Luận án Rèn luyện kỹ năng phát triển chương trình giáo dục nhà trường cho sinh viên ngành giáo dục mầm non trình độ cử nhân sư phạm

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU

MỞ ĐẦU. 1

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA RÈN LUYỆN KỸ NĂNG PHÁT

TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG CHO SINH

VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON TRÌNH ĐỘ CỬ NHÂN SƯ

PHẠM . 7

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề . 7

1.1.1. Các nghiên cứu về phát triển chương trình giáo dục và phát triển

chương trình giáo dục nhà trường. 7

1.1.2. Các nghiên cứu về kỹ năng phát triển chương trình giáo dục nhà

trường. 11

1.1.3. Các nghiên cứu về rèn luyện kỹ năng phát triển chương trình giáo

dục nhà trường cho sinh viên sư phạm mầm non . 13

1.2. Một số khái niệm cơ bản. 14

1.2.1. Chương trình giáo dục nhà trường mầm non. 14

1.2.2. Phát triển chương trình giáo dục nhà trường mâm non . 22

1.2.3. Kỹ năng phát triển chương trình giáo dục nhà trường mầm non. 25

1.2.4. Rèn luyện kỹ năng phát triển chương trình giáo dục nhà trường mầm

non. 28

1.3. Phát triển chương trình giáo dục nhà trường mầm non . 29

1.3.1. Cơ sở của vấn đề phát triển chương trình giáo dục nhà trường mầm

non. 29

1.3.2. Một số quan điểm tiếp cận trong phát triển chương trình giáo dục

nhà trường mầm non . 34

1.3.3. Các cấp độ phát triển chương trình giáo dục nhà trường mầm non. 37

1.3.4. Nguyên tắc phát triển chương trình giáo dục nhà trường mầm non. 40

pdf200 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 15/02/2022 | Lượt xem: 534 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Rèn luyện kỹ năng phát triển chương trình giáo dục nhà trường cho sinh viên ngành giáo dục mầm non trình độ cử nhân sư phạm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CT đào tạo. - Các đợt THSP và TTSP đều có trong khung CT đào tạo đối với ngành 70 GDMN mặc dù có sự khác nhau trong cách dùng thuật ngữ: RLNVSPTX hoặc Kiến tập sư phạm, THSP1, THSP2... Đây là cơ hội tốt để SV được tiếp cận với thực tiễn và là cơ hội cho RLKN PTCTGD nhà trường (cấp độ nhóm lớp) cho SV tại các cơ sở GDMN. 2.3.2. Thực trạng rèn luyện kỹ năng phát triển chương trình giáo dục nhà trường (cấp độ nhóm lớp) cho sinh viên ngành Giáo dục mầm non trình độ cử nhân sư phạm Chúng tôi nghiên cứu thực trạng RLKN PTCTGD nhà trường (cấp độ nhóm lớp) cho SV ngành GDMN tại 3 trường ĐH là: ĐHSPHN, ĐH Vinh và ĐH Sài Gòn. Qua nghiên cứu CT đào tạo và CT RL nghề của các trường, kết hợp với việc trao đổi và phỏng vấn sâu đại diện một số giảng viên (giảng viên trực tiếp giảng dạy chuyên ngành và giảng dạy học phần chuyên sâu), chúng tôi thu được kết quả như sau: - Nhiều giảng viên không hiểu được bản chất của vấn đề PTCT GDMN nói chung và PTCTGD nhà trường nói riêng, thậm chí họ cho rằng bản chất PTCTGD nhà trường MN là việc lập kế hoạch GD. - Khi đưa ra hệ thống các KN thành phần của KN PTCTGD nhà trường MN (cấp độ nhóm lớp) để RL cho SV thì phần lớn các giảng viên giảng dạy các học phần chuyên ngành (trừ những người giảng dạy học phần chuyên sâu) cho rằng những KN như xác định mục tiêu bài dạy, thực hiện tổ chức hoạt động GD, đánh giá nhận xét một hoạt động GD đều được RL cho SV qua các học phần mà họ tham gia giảng dạy. Điều này có nghĩa, chính họ đã dạy cho SV ngành GDMN làm PTCTGD nhà trường. Những nhận định của họ khá xác đáng, song đó là những KN rời rạc được hình thành và RL ở các hoạt động thực hành bộ môn. Chúng chưa thể trở thành KN PTCTGD nhà trường (cấp độ nhóm lớp) mặc dù chúng góp phần vào việc hình thành các KN thành phần. - Việc RLKN PTCTGD nhà trường (cấp độ nhóm lớp) cho SV chưa được chú tâm, chủ yếu là hoạt động RLKN nghề nghiệp thông qua các hình thức sau đây: + Thông qua các học phần chuyên ngành: Phương pháp hình thành biểu tượng toán cho trẻ; Phương pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học; Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình; Phương pháp GD thể chất; Phương 71 pháp cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh; Phương pháp phát triển ngôn ngữ. + Thông qua các phần chuyên sâu. + Thông qua THSP (Hoặc RL NVSPTX hoặc kiến tập sư phạm); + Thông qua TTSP. Thông qua các hình thức đó, một số KN thành phần của KN PTCTGD nhà trường MN có cơ hội RL và phát triển. Chúng tôi thống kê các KN thành phần được RL qua các hình thức ở việc liệt kê qua Bảng 2.5 dưới đây: Bảng 2.5. Các hình thức RL KN PTCTGD nhà trường cho SV TT Kỹ năng Các hình thức RL Học phần chuyê n ngành Học phần chuyên sâu THSP TTSP 1 KN phân tích tình hình trẻ tại nhóm, lớp chủ nhiệm x x x 2 KN phân tích tình hình về đội ngũ GV và CSVC của nhà trường x x 3 KN phân tích, đánh giá CTGD nhà trường của năm học trước x x x 4 KN xác định mục tiêu năm học cho một độ tuổi x x 5 KN xác định mục tiêu chủ đề x x 6 KN xác định mục tiêu hoạt động GD x x x x 7 KN lập kế hoạch GD x x 8 KN lựa chọn mạng nội dung, mạng hoạt động x x x 9 KN tổ chức hoạt động học có chủ đích x x x 10 KN tổ chức hoạt động chơi x x x 11 KN tổ chức hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh x x x 12 KN đánh giá hiệu quả hoạt động GD x x x 13 KN điều chỉnh CT x x x x Nhìn vào Bảng 2.5 có thể thấy tất cả các KN đơn lẻ của KN PTCTGD nhà trường (cấp độ nhóm lớp) được RL qua các hình thức, thậm chí có những KN 72 được RL nhiều lần. - RLKN PTCTGD nhà trường (cấp độ nhóm lớp): Trong CT đào tạo của 3 trường ĐH trên chưa có nội dung và quy trình riêng RLKN PTCTGD nhà trường mà chủ yếu là quy trình RL nghề (chủ yếu thông qua các đợt RL NVSPTX và TTSP). Nội hàm KN PTCTGD nhà trường MN còn nằm rải rác và chồng chéo với một số KN khác mà chưa được xác định cụ thể, rõ ràng. - Quy trình RL nghề cho SV ngành GDMN chủ yếu được thông qua hai hình thức chính, đó là: THSP (RL NVSPTX hoặc kiến tập sư phạm) và TTSP. Các hình thức này cũng là cơ hội RLKN thành phần của KN PTCTGD nhà trường (cấp độ nhóm lớp) cho SV. Quy trình chung của các đợt RL nghề trong CT đào tạo GVMN của các trường ĐH như sau: Bước 1: Xác định nội dung rèn luyện theo khung CT đào tạo Bước 2: Xác định thời gian, địa điểm RL nghề tại các cơ sở MN trong hệ thống các trường gửi SV Bước 3: Cho SV đăng ký theo nguyện vọng Bước 4: Gửi nội dung rèn luyện, danh sách SV đến các cơ sở MN Bước 5: Triển khai RL theo kế hoạch (có giảng viên hướng dẫn đi kèm hoặc gửi thẳng) Bước 6: Tổng kết, đánh giá, xếp loại kết quả RL của SV Tại các cơ sở MN (đơn vị phối hợp) triển khai RL nghề cho SV theo quy trình sau: Bước 1: Phân công SV vào các nhóm lớp (theo danh sách và yêu cầu của đợt RL) Bước 2: Phân công GVMN tại các nhóm lớp hướng dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp SV về các nội dung cần RL Bước 3: Cho SV tiến hành các nội dung RL (có sự giám sát trực tiếp hoặc gián tiếp của GVMN tại nhóm lớp) Bước 4: Đánh giá, xếp loại kết quả RL của SV. - Các hình thức RLKN nghề ở các trường ĐH trong diện điều tra thực trạng được chúng tôi thống kê qua Bảng 2.6 dưới đây: 73 Bảng 2.6. Các hình thức RL nghề cho SV ngành GDMN Trường ĐH Tên học phần Thời lượng Kỳ học ĐHSPHN TTSP 1 2 6 TTSP 2 4 8 ĐH Vinh RLNVSPTX 2 1-7 TTSP 4 8 ĐH Sài Gòn Thực hành sư phạm 1 1 1 Thực hành sư phạm 2 1 2 Thực hành sư phạm 3 1 3 Thực hành sư phạm 4 1 4 Thực hành sư phạm 5 1 5 TTSP 1 3 6 TTSP 2 6 8 Nội dung chính của các đợt THSP chủ yếu là RL một số KN cụ thể của các hoạt động chăm sóc, GD. Riêng TTSP là đợt RL tổng hợp tất cả các KN như một người GVMN thực thụ. Chẳng hạn: Trường ĐH Vinh xây dựng 4 modul (Từ modul 1 đến modul 4) để RL NVSPTX. Trong đó, mỗi modul có thời lượng 1 tín chỉ, tương đương 15 tiết thực hành với mục tiêu, nội dung và quy trình khác nhau để đạt được mục tiêu của đợt RL. Cụ thể đối với RLNVSP 1 (modul 1) gồm các vấn đề sau: Mục tiêu của môn học: - Kiến thức: Giúp SV có những hiểu biết, kiến thức về chăm sóc sức khoẻ trẻ lứa tuổi MN và vận dụng được kiến thức vào thực tiễn chăm sóc sức khoẻ và GD sức khoẻ dinh dưỡng cho trẻ MN. - KN: + Hình thành và RL cho SV KN lập kế hoạch chăm sóc và GD sức khoẻ dinh dưỡng, tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khoẻ cho trẻ theo CTGDMN. + Bước đầu cho SV làm quen với thực tiễn công tác chăm sóc sức khoẻ 74 cho trẻ ở trường MN. - GD: GD lòng yêu nghề, mến trẻ bồi dưỡng tình cảm nghề nghiệp cho SV. Nội dung RL: - Lập kế hoạch hoạt động RL toàn đợt và từng tuần, thực hiện và điều chỉnh kế hoạch, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện kế hoạch. - Tìm hiểu tình hình chung về trẻ và giáo viên ở lớp, trường thực hành. - Tìm hiểu đặc điểm cơ bản về tâm lý của trẻ MN qua việc quan sát các hành vi trên lớp và trong các hoạt động khác. - Tìm hiểu về các hoạt động chăm sóc trẻ các đô tuổi ở trường MN. Hình thức hoạt động RL: - Nghe báo cáo về nhà trường, lớp chủ nhiệm để nắm tình hình tổ chức hoạt động chăm sóc trẻ. - Gặp GV chủ nhiệm để làm quen, thống nhất nội dung, hình thức, biện pháp và kế hoạch thực hành, nắm tình hình, điều tra cơ bản, ban đầu về trẻ của lớp thực hành. - Quan sát và thực hành việc chăm sóc trẻ ở trường MN. Lịch trình RL cụ thể: Buổi thứ Tiết Nội dung Sản phẩm 1 Khảo sát, đánh giá các tiêu chuẩn vệ sinh trường MN 1 Khảo sát, đánh giá vệ sinh môi trường ở trường MN (không gian, quy cách thiết kế và xây dựng). Xây dựng được các tiêu chuẩn khảo sát và đánh giá vệ sinh môi trường ở trường MN. Nhận xét về vệ sinh môi trường của trường MN và đưa ra các đề xuất. 2 Khảo sát, đánh giá vệ sinh trang thiết bị ở trường MN (bàn ghế, giường, tủ, đồ dùng sinh hoạt, đồ chơi,...). Xây dựng được các tiêu chuẩn khảo sát và đánh giá vệ sinh trang thiết bị ở trường MN. Nhận xét về vệ sinh trang thiết bị ở trường MN và đưa ra các đề xuất. 3 Điều tra, đánh giá chế độ vệ sinh ở trường MN (chế độ vệ sinh hành ngày, hàng tuần, định kỳ,...). Lập phiếu điều tra, đánh giá chế độ vệ sinh ở trường MN. Tiến hành đánh giá và nhận xét về chế độ vệ sinh ở trường MN và đưa ra các đề xuất. 75 2 Lập kế hoạch và tổ chức công tác vệ sinh thường xuyên ở trường MN 4 Lập kế hoạch chung cho công tác vệ sinh thường xuyên sân vườn, nhà bếp và nhóm lớp. Kế hoạch công tác vệ sinh thường xuyên. 5 Thực hành công tác vệ sinh sân vườn trường, vệ sinh không khí nhóm lớp theo kế hoạch. Nghiệm thu công tác vệ sinh. Nhận xét và đánh giá của GV hướng dẫn. 6 Thực hành công tác vệ sinh tại nhóm lớp (vệ sinh phòng trẻ, vệ sinh phòng vệ sinh) theo kế hoạch. Nghiệm thu công tác vệ sinh. Nhận xét và đánh giá của GV hướng dẫn. 7 Thực hành công tác vệ sinh đồ dùng sinh hoạt, dụng cụ phục vụ học tập của nhóm lớp theo kế hoạch Nghiệm thu công tác vệ sinh. Nhận xét và đánh giá của GV hướng dẫn. 8 Thực hành công tác vệ sinh tại nhà bếp trường MN theo kế hoạch. Nghiệm thu công tác vệ sinh. Nhận xét và đánh giá của GV hướng dẫn. 3 Xây dựng và tổ chức sinh hoạt cho trẻ tại nhóm lớp 9 - Xây dựng chế độ sinh hoạt cho trẻ lứa tuổi nhà trẻ theo các nhóm tuổi. - Xây dựng chế độ sinh hoạt cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo. Kế hoạch tổ chức chế độ sinh hoạt tại trường MN cho trẻ lứa tuổi nhà trẻ theo các nhóm tuổi và trẻ em mẫu giáo. 10- 13 Tổ chức chế độ sinh hoạt cho trẻ tại nhóm lớp. Tiến hành tổ chức chế độ sinh hoạt của trẻ tại nhóm lớp theo kế hoạch. 4 Tổ chức và chăm sóc giấc ngủ cho trẻ 14 Chuẩn bị phòng ngủ, giường ngủ cho trẻ. Chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất đảm bảo vệ sinh, an toàn phục vụ giấc ngủ cho trẻ. 15 Chăm sóc giấc ngủ cho trẻ. Trẻ ngủ ngon giấc, đảm bảo vệ sinh, an toàn. Có đánh giá và viết nhận xét giấc ngủ của trẻ. 5 Tổ chức và thao tác cho trẻ ăn ở các nhóm; Đánh giá và nhận xét khẩu phần và thực đơn của trẻ tại trường MN 16 Chuẩn bị phòng ăn và dụng cụ ăn cho nhóm lớp. Chuẩn bị suất ăn cho nhóm lớp. Chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất đảm bảo vệ sinh, an toàn phục vụ ăn cho trẻ; Chuẩn bị đủ suất ăn cho trẻ của nhóm lớp; Chuẩn bị điều kiện vệ 76 sinh trước ăn cho trẻ. 17 Chia ăn và chăm sóc trẻ trong bữa ăn. Chia ăn và chăm sóc, hướng dẫn trẻ ăn đảm bảo vệ sinh, trẻ ăn hết suất, ngon miệng. 18 - Vệ sinh trẻ, phòng ăn, dụng cụ ăn sau bữa ăn. - Đánh giá, nhận xét bữa ăn và ghi vào sổ theo dõi ăn uống của trẻ. Vệ sinh trẻ sau khi ăn, vệ sinh sạch sẽ phòng ăn và dụng cụ ăn. Có đánh giá và ghi nhận xét ăn uống của trẻ vào sổ theo dõi. 19 Đánh giá và nhận xét khẩu phần và thực đơn của trẻ tại nhóm lớp. Có bản kê, tính toán và đánh giá, nhận xét khẩu phần - thực đơn của trẻ tại nhóm lớp phụ trách. 6 Tổ chức và thực hành vệ sinh cá nhân cho trẻ tại nhóm lớp 20 Quan sát và thực hành vệ sinh da và vệ sinh răng miệng cho trẻ tại nhóm lớp. Vệ sinh da và vệ sinh răng miệng cho trẻ đảm bảo yêu cầu vệ sinh. 21 Quan sát và thực hành vệ sinh bài tiết và vệ sinh tóc móng cho trẻ tại nhóm lớp. Vệ sinh bài tiết và vệ sinh tóc móng cho trẻ đảm bảo yêu cầu vệ sinh. 7 Lập kế hoạch và GD sức khoẻ dinh dưỡng cho trẻ 22 - Dự giờ GD sức khoẻ dinh dưỡng (SV lựa chọn độ tuổi theo nhóm lớp phụ trách). - Làm quen với trẻ ở nhóm lớp tập dạy. - Tìm hiểu cách soạn giáo án của GVMN. Viết bản thu hoạch, có nhận xét, đánh giá của bản thân và đưa ra các đề xuất. 23 - Lập kế hoạch chung của nhóm lớp phụ trách và soạn giáo án (soạn 1 giáo án GD sức khoẻ dinh dưỡng, chọn từ 1 trong 3 nội dung GD sức khoẻ dinh dưỡng). - Làm quen với trẻ ở nhóm lớp tập dạy. Kế hoạch hoạt động tuần của nhóm lớp tập dạy và giáo án. 24 Tổ chức 1 hoạt động GD sức khoẻ và dinh dưỡng theo giáo án đã chuẩn bị. Giáo án và tiến hành tổ chức 1 hoạt động GD sức khoẻ và dinh dưỡng cho trẻ tại nhóm lớp đã chuẩn bị. 8 Theo dõi tiêm chủng, đánh giá sự phát triển cân nặng và chiều cao cho trẻ 25 - Lập phiếu theo dõi tiêm Phiếu theo dõi tiêm chủng và tình 77 chủng và tình trạng dinh dưỡng cho trẻ; chuẩn bị biểu đồ theo dõi tăng trưởng cho trẻ tại nhóm lớp phụ trách. - Chuẩn bị vị trí, dụng cụ đo cân nặng, chiều cao trẻ. - Xác định chính xác tuổi (đến tháng tuổi) của trẻ tại nhóm lớp phụ trách. - Giải thích, hướng dẫn trẻ và chuẩn bị tâm thế cho trẻ trước khi đo. trạng dinh dưỡng; Cơ sở vật chất, dụng cụ sẵn sàng; Trẻ hiểu ý nghĩa của việc theo dõi và hợp tác thực hiện; 26 Đo cân nặng, chiều cao của trẻ và ghi vào phiếu theo dõi đồng thời đánh dấu vào biểu đồ theo dõi tăng trưởng cho từng trẻ. Kết quả cân nặng, chiều cao của trẻ được ghi trên phiếu và đánh dấu trên biểu đồ. 27 Đo cân nặng, chiều cao của trẻ và ghi vào phiếu theo dõi đồng thời đánh dấu vào biểu đồ theo dõi tăng trưởng cho từng trẻ (tiếp). Kết quả cân nặng, chiều cao của trẻ được ghi trên phiếu và đánh dấu trên biểu đồ (tiếp). 28 Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của từng trẻ tại nhóm lớp phụ trách theo 3 tiêu chí: cân nặng/tuổi, chiều cao/tuổi và cân nặng/chiều cao Kết quả đánh giá và nhận xét 29 Điều tra thu thập dữ liệu tiêm chủng của từng trẻ tại nhóm lớp phụ trách và ghi vào phiếu theo dõi. Thống kê kết quả điều tra. Kết quả điều tra, nhận xét và đề xuất. 8 30 Tổng kết, nhận xét và đánh giá. Kết quả đánh giá SV. 2.3.3. Thực trạng kỹ năng phát triển chương trình giáo dục nhà trường (cấp độ nhóm lớp) của sinh viên ngành Giáo dục mầm non trình độ cử nhân sư phạm Chúng tôi tiến hành khảo sát từ tháng 9 năm 2015 đến tháng 5 năm 2017 với 647 SV của 3 trường ĐH trong năm học 2015-2016 và 2016-2017. Đối tượng chúng tôi điều tra là SV năm thứ 3 và năm thứ 4 ngành GDMN với số 78 lượng cụ thể như sau (xem Bảng 2.7): Bảng 2.7. Số lượng SV trong diện điều tra kha sát thực trạng Trường Năm thứ 3 Năm thứ 4 Tổng từng trường ĐHSPHN 86 72 158 ĐH Vinh 132 120 252 ĐH Sài Gòn 126 111 237 Tổng số 344 303 647 Sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi, kết hợp với phương pháp đánh giá sản phẩm qua hệ thống bài kiểm tra (chọn một trong số các bài tập được trình bày ở Bảng 2.13), chúng tôi sử dụng phần mềm Excel 2016 để xử lý và thu được kết quả như sau: * Nhận thức của SV về PTCTGD nhà trường MN (cấp độ nhóm lớp) Kết quả chúng tôi thu được như sau: - Về việc trang bị kiến thức PTCTGD nhà trường MN ở trường ĐH. Với câu hỏi: Ở trường ĐH có trang bị kiến thức, KN về PTCTGD nhà trường MN hay không? Có 77,27% (500/647) ý kiến trả lời rằng, họ được trang bị những kiến thức về PTCT GDMN khi được đào tạo ở trường ĐH. Tuy nhiên, phần lớn SV chưa phân biệt được cấp độ của thuật ngữ PTCT GDMN và PTCTGD nhà trường MN (ngoại trừ SV Trường ĐH Vinh). Số còn lại (22,73%) không có phương án trả lời. - Về bản chất của PTCTGD nhà trường MN (cấp độ nhóm lớp): 100% SV lựa chọn cách hiểu rằng “Là hoạt động có sự lựa chọn, tổ chức, điều chỉnh CTGDMN quốc gia để tạo ra một CTGD riêng cho nhà trường (CTGD riêng cho nhóm lớp)” mà không phải là “kế hoạch hoạt động để nhà trường ngày càng phát triển” hoặc “Là CTGD riêng của nhà trường MN hoặc CTGD riêng của nhóm lớp” hoặc “là sự thay đổi một hoặc một số vấn đề của CTGDMN quốc gia đề tạo ra một CTGD phù hợp hơn”. - Thành phần tham gia vào PTCTGD nhà trường MN (cấp độ nhóm lớp): 100% SV cho rằng, những thành phần tham gia vào PTCTGD nhà trường MN gồm ban giám hiệu nhà trường, tổ trưởng chuyên môn và GVMN. Như vậy, theo SV, việc PTCTGD nhà trường MN sẽ không có thành 79 phần nào ngoài nhà trường MN tham gia (chẳng hạn, Hội Phụ huynh, Hội Phụ nữ). Nguyên nhân của câu trả lời này cũng dễ hiểu vì hầu như ở các trường MN ở Việt Nam (nhất là các trường MN thuộc hệ thống các trường công lập) không có thành phần nào ngoài nhà trường tham gia vào PTCTGD nhà trường mà chủ yếu là các nhà GD của nhà trường (Ban giám hiệu và đội ngũ GV). - KN thành phần của KN PTCTGD nhà trường: Chúng tôi đưa ra hệ thống 5 KN thành phần (KN phân tích tình hình nhà trường; KN xác định mục tiêu; KN thiết kế CT; KN thực hiện CT; KN đánh giá, điều chỉnh CT) với 13 KN đơn lẻ. Chúng tôi nhận thấy 100% SV đồng ý cho việc lựa chọn sự cần thiết của tất cả các KN mà chúng tôi đề xuất. Điều này cũng chưa đủ để kết luận rằng tất cả những KN thành phần mà chúng tôi xác định là hoàn toàn đầy đủ, song có thể khẳng định những KN đó thực sự là KN cần thiết cho PTCTGD nhà trường (cấp độ nhóm lớp). - Những hình thức để hình thành và RL KN PTCTGD nhà trường MN (cấp độ nhóm lớp): 100% SV lựa chọn con đường giúp SV có được những KN PTCTGD nhà trường MN là: Thông qua học phần “PTCT GDMN”; Thông qua các học phần chuyên ngành; Thông qua thực hành sư phạm; Thông qua TTSP; thậm chí bản thân tự học tập và RL của SV. * Thực trạng KN PTCTGD nhà trường (cấp độ nhóm lớp) của SV ngành GDMN Để đánh giá được KN PTCTGD nhà trường (cấp độ nhóm lớp) của SV, chúng tôi sử dụng phiếu đánh giá bao gồm phần tự đánh giá (đánh giá trong) và phần kiểm tra bằng hình thức tự luận (đánh giá ngoài). Cụ thể như sau: Phần 1 (3 điểm): Em hãy tự đánh giá mức độ đạt được của bản thân về các KN sau đây: TT KN Mức độ đạt được Yếu (0đ) TB Yếu (1đ) TB (1,5đ) Khá (2,5đ) Giỏi (3đ) 1 KN đánh giá trẻ trong một nhóm lớp 80 2 KN phân tích, đánh giá CTGD nhóm lớp 3 KN phân tích về CSVC và đội ngũ GV của nhóm lớp 4 KN xác định mục tiêu năm học cho một nhóm lớp 5 KN xác định mục tiêu chủ đề 6 KN xác định mục tiêu hoạt động GD 7 KN lập kế hoạch GD cho nhóm lớp 8 KN thiết kế mạng nội dung, mạng hoạt động 9 KN tổ chức hoạt động học có chủ đích 10 KN tổ chức hoạt động chơi 11 KN tổ chức hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh 12 KN đánh giá hiệu quả hoạt động GD 13 KN điều chỉnh hoạt động GD Lưu ý: Điểm cho phần này được tính là điểm trung bình cộng của các điểm thành phần. Phần 2 (7 điểm): Câu 1 (2 điểm): Hãy chọn một nhóm lớp mẫu giáo và phân tích tình hình trẻ em trong nhóm lớp đó. Câu 2 (2 điểm): Chọn một chủ đề GD cho một nhóm lớp của độ tuổi mẫu giáo và xác định mục tiêu GD của chủ đề đó. Câu 3 (3 điểm): Soạn một giáo án về một hoạt động GD cho trẻ mẫu giáo. Kết quả của phiếu đánh giá là thang điểm 10 và được chúng tôi quy đổi theo giá trị điểm trình bày ở Bảng 2.8 Bảng 2.8. Quy đổi xếp loại mức độ KN PTCTGD nhà trường MN (cấp độ nhóm lớp) của SV Mức độ Quy đổi Giá trị điểm Yếu F <4 điểm Trung bình Yếu D 4-cận 5,5 điểm Trung bình C 5,5-cận 7 điểm Khá B 7-cận 8,5 điểm Tốt A 8,5-10 điểm Chúng tôi điều tra trên 647 SV và thu về là 647 phiếu. Sử dụng thống kê qua phần mềm Excel 2016, chúng tôi thu được kết quả như sau: *Đánh giá theo KN đơn lẻ: 81 Bảng 2.9. Kết quả đánh giá KN PTCTGD nhà trường MN (cấp độ nhóm lớp) của SV về KN đơn lẻ TT KN Yếu TB yếu TB Khá Giỏi SL % SL % SL % SL % SL % 1 KN đánh giá trẻ trong nhóm lớp 158 24,4 344 53,2 110 17,0 31 4,8 4 0,6 2 KN phân tích, đánh giá CTGD của nhóm lớp 38 5,9 265 41,0 277 42,8 55 8,5 12 1,9 3 KN phân tích điều kiện CSVC và đội ngũ GV nhóm lớp 70 10,8 377 58,2 165 25,5 34 5,2 1 0,15 4 KN xác định mục tiêu năm học cho một nhóm lớp 99 15,3 359 55,4 152 23,5 31 4,8 7 0,9 5 KN xác định mục tiêu chủ đề 122 18,8 371 57,3 126 19,4 21 3,2 8 1,2 6 KN xác định mục tiêu hoạt động GD 123 18.9 329 50,8 177 21,3 14 2,2 5 0,8 8 KN thiết kế mạng nội dung, mạng hoạt động 119 18,4 353 54,5 137 21,1 32 4,9 6 0,9 7 KN lập kế hoạch GD 71 10,9 332 51,3 173 26,7 60 9,3 12 1,8 9 KN tổ chức hoạt động học có chủ đích 14 2,1 135 20,8 360 55,6 128 19,7 10 1,5 10 KN tổ chức hoạt động chơi 58 8,9 159 24,5 317 49 103 15,9 10 1,5 11 KN tổ chức hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh 37 5,7 160 24,7 343 53 95 14,7 12 1,8 12 KN đánh giá hiệu quả hoạt động GD 78 12,0 346 53,5 181 28,0 35 5,4 7 1,1 13 KN điều chỉnh hoạt động GD 53 8,2 330 51,0 206 31,8 51 7,9 7 1,1 82 Nhận xét: - KN phân tích tình hình trẻ: Chủ yếu tập trung ở mức độ trung bình yếu (53,2%), yếu (24,4%), trung bình (17%), tỷ lệ SV đạt mức độ khá (4,8%) và giỏi (0,6%) rất thấp. - KN phân tích CTGD của nhóm lớp: Chủ yếu ở mức độ trung bình (42,8%) và trung bình yếu (41%), tỷ lệ thấp nhất là mức độ giỏi (1,9%). - KN phân tích điều kiện về CSVC và đội ngũ GV tại nhóm lớp: Tập trung chủ yếu ở mức độ trung bình yếu (58,2%), mức độ trung bình (25,5%), thấp nhất là mức độ giỏi (0,15%). - KN xác định mục tiêu năm học cho một nhóm lớp: Mức độ trung bình yếu chiếm tỷ lệ cao nhất (55,4%), mức độ trung bình chiếm 23,5%, mức độ yếu chiếm 15,3%, khá chiếm 4,8% và giỏi 0,9%. - KN xác định mục tiêu chủ đề cho nhóm lớp: Mức độ trung bình yếu chiếm 57,3%, trung bình chiếm 19,4%, yếu chiếm 18,8%, khá chiếm 3,2% và giỏi chiếm 1,2%. - KN xác định mục tiêu hoạt động GD nhóm lớp: Mức độ trung bình yếu chiếm 50,8%, trung bình chiếm 21,3%, yếu chiếm 18,9%, khá 2,2%,giỏi 0,8%. - KN thiết kế mạng nội dung, mạng hoạt động: Mức độ trung bình yếu chiếm 54,6%, trung bình 21,1%, yếu 18,4%, khá 4,9% và giỏi 0,9%. - KN lập kế hoạch GD cho nhóm lớp: Mức độ trung bình yếu chiếm 51,2%, mức độ trung bình chiếm 26,7%, mức độ yếu 10,9%, mức độ khá 9,4% và giỏi 1,7%. - KN tổ chức hoạt động học có chủ đích: Mức độ trung bình chiếm 55,6%, mức độ khá chiếm 29,7%, mức độ trung bình yếu chiếm 20,8%, mức độ yếu 2,1% và giỏi 1,5%. - KN tổ chức hoạt động chơi: Mức độ trung bình chiếm 49%, trung bình yếu chiếm 24,6%, khá 15,9%, yếu 9%, giỏi 1,5%. - KN tổ chức hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh: Mức độ trung bình chiếm 52,9%, trung bình yếu chiếm 26,3%, khá 14,2%, yếu 5,9% và giỏi 0,8%. - KN đánh giá hiệu quả hoạt động GD của nhóm lớp: mức độ trung bình yếu chiếm 53,3%, trung bình chiếm 28%, yếu 12%, khá 5,4% , giỏi 1,1%. 83 - KN điều chỉnh hoạt động GD của nhóm lớp: mức độ trung bình yếu chiếm 51%, trung bình 31,8%, yếu 8,2%, khá 7,9% và giỏi 1,1%. Nhìn chung, các KN đơn lẻ chủ yếu đạt được ở mức trung bình và trung bình yếu. Các mức độ khác tỷ lệ không cao. Điều này cho thấy, các KN đơn lẻ cần được tác động mạnh để thúc đẩy sự PT của các KN đó. * Đánh giá theo KN thành phần: Từ Bảng 2.9, chúng tôi tính trung bình cho mỗi KN, dùng quy tắc làm tròn số chúng tôi thu được kết quả như sau (Bảng 2.10) Bảng 2.10. Kết quả đánh giá KN PTCTGD nhà trường (cấp độ nhóm lớp) của SV theo KN thành phần TT KN Yếu TB yếu TB Khá Giỏi SL % SL % SL % SL % SL % 1 KN phân tích tình hình nhóm lớp 88 13,6 328 50,7 185 28,6 40 6,2 6 0,9 2 KN xác định mục tiêu GD nhóm lớp 114 17,6 353 54,5 152 23,5 22 3,4 6 0,9 3 KN thiết kế CTGD nhóm lớp 95 14,7 332 51,3 155 23,9 46 7,1 9 1,4 4 KN thực hiện CTGD nhóm lớp 36 5,5 151 23,3 340 52,5 109 16,8 11 1,7 5 KN đánh giá, điều chỉnh CTGD nhóm lớp 65 10 338 52,2 194 30 43 6,6 7 1,1 Nhận xét: - KN phân tích tình hình nhóm lớp: Chủ yếu tập trung ở mức trung bình yếu (50,7%), mức độ trung bình chiếm 28,6%, yếu chiếm 13,6%, khá 6,2% và giỏi 0,9%. - KN xác định mục tiêu GD nhóm lớp: Mức độ trung bình yếu chiếm tỷ lệ cao nhất 54,5%, trung bình 23,5%, yếu 17,6%, khá 3,4% và giỏi 0,9%. 84 - KN thiết kế CTGD nhóm lớp: Tỷ lệ mức trung bình yếu chiếm 51,3%, trung bình 23,9%, yếu 14,7%, khá 7,1% và giỏi 1,4%. - KN thực hiện CTGD nhóm lớp: Mức độ trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất 52,5%, trung bình yếu chiếm 23,3%, khá 16,8%, yếu 5,5%, giỏi 1,7%. - KN đánh giá, điều chỉnh CTGD nhóm lớp: Mức độ trung bình yếu chiếm tỷ lệ cao nhất 52,2%, trung bình 30%, yếu 10%, khá 6,6%, giỏi 1,1%. Nhìn chung, các KN thành phần đều chiếm tỷ lệ cao nhất ở mức trung bình yếu và trung bình, thấp nhất là mức độ giỏi. Trong 5 KN trên, KN phân tích tình hình và KN xác định mục tiêu là kém nhất, KN thực hiện CT là tốt nhất. Nguyên nhân của những hạn chế này là do SV chưa được trang bị đầy đủ những kiến thức về việc phân tích tình hình nhà trường, tình hình nhóm lớp; chưa biết cách xác định mục tiêu (kể cả mục tiêu năm học, mục tiêu chủ đề và mục tiêu bài dạy). Trên thực tế họ chủ yếu được RL việc soạn giáo án cho các hoạt động GD cụ thể và triển khai thực hiện các hoạt động đó. SV chưa được trang bị đầy đủ về PTCTGD nhà trường (trong đó có PTCTGD cấp độ nhóm lớp). *Đánh giá về KN PTCTGD nhà trường MN (cấp độ nhóm lớp) Trên cơ sở các kết quả từ Bảng 2.10, chúng tôi thu được kết quả tổng hợp theo phân bố các mức độ và thang điểm như sau: Bảng 2.11. Đánh giá KN PTCTGD nhà trường (cấp độ nhóm lớp) Mức độ Giá trị điểm Số lượng Tỷ lệ % Yếu <4 điểm 80 12,3 Trung bình Yếu 4-cận 5,5 điểm 300 46,4 Trung bình 5,5-cận 7 điểm 206 31,8 Khá 7-cận 8,5 điểm 53 8,2 Tốt 8,5-10 điểm 8 1,3 Từ bảng thống kê này, chú

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_ren_luyen_ky_nang_phat_trien_chuong_trinh_giao_duc_n.pdf
Tài liệu liên quan