật
83
Pháp luật của mỗi quốc gia có những quy định đặc thù song về cơ bản
đều có sự đa dạng về hình thức tổ chức hành nghề nhằm tạo điều kiện cho các
luật sư có nhiều cơ hội lựa chọn. Về cơ bản, pháp luật về luật sư và hành nghề
luật sư của các nước quy định rất khái quát về cơ cấu tổ chức công ty luật
nhưng rất chặt chẽ về chủ thể thành lập công ty luật. Thành viên của công ty
luật bắt buộc phải là luật sư. Chủ thể QTCT luật là các luật sư thành lập chủ
sở hữu hoặc luật sư thành lập, tham gia thành lập công ty luật.
Luật Luật sư năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012) hiện hành ở nước
ta cũng quy định mô hình công ty luật, điều kiện thành lập công ty luật. Cụ
thể: Điều 23 quy định hai hình thức hành nghề luật sư bao gồm: (i) Hành nghề
trong tổ chức hành nghề luật sư; (ii) Hành nghề với tư cách cá nhân; Điều 32
quy định hai hình thức tổ chức hành nghề luật sư, bao gồm: (i) Văn phòng
luật sư; (ii) Công ty luật; Điều 34 quy định hai hình thức công ty luật, bao
gồm: (i) Công ty luật HD; (ii) Công ty luật TNHH một thành viên và Công ty
luật TNHH từ hai thành viên trở lên; Khoản 3 Điều 32 quy định về điều kiện
thành lập tổ chức hành nghề luật sư trong đó có công ty luật. Pháp luật Việt
Nam cần quy định thêm hình thức HD cho hoạt động hành nghề luật sư vì mô
hình này rất phù hợp với tính chất của hoạt động này và về cơ bản là nó rất
phổ biến ở các nước trên thế giới.
* Về quản trị công ty luật
Các quốc gia trên thế giới mà điển hình là các quốc gia được tham khảo
trong Luận án đều trao cho các công ty luật, các hiệp hội luật sư quyền hạn rất
rộng trong điều tiết hoạt động hành nghề luật sư. Chính vì vậy, Việt Nam cần
chú trọng nhiều hơn đến chế độ tự quản của luật sư và Hiệp hội luật sư. Một
số hạn chế trong thủ tục cho phép thành lập, công nhận và cho đăng ký hành
nghề nên chuyển sang cho Liên đoàn luật sư. Việc đào tạo luật sư, việc xác
định đủ điều kiện hành nghề luật sư cũng nên do Liên đoàn luật sư thực hiện.
84
Kết luận chương 2
1. Các luật sư hành nghề độc lập theo pháp luật, theo các thể chế phi
chính thức trong đó quy tắc đạo đức nghề nghiệp. Nghề luật sư dựa trên sự
hiểu biết pháp luật và thi hành pháp luật với mục tiêu là bảo vệ thân chủ trước
những vi phạm hoặc trước những cáo buộc không có căn cứ, từ đó góp phần
bảo vệ công lý vốn là mục đích cao cả của hoạt động tư pháp. Luật sư hành
nghề dưới hình thức tổ chức là văn phòng luật sư hoặc công ty luật. Do đó,
những vấn đề lý luận về quản trị công ty nói chung, quản trị công ty luật nói
riêng, pháp luật về quản trị công ty luật luôn được các nhà hoạch định chính
sách, xây dựng pháp luật, các nhà nghiên cứu, luật sư, doanh nghiệp, nhà đầu
tư hay công chúng quan tâm.
2. Quản trị công ty luật được thực hiện trên cơ sở quản trị công ty nói
chung với những điểm khác biệt bởi tính chất đặc thù của dịch vụ pháp lý.
Qua việc phân tích khái niệm, nội hàm của quản trị công ty và quản trị công
ty luật có thể nhận thấy từ chủ thể quản trị, đối tượng bị quản trị, cơ chế quản
trị của công ty luật thể hiện rõ tính chất đặc thù của quản trị công ty luật so
với quản trị của các công ty thuần túy kinh doanh thương mại. Rõ ràng, quản
trị công ty luật là hệ thống các cấu trúc, chức năng, nhiệm vụ, quy trình và
truyền thống vốn có được huy động để vận hành hiệu quả và minh bạch công
ty luật, đảm bảo thực hiện đúng chương trình, kế hoạch cung cấp dịch vụ pháp lý
hướng tới lợi ích của luật sư thành viên và các chủ thể liên quan dựa trên pháp
luật nhà nước và Điều lệ, quy chế của hiệp hội, của bản thân công ty luật
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_quan_tri_cong_ty_luat_theo_nguyen_van_bon.pdf