MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 9
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 9
1.2. Cơ sở lý luận 28
Chương 2: KHÁI LƢỢC VỀ LÀNG NGHỀ HÀ NỘI, LÀNG NGHỀ TRIỀU
KHÚC, THIẾT NG VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
SỰ BIẾN ĐỔI VĂN HOÁ LÀNG NGHỀ40
2.1. Khái lược làng nghề Hà Nội 40
2.2. Làng nghề truyền thống Triều Khúc và Thiết Úng 50
2.3. Nhân tố tác động đến sự biến đổi văn hoá làng nghề Hà Nội 62
Chương 3: SỰ BIẾN ĐỔI VĂN HÓA LÀNG NGHỀ TRUYỀN
THỐNG TRIỀU KHÚC VÀ THIẾT ÚNG77
3.1. Biến đổi lĩnh vực văn hóa vật chất và cảnh quan môi trường 77
3.2. Biến đổi lĩnh vực văn hóa tổ chức cộng đồng 92
3.3. Biến đổi lĩnh vực văn hóa tinh thần 106
Chương 4: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN BÀN LUẬN VÀ CÁC NHÓM GIẢI
PHÁP BẢO TỒN, PHÁT HUY VĂN HÓA LÀNG NGHỀTRUYỀN THỐNG122
4.1. Một số vấn đề cần bàn luận 122
4.2. Các nhóm giải pháp bảo tồn, phát huy văn hoá làng nghề truyền thống 132
KẾT LUẬN 147
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN 150
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 151
PHỤ LỤC 164
276 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 821 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được cha mẹ chồng định chọn cần “tam
hợp”, nếu chọn tuổi thì “gái hơn hai, trai hơn một”, có nghĩa là cô gái đó phải
hơn chàng trai hai tuổi hoặc chàng trai phải hơn cô gái một tuổi. Sau khi hai bên
bố mẹ xem tuổi chàng trai và cô gái thấy hợp nhau, bố mẹ hai bên sẽ bàn đến
việc cưới xin với các lễ chính như: lễ dạm ngõ (chạm mặt), lễ ăn hỏi (lễ bỏ cau),
lễ cưới, lễ lại mặt. Để hiểu rõ hơn tục lệ cưới hỏi của làng Thiết Úng, NCS đã
phỏng v lứa tuổi cao niên, trung niên, thanh niên, xin
trích dưới đây câu trả lời của ông Đồng Thế Hiển, một bậc cao niên trong làng
để cùng thấy những biến đổi đó:
Trong lễ dạm ngõ, hai bên thống nhất ngày lành tháng tốt thì tổ chức
lễ ăn hỏi. Trong lễ ăn hỏi, nhà trai mang lễ vật đến nhà gái để chính
thức bàn chuyện cưới xin. Lễ vật là trầu cau, chè thuốc, xôi gà. Trong
lễ ăn hỏi này, nhà gái sẽ đưa ra yêu cầu (thường gọi là thách cưới).
Trong đó thách cưới 30 kg thịt lợn cùng một số tiền mặt (tùy vào gia
đình nhà trai khá giả mà nhà gái đưa ra yêu cầu số tiền mặt cụ thể là
bao nhiêu), cũng có nhiều gia đình do nhà trai nghèo, việc thách cưới
tiền mặt nhiều khi chỉ mang tính ước lệ, đòi hỏi cho đúng tục lệ của
làng. Nếu con gái Thiết Úng không lấy chồng trong làng mà lấy chồng
thiên hạ thì phải nộp cheo, tức là nộp 1.000 viên gạch cho làng để xây
đường cái, nếu lấy chồng trong làng thì không phải nộp.
Ngày nay, con gái làng Thiết Úng được tự do tìm hiểu, thấy hợp nhau thì
về báo cáo bố mẹ hai bên. Nhà trai chọn ngày lành tháng tốt, có cơi trầu sang nói
chuyện với bố mẹ cô gái (lễ dạm ngõ). Sau đó là tiến hành lễ ăn hỏi. Trong lễ ăn
hỏi giờ đây không còn tục thách cưới 30 kg thịt lợn và tiền mặt theo yêu cầu của
nhà gái nữa, mà thay vào đó lễ vật là trầu, cau, chè, thuốc, bánh cốm hoặc bánh
114
phu thê cùng một ít tiền mặt tượng trưng theo phong tục, chứ không mang n
. Làng cũng không đòi hỏi người con gái lấy chồng
khác làng, khác xã phải nộp cheo nữa, chỉ cần đến ngày giỗ Tổ nghề, vợ chồng về
đình cúng lễ và công đức để làng tu bổ đình, đền, chùa, sửa sang lại đường làng,
ngõ xóm cho sạch sẽ, phong quang là được.
Làng , đều có những quy ước tương đối giống
nhau trong việc cưới xin, nộp cheo cho làng, đó là, trước kia, con gái Thiết Úng
đi lấy chồng thiên hạ phải nộp cheo, tức là nộp 1.000 viên gạch để xây đường
cái, nếu lấy chồng trong làng thì không phải nộp, chỉ cần đến ngày giỗ Tổ về
đình cúng lễ, công đức cho làng là được. Cũng như vậy, xưa kia, con gái Triều
Khúc lấy chồng khác làng phải nộp gạch để lát đường làng. Ngày nay, không bắt
buộc, đường làng bây giờ đã được đổ bê tông, nếu ai có lòng thành thì công đức
cho làng vào những ngày lễ hội làng và giỗ .
Tìm hiểu về những biến đổi trong cưới hỏi trên có liên quan gì đến việc
thay đổi điều kiện sản xuất, nghề nghiệp của người dân hai làng thì được biết,
các tục lệ thách cưới, nộp cheo, nộp gạch cho làng ngày nay được thay bằng tiền
công đức để giảm bớt sự phiền hà cho dân, để dân tập trung cho công việc sản
xuất, đặc biệt là giúp cho những người con gái lấy chồng khác làng, khác xã
không phải t vả mỗi khi về dự hội làng.
khôn
.
3.3.2.2. Biến đổi trong lễ mừng thọ, khao vọng, đình đám
. Trước kia, vào chiều
và đêm 30 Tết, một số cụ cao tuổi đại diện cho làng Triều Khúc đứng ra tổ chức
sửa lễ thánh cho các cụ lên 68, 78, 88 tuổi tại Đình thờ Sắc để trình làng và
mời dân làng ra Tết vào tháng Giêng đến gia đình các cụ ăn trầu, uống nước,
mừng thọ. Ra Giêng, khá giả, có của ăn của để thường tổ chức
mừng thọ cho các cụ rất chu đáo và kéo dài mấy hôm. Người ta che bình thiên
115
(dựng rạp) trước vài ngày, sau đó là tiếp khách, làm cỗ mời họ hàng, làng xóm
đến mừng thọ. Việc mời ăn được tổ chức làm hai lần: lần đầu mời khách ăn uống
khi họ đến mừng, lần thứ hai mời khách đến ăn uống để thọ hưởng.
Ngày nay, lễ mừng thọ thay đổi theo hướng tiên tiến hơn: Lễ mừng thọ
được tổ chức khoảng từ ngày 9 - 12 tháng Giêng âm lịch hàng năm, trong dịp lễ
hội thành hoàng Bố Cái Đại Vương. Xưa kia, thường tổ chức lễ mừng thọ tại
đình cho các cụ lên tuổi thất (68 tuổi). Ngày 11 mừng thọ cụ bát, cụ cửu (78, 88
tuổi). Mừng thọ các cụ được tổ chức ăn uống như đám cưới. Xưa kia, quà mừng
thọ là rượu, chè, nay là phong bì.
Trước kia, lễ mừng thọ kéo dài 3 ngày, nay rút xuống còn 2 hoặc 1 ngày,
tùy vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình. Ngày thứ nhất dựng rạp (ăn cỗ che
rạp), ngày thứ hai ăn cỗ dỡ rạp là cỗ chính. Bên cạnh việc ăn uống là lệ đánh
chắn ăn tiền của những người đến mừng thọ như con cháu, họ hàng, làng xóm.
Thời gian đánh chắn kéo dài không chỉ ban ngày, mà còn diễn ra thâu đêm, chỉ
đến khi kết thúc lễ mừng thọ thì việc đánh chắn mới được dừng lại, ai về nhà
đấy, trở lại công việc làm ăn, sản xuất của gia đình.
Ngày nay, vào ngày mồng 4 tháng Giêng hàng năm, thay vì các cụ cao
niên, già cả đứng ra tổ chức, Mặt trận Tổ quốc xã Tân Triều đại diện cho các ban
ngành đoàn thể được phân công chủ trì trong việc mừng thọ cho các cụ đến tuổi
thất, tuổi bát, tuổi cửu. Việc ăn uống, vui chơi trong lễ mừng thọ đã được giản
tiện hơn: người Triều Khúc không dựng rạp từ mấy ngày trước, cũng không tổ
chức mời ăn hai lần, mà chỉ mời ăn một lần duy nhất khi khách đến mừng thọ.
Lệ đánh chắn không diễn ra thâu đêm, suốt sáng nữa, vì trước đây lệ này đã ảnh
hưởng rất lớn đến thời gian và hao tổn sức khỏe của những người chơi, được sự
tuyên truyền của các cấp chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, nhận thức của
người dân đã được nâng lên, do vậy, nếu họ hàng, làng xóm có đến mừng thọ,
gặp đám chơi thì họ cũng chỉ tham gia chốc lát cho vui, chứ không sa đà như
trước kia.
116
.
Đối với làng Thiết Úng, tục mừng thọ xưa kia được quy định như sau:
Nam giới đến 50 tuổi thì gọi là lão hạng, có cơi trầu đưa đến đình xin vọng lão,
được miễn giảm một nửa số sưu dịch. Người già 60 tuổi được gọi là lão nhiêu,
được miễn trừ hoàn toàn sưu dịch. Ngày nay không còn chế độ sưu dịch nữa,
người Thiết Úng khi đến tuổi 50, 60 vẫn s cơi trầu lên đình lễ, đến tuổi 70, 80
thì con cháu trong nhà họp nhau lại để bàn việc tổ chức mừng thọ, làm cỗ mời họ
hàng, làng xóm đến chia vui.
Chia sẻ về việc con cháu mừng thọ cho mình, ông Đồng Thế Hiển kể lại:
Hồi tôi lên tuổi 70 và 80, con cháu trong nhà họp nhau lại để bàn việc
tổ chức mừng thọ cho tôi. Các cháu chia nhau công việc, đứa đi mời
họ hàng, làng xóm, đứa lo chuẩn bị dựng rạp, chuẩn bị cỗ bàn. Tôi
cũng thấy vui vì được con cháu quan tâm.
Trước kia, khi làng Thiết Úng có người đến tuổi lên lão, thi đỗ, được bổ
nhiệm làm quan, hay thăng chức đều làm một bữa cỗ để mời dân làng. Nhưng
ngày nay, nhà nào có người thi đỗ, lên lão thường chỉ làm cơm mời người thân
trong họ đến chia vui, không mời rộng rãi như xưa nữa.
Khác với nhiều làng ă a tuổi, làng Triều Khúc
có tục lệ ăn cỗ xếp theo lứa tuổi. Bất kể mọi người ăn cỗ ở
đình vào những ngày hội, hay ăn các đám hiếu, hỷ ở các gia đình đều được
xếp theo thứ tự: cao tuổi rồi mới đến ít tuổi, nam ngồi mâm
riêng, nữ ngồi mâm riêng. Ngày nay, tục lệ ăn cỗ xếp theo lứa tuổi vẫn được
duy trì ở
. Theo các cụ cao niên, tục lệ xếp cỗ theo lứa tuổi thể hiện nếp sống
kính trọng người trên, là biểu hiện sự kính trên nhường dưới.
117
3.3.2.3. Biến đổi trong tang ma
Không chỉ biến đổi trong cưới hỏi, khao vọng, đình đám, trong tang ma ở
Triều Khúc và Thiết Úng ngày nay cũng có một số biến đổi.
Với quan niệm “Nghĩa tử là nghĩa tận”, khi một gia đình nào đó trong
làng Triều Khúc có người mất, họ hàng, làng xóm đều đến động viên, chia buồn,
cùng gia đình tang quyến lo liệu chu đáo cho người đã khuất. Tuy nhiên, hiện
nay, hiện tượng thuê người khóc mướn đã và đang diễn ra ở Triều Khúc là việc
cần xem xét lại. Đây không phải là phong tục truyền thống của người Triều
Khúc, mà là do tính thương mại hóa của KTTT đưa lại. Mặc dù đã được chính
quyền vận động, nhưng một số gia đình vẫn chưa thực hiện, họ coi việc thuê
người khóc mướn như thể hiện sự báo hiếu cha mẹ.
Về nghi lễ trong đám tang: Trước kia và hiện nay, khi cha mẹ mất, người
Triều Khúc vẫn thực hiện theo nghi thức “cha đưa, mẹ đón”. Khi cha chết, con
trai mặc áo xô, quấn dây chuối ngang lưng, đầu đội mũ rơm, mang khăn xô,
chống gậy tre, đi cùng chiều trước quan tài
vì gậy tre có đẵn được ví như là cha thương
con còn có đẵn, nếu con có lỗi cha vẫn đánh đòn, chứ không bỏ qua. Khi mẹ
chết, con trai chống gậy xoan đi giật lùi trước quan tài
gậy xoan không có đẵn, tức là mẹ
thương con như trời như biển, cả lỗi lầm của con mẹ cũng cho qua.
Trước kia, người Triều Khúc có thực hiện một số hủ tục như lăn đường, đi
chân đất khi tiễn đưa người quá cố về nơi an nghỉ cuối cùng, nay được bỏ hẳn:
Trước đây có hủ tục cha mẹ chết thì con gái, con dâu phải lăn đường
(nằm dưới đất để những người khiêng quan tài đi qua), nay đã bỏ. Hay
con cái phải đi chân đất trong suốt thời gian trong nhà có người mất,
kể cả khi trời mưa dầm, gió bấc. Nay có người đi chân đất, có người đi
giày, có người đi dép, nhất là vào những hôm mưa rét. Các cụ già cả
trong làng cũng không phê bình những người không đi chân đất. Vì
bây giờ đã khác trước rồi, không nên quy định cứng nhắc quá, nhỡ con
118
cháu ốm đau thì khổ cả (Ghi theo lời kể của ông Triệu Khắc Sâm - cai
cựu làng Triều Khúc).
Xưa kia, trước khi khâm liệm cho người quá cố, người làng Thiết Úng
phải làm lễ mộc dục (tắm gội cho người chết) và lễ phạn hàm (bỏ một nhúm gạo
nếp và 3 đồng tiền vào miệng). Xong xuôi sẽ tổ chức nhập quan và phát tang.
Phát tang xong phường bát âm mới bắt đầu thổi kèn, đánh trống. Lúc đó, con
cháu mới được khóc và họ hàng, làng xóm lúc đó mới đến chia buồn, phúng
viếng. Sau khi xem ngày giờ làm lễ chôn cất, hạ huyệt cho người chết, gia đình
làm lễ thất tuần (tức là cúng tuần, cúng trong 7 tuần liền) để vong linh người
chết được siêu thoát. Sau 3 năm chôn cất, gia đình làm lễ cải táng (chuyển xương
từ quan tài gỗ vào tiểu sành), lễ này còn gọi là sang cát. Từ lúc đó trở đi, gia đình
sẽ không động chạm đến mộ phần người quá cố nữa. Chỉ vào những ngày lễ,
ngày giỗ, tiết thanh minh họ ra tảo mộ, dọn dẹp cỏ dại cho ngôi mộ được sạch
sẽ, phong quang.
Ngày nay, người Thiết Úng cũng giản tiện khá nhiều các nghi lễ cho
người chết, họ chỉ lau người cho người chết được sạch sẽ chứ không làm lễ mộc
dục. Họ cũng không làm lễ phạn hàm như xưa, nay khi khâm liệm cho người
chết xong, họ cho vào miệng người chết một nhúm gạo nếp, người Thiết Úng
còn cho vào miệng người quá cố một miếng nhỏ vàng ta, chứ không còn cho 3
đồng tiền xu như trước. Người Thiết Úng cho rằng, cho vàng vào miệng người
chết sẽ thiêng hơn cho 3 đồng tiền xu. Họ chỉ làm lễ nhập quan theo đúng ngày
giờ đã được xem trước.
, n
, nh .
3.3.2.4. đạo đức
Vấn đề biến đổi đạo đức trong quan hệ mua bán ngày nay của
làng nghề Triều Khúc và Thiết Úng cũng có những thay đổi đáng kể. Trước đây,
việc đảm bảo chữ tín của người Thiết Úng, người Triều Khúc nói riêng và của
người thợ làng nghề thủ công truyền thống nói chung là vô cùng quan trọng.
119
Người mua và người bán chỉ cần giao kèo với nhau bằng miệng là xong, sản
phẩm được giao đảm bảo vẫn đúng hẹn; mẫu mã, chất liệu không thay đổi. Ngày
nay, ngoại trừ việc mua bán những sản phẩm riêng lẻ được thực hiện trực tiếp
giữa người mua và người văn bản có thủ
tục ký nhận giữa b ghi đầy đủ yêu cầu về mẫu mã,
kích thước, chất liệu, thời gian giao, nhận và thanh toán sản phẩm.
Nhiều sản phẩm của người Thiết Úng, Triều Khúc chạy theo lợi nhuận,
chất lượng kém. Đáng buồn hơn nữa là sản phẩm làm ẩu, làm giả, chất lượng
không đồng đều, hình thức thẩm mỹ còn hạn chế, không có độ trau chuốt, cầu
kỳ, tinh xảo như trước, đặc biệt là những sản phẩm gỗ mỹ nghệ làng nghề Thiết
Úng. Nhiều mẫu mã sản phẩm không theo chất liệu truyền thống, làm giảm đi
giá trị sản phẩm đề Hảo đã bày tỏ:
Công nghệ phun sơn ngày nay rất hiện đại, có thể biến từ gỗ mọt, gỗ
rác thành gỗ đẹp. Nếu khách mua hàng về dùng thì nên mua hàng thô,
chưa phun sơn. Khi đã ưng ý về giá cả rồi, khách hàng mới yêu cầu
thợ phun màu, như vậy mới không mua phải gỗ rác, gỗ mọt, đồ dùng
mới không nhanh hỏng.
Kết hợp giữa phỏng vấn sâu và điều tra bằng bảng hỏi, sau khi phân tích
số liệu, kết quả
Khúc và Thiết Úng cho thấy như sau:
Bảng 3.8. Đánh giá vấn đề đạo đức trong quan hệ bạn hàng
Đơn vị tính: %
Nội dung Hiện nay
Trƣớc năm
2000
Đảm bảo chữ tín 70.5 48.6
Tiền trao cháo múc 5.5 11.7
Thuận mua vừa bán 37.5 48.6
Mục đích mua được nguyên liệu rẻ nhất 4.0 10.2
Mục đích có lợi nhuận cao nhất 16.3 3.7
Khác 0 0.3
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu Bảng hỏi anket (Phụ lục 3).
120
3.8 cho thấy, ý kiến đồng tình với mục đích đặt lợi nhuận lên
trên tăng gấp 5 lần so với trước năm 2000: từ 3,7% lên đến 16,3%. Đồng nghĩa
với mục đích bán hàng để có lợi nhuận cao nhất, chắc
ra những sản phẩm kém chất lượng, nhưng hình thức vẫn
đẹp đẽ, hấp dẫn người tiêu dùng. Một số sản phẩm
theo thiết kế đơn đặt hàng của nước ngoài, điều này làm mất đi yếu tố truyền
thống của sản phẩm.
Tuy nhiên, vì nhu cầu và thị hiếu của khách hàng, vì giá trị kinh tế mang
lại lớn hơn nhiều lần so với sản phẩm bán ra trong nước, do đó, việc sản xuất sản
phẩm theo đòi hỏi của khách hàng là lẽ đương nhiên, là quy luật cung - cầu của
KTTT. Một điều dễ nhận thấy là hiện tượng tranh mua, tranh , chèn ép lẫn
nhau diễn ra ngày càng phổ biến. Đạo lý hành nghề, quy ước làng nghề trước kia
được thực hiện nghiêm túc, thì thế thệ trẻ ngày theo nữa.
ng KTTT
, kin ngay
,
lên
.
Tiểu kết
Biến đổi văn hóa làng nghề Triều Khúc và Thiết Úng diễn ra trong bối
cảnh hiện nay là điều tất yếu. Biến đổi văn hóa hai làng đan xen cả yếu tố tích
cực và yếu tố tiêu cực.
Về biến đổi mang tính tích cực, đó là biến đổi về hình thức công cụ, công
nghệ, cách thức sản xuất, mua nguyên vật liệu, biến đổi về mẫu mã, sản phẩm.
Nếu ngày nay, người Triều Khúc không có sự sáng tạo và chuyển đổi các mặt
hàng dệt như sản xuất các loại tơ, chỉ, dệt các loại dây chun, dệt phù hiệu, cấp
hiệu cho ngành lực lượng vũ trang, cho dân sự mà vẫn dệt các loại dây nón quai
thao, dệt lụa, dệt the, dệt bấc đèn, dệt vải thổ cẩm thì chắc chắc không ai còn
được nghe tiếng lách cách thoi đưa, xóm làng Triều Khúc sẽ không trù phú, nhộn
121
nhịp như bây giờ. Cũng như vậy, nếu người Thiết Úng vẫn mãi làm những sản
phẩm mang tính dân gian như Đám cưới chuột, 12 con g ng tứ linh, mà
không sản xuất thêm những mẫu mã mới như tượng Quan công, Khổng Minh,
tượng Di lặc, các đồ phong thủy thì khó nhận thấy được sự sầm uất, tấp
ng hiện nay.
Bên cạnh những biến đổi mang tính tích cực, có những biến đổi cần quan
tâm để khắc phục, không nên để thấm sâu hơn nữa vào đời sống cộng đồng. Một
trong những biến đổi mang tính rủi ro cao là biến đổi trong quan hệ với khách
hàng, biến đổi về đạo đức của người làm nghề. Nếu cứ để những biến đổi đó
mang tính tự nhiên, rất dễ đưa những giá trị cao quý của văn hóa làng nghề
truyền thống đến chỗ mai một, xói mòn. Do đó, rất cần sự quan tâm của chính
quyền địa phương, từ đó tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhận thức
cho người dân làng nghề. Bên cạnh đó, cần sự hiểu biết hơn nữa, cũng như sự
trân trọng giá trị văn hóa làng nghề của những người thợ làng nghề. Chỉ có
những người thợ làng nghề hiểu được những giá trị cốt lõi đó, chắc chắn họ sẽ
điều chỉnh được suy nghĩ và hành động, để giữ gìn nguyên vẹn tinh hoa của văn
hóa làng nghề cha ông để lại.
122
Chƣơng 4
VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN,
PHÁT HUY VĂN HÓA LÀNG NGHỀ
4.1.
4.1.1.
Qua điền dã, khảo sát thực tế tại hai làng nghề Triều Khúc, Thiết Úng và
một số làng nghề khác trên địa bàn Hà Nội, nên chăng chúng ta cần nghiên cứu
và phân tích sâu hơn về những nhận định, lập luận của
Jame khi đánh giá: nền thủ công nghiệp Việt Nam chậm đổi mới, người thợ thủ
công bảo thủ, trì trệ, thủ công nghiệp và thương nghiệp chưa đủ làm xuất hiện
trong cư dân nông thôn một giai cấp thủ công và tiểu thương đích thực. Nhìn lại
quá trình biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống Hà Nội với nhiều khởi sắc và
phát triển, có thể thấy rằng nhận định của các học giả trên ch
giai đoạn lịch sử nhất định.
:
[119, tr.9].
.
123
.
KTTT
.
4.1.1.1.
của UBND thành phố Hà Nội
:
Giá trị sản xuất của làng có nghề ngày càng tăng. Đến hết tháng
6/2013, giá trị sản xuất của làng nghề đạt 10.582 tỷ đồng, trong đó, giá
trị sản xuất của 281 làng nghề được công nhận đạt 8.232,84 tỷ đồng.
Một số nhóm nghề có giá trị sản xuất tăng mạnh như: sơn mài khảm
trai, chế biến lâm sản, mộc dân dụng, dệt may, chế biến nông sản thực
phẩm [120, tr.5].
Để đạt được kết quả trên, người thợ làng nghề không ngừng nỗ lực tìm
tòi, sá , kỹ thuật để sản xuất ra sản phẩm đạt
chất lượng cao hơn, số lượng nhiều hơn, đến việc thiết kế mẫu mã sao cho sản
phẩm vẫn mang yếu tố truyền thống, nhưng vẫn đáp ứng nhu cầu người tiêu
dùng hiện đại. Để chứng minh cho điều này, chúng ta cùng nhìn lại vai trò của
người thợ làng nghề Triều Khúc, Thiết Úng và các làng nghề truyền thống trên
địa bàn Hà Nội, trong đó
.
124
Làng Triều Khúc, với 6 nghề ban đầu được Vũ Sứ thần truyền dạy, cho
đến nay, một số nghề đã không phù hợp với người tiêu dùng, nên dân làng
chuyển sang các nghề khác. Tuy nhiên, nhiều nghề mới được người Triều Khúc
học từ các nơi, mang về truyền lại cho dân làng để rồi người người, nhà nhà học
nghề, làm nghề, đời sống tinh thần và vật chất không ngừng được cải thiện. Làng
nghề Triều Khúc hiện nay không sản xuất mặt hàng truyền thống nữa, nhưng
phải khẳng định rằng, người Triều Khúc biết nắm bắt nhu cầu xã hội, biết vận
động theo dòng chảy của thời đại để thay đổi loại hình sản phẩm, đáp ứng nhu
cầu người tiêu dùng. Đây cũng chính là điều quan trọng nhất, chính yếu nhất để
cho mỗi làng nghề có thể tiếp tục tồn tại, phát triển.
Làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Thiết Úng ngày nay, bên cạnh việc sản xuất sản
phẩm điêu khắc truyền thống, đã sáng tạo thêm rất nhiều mẫu mã và chủng loại
sản phẩm mới: đồ dùng gia đình, đồ dùng văn phòng, đồ dùng trong thờ cúng, đồ
thủ công mỹ nghệ. So với trước đây, các mặt hàng của Thiết Úng ngày nay
phong phú hơn rất nhiều lần. Đặc biệt, việc dùng máy móc, công nghệ trong
một số công đoạn chế tác sản phẩm đã giúp cho các sản phẩm ngày càng hoàn
thiện hơn, tinh xảo hơn. Chính vì vậy, sản phẩm của làng nghề Thiết Úng được
khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng. Những năm gần đây, nghề gỗ của
thôn Thiết Úng phát triển mạnh mẽ, toàn thôn có 360/477 hộ gia đình làm nghề,
giá trị sản xuất đạt 20,3 tỷ đồng/năm, nâng mức thu nhập bình quân lên 2 triệu
đồng/người/tháng. Ngoài ra, còn giải quyết việc làm cho 1.500 - 2.000 lao động
ở vùng lân cận.
Không chỉ có hai làng Triều Khúc và Thiết Úng năng động, nhạy bén
, mà nhiều làng nghề
truyền thống Hà Nội hiện nay
trị kinh tế cao từ các sản phẩm làng nghề, góp phần
không nhỏ trong giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật
, phát triển thêm mẫu mã
125
. T
,
, .
Trong nhóm sản phẩm điêu khắc thủ công mỹ nghệ truyền thống, Hà Nội
có các làng nghề tiêu biểu: điêu khắc gỗ Thanh Thùy (huyện Thanh Oai), gỗ Vân
Hà (huyện Đông Anh), tạc tượng Sơn Đồng (huyện Hoài Đức), mộc Chàng Sơn
(huyện Thạch Thất), tiện Nhị Khê (huyện Thường Tín) Sản phẩm của các làng
nghề đa dạng về chủng loại, kiểu dáng, bao gồm: sập gụ, đồ thờ, tượng, tủ chè,
giường, ghế cao cấp, được nhiều tỉnh thành trong nước ưa chuộng và xuất khẩu
sang nhiều nước Châu Âu, Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Mỹ. Với sự phát
triển lớn mạnh như vậy, hết năm 2012, giá trị sản xuất sản phẩm điêu khắc thủ
công mỹ nghệ của các làng nghề đạt 1.099,83 tỷ đồng, thu hút 13.959 hộ với
65.543 lao động, thu nhập bình quân 26,9 triệu đồng/người/năm [120, tr.9].
Riêng nhóm sơn mài, khảm trai, một số làng nghề năng động, như làng
khảm trai Chuôn Ngọ (xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên) xuất hiện từ thời Lý
với nguyên liệu là vỏ trai, vỏ ốc được khảm xuống gỗ, tạo nên các sản phẩm tủ,
giường, ghế, sập, bình phong với nhiều họa tiết tinh xảo. Để đáp ứng nhu cầu
của xã hội, người Chuôn Ngọ ngày nay sản xuất ra nhiều sản phẩm với những
mẫu tranh tinh xảo, kỹ thuật hơn trước rất nhiều như phong cảnh non nước, khắc
họa chân dung. Ngoài ra, những sản phẩm đơn giản phục vụ cuộc sống cũng
được người Chuôn Ngọ không ngừng sáng tạo, đó là lọ hoa, hộp đựng giấy, bàn
cờ, tranh khảmHiện nay, sản phẩm khảm trai được tiêu thụ mạnh ở thị trường
trong nước và xuất khẩu sang một số nước Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài
Loan, Mỹ, Anh
Đó là làng sơn mài Hạ Thái (xã Duyên Thái, huyện Thường Tín) với lịch
sử ra đời và phát triển hơn 200 năm. Thời gian đầu, sản phẩm làm ra chủ yếu là
tượng Phật và đồ thờ cúng, không mang tính ứng dụng cao. Đến những năm
1930, một số nghệ nhân của làng ra nước ngoài học đã phát triển thành kỹ thuật
sơn mài ứng dụng trong các sản phẩm. Trải qua lúc thăng, lúc trầm, người Hạ
126
Thái đã năng động và sáng tạo, không ngừng thay đổi, cải tiến mẫu mã, chất liệu
sản phẩm để bảo tồn và phát triển nghề. Hiện nay, sản phẩm sơn mài đa dạng
gồm các loại khay, hộp, bát đĩa, lọ hoa, đồ nội thất, tranh sơn, tranh khảm. Chất
liệu để làm nên sản phẩm sơn mài là gỗ, tre, nứa, song mây. Gần đây những
người thợ sơn mài đã sử dụng thêm chất liệu mới như gốm sứ, composit tạo nên
sự độc đáo cho sản phẩm và đã thu hút được thị hiếu của khách hàng nước ngoài
như Anh, Nhật Bản, Italy, Mỹ, Hàn Quốc.
Tìm hiểu nguyên nhân vì sao sản phẩm sơn mài ngày càng được khách
hàng ưa chuộng được biết, người thợ sơn mài đã sử dụng sơn ta, pha theo kinh
nghiệm truyền thống, tạo nên những sản phẩm sơn mài mịn, có độ bóng sâu, độ
bền cao. Mặc dù các sản phẩm trên chủ yếu là sản phẩm trang trí, không phải sản
phẩm truyền thống, nhưng nhờ có sự linh hoạt, năng động, sáng tạo và tinh thần
không ngừng tiếp thu, tìm tòi, học hỏi mà người thợ sơn mài mới xây dựng được
chỗ đứng tương đối vững chắc trên thị trường hiện nay, góp phần ngày một nâng
cao hơn đời sống vật chất, tinh thần người dân làng nghề, tạo ra sản phẩm, hàng
hóa cho xã hội, đồng thời tạo đà cho việc phát triển, mở rộng nghề truyền thống.
Hiện nay, nghề sơn mài, khảm trai không chỉ tập trung ở địa bàn xã
Duyên Thái, huyện Thường Tín mà đã mở rộng ra cả xã Chuyên Mỹ, huyện Phú
Xuyên với tổng số 39 làng, trong đó có 11 làng được công nhận là làng nghề, thu
hút 11.125 hộ với 34.490 lao động làm nghề, đạt giá trị 608, 73 tỷ đồng, thu
nhập bình quân 21,77 triệu đồng/người/ năm.
Như vậy, thu nhập bình quân lao động ở làng nghề cao hơn thu nhập bình
quân của lao động thuần nông. Do thu nhập tăng, đời sống nhân dân được cải
thiện, cũng vì thế tình hình an ninh chính trị tại các làng nghề ổn định hơn so với
các làng làm nông nghiệp, tạo xu hướng chuyển động tích cực, góp phần chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng “công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp”
ngay trên địa bàn nông thôn các làng, xã trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đó cũng
là thành quả để đáp lại công sức, sự nỗ lực, cố gắng, không ngừng tìm tòi, học
127
hỏi của người thợ làng nghề trong suốt những năm qua, là động lực mạnh mẽ
thúc đẩy họ bước những bước tiến vững chắc hơn để hòa nhập vào xu thế toàn
cầu hóa trong thời gian tới.
Việc phát triển làng nghề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát
triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn theo hướng CNH, HĐH,
giữ vững và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. UBND thành phố Hà Nội đã quan
tâm, chỉ đạo các sở, ban, ngành và chính quyền các cấp nghiên cứu, xây dựng và
ban hành nhiều chính sách ưu tiên để phát triển, nhân cấy nghề, làng nghề. Trong
những năm qua, số làng có nghề mới không ngừng tăng thêm: năm 2006, thành
phố có 1.180 làng có nghề, năm 2009 có 1. 270 làng có nghề (tăng 90 làng so
với năm 2006) [112, tr.76], hết năm 2012 có 1.350 làng có nghề (tăng 80 làng
có nghề) [120, tr.1], mục tiêu đến năm 2030 sẽ có 1.500 làng có nghề (chiếm
khoảng 65,33% so với tổng số làng ở ngoại thành Hà Nội), trong đó hiện cả
nước có khoảng 3.000 làng nghề [120, tr.4].
Những số liệu cụ thể trên cho thấy vai trò làng nghề Hà Nội trong sự phát
triển của đất nước và Thành phố ngày nay. Với việc phát huy vai trò của chủ thể
có sự hỗ trợ của nhà nước, làng nghề Hà Nội sẽ tiếp tục được đầu tư cả về chiều
sâu và chiều rộng, để đến năm 2030 thành phố đạt được mục tiêu phát triển
1.500 làng nghề như trong Quyết định số 14/QĐ-UBND ngày 02/01/2013 phê
duyệt quy hoạch phát triển nghề, làng nghề thành phố Hà Nội đến năm 2020,
định hướng đến năm 2030 đã đề ra.
, t
:
128
.
4.1.1.
Như đã phân tích ở trên, vai trò của chủ thể làng nghề là hết sức to lớn,
việc bảo tồn và phát huy, phát triển văn hóa làng nghề truyền thống
.
Một trong những vấn đề quan trọng có tính thời sự hiện nay là việc xây
dựng nhận thức đú
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tv_su_bien_doi_van_hoa_lang_nghe_truyen_thong_o_ha_noi_hien_nay_qua_truong_hop_lang_trieu_khuc_va_th.pdf