Luận án Quy trình bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam trong lĩnh vực đối ngoại từ năm 1986 đến năm 2015 - Chúc Bá Tuyên

MỞ ĐẦU.1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI.6

1.1. Những vấn đề liên quan đến đề tài luận án đã được nghiên cứu.6

1.2. Đánh giá khái quát kết quả các công trình đã nghiên cứu liên quan đến luận án và

những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu.24

Chương 2: CƠ SỞ HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG VÀ

NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ĐỂ BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC TỪ NĂM 1986 ĐẾN

NĂM 2015.26

2.1. Cơ sở lý luận.26

2.2. Cơ sở thực tiễn.38

Chương 3: NỘI DUNG VÀ QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN

TỘC CỦA VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC ĐỐI NGOẠI TỪ NĂM 1986 ĐẾN

NĂM 2015.65

3.1. Nội dung bảo vệ độc lập dân tộc trong chính sách đối ngoại của đảng và nhà nước Việt

Nam thời kỳ đổi mới .65

3.2. Quá trình triển khai bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam trong lĩnh vực đối ngoại

(1986 - 2015).79

Chương 4: NHẬN XÉT VỀ QUÁ TRÌNH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA

VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC ĐỐI NGOẠI TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2015 VÀ

KINH NGHIỆM.119

4.1. Nhận xét về quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam trong lĩnh vực đối

ngoại .119

4.2. Một số kinh nghiệm chủ yếu.138

KẾT LUẬN.152

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .155

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.156

PHỤ LỤC.170

pdf195 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 562 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quy trình bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam trong lĩnh vực đối ngoại từ năm 1986 đến năm 2015 - Chúc Bá Tuyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nước Lê Đức Anh đã tuyên bố “cùng với sự hỗ trợ tích cực của ASEAN, Việt Nam đang xúc tiến các công việc chuẩn bị thiết thực để sớm trở thành thành viên đầy đủ của ASEAN” [107, tr.102]. Tuyên bố này thể hiện thái độ tích cực và chân thành của Việt Nam trong việc gia nhập ASEAN. Tháng 7-1994, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 27 tại Băngcốc (Thái Lan), các nước ASEAN đã nhất trí tuyên bố sẵn sàng công nhận Việt Nam là thành viên chính thức của ASEAN và quyết định thành lập một nhóm làm việc gồm các quan chức cao cấp do Tổng Thư ký ASEAN đứng đầu để trao đổi và tham khảo ý kiến với Việt Nam nhằm xúc tiến việc chuẩn bị, giải quyết các vấn đề thủ tục để tiến tới công nhận Việt Nam là thành viên chính thức của ASEAN. Cũng trong dịp này, Việt Nam tham dự phiên họp đầu tiên của Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF). Và tháng 9-1994, lần đầu tiên Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN lần thứ 26 ở Chiềng Mai (Thái Lan). Tại hội nghị này, những vấn đề chuẩn bị cho việc Việt Nam gia nhập ASEAN về mặt kinh tế, tài chính, đã được đề cập một cách rộng rãi. 86 Bước phát triển mới trong quan hệ Việt Nam - ASEAN thể hiện ở việc ngày 17-10-1994, Bộ trưởng Ngoại giao nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã gửi thư tới Bộ trưởng Ngoại giao Brunây, chủ tịch đương nhiệm Ủy ban Thường trực ASEAN (ASC), chính thức đặt vấn đề Việt Nam trở thành thành viên đầy đủ của ASEAN. Quyết định trên của Việt Nam đã được các nước ASEAN hoan nghênh và đáp ứng kịp thời. Tháng 1-1995, Tổng Thư ký ASEAN cùng nhiều quan chức cao cấp đến Việt Nam thảo luận về những việc cần làm để chuẩn bị việc kết nạp Việt Nam. Về phía Việt Nam, chính phủ đã thành lập Ủy ban Quốc gia ASEAN của Việt Nam, các bộ đều thành lập bộ phận cần thiết thuộc chuyên ngành mình để mở rộng việc hợp tác với ASEAN. Tháng 7-1995, được đánh dấu bởi những thành công mới trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam. Ngày 11-7-1995, Việt Nam và Hoa Kỳ chính thức tuyên bố bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. Ngày 17-7-1995, Việt Nam và EU ký Hiệp định khung nêu lên những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa hai bên trên mọi lĩnh vực. Đến lúc này có thể nói là các trở ngại trên con đường ngoại giao đã được gạt bỏ. Trong bối cảnh thuận lợi, ngày 28-7-1995, tại thủ đô Banđaxêri Bêgaoan (Brunây), nơi diễn ra Hội nghị AMM-28 và Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) lần thứ 2, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN. Đồng thời, Việt Nam tuyên bố gia nhập khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), bắt đầu thực hiện chương trình giảm thuế quan theo AFTA từ ngày 1-1-1996 và hoàn tất vào năm 2006. Sự kiện này đánh dấu một giai đoạn mới trong lịch sử quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á. Việc Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN là sự kiện đánh dấu sự thành công của công tác đối ngoại nhằm giải tỏa sự bế tắc trong quan hệ với các nước khu vực. Đó cũng là màn khép lại tình trạng xa cách, nghi kỵ, thậm chí có lúc đối đầu giữa hai khối nước XHCN và TBCN kéo dài suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Hơn nữa, ASEAN có tiếng nói và vai trò ngày càng tăng trên thế giới, là tổ chức khu vực duy nhất có mối quan hệ chặt chẽ và đối thoại thường xuyên với các nước công nghiệp phát triển, hợp tác chặt chẽ với ASEAN sẽ giúp Việt Nam mở rộng quan hệ với các nước phát triển, tiếp cận được các nguồn lực từ các nước này để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. 87 3.2.1.3. Đàm phán bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc và Mỹ, thoát khỏi tình trạng bị bao vây, cấm vận, ký Hiệp định khung với Liên minh châu Âu (EU) Trong thập kỷ 80, quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc và Mỹ vẫn diễn ra căng thẳng. Mỹ tiếp tục cùng với các nước phương Tây và một số nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương thực hiện bao vây, cấm vận, cô lập Việt Nam. Về phía Việt Nam, luôn mong muốn bình thường hóa quan hệ với Mỹ và giải tỏa quan hệ với các nước nên có những động thái quan trọng như: Tuyên bố sẵn sàng hợp tác với Mỹ để giải quyết vấn đề người Mỹ mất tích trong chiến tranh (MIA); tháng 1- 1986, Việt Nam đồng ý để trợ lý Ngoại trưởng Mỹ và ủy viên Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ vào đàm phán về vấn đề MIA,... Tuy nhiên, những động thái ngoại giao của Việt Nam không mang lại kết quả như mong muốn, Mỹ vẫn thực thi chính sách bao vây, cấm vận Việt Nam. Từ đầu thập kỷ 90, khi cuộc xung đột ở Campuchia đạt tới giải pháp chính trị, quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc bình thường hóa, quan hệ Việt - Mỹ chuyển dần từ đối đầu sang đối thoại và có những bước phát triển quan trọng. Cánh cửa để Việt Nam bình thường hóa quan hệ với Mỹ dần hé mở, và đây cũng chính là lúc Việt Nam bắt đầu mở rộng các mối quan hệ quốc tế theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa. Thứ nhất, đàm phán tiến tới bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc Trong quan hệ với Trung Quốc, Việt Nam luôn mong muốn thắt chặt tình hữu nghị lâu đời giữa hai bên và sớm bình thường hóa quan hệ Việt - Trung. Tại Đại hội lần thứ VI (12-1986), Đảng ta khẳng định: Trên tình thần bình đẳng, bảo đảm độc lập, chủ quyền và tôn trọng lẫn nhau, sẵn sàng đàm phán để giải quyết những vấn đề thuộc về quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc, bình thường hóa quan hệ và khôi phục tình hữu nghị giữa hai nước, vì lợi ích nhân dân hai nước, vì hòa bình ở Đông Nam Á và trên thế giới [37, tr.561]. Việc bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa quyết định đối với các giải pháp trong giải quyết các vấn đề khu vực. Tuy nhiên, trong quá trình đàm phán với Việt Nam để tiến tới bình thường hóa quan hệ giữa hai nước, Trung Quốc đặt ba vấn đề ràng buộc lẫn nhau: 88 Việc Việt Nam rút quân khỏi Campuchia được coi như điều kiện tiên quyết để giải quyết vấn đề quyền lực chính trị ở Campuchia (với sự tham gia của Khơme Đỏ) và bình thường hóa quan hệ Việt - Trung. Trung Quốc đưa vấn đề rút quân đội Việt Nam khỏi Campuchia vào chương trình nghị sự trong các cuộc đàm phán Xô - Trung, nêu lên như một trở ngại đối với việc bình thường hóa quan hệ giữa hai nước này nhằm thông qua Liên Xô tạo sức ép đối với Việt Nam [114, tr.285]. Do đó, Việt Nam một mặt công khai khẳng định vấn đề Campuchia không liên quan tới việc bình thường hóa quan hệ Việt - Trung và mối quan hệ giữa Trung Quốc và Liên Xô, mặt khác chủ động thúc đẩy đàm phán với Trung Quốc để tháo gỡ các trở ngại trong quan hệ hai nước. Để tạo không khí thuận lợi cho quá trình đàm phán tiến tới bình thường hóa quan hệ Viêt - Trung, năm 1988, Việt Nam đã sửa “Lời nói đầu” trong Hiến pháp, bỏ câu liên quan đến Trung Quốc. Việt Nam cũng đề nghị hai bên chấm dứt hoạt động vũ trang tại biên giới đất liền và hải đảo, không bên nào đóng quân trên các điểm cao dọc biên giới hai nước. Việt Nam mở cửa khẩu cho nhân dân hai bên qua lại, không tuyên truyền có hại cho bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. Đáp lại thiện chí đó của Việt Nam, ngày 12-8-1990, Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Bằng trong lúc đang ở thăm chính thức Xingapo đã tuyên bố: “Trung Quốc hy vọng cuối cùng sẽ bình thường hóa với Việt Nam và thảo luận các vấn đề như cuộc tranh chấp quần đảo Trường Sa” [13, tr.344]. Việt Nam hoan nghênh tuyên bố trên của Trung Quốc và đề nghị tổ chức cuộc gặp cấp cao giữa hai nước nhằm thảo luận việc bình thường hóa quan hệ và các vấn đề liên quan, cánh cửa cho việc bình thường hóa quan hệ Việt - Trung đã hé mở. Trải qua nhiều vòng đàm phán cấp thứ trưởng ngoại giao, năm 1990, với ba vòng đám phán diễn ra tại Bắc Kinh và Hà Nội, Việt Nam và Trung Quốc đã trao đổi một số quan điểm về vấn đề Campuchia liên quan đến việc Việt Nam rút quân, giám sát quốc tế việc chấm dứt viện trợ nước ngoài cho các bên Campuchia. Hai bên nhất trí không thảo luận về vấn đề nội bộ Campuchia mà tập trung vào thảo luận việc bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Trung Quốc. Tháng 9-1990, cuộc 89 gặp cấp cao không chính thức diễn ra ở Thành Đô (Trung Quốc), lãnh đạo hai bên tiếp tục trao đổi ý kiến về vấn đề bình thường hóa quan hệ Việt - Trung, vấn đề Campuchia và các vấn đề hai bên cùng quan tâm. Sau cuộc gặp gỡ đó, hai bên thường xuyên trao đổi các thông tin. Ngày 5-11-1991, trong chuyến thăm hữu nghị chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt, lãnh đạo hai nước đã ký Tuyên bố về việc bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Trung Quốc. Đây là bước khởi động rất quan trọng để tái lập và phát triển quan hệ bình thường giữa hai nước. Thứ hai, đàm phán bình thường hóa quan hệ với Mỹ, thoát khỏi tình trạng bị bao vây, cấm vận Bình thường hóa quan hệ với Mỹ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam, từ đó giúp Việt Nam khai thông quan hệ với các nước khu vực và quốc tế. Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ VI (1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ rõ: “Chính phủ ta tiếp tục bàn bạc với Mỹ giải quyết các vấn đề nhân đạo do chiến tranh để lại và sẵn sàng cải thiện quan hệ với Mỹ vì lợi ích của hòa bình, ổn định ở Đông Nam Á” [31, tr.108]. Để đạt được mục tiêu này, Đại hội VI khẳng định cần có chính sách toàn diện đối với Mỹ nhằm tranh thủ dư luận nhân dân Mỹ và thế giới tạo thuận lợi cho chiến lược tập trung vào việc giữ vững hòa bình và phát triển kinh tế. Việt Nam cần tập trung vào giải quyết vấn đề MIA. Đến Đại hội lần thứ VII (1991) của Đảng tiếp tục khẳng định, việc thúc đẩy quá trình bình thường hóa quan hệ với Mỹ là một trong những chủ trương quan trọng về đối ngoại, không những phù hợp với nguyện vọng chính đáng của nhân dân hai nước mà còn có lợi cho hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực [13, tr.352]. Thực hiện chủ trương trên, Việt Nam thúc đẩy bình thường hóa quan hệ với Mỹ trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi; kiên quyết đấu tranh đòi chính quyền Mỹ gỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận chống Việt Nam, đàm phán giải quyết những tranh chấp, bất đồng và những vấn đề tồn tại trong quan hệ giữa hai nước thông qua thương lượng hòa bình. Sau khi Mỹ tuyên bố thừa nhận Việt Nam đã rút quân khỏi Campuchia, tháng 9-1990 tại New York, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Cơ Thạch gặp 90 Ngoại trưởng Mỹ Giêm Ubây-cơ. Phía Mỹ thông báo sẽ lập quan hệ ngoại giao đầy đủ với Việt Nam ngay sau khi bầu cử và lập chính phủ mới ở Campuchia. Tháng 4- 1991, hai bên đề ra lộ trình bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ. Tháng 10-1991, nhân đến Pari dự Hội nghị quốc tế về Campuchia, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam đã có cuộc tiếp xúc với Ngoại trưởng Mỹ bàn về vấn đề thúc đẩy việc bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. Từ tháng 4-1992, Mỹ nới lỏng lệnh cấm vận đối với Việt Nam - những tín hiệu của sự tan băng đã xuất hiện. Trong khoảng thời gian từ năm 1992 đến 1994, hàng năm nhân dịp dự Đại hội đồng Liên hợp quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam liên tục gặp không chính thức Ngoại trưởng Mỹ trao đổi ý kiến về cải thiện quan hệ Việt - Mỹ và Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận. Trong những năm này, nhiều phái đoàn nghị sĩ Mỹ đã sang thăm Việt Nam nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và thúc đẩy bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. Trên tinh thần nhân đạo, Việt Nam đã hợp tác với Mỹ giải quyết vấn đề MIA, đoàn tụ gia đình theo chương trình tái định cư nhân đạo,... [13, tr.353]. Với những thiện chí từ phía Việt Nam và chuyển biến tốt đẹp của mối quan hệ hai nước, ngày 3-2-1994, Tổng thống Mỹ Bill Clinton tuyên bố bãi bỏ cấm vận và thiết lập cơ quan liên lạc Mỹ tại Hà Nội, và ngày 11-7-1995, tuyên bố chính thức bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Đây là bước ngoặt quan trọng trong việc điều chỉnh chính sách của Mỹ đối với Việt Nam, đồng thời mở ra một chương mới trong quan hệ hai nước. Việc bình thường hóa quan hệ với Mỹ là một sự kiện quan trọng mang dấu ấn đậm nét của ngoại giao Việt Nam. Một mặt, Việt Nam đã phá được thế bị bao vây, cấm vận, tạo điều kiện cho Việt Nam tiếp cận được với một nền kinh tế phát triển, một nguồn vốn dồi dào, một thị trường giàu tiềm năng. Khai thác tận dụng được những yếu tố trên sẽ giúp Việt Nam bổ sung nguồn lực để phát triển đất nước. Nhưng mặt khác, bình thường hóa quan hệ với Mỹ còn giúp Việt Nam khai thông được trở ngại trong quan hệ với các nước, tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam cải thiện và phát triển quan hệ với khu vực và quốc tế, góp phần củng cố vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Đây được xem là thành công lớn của đối ngoại Việt Nam 91 trong gia đoạn đầu đổi mới (1986 - 1995), góp phần quan trọng vào công cuộc đấu tranh bảo vệ và củng cố vững chắc nền độc lập dân tộc. Thứ ba, Việt Nam đã ký Hiệp định khung với Liên minh châu Âu (EU) Việt Nam luôn mong muốn cải thiện và phát triển quan hệ với EU, nhất là sau khi Việt Nam rút hết quân khỏi Campuchia, nhiều nước Tây Bắc Âu đã cải thiện quan hệ với Việt Nam. Các nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu một số nước thăm hữu nghị chính thức Việt Nam. Ngày 22-10-1990, Việt Nam và Liên minh châu Âu ký Hiệp định về việc thiết lập quan hệ ngoại giao và trao đổi đại sứ. Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu bước phát triển trong quan hệ hai bên. Ngày 17-7-1995, hai bên ký Hiệp định khung về những nguyên tắc và lĩnh vực hợp tác Việt Nam - EU, tạo cơ sở pháp lý cho quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai bên phát triển. EU cũng đã có nhiều viện trợ cho Việt Nam, giúp chúng ta có thêm nguồn lực để phát triển đất nước, bảo vệ độc lập dân tộc. 3.2.1.4. Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế Cùng với quá trình tìm kiếm các giải pháp cho vấn đề Campuchia, giải tỏa căng thẳng quan hệ với các nước khu vực, đấu tranh với Mỹ và Trung Quốc để đi đến bình thường hóa quan hệ, Việt Nam đã mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa. Thứ nhất, về quan hệ song phương, Việt Nam đã thiết lập và mở rộng quan hệ với một số nước và vùng lãnh thổ. Với Nhật Bản, từ cuối thập kỷ 70, do vấn đề Campuchia, Nhật Bản đã đình chỉ tài trợ kinh tế cho Kiệt (3-1993), chuyến thăm của Tổng Bí thư Đỗ Mười (4-1995), và chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh (12-1995). Về phía Nhật Bản, tháng 8-1994, Thủ tướng Murayama cũng sang thăm chính thức Việt Nam. Thông qua các chuyến viếng thăm lẫn nhau của lãnh đạo cấp cao hai nước làm tăng thêm sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Nhật Bản phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu. Với Hàn Quốc, ngày 9-10-1992, Hàn Quốc lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam và hơn một tháng sau Việt Nam lập Văn phòng đại diện tại Hàn Quốc. Sự kiện 92 quan trọng đánh dấu bước phát triển quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc là ngày 22-12- 1992, hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao cấp đại sứ, mở ra một thời kỳ phát triển mới trong quan hệ hai nước. Tháng 5-1993, Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt thăm Hàn Quốc, đây là chuyến viếng thăm đầu tiên của Thủ tướng Việt Nam tới nước này. Hai bên đã ký nhiều Hiệp định quan trọng như: Hiệp định về khuyến khích và bảo đảm đầu tư, về thương mại và hợp tác hàng không,... Đánh giá về quan hệ hai nước trong dịp kỷ niệm 5 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1992- 1997), Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm nhận xét: “Hiếm thấy trên thế giới trường hợp hai nước mới thiết lập quan hệ ngoại giao một thời gian ngắn như vậy mà quan hệ hợp tác lại phát triển nhanh như vậy” [18, tr.119]. Sự phát triển nhanh và vững chắc của quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc những năm sau đó là minh chứng xác thực cho nhận xét trên. Với Ốtxtrâylia, tháng 10-1991, Chính phủ Ốtxtrâylia bãi bỏ lệnh cấm vận buôn bán với Việt Nam và Ốtxtrâylia là nước đầu tiên đã xé hàng rào cấm vận của Mỹ với dự án giúp Việt Nam hiện đại hóa hệ thống viễn thông [82, tr.363], chấm dứt thời kỳ băng giá kéo dài trong quan hệ Việt Nam - Ốtxtrâylia suốt thập niên 1980. Bước ngoặt quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Ốtxtrâylia sau 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao là việc lần đầu tiên người đứng đầu Chính phủ Việt Nam - Thủ tướng Võ Văn Kiệt viếng thăm Ốtxtrâylia (5-1993). Chuyến viếng thăm mở ra một giai đoạn mới trong quan hệ hai nước. Việt Nam và Ốtxtrâylia thành lập Ủy ban hỗn hợp về kinh tế, Hội đồng kinh doanh thương mại nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hai bên hoạt động có hiệu quả; tại các diễn đàn đa phương, phía Ốtxtrâylia hỗ trợ Việt Nam bình thường hóa quan hệ với các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế, bình thường hóa quan hệ với Mỹ và ủng hộ Việt Nam gia nhập ASEAN. Với Liên bang Nga, ở thời kỳ trước năm 1991, quan hệ giữa Việt Nam với Liên Xô được đặt lên hàng đầu, là “hòn đá tảng” trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Sau khi Liên Xô tan rã (12-1991), Liên bang Nga là người kế thừa các quyền lợi và nghĩa vụ quốc tế của Liên Xô [65, tr.153]. Trong tình hình mới, Đảng và Nhà nước Việt Nam từng bước khôi phục, phát triển và đổi mới quan hệ Việt - Nga. Sự kiện Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt thăm chính thức Liên bang Nga (6-1994) và hai nước ký 93 Hiệp ước về Nguyên tắc quan hệ giữa hai nước và ba Hiệp định hợp tác kỹ thuật hai bên, đánh dấu sự khôi phục và phát triển quan hệ hai nước. Từ giữa năm 1994, trên cơ sở Hiệp ước đã ký kết, Liên bang Nga đã có những điều chỉnh quan trọng trong quan hệ với Việt Nam. Quan hệ giữa hai nước cũng theo đó ngày càng phát triển. Thứ hai, về ngoại giao đa phương, thời kỳ Chiến tranh Lạnh, hoạt động ngoại giao của Việt Nam trong các tổ chức, diễn đàn và hội nghị đa phương, như: Liên hợp quốc, Phong trào Không liên kết, Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV),... chủ yếu tập trung vào giải quyết vấn đề Campuchia. Những hoạt động ngoại giao đa phương của Việt Nam đã góp phần quan trọng trong việc đấu tranh phá thế bao vây, cấm vận của Mỹ và một số nước đối với Việt Nam. Từ sau năm 1991, trong hệ thống mới, với chính sách đúng đắn, hoạt động kịp thời, mục tiêu là tạo ngoại lực để đem lại thành công cho công cuộc đổi mới, bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc, Việt Nam đã có những hoạt động ngoại giao đa phương thiết thực. Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ với các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế như: Ngân hàng thế giới - WB (1993), Quỹ tiền tệ quốc tế - IMF (1993), Ngân hàng phát triển châu Á - ADB (1993). Đồng thời, Việt Nam tham gia vào các tổ chức, diễn đàn, hiệp định khu vực như: Hội đồng hợp tác kinh tế Thái Bình Dương - PECC (1-1995), gia nhập ASEAN và tham gia Khu vực mậu dịch tự do ASEAN/AFTA (7-1995). Ngoài ra, Việt Nam cũng tham gia đầy đủ các công ước của Liên hợp quốc trong việc giải quyết những vấn đề an ninh phi truyền thống và nhiều công ước hội nghị về môi trường; tham gia Tổ chức cảnh sát quốc tế (Interpol-1991), cảnh sát các nước ASEAN (Aseanapol-1995),... Nhờ đó, Việt Nam đã tranh thủ được những điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Tóm lại, trong giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới, Việt Nam xác định hoạt động đối ngoại là một bộ phận quan trọng của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Trên cơ sở giữ vững nguyên tắc bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia là mục tiêu tối thượng, nhưng biện pháp thực hiện luôn mềm dẻo, linh hoạt để xử lý các mối quan hệ quốc tế, Việt Nam tiếp tục phát huy tinh thần yêu chuộng hoà bình, đoàn kết, gắn bó, thuỷ chung vốn đã trở thành nét đẹp truyền thống của dân tộc 94 mình nhằm giành được những thắng lợi trong các cuộc đấu tranh ngoại giao. Đề cao lợi ích dân tộc, song không thi hành các chính sách dân tộc cực đoan mà đặt nó trong mối quan hệ thống nhất giữa lợi ích dân tộc với lợi ích quốc tế, giữa các yếu tố bên trong và nhân tố bên ngoài. Chính sách đối ngoại đó của Việt Nam đã truyền tải được một cách rõ nét nhất thông điệp hữu nghị, yêu chuộng hòa bình và được cộng đồng quốc tế trân trọng. Nhờ đó, Việt Nam đã khai thông được sự bế tắc trong quan hệ với các nước, phá thế bị bao vây, cấm vận, mở rộng quan hệ với thế giới. Các nước trên thế giới tăng cường trao đổi thương mại, tiếp tục viện trợ Việt Nam trong phát triển kinh tế, ủng hộ Việt Nam trong công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lên án sự can thiệp từ bên ngoài vào Việt Nam. Chính nhờ sự giúp đỡ quý báu đó mà Việt Nam đã hoàn thành thắng lợi các kế hoạch khôi phục, phát triển kinh tế, bước đầu ổn định đời sống nhân dân, tăng cường tiềm lực quốc phòng, đập tan mọi âm mưu, hành động xâm lược, phá hoại của các thế lực thù địch, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc. 3.2.2. Giai đoạn 1995 - 2015: đẩy mạnh hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế nhằm bảo vệ độc lập dân tộc và phát triển đất nước Sau những thành công bước đầu của việc triển khai bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam trong lĩnh vực đối ngoại giúp khai thông quan hệ với các nước láng giềng và khu vực, phá thế bị bao vây, cấm vận, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế. Bước vào giai đoạn tiếp theo, Việt Nam đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế với những cơ hội và thách thức mới. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam giai đoạn này tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau: 3.2.2.1. Hoạt động đối ngoại tạo dựng môi trường hòa bình, hữu nghị nhằm phát triển kinh tế, nâng cao nội lực quốc gia Thứ nhất, tăng cường quan hệ với các nước láng giềng khu vực Tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện, bền vững, lâu dài với các nước láng giềng, các nước trong khu vực luôn là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Điều này không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế, mà còn là nhân tố quan trọng quyết định thắng lợi của công cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. 95 Đối với Trung Quốc, là một nước láng giềng nhưng đồng thời là một nước lớn. Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc thời gian qua mặc dù còn những bất đồng, tranh chấp ở khu vực Biển Đông, nhưng xét một cách tổng thể đã có những bước tiến lớn. Từ sau khi bình thường hóa quan hệ, Đảng và Nhà nước Việt Nam hết sức coi trọng tăng cường quan hệ với Trung Quốc. Thông cáo chung năm 1991, lãnh đạo hai nước đã xác định: “phát triển quan hệ hữu nghị và láng giềng thân thiện”. Năm 1999, trước thềm thế kỷ mới, hai nước lại ra Tuyên bố chung nhằm xác định khuôn khổ mới cho quan hệ hai nước là “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”. Tiến triển quan trọng trong quan hệ giữa hai nước vào năm 2002, lãnh đạo hai nước nhất trí cho rằng, hai nước và nhân dân hai nước cần phải là “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt, tin cậy lẫn nhau, thông cảm và nhân nhượng lẫn nhau, cùng phát triển”, năm 2005 nhất trí “xây dựng mối quan hệ tin cậy và bền vững”, và năm 2008 nâng lên thành “quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện”. Trên cơ sở phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác chiến lược toàn diện, tin cậy lẫn nhau với Trung Quốc, Đảng và Nhà nước Việt Nam chủ trương duy trì truyền thống gặp gỡ, tiếp xúc cấp cao hàng năm bằng nhiều hình thức, đi sâu trao đổi lý luận và kinh nghiệm xây dựng Đảng và quản lý nhà nước. Cùng với đó, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm của các ban, ngành các cấp hai bên cũng diễn ra thường xuyên. Thông qua các chuyến thăm, lãnh đạo hai nước đều khẳng định quyết tâm củng cố và phát triển quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, tăng cường tin cậy chính trị, đi đến nhận thức chung về định hướng phát triển quan hệ hai nước; lãnh đạo hai bên đã đưa ra nhiều biện pháp cụ thể để quan hệ hai nước ngày càng phát triển; đồng thời thẳng thắn trao đổi những vấn đề còn tồn tại trong quan hệ song phương. Hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước được đẩy mạnh. Kim ngạch buôn bán hai chiều tăng từ 32,23 triệu USD năm 1991 lên 35 tỷ USD năm 2011 và đạt gần 50 tỷ USD năm 2013 [125, tr.4]. Năm 2016, kim ngạch thương mại hai bên đạt 88 tỷ USD [11]. Về đầu tư, năm 2013, Trung Quốc đứng thứ 9 trong tổng số hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam và năm 2014, Trung Quốc có 1.073 dự án có tổng số vốn đăng ký là 7,9 tỉ USD ở Việt Nam [132, tr.101]. Theo thống kê của Việt Nam, tính đến tháng 11-2016, Trung Quốc có 1.529 dự án đầu tư vào Việt Nam với số vốn thỏa thuận là 10,14 tỷ USD, đứng thứ 8 trong số các nước 96 và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Ngược lại, theo thống kê của Trung Quốc, Việt Nam có 518 dự án đầu tư vào Trung Quốc với số vốn là 120 triệu USD [11]. Bên cạnh đó, giao lưu nhân dân, hợp tác văn hóa, giáo dục, khoa học, kỹ thuật không ngừng phát triển,... làm tăng sự hiểu biết, giao lưu và hợp tác giữa nhân dân hai nước. Về vấn đề Biển Đông, quan điểm của Việt Nam là kiên trì bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích của đất nước; đồng thời kiên trì giữ vững môi trường hòa bình và ổn định, kiên trì quan hệ hữu nghị với nhân dân Trung Quốc, kiên trì chủ trương giải quyết những bất đồng bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế. Việt Nam luôn thắt chặt tình hữu nghị, hòa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_quy_trinh_bao_ve_doc_lap_dan_toc_cua_viet_nam_trong.pdf
Tài liệu liên quan