Luận án Rắn thần Naga trong văn hóa Khmer Nam Bộ

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN. i

LỜI CẢM ƠN .iii

DANH MỤC HÌNH ẢNH.vii

MỞ ĐẦU. 1

1. Lý do chọn đề tài. 1

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu . 3

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu . 3

4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu. 4

5. Hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu. 5

6. Đóng góp của luận án. 7

7. Kết cấu của luận án. 7

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ

THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI. 9

1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU . 9

1.1.1.Các công trình nghiên cứu về lý thuyết biểu tượng . 9

1.1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến rắn, naga, rồng. 12

1.1.2.1. Các công trình liên quan đến Naga ở Ấn Độ . 12

1.1.2.2. Các công trình liên quan đến rắn - rồng ở Trung Hoa và một số quốc gia vùng

Đông Bắc Á. 14

1.1.2.3. Các công trình liên quan đên rắn, rồng, naga ở vùng Đông Nam Á. 16

1.1.2.4. Các công trình liên quan đến rắn, rồng của người Việt . 17

1.1.2.5. Các công trình liên quan đến Rắn thần Naga của người Khmer Nam Bộ . 20

1.1.2.6. Các công trình liên quan đến việc nghiên cứu so sánh rắn trong văn hoá

Khmer Nam Bộ với rắn trong văn hóa người Việt và một số dân tộc khác ở vùng Đông

Nam Á. . 21

1.1.3. Nhận định chung về vấn đề nghiên cứu . 25

1.1.3.1. Đánh giá kết quả đạt được của các công trình đã nghiên cứu. 25

1.1.3.2. Một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án . 26

1.2. CỞ SỞ LÝ LUẬN. 27

1.2.1. Các khái niệm liên quan. 27

1.2.1.1. Khái niệm văn hóa . 27

1.2.1.2. Khái niệm biểu tượng. 29

1.2.1.3. Khái niệm Rắn thần Naga . 34

1.2.1.4. Rắn thần Naga trong văn hóa một số dân tộc trên thế giới. 36

1.2.2. Lý thuyết nghiên cứu . 43

1.2.2.1. Vùng văn hóa . 43

1.2.2.2. Lý thuyết biểu tượng văn hóa . 44

1.2.2.3. Lý thuyết giao lưu, tiếp biến văn hóa. 46

1.3. CƠ SỞ THỰC TIỄN. 48v

1.3.1. Không gian văn hóa Nam Bộ. 48

1.3.2. Người Khmer ở Nam Bộ. 50

Tiểu kết chương 1. 54

Chương 2: THỂ HIỆN CỦA RẮN THẦN NAGA TRONG CÁC BÌNH

DIỆN VĂN HÓA KHMER NAM BỘ . 56

2.1. RẮN THẦN NAGA TRONG VĂN HÓA PHI VẬT THỂ CỦA NGƯỜI KHMER

NAM BỘ. 56

2.1.1. Rắn thần Naga trong tôn giáo người Khmer Nam Bộ . 56

2.1.1.1. Rắn thần Naga trong sự tồn lưu của tín ngưỡng Balamôn. 57

2.1.1.2. Rắn thần Naga trong quan niệm Phật giáo Nam tông. 60

2.1.2. Rắn thần Naga gắn với các phong tục, tập quán, lễ hội. 62

2.1.2.1. Rắn thần Naga gắn với lễ cưới. 62

2.1.2.2. Rắn thần Naga gắn với lễ tang . 65

2.1.2. 3. Rắn thần Naga gắn với phong tục đi tu. 67

2.1.2.4. Rắn thần Naga gắn với phong tục đua ghe ngo . 68

2.1.2.5. Rắn thần Naga gắn với phong tục xây cất nhà ở. 70

2.1.2. Rắn thần Naga trong nghệ thuật biểu diễn của người Khmer Nam Bộ . 71

2.1.3. Rắn thần Naga trong văn học dân gian Khmer Nam Bộ. 74

pdf168 trang | Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 400 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Rắn thần Naga trong văn hóa Khmer Nam Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lễ cúng Trăng - tạ ơn vị thần thiên nhiên đã điều hòa thời tiết, bảo vệ mùa màng giúp vụ mùa bội thu. Ok Om Bok được dịch nghĩa là “đút cốm dẹp”, một loại cốm làm bằng nếp của người Khmer. Nếu như tết Choi Chnam Thmaay là dịp lễ quan trọng của người Khmer trong thời khắc chuyển giao mùa khô với mùa mưa để cấy trồng thì Ok Om Bok là thời điểm tiễn đưa mùa mưa để đón nhận mùa khô. Trong dịp lễ, rất nhiều các hoạt động vui chơi được tổ chức như: đua ghe ngo, thả đèn nước, lồng đèn gió cùng với nhiều trò chơi dân gian khác Đặc biệt là đua ghe ngo ở Trà Vinh, Sóc Trăng và hội đua bò ở An Giang. Hàng năm, lễ hội Ok Om Bok tại Trà Vinh được tổ chức rất long trọng tại khu di tích danh thắng cấp Quốc gia Ao Bà Om, thu hút hàng chục ngàn du khách trong và ngoài nước về đây tham dự, gắn giá trị văn hóa với tiềm năng du lịch. Nhắc đến người Khmer, người ta nhớ ngay đến hình ảnh những chiếc ghe ngo mạnh mẽ lướt trên mặt sông ở ĐBSCL. Chiếc ghe Ngo là nơi hội tụ những nét văn hóa tâm linh linh thiêng của đồng bao người Khmer với những lễ hạ thủy, lễ cúng; là nơi giao hòa giữa Balamon giáo xa xưa với Phật giáo Nam tông; là biểu tượng gắn kết cộng đồng người Khmer ở lễ hội đua ghe ngo trong lễ Ok Om Bok của người Khmer. Mỗi chiếc ghe ngo đại diện cho một ngôi chùa hay cho một hoặc nhiều phum sóc người Khmer tham gia đua tài. Hai bên ghe tô vẽ nhiều vẩy rồng, rắn tượng trưng hình ảnh Rắn thần Naga. Đầu mỗi chiếc ghe sẽ có một biểu tượng riêng liên quan đến địa danh, hay quan niệm truyền thống của từng chùa. Biểu tượng đó là đại diện cho chùa ở phum sóc mình, là dấu hiệu để mọi người nhận biết và biểu tượng sức mạnh của chiếc ghe ngo mình đặt niềm tin tưởng. Biểu tượng của ghe ngo được chọn thường là các con vật có sức mạnh, hoặc có khả năng chạy nhanh,...Biểu tượng ghe ngo chùa 69 Bốn Mặt (Sóc Trăng) là con chim, Chùa Champa (Sóc Trăng) chọn biểu tượng con cọp, chùa Ông Mek (Trà Vinh) biểu tượng con cá nược...Người Khmer tin rằng, trong lúc đua tài, ghe ngo sẽ có khả năng lướt nhanh và mạnh giống vật được chọn làm biểu tượng. Những con vật được chọn làm biểu tượng cho chiếc ghe ngo cũng sẽ được trang trí hoa văn, màu sắc phù hợp để tạo nên sức mạnh. Nếu biểu tượng của ghe là Rắn thần Naga, thì các họa tiết hai bên sườn ghe cũng toát lên được hình ảnh của một con rắn. Trong lúc đua ghe, người xem sẽ có cảm giác như xem hình ảnh một con Rắn thần đang lượn sóng Hằng năm, cứ vào ngày rằm tháng mười âm lịch, các chùa Khmer Nam Bộ treo đèn, kết hoa, thỉnh kinh Phật. Khi đó, phật tử trong vùng tranh nhau đến trước, chọn cho mình một vị trí tốt để lễ bái. Dần dà, các địa phương Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau... tổ chức thành cuộc thi như ngày hội Ok-om-bok hiện nay, trong hội có đua ghe go. Ok-om-bok: lễ hội nước Lễ hội Ok-om-bok diễn ra vào giai đoạn cao điểm của mùa nước nổi, vào lúc trăng tròn và con nước lớn nhất trong năm. Lễ hội đua ghe ngo (tuk-ngo) là một trong những hoạt động truyền thống tiêu biểu trong dịp Ok – om – bok. Trên thân ghe ngo thường được trang trí hình Rắn thần Naga tiến về phía trước và đặc biệt là ở mũi ghe luôn được sơn ba vòng vàng đỏ biểu tượng cho cổ của Rắn thần Naga. Chiếc ghe Ngo nguyên mẫu, người Khmer Nam Bộ gọi là Tuk Ngo (Tuk = Ghe; Ngo = cong) là một chiếc ghe độc mộc dài từ 25-30m có sức chứa từ 50-60 người, chiều ngang vừa đủ chỗ cho hai vận động viên ngồi kề nhau, hai đầu ghe được tạo hình cong vuốt nhọn và nhỏ dần về phía trên, mũi ghe hơi thấp hơn phía lái của ghe. Hai bên sườn ghe được trang trí nhiều hoa văn với màu sắc sặc sở đặc trưng của người Khmer Nam Bộ. Hình dáng này, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng nó mang dáng hình con rắn. Chiếc ghe ngo, chức năng đầu tiên của nó được sử dụng như một phương tiện di chuyển hiệu quả trên sông nước. Dần về sau, chiếc ghe Ngo được biến tấu nhiều hơn để phục vụ việc bơi đua. Do hiện nay việc tìm được một thân cây dài rộng đủ để tạo hình thành chiếc ghe ngo là vô cùng khó khăn nên các nghệ nhân đã sáng tạo bằng cách ghép nhiều thân cây lại với nhau để có chiếc ghe ngo hoàn chỉnh, thân ghe cũng được làm dài hơn để có thể bố trí được nhiều người cùng bơi. Trong lòng ghe, ngoài những hàng ghế dành cho các tay bơi thì còn có một thân cây dài để vừa lọt lòng chiếc ghe với đường kính khoảng 20-30cm, đặt nằm dọc trong thân ghe, được gọi là cần câu 70 (tiếng khmer gọi là Đon Sanh-Tuôch). Cây cần câu này có chức năng làm cân bằng giữa thân, mũi và lái ghe khi bơi, tránh cho thân ghe không bị “vặn mình”, thậm chí gãy ngang khi bơi với áp lực, nhịp điệu (khi bơi) quá mạnh. Trên một ghe đua thường có 40 đến 60 người đàn ông khỏe mạnh tham gia. Dù cho ghe có bao nhiêu vận động viên, nhưng luôn luôn có ba người điều khiển: Một người ngồi mũi chuyên về chỉ đạo tâm linh của ghe đua, tổ chức lễ cúng xuống ghe, chỉ đạo toàn ghe, điều khiển kỹ thuật bơi của ghe đua; một người ngồi giữa và một người ngồi đuôi giữ nhiệm vụ thổi còi để thúc giục và điều chỉnh kỹ thuật bơi của các vận động viên. Hình 2.8. Hai đội ghe ngo trên đoạn sông Long Bình thành phố Trà Vinh (Tải từ tài liệu tham khảo [103]) 2.1.2.5. Rắn thần Naga gắn với phong tục xây cất nhà ở Điều đặc biệt với người Khmer ở Nam Bộ, như một tập tục truyền thống là trước khi xây nhà và trước khi vào ở, họ cúng Krong pe li tức là cúng Rắn thần Naga có tên Pe li để biết và cầu xin sự bình an từ Naga - vị thần cai quản và bảo hộ đất đai. Họ quan niệm rằng, nơi được cho làm nhà là đất đai của Naga và hướng làm nhà phải phù hợp với T’bôn Neak - đầu Neak, Kh’luôn Neak - thân Neak, pôs Neak - bụng Neak và Kon tud Neak - đuôi Neak để cầu mong được Naga che chở và ban sự bình an cho gia đình. Theo truyện kể lại của ông Danh Mến (Trường Trung cấp Pali - Nam Bộ) dẫn theo Thạch Nam Phương [57]. Cách lý giải chính là: sau thời đại hồng thủy, trái đất chỉ còn lại biển nước, gió nổi lên cuốn tung mặt mước tạo nên bọt nước trắng xóa. Có một con đại long vương tên là Krong pe-li và người em bảo vệ biển cả đã gom tất cả bọt nước đó lại, lâu ngày bọt nước đó tạo nên đất đai; cây cối, con người và loài vật được sinh ra trên đất đai đó. Có một vị Phật tên là Pa-thum pa-thê ngài đã đắc đạo trên trần gian, ngài hiểu rằng trái đất này được hình thành do krong pe-li; vì vậy ngài xin Krong pe-li ba bước đất để cho phật tử sinh sống. Krong pe-li nghĩ chỉ ba bước đất thì 71 có là bao nên đã đồng đã đồng ý cúng dường. Nhưng khi đức Phật bước ba bước thì hết đất của Krong pe-li, như thế có nghĩa là Krong pe-li không còn đất để sinh sống, Krong pe-li rất tiếc các phần đất của mình, nhưng vì đã hứa nên đành phải chấp nhận. Trước khi đi, ông cầu xin đức Phật một ít cơm để đi đường. Từ đó, Phật dạy rằng mỗi khi gia đình nào thiết lễ cúng Phật hay bất cứ lễ lộc gì thì đều phải làm pê (một vật dụng thường thấy được trong các cuộc lễ, cúng của người Khmer Nam Bộ) đặt ở tám hướng đặt vào đó đầy đủ cơm và thức ăn để cúng Krong pe-li cầu mong anh em Krong pe-li và chư thiên sẽ chứng giám và phù hộ, chúc phúc cho mình. Thức cúng gồm bánh, hoa quả, nhang, đèn và nhất thiết phải có cơm nắm đặt trong pê. Như vậy, việc cúng Krong pe-li trong dịp cất nhà và các ngày lễ cúng khác từ những nghi lễ vòng đời, nghi lễ chuyển mùa, cầu an... được tổ chức ở các hộ gia đình người Khmer Nam Bộ đều hàm nghĩa như một sự nhớ ơn đối với chủ đất cũ. 2.1.2. Rắn thần Naga trong nghệ thuật biểu diễn của người Khmer Nam Bộ Với loại hình nghệ thuật biểu diễn, trong văn hóa truyền thống và còn được lưu giữ đến ngày nay, đồng bào Khmer Nam Bộ có hai loại hình là tiêu biểu, quý báu là Rô băm và Dù kê. *Rô băm Trong ngôn ngữ Khmer, Rô băm vốn có nguồn gốc với nhiều tên gọi khác nhau (Rô băm, Rom Rô băm, Yeak Rom, Preak Rom, Pec Rom, LoKhon Rô băm,), thuật ngữ “Rô băm” có nghĩa là “múa”. Cũng có lúc Rô băm còn gọi “Rom Rô băm”, hay “hát rằm”, “hát Riêm Kê”. Hoặc tại tỉnh Sóc Trăng gọi Rô băm gắn với tên địa danh sản sinh ra nó là: “Rô băm Bưng Chông”; tại tỉnh Trà Vinh gọi là “Lakhôn Yeak Rom”(Tức sân khấu Kịch Múa Chằn); tại tỉnh Kiên Giang gọi là Rô băm gắn với tên địa danh sản sinh ra nó là: “Rô băm Prêk Tia”. Dù có nhiều tên gọi nhưng đều được chỉ loại kịch múa cổ điển tổng hợp gồm có múa, có hát, có trang phục...trên sân khấu cung đình của người Khmer xưa, được cho là đã đạt đến trình độ nghệ thuật rực rỡ. Nó là hình thức sân khấu cổ nhất mà người Khmer ở ĐBSCL còn bảo lưu được cho tới ngày nay. Loại kịch múa cổ điển này dùng ngôn ngữ múa để diễn tả chuyện xưa tích cũ khai thác từ đề tài đạo Phật, đạo giáo Balamon, chuyển tải những triết lý giáo dục và đạo lý của đồng bào Khmer xưa. Đặc điểm nổi bật của Rô băm là thường diễn những tích cổ như vở Riêm kê, trích từ anh hùng ca Ấn Độ Ramayana và các vở diễn khác như Preah Chinh Na Vông, 72 Ra Ta Na Vông,... Do xuất xứ từ cung đình nên trang phục, lời thoại, hành động, của nhân vật thuộc về tầng lớp vua chúa, quan lại quý tộc. Trong vở diễn Rô băm thường có hai tuyến nhân vật mang tính ước lệ đại diện cho cái thiện và cái ác. Tuyến nhân vật đại diện cho cái thiện thường không mang mặt nạ là vua, hoàng tử, công chúa. Trong xiêm y theo kiểu dân tộc, có trang trí và màu sắc lộng lẫy. Tuyến nhân vật đối lập đại diện cho cái ác thường đeo mặt nạ, tay cằm gậy, mồm rộng, nhe răng, mắt trợn, mũi to; nó gồm nhiều loại, nổi bật nhất là vai chằn (còn gọi là Yeak). Người ta yêu thích Rô băm bởi nét đặc sắc ẩn trong các điệu múa và những chiếc mặt nạ giàu biểu cảm, được nhân cách hóa gây hứng thú cho người xem; đó là mặt nạ mô phỏng chằn, mặt nạ vua khỉ Ha-nu-man, ngựa Ma-no-ni, chim thần Kơ-rích, phượng hoàng, rùa, rắn Như vậy, nghệ thuật sân khấu Rô băm Khmer Nam Bộ bị chi phối sâu sắc bởi tôn giáo tín ngưỡng. Bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu văn hóa – thẩm mỹ, thực hiện nghi lễ công cộng, Rô băm còn là phương thức chuyển đạt những ý tưởng tôn giáo tín ngưỡng, hệ thống ý thức xã hội và các giá trị tinh thần,... cho đông đảo công chúng, trở thành một bộ phận của các phương tiện thông tin đại chúng. Sân khấu Rô băm đã được chùa chiền và cộng đồng người Khmer Nam Bộ xem nó như một di sản văn hóa quý giá, là mẫu mực cho nền nghệ thuật truyền thống của dân tộc. *Dù kê Bên cạnh Rô băm, sân khấu Dù kê (hay còn gọi là L’khôn Ba Sắc) cũng do chính đồng bào Khmer Nam Bộ sáng tạo từ những thập niên của đầu thế kỷ XX, được phổ biến rộng khắp vùng Nam Bộ. Đây là loại hình ca múa nhạc có nhiều thể loại: (i) Thể loại múa gồm có: múa cổ điển và múa dân gian; (ii) Thể loại múa hát sinh hoạt cộng đồng dựa trên các làn điệu Rom Vong, Rom K’bach, Lam Liêu, Saravan... được sử dụng trong các dịp lễ, tết và trong sinh hoạt cộng đồng; (iii) Thể loại ca, nhạc gồm nhiều dòng nhạc như: dòng nhạc Mahôry, nhạc cưới, nhạc lễ, nhạc tang, các điệu ru, làn điệu À day đối đáp... Nếu Rô băm là nghệ thuật cung đình thì Dù kê là loại hình nghệ thuật được giữ gìn và phổ biến rộng rãi qua phong trào văn nghệ quần chúng, được các nghệ nhân, các đội văn nghệ quần chúng tổ chức dàn dựng và biểu diễn từ thế hệ này sang thế hệ khác. Loại hình nghệ thuật Dù kê còn được tiện dụng bởi nó mang tính “MỞ”; ngoài đặc trưng riêng của sân khấu Dù kê Khmer, nó còn tiếp nhận những tinh hoa của nghệ 73 thuật Dì kê, Rô băm, ca, múa, nhạc của chính dân tộc Khmer và cả những tinh hoa nghệ thuật của đồng bào Kinh, đồng bào Hoa, của các nước như khác như Ấn Độ, Indonesia, của châu Âu, châu Mỹ La tinh... để bổ sung làm phong phú thêm tính nghệ thuật. *Nhận xét chung Có thể nói, các loại hình nghệ thuật biểu diễn của đồng bào Khmer Nam Bộ là sản phẩm văn hoá của quần chúng nhân dân, chủ yếu được hình thành và phát triển trong quá trình lao động, sáng tạo, chinh phục thiên nhiên, đấu tranh chống lại những bất công xã hội,... Rô băm, Dù kê đã góp phần rất lớn trong việc giáo dục đồng bào Khmer Nam Bộ về lòng nhân ái, vị tha, tình yêu đôi lứa trong sáng, tình yêu quê hương nồng nàn, khẳng định chân lý: chính nghĩa luôn thắng hung tàn... Ngoài các đội, tổ chức chuyên nghiệp, ở một số địa phương, đồng bào còn tự hình thành đội văn nghệ Dù kê, Rô băm phục vụ sinh hoạt văn hóa, văn nghệ ở cơ sở. Các đội văn nghệ này, ngoài việc phục vụ sinh hoạt tinh thần còn góp phần đáng kể trong việc bảo tồn và phổ biến văn hoá, văn nghệ dân tộc Khmer. Đặc biệt, nghệ thuật Dù kê không chỉ làm thỏa mãn nhu cầu vui chơi giải trí, thưởng thức văn nghệ của người dân mà còn là “chất keo” kết nối cộng đồng trong những đêm hội chung. Rô băm và Dù kê liên quan đến Rắn thần Naga là có nhưng thực ra không được rõ nét. Với sân khấu Rô băm, trong 33 điệu múa, thể múa thì múa chằn được quy định trong 12 điệu, mỗi điệu có những ý nghĩa và tạo hình khác nhau. Ở đây, chằn là một biến thể ngụ ý tính ác của thần rắn. Còn theo Thạch Nam Phương, “Với sân khấu Dù kê (), trước khi ra sân khấu biểu diễn chính thức thì Neak (tức Naga) cùng “chào khán giả” bằng một vài câu hát và điệu bộ cơ bản của nhân vật. Việc nhận diện Neak trên sân khấu truyền thống của người Khmer Nam Bộ chủ yếu dựa trên trang phục mà chiếc mũ đội đầu là vật đại diện” [57, tr.140]. Cũng theo ý kiến của Sơn Cao Thắng: Rắn thần Naga chỉ xuất hiện trong các vở Dù Kê mặc dù không rõ nét. Múa Rô băm hầu hết đều dựng lại các vở kịch Ramayana, không thấy xuất hiện Rắn thần Naga. [Phụ Lục 4]. Trong các đợt đi điền dã, chúng tôi đều chú tâm phỏng vấn và tìm hiểu vấn đề này nhưng chưa nhận được sự trả lời hay tư liệu khác nào nói lên sự liên quan trực tiếp của nó; tuy nhiên, sự liên quan gián tiếp như vậy là có - đây cũng là điều đáng quý! 74 Cũng theo thực tế điền dã, do nhiều lý do khác nhau, và do Rô băm biểu lộ sự thiếu tinh nhạy đổi mới trước yêu cầu đổi thay, lực lượng kế thừa không đáp ứng về mặt kỹ năng, kỹ thuật bằng người đi trước nên đã làm giảm sút chất lượng biểu diễn, dẫn đến sự mai một dần. Còn về Dù kê, hiện chỉ có một số địa phương còn duy trì dưới hình thức giữ lại nhân vật Chằn Krông Riếp và Khỉ Hanuman kết hợp với đội trống Chaydăm để phục vụ diễu hành nhân các dịp lễ, tết. Lý do chính là do các nghệ nhân Rô băm hầu hết đã qua đời, mất đi hầu hết các vũ điệu đầy chất nghệ thuật mà thế hệ kế thừa không tiếp thu được. Bởi vậy, vấn đề đầu tư cho việc bảo tồn, phổ biến đã và đang được đề cập. Ra đời từ sớm và bám rễ trong lòng dân tộc Khmer, trải bao tháng năm cộng cư cùng các cộng đồng dân tộc anh em khác; trang phục truyền thống và nghệ thuật Rô băm, Dù kê vẫn được tồn tại với một bản lĩnh riêng, góp phần cùng giữ gìn và bảo tồn bản sắc văn hóa tộc người Khmer cùng với các biểu tượng văn hóa, văn học dân gian, đi kèm theo nó. 2.1.3. Rắn thần Naga trong văn học dân gian Khmer Nam Bộ Quan hệ văn học - văn hóa là vấn đề lý luận, đồng thời là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn trong nghiên cứu văn hoá, văn học, cũng như lý luận văn học. Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực của sự phát triển. Nghệ thuật là dạng hoạt động đặc biệt của văn hoá, vì nó có khả năng phản ánh mọi phương thức hoạt động của bất cứ lĩnh vực nào, thông qua hệ thống hình tượng. Trong lĩnh vực nghệ thuật, văn học được xem là nhân tố quan trọng kết tinh văn hoá. Điều góp phần lớn làm nên lịch sử dân tộc là văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của mỗi dân tộc. Mà nơi phản ánh và lưu giữ vững bền nhất văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của mỗi dân tộc lại là văn học - đặc biệt là văn học dân gian - nơi bảo tồn văn hóa cổ xưa rõ nét nhất. Chính vì lẽ đó, Rắn thần Naga trong văn hóa Khmer Nam Bộ cũng được thể hiện khá nhiều trong văn học dân gian Khmer Nam Bộ. Qua thực tế điền dã, chúng tôi được nghe người Nam Bộ kể nhiều câu chuyện hay, song nội dung một số chuyện lại trùng ít hoặc nhiều với các câu chuyện khác trong sách, trong truyện kể của các dân tộc khác. Bởi vậy, nói văn học dân gian Khmer Nam Bộ cũng chỉ là tương đối. Người Khmer Nam Bộ cũng có khuynh hướng lịch sử hoá huyền thoại (quá trình lịch sử du nhập văn hoá Ấn Độ - Balamon giáo). Trong Truyện cổ Khmer của Huỳnh Ngọc Trảng, cũng có hơn 10 truyện đề cập đến hình tượng rắn, hoặc giao long, 75 thuồng luồng, chằn tinh Truyền thuyết của người Khmer cho rằng vị vua lập quốc là con của một người Balamon (từ Ấn Độ đến vùng đất người Khmer bằng thuyền) tên là Kaudinya và con gái thần rắn Naga tên là Nagini. Người Khmer tin rằng: Chính Kaudinya đã truyền cho họ bí quyết nghề trồng lúa và công việc thuỷ lợi. Còn các vị vua Khmer sau này thì được tin là đã giao phối với một Nagini xinh đẹp để duy trì dòng dõi hoàng gia () Trong mỗi triều đại, các vị vua Khmer đều cho xây dựng các cung điện và các đền thờ khổng lồ bằng đá, mà rắn Naga được xem là vị thần canh giữ nơi thiêng liêng đó, vì vậy chúng luôn xuất hiện trên cầu thang, trên các lối đi, trên ngưỡng cửa hoặc trên các mái tháp để xua đuổi tà ma. Chúng còn tượng trưng cho sự phồn thực và là loài vật có khả năng bảo vệ mọi nguồn nước và các công trình thuỷ nông của họ. Trước khi đạo Phật truyền thừa đến với đồng bào dân tộc Khmer, người Khmer đã xem rắn là con vật tổ mẫu của mình. Hiện nay, trong dân gian Khmer có rất nhiều truyền thuyết nói về Naga. Trong quá trình điền dã, chúng tôi được nghe truyền thuyết của người Khmer như sau: Vị vua đầu tiên sáng lập ra vương quốc Chân Lạp (Kampu) có tên là Kaudinya hay là Pres Thông. Ông là người theo Balamon giáo rất tài giỏi, rất được tôn sùng và kính trọng. Một lần, trên đường du hành sang đất nước Indonesia, ngài gặp một nàng công chúa xinh đẹp, thông minh, lại dịu hiền, và có tài quyết đoán tên là Sôma hay còn gọi là Thera Wath Tây. Nàng là con gái của Neak ka raech. Trước sắc đẹp và tài hoa của công chúa, vị vua đã đem lòng yêu mến và quyết cưới nàng làm vợ. Để cưới được công chúa, vua Kampu phải dùng sức mạnh và tài năng của mình trổ tài qua các kỳ thi thử sức đầy gay go, quyết liệt của vua Neak ka raech. Cuối cùng, vua Kampu cũng giành chiến thắng và cuới được công chúa Sôma con gái của Neak ka raech làm vợ (Người kể: Sơn Cao Thắng, Phụ lục 4). Theo Phạm Việt Trung, Nguyễn Xuân Kỳ và Đỗ Văn Nhung trong Lịch sử Campuchia từ nguồn gốc đến ngày nay thì: theo Khang Thái (xứ thần Trung Hoa, thế kỷ thứ III sau công nguyên) thì ông vua đầu tiên của nước Phù Nam có lẽ là 76 một quý tộc người Ấn Độ hay một tăng lữ Bàlamôn tên là Kauđinya (tên Trung Quốc gọi là Hỗn Điền) Theo truyền thuyết thì Kauđinya từ miền Đông Ấn Độ vượt biển sang đất Phù Nam, mang theo một chiếc nỏ thần và một đạo quân (chừng một vạn hai ngàn người), đánh chiếm xứ Cốc Thalốc (Koh thlok) trước tiên. Công chúa xứ này là Sôma (tên Trung Quốc là Liễu Diệp), con vua Naga, đã chống cự lại kẻ xâm lược, nhưng bị nỏ thần của Kauđinya bắn thủng chiến thuyền, nên đành phải đầu hàng và thuận để cho Kauđinya lấy làm vợ, Kauđinya trở thành vua xứ Cốc Thalốc, đóng đô ở Vyađapura vào giữa thế kỷ đầu của công nguyên [72]. Truyền thuyết này cũng được người Khmer coi là truyền thuyết lập quốc của mình và các tác giả cho rằng: “câu chuyện này chẳng qua là do người Trung Quốc dựa vào một truyền thuyết Ấn Độ được ghi chép trên một bản văn bia bằng tiếng Sănxcơri, tìm thấy ở ChămPa (vùng Mỹ Sơn, thuộc tỉnh Quảng Nam ngày nay) mà thuật lại.” [72, tr.33]. Các ông cũng khẳng định rằng: Truyền thuyết lập quốc trên và cũng là câu chuyện mà người Khmer Nam Bộ khẳng định đó là tổ mẫu của mình thực chất là truyền thuyết lập quốc của vương quốc Phù Nam [73, tr.42]. Với người Chân Lạp, câu chuyện lập quốc của họ có phần khác hơn: “Một đạo sỹ tu hành khổ hạnh nào đó tên là Kambuvâyambava, kết hôn với một tiên nữ, nàng tiên Mêra, con của thần Xiva, sinh ra dòng dõi các vua chúa của Kambuja tức là vương quốc của Kambu” [73, tr45]. Như vậy, theo nhóm tác giả Phạm Việt Trung thì người Khmer Nam Bộ và người Phù Nam có chung nguồn gốc còn người Chân Lạp “đến sau” có nguồn gốc khác (?!). Nhưng người Khmer Nam Bộ tin rằng họ là con cháu của Kaudinya và công chúa (con Neak-ka-raech/Naga) và được truyền cho những bí quyết về nghề trồng lúa và công việc thủy lợi. Từ đó, hình tượng Rắn thần Naga được xây dựng khắp nơi tại các ngôi chùa, cổng chùa và đền thờ, với ý nghĩa là vị thần canh giữ chốn thiêng liêng và là loài sinh linh có khả năng bảo vệ nguồn nước. Motip đó tuy có sự khác nhau một ít chi tiết so với các câu chuyện do Tiền Văn Triệu sưu tầm năm 2011 và đã được in trong Tích xưa về người Khmer Sóc Trăng nhưng về cơ bản là có nhiều điểm tương đồng. Theo đó, “Xứ “Naga” trong truyền thuyết tượng trưng cho con sông Mê Công mà phù sa đã bồi đắp thành vùng đất đai của xứ sở xưa kia vốn là một cái vịnh lớn. Tăng lữ Balamon Kaunđinya tượng trưng cho sự cống hiến của nền văn hóa Ấn Độ và nàng công chúa khỏa thân 77 Sôma nói lên trạng thái nguyên thủy mà người xứ này đã từng sống trước khi người Ấn Độ sang truyền bá một nền văn hóa mới. Qua khảo sát, chúng tôi thấy truyền thuyết về Pres Thông - Neang Neak (xem Phụ lục 4) nổi lên như một truyền thuyết đặc biệt với nhiều dị bản khác nhau nói về nguồn gốc tộc người của người Khmer Nam Bộ. Về những dị bản này, tuy tên nhân vật có khác nhau bởi cách phiên âm theo tiếng Sancrit hoặc tiếng Khmer, nhưng ở đây, người Khmer Nam Bộ muốn khẳng định nguồn gốc tộc người của mình từ là Rắn thần Naga, giống người Việt cũng từ “giống Rồng”. Yếu tố mẫu hệ trong đời sống văn hóa của người Khmer Nam Bộ vẫn còn đọng lại rõ nét ở đây. Đó là việc người con gái phải đi “cưới” người con trai, người con trai chỉ như một người khách ở xứ lạ đến (hình ảnh của Pres Thông) và làm đám cưới ở xứ này. Bởi tất cả các tiết lễ chính thức của một cuộc hôn lễ đều được thực hành tại “nhà gái”. Hơn thế nữa, truyền thuyết này cũng cho biết môi sinh cơ bản là vùng nê địa đầm lầy, trũng nước Nam Bộ. Người Nam Bộ với môi sinh chủ yếu là sông nước nên hình ảnh con rắn/rồng mặc nhiên được dân gian chọn làm “vật mẫu” để nói lên chủ thể của vùng địa văn hóa đó. Như vậy, qua quá trình diễn biến theo chiều lịch đại, truyền thuyết này có nhiều sự biến đổi cơ bản. Môtip người kết duyên với rắn như trên lặp đi lặp lại rất nhiều lần trong kho tàng Truyện cổ dân gian Khmer như các truyện: “Chú rắn có chiếc nhẫn thần”, “Sự tích rắn lấy người” [69] Các truyện này được sáng tác dựa vào môtip “hoàng tử Thong lấy công chúa rắn” nói trên, nhưng có thay đổi cho phù hợp với đà phát triển của chế độ phụ hệ: rắn đóng vai trò người chồng. Ngoài ra, môtip “Người cứu rắn – rắn đền ơn” cũng khá phổ biến như trong các truyện: “Châu Sanh”, “Hai anh em và con Rắn thần” Các môtip này thể hiện duyên nợ truyền kiếp của người Khmer với yếu tố nước mà thần rắn chính là biểu tượng. Đến khi Phật giáo xâm nhập vào xã hội người Khmer thì tín ngưỡng sùng bái nước được tích hợp vào với truyền thuyết kể chuyện Rắn thần Naga nằm cuộn thân làm bảo tọa cho Đức Phật ngồi nhập định bên sông và vươn cao 7 đầu làm tán che mưa cho Đức Phật chống lại sự tấn công của Ma vương âm mưu phá đổ cái khoảnh khắc quyết định trên bước đường chứng ngộ của ngài. Sự tích hợp tín ngưỡng sùng bái nước vào Phật giáo được thể hiện rõ nét nhất qua ghi nhận của Châu Đạt Quan trong Chân Lạp phong thổ ký (năm 1296): giữa hồ nước trong kinh thành Ăng-co có một ngôi tháp, “trong tháp có một tượng Phật nằm 78 bằng đồng, tại lỗ rốn nước vọt ra không ngừng” [91]. Mô-tip này có lẽ bắt nguồn từ huyền thoại Bàlamôn kể về việc thần Vishnu nằm ngủ trên mình Rắn thần Naga, hoa sen hiện ra từ rốn của thần và chính từ đây mà thần Brahma sản sinh để tiếp tục sự nghiệp sáng tạo thế giới. Nếu quan niệm rốn là trung tâm của sự sống, thì hình ảnh dòng nước vọt ra từ lỗ rốn của Đức Phật đã đồng hoá nước với sức sống của Phật pháp. Châu Đạt Quan trong Chân Lạp phong thổ kí cho biết: “Người bản địa đều nói rằng trong tháp có xà tinh chín đầu, ấy là chúa đất đai cả nước, đêm đêm hiện lên thành hình người con gái, quốc chủ trước tiên cùng nằm và giao cấu với nó, vợ vua cũng không dám vào. Đến trống canh hai thì vua ra, bấy giờ mới có thể ngủ với thê thiếp. Nếu con tinh một hôm không thấy hiện lên thì tức là ngày chết của phiên chúa đã đến, nếu phiên chúa một đêm không đến thì ắt chịu tai họa.” [91]. Nội dung này cũng được Nguyễn Ngọc Phúc chú thích rõ “Đây là câu chuyện bắt nguồn từ một huyền thoại cổ của Chân Lạp. Theo lời truyền tụng thì thuở sơ khai, hoàng tử Prah Thong cưới công chúa con vua thủy tề là vua rắn chín đầu. Từ đó, vua Chân Lạp nào cũng phải cưới một công chúa rắn” [91, tr27]. Như vậy, câu chuyện của Nguyễn Ngọc Phúc và câu chuyện của Tiền Văn Triệu về cơ bản là giống nhau, nhưng chủ thể của nó, theo Nguyễn Ngọc Phúc thì đó là của người Chân Lạp còn Tiền Văn Triệu thì cho rằng câu chuyện đó có chủ thể là cư dân Khmer Nam Bộ? Trải qua mấy nghìn năm kết tinh văn hóa, cũng như các cộng đồng dân tộc khác, người Khmer Nam Bộ đã xâ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_ran_than_naga_trong_van_hoa_khmer_nam_bo.pdf
  • pdfCV 1683 - VE VIEC DANG THONG TIN LUAN AN TREN WEBSITE CUA BO GIAO DUC DAO TAO - NCS HOANG SI NGOC.pdf
  • pdfTOM TAT LUAN AN TIENG ANH - HOANG SI NGOC - 101011408.pdf
  • pdfTOM TAT LUAN AN TIENG VIET - HOANG SI NGOC - 101011408.pdf
  • pdfTRANG THONG TIN NHUNG DONG GOP MOI VE MAT HOC THUAT - HOANG SI NGOC - TA.pdf
  • pdfTRANG THONG TIN NHUNG DONG GOP MOI VE MAT HOC THUAT - HOANG SI NGOC - TIENG VIET.pdf
Tài liệu liên quan