Luận án Sự chuyển biến trong sáng tác hội họa ở Hà Nội giai đoạn 2000–2015

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN.i

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.iv

MỞ ĐẦU.1

Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ

KHÁI QUÁT HỘI HỌA Ở HÀ NỘI .10

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu . 10

1.1.1. Những công trình nghiên cứu về hội họa ở Hà Nội. 10

1.1.2. Những công trình nghiên cứu về sự đổi mới, chuyển biến trong sáng tác

hội họa Việt Nam hiện đại . 16

1.2. Cơ sở lý luận của đề tài . 23

1.2.1. Các khái niệm và thuật ngữ chính yếu sử dụng trong đề tài. 23

1.2.2. Cơ sở lý luận, lý thuyết áp dụng trong luận án. 29

1.3. Khái quát về hội họa ở Hà Nội qua các giai đoạn. 36

Tiểu kết. .47

Chương 2. BIỂU HIỆN CỦA SỰ CHUYỂN BIẾN TRONG SÁNG TÁC HỘI

HỌA Ở HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2000 – 2015.49

2.1. Sự chuyển biến về nội dung nghệ thuật . 49

2.1.1. Sự chuyển biến về quan niệm sáng tác. 49

2.1.2. Sự chuyển biến về đề tài sáng tác . 54

2.2. Sự chuyển biến về hình thức nghệ thuật.60

2.2.1. Sự chuyển biến về kỹ thuật, chất liệu . 60

2.2.2. Sự chuyển biến về xu hướng, phong cách sáng tác . 66

Tiểu kết.107

Chương 3. ĐẶC ĐIỂM, GIÁ TRỊ CỦA SỰ CHUYỂN BIẾN TRONG SÁNG TÁC

HỘI HỌA Ở HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2000 - 2015. 109

3.1. Đặc điểm của sự chuyển biến trong sáng tác hội họa ở Hà Nội giai đoạn

2000 – 2015.109

3.1.1. Mở rộng quan niệm nghệ thuật, phát huy sáng tạo cá nhân .109iii

3.1.2. Tính pha trộn trong tiếp biến các hình thức hội họa thế giới .116

3.2. Giá trị nghệ thuật hội họa ở Hà Nội giai đoạn 2000 – 2015 qua sự chuyển biến trong

sáng tác.122

3.2.1. Giá trị về nội dung nghệ thuật.122

3.2.2.Giá trị về hình thức nghệ thuật.129

3.2.3. Giá trị về đổi mới kỹ thuật, chất liệu trong hội họa sơn mài, lụa, sơn dầu.134

3.3. Kết quả nghiên cứu sự chuyển biến trong sáng tác hội họa ở Hà Nội giai đoạn

2000 – 2015.140

Tiểu kết. .148

KẾT LUẬN.150

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ.154

TÀI LIỆU THAM KHẢO.155

PHỤ LỤC.162

pdf262 trang | Chia sẻ: quyettran2 | Lượt xem: 457 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Sự chuyển biến trong sáng tác hội họa ở Hà Nội giai đoạn 2000–2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
24], với hình tượng những cái đầu và khuôn mặt điển hình rất kỳ dị nó được diễn tả rất nhiều biểu hiện ngặc nhiên, sợ hãi trên từng khuôn mặt cụ thể, những cái đầu chỉ là kim loại, máy móc, những gương mặt người biến dạng bóp méo dị hình, với con ngươi lồi ra nhìn theo nhiều hướng, đôi mắt to trắng dã, hình tượng đầu lâu một mắt “Motif đầu lâu một mắt, hay còn gọi sát thủ một mắt bắt đầu xuất hiện vào thời kỳ này” [115, tr.124]. Bốn loại màu hay thấy trong tranh Lê Quảng Hà là màu sắc đối lập đỏ đậm, cam đậm, vàng và xanh lá cây. Các nét mắt mũi mồm người trong tranh Lê Quảng Hà được làm rõ và cường điệu, phóng đại, tất cả yếu tố trên đã chỉ ra một đặc trưng phong cách điển hình của Lê Quảng Hà phản ánh nội tâm nhân vật sợ hãi nhưng cô đơn: “Tâm trạng dằn vặt biến đổi cả hình thức bên ngoài một cách thái quá, cũng là một cách nhìn thấy mình ở con người đa nhân cách. Song toàn bộ hòa sắc gợi ra một vẻ buồn man mát cô độc” [124, tr. 339]. Tác phẩm tiếp theo của Lê Quảng Hà có những thay đổi nhất định. Quái vật người ghê gớm thô bạo có nanh vuốt giảm dần, thay vào đó tên tranh gợi tưởng về 91 tương lai bắt đầu có chuyển biến theo xu hướng Siêu thực - Biểu hiện, nhân vật trong tranh có khuôn mặt nhẹ nhàng hơn, tính con người dần hiện lên một chút trong hình tượng, được nhận thấy thông qua tác phẩm Văn hóa đường phố [PL 2 H 2.3.46, tr.232]. Nội dung phản ánh nội tâm nhân vật, màu sắc u buồn, đối lập sắc độ màu vào đúng nhân vật chính, tất cả chỉ biểu hiện thái độ của nhân vật trong trạng thái biểu cảm cô đơn. Anh nói: “Tôi thường bắt đầu một tác phẩm bằng những suy nghĩ miên man và phản biện, tôi gọi đây là giai đoạn tĩnh, đơn giản nghệ thuật là nhu cầu nội tại cần được bày tỏ của người nghệ sĩ” [76, tr.34]. Sự chuyển biến rõ nét của Lê Quảng Hà ở đây cho thấy, những đặc điểm về xu hướng pha trộn nhiều ngôn ngữ nghệ thuật Pop Art - Siêu thực - Biểu hiện, hình tượng nhân vật bị bóp méo dị hình, ánh mắt biểu hiện sợ hãi, áp lực. Nhưng rồi lại chuyển sang xu hướng Pop Art - Biểu hiện ở tác phẩm kế tiếp, điều này cho thấy xu hướng sáng tác chỉ có tính tạm thời trong một thời gian nhất định. Phong cách ở đây thể hiện qua nội dung cho thấy tác giả quan tâm chính về chính trị xã hội, phản biện, phê phán, cảnh tỉnh. Màu sắc đục, đối lập mạnh tạo sự ghê rợn, tác giả dùng thủ pháp cường điệu, phóng đại. Điều này cho thấy phong cách của người họa sĩ có tính cố định hơn. Qua đó cho thấy ngôn ngữ tạo hình biểu hiện qua xu hướng, phong cách thể hiện trên thể loại tranh sơn dầu của Lê Quảng Hà là chưa từng thấy trong mỹ thuật truyền thống. Tất cả cho thấy các tác phẩm của Lê Quảng Hà trong giai đoạn này là có nhiều chuyển biến mới so với các giai đoạn trước. Qua sự thành công trong sáng tác cho thấy anh là một trong những họa sĩ nổi bật trong giai đoạn đầu những năm 2000, góp phần tạo nên sự chuyển biến trong sáng tác hội họa ở Hà Nội. Anh được giới thiệu trong cuốn sách 12 nghệ sĩ đương đại Việt Nam của tác giả Đào Mai Trang, và cuốn sách Nghệ thuật đương Đại Việt Nam giai đoạn 1990 - 2010 của các tác giả Bùi Như Hương - Phạm Chung. Qua đó có thể tóm tắt chặng đường sáng tác của Lê Quảng Hà tạm chia thành ba giai đoạn chính: Thời lãng mạn trữ tình; Thời Biểu hiện; Thời Pop hóa và Siêu thực hóa. Theo nhận định của 92 nhà nghiên cứu phê bình Bùi Như Hương: “Lê Quảng Hà, và một tinh thần chung là đột phá vào thế giới bản năng nguyên thủy của con người để khám phá sự thật” [115, tr.116], tạo nên sự chuyển biến mới trong giai đoạn này. Giai đoạn 2003 - 2007 lúc này tiếp tục nổi lên xu hướng Trừu tượng, xu hướng Tả thực, xu hướng Siêu thực mang tính điển hình. Dù có cùng xu hướng nhưng mỗi họa sĩ lại có cách biểu đạt về bút pháp, phong cách và nội dung hoàn toàn khác nhau. Điển hình như tranh trừu tượng của Đỗ Minh Tâm xuất phát từ trạng thái của tư duy, trạng thái của suy nghĩ, trạng thái của nhịp điệu bởi cái trạng thái thường không hay bị lập lại và nhân bản, điều này là theo một đặc điểm của Kandinsky gọi là “tiềm năng cảm xúc” được thể hiện trên tranh bằng “nhu cầu nội tâm” phải vẽ ra nó [89, tr.186]. Trạng thái đó được thể hiện trong tác phẩm Gióng [PL 2, H 2.3.64 tr.241], tác phẩm đạt giải huy chương Đồng triển lãm mỹ thuật toàn quốc 2001 - 2005. Tranh của Đỗ Minh Tâm với nội dung thiên hướng hoài cổ gợi hình chứ không tả, được sắp xếp bố cục trong không gian phi lý của xu hướng Trừu tượng. Hình tượng con ngựa của Thánh gióng trong tranh chỉ là gợi hình lúc ẩn lúc hiện chứ không tả, nét vẽ xô lệch theo các phương chéo nhau để phá thế cân bằng, rồi lấy lại cân bằng bố cục bằng nét ngang và nét đứng kết hợp với mảng màu, tạo không gian giả tưởng để lấy lại cân bằng giả trong tranh. Đặc điểm của Trừ tượng là phải dứt khoát loại bỏ hình tượng trong tranh thì xu hướng Trừu tượng của Đỗ Minh Tâm là Biểu hiện – Trừu tượng, bởi trong bút pháp anh vẽ vẫn “còn vết tích của hình” [89, tr.239]. Đặc điểm tranh trừu tượng là “một hoặc nhiều màu sặc sỡ sơ cấp (lam, vàng, đỏ) được điểm xuyết bằng màu trắng, làm sẫm bớt màu đen và sinh động lên nhờ thư pháp” [90, tr.239], thì trong tranh của Đỗ Minh Tâm cho thấy có một phần của đặc điểm này. Rõ ràng tranh trừu tượng của Đỗ Minh Tâm cho thấy có sự chuyển biến ngôn ngữ tạo hình qua đặc điểm là xu hướng pha trộn, gợi hình lúc ẩn lúc hiện kiểu Trừu tượng còn vết tích của hình. Thiên hướng hoài cổ nhưng lối vẽ hiện đại màn đặc trưng phong cách của Đỗ Minh Tâm, kiểu vẽ này chưa thấy trong mỹ thuật truyền thống. Nhưng cùng một xu hướng Trừu tượng ấy thì tranh Trừu tượng của họa sĩ Phạm Hà Hải lại có cách biểu đạt về nội dung, phong cách, bút pháp khắc hẳn 93 với Đỗ Minh Tâm. Phạm Hà Hải vốn dĩ anh luôn nghiên cứu văn hóa truyền thống, lịch sử dân tộc, và các loại hình nghệ thuật truyền thống nên tâm trạng anh luôn mang trạng thái thiền thể hiện trong tác phẩm Hồ sen [PL 2, H 2.3.65, tr.241], tranh của anh lấy cảm hứng về hồ sen, hoa sen để sáng tác, độ tương phản của màu sắc giản lược chỉ còn là tín hiệu. Anh diễn chất cảm tạo ra nhiều lớp của không gian, nhưng các nét thanh, đậm cho đè chồng lên nhau tạo sự chuyển động của không gian trong hồ sen. Nhịp điệu dạng tĩnh cho thấy một cảm giác yên lặng trong không gian tĩnh mịch, những giao cảm đổi thay của tiết trời, thanh âm của thời khắc giao mùa yên lặng như thiền định và nội tâm của anh. Mỗi nét vẽ, mảng màu là sự khái quát, chắt lọc từ tạo hình của sen nhưng với cấu trúc bằng ngôn ngữ Trừu tượng, đó chính là phong cách của Phạm Hà Hải. Tranh của Phạm Hà Hải là một điển hình mang xu hướng Trừu tượng - Tối giản, Duy tình - Lãng mạn, tạo nên nét độc đáo trong giai đoạn này. Cùng thời điểm này xu hướng Siêu thực cũng cho thấy nổi bật mang đặc điểm riêng biệt của nó. Sự chuyển biến đó là đặc trưng của xu hướng Siêu thực là các tranh trên thế giới không chú trọng việc xác định thời gian lịch sử, không miêu tả hiện thực đời sống xã hội, bởi phong cách siêu thực ở phương Tây là theo một trường phái bắt buộc người họa sĩ phải theo lối của trướng phái đó, kỹ thuật và kiên trì theo đuổi theo lối sáng tạo của tác giả. Ở Việt Nam nói chung thì chỉ có họa sĩ Lê Huy Tiếp, Nguyễn Trung Tín, Nguyễn Đình Đăng, là cho thấy phong cách siêu thực đúng của trương phái đó nên ít chuyển biến. Nhưng đến thế hệ của các họa sĩ trẻ ở Hà Nội giai đoạn này không còn tuân thủ theo một công thức điển hình nào nữa, họ không chấp nhận đi theo cái bóng của bất cứ ai mà họ lựa chọn một kiểu vẽ riêng, điển hình là họa sĩ Đào Quốc Huy với tư duy không nhất thiết phải theo lối vẽ Hàn lâm nữa mà có thêm sự pha trộn, có thể tự do trong lối vẽ theo nhiều kiểu khác nhau. Xu hướng pha trộn Siêu thực – Pop Art kết hợp thủ pháp nhân bản, đồng hiện điển hình trong tranh của Đào Quốc Huy thể hiện trên tác phẩm Người giấy 94 [PL 2, H 2.3.27, tr.222], tác phẩm đạt giải Huy chương Bạc triển lãm mỹ thuật Việt Nam 2005. Tranh của Đào Quốc Huy với bút pháp Siêu thực ở đây mang tính nổi trội nên được xếp vào nhóm xu hướng Siêu thực. Anh sử dụng thủ pháp “nhân bản” với số lượng nam và nữ nhiều kín mặt tranh miêu tả theo định luật xa gần, và nhiều tầng lớp người giống nhau theo từng đôi một, họ cứng nhắc như những ma - nơ - canh, đang đuổi theo những linh hồn giấy là đồng tiền. Anh không miêu tả không gian xa gần, mà chỉ mô tả cái kết nối tạo hình kiểu Siêu thực dạng bẹt. Tranh của anh thoạt nhìn thấy rõ phần dị thường, hư ảo kiểu Siêu thực phương Tây ở các hình tượng. Tuy nhiên, tranh của anh có nhiều chuyển biến mới so với mỹ thuật truyền thống ở chỗ: Khác ở nội dung biểu đạt về nhân sinh quan của thời đại, khác ở thủ pháp nhân bản, ở không gian Siêu thực dạng bẹt, và khác ở xu hướng pha trộn Siêu thực với thủ pháp đồng hiện. Những nhân vật trong tranh, những người xung quanh là bản sao của chính mình trong một xã hội hiện tại, nội dung có cho người xem cần suy ngẫm. Đến năm 2005 trở đi xu hướng pha trộn Siêu thực - Đồng hiện pha với Pop Art mang tính hài hước điển hình, đó là tranh của họa sĩ Nguyễn Mạnh Hùng tiếp tục chứng minh cho thấy đang có sự chuyển biến mới. Nguyễn Mạnh Hùng với các tác phẩm của anh mang tính Siêu thực kết hợp với Pop Art, nhưng qua phân tích tác phẩm cho thấy xu hướng Siêu thực của anh mang tính nổi trội hơn cả. Điển hình là tác phẩm Đội Bay [PL 2, H 2.3.51, tr.234], nội dung hài hước là đặc điểm trong tranh của Nguyễn Mạnh Hùng, nổi bật là hài hước mang tính tương phản, mang thông điệp xã hội sâu sắc đó là các hình ảnh máy bay chiến đấu chở các sản phẩm nông nghiệp. Hoặc cảnh người dân lên nóc nhà trồng rau, cấy lúa thể hiện trong tác phẩm Chung cư [PL 2, H 2.3.52, tr.235], anh sử dụng màu sắc sặc sỡ vui tươi có yếu tố trang trí. Không gian trong tranh là một thế giới Siêu thực chỉ ra những phi lý nhiều nghịch cảnh, những bất cập tồn tại trong quản lý đô thị và không theo kịp với đời sống xã hội đông đúc. “Tác phẩm của Nguyễn Mạnh Hùng mang tính ẩn dụ về sự khập khiễng, trì trệ của tư duy và thói quen nông nghiệp của người Việt trong 95 quá trình phát triển hội nhập toàn cầu” [57, tr.107]. Tranh của Nguyễn Mạnh Hùng chủ yếu khai thác vào nội dung của sự đối lập như một phép đối chiếu, tạo nên những hình ảnh mâu thuẫn đến hài hước. Anh hay để các đối tượng trong tranh đặt ở những nơi không đúng thực tế, anh khai thác cái nghịch dị đầy hài hước của Pop Art, với ẩn dụ cho người xem đi vào một thế giới tưởng tượng, xem, ngẫm, phỏng đoán và tưởng tượng một phong cách đặc trưng của Nguyễn Mạnh Hùng. Anh biến những sự phi lý trở thành những điều có vẻ như hợp lý đối với nghệ thuật hội họa, anh nhấn mạnh vào thủ pháp phúng dụ, hài hước của nghệ thuật Pop Art, một đặc điểm rất mới so với mỹ thuật truyền thống. Sự chuyển biến trong sáng tác hội họa điển hình của anh được giới thiệu trong cuốn sách Nghệ thuật Đương đại Việt Nam 1990 - 2010 [57, tr.102], giới thiệu anh từng tham gia mười hai cuộc triển lãm, trong đó có tám lần triển lãm nhóm và triển lãm cá nhân. Từ năm 2008 trở đi xu hướng Tả thực và xu hướng Pop Art cho thấy có nhiều điều mới mẻ, có chuyển biến tích cực và chiếm ưu thế hơn. Sự chuyển biến trong sáng tác điển hình không thể không nhắc đến họa sĩ Mai Duy Minh, anh là một trong những họa sĩ trẻ nhưng lại có lối vẽ Tả thực Cổ điển khác hẳn với các bạn trẻ thích tìm cho mình một lối vẽ mới lạ hơn. Đặc điểm là anh vẽ tranh khổ rất lớn, đầu tư nhiều thời gian trong vài năm để hoàn thiện một bức tranh tả thực, màu sắc trong tranh của Mai Duy Minh mang đặc trưng là tông màu Cổ điển, ít màu, trầm, tối, kiểu màu ám ảnh cho cảm giác ghê người, nhưng nội dung thì lại mang tính chất lịch sử và có dấu mốc của thời đại trong thế giới thực tại. Cái Tả thực Cổ điển của Mai Duy Minh ở đây là tả ánh sáng chiếu rọi, cách vẽ như của họa sĩ Rembrandt, tập trung và một hình tượng chính, gam màu trầm ấm, màu đục, chỉ tả chất và ánh sáng mang một phong cách vẽ đặc trưng của Mai Duy Minh. Anh có cách vẽ tả thực từng chi tiết, tả chất của kim loại, gỗ, đá, được thể hiện trong tác phẩm Cầu Long Biên [PL 2, H 2.3.17, tr.217], tác phẩm đạt giải tặng thưởng của hội Mỹ thuật Việt Nam năm 2010. Nội dung miêu tả sự hoang tàn sau trận ném bom của giặc Mỹ, anh miêu tả chi tiết từng chất của kim 96 loại trong không gian mịt mù khói bụi, với một gam vàng màu đục, bộc lộ một thế giới nội tâm đầy suy tư mặc tưởng nhưng rất quyết liệt. Cái Tả thực - Cổ điển là lối vẽ hết sức chi tiết sát với cảnh thực, anh cũng sử dụng bút pháp công bút, diễn tả cái thực, nhưng ánh sáng trong tranh chỉ thiên một gam trầm tối rất Cổ điển, tập trung diễn tả phần trọng tâm theo ý đồ người họa sĩ. Một phong cách tả chất và ánh sáng Cổ điển nhưng lại phản ánh xã hội hiện đại trong thời khắc lịch sử, đây là một điểm mới lạ trong giai đoạn này. Sự chuyển biến nổi bật tiếp theo cho thấy anh vẫn chưa dừng lại, anh sử dụng chất liệu sơn dầu của Phương Tây, vẽ Tả thực Cổ điển kiểu phương Tây của họa sĩ Rembrandt, nhưng nội dung là phản ánh cái hiện tại của xã hội Việt Nam, mang triết lý giễu nhại điển hình được thể hiện trên tác phẩm Miền Đất Hứa [PL 2, H 2.3.18, tr.218]. Khổ tranh rất rộng 200 x 540cm, đây cũng là đặc điểm của sự chuyển biến về kích thước tranh quá khổ trong giai đoạn này, anh vẽ rất tỉ mỉ và công phu trong nhiều năm. Anh đã theo xu hướng pha trộn nhiều trường phái nghệ thuật, cụ thể là kiểu vẽ Tả thực miêu tả kỹ rất chi tiết đôi bàn tay, nhưng hình tượng lại theo ngôn ngữ phi lý của Siêu thực. Nội dung mang triết lý giễu nhại về một mảnh đất bị ô nhiễm môi trường mịt mù khói bụi, bàn tay bà bưng bát cơm đã hóa đá, và một người đã gục xuống đất hoàn toàn không còn sự sống. Màu sắc với gam vàng Cổ điển đầy ám ảnh mang đặc trưng phong cách của Mai Duy Minh. Đây là một kiểu vẽ mới pha trộn nhiều trường phái nghệ thuật với bút pháp Tả thực Cổ điển đặc tả màu sắc, ánh sáng chiếu rọi của Rembrandt, nhưng kết hợp với ngôn ngữ Siêu thực, với nội dung miêu tả nội tâm nhân vật nặng trĩu suy tư và mơ ước một ngày mai tươi sáng. Một hiện thực đời sống con người có tính triết lý giễu nhại trong một xã hội hiện đại, một sự phản biện xã hội, một thông điệp cảnh tỉnh tới người xem. Những yếu tố đó cho ta thấy sự chuyển biến ngôn ngữ tạo hình mới rất điển hình qua xu hướng pha trộn, nội dung phản biện mang phong cách có cá tính riêng, được thể hiện trên thể loại tranh sơn dầu trong giai đoạn này. Cùng một xu hướng Tả thực ấy thì mỗi họa sĩ lại có cách biểu đạt khác nhau, điển hình là họa sĩ Phạm Bình Chương. Sự chuyển biến rõ nét nhất của Phạm 97 Bình Chương là từ năm 2007 anh lựa chọn phong cách vẽ Tả thực vì thấy nó hợp với anh hơn cả, lý do bởi tuổi thơ anh đã ở những ngôi nhà cổ được xây dựng từ thời Pháp thuộc, nhà chung cư kiểu cũ. Với Phạm Bình Chương kỹ năng là một lợi thế của anh, với khả năng nắm vững hình họa và kỹ thuật sơn dầu, anh có thể miêu tả không gian, chất cảm trên các vật dụng, tường vôi rêu phong của những ngôi nhà cổ xây dựng bằng vữa của những năm 1970, được thể hiện trong tác phẩm Khoảng lặng [PL 2, H 2.3.14, tr.216]. Anh có khả năng diễn đạt được cái không khí cổ kính cũng như cái mùi vị của một khu phố cổ và cũ, trong một không gian hiện thực bằng bút pháp công bút, diễn tả cái thực bằng ánh sáng hiện đại, và tạo chất trên chất liệu sơn dầu cho người xem nhận ra là tranh vẽ chủ động của người họa sĩ. Cho người xem cảm nhận cái mùi vị của phố cổ trong giai đoạn này nó khác phố cổ xưa ở sự đối lập cũ và mới đang tồn tại trong tranh của anh. Sự chuyển biến tích cực của Phạm Bình Chương ở giai đoạn này là anh lựa chọn chất liệu sơn dầu và theo đuổi xu hướng Tả thực, mỗi bức tranh của anh đều mang đến cho người xem những cảm giác chân thực nhất bằng bút pháp của hội họa Tả thực. Những hình tượng trong tranh của Phạm Bình Chương cho thấy anh vẽ bằng bút pháp Tả thực với sắc tường vàng bong chóc vữa rơi từng mảng, đặc trưng của vữa ba ta gồm (vôi, cát, xi măng trộn vào nhau), kiểu xây dựng của giai đoạn 1970, tất cả đã cũ kỹ theo thời gian. Sự chuyển biến ở chỗ khi nói đến phố cổ nhiều người thưởng thức nghệ thuật sẽ nghĩ tới phố cổ của cố họa sĩ Bùi Xuân Phái, nhưng Bùi Xuân Phái có một lối đi riêng chuyên về sơn dầu và chuyên về đề tài như phố cổ Hà Nội. Trong tranh của ông sử dụng gam màu nâu đỏ, trắng pha vàng và xanh lơ tới độ màu no, sâu, đường nét đậm và khỏe mạnh với cái siêu vẹo của ngôi nhà cổ, rất có chủ ý đã để lại ấn tượng mạnh mẽ trong trí nhớ người xem. Trong tranh Bùi Xuân Phái dùng màu và chất liệu của Châu Âu, bố cục Châu Âu, nhưng kỹ thuật vẽ bằng nhát bút có chủ ý. Thì Phạm Bình Chương cho thấy bút pháp trong bản thân họa sĩ có ba cách vẽ khác nhau, bút to vẽ những mảng lớn, bút nhỏ vẽ những chi tiết, đôi khi 98 để lại một vết bút có chủ đích là bút lực để tạo chất và ánh nắng được miêu tả rất thực tế và trong trẻo, nó rất thực và cho người xem nhiều cảm xúc. Sự chuyển biến tích cực trong sáng tác của Phạm Bình Chương là sự lựa chọn nội dung miêu tả cái đẹp rất mộc mạc, đi ngược hoàn toàn với trào lưu mới của các họa sĩ trẻ như phê phán, cảnh tỉnh hay giễu nhại về những vấn đề bất cập trong xã hội đương thời đầy phức tạp, họ đang gây được rất nhiều sự chú ý của người xem, thì Phạm Bình Chương lại chọn lối vẽ bình dị với những cái cũ nhưng vẫn nên thơ, vẫn cho người xem nhiều cảm xúc hoài niệm. Thời kỳ này cho thấy các họa sĩ có thể cùng theo một xu hướng tả thực ấy, Phạm Bình Chương đã thành công với lối vẽ tả thực hiện đại, thì họa sĩ Mai Duy Minh lại chọn cho mình xu hướng Tả thực - Cổ điển, mỗi họa sĩ chọn cho mình lối diễn đạt khác nhau về nội dung, chủ đề, phong cách, kỹ thuật, bút pháp cho thấy cá tính riêng của mỗi người trong giai đoạn này là rất đa dạng tạo nên sự chuyển biến mới tích cực. Vào những năm 2010 xu hướng Hiện thực kết hợp thủ pháp đồng hiện là một hiện tượng có tính chất nổi bật. Họa sĩ trẻ điển hình theo lối vẽ nổi bật gia đoạn này là họa sĩ Mai Xuân Oanh. Anh đã dùng thủ pháp Đồng hiện kết hợp với vẽ kiểu Ấn tượng của ánh sáng diễn tả màu sắc thiên nhiên tươi đẹp, theo xu hướng Hiện thực kết hợp với quá khứ, hình tượng trong tranh được sắp xếp bố cục dàn trải trên bề mặt. Xu hướng Hiện thực kết hợp thủ pháp đồng hiện mang tính nổi trội trong tranh của anh. Anh vận dụng lối vẽ ước lệ truyển thống trong tranh dân gian mang đến yếu tố dân tộc, đậm đà văn hóa bản địa. Mai Xuân Oanh có hơi hướng về hoài niệm nhưng vẽ kiểu hiện đại được thể hiện trong tác phẩm Mùa chim [PL 2, H 2.3.3, tr.210], tác phẩm đạt giải khuyến khích triển lãm mỹ thuật toàn quốc năm 2010. Phong cách vẽ của anh là bút pháp Hiện thực với nét bút thô còn lộ rõ từng vệt bút có chủ ý, gam màu vàng đen làm chủ đạo miêu tả cuộc sống bình dị của các em bé dân tộc vùng cao đang trong mùa săn bắt chim rừng, lối vẽ của anh có thiên hướng miêu tả kỹ cả tiền cảnh và hậu cảnh đặc trưng 99 của xu hướng Hiện thực nhưng đồng hiện các chi tiết xa gần trong tranh. Đến tác phẩm Tháng ba [PL 2, H 2.3.4, tr.211], tác phẩm đạt giải huy chương đồng trong triển lãm mỹ thuật Việt Nam 2015. Mai Xuân Oanh với lối vẽ Hiện thực kết hợp thủ pháp đồng hiện của anh ngày càng rõ và nét bút trau chuốt mượt mà hơn, vẫn gam màu vàng và đen làm chủ đạo, anh chú trọng miêu tả rất kỹ không gian xa gần trong tranh nhưng lại tất cả đều rõ và đồng hiện, đây là lối vẽ khó nên rất ít họa sĩ lựa chọn phong cách này. Mai Xuân Oanh vận dụng bút pháp kiểu Hiện thực ở đây là tả các chi tiết đã được cách điệu và bóp méo một số hình tượng, kết hợp thủ pháp đồng hiện với diễn tả ánh sáng tràn ngập, pha chút trang trí cho tăng sức hấp dẫn mang đặc trưng phong cách của Mai Xuân Oanh. Điều đó cho thấy xu hướng và phong cách sáng tác trên chất liệu sơn dầu giai đoạn này các họa sĩ có thiên hướng pha trộn đa dạng, phong phú hơn so với các giai đoạn trước. Vẫn cùng xu hướng Hiện thực pha trộn với Siêu thực kết hợp với thủ pháp đồng hiện ấy mỗi họa sĩ lại có cách biểu đạt khác nhau qua chủ đề và phong cách vẽ cũng được khai thác rất đa dạng và phong phú như tác phẩm Sông chết [PL 2, H 2.3.31, tr.224] của Lê Thế Anh, tác phẩm đạt giải huy chương Bạc triển lãm mỹ thuật Việt Nam 2010. Họa sĩ Lê Thế Anh khai thác chủ đề, nội dung phản ánh và phê phán hiện thực trong xã hội đương thời. Phản ánh các khu công nghiệp, nhà máy đã gây ô nhiễm không khí và nguồn nước, đã làm ảnh hưởng đến cuộc sống của con người sinh ra nhiều bệnh tật, mang đến đau buồn tang thương của em bé mất đi người mẹ thân yêu, được tác giả diễn tả hình tượng trong tranh theo xu hướng pha trộn Hiện thực - Siêu thực với thủ pháp đồng hiện. Sự chuyển biến mới ở đây là nội dung chủ đề, đề tài được tác giả khai thác phản ánh đúng vấn đề nhức nhối của xã hội. Tác giả sử dụng bút pháp Hiện thực, thủ pháp Đồng hiện để diễn tả chi tiết hình tượng, anh sử dụng màu sắc u ám, đục để nhấn mạnh vào nội dung chỉ sự ô nhiễm môi trường. Điều đó cho thấy tranh giai đoạn này không chú trọng vào yếu tố thẩm mỹ của màu sắc diễn tả tươi sáng, lãng mạn của các giai đoạn trước nữa. Mà họa sĩ chú trọng vào nội dung phản ánh cái thực tại của xã hội để 100 thể hiện trong tranh. Qua đó cho thấy hội họa sơn dầu giai đoạn này có nhiều chuyển biến về quan niệm thẩm mỹ, về hình thức thể hiện qua xu hướng, nội dung, chủ đề và phong cách của họa sĩ giai đoạn này đã khác với mỹ thuật truyền thống. Qua các tác phẩm của họa sĩ Lê Thế Anh và Mai Xuân Oanh nói trên, ta có thể so sánh với tranh giai đoạn trước có cùng xu hướng Hiện thực kết hợp với thủ pháp đồng hiện, như tranh tác phẩm Nẻo đường kháng chiến, (1955), sơn dầu của Đào Đức, và tác phẩm Ơ Bố! (1974) của Sĩ Tốt. Các hình tượng trong tranh diễn tả tinh thần vui mừng, phấn khởi và tràn đầy hạnh phúc của quân - dân Việt Nam. Hình tượng người lính hành quân được vẽ khái quát bằng những mảng lớn, chỉ tập trung ánh sáng vào một hình tượng để miêu tả làm trọng tâm chính. Thì tranh của Mai Xuân Oanh là sự lãng mạn của khoảnh khắc giao thời, với màu sắc đối lập tương phản mạnh tràn ngập ánh sáng, từng chi tiết cùng đồng hiện rõ nét và nên thơ, kết hợp trang trí cách điệu và bóp méo một số chi tiết mang yếu tố Siêu thực. Điều đó cho thấy tranh của Mai Xuân Oanh có cùng xu hướng Hiện thực kết hợp với thủ pháp đồng hiện, nhưng khác ở miêu tả ánh sáng thiên về màu sắc, khác ở cách biểu đạt nội dung, phương pháp và hình thức thể hiện qua xu hướng pha trộn và cho đồng hiện các chi tiết trong không gian, trang trí, phong cách thể hiện. Còn tranh của Lê Thế Anh, khác ở quan niệm thẩm mỹ, khác ở nội dung phản ánh vấn đề nhức nhối của xã hội, nói lên sự đau thương của con người, khác ở xu hướng Hiện thực pha chút Siêu thực kết hợp thủ pháp đồng hiện, và diễn tả màu sắc đục, tối. Tất cả cho thấy tranh sơn dầu giai đoạn này, ngôn ngữ tạo hình rất đa dạng, cho dù cùng xu hướng nhưng khác ở sự pha trộn nhiều ngôn ngữ cùa các trường phái nghệ thuật trên thế giới, khác ở phong cách, nội dung biểu đạt trên chất liệu. Rõ ràng các họa sĩ cho thấy đã có nhiều chuyển biến rõ nét và táo bạo hơn so với tranh của giai đoạn trước. Cũng thời điểm 2010 - 2013 này xu hướng phản ánh hiện thực đời sống và lối sống của giới trẻ ngày càng được các họa sĩ quan tâm. Điển hình là tranh của họa sĩ trẻ Lê Trần Anh Tuấn, thể hiện trong tác phẩm Mơ [PL 2 H 2.3.34, tr.226] tác phẩm đạt giải Ba triển lãm Festival Mỹ thuật trẻ 2011. Tranh của anh với nội dung phản biện xã hội nhưng không gay gắt và vẫn có những mặt tích cực trong 101 cuộc sống đương thời. Nội dung phản ánh hiện thực thế hệ trẻ cùng năng lượng tràn đầy, những cô gái trẻ mới lớn dễ ảnh hưởng của xã hội toàn cầu hóa tràn lan trên mạng xã hội nhiều cám dỗ, và những sự bắt chước nhau theo trào lưu văn hóa và truyện tranh Comic, Manga, và phim hoạt hình Những điều đó được tác giả sắp xếp bố cục dàn trải theo chiều ngang, với thủ pháp nhân bản hình tượng của cô gái mới lớn trong nhiều tư thế nằm khác nhau, thể hiện sự dằn vặt trong nội tâm của họ. Xung quanh là đàn bướm bay quanh thể hiện giấc mơ trong một thế giới Siêu thực và lãng mạn. Màu sắc tươi sáng nhưng trong một nền tranh màu tối có sự đối lập mạnh trong không gian phi lý của ngôn ngữ Siêu thực lãng mạn. Điều này cho thấy xu hướng Siêu thực lãng mạn của Lê Trần Anh Tuấn đã có chuyển biến khác với Siêu thực Cổ điển Hàn lâm ở chỗ: Siêu thực Cổ điển chỉ phản ánh hình tượng trong thế giới Siêu thực và trong giấc mơ, kỹ thuật vẽ trau chuốt mịn màng kiểu Hàn lâm. Còn Siêu thực của Lê Trần Anh Tuấn có yếu tố phản biện xã hội, nói thẳng vào vấn đề của xã hội hiện thực ngày nay có dấu mốc lịch sử thời đại, và có để lại nét bút trên tranh có chủ ý. Nội dung phản biện xã hội, cảnh tỉnh có thông điệp với người xem. Tranh của Lê Trần Anh Tuấn được biểu hiện qua nội dung nói về cuộc sống

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_su_chuyen_bien_trong_sang_tac_hoi_hoa_o_ha_noi_giai.pdf
  • pdf2. Tom tat luan an.pdf
  • pdf3. Trich yeu luan an tieng Viet.pdf
  • pdf4. trich yeu luan an tieng Anh.pdf
  • pdf5. Tom tat ket luan moi tieng Viet.pdf
  • pdf6. Tom tat ket luan moi tieng Anh.pdf
  • pdfCV dang thong tin luan an NCS Tran Quoc Bao.PDF
Tài liệu liên quan